Tài liệu Máy tính cơ bản - Part 20: Disaster Recovery
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Máy tính cơ bản - Part 20: Disaster Recovery", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_may_tinh_co_ban_part_20_disaster_recovery.pdf
Nội dung text: Tài liệu Máy tính cơ bản - Part 20: Disaster Recovery
- “Chuyên trang dành cho kỹ thuật viên tin học” CHIA SẺ - KINH NGHIỆM - HỌC TẬP - THỦ THUẬT Part 20 - Disaster Recovery Đôi khi vì một lý do nào hệ thống của chúng ta đang chạy rất tốt bỗng dưng treo cứng hoặc không load vào được Windows hiện tượng trên chính là hệ quả tất yếu của việc cài thêm phần mềm nào đó hoặc do máy bị nhiễm virus hoặc vì một lý do khách quan nào đó. Nếu hệ thống của bạn không có gì quan trọng thì việc tốt nhất là cài lại Windows hoặc bung ngay file backup mà ta từng tạo trước đó là xong chuyện. Nhưng nếu hệ thống chúng ta là một server mà chuyện bung file backup là chuyện bất khả kháng mới làm, vậy thì còn nước thì còn tát, tại sao chúng ta không ứng dụng tính năng Disaster Recovery mà Microsoft đã tạo ra nhằm giúp chúng ta phần nào giải quyết được các rắc rối trên. Để giải quyết các sự cố trên Microsoft đề xuất cho ta 5 phương án sau: - Dùng Safe Mode: Với tùy chọn này Windows cho pháp ta logon vào máy với chế độ tải các file hệ thống thực sự cần thiết mà thôi, không tải một số driver thiết bị, nên nấu có thể logon vào với Safe Mode thì ta có thể khoanh vùng ngay các nguyên nhân gây ra lỗi hệ thống (các software vừa cài mới) - Dùng Start-up Disk:Với tùy chọn này bạn phải tạo một đĩa mềm có chứa các file boot của hệ thống để có thể sửa lỗi hệ thống từ DOS, tuy nhiên tính năng này ngày nay không còn sử dụng nhiều vì đĩa mềm A:\ đã quá lạc hậu. - Dùng System Recovery: phục hồi hệ thống lại ứng với lúc ổn định gần nhất của Windows, với tùy chọn này ta có thể ứng dụng công cụ Backup của Windows hoặc các phần mềm tương ứng của các hãng thứ 3 như Norton Ghost - Dùng Disaster Recovery from CD: tính năng này ta sử dụng khi chưa kịp cài Disaster Recovery lên hệ thống thì đã xảy ra sự cố. - Dùng Disaster Recovery: tính năng này ta sử dụng khi chưa đã cài Disaster Recovery lên hệ thống, nên khi xảy ra sự cố ta hoàn toàn có thể chủ động sửa lỗi hệ thống. Để cài Disaster Recovery ta làm như sau: Chèn đĩa CD-Rom Windows vào trong ví dụ này là ổ đĩa D, sau đó bạn vào Run chọn Browse và di chuyển đến thư mục i386 của CD-Rom và chọn file WINNT32.EXE sau đó tại cửa sổ Run không chọn OK ngay mà nhập thêm dòng lệnh /cmdcons vào phía sau đó. 1 of 6
- Windows sẽ thông báo cho bạn rằng sẽ cài Recovery Console lên hệ thống và mất khoảng 7Mb -> Chọn OK Bỏ chọn Update từ Internet đi ta nhấp Next 2 of 6
- Tiến trình cài đặt bắt đầu Sau khi cài đặt xong chúng ta thấy trong ổ đĩa hệ thống sẽ xuất hiện thêm thư mục cmdcons với trạng thái ẩn và file boot.ini đã tự tạo thêm một dòng bên dưới để cho ta boot vào trình Recovery Console 3 of 6
- Bây giờ mỗi khi khởi động vào hệ thống ta sẽ thấy xuất hiện 2 dòng lựa chọn phía trên là cho ta boot vào Windows và bên dưới là ứng với chạy Recovery Console khi hệ thống đã bị lỗi Ta chọn Microsoft Windows Recovery Console để chạy thử tiến trình sửa lỗi cho hệ thống xem sao 4 of 6
- Đầu tiên Windows sẽ liệt kê các Partition chứa hệ thống và yêu cầu ta chọn Partition muốn tác động, tiếp đó sẽ yêu cầu ta nhập pasword hệ thống (nếu có) Thực ra Recovery Console chính là một hệ điều hành MS-DOS xa xưa mà có lẽ nhiều người trong chúng ta ít hoặc không biết đến ngôn ngữ này như thế nào, nên bạn có thể xem sơ qua các lệnh của Recovery Console bằng cách nhập lệnh help và Enter Windows sẽ tự động liệt kê cho chúng ta tất cả các lệnh của Recovery Console ,để biết cú pháp sử dụng một lệnh nào đó bạn nhập tên lệnh đó và thêm vào sau cuối /? trong ví dụ này tôi xem thử lệnh BOOTCFG bằng cách nhập bootcfg /? 5 of 6
- Tuy nhiên việc ứng dụng các công cụ ứng cứu hệ thống này như thế nào đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về kỹ thuật máy tính khá rành mà trong bài này không thể nói ra hết được, chỉ dừng lại ở mức giới thiệu và đưa ra các phương pháp khắc phục sự cố cho bạn mà thôi, còn việc đào sâu thêm bạn tự ngâm cứu lấy. OK mình vừa giới thiệu xong phần Disaster Recovery trong 70-290, 70-620 của MCSA. Công ty TNHH đầu tư phát triển tin học GC Com Chuyên trang kỹ thuật máy vi tính cho kỹ thuật viên tin học Điện thoại: (073) - 3.511.373 - 6.274.294 Website: 6 of 6