Tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 1970
Bạn đang xem tài liệu "Tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftang_truong_kinh_te_ben_vung_o_viet_nam_thoi_ky_hoi_nhap_quo.pdf

Nội dung text: Tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

  1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ SUSTAINABLE ECONOMIC GROWTH IN INTERNATIONAL INTEGRATION PERIOD IN VIETNAM TS. Phạm Thị Huyền Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Hiện nay, tăng trưởng kinh tế bền vững là xu hướng phát triển của hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng đạt mức tương đối cao, tạo tiền đề vật chất quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng đó cũng còn nhiều hạn chế, chất lượng tăng trưởng chưa cao, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy trong thời gian tới, Việt Nam phải tích cực thực hiện các giải pháp vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời vừa gắn kết hài hòa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái để đất nước phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: tăng trưởng, kinh tế, bền vững, hội nhập Abstract Currently, sustainable economic growth is a growing trendof most countries in the world, including Vietnam.In 30 years of innovation, Vietnam's economy has grown at a relatively high level, creating an important material prerequisite to economic development, social However, that growth processhave a lots of restrictions, the growth is not high quality, affecting the sustainable development of the country. So the next time,Vietnam should actively implement the solution not only to promote economic growth, but also to harmony economic growth with progress, justicesocial and protecting the ecological environment for sustainable development of the country in the period of accelerating international integration. Key words: economy, sustainable, integration NỘI DUNG 1. Tăng trưởng kinh tế bền vững – xu thế phát triển tất yếu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế Tăng trưởng kinh tếlà một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giá thành tựu nền kinh tế, phản ánh trình độ phát triển kinh tế của quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế hay sự gia tăng tổng sản phẩm quốc dân trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tuy tăng trưởng kinh tế chưa phải là điều kiện đủ nhưng nó là điều kiện cần trước tiên để quốc gia khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân 986
  2. cư. Nó còn là cơ sở để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô như: tạo việc làm, giảm thất nghiệp và tạo điều kiện vật chất cho củng cố an ninh, quốc phòng, củng cố chế độ chính trị. Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết cho việc chống tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước phát triển. Tuy nhiên, để có tăng trưởng kinh tế, các quốc gia có thể phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, phân hóa giàu nghèo sâu sắc khiến cho nền kinh tế, xã hội phát triển kém bền vững, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hiện tại mà cả tương lai. Vì thế, hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững. Đó là sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (thường là trong vòng ít nhất một thế hệ, từ 20 – 30 năm), gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và tiến bộ xã hội. [1] Ở Việt Nam, trong 30 năm đổi mới vừa qua, nền kinh tếliên tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao nên đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Tăng trưởng kinh tế đã tạo tiền đề vật chất để Việt Nam từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân: tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo;phát triển y tế, giáo dục Tuy nhiên, kết quảtăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động của đất nước.Chất lượng tăng trưởng chưa cao. Trong quá trình tăng trưởng, việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường vẫn có nhiều hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp; môi trườngô nhiễm nặng nề Tình trạng đó đe dọa tính bền vững trong quá trình phát triển của đất nước. Do vậy,Việt Nam tất yếu phải nâng cao chất lượng tăng trưởng,tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và tiến bộ xã hội.Quan điểm đó cũng đã đượcĐảng Cộng sản Việt Nam khẳng địnhtrong các kỳ đại hội, đặc biệt nó được nhấn mạnh trong Đại hội XII của Đảng: “Nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững (hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc); giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.” [3, tr 87] Quan điểm đó cho thấy Việt Nam đã xác định tăng trưởng bền vững là xu thế phát triển tất yếu của đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế. 2. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2016 2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong 30 năm đổi mới Trong 30 đổi mới (1986 – 2016), kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng khácao và liên tục, cụ thế: 987
  3. Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2016 Đơn vị tính: % Tốc độ tăng Tốc độ tăng Tốc độ tăng Năm trưởng kinh Năm trưởng Năm trưởng tế kinh tế kinh tế 1986 2,8 1991 5,81 1996 9,34 1987 3,6 1992 8,7 1997 8,15 1988 6,0 1993 8,08 1998 5,76 1989 4,7 1994 8,83 1999 4,77 1990 5,1 1995 9,54 2000 6,79 Trung bình 4,4 Trung bình 8,2 Trung bình 7,0 thời kỳ thời kỳ thời kỳ 2001 6,89 2006 8,23 2011 5,89 2002 7,08 2007 8,48 2012 5,03 2003 7,34 2008 6,23 2013 5,42 2004 7,79 2009 5,32 2014 5,98 2005 8,43 2010 6,78 2015 6,68 2016 6,21 Trung bình 7,5 Trung bình 7,0 Trung bình 5,9 thời kỳ thời kỳ thời kỳ Nguồn: Tổng cục Thống kê Thời kỳ 1976 – 1985, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 2%/năm thì đến thời kỳ 1986 – 1990 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đã đạt 4,4%/năm; thời kỳ 1991 – 1995: 8,2%/năm; thời kỳ 1996 – 2000: 7,0%/năm; thời kỳ 2001 – 2005: 7,5%/năm; thời kỳ 2006 – 2010: 7,0%/năm; thời kỳ 2011 – 2016: 5,9%/năm. Như vậy, trong 30 năm qua Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Năm 2001, sau 15 năm đổi mới, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam mới đạt 405USD/năm thì đến năm 2016, sau 30 năm đổi mới, GDP đạt khoảng 207 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 2.200USD/năm.Năng suất lao động giai đoạn 2006 – 2015 tăng bình quân 3,9%/năm. Hệ số sử dụng vốn (ICOR) giảm từ 6,96 giai đoạn 2006-2010 xuống 6,5 giai đoạn 2011-2015. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)vào tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2015 khoảng 23%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp giảm; tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp và dịch vụ tăng. Tỷ trọng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 40.5% GDP (năm 1991) giảm xuống còn 16,32% GDP (năm 2016). Tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp và xây dựng tăng tương ứng từ 23,8% lên 32,72%; tỷ trọng giá trị nhóm ngành dịch vụ từ 34,1% tăng lên 40,92% trong cùng thời kỳ[11]. 2.2. Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2016 2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân: Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, quy 988
  4. mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình). Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Trong đó ngành nông nghiệpcó những chuyển biến quan trọng, chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp và thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu nông sản với khối lượng lớn. Ngành công nghiệp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng hơn và có tốc độ tăng trưởng khá.Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Lạm phát được kiểm soát.Mô hình tăng trưởng bước đầu chuyển biến từ chiều rộng sang chiều sâu. Chất lượng tăng trưởng nhiều mặt được nâng lên.Đóng góp của khoa học, công nghệ tăng; vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn. Từ những thành tựu của tăng trưởng kinh tế đã tạo tiền đề vật chất quan trọng để Việt Nam từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm,tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Văn hóa, xã hội có bước phát triển, việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả tích cực. Bên cạnh đó, việcquản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường Về cơ bản, tăng trưởng kinh tế đã có sự gắn kết với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nguyên nhân quan trọng của những thành tựu đó là nhờ thời gian qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước, trong đó phát huy nội lực là nhân tố quyết định, khai thác nhân tố ngoại lực là quan trọng, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Trên cơ sở đó nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được xây dựng, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển gắn liền với hình thành quan hệ sản xuất mới để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trìnhtăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng còn nhiều yếu kém, bất cập. Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm lực của nền kinh tế. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Chất lượng tăng trưởng thấp, tăng trưởng thiếu tính bền vững. Năng suất nhiều ngành, lĩnh vựccòn thấp; công nghệ sản xuất phần lớn lạc hậu. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng còn hạn chế, hệ số sử dụng vốn (ICOR) cao. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ Trong quá trình tăng trưởng các vấn đề xã hội và môi trường cũng còn nhiều hạn chế. Nguy cơ tái nghèo cao và khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn lớn.Tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Trong xã hội còn nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống Việc điều tra cơ bản, quy hoạch và dử dụng tài nguyên còn bất cập. Công tác bảo vệ môi trường thể hiện nhiều yếu kém. “Ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi còn nghiêm trọng, nhất là tại một số làng nghề, lưu vực sông; xử lý vi phạm môi trường chưa nghiêm. Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân và doanh nghiệp chưa cao“.[3] Những hạn chế trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân cơ bản làmô hình tăng trưởng kinh tế của Việt 989
  5. Nam thời gian qua chủ yếu vẫn theo chiều rộng.Mặc dù đóng góp của nhân tố TFP có tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể. Tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn và lao động cao gấp hơn 3 lần so với của TFP. Nguyên nhân là do: Trình độ công nghệ hiện đang sử dụng ởViệt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực. Trình độ công nghệ thấp đã kéo theo năng suất lao động xã hội thấp. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nước ta trong thời kỳ đầu đổi mớikhá cao, nhưng đang có chiều hướng giảm thấp vào những năm gần đâydo đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn nhà nước còn xảy ra nhiều; công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh nhưng còn nhiều bất cập Lao động Việt Nam còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Lực lượng lao động tuy đông về số lượng nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ít. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của nước ta đang dựa trên nền tảng những yếu tố sản xuất có chất lượng thấp nên đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng. Bên cạnh đó, trong quá trình tăng trưởng, Việt Nam chưa coi trọng đúng mức đến tính bền vững của sự phát triển, vì vậy chưa có sựgắn kết chặt chẽ, hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. 3. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế 3.1. Yêu cầu đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế là xu thế nổi bật của thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”. Hiện nay, Việt Nam đang bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Nước ta đã có quan hệ ngoại giao với trên 170 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên đến cấp độ toàn cầu. Hội nhập quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức đã mang đến nhiều cơ hội để Việt Nam tiếp cận với những kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo tiền đề để chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư và khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có sang mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả của các yếu tố sản xuất (trong đó, tiến bộ khoa học kỹ thuật đóng vai trò chính). Hội nhập quốc tế còn tạo cơ hội để nước ta bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc, thúc đẩy tiến bộ xã hội vàmở ra khả năng phối hợp nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới, trong đó có vấn đề môi trường.Tuy nhiên không chỉ mang lại cơ hội, hội nhập quốc tế cũng đặt các nước, trong đó có Việt Nam trước nhiều bất lợi và thách thức, trong đó đặc biệt nó làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến doanh nghiệp và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Hội nhập quốc tế cũng làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc 990
  6. gia vào thị trường bên ngoài nên khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, hội nhập quốc tế không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giầu-nghèo. Khi hội nhập quốc tế, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có xu hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều lao động nhưng có giá trị gia tăng thấp nêndễ trở thành bãi rác thải công nghiệp, nguồn tài nguyên thiên nhiêncạn kiệt và môi trường bị hủy hoại.Như vậy, hội nhập quốc tế mang lạicơ hội và cả thách thức cho tất cả các nước trên con đường phát triển.Bối cảnh mới của hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt ra những yêu cầu đối với tăng trưởng kinh tếở Việt Nam: Khai thác triệt để các lợi ích của hội nhập quốc tế mang đến để đạt mục tiêu tăng trưởng. Hội nhập mang đến cơ hội để nước ta khai thác được các nguồn lực bên ngoài như nguồn lực về vốn, lao động chất lượng cao, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý nên thông qua hội nhập quốc tế, nước ta cần khai tháctốt các nguồn lực đóđạt mục tiêu tăng trưởng cao. Tăng trưởng kinh tếphải đảm bảo theo hướng bền vững. Hội nhập mang đến nhiều cơ hội song nó cũng tạo ra nhiều thách thức.Do vậy, Việt Nam bên cạnh việc khai thác triệt để các cơ hội của hội nhập quốc tế mang đến song cũng cần tránh các bất lợi của nó để tăng trưởng cao song vẫn bảo đảm chất lượng tăng trưởng tốt. Tăng trưởng không thực hiện bằng mọi giá mà phải gắn liền với bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên Tăng trưởng gắn kết với tiến bộ, công bằng xã hội. Trong bối cảnh mới hiện nay, đòi hỏi các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc về tăng trưởng kinh tế bền vững, những cơ hội và thách thức mà hội nhập quốc tế mang lại để xây dựng và thực hiện các chính sách cho tăng trưởng kinh tế một cách phù hợp, đảm bảo tính bền vững. Doanh nghiệp phải nhận thức đầy đủ về tăng trưởng kinh tế bền vững trong bối cảnh mới để đổi mới cách làm, cách thức quản trị và người dân cũng cần nâng cao ý thức để có những hành động thiết thực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước theo hướng bền vững. 3.2.Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 3.2.1. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế 3.2.1.1. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng Cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởngcó một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Khi cơ cấu kinh tế có những điều chỉnh hợp lý, đi cùng với mô hình tăng trưởng phù hợp thì không chỉ tổng sản phẩm của nền kinh tế tăng mà chất lượng tăng trưởng cũng sẽ được nâng cao. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, nước ta đã tiến hành đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và đã đạt được kết quả nhất định:Tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao, kinh tế vĩ mô cơ bản duy trì ổn định, kiềm chế lạm phát Tuy vậy trong thời gian gần đây, nền kinh tế đất nước đã bộc lộ nhiều yếu kém: Tăng trưởng GDP tuy vẫn ở mức tương đối cao song đang có xu hướng chậm lại; chất lượng 991
  7. tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp;cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sản xuất, kinh doanh không gắn kết được nhiều với mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, chưa phát triển được nhiều sản phẩm có giá trị công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế Do vậy,tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là hết sức cần thiết đối với yêu cầuphát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Trong thời gian tới để tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế,Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực quan trọng: - Tập trung hoàn thành tái cơ cấu ba trọng tâm gồm:Cơ cấu lại đầu tư, trong đó trọng tâm là đầu tư công;cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chinh. - Từng bước cơ cấu lại ngân sách Nhà nước; bảo đảm an toàn nợ công và tài chính quốc gia. - Hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Rà soát, bổ sung chiến lược phát triển công nghiệp; lựa chọn một số khu có lợi thế đặc biệt để xây dựng đặc khu kinh tế với thể chế vượt trội, hiệu lực, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ; ưu tiên phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ, giá trị gia tăng cao. Trong 30 năm qua, Việt Nam chủ yếu thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng. Đó là mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng thấp và khai thác tài nguyên thiên nhiên nên mặc dù nền kinh tế trong thời kỳ đầu mới thực hiện mô hình này đã có tốc độ tăng trưởng khá cao, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhanh, song chất lượng tăng trưởng rất hạn chế. Năng suất lao động xã hội thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội gia tăng Để khắc phục những hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng, kết hợp hiệu quả mô hình tăng trưởng theo chiều rộng với chiều sâu, trong đó chú trọng tăng trưởng theo chiều sâu. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có đặc trưng chủ yếu là nâng cao hiệu quả của các yếu tố sản xuất trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại.Ở mô hình tăng trưởng kinh tếtheo chiều sâu, tronggiá trị tổng sản phẩm xã hội, đóng góp tỷ trọng của các ngành có hàm lượng khoa học cao tăng lên. Mô hình này không chỉ tạo ra tổng sản phẩm nhiều hơn mà còn tăng cả chất lượng sản phẩm và tạo tiền đề để nâng cao mức sống của dân cư (không chỉ đời sống vật chấttăng, mà chất lượng các dịch vụ xã hội và môi trường sống của người dân cũng được cải thiện đáng kể). Trong thời gian tới để đảm bảo tăng trưởng, phát triển bền vững, Việt Nam cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao, ổn định (tăng trưởng về mặt lượng), đồng thời phải nâng cao chất lượng tăng trưởng (năng suất lao động, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản 992
  8. xuất, sức cạnh tranh của nền kinh tế phải tăng; tăng trưởng không làm phương hại đến môi trường sinh thái). Do vậy, nước ta cần đẩy mạnh thực hiện việc đổi mới mô hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng: “Đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Kết hợp hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.” [3, tr 280] 3.2.1.2. Nâng cao năng suất lao động Năng suất lao động là yếu tố cốt lõi để quyết định chất lượng tăng trưởng kinh tế. Mặc dù năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm nhưng còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Philippines và 48,8% của Indonesia.[7] Năng suất lao động của nước ta chỉ bằng 61% mức năng suất lao động bình quân của các nước ASEAN và chỉ cao hơn Myanmar, Campuchia. Như vậy, Việt Nam là 1 trong 3 nước có năng suất lao động thấp nhất trong ASEAN. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do: Cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, trong khi năng suất lao động ngành nông nghiệp ở nước ta còn thấp. Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động thấp. Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập Vì vậy trong thời gian tới để nâng cao năng suất lao động, Việt Nam cần: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao Năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ và lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng Ở một cấp độ rộng hơn, năng suất lao động là một hàm số phản ánh cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Do vậy, nếu nước ta có tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp cao thì năng suất lao động chung sẽ thấp vì năng suất lao động ngành nông nghiệp thấp hơn rất nhiều so với ngành công nghiệp và dịch vụ. Vì thế, trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, Việt Nam cần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ ngành nông nghiệp và các ngành dịch vụ cấp thấp sang các ngành công nghiệpcó hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu (các ngành cơ khí chế tạo, điện tử, tin học, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng ) và các ngành dịch vụ có lợi thế, các dịch vụcao cấp, tập trung vào các ngànhdịch vụ có giá trị gia tăng cao (viễn thông, du lịch ) - Đẩy mạnhứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất Khoa học, công nghệ tiên tiến có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm. Để tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công 993
  9. nghệ vào sản xuất, nước ta cần có cơ chế khuyến khích, tạo động lực để các doanh nghiệp nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao. Bên cạnh sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa hoc̣ và công nghệ nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, làm chủ công nghệ tiên tiến, sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới, góp phần vào việc phát triển tiềm lực khoa hoc̣ và công nghệ. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu chung trong khuôn khổ các thỏa thuận song phương, đa phương với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú (bao gồm hợp tác nghiên cứu chung, chuyển giao công nghệ, trao đổi chuyên gia, tổ chức hội thảo, hội nghị, trình diễn công nghệ, hội chợ triển lãm công nghệ ) - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ở nước ta, một trong những nguyên nhân chủ yếu của năng suất lao động thấp là do trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo và thiếu kỹ năng mềm còn cao. Trên thực tế, công tác đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về chất và lượng. Trong khi nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm do thị trường lao động không có nhu cầu thì cũng không ít doanh nghiệp rất khó khăn để tuyển dụng được công nhân kỹ thuật, lao động qua đào tạo nghề đúng lĩnh vực. Nhiều doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu số lao động nghề đã qua đào tạo sau khi tuyển vào làm việc, bởi phần lớn lao động đã qua đào tạo hiện nay vẫn thiếu kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng thực hành Do vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng với quá trình tăng năng suất lao động. Trong thời gian tới, nước ta cần thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, nhất là các trường cao đẳng nghề. Các trường đào tạo khối ngành kỹ thuật, công nghệ cần tăng cường đào tạo kỹ năng thực hành, cải tiến chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện cho sinh viên có nơi thực tập trong quá trình học tập, đồng thời hợp tác với nhà trường trong việc đào tạo sinh viên theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế gắn kết giữa việc đào tạo nhân lực có tay nghề cao với việc sử dụng, đãi ngộ đội ngũ đó trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, các hiệp hội ngành nghề cũng cần tích cực tham gia công tác đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động. 3.2.1.3. Tăng cườngthu hút đầu tư nước ngoài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đầu tư nước ngoài có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia, nhất là với những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong khi các nguồn lực trong nước cần cho tăng trưởng kinh tế còn rất hạn chế (vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém ) thì việc thu hút và phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư nước ngoài là hết sức cần thiết. Qua thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam huy động được nguồn vốn lớn, tiếp thu công nghệ hiện đại và học hỏi những kinh nghiệm quản lý tiên tiến để tăng hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng. 994
  10. Trong giai đoạn hiện nay, để phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư nước ngoài đối với quá trình tăng trưởng theo hướng bền vững, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam cần chuyển từ “lượng” sang “chất”, không quá chú trọng số lượng mà phải coi trọng chất lượng các dự án, hiệu quả đầu tư. Lựa chọn các nhà đầu tư đến từ các quốc gia có nền công nghiệp hiện đại, sở hữu công nghệ nguồn. Tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp trọng điểm, các lĩnh vực sản xuất sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ, giá trị gia tăng cao, các dự án sản xuất sản phẩm nằm trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu (điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo ) Khuyến khích các dự án có hàm lượng công nghệ cao và có yếu tố chuyển giao công nghệ.Đặc biệt ưu tiên các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sạch, ít tiêu tốn năng lượng, nguyên nhiên liệu, công nghệ ít phế thải, thân thiện với môi trường. Kiên quyết từ chối những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp FDI thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam, khi giá trị gia tăng ngày càng được nâng cao sẽ tạo lợi thế để nước ta có thể cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực.Tăng cường khả năng kết nối của các doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI. 3.2.2.Gắn kết hài hòa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Hiện nay, Việt Namđang khởi động Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc. Chương trình Nghị sự 2030 được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc tháng 9 năm 2015 đã đưa ra tầm nhìn, định hướng phương pháp thực hiện, các quan hệ đối tác và hành động toàn cầu nhằm đưa phát triển bền vững thành hiện thực trên toàn thế giới trong giai đoạn 15 năm tới. Để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam xác định: “Thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc, lồng ghép hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng ngành, từng địa phương.”[3, tr 299] Trong thời gian tới, để gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hộiđảm bảo tăng trưởng, phát triển bền vững, Việt Nam cần tập trung vào giải pháp: - Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm cho khu vực nông thôn vì đại đa số người nghèo đang sống ở khu vực này. Vì vậy, cần ưu tiên phát triển kinh tế khu vực nông thôn để xóa đói nghèo, giảm khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong xã hội. - Cải cách chính sách tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với mức tăng năng suất lao động. Bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin. Nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội. - Huy động các nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo; đẩy mạnh giảm nghèo bền vững. Tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo.Khuyến khích sự hỗ trợ, tham gia của các doanh nghiệp vào công tác xóa đói giảm nghèo (thông qua hoạt động đầu tư, công tác thiện nguyện ) Tăng vốn đầu tư cho các địa phương khó khăn từ nguồn vốn của Nhà nước, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ quốc tế. 995
  11. 3.2.3. Gắn kết hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, Việt Nam cần gắn kết hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường để vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thế hệ hiện tại mà không làm phương hại đến nhu cầu và khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên của các thế hệ tương lai. Để gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước ta cần: - Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các chủ thể kinh tế về tăng trưởng, phát triển bền vững; chấm dứt lối tư duy ưu tiên tăng trưởng cao trước, còn việc bảo vệ môi trường có thể thực hiện sau. - Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyênvà bảo vệ môi trường. Gắn kết vấn đề bảo vệ môi trường vào quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cần có chiến lược, quy hoạch khoa học để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Áp dụng biện pháp kinh tế trong quản lý môi trường. Các nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới và Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc đều cho thấy đánh thuế cao vào các hoạt động gây ô nhiễm môi trường là biện pháp hữu hiệu nhất bảo vệ môi trường. - Thúc đẩy tăng trưởng xanh Tăng trưởng xanh là hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa: tăng trưởng “xanh” là thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm bảo đảm nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau. Còn Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, tăng trưởng “xanh” là quá trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn Với quan niệm nào thì tăng trưởng xanhcũng hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nuôi dưỡng cuộc sống của con người và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đang tiếp cận theo xu hướng này để tăng trưởng bền vững.Để thúc đẩy tăng trưởng xanh, nước ta cần thực hiện một số biện pháp sau: + Nâng cao nhận thức trong các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân về tăng trưởng xanh đảm bảo cho phát triển bền vững trong xu thế hội nhập hiện nay. + Định hướng tăng trưởng xanh phải được thể chế hóa trong cơ chế, chính sách, làm căn cứ để thu hút, khuyến khích đầu tư cả của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư phải gắn với những điều kiện đảm bảo “công nghệ xanh”, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ ít tiêu tốn năng lượng, nhiên liệu, kiên quyết loại bỏ công nghệ gây ô nhiễm môi trường Ngoài ra cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích các chủ doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường, như sử dụng các nguồn năng lượng sạch, chú ý tới vấn đề xử lý chất thải + Rà soát cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tiêu dùng của nền kinh tế, từng bước thay đổi quy trình, phương thức sản xuất truyền thống, nhất là trong nông nghiệp, triển khai các mô 996
  12. hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; thu hẹp những ngành nghề sử dụng nhiều tài nguyên, thải nhiều chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường; có các biện pháp truyền thông phù hợp để hình thành thói quen tiêu dùng “xanh”: lên án, tẩy chay các sản phẩm, dịch vụ không thân thiện với môi trường Kết luận Tăng trưởng kinh tế là một nội dung kinh tế cốt lõi của phát triển kinh tế. Tuy nhiên hiện nay để đảm bảo phát triển bền vững, quá trình tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và tiến bộ, công bằng xã hội. Sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, tạo tiền đề quan trọng để nước ta thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô và phát triển xã hội. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng đó cũng còn rất nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy trong thời gian tới, Việt Nam phải tích cực thực hiện các giải pháp vừa nâng cao tăng trưởng kinh tế cả về lượng và chất, đồng thời vừa gắn kết hài hòa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2006 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2011. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, 2016. 4. PGS.TS. Đào Văn Hiệp, Đầu tư nước ngoài với tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hải Phòng - số 01 - 11/ 2013 5. GS.TS. Hoàng Đức Thân- TS. Đinh Quang Ty, Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2010. 6. Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam mười năm 1991- 2000, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2001 7. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2016 8. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, 2008 9. Bài “Năm hạn chế trong tăng trưởng”, 10. Bài “Công cuộc đổi mới – những thành tựu và bài học kinh nghiệm”, 11. Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 của Tổng cục Thống kê, 997