Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Thách thức và giải pháp đề xuất cho chính sách vĩ mô

pdf 16 trang Gia Huy 2710
Bạn đang xem tài liệu "Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Thách thức và giải pháp đề xuất cho chính sách vĩ mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftang_truong_kinh_te_cua_viet_nam_trong_thoi_ky_hoi_nhap_thac.pdf

Nội dung text: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Thách thức và giải pháp đề xuất cho chính sách vĩ mô

  1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THE ECONOMIC GROWTH OF VIETNAM IN INTEGRATION PERIOD: CHALLENGES AND MACRO-POLICY RECOMMENDATIONS ThS. Nguyễn Ngọc Diệu Thi - ThS. Nguyễn Ngọc Diệu Lê Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở II tại Tp. Hồ Chí Minh Tóm tắt Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và ổn định với tỉ lệ lạm phát giảm đáng kể. Cơ chế mở rộng hợp tác quốc tế là yếu tố quan trọng của việc tăng trưởng, đặc biệt là gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Kế hoạch 05 năm (2011 - 2015) hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại vào năm 2020.Để duy trì mức độ phát triển như hiện nay, nhiều nỗ lực hơn nữa cần phải được thực hiện. Một số nội dung cần được chú trọng trong nỗ lục được nói đến bao gồm: (1) phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, (2) tái thiết cơ chế hoạt động các doanh nghiệp nhà nước nhằm bảo đảm hiệu suất vận hành, sự công bằng trong cạnh tranh và (3) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện năng suất lao động. Từ khóa:kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, thời kỳ hội nhập. Abstract The macro-economy of Vietnam has grown strongly and stablywith significant inflation rate. Mechanisms for expending international cooperation are important for the growth, especially the volume of exports. The five-year plan (2011-2015) is towards thesustainable developmentof economy and society in order toturn Vietnam into a modern industrial country by 2020. To maintain the current level of development, further effortsthat need to be madeinclude: (1) development of social infrastructure, (2) reconstruction of the operation mechanism of state-owned enterprises in order to ensure operational efficiency and fairness in competition and (3) improvementof the quality of human resources in order to create more jobs and enhance labor productivity. Key words:macro-economy, economic growth, integration period 807
  2. 1. TỔNG QUAN THÀNH TỰU KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA Theo báo cáo “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2015” của Ngân hàng thế giới, thành tựu kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 là rất ấn tượng.Kinh tế Việt Nam đãứng phó tương đối tốt trước những biến động môi trường kinh tế bên ngoài nhờcải thiện cầu nội địa và kết quả tích cực của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng về xuất khẩu. Sau thời kì sụt giảm tăng trưởng 2012-2013, tăng trưởng đạt mức 6% năm 2014 vàước tăng 6,5% so với cùng kì năm ngoái trong 3 quíđầu năm 2015.Đáng lưu ý, ngành dịch vụ cũng tăng trưởng tốt vởi tỉ lệ 6,2% nhờ tăng doanh số bán lẻ (tăng 9,1% so với cùng kì năm trước). Phía cung Phía c u (%) ầ Hình 1: Đóng góp của cung-cầu vào tăng trưởng GDP Nguồn: Ngân hàng thế giới, Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2015 Lạm phát thấp đã tạo điều kiện áp dụng chính sách tiền tệ hỗ trợ. Hiện nay lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước là 4,5% và lãi suất tái cấp vốn là 6,5%. Thông tư 36/NHNN (tháng 11/2014) đã cho phép tăng trần cho vay đối với tiền gửi ngắn hạn (tăng từ 30% lên 60%) và giảm trọng số rủi ro đối với nhiều hoạt động cho vay. Mặc dù không có những dấu hiệu rõ rằng về chính sách nới lỏng tiền tệ trong năm nay nhưng lạm phát được kiềm chế ổn định ở mức thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng. Hình 2: Lạm phát thấp đã tạo điều kiện cho chính sách tiền tệ hỗ trợ và tăng trưởng tín Nguồn: Ngân hàng thế giới, Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2015 808
  3. Đặc biệt, mặc dù tăng trưởng thương mại toàn cầu vẫn còn yếu kém, nhưng tình hình xuất khẩu của Việt Nam vẫn đáng ghi nhận. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 ước đạt 120 tỉ USD, tăng 9,2% so với cùng kì năm ngoái.Kết quả xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam cóđược là nhờđa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu trong 10 năm qua. Hiện nay, hàng chế biến, chế tạo chiếm gần 84% tổng kim ngạch xuất khẩu so với mức 50% trong năm 2005. Các mặt hàng xuất khẩu giá trị cao nhưđiện thoại di dộng, máy tính trước đây 10 năm chỉ chiếm chưa đến 5% tổng kim ngạch, nay đã tăng lên 30%. Đồng thời tỉ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô cũng giảm. Xu t hàng công ngh cao (t USD) T tr ng xu t kh u (% t ng giá tr ) ấ ệ ỷ ỷ ọ ấ ẩ ổ ị Hình 3: Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nguồn: Tổng cục hải quan 2. TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI Về cơ bản, các tổ chức quốc tế đề dự báo triển vọng trung hạn của kinh tế Việt Nam là tích cực. GDP dự báo sẽtiếp tục được củng cố trong năm 2016 nhờ cầu trong nước tiếp tục phục hồi nhờ tăng tiêu dùng cá nhân vàđầu tư.Đặc biệt, mô phỏng kinh tế của Minor, Walmsley và Strutt (2015) cho thấy TPP có thể sẽ bổ sung thêm 8% GDP, 17% giá trị xuất khẩu thực tế, và 12% lượng tích lũy tài sản trong vòng 20 năm tới. Kết quả dự báo cho thấy hiệp định thương mại này sẽ làm tăng GDP thực tế của Việt Nam khoảng trên 8% (lũy kế ) vào năm 2030. 809
  4. Hình 4:Tácđộng của TPP lên GDP (2015-35) Nguồn: Peter Minor, Terrie Walmsley và Anna Strutt (2015). Nền Kinh tế Việt Nam đến năm 2035: Phương án Tăng trưởng Cơ sở khác, Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước, một TPP và một Khu vực Thương mại Tự do châu Á Thái Bình Dương. Ngoài ra, theo báo cáo “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2015” của Ngân hàng thế giới, TPP sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng khả năng thâm nhập thị trường và mở rộng cơ hội xuất khẩu. Hầu hết các loại thuế quan và nhiều biện pháp phi thuế quan đối với sản phẩm công nghiệp sẽ bị loại bỏ và cắt giảm ngay lập tức; thuế quan và các chính sách hạn chế khác đối với sản phẩm nông nghiệp sẽ bị loại bỏ và cắt giảm dần. Bảng 6 cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng do chi phí thương mại giảm. Tiếp cận thị trường, nhất là thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽđặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. TPP sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại (tạo dựng thương mại) và chuyển hướng thương mại do hàng hóa Việt Nam sẽ dần dần thay thế một phần hàng hóa từ các nước ngoài khối xuất khẩu vào Hoa Kỳ, kể cả Trung Quốc. Tóm lại, cùng với quá trình hội nhập kinh tê sâu rộng bằng hiệp định TPP, triển vọng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới là rất khả quan. Năm 2016 được đánh giá là năm đánh dấu sự chuyển mình của kinh tế nước nhà với nhiều cơ hội bứt phákhỏi bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước tiên tiến, hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đề ra. 3. MỘT SỐ THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRUNG VÀ DÀI HẠN Như Ngân hàng thế giới đã nhận định, mặc dù triển vọng của nền kinh tế là rất lớn, tuy nhiên Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức bao gồm 3 vấn đề lớn. Trước hết đó là bài toán về phát triển cơ sở hạ tầng; bởi lẽ để thực sự tạo ra bước tăng trưởng kinh tế đột phá mới, Việt Nam cần căn bản xây dựng một nền tảng hạ tầng xã hội mới, phù hợp với đà tăng trưởng mới. Thứ hai, tái cấu trúc doanh nghiệp cũng là một yêu cầu khách quan khác; bởi lẽ khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì thị trường sẽ ngày càng cạnh tranh hơn theo yêu cầu của các hiệp định quốc tế; do đó, để cạnh tranh với các doanh nghiệp 810
  5. nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cần sắp xếp lại cách thức tổ chức theo hướng hiệu quả và tự lực hơn thay vì dựa dẫm vào ưu đãi của nhà nước. Sau cùng, vấn đề căn bản của tăng trưởng kinh tếcòn nằm ở chỗ nâng cao năng suất lao động và giải quyết vấn đề việc làm cho toàn bộ nền kinh tế; bởi lẽ, vấn đề này không chỉ gắn với việc tạo ra một xã hội ổn định lâu dài mà còn là việc tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực-nguồn chất xám sẵn có đểxây dựng lợi thế cạnh tranh khi nền sản xuất dựa vào tài nguyên và gia công sẽ không còn phù hợp trong tương lai. 3.1. Vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng xã hội 3.1.1. Thách thức Việc đẩy mạnh đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội được đánh giá là thước đo chính yếu của công cuộc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam vào năm 2020. Đây là khoản đầu tư trọng yếu, chiếm tỉ lệ đáng kể trong quĩ đầu tư chính phủ. Vào giao đoạn 2005, tỉ lệ này đạt hơn 10% nhưng lại suy giảm còn 8.2% vào năm 2012 và 6,5% vào năm 2013. Bất chấp sự suy giảm nói trên, tỉ trọng này vẫn được xem là cao so với các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia, Philippines hay Cam-pu-chia. Mặc dù nguồn quĩ được huy động đã được đa dạng hoá với sự góp phần của nguồn vốn đầu từ nước ngoài trực tiếp (FDI), nhưng các khoản đầu tư công vẫn chiến tỉ trọng cao cao nhất. % so với GDP % so với tổng vốn đầu tưcho cơsởhạtầng Tỉtrọng đầu tưcông trong tổng vốn đầu tưcho cơsởhạtầng Tỉtrọng vốn đầu tưvào cơsởhạtầng so với GDP Tỉtrọng đầu tưcông vào cơsởhạtầng so với GDP Hình 5: Đầu tưcông chiếm tỉlệcao nhất trong các dựán phát triển cơsởhạtầng tại Việt Nam Ghi chú: Cơsởhạtầng bao gồm các lĩnh vực điện, khíđốt, nước sạch, cấp thoát nước, xửlýrác thải, xây dựng, giao thông lưu trữ, công nghệthông tin, bưu chính viễn thông. Nguồn: Cục thống kêViệt Nam, www.gso.gov.vn Tuy nhiên, nhìn chung các khoản đầu tư công lại ít hiệu quả hơn các nguồn vốn khác. Tính toán của tác giả Pho Thi Kim Chi (2013) chỉ ra rằng mặc dù đã được cải thiện trong thời gian gần đây, nhưng chỉ số hiệu quả vốn đầu tư (ICOR) của các khoản đầu tư công luôn cao hơn các nguồn vốn khác. Ví dụ, năm 2011, chỉ số ICOR tổng hợp là 5.38, trong khi chỉ số ICOR của nguồn vốn đầu tư công lên đến 8.54. Tính chất nghiêm trọng của nguồn vốn chính phủ bị đầu tư kém hiệu quả đã được phản ánh qua chỉ số GDP. Thực tế, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã chậm lại trong giai đoạn 2006 - 2010 trong khi đây là giai đọan nền kinh tế được rót vốn khá nhiều. 811
  6. Tính hiệu quả của các khoản đầu tư công thực chất vẫn chưa được đánh giá một cách nghiêm túc và rốt ráo. Nhìn chung, Việt Nam vẫn còn tập trung vào mức độ gia tăng trong độ lớn của các dự án đầu tư hơn là chú trọng vào kết quả và chi phí. Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến hiệu suất thấp trong các dự án của chính phủ đó là việc đầu tư không có trọng điểm, mức độ phân tán cao dẫn đến việc trùng lắp và lãng phí. Nguồn vốn nhànước Nguồn vốn viện trợ Nguồn vốn ngoài Đường bộ Đường sắt Đường biển Đường hàng Hạng mục khác không Hình 6: Kếhoạch huy động vốn đầu tưcho cơsởhạtầng giao thông Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2020 Nguồn: Bộ giao thông vận tải Việt Nam (2014), Dự thảo nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 3.1.2. Giải pháp đề xuất Việt Nam cần các đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng Theo thống kê của Ngân hàng Thế Giới năm 2013, để GDP đạt giá trị mục tiêu 300 tỉ USD vào năm 2020, tổng nhu cầu vốn đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2020 sẽ từ 2.200 đến 2.300 triệu tỉ VND. Và mỗi năm Việt Nam cần thu hút được 30 tỉ USD cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, theo dự đoán của Thanh và Dapice (2009), căn cứ vào nhu cầu đó, sẽ có một khoản thiếu hụt khổng lồ vì tổng giá trị nguồn vốn huy động được từ cả thành phần kinh tế tư nhân và nhà nước chưa đạt đến 16 tỉ USD mỗi năm. Theo dự báo của Bộ Giao thông vận tải (2014), trong kế hoạch 05 năm tiếp theo (giai đoạn 2016 - 2020), nhu cầu vốn dành cho các công trình giao thông công cộng (bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và các hạng mục khác) sẽ vượt ngưỡng 1.015 triệu tỉ VND. Trong đó, nguồn vốn được huy động lần lượt theo tỉ trọng sau: vốn chính phủ (41.6%), vốn vay nước ngoài ODA (24.1%) và các nguồn khác (34.3%). Cụ thể, nguồn vốn được phân bổ cho các hạng mục như sau: giao thông đường bộ (64.1%), đường sắt 11.7%, đường hàng không 10% và các hạng mục khác. Số liệu trên cho thấy, gần một nửa nguồn vốn Việt Nam huy động được sẽ dành cho việc phát triển hạ tầng giao thông trong giai đoạn sắp đến. Trong khi đó, khả năng huy động được vốn từ các nguồn khác chính phủ không hề chắc chắn vì còn phụ thuộc nhiều vào các chính sách ưu đãi do chính phủ ban hành cũng như các điều kiện kinh tế cụ thể. 812
  7. Các nguồn bổ sung để huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng Theo các dự đoán nói trên, nguồn vốn từ chính phủ chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn sắp đến. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA ngày càng khó để huy động vì Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Trong tương lại, các khoản ODA dành cho Việt Nam sẽ chuyển sang dạng các khoản vay có lãi. Do đó, tìm kiếm các nguồn vốn khác trở thành vấn đề cực kì cấp thiết đối với Việt Nam để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kiến thiết cơ sở hạ tầng nói riêng. Trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã kích hoạt các chính sách tái cấu trúc các khoản đầu tư công theo hướng phân bổ theo hiệu suất cũng như gia tăng thẩm quyền cho các tiểu ban quản lý và giám sát quá trình giải ngân trong các dự án đầu tư công. Hành lang pháp lý cho các hoạt động đầu tư công đã được thể chế hoá thành các bộ luật: • Luật đầu tư công, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015: cải thiện hiệu quả việc quản lý các khoản đầu tư công, phù hợp với các thông lệ quốc tế • Luật doanh nghiệp, phê chuẩn cuối năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2015: chỉnh đốn qui trình quản lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại các doanh nghiệp. Việt Nam còn tiến hành các thủ tục pháp lý để khuyến khích khối kinh tế tư nhân và nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng. • Luật đầu tư, ban hành cuối năm 2014, thay thế cho bộ luật cũ năm 2005: tạo môi trường thuận lợi hơn cho việc thu hút đầu tư như đơn giản hoá các thủ tục hành chính và quá trình quản lý, tăng cường tính minh bạch. • Luật đấu thầu, ban hành năm 2013, thống nhất các thể chế đấu thầu nhằm đạt được tính nhất quán, sự minh bạch và tính cạnh tranh. Qua đó, cải thiện tính hiệu quả của các khoản đầu tư công. một biện pháp được thông qua trong năm 2010 (Quyết định dag ) • Quyết định số 71/2010/QD-TTg được ban hành để thống nhất quy định cho các dự án thí điểm công - tư hợp tác đầu. Những chính sách nói trên giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn chính phủ và cải thiện môi trường đầu tư cho cả khối đầu tư công và tư nhân và cần được phát huy hơn nữa trong thời gian tới. Ngoài ra, có thể thấy chính phủ Việt Nam đã chú ý đến việc huy động vốn từ khối kinh tế tư nhân thông qua các chính sách công - tư hợp tác đầu tư (PPP), dự án xây dựng - chuyển giao (BT) hay dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ thích hơp với các nhà đầu tư lớn, không thích hợp với các nhà đầu tư nhỏ. Do đó, Việt Nam cần chú đến một biện pháp khác hình thành từ thực tiễn đó là huy động nguồn vốn nội địa và nước ngoài thông qua các hoạt động trên thị trường vốn. Điểm nhấn của thị trường này là tận dụng dược nguồn vốn nhàn rỗi từ công dân Việt Nam, các quí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội và các nguồn vốn nước ngoài. Cụ thể, Việt Nam nên cho phép các dự án kiến thiết cơ sở ha tầng có thể đựợc cổ phần hoá và giao dịch trên thị trường chứng khoán. Chính phủ có thể học tập kinh nghiệm từ các quốc gia đã và và đang triển khai thành công mô hình này. Trong trường hợp của Ấn Độ, các 813
  8. quí phát triển cơ sở hạ tầng đã phát thành trái phiếu do chính phủ bảo dảm và bán chúng ở cả thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài. Đối với Hàn Quốc, mỗi dự án kiến thiết cơ sở hạ tầng sẽ thành lập một đơn vị quản lý, sau đó được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong trường hợp này chính phủ can thiệp bằng cách góp vốn hay cung cấp các dịch vụ bảo chứng hay mua bán cổ phần. Khi dự án đó hoàn thành, hoặc đã huy động đủ số vốn cần thiết, chính phủ sẽ rút phần vốn của mình đầu tư sang dự án khác. Việt Nam cũng cần đặc biệt lưu ý: cách thức thực hiện này chỉ khả thi khi các điều kiện sau được đảm bảo: chính phủ có khả năng kiểm soát tính minh bạch và độ tin cậy của các hoạt động đầu tư công thông qua cơ chế kiểm toán, thanh tra kiểm soát chặt chẽ, cơ chế giám sát hiệu quả đặc biệt từ công dân và các cộng đồng trong xã hội. 3.2. Vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước 3.2.1. Thách thức Trong quá trình tái thiết các doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam duy trì cách tiếp cận chậm rãi, bắt đầu từ việc thay đổi hành lang pháp lý sau đó là tiến hành cổ phẩn hoá các doanh nghiệp nhỏ trong khi vẫn kiểm soát các doanh nghiệp lớn. Quá trình tái thiết này diễn ra trong thời gian rất dài và hiệu quả cũng rất khiêm tốn. Các doanh nghiệp nhỏ phải đối diện với sự cạnh tranh không công bằng với doanh nghiệp lớn vốn dĩ đã có lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn lực đặc biệt là nguồn vốn. Hiệu suất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ này và cả lĩnh vực kinh doanh nói chung chỉ sẽ được cải thiện nếu quá trình tái thiết có thể cải thiện tính minh bạch và độ tin cậy của các doanh nghiệp lớn. Quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước một cách chậm rãi Trong một thời gian rất dài, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động với sự bảo trợ của khung pháp lý quy định những hình thức và cơ chế hoàn toàn khác biệt với khối doanh nghiệp tư nhân. Năm 2005, vì chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, luật doanh nghiệp đã dược ban hành nhằm đảm bảo tính công bằng trong cạnh tranh đối với mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam. Sau đó, từ ngày 1/7/2010, các doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển đổi thành các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần. Năm 2014, Viẹt Nam tiếp tục điều chỉnh Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư. Tuy hai bộ luật này không ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp nhà nước, nhưng vẫn dánh dấy một bước tiến trong việc tạo nên một sân chơi bình đẳng, nâng cao mức độ cạnh tranh của tất các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Luật đầu tư công có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 là minh chứng cho quyết tâm của chính phủ trong quá trình tái cấu trúc các doang nghiệp quốc doanh. Hiện nay, theo lý thuyết, trước pháp luật, không có sự thiên vị nào tồn tại giữa các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân. Biện pháp chính trong quá trình tái thiết các khối doanh nghiệp quốc doanh là hay chuyển đổi thành các công ty cổ phần dù được sở hữu một phần hay toàn bộ bởi nhà nước. Động thái này được thi hành quyết liệt trong giai đoạn 2001 - 2016 sau đó chậm dần và gần như đứng yên cho đến năm 2011 thì tái khởi động và đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, tốc độ của công cuộc này vẫn rất chậm. Việt Nam cũng thực hiện các biện pháp khác như chuyển giao các doanh nghiệp quốc doanh cho người lao động hay cho thuê thậm chí là bán lại. Tuy nhiên, mô hình này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh nhỏ và kind doanh không hiệu quả. Từ năm 199, 222 doanh nghiệp như vậy đã được chuyển giap và 158 doanh nghiệp đã 814
  9. được bán. Việc cho thuê cũng không hiệu quả vì thiếu hành lang pháp lý cho việc chuyển nhượng quyền quản lý. Kết quả là từ năm 2008, biện pháp cho thuê hay bán lại các doanh nghiêp quốc doanh đã không còn được áp dụng. Thay vào đó, Việt Nam thí điểm việc thuê các giám đốc điều hành cho các doanh nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp quốc doanh nhỏ kinh doanh thua lỗ được và củng cố đã giảm gánh nặng cho nền kinh dế. Cho đến hiện nay, Việt Nam đã 877 doanh nghiệp quốc doanh, giải thể 313 doanh nghiệp và cho phá sản 92 doanh nghiệp. Đốiv với các doanh nghiệp nghiệp quốc doanh lớn, Việt Nam vẫn tỏ ra chần chừ trong việc từ bỏ quyền khống chế, một vài trong số đó vẫn là 100% hoặc đa phần là nhà nước sở hữu. Với những biện pháp nói trên, một mặt Việt Nam đã giảm đáng kể số lượng đồng thời thu hẹp các lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh, mặt khác lại thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước. Hình 7: Sốlượng doanh nghiệp quốc doanh tại Việt Nam Nguồn: Bộkếhoạch vàđầu tư, www,mpi.gov.vn/en/Pages/default.aspx Đến năm 2012, Việt Nam đã chính thức bắt đầu điều chỉnh cơ chế quản lý doanh nghiệp quốc doanh phù hợp với nguyên lý vận hành của nền kinh tế thị trường. Vận dụng các thông lệ quốc tế, Việt Nam đã thực chiện các biện pháp chính yếu như sau: (1) ấn định các quy tắc kinh doanh tương đồng cho cả doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân, (2) phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi trong các các doanh nghiệp quốc doanh, tăng cường giám sát và xác định rõ mục tiêu vận hành (3) đối xử công bằng giữa các cổ đông nhỏ và các cổ đông lớn trong các doanh nghiệp được sở hữu phần lớn bởi nhà nước thông qua việc thực thi Luật doanh nghiệp (4) áp dụng chuẩn mực công khai thông tin của các công ty đại chúng cho doanh nghiệp quốc doanh (5) củng cố thẩm quyền và trách nhiệm của các thành viên ban quản trị trong doanh nghiệp quốc doanh. 3.2.2. Giải pháp đề xuất Ở góc độ nào đó, Việt Nam đã thành công khi tư nhân hoá và cổ phẩn hoá các doanh nghiệp quốc doanh nhỏ.Các doanh nghiệp quốc doanh còn lại, do nhà nước nắm phần lớn quyền kiểm soát, đều có qui mô lớn. Những doanh nghiệp này ước tính nắm giữ 1/3 tổng giá 815
  10. trị tài sản của các doanh nghiệp Việt Nam; nắm giữ 70% khối lượng sản phẩm và cơ sở kinh doanh trong các lĩnh vực cốt yếu như năng lượng, khai khoáng, truyền thông và dịch vụ hạ tầng cơ sở (Số liệu của Ngân hàng thế giới, 2015). Ngoài ra, doanh nghiệp quốc doanh là đối tượng duy nhất được phép tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng phát triển Việt Nam cũng như các nguồn lực sản xuất khác như các khoản nợ, nguồn tài chính, đất đai. Mặc dù những lợi thế tạo điều kiện cho doanh nghiệp quốc doanh giảm chi phí sản xuất nhưng không thể lường bù đắp các rủi ro. Xét về kết quả kinh doanh, doanh nghiệp quốc doanh phải bảo toàn số vốn mà nhà nước đã đầu tư dù việc kinh doanh có sinh lợi hay không. Nếu các doanh nghiệp này không thể trả nợ, chính phủ sẽ không để họ phá sản mà sẽ giải cứu họ, đóng băng tài sản, tái cấu trúc thậm chí là xoá nợ hay chuyển số nợ này sang doanh nghiệp quốc doanh khác. Thêm vào đó, nếu các doanh nghiệp này không thể trả thuế, họ sẽ được phép khất nợ, giảm nợ thậm chí là xoá luôn khoản nợ thuế này. Do đó, giải pháp căn bản cho vấn đề này nằm ở việc Nhà nước cần quán triệt: Nguyên nhân cơ bản của sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân được bắt nguồn từ việc chính phủ Việt Nam đặt sự vận động của các doanh nghiệp này ra khỏi nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Các quan chức nhà nước (từ cấp trung ương đến địa phương) chủ ý duy trì vị thế kinh tế áp đảo của các doanh nghiệp quốc doanh vì những lợi ích công khai hoặc không chính thức mà chúng đem đến cho họ.Ngược lại, các doanh nghiệp quốc doanh cũng dựa dẫm vào các cấp chính quyền để nhận được các ưu đãi đã được liệt kê. Ngoài ra, Việt Nam cần thừa nhận rằng: Thực trạng trên đã dấy lên ba vấn đề chính trong quá trình vận hành càng doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam so với các thông lệ quốc tế. Thứ nhất, các công ty quốc doanh không hoạt động theo sự điều tiết của thị trường. Thứ hai, cơ chế vận hành của các doanh nghiệp này không nhất quán. Thứ ba, nhân sự quản lý không được đào tạo đúng chuyên ngành và làm việc không chuyên nghiệp. Vì vậy, để cải thiện hiệu suất làm việc của các doanh nghiệp quốc doanh, đảm bảo sự vận hành thích ứng với cơ chế thị trường, các hành động cần được thực hiện là nhận định lại vai trò và chức năng của chúng và định hình lại cơ chế quản lý. Đơn vị sở hữu phải độc lập với đơn vị quản lý và tuân thủ cơ chế thị trường. Việt Nam cần xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách sở hữu nhà nước một cách nhất quán với các mô hình doanh nghiệp được định hình rõ ràng. Đó là những tiền đề để tạo nên một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp quốc doanh cũng như tư nhân. Bên cạnh đó, những bước tiếp theo cần được chính phủ Việt Nam thực hiện là: (1) hoàn thiện hệ thống pháp lý quy định chức năng giám sát, quản lý và đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh (2) tạo sự minh bạch trong thông tin cũng như quyền lợi và trách nhiệm của các tổng giám đốc trong các đơn vị này (3) tái cấu trúc hội đồng quản trị để nâng cao hiệu suất làm việc. Trong các biện pháp trên, biện pháp quan trọng nhất là tách bạch giữa quyền sở hữu và chức năng quản lý trong các doanh nghiệp quốc doanh. Đây chính là điểm tựa, là điều kiện tiên quyết và chi phối toàn bộ các biện pháp còn lại. 3.3. Vấn đề tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động 3.3.1. Thách thức Dân số Việt Nam khá trẻ. Hơn 75% dân số trong độ tuổi lao động. 3/4 lực lượng lao động ở độ tuổi 15 - 44. Và trong độ tuổi này, tỉ lệ thực sự tham gia lao động là 77,4%, đảm 816
  11. bảo nguồn cung nhân lực khá dồi dào. Trong vòng 10 năm từ 2004 - 2014, lực lượng lao động đã tăng thêm 10 triệu người. Sự tăng trưởng nhanh chóng đó tạo áp lực lên chính phủ phải tạo thêm nhiều số lượng việc làm hơn là cải thiện chất lượng việc làm.Trong vòng 10 năm, tỉ lệ thất nghiệp khoảng 2%. Cơ cấu việc làm có sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Bảng: Dân sốViệt Nam vàlực lượng lao động năm 2004 - 2014 2004 2014 Dân số(Ngàn người) 81.436 90729 Lực lượng lao động (ngàn người) 43.242 53748 Nông nghiệp (%) 57,89 46,31 Công nghiệp vàxây dựng (%) 17,35 21,44 Dịch vụ(%) 24,75 32,2 Lao động cókĩnăng (%) 9,82 26,41 Tỉlệthất nghiệp (%) 2,14 1,87 Nguồn: Cục thống kê Việt Nam (2014), Báo cáo khảo sát lực lượng lao động 2014 Tuy nhiên, chất lượng lao động vẫn còn duy trì ở mức thấp. Năm 2014, 73% người lao động chưa qua huấn luyện kĩ năng và tỉ lệ này đang giảm rất chậm. Hơn nữa, khoảng cách giữa kĩ năng người lao động có và nhu cầu người sử dụng lao động thực sự cần là rất lớn. Năm 2012, Ngân hàng Thế giới nhận định năng lực của nguồn lao động Việt Nam vô cùng yếu kém. Năm 2013, tổ chức này liệt kê các kĩ năng còn thiếu ở đa số người lao động Việt Nam là tư duy sáng tạo, công nghệ thông tin, quản trị và giải quyết vấn đề. Năng suất lao động của người Việt còn duy trì ở mức thấp Năng suất lao động của người Việt còn rất thấp, mặc dù Việt Nam là đất nước có tỉ lệ gia tăng năng suất lao động cao nhất trong giai đoạn 2007 - 2013 trong 5 quốc gia ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philppines, Thái Lan và Việt Nam. Tác giả Nguyễn Tú Anh (2015) cho biết từ năm 2010 đến 2013, tăng trường năng suất lao động tổng thể đã cải thiện chất lượng của cơ sở vật chất sản xuất và nguồn nhân lực. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân chính làm trì trệ khả năng tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam như sau (1) chất lượng nhân lực và cơ sở sản xuất yếu kém (2) quy mô sản xuất nhỏ lẻ (3) phân bổ nguồn lực không hợp lý (Nguyễn Tú Anh và cộng sự, 2015; Nguyễn Đình Cung và Nguyễn Tú Anh, 2015; Nguyễn Bá Ngọc và Phạm Minh Thu, 2014). Sẽ tốn khá nhiều thời gian dể Việt Nam khắc phục 3 nguyên nhân kể trên. Việt Nam đã có chiến lược dài hạn để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. 817
  12. Nguyên nhân quan trọng nhất lý giải tình trạng năng suất lao động thấp ở Việt Nam đó là hầu hết người lao động làm việc trong các lĩnh vực phi chính thức. Số lượng việc làm được tạo ra phần lớn từ các doanh nghiêp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đã giúp cải thiện vấn đề việc làm nói chung của Việt Nam. Tuy nhiên, theo số lượng thống kê đến cuối năm 2012, 80% người lao động làm việc trong thành phần kinh tế không chính thứcthức. Theo khảo sát lao động và việc làm năm 2014, 63% việc làm được xếp loại không bền vững và hầu hết trong số đó là công việc trong các lĩnh vực phi chính thức. Doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài Hình 8: Tỉtrọng người lao động làm việc trong các lĩnh vực chính thức tại Việt Nam Nguồn: Cục thống kê Việt Nam (2000 - 2003), 3.3.2. Giải pháp đề xuất Theo Báo cáo tổng quan của Ngân hàng thế giới mang tên “Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Côngbằng và Dân chủ”, các chuyên gia đã chỉ ra: Lợi thế của Việt Nam hiện naylà vẫn còn đủ thời gian để tái khởiđộng tăng năng suất lao động màkhông ảnh hưởng tới mục tiêu tăngthu nhập vào năm 2035. Ở cùng một trình độ phát triển vào đầu thập kỷ 1980, Hàn Quốc đã tăng năng suất lao động đáng kể cho thấy một bước ngoặt tăng trưởng như vậy hoàn toàn có thể đạt được. Song điều này cũng đòi hỏi một chương trình cải tổng thể và dài hạn. Nói cách khác,chương trình cải cách trong trường hợp của Việt Nam không chỉ đòi hỏi toàn diện do sự suy giảm tăng năng suất, mà còn phải phân kỳ một cách cẩn trọng với tầm nhìn sâu sắc về tăng trưởng dài hạn. Chương trình có thể được chia ra thành ba giai đoạn: ngắn hạn (những cải cách có tác động ngay lập tức), trung hạn (những cải cách có tác động trong trung hạn) và dài hạn (những cải cách có tác động lâu dài). Cụ thể Ngân hàng thế giới đã chỉ ra một số hướng đi khả thi như: 1. Những cải cách có tác động ngay lập tức:Tăng cường nền tảng vi mô của nền kinh tế thị trường Việt Nam phải là ưu tiên hàng đầu và phải đạt được những thành quả quan trọng nhất trong 5 năm tới. Điều này sẽ giúp chặn đà suy giảm tăng năng suất và thông qua việc tạo điều kiện cho sự tham gia mạnh hơn và hiệu quả hơn của khu vực tư nhân, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng mạnh trong thập kỷ tiếp theo. Bao gồm: • Tăng cường nền tảng vi mô của nền kinh tế thị trường: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và phát huy hơn nữa vai trò của khu vực tư nhân. Điều này mặc dù nhất thời có thể dẫn đến tinh giản biên chế và việc làm ở các doanh nghiệp nhà nước, nhưng sau đó 818
  13. sẽ nâng cao hiệu quả lao động ở các doanh nghiệp này và từ đó thúc đẩy khả năng sản xuất của doanh nghiệp đồng thời tạo ra nhiều việc làm nhờ phát triển bền vững, ổn định. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tư nhân vốn là khu vực năng động trong nền kinh tế; do đó, cần được quan tâm mở rộng nhiều hơn nữa để đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, từ đó tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động thông qua thị trường cạnh tranh cao. • Tăng cường các thể chế thị trường: Nhà nước nên thực thi các chính sách về cạnh tranh và đảm bảo an toàn quyền tài sản, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp trong khu vực công và tư, trong nước và nước ngoài.Đây là đề xuất gắn liền với giải pháp được đề xuất ở trên; bởi lẽ, khi nền kinh tế phát triển mạnh theo định hướng thị trường, số lượng và quy mô của doanh nghiệp không ngừng tăng lên, thì việc đảm bảo vai trò điều phối của nhà nước thông qua các thể chế là cần thiết để đảm bảo việc cạnh tranh được diễn ra lành mạnh, năng suất lao động và số lượng việc làm được tăng trưởng ổn định. • Tự do hóa thị trường các nhân tố sản xuất: Việt Nam nên phát triển hệ thống tín dụng- ngân hàng, phát triển thị trường vồn; hoàn thiện các quy định về quyền sử dụng đất đai cũng như xây dựng một cơ chếđăng ký và quản lý hộ khẩu phù hợp. Giải pháp này là thiết yếu bởi lẽ đây đều là các yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, có công bằng trong khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào thì mới có thể công bằng cạnh tranh ở các sản phẩm đầu ra, nói cách khác là bình đẳng trong cuộc đua nâng cao năng suất lao động. 2. Những cải cách có tác động trong trung hạn: Đây là những biện pháp cần được thực hiện ngay không chậm trễ mặc dù tác động của chúng có thể đạt được chủ yếu trong khoảng 5 đến 10 năm. Những biện pháp này hướng vào mục tiêu hỗ trợ công cuộc tái cơ cấu đang diễn ra và làm sâu sắc hơn tiến trình hội nhập toàn cầu bằng cách hiện đại hóa và thương mại hóa khu vực nông nghiệp, nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thể chế kinh tế vĩ mô vững chắc và tin cậy hơn. Bao gồm: • Hiện đại hóa và thương mại hóa nông nghiệp: Hiện nay và trong tương lai có thể thấy nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng có lợi thế so sánh của Việt Nam, cần được khai thác hết tiềm năng để phục vụ quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Để có thể phát triển theo xu thế chung của thế giới, nông nghiệp Việt Nam cần được chuyển đổi theo hai hướng. Một là hiện đại hóa phương thức sản xuất, thay đổi cách thức sử dụng đất (bớt trồng lúa, tăng cây trồng đem lại giá trị gia tăng và mở rộng chăn nuôi) và tăng liên kết cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Hai là hiện đại hóa hệ thống sản phẩm nông nghiệp, bao gồm chế biến nông sản hàng hóa (cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản) để tạo ra thực phẩm có giá trị gia tăng cao. • Nhân rộng cơ hội ngoại thương: đồng thời với việc duy tr. sản xuất lắp ráp công đoạn cuối (ít nhất để tạo việc làm quy mô lớn trong các ngành chế biến, chế tác trong trung hạn), Việt Nam cần khuyến khích các nhà cung ứng trong nước tham gia ngày càng sâu vào quá trình lắp ráp cuối cùng thông qua phát triển mạng lưới toàn diện hơn các nhà cung ứng cấp 1 và cấp 2, như cách thức Trung Quốc đã làm. • Xây dựng thể chế quản lý kinh tế vĩ mô: nâng cao vai trò và hiệu quả của chính sách tiền tệ và đẩy mạnh quản lý điều hành chính sách tài khóa một cách nghiêm ngặt. 819
  14. 3. Những cải cách và đầu tư có tác động trong dài hạn:Đây là những cải cách và đầu tư có thể được thực hiện trong 2 hoặc 3 năm tới nhưng những thành quả được chờ đợi trong dài hạn. Những cải cách này được đưa ra bởi lẽ những thành quả của mô hình tăng trưởng hiện nay (dựa vào những cải cách ngắn hạn và trung hạn) khó có thể kéo dài hơn một thập kỷ tới. Nói cách khác, khi nền kinh tế Việt Nam gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao thì những tổn hại về môi trường cũng gần như đạt tới giới hạn của nó; do đó, nền sản xuất dựa vào tài nguyên và gia công sẽ không còn phù hợp nữa, mà thay vào đó là đòi hỏi phải cạnh tranh bằng nền kinh tế tri thức với hàm lượng chất xám cao. Do đó,trọng tâm lâu dài của các giải pháp dài hạn nên nhắm đến khuyến khích học tập và sáng tạo để đạt được năng suất lao động cao trên cơ sở lao động thâm dụng tri thức, đồng thời thúc đẩy tích tụ đô thị và đảm bảo phát triển bền vững về môi trường. Cụ thể: • Đẩy mạnh học hỏi và đổi mới sáng tạo để duy trì tăng trưởng nhanh trong dài hạn: điều này đòi hỏi một môi trường xã hội có tính cạnh tranh, cởi mở đối với những ý tưởng mới, khuyến khích nâng cấp và đầu tư mạo hiểm về công nghệ. Việt Nam có thể học hỏi bài học kinh nghiệm trước đây của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore bởi lẽ đây là những quốc gia có đặc điểm địa lý và con người có nhiều nét tương đồng với nước ta • Coi doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo: Việt Nam cần phải là tăng cường năng lực hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước và đảm bảo tốt hơn quyền sở hữu trí tuệnhằm cổ vũ các phát minh và sáng kiến, bước đầu xây dựng nền kinh tế tri thức. • Nâng cao năng lực để doanh nghiệp tiếp thu công nghệ: Khi các doanh nghiệp đạt trình độ cao hơn, vấn đề then chốt là phải tạo điều kiện cho các trường đại học và viện nghiên cứu của nhà nước cung cấp kiến thức sâu và phù hợp hơn. Các doanh nghiệp này cũng cần một hệ thống đầu tư mạo hiểm/ đầu tư cổ phần tư nhân hoạt động theo định hướng thị trường để tài trợ cho các hoạt động đổi mới sáng tạo rủi ro cao nhưng cũng có thể đem lại lợi nhuận cao. Đặc biệt lưu ý, tác động của những cải cách nêu trên không loại trừ nhau. Thị trường đất đai vận hành tốt và thể chế vi mô mạnh sẽ quan trọng như nhau sau một thập kỷ cũng như sau 3 năm, mặc dù tác động ngắn hạn sẽ thấy rõ nhất do những sai lệch hiện tại sẽ được loại bỏ. Những bộ phận cấu thành của một thể chế kinh tế vĩ mô mạnh hơn cần được thực hiện trong 2 đến 3 năm tới để đảm bảo củng cố vững chắc tài khóa và chi tiêu hiệu quả hơn. Chương trình về môi trường cũng có thể mang lại thành quả ngay lập tức thông qua thực hiện hệ thống định giá hiệu quả trong đó toàn bộ chi phí môi trường được hạch toán đầy đủ trong mọi quyết định chính sách. 820
  15. KẾT LUẬN Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và ổn định với tỉ lệ lạm phát giảm đáng kể. Cơ chế mở rộng hợp tác quốc tế là yếu tố quan trọng của việc tăng trưởng, đặc biệt là gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Kế hoạch 05 năm (2011 - 2015) hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Để duy trì mức độ phát triển như hiện nay, nhiều nỗ lực hơn nữa cần phải được thực hiện. Một số nội dung cần được chú trọng trong nỗ lục được nói đến bao gồm: (1) phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, (2) tái thiết cơ chế hoạt động các doanh nghiệp nhà nước nhằm bảo đảm hiệu suất vận hành, sự công bằng trong cạnh tranh và (3) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện năng suất lao động. 821
  16. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục thống kê Việt Nam (2014), Kỉ yếu thống kê Việt Nam (2000 - 2013), Hà Nội Bộ giao thông vận tải Việt Nam, Dự thảo nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội. Nguyễn Bá Ngọc và Phạm Minh Thu (2014), Năng suất lao động Việt Nam - Nhìn từ góc độ cơ cấu lao động và kĩ năng. Nguyễn Đình Cung và Nguyễn Tú Anh (2015), Quản lý và đánh giá quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam. Nguyễn Tú Anh và cộng sự (2015), Sự dịch chuyển trong cấu trúc nền công nghiệp và vai trò đối với chất lượng của sự phát triển, Bộ kế hoạch và đầu tư. Phó Thị Kim Chi (2013), Ứng dụng phương pháp định lượng để đánh giá hiệu suất của đầu tư công ở Việt Nam, Bộ kế hoạch và đầu tư. Peter Minor, Terrie Walmsley và Anna Strutt (2015), Nền Kinh tế Việt Nam đến năm 2035: Phương án Tăng trưởng Cơ sở khác, Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước, một TPP và một Khu vực Thương mại Tự do châu Á Thái Bình Dương. Thanh, N. and D. Dapice (2009), “Vietnam’s Infrastructure constraints”, Series on Vietnam,’s WTO Accession and International Competitiveness Research, UNDP - Havard Policy Dialogue Paper Number 3. World Bank (2015), “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2015”, wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2015/11/30/ World Bank (2016), “Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Côngbằng và Dân chủ”, doi: 10.1596/978-1-4648-0824-1. World Bank (2015), Taking Stock: An update on Vietnam’s Recent Economic Development, World Bank, Washingtion, D.C. World Bank (2013), Vietnam Development Report 2014, Skilling ip Vietnam: Preparing the Workforce for a Modern Market Economy, World Bank, Washington, D.C. World Bank (2012), Putting Higher Education to Work: Skills and Research for Growth in East Asia, World Bank, Washington, D.C. 822