Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp Việt Nam - Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

pdf 12 trang Gia Huy 19/05/2022 2180
Bạn đang xem tài liệu "Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp Việt Nam - Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftang_truong_xanh_trong_nong_nghiep_viet_nam_boi_canh_cach_ma.pdf

Nội dung text: Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp Việt Nam - Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Trần Thị Thoa Học viện Hành chính Quốc gia Tóm tắt: Tăng trưởng nông nghiệp xanh đã giúp nhiều nước trên thế giới đạt được nền nông nghiệp bền vững, cải thiện được năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, duy trì đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, bảo vệ hệ sinh thái trong điều kiện đất đai và tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Với việc vận dụng phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu này tìm hiểu về cơ sở lý luận về tăng trưởng xanh và tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, đánh giá việc thực hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp ở Việt Nam để đề xuất một số giải pháp cho ngành nông nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khoá: Tăng trưởng xanh, tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp 4.0 Abstract: The growth of green agriculture has helped many countries around the world achieve sustainable agriculture, improving the productivity and quality of agricultural products, maintaining a diverse range of agricultural products, protecting the ecosystems in the condition of land and resources is increasingly exhausted. With the use of descriptive statistics, this study explores the theoretical basis for green growth and green growth in agriculture, assesses the implementation of green growth in agriculture in Vietnam to propose some solutions for the agricultural sector implement green growth in the context of the Industrial Revolution 4.0. Key words: green growth, green growth in agriculture, industrial revolution 4.0, agriculture 4.0. 89
  2. 1. Cơ sở lý luận về tăng trưởng xanh và tăng trưởng xanh trong nông nghiệp Tăng trưởng xanh đượcnhiều tổ chức quốc tếđề cập trên cơ sở hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải kết hợp với phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và đảm bảo an toàn đời sống của con người. Liên hợp quốc cho rằng: Một nền kinh tế xanh có thểđược định nghĩa là một nền kinh tế giúp cải thiện hạnh phúc của con người và giảm sự bất bình đẳng trong dài hạn, không để xảy ra những rủi ro môi trường và sự khan hiếm sinh thái của các thế hệ tương lai (UNEP 2010). Kinh tế xanh theo Liên hợp quốc tập trung vào 11 lĩnh vực là nông nghiệp, các tòa nhà, đô thị, năng lượng, thủy sản, lâm nghiệp, sản xuất, du lịch, giao thông, rác thải, nước. Tất cả các hoạt động trong lĩnh vực này cần đảm bảo tăng trưởng xanh theo hướng giảm thiểu khí thải CO2, giảmô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên và ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế cho rằng: Tăng trưởng xanh có thể được coi là một cách để đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời ngăn chặn suy thoái môi trường, mất đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên thiên nhiên không bền vững. Bằng cách kiểm soát các rủi ro môi trường có thể cản trở sự phát triển kinh tế và xã hội, các chính sách tăng trưởng xanh có thể cải thiện điều kiện cạnh tranh trong nền kinh tế, giúp thúc đẩy sự thay đổi, chuyển đổi và đảm bảocho việc đầu tư vào môi trường có thểđóng góp vào các nguồn tăng trưởng và phát triển mới bền vững hơn. Tăng trưởng xanh được hiểu là tăng trưởng và phát triển kinh tếđồng thời đảm bảo tài nguyên thiên nhiên được duy trì để cung cấp các nguồn lực và dịch vụ môi trường mà chúng ta đang dựa vào (OECD 2011). Bản chất của tăng trưởng xanh là đảm bảo được cả hai yêu cầu: tăng trưởng kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh sinh học và tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống cho thế hệ hiện tại và tương lai. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh thể hiện ý định chỉđạo nền kinh tế theo hướng công nghệ và mô 90
