Tăng cường quản lý hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 2540
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường quản lý hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftang_cuong_quan_ly_hoat_dong_du_lich_tam_linh_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: Tăng cường quản lý hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam

  1. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH Ở VIỆT NAM ENHANCING THE MANAGEMENT OF SPIRITUAL TOURISM ACTIVITIES IN VIETNAM TS. Nguyễn Thị Tú - Trường Đại học Thương mại Phạm Thành Hiệp – Sở Tài chính Hải Dương Tóm tắt Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Du lịch tâm linh hiện đang trở thành một xu hướng du lịch nổi bật và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Châu Á. Việt Nam là một quốc gia đa dạng về văn hóa và tôn giáo, tín ngưỡng, trong những năm gần đây du lịch tâm linh, hành hương về các di tích tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêngkhá phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, du lịch tâm linh ở Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập và điều đó có liên quan đến công tác quản lý hoạt động này chưa hiệu quả Vấn đề đặt ra là cần nhận rõ tiềm năng, thực trạng phát triển và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động du lịch tâm linh tại Việt Nam, tìm ra những bất cập để có các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động này. Đây cũng chính là nộidung bài viết đề cập. Từ khóa:du lịch tâm linh, quản lý, tăng cường Abstract According to the World Tourism Organization (UNWTO), spiritual tourism that is becoming a prominent tourist trends has strong potential for growth in Asia. Vietnam is a country with diverse cultures and religious beliefs,and in recent years, spiritual tourism and pilgrimages to religional sites in general and to Buddhism ones in particular are quite developed. However, during the development, spiritual tourism in Vietnam has many shortcomings and problems that are related to ineffective management of these activities, etc. The issue is that we need to identify potentials, actual development and assessment of the status of management of spiritual tourism activities in Vietnam in order to find out shortcomings to recommend solutions to enhance the management of these activities. These are main contents of this article. Key words:spiritual tourism, management, enhance 1. Khái quát về hoạt động du lịch tâm linh tại Việt Nam * Tiềm năng du lịch tâm linh Việt Nam Du lịch tâm linh là loại hình du lịch khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Từ đó, nó mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch. Hay có thể hiểu: Du lịch tâm linh là loại hình du lịch văn hóa đưa du khách tới những nơi có các cơ sở và điều kiện đặc thù để họ có cơ hội được chiêm bái và thực hành các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng, giúp họ thỏa mãn các nhu cầu tâm linh, tinh thần của mình. 643
  2. Việt Nam là quốc gia giàu tiềm năng du lịch tâm linh. Các di tích tôn giáo và tín ngưỡng của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng tạo thuận lợi rất lớn cho việc xây dựng các CTDL tâm linh theo tuyến điểm hoặc theo chủ đề nhằm mục tiêu làm trỗi dậy mong muốn giác ngộ của khách du lịch tại những địa danh tâm linh Theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 26/11/2007, cả nước có 14.775 ngôi Chùa chiếm 36% tổng di tích của cả nước. 12000 ngôi Đình và hệ thống các Đền, Miếu, Phủ, Nhà thờ trải dài khắp đất nước với các công trình kiến trúc độc đáo, hài hòa với truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó Theo thống kê của Cục Văn hoá cơ sở - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2010, Việt Nam có 1417 di tích thời vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương như Sơn Tinh, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, riêng địa bàn 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc đã có trên 600 nơi thờ. Theo thống kê năm 2009 của Bộ VHTTDL, cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào (chiếm 0,12%), và 40 lễ hội khác (chiếm 0,5%). Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 27 lễ hội được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có những lễ hội lớn mang tầm quốc gia, lan tỏa sự ảnh hưởng khắp cả nước, hoặc cả một vùng miền.Những địa danh du lịch tâm linh tiêu biểu tại Việt Nam thể hiện ở bảng 1. 644
  3. Bảng 1: Những địa danh du lịch tâm linh tiêu biểu tại Việt Nam STT Địa danh Tỉnh, Thành Gắn với tôn giáo,tín ngưỡng Miền Bắc 1 Chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc,chùa Hương Hà Nội Phật giáo 2 Phủ Tây Hồ, đền Quan Thánh Hà Nội Thờ Mẫu, thánh 3 Chùa Yên Tử Quảng Ninh Phật giáo 4 Chùa Dâu, Bút Tháp, Phật Tích Bắc Ninh Phật giáo 5 Chùa Bái Đính Ninh Bình Phật giáo 6 Nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình Thiên Chúa giáo 7 Côn Sơn – Kiếp Bạc Hải Dương Chùa – Đền 8 Đền Hùng Phú Thọ Thờ cúng tổ tiên, thánh, thần, thờ mẫu 9 Đền Gióng, Tản Viên, Hà Nội, Hưng Thờ cúng tổ tiên, thánh Chử Đồng Tử Yên thần, thờ mẫu 10 Đền Bà chúa Kho, Phủ Giày, Phủ Tây Hồ, Bắc Ninh, Thờ mẫu Nam Định, Hà Nội 11 Đền Trần Nam Định Thờ thánh thần 12 Đền Hoàng Mười Hà Tĩnh, Thờ mẫu, quan, cô, cậu, Nghệ An 13 Đền mẫu Âu Cơ Phú Thọ, Thờ mẫu Lào Cai Miền Trung – Tây Nguyên 14 Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa Trang Trường Quảng Trị, Du lịch tâm linh đền ơn đáp Sơn, Ngã ba Đồng Lộc Hà Tĩnh nghĩa 15 Hội thánh Nam Vang Quảng Trị Thiên Chúa giáo 16 Chùa Thiên Mụ Huế Phật giáo 17 Chùa Non nước Ngũ hành sơn, chùa Linh Đà Nẵng Phật giáo Ứng 18 Lễ hội Kate và Tháp Pokrong Giarai, Lễ Hội Ninh Thuận Chăm tôn giáo tháp Bà Ponagar Nha Trang Bà La môn 19 Lễ hội đâm trâu, bỏ mả, mừng lúa mới, cúng Kon Tum, Đắc Thờ đa thần rừng, dân tộc Ê đê, Gia rai, Xơ đẳng, Mơ Lắc Nông 20 Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt Lâm Đồng Phật giáo Miền Nam 21 Hội Bà chúa Xứ An Giang Thờ Mẫu Hội thánh Cao Đài Tây Ninh Đạo Cao Đài 24 Hội Ok Om Bok Trà Vinh, Phật giáo Sóc Trăng 25 Hội núi Bà Đen và Tây Ninh Thờ Mẫu, thánh thần Thánh thất Cao Đài 26 Côn Đảo Bà Rịa Du lịch tâm linh đền ơn đáp Vũng Tàu nghĩa (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) * Các sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng tại Việt Nam Loại hình du lịch tâm linh được tạo bởi tập hợp các sản phẩm du lịch tâm linh; trong đó mỗi sản phẩm du lịch tâm linh có thể hiểu là những chương trình du lịch tâm linh. Sản 645
  4. phẩm du lịch tâm linh ở Việt Nam được xây dựng theo ba hình thức chính:(1)Loại sản phẩm khách tham quan du lịch và kết hợp với tham bái, hành lễ; (2)Loại sản phẩm du lịch tham bái theo nghi thức tôn giáo tín ngưỡng thuần túy; (3)Loại sản phẩm du lịch tâm linh mang tính thiền. Hiện đã có các tour du lịch lễ hội tâm linh: Du lịch lễ hội chùa Hương; du lịch Đền Quan Lớn Tuần Tranh - Văn Miếu Xích Đằng -Chùa Nôm (Hưng Yên - Hải Dương); du lịch Chùa Bổ Đà - Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang);du lịch lễ Hội Đền Hùng (Phú Thọ); du lịch lễ Hội Phủ Dày, Đền Trần (Nam Định); du lịchlễ Hội Chùa keo (Thái Bình); du lịch lễ hội Chùa Dâu - Chùa Keo (Bắc Ninh-Thái Bình); du lịch lễ hội Côn Sơn - kiếp Bạc (Hải Dương); du lịch lễ hội Tây Thiên (Tam Đảo-Vĩnh Phúc); du lịch lễ hội Đền Bà chúa Thác Bờ - Thung Nai (Hòa Bình); du lịch Đền Ông Hoàng Mười -Vũng Chùa Đảo Yến (Hà Tĩnh- Quảng Bình) Các tour ghép Hà Nội - Đà Nẵng - Cù LaoChàm - Hà Nội; Hà Nội - Mai Châu, Hà Nội - Vườn quốc gia Ba Bể; tour ghép Ba Bể - ThácBản Giốc - Lạng Sơn Ngoài các tour dài ngày qua nhiều điểm tâm linh như Trúc Lâm Yên Tử - chùa Hương - chùa Bái Đính - chùa Trấn Quốc; chùa Diệu Đế - chùa Thiên Mụ - động Phong Nha - chùaLinh Ứng, thập tự Lâm Đồng - Đà Lạt; tour thập tự (Tiền Giang - Vĩnh Long - Cần Thơ - SócTrăng - An Giang) một số hãng lữ hành còn tung ra gói tour hành hương với hành trìnhngắn đi về trong ngày, tour 2 ngày, 3 ngày để đáp ứng được quỹ thời gian của khách hàngtrong dịp đầu xuân. Quảng Bình - Vũng Chùa - ngã ba Đồng Lộc - Vinh - đền ông HoàngMười - chùa Bái Đính; Hà Nội - nhà thờ Đá - chợ Bắc Hà - đền Thượng; Phú Thọ - đền Hùng- Tuyên Quang - ATK. * Khách du lịch tâm linh Đi đôi với việc mở rộng quy mô điểm du lịch tâm linh là sự tăng trưởng của khách du lịch. Khách du lịch tới các điểm du lịch tâm linh xuất phát từ các động cơ du lịch khác nhau: vãn cảnh, hành hương, dâng lễ, cầu xin ký điển của Thần thánh, Phật. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch năm 2012, trong số 32,5 triệu khách du lịch nội địa, có khoảng 13,5 triệu lượt, tương đương 41,5% số khách đến thăm viếng các điểm tâm linh (chùa, đền, phủ, tòa thánh). Một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu năm 2012 đón một lượng khách lớn như Miếu Bà Chúa Xứ An Giang (3,68 triệu lượt khách), Chùa Hương (1,47 triệu lượt); Chùa Bái Đính (2,13 triệu lượt), Yên Tử (2,23 triệu lượt), khu du lịch Núi Bà Đen (2,19 triệu lượt); Cô Sơn Kiếp Bạc (1,14 triệu), Phủ Dầy –Đền Trần (0,92 triệu lượt) (Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2013). Đối với khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích tâm linh không nhiều, trong số 6,8 triệu lượt khách đến Việt Nam năm 2012 ước tính có khoảng 12% khách du lịch có đến các điểm du lịch tâm linh. Đến nay, lượng khách nội địa và quốc tế của Việt Nam tăng đáng kể, theo đó lượng khách tham gia vào du lịch văn hóa tâm linh với mục đích chính là thưởng ngoạn, thư giãn, tín ngưỡng, chiêm bái cũng nhiều hơn. Qua nghiên cứu văn bản từ nhiều nguồn tài liệu sách, báo, tạp chí chuyên ngành, từ các trang thông tin điện tử về chương trình tour của nhiều công ty lữ hành như: Công ty lữ hành Hanoitourist, Công ty Du lịch Vietravel, Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, Hanoi Toserco, Opentour JSC cho thấy thị hiếu về điểm đến thể hiện các chương trình trong nước thường được tổ chức về những nơi nổi tiếng 646
  5. Năm 2012, chùa Hương đón hơn 1,47 triệu lượt khách về trảy hội; trong đó có gần 1 vạn du khách nước ngoài. Doanh thu từ vé thắng cảnh và vé đò đạt khoảng 100 tỷ đồng. Tuy vậy, nếu tính cả chi tiêu của du khách vào các dịch vụ du lịch khác, doanh thu của lễ hội chùa Hương năm 2012 đạt trên 400 tỷ đồng. Lượng khách đến với khu di tích và danh thắng Hương Sơn năm 2014 đạt hơn 1,24 triệu lượt, mang lại doanh thu hơn 104 tỷ đồng (nộp ngân sách gần 60,1 tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo của Ban tổ chức lễ hội chùa Hương năm 2012 và 2014). Với những địa phương giàu tiềm năng du lịch tâm linh như Ninh Bình thì có tới 2/3 lượng du khách đến các điểm du lịch tâm linh, hơn nữa lượng khách rất đông vào dịp đầu năm nhưng khá đều và thường xuyên trong cả năm. Ví dụ 2012 có 2,13 triệu khách đến chùa Bái Đính trên tổng số 3,7 triệu lượt khách của Ninh Bình. Điểm du lịch Yên Tử, theo thống kê của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Yên Tử, năm 2006, lượng du khách đến đây khoảng 40 vạn lượt. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, lượng du khách đã tăng lên đáng kể. Ví dụ, năm 2012 là 2.217.000 lượt khách và năm 2013 là 1.818.464 lượt khách(Nguồn: Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, 2014) . Một trong những thách thức lớn nhất của nhiều địa phương có thế mạnh về du lịch tâm linh là chưa kéo dài thời gian lưu trú của khách.Thời gian lưu trú trung bình của khách tại hầu hết các địa danh du lịch tâm linh tại này chỉ khoảng 1 ngày. Cùng với sản phẩm lưu niệm còn đơn điệu nhàm chán, dẫn đến nguồn doanh thu tại các điểm du lịch tâm linh còn rất khiêm tốn. 2. Thực trạng quản lý hoạt động du lịch tâm linh tại Việt Nam Nhận thấy được xu thế phát triển của loại hình du lịch này trên thế giới và những điều kiện cho phép có thể phát triển mạnh du lịch tâm linh ở Việt Nam, những năm vừa qua đã Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các bộ, ban ngành liên quan đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động tích cực và sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân nhằm phát triển và quản lý phát triển loại hình du lịch tâm linh. * Về chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch tâm linh Cho đến nay, Việt Nam chưa có chiến lược riêng cho phát triển du lịch tâm linh và chưa có quy hoạch tổng thể phát triển du lich tâm linh ở Việt Nam.Tuy nhiên, du lịch tâm linh cũng đã nhận được quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước thể hiện ở việc đăng cai Hội nghị quốc tế về“Du lịch tâm linh Vì sự phát triển bền vững”ngày 21-11-2013 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp tổ chức.Tháng 10-2015, Hội thảo “Quản lý hoạt động du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay”do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội phối hợp tổ chức tại Bắc Ninh. Mới đây, ngành Du lịch Việt Nam và các địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động tích cực chuẩn bị cho quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, trong đó có du lịch tâm linh. Ngày 27/8/2014, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh tổ chức chương trình khảo sát “Con đường du lịch tâm linh vùng duyên hải Đông Bắc gắn với triều đại nhà Trần” tại Tuần Châu (Quảng Ninh) Tiếp nối vùng duyên hải Đông Bắc,ngày 30/10/2015, Tổng cục Du lịch tổ chức hội thảophát triển tuyến du lịch tâm linh tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội - Hưng Yên -Thái Bình - 647
  6. Nam Định - Ninh Bình - Hà Nam. Nhiều địa phương, nhất là những nơi có nhiều di sản văn hóa lịch sử đã chú trọngđến du lịch tâm linh, chọn hìnhthức xã hội hóa để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn bền vững bằng những biện pháp, cách thức cụ thể. * Về hệ thống văn bản quy định pháp lý Hệ thống các quy định pháp lý hoạt động lễ hội ngày một được hoàn thiện: Chỉ thị 27CT/CT-TW ngày 12-1-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII), Chỉ thị 14/1998/CT-TTg ngày 28-3-1998 và Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Năm 2001, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quy chế tổ chức lễ hội để hướng dẫn việc tổ chức lễ hội các cấp. Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18-1-2006 về Quy chế quản lý các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (trong đó có điều chỉnh phạm vi các hoạt động lễ hội). Năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa (trong đó có gắn với tiêu chí thực hiện tốt NSVH tại các lễ hội). Kết luận số 51-L/TW, ngày 22-7- 2009 của Bộ Chính trị khoá X về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12-01-1998 của Bộ Chính trị khoá VIII về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Mới đây, Chỉ thị số 41- CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội nhằm tăng cường quản lý lễ hội đã xác định nhiệm vụ cụ thể cho các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. * Về tổ chức quản lý Chủ thể tham gia quản lý hoạt động du lịch tâm linh bao gồm: Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa - du lịch, Chính quyền địa phương, Ban quản lý hoặc Ban chức sắc tôn giáo, Giáo hội của các điểm du lịch có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh bao gồm nhiều yếu tố, có thể là ban quản lý các điểm tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh như: Ban quản lý di tích, các vị trụ trì chùa hoặc nhà thờ, trông coi đền, đình, miếu, phủ hoặc ban quản lý các nghĩa trang liệt sĩ. Họ đồng thời vừa tổ chức quản lý và tạo các điều kiện để hoạt động du lịch tâm linh được thực hiện, đồng thời vừa hoạt động là chủ thể có thể hướng dẫn tham quan tại khu vực tín ngưỡng, tôn giáo và tâm linh. Mô hình tổ chức lễ hội: Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại bốn mô hình tổ chức cơ bản: (1)Mô hình cộng đồng tự quản; (2) Mô hình kết hợp hình thức cộng đồng tự quản có sự trợ giúp của Nhà nước; (3) Mô hình có sự trợ giúp chủ yếu của Nhà nước. Mỗi mô hình đều có mặt tích cực và bất cập riêng. Một số lễ hội như lễ hội Đền Đô (Bắc Ninh), lễ hội Gióng (Hà Nội), lễ hội Đảo Lý Sơn làm tốt mô hình thứ nhất, tức trao quyền tổ chức cho chính chủ thể cộng đồng nên giá trị lễ hội được phát huy đến mức tối đa, bảo lưu tốt các yếu tố bản sắc truyền thống, ít bị pha tạp; người dân rất có ý thức trân trọng di sản của mình nên thu hút được đông đảo người xem. Đứng từ góc độ quản lý, tổng số 7.966 lễ hội ở Việt Nam được phân thành các cấp quản lý khác nhau từ cấp tỉnh đến cấp thôn, bản. Theo thống kê thì hiện các lễ hội do cấp tỉnh quản lý là 332 lễ hội chiếm 4,17%; do cấp huyện, quận quản lý là 1.930 lễ hội chiếm 24,0%; 648
  7. do cấp xã quản lý là 5.517 lễ hội chiếm 69,0%; do thôn, làng, bản, ấp quản lý là 187 lễ hội chiếm 2,3%. Nhiều lễ hội được tổ chức ở quy mô quốc gia như lễ hội Yên Tử, lễ hội Chùa Hương, tuy nhiên vẫn là do cấp tỉnh quản lý. Tuy nhiên, việc quy định phân cấp các lễ hội ở Việt Nam chưa được quy định một cách bài bản, có những lễ hội bị biến tướng, trần tục hoá, mở hội tràn lan Tùy vào từng thời điểm, vào chủ thể mà lễ hội hiện nay được tổ chức ở nhiều cấp khác nhau.Ví dụ như lễ hội đền Hùng được tổ chức ở quy mô quốc gia 5 năm/ lần.Những năm số lẻ thì lại được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh. Các lễ hội thường được tổ chức ở quy mô cấp tỉnh như hội Lim, lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa), lễ hội đền Trần (Nam Định) Các lễ hội ở quy mô cấp huyện tiêu biểu như lễ hội đền Nguyễn Công Trứ ở Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình) để tưởng niệm người chiêu dân thành lập huyện. Các lễ hội diễn ra ở đình Làng là lễ hội cấp nhỏ nhất, chỉ với quy mô làng, xã.Nguyên nhân của việc chưa kiểm kê, phân cấp lễ hội cấp quốc gia, lễ hội cấp tỉnh, lễ hội cấp huyện và lễ hội cấp làng là do là chưa có cơ sở dữ liệu khoa học và quan điểm tiếp cận đúng. Hoạt động quản lý của các Ban Quản lý di tích danh thắng với các quy định của Ban quản lý đề ra. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của các quy định này mới chỉ đề cập đến trách nhiệm của du khách khi đến vãn cảnh mà chưa có các hướng dẫn hoặc quy định đảm bảo cho quyền lợi của du khách khi gặp những sự cố trong quá trình tham gia hoạt động tâm linh ở những địa điểm này. * Về công tác tuyên truyền Đã có sự đổi mới với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao ý thức của nhân dân về giá trị của di sản, về công đức danh nhân, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn và quảng bá du lịch có hiệu quả. Mặt khác, việc tổ chức lễ hội dân gian đã kết hợp gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và mỹ tục truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của dân tộc ta, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tâm thức hướng về nguồn cội của cộng đồng. Đồng thời, các sinh hoạt lễ hội truyền thống đã góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, làm nên vẻ đẹp của các công trình tín ngưỡng, tôn giáo. * Về quản lý nguồn thu Do phát huy vai trò chủ thể của người dân hoạt động lễ hội đã được xã hội hoá rộng rãi, huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua công đức, lệ phí, dịch vụ phần lớn đã được sử dụng cho trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, tổ chức lễ hội đã và đang góp phần bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống và hoạt động phúc lợi công cộng. Thông qua lễ hội, đã và đang tạo lập môi trường thuận lợi để nhân dân thực sự là chủ thể của hoạt động lễ hội, chủ động sáng tạo, cùng tham gia tổ chức, đóng góp sức người sức của cho các lễ hội truyền thống, nâng cao trách nhiệm của tổ chức cá nhân và cộng đồng trong tham gia hoạt động lễ hội, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân. Về quản lý và sử dụng nguồn thu công đức, tiền giọt dầu: Nguồn thu công đức ở một số đền, phủ do thủ từ, thủ nhang quản lý, tiền công đức ở các chùa do nhà chùa quản lý, 649
  8. dẫn đến trong đền chùa có quá nhiều khay đựng tiền giọt dầu, hòm công đức. Nhiều nơi lập nhiều ban thờ, đặt nhiều hòm công đức tràn lan và đĩa để tiền giọt dầu tại di tích khiến du khách đặt nhiều tiền lẻ lộn xộn ở mọi nơi mọi chỗ, thả tiền, ném tiền, rải tiền giọt dầu tuỳ tiện vào hậu cung, nhét tiền vào tay phật làm mất vẻ trang nghiêm thanh tịnh trong không gian tâm linh linh thiêng, gây sự phản cảm trong sinh hoạt lễ hội. *Một số bất cậpcủa công tác quản lý đối với phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển loại hình du lịch tâm linh ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập, thể hiện: cụ thể: - Việc phân cấp quản lý lễ hội và di tích chưa thống nhất: Có nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý (Uỷ ban nhân dân xã, phường, Ban quản lý di tích, nhà chùa, nhà đền, công ty khai thác dịch vụ), việc phân cấp quản lý lễ hội, di tích của từng địa phương cũng khác nhau, có nơi do Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã tổ chức và quản lý lễ hội; có nơi giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường tổ chức và quản lý; có nơi do Ban quản lý chuyên môn, công ty kinh doanh khai thác các hoạt động vận chuyển và dịch vụ. - Việc cung tiến công đức cho tu bổ di tích và tổ chức lễ hội ngày một tăng lên, nhưng hiện tượng tuỳ tiện tu sửa, tôn tạo không xin phép cơ quan quản lý đã làm phá vỡ yếu tố nguyên gốc của di tích, một số đơn vị thực hiện công đức gây lãng phí và phản cảm. Việc sử dụng các nguồn thu từ công đức và dịch vụ chưa đúng mục đích, minh bạch, chưa tương xứng với nguồn kinh phí cung tiến và công đức của du khách. Việc quản lý, sử dụng cácnguồn thu từ di tích, lễ hội vẫn còn phức tạp, nhiều nơi chưa có sự công khai, minh bạch trong thu chi vfa quản lý sử dụng, làm cho dư luận còn đặt vấn đề, thiếu sự tin tưởng. - Hình thức đấu thầu di tích, dịch vụ, các hoạt động phục vụ và một phần nội dung lễ hội đang được một số địa phương thực hiện, thu hút các thành phần kinh tế trong đó có tư nhân tham gia. Do các cơ quan quản lý chưa có biện pháp quản lý phù hợp hoặc thu mức lệ phí quá cao nên dẫn đến tình trạng tận thu và tổ chức dịch vụ lộn xộn ở một số lễ hội. Nhà nước cũng chưa quản lý đượcùnguồn thu từ lễ hội ngoài số ít nộp cho địa phương. - Tình trạng phát triển các cơ sở thờ tự, sự bùng nổ của hoạt động lễ hội làm cho các hoạt động thực hành tín ngưỡng chưa được kiểm soát, có nơi còn hoạt động sai nghi lễ, không tuân thủ nghi lễ vốn có làm mất đi bản chất và bản sắc vốn có của hoạt động tín ngưỡng, lễ hội. - Trong công tác tổ chức lễ hội, nhất là những nơi có tôn giáo, việc phối hợp giữa ban quản lý lễ hội với người chủ trì các cơ sở thờ tự chưa có những quy ước chặt chẽ nhất là nguồn thu từ công đức từ thiện đôi khi còn chưa minh bạch, tạo mâu thuẫn nội bộ. Có một số nơi đã lợi dụng nơi thờ tự và lòng thành kính của nhân dân, nặng về tư tưởng kinh doanh biến những lễ hội tôn giáo để làm thương mại dịch vụ, đưa cả những trò chơi điện tử vào trong khuôn viên nhà thờ thánh thất làm mất đi vẻ thuần khiết trong nơi thờ tự. - Các sản phẩm văn hoá độc hại xâm nhập vào các nơi thờ tự đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống nhân dân, các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng các tín đồ phật tử để truyền đạo trái phép gây hoang mang trong nhân dân hòng thực hiện âm mưu gây diễn biến hoà bình * Những nguyên nhân 650
  9. Thứ nhất, tình trạng chồng chéo, chưa phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp trong hoạt động quản lý lễ hội hiện diễn ra khá phổ biến ở các địa phương trong cả nước. Trong thực tế còn nhiều chủ thể tham gia quản lý hoạt động lễ hội: chính quyền các cấp; các giáo hội; các hội và đoàn thể xã hội; các cấp chức sắc cộng đồng; Thứ hai, hiện chưa có một quy định cụ thể nào xác định vai trò và mức độ tham gia quản lý của các chủ thể có liên quan. Hoạt động du lịch này được quản lý bởi các Ban Quản lýdi tích danh thắng với các quy định của Ban quản lý đề ra. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của các quy định nàymới chỉ đề cập đến trách nhiệm của du khách khi đến vãn cảnh mà chưa có các hướng dẫn hoặc quy định đảm bảo cho quyền lợi của du khách khi gặp những sự cố trong quá trinh tham gia hoạt động tâm linh ở những địa điểm này. Một trong những quyền lợi cơbản của du kháchkhi đến du lịch ở những thách tích này là được tìm hiểu về các giá trị tâm linh gắn với địa danh của thánh tích. Tuy nhiên, phần lớn các du khách khi ra về đều không được thỏa mãn nhu cầu này do trình độ, hiểu biết của các hướng dẫn viên, việc tuyên truyền phổ biến kiến thức ở các điểm đến Đây chính là một trong những hạn chế cơ bản khá phổ biến trong hoạt động du lịch tâm linh ở Việt Nam cho đến thời điểm này. Thứ ba, sự mất cân đối giữa nguồn lực đầu tư và hiệu quả tổ chức. Một số địa phương tổ chức lễ hội bằng ngân sách nhà nước nhưng lễ hội thiếu hiệu quả, gây lãng phí tiền của của nhà nước và nhân dân. Cùng với sự lãng phí là bệnh ganh đua, phô trương thanh thế dòng họ, làng xã trong tổ chức hoạt động lễ hội. Nhiều lễ hội dân gian kéo dài quá thời gian quy định, tổ chức thiếu căn cứ khoa học làm cho nội dung nhiều lễ hội trùng lặp, không thể hiện được bản chất đặc trưng, việc khai thác và phát huy các diễn xướng, trò chơi, hoạt động thể thao dân gian còn hạn chế. Bên cạnh những nghi thức đã định hình, có biểu hiện pha tạp, vay mượn hoặc cải biên làm biến dạng nghi thức lễ hội dân gian cho nên có nguy cơ bị phai mờ bản sắc các lễ hội. Thứ tư, việc tu bổ di tích và sử dụng nguồn thu công đức một số nơi thiếu hiệu quả. Việc đấu thầu, khoán thu ở nhiều di tích chưa được quản lý chặt chẽ, di tích lịch sử văn hóa ở nhiều địa phương bị xâm hại. Tác động của mặt trái kinh tế thị trường dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức hoạt động lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi của địa phương, chú trọng tập trung khai thác giá trị kinh tế làm phai mờ bản sắc văn hóa của lễ hội. Việc cung tiến công đức cho tu bổ di tích và tổ chức lễ hội ngày một tăng lên, nhưng hiện tượng tùy tiện sửa chữa tôn tạo không xin phép cơ quan quản lý đã làm phá vỡ yếu tố nguyên gốc của di tích. Thứ năm,hạn chế về cách ứng xử văn hóa khi thực hành tín ngưỡng. Việc thực hiện nếp sống văn minh, giao tiếp ứng xử, vệ sinh môi trường trong lễ hội còn yếu, trách nhiệm và ý thức của du khách còn hạn chế như xả rác tùy tiện, đốt vàng mã bất chấp quy định của Ban tổ chức lễ hội; tệ nạn cờ bạc, mê tín dị đoan, lưu hành ấn phẩm không được phép xuất bản, hành khất, đeo bám khách du lịch chưa giảm ở nhiều lễ hội lớn còn khá phổ biến trong hoạt động du lịch ở Việt Nam. Người dân khi tham gia lễ hội còn thiếu ý thức trong việc thực hiện nếp sống văn minh, trong giao tiếp ứng xử, vệ sinh môi trường. Thứ sáu, tình trạng bị lạm dụng làm sai lệnh mục tiêu hướng thiện của hoạt động tâm linh. Người tham dự lễ hội với mục đích cầu lộc, cầu danh, vụ lợi còn khá phổ biến đã và đang góp phần làm biến dạng ý nghĩa nội dung hoạt động lễ hội. 651
  10. Thứ bảy, không khí hội hè kéo dài, nhất là thời điểm đầu năm. Hiện tượng nâng giá, ép giá, cờ bạc, mê tín dị đoan, lưu hành ấn phẩm không được phép xuất bản, hành khất, đeo bám khách du lịch chưa giảm ở nhiều lễ hội lớn, v.v. cũng khá phổ biến trong hoạt động du lịch ở Việt Nam. 3. Những giải pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch tâm linh tại Việt Nam Yêu cầu của việc tổ chức hoạt động du lịch tâm linh nói chung, một lễ hội nói riêng phải bảo đảm được sự thiêng liêng, giữ được những giá trị nhân văn, tránh những mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, lừa đảo Đồng thời, đáp ứng các hoạt động hội hè thỏa mãn nhu cầu sáng tạo, giải trí của người dân, vừa phong phú, hấp dẫn, phù hợp thị hiếu công chúng, vừa bảo đảm tính giáo dục lành mạnh, hiệu quả. Để du lịch tâm linh phát triển đúng hướng, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Tài chính, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các Sở, Ban, ngành, đoàn thể có liên quan của các địa phương cần triển khai các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động du lịch tâm linh tại Việt Nam: * Định hướng qui hoạch bài bản, tổng thể Du lịch tâm lịch ở Việt Nam cần được định hướng phát triển theo quy hoạch bài bản trên cơ sở khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, cần coi việc phát triển du lịch tâm linh là giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững thông qua việc tạo công ăn việc làm,tăng thu nhập cho cư dân địa phương, tăng cường hiểu biết, giao lưu văn hóa, tìm hiểu thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, tônvinh bản sắc văn hóa dân tộc. Chỉ đạo, hướng dẫn các chức sắc tôn giáo tại những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tổ chức các hoạt động lễ hội theo quy định, cụ thể như: Hướng dẫn đặt hòm công đức trong di tích đúng quy định, quản lý việc thu, sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch; Hướng dẫn nhân dân đặt tiền lễ, tiền giọt dầu đúng nơi quy định. Không để dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch diễn ra trong di tích, lễ hội; Hạn chế đốt đồ mã, thắp nhiều hương, nến; không đốt pháo nổ, không thả đèn trời và trang trí đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ; Tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Niêm yết công khai giá cả hàng hóa, dịch vụ phục vụ lễ hội. Hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực để tổ chức lễ hội * Tổ chức thực hiện tốtcác văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban quản lý các di tích tín ngưỡng cần nắm vững các quy định, chính sách về văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và tổ chức quản lý di tích văn hóa tâm linh tín ngưỡng của Chính phủ và địa phương; tích cực áp dụng những phương pháp quản lý lành mạnh, hiệu quả, bền vững trong việc tổ chức hoạt động quản lý tại điểm di tích tín ngưỡng. Muốn đưa công tác quản lý lễ hội vào nền nếp mà vẫn bảo đảm văn minh, an toàn và đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của người dân, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp, các ban quản lý di tích phải thực hiện nghiêm túc, triệt để Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Công điện số 229/CĐ-TTg 652
  11. ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội năm 2015. Trước mắt cần phải giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội.Chỉ nên tổ chức một cách chặt chẽ những lễ hội nào thực sự cần thiết.Dưới góc nhìn bảo tồn di sản, một số nhà văn hóa phản đối sự hạn chế số lượng cũng như quy mô tổ chức lễ hội vì họ cho rằng đó là văn hóa truyền thống.Nhưng họ chưa nghĩ tới tính tổng thể không gian văn hóa, bối cảnh, thời đại hôm nay. Mật độ quá dày, kinh tế còn nghèo, trình độ dân trí không đều, có nơi không cao, nếu lễ hội không tổ chức tốt sẽ dễ phản tác dụng, như gây ra sự ngộ nhận tạo thành nếp mê tín ở một bộ phận dân cư. - Chấp hành nghiêm Kết luận 51 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Quan tâm xây dựng ý thức giữ gìn văn hóa văn minh lịch sự nơi tín ngưỡng Cần quan tâm giáo dục lễ hội văn hóa tâm linh được tổ chức hàng năm, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh h ng dân tộc tiêu biểu. Quan tâm xây dựng ý thức giữ gìn văn hóa văn minh lịch sự nơi tín ngưỡng tâm linh. - Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội và đời sống văn hóa của nhân dân địa phương: Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21-12-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong hoạt động lễ hội, trong đó chú trọng thực hiện tiết kiệm, đưa lễ hội vào nề nếp, quản lí công đức, giọt dầu, vệ sinh môi trường, đốt vàng mã, và phát huy vai trò cán bộ, đảng viên trong việc nâng cao nhận thức tham gia lễ hội của người dân. - Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn, phòng chống thảm họa (chen lấn đông người, phóng nhanh vượt ẩu ); đảm bảo an toàn giao thông trong lễ hội. - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và phối hợp các cấp, các ngành trong quản lý du lịch lễ hội phải chặt chẽ, thường xuyên và đồng bộ vì du lịch lễ hội là một hoạt động đa ngành. Cơ chế và phương thức quản lý lễ hội phải phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm từng lễ hội ở từng địa phương, bảo đảm nguyên tắc Nhà nước chỉ đạo, quản lý và điều hành, nhân dân tổ chức thực hiện. * Định hướng qui hoạch bài bản, tổng thể Du lịch tâm lịch ở Việt Nam cần được định hướng phát triển theo quy hoạch bài bản trên cơ sở khai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, cần coi việc phát triển du lịch tâm linh là giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững thông qua việc tạo công ăn việc làm,tăng thu nhập cho cư dân địa phương, tăng cường hiểu biết, giao lưu văn hóa, tìm hiểu thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, tônvinh bản sắc văn hóa dân tộc. Chỉ đạo, hướng dẫn các chức sắc tôn giáo tại những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tổ chức các hoạt động lễ hội theo quy định, cụ thể như: Hướng dẫn đặt hòm công đức trong di tích đúng quy định, quản lý việc thu, sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch; Hướng dẫn nhân dân đặt tiền lễ, tiền giọt dầu đúng nơi quy định. Không để dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch diễn ra trong di tích, lễ hội; Hạn chế đốt đồ mã, thắp nhiều hương, nến; không đốt 653
  12. pháo nổ, không thả đèn trời và trang trí đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ; Tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Niêm yết công khai giá cả hàng hóa, dịch vụ phục vụ lễ hội. Hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực để tổ chức lễ hội * Tăng cường quản lý lễ hội Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Tài chính, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các Sở, Ban, ngành, đoàn thể có liên quan của các địa phương: - Kiện toàn các Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội tín ngưỡng phù hợp yêu cầu du lịch tâm linh và đặc điểm du lịch lễ hội tín ngưỡng ở mỗi địa phương.- Cần thành lập cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về quản lý lễ hội tín ngưỡng và tổ chức sự kiện từ trung ương đến địa phương. - Nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý lễ hội hiệu quả: Căn cứ vào đặc trưng bản sắc lễ hội, cần trao quyền tổ chức điều hành, nội dung cho chủ thể văn hóa (mô hình tự quản), Nhà nước chỉ can thiệp bằng tính định hướng, giám sát, chỉ đạo ở những lễ hội của một không gian văn hóa mang tính làng xã. Nhưng ở những lễ hội quy mô lớn thì Nhà nước phải tổ chức theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, vừa tạo ra cơ sở pháp lý vừa phát huy sức mạnh của chủ thể văn hóa.Mô hình cộng đồng tự quản, trao quyền tổ chức cho chính chủ thể cộng đồng quản lý lễ hội cổ truyền, có hỗ trợ của Nhà nước.Trong đó: Xử lý mối quan hệ giữa các thành tố thuộc đặc điểm của lễ hội cổ truyền: xử lý mối quan hệ Bảo tồn và Phát huy các giá trị văn hóa vật thể & phi vật thể liên quan Lễ hội; xử lý mối quan hệ phong tục, tập quán & hủ tục; xử lý mối quan hệ tín ngưỡng, tôn giáo – mê tín & dị đoan; Kết hợp đồng bộ ba mặt quản lý: hành chính pháp chế, nghiệp vụ chuyên môn và kinh tế trong văn hóa; Gắn giữa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội thông qua hoạt động du lịch: xây dựng chương trình lễ hội thành một sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng; xây dựng Di tích - Lễ hội trở thành trọng điểm văn hóa du lịch của địa phương; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch gắn với quy hoạch bảo tồn & phát huy Di tích – Lễ hội. - Chỉ đạo thực hiện việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, kịch bản, quy mô, cách thức tổ chức lễ hội thiết thực, vui tươi, lành mạnh, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phù hợp với phong tục, tập quán, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. - Tổ chức rút kinh nghiệm tổ chức ngay, trong và sau khi kết thúc lễ hội.Tổ chức giao ban hàng ngày trong dịp lễ hội: Chính quyền địa phương, cụ thể là UBND huyện nơi có lễ hội lớn như Bái Đính, Đền Hùng, Chùa Hương, cần tổ chức giao ban vào cuối mỗi ngày với Sở Giao thông - Vận tải, Công an tỉnh, đại diện Doanh nghiệp, Ban quản lý Khu du lịch tâm linh để rút kinh nghiệm những việc đã làm được, những việc còn tồn tại cần giải quyết nhằm đảm bảo công tác ANTT, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch. - Đẩy mạnh xã hội hóa chuyên ngành du lịch tâm linh về cả chiều sâu và chiều rộng nhằm chuyển nhanh tốc độ phát triển du lịch tâm linh bền vững có hiệu quả cần.Xã hội hóa trong du lịch là nhà nước và nhân dân cùng làm. 654
  13. * Chú trọng công tác tuyên truyền về văn bản pháp luật có liên quan, về giá trị của di tích, lễ hội tín ngưỡng để nâng cao hiểu biết của nhân dân để người dân có ý thức trách nhiệm cùng chính quyền tổ chức tốt hoạt động du lịch lễ hội tín ngưỡng, đề cao ý thức thực hiện pháp luật và thực hiện nếp sống văn minh. Tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân tham gia lễ hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 (khoá XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; thực hiện tốt việc “xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội”. Tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ, và các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tập trung tuyên truyền những nét văn hóa truyền thống trong lễ hội, gắn với bảo tồn di sản văn hóa dân tộc để cán bộ và nhân dân hiểu rõ các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; nội dung, ý nghĩa các lễ hội trong đời sống xã hội; biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình trong việc quản lý và tổ chức tốt lễ hội ; Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong tổ chức du lịch lễ hội, một trong những nhân tố quyết định sự thành công của lễ hội tín ngưỡng, không vì khai thác nguồn lợi kinh tế mà làm sai lệch bản chất và nội dung của lễ hội tín ngưỡng. Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Chỉ thị 41-CT/TW của Ban Bí thư là: “Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; phê bình và xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên vi phạm. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, không tham dự lễ hội với danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị nếu không được cấp có thẩm quyền phân công”. * Một số giải pháp khác - Xã hội hóa rộng rãi nhưng không buông lỏng công tác quản lý, khai thác nguồn lực của toàn xã hội cho việc giữ gìn và phát huy giá trị của lễ hội và di tích. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ công đức, dịch vụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội. Hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực để tổ chức lễ hội - Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, đặc hữu thỏa mãn nhu cầu tính Thiêng của các đối tượng du khách.Giải quyết mối quan hệ giữa: kinh doanh - tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh du lịch trong đó có du lịch tâm linh như thế nào. - Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản 1ý 1ễ hộinhằm đào tạo các cán bộ quản lý văn hóa có trình độ và khả năng quản lý lễ hội, xử lý đúng các tình huống xảy ra trong công tác quản lý ở địa phương.Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế - Tăng cường tổ chức nhiều hội thảo khoa học để bàn về quản lý lễ hội hiệu quả; Cần chú trọng việc tổng kết thực tiễn, hội thảo tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để có biện pháp khắc phục những điểm bất cập./. 655
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Minh Anh - Hải Yến - Mai Ký (2006), 25 Lễ hội đặc sắc ở Việt Nam, NXB Hồng Đức. 2. Nguyễn Quốc Khánh (2012), Nghiên cứu loại hình Du lịch tâm linh ở Việt Nam, đề tài NCKH cấp Bộ. 3. Quốc hội (2016), Dự thảo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. 4. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển Du lịch, Giáo trình trường ĐH Văn hoá Hà Nội. 5. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Phân Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo “Quản lý hoạt động Du lịch tâm linh trong bối cảnh hiện nay” tại Bắc Ninh 10/2015 6. Huỳnh Quốc Thắng, “Mô hình quản lý lễ hội cổ truyền qua kinh nghiệm thực tế lễ hội Bà Chúa Xứ (Châu Đốc , An Giang)”, Tạp chí Quản lý Văn hóa Thể thao Du lịch, số 32 – 2013, trang 17 – 22. 7. Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12-01-1998 của Bộ Chính trị khoá VIII về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. 8. Chỉ thị 14/1998/CT-TTg ngày 28-3-1998 và Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang, lễ hội. 9. Năm 2001, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quy chế tổ chức lễ hội 10. Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18-1-2006 về Quy chế quản lý các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng 11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa 12. Chỉ thị số 41- CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. 656