  3. hình tiêu dùng tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế lành mạnh đồng thời với giảm tác động đến môi trường (Reilly 2012). Tổ chức OECD đã đề xuất 4 nội dung đánh giá giám sát tăng trưởng xanh, bao gồm: Hiệu suất Tài nguyên & Môi trường; Nền tảng tài sản thiên nhiên; Chất lượng cuộc sống về môi trường; Cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách (hình 1), đồng thời cũng đề xuất bộ Chỉ số tương ứng với các nội dung này (Võ Thanh Sơn 2014). Nguồn: OECD, 2011b (Trích dẫn trong Võ Thanh Sơn 2014 ) Thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam, ngày 25/9/2012 Thủ Tướng Chính phủđã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh với nhiệm vụ: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Để chỉđạo tiếp theo, ngày 20/3/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/2014/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh 91
  4. giai đoạn 2014 - 2020 gồm 4 chủđề chính, 12 nhóm hoạt động và các nhiệm vụ hành động cụ thể. Theo đó ngành nông nghiệp cần thực hiện các nội dung: - Áp dụng kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ và nâng cao năng lực quản lý để giảm phát thải khí nhà kính. - Tái sử dụng và tái chế phụ phẩm và phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp - Nghiên cứu và thúc đẩy ứng dụng thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng với mức hấp thụ cao để làm giảm khí nhà kính. - Tái trồng rừng và nâng cao năng lực về quản lý rừng bền vững. - Đổi mới công nghệ nuôi trồng thuỷ sản, khai thác, sản xuất và chế biến thủy sản. - Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm phát thải/ô nhiễm trong sản xuất thủ công ở nông thôn. - Rà soát, đề xuấtsửa đổi kế hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản theo quan điểm phát triển bền vững và xây dựng khung chính sách và kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cho ngành nông nghiệp đến năm 2020. - Ngăn chặnsự xuống cấpcủa đất và thúc đẩyviệc khai thác và quản lý tài nguyên đất bền vững và hiệu quả. - Thúc đẩy khai thác và quản lý tài nguyên nước bền vững và có hiệu quả. Bên cạnh đó, để theo kịp xu thế của thời kỳ phát triển mới của khoa học công nghệ,Thủ Tướng chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 về việc năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm khuyến khích các Bộ, ngành thực hiện tăng trưởng xanh trong bối cảnh cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vì thế, ngày 24 tháng 3 năm 2017 Bộ NN & PTNT đã ban hành Quyết định số 923/QĐ-BNN-KH về “Phê duyệt kế hoạch hành động tăng trưởng xanh 92
  5. của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” để tổ chức thực hiện kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành nông nghiệp ứng phó với Biến đổi khí hậu, gia tăng dân số, diện tích đất canh tác giảm và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản xuất nông nghiệp được khuyến khích áp dụng nhằm thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp và giảm sự phụ thuộc của ngành nông nghiệp đối vớithời tiết, khí hậu, giúp quá trình canh tác chính xác và giảm phát thải khí nhà kính từ việc sử dụng hiệu quả các yếu tốđầu vào. 2. Đánh giá việc thực hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp ở Việt Nam Sau cam kết xây dựng nền kinh tế xanh tại Hội nghị Hội nghị phát triển bền vững củaLiên hợp quốc RIO+20 năm 2012, Việt Nam đã có 5 bộ và 30 tỉnh/thành phố xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh (UNDP, 2016). Trong đó, thực hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp được cụ thể hóa thành các hành động như: chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp 4.0; thực hiện các kỹ thuật đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản an toàn để duy trì hệ sinh thái và nguồn lợi thủy hải sản bền vững. Đặc biệt chú trọng hơn trong việc đổi mới công nghệ,cầnáp dụng phổ biến sản xuất sạch, gắn với công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến sâu và kết hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm xanh, xử lý triệt để nước thải và chất thải trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, từ những nhận thứcrõ bản chất của tăng trưởng xanh là giúp tái tạo môi trường, cân bằng hệ sinh thái, khôi phục và duy trì độ màu mỡ của đất đai, giảm sự xói mòn và ô nhiễm hóa chất, giảm suy thoái rừng và đa dạng sinh học, ngành nông nghiệp đã chú trọng triển khai các nội dung của Chiến lược tăng trưởng xanh và đạt được một số kết quả trong quá trình thực hiện như sau: 93
  6. - Triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch ở Việt Nam theo hai dạng: Một là, khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch ở vùng sâu vùng xa những nơi do nông dân chưa có khả năng tiếp cận với thị trường, nông dân nghèo chỉ sản xuất tự cung tự cấp theo truyền thống; Hai là, tạo điều kiện cho nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao có kiểm soát phát triển lành mạnh. Hiện diện tích này đang tăng theo thời gian, năm 2015 ước đạt khoảng hơn 76 nghìn ha, tăng trên 3,6 lần so với năm 2010 nên năng suất sử dụng đất nông nghiệp đã được đánh giá tăng cao hơn, cho đến nay khoảng cách về năng suất đất nông nghiệp so với nhiều nước trong khu vực đã đượcdãn rađáng kể (Bộ Nông nghiệp, 2017). - Ngành chăn nuôi cũng được phát triển theo xu hướng tập trung hóa với quy mô lớn để khép kín quy trình, kiểm soát hiệu quả các yếu tốđầu vào để đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh và xử lý triệt để chất thải; - Tái sử dụng phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp để cung cấp nguyên nhiên liệu, thức ăn trong chăn nuôi, phân bón cho cây trồng, để vừa đạt được hiệu quả kinh tế do bán phế phẩm, vừa giải quyết được vấn đề xã hội do tận dụng thời gian nông nhàn khi nông dân tự làm thức ăn chăn nuôi hay phân bón an toàn và cũng vì thế mà phế phẩm nông nghiệp không bị xả thải trực tiếp ra môi trường hoặc không bịđốt tạo ra khí nhà kính. - Triển khai thực hiện các Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động nâng cao độ che phủ rừng, nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn phá rừng nhằm gia tăng khả năng tích lũy carbon, Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 31/12/2017, diện tích rừng trên toàn quốc có 14.415.381 ha; trong đó, rừng tự nhiên có 10.236.415 ha; rừng trồng có 4.178.966 ha, trong đó, diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ toàn quốc là 13.717.981 ha, độ che phủđạt khoảng là 41,45% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2018). 94
  7. Tuy Việt Nam đã có nhiều cố gắng thực hiện cam kết tăng trưởng xanh trong nông nghiệp. Song tính chất, quy mô, tốc độ và trình độ thực hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế và tốc độ chậm nên lượng khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa giảm được nhiều. Theo Báo cáo cho Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu, lượng phát thải khí nhà kính lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam còn khá cao 88,355 triệu tấn CO2, tương đương với 32,2% tổng lượng phát thải khí nhà kính của toàn quốc gia (Bộ Tài nguyên & Môi trường 2014). Trong đó, hoạt động chăn nuôi gia súc phát thải 20,4%, hoạt động sản xuất lúa phát thải 50,5%, đốt phụ phẩm nông nghiệp phát thải 2,1% (bảng 1) . Bảng 1: Kiểm kê phát thải khí nhà kính năm 2010 Năm 2010 Nguồn phát thải Phát thải % Chăn nuôi gia súc 18.030 20,4 Trồng lúa 44.614 50,5 Đất nông nghiệp 23.812 27,0 Đốt savanna (cỏ) Đốt phụ phẩm nông nghiệp ngoài đồng 1.899 2,1 Tổng 88.355 100 Nguồn: Báo cáo kiểm kê khí nhà kính 2010, Bộ Tài nguyên & MT 2014 Trong lâm nghiệp đất rừng đang bị sói mòn do thiếu che phủ của thực vật, độ phì nhiêu của đất rừng bị giảm bớt, rừng tự nhiên suy giảm nhiều, chất lượng rừng đã giảm sút đáng kể (hình 2), chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế không cao, càng những năm gần đây độ che phủ thấp hơn độ che phủ của rừng tự nhiên năm 1943, nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng (báo gấm, voọc quần đùi trắng, gà lôi hồng tía, trầm hương, thông tre, trắc, giao xẻ tua, ) tác động xấu đến khả năng tại tạo tự nhiên của hệ sinh thái rừng. Cần phải thời gian dài hơn để khôi phục lại diện tích đất lâm nghiệp bị sói mòn, ô nhiễm hóa chất, . 95
  8. Hình 2: Biến động về diện tích và độ che phủ rừng giai đoạn 1943-2013 Nguồn: Số liệu các năm từ 1943-2005 lấy từ FAO, 2009: Asia - Pacific Forestry Sector Outlook Study II: Vietnam Forestry Outlook Study, Working Paper No. APFSOS II/WP/2009/09. Page:16; Số liệu các năm từ 2006-2013: Niên giám thống kê các năm (2010-2015) của Tổng cục thống kê (Vũ Xuân Nguyệt Hồng 2015) Mặt khác, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng khoa học công nghệđể tựđộng hóa nhiều quy trình sản xuất là tất yếu, đòi hỏi nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phải có trình độ, sáng tạo hơn, nhạy bén với thị trường hơn để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh vừa có hiệu quả,vừa ngăn chặn được suy thoái môi trường, bảo vệđa dạng sinh học và hệ sinh thái tự nhiên. 3. Một số giải pháp thúc đẩy việc thực hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp - bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Trước tác động của Biến đổi khí hậu những năm gần đây, Chính phủ, các đơn vị kinh tế và người nông dân phần nào đã nhận thức rõ hơn lợi ích của tăng trưởng xanh, đây cũng là xu thế tất yếu của nền kinh tế xanh toàn cầu. Ở Việt Nam, thực tế thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh trong nông nghiệp còn nhiều bất cập so với các cam kết đã ký, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra ngày càng mạnh mẽ là thách thức lớn để ngành nông nghiệp có được sản phẩm cạnh tranh cảởthị trường trong và ngoài nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ không chờđợi Nông dân và Doanh 96
  9. nghiệp Việt nếu chính họ không chủđộng và tự cố gắng vươn lên để thích ứng. Vì thế, tăng trưởng xanh trong nông nghiệp Việt Nam - bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ hơn để có thể triển khai được trên diện rộng. Thứ nhất,tạo động lực lôi cuốn sự tham gia chủđộng, tự giác của các Doanh nghiệp và Nông dân. Tạo điều kiện để Nông dân và Doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo các tiêu chuẩn như: Global GAP, thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), 3 giảm 3 tăng (3G3T), 1 phải 5 giảm (1P5G), quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), Khuyến khích, tạo cơ chếđểviệc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ chiếu sáng, công nghệ robot (nông nghiệp 4.0) vào sản xuất nông nghiệp một cách phổ biến hơn, giúp Doanh nghiệp và Nông dân tiết kiệm chi phí trong từng khâu hay toàn bộ quy trình sản xuất- chế biến- tiêu thụ, giảmhao hụt thất thoát do thiên tai, dịch bệnh, đồng thời giúp bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt, cần tạo cơ chế, chính sách để các Doanh nghiệp và Nông dân ứng dụng công nghệ số hóa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp họ tối ưu hóa các yếu tố sản xuất, kinh doanh để có tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững. Thứ hai, nâng cao trách nhiệm xã hội về an toàn sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản. Trong quá trình hoạt động kinh tếởcác lĩnh vực trên, nếu các tổ chức, cá nhân sử dụng máy móc, công nghệ cao, công nghệ sạch sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và tạo ra sản phẩm sạch và khí thải, nước thải, chất thải được tận dụng và xử lý đúng cách, nên hạn chếđược tác động xấu tới môi trường cũng là góp phần thựchiện tăng trưởng xanh. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu của sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong cuộc đua công nghệ nếu các tổ chức, cá nhân không nâng cao tính trách nhiệm xã hộidầnsẽ bị thị trường tẩychay khỏi sân chơi lành mạnh. 97
  10. Thứ ba, giám sát quy trình canh tác, tiêu chuẩn bền vững, quản lý tài nguyên thiên nhiên. Đối với các nước nông nghiệp phát triển, sản xuất tuân theo quy trình và các tiêu chuẩn là tất yếu và luôn được các nhà sản xuất quan tâm. Nhưng ở Việt Nam để người sản xuất nói chung và nông dân nói riêng có thể tiếp cận được các quy trình sản xuất sạch, Chính Phủ cần có cơ chế, chính sách đơn giản, gọn nhẹ và minh bạch khuyến khích giúp đỡ người sản xuất và nông dân tham gia thực hiện quy trình sản xuấtsạch, quy trình của nông nghiệp thông minh để được cấp giấy chứng nhận hợp pháp và kiểm soát giám sát quy trình canh tác một cách thường xuyên để đảm bảo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh. Thứ tư, thúc đẩy việcsử dụng hiệu quả phế thải nông nghiệp cho các mục đích sản xuất năng lượng, làm thức ăn chăn nuôi, phân bón và các mục đích khác. Các loại phế phẩm trong nông nghiệp như: rơm, rạ, vỏ trấu, bã mía, lõi ngô, vỏ hạt điều, xơ dừa, vỏ tôm, đầutôm cá, xương cá, hàng năm thải ra rất lớn mà chưa được tái sử dụng hiệu quả, thậm chí với cách xử lý của nông dân hiện nay còn gây ô nhiễm môi trường và tạo ra khí nhà kính. Tuy nhiên, công nghệ và chi phí đầu tư ban đầu còn khó khăn nên chưa thu hút được các tổ chức cá nhân tham gia, đòi hỏi phải có sự quan tâm thích đáng từ chính quyền các cấp giúp họ mạnh dạn đầu tư vào các hoạt động này. Thứ năm, khuyến khích xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp. Việcliên kết sản xuất hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm chi phí sảnxuất, kiểm soát chất lượng ở từng khâu. Khắc phục tối đa hiện tượng các tác nhân trong chuỗi chưa nhận thức rõ quyền và trách nhiệm của mình dẫn đến liên kết lỏng lẻo, không kiểm soát được đầy đủ các khâu trong quy trình liên kết sản xuấtnên giải pháp đặtra là cần có sự hỗ trợ và kiểm soát nhằm tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi để giải quyết những thiếu sót, nắm bắt nhanh chóng cơ hội của thị trường giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm. 98
  11. Thứ sáu, khuyến khích tiêu dùng xanh. Tiêu dùng xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho cả hiện tại và thế hệ tương lai, nâng cao chất lượng sống của con người. Tiêu dùng xanh nhằm khuyến khích sản xuấtsạch và cạnh tranh lành mạnh theo xu thế tất yếu của sự phát triển. Để làm được điều này, công tác tuyên truyền, giáo dục về tăng trưởng xanh, thông tin về tiêu dùng xanh phải được tuyên truyền thường xuyên tới tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tạo ra sự nhận thức đúng và cùng thực hiện. Chính quyền các cấp nên khuyến khích tiêu dùng xanh thông qua các chương trình hỗ trợ như sử dụng bao bì túi sinh học, bình ổn giá, giảm giá, khuyến mại ngày cuối tuần, để nâng cao dần ý thức trách nhiệm của việc tiêu dùng xanh, sử dụng sản phẩm an toàn, tiêu dùng văn minh, thân thiện vớimôi trường tự nhiên cho mọi tổ chức, cá nhân. Thứ bảy, Nhà nước cần có chính sách để liên kết các nhà khoa học và các doanh nghiệp đẩy nhanh việc chuyển giao những kết quả nghiên cứu về phân hữu cơ sinh học, chế phẩm sinh học, để sản xuất đại trà các loại thức ăn chăn nuôi sinh học, phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học vào sản xuất ở quy mô lớn đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt việc chuyển giao các công nghệ số hóa và thiết bị cảm ứng là động lực thúc đẩy thực hiện nông nghiệp thông minh (nông nghiệp 4.0). Thứ tám, Chính quyền các cấp tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các dịch vụ nông nghiệp xanh; cập nhật, cung cấp thông tin về thị trường, giá vật tư nông nghiệp, giống, tư vấn quy trình kĩ thuật chăm sóc, cảnh báo dịch bệnh, Việctriển khai đồng bộ và quản lý tốt các dịch vụ này sẽ tạo sân chơi lành mạnh, công bằng để nông dân và các nhà sản xuất, kinh doanh, chế biến trong nông nghiệp tiếp cận được các dịch vụ an toàn, chất lượng. 99
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018). Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017. Quyết định số 1187; 2. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2014). "Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu."; 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017). "Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; 4. Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 04 tháng 5 năm 2017 về việc năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; 5. OECD (2011). Sustainable Development; 6. Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 25 tháng 9 năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; 7. Quyết định số 403/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 20 tháng 3 năm 2014 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020; 8. Quyết định số 923/2017/QĐ-BNN-KH Bộ Nông nghiệp & PTNT ngày 20 tháng 3 năm 2017 về "Phê duyệt kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020; 9. Reilly (2012). "Green growth and the efficient use of natural resources." Energy Economics 34: S85 - S93; 10. UNEP (2010). Green Economy Report: A Preview; 11. UNDP (2016). Thống nhất hành động - Báo cáo kết quả giai đoạn 2012 - 2016; 12. Võ Thanh Sơn (2014). "Đánh giá giám sát Tăng trưởng xanh: Thực tiễn trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam." số chuyên đề Tăng trưởng xanh; 13. Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2015). Báo cáo Quốc gia của Việt Nam. UNDP Viet Nam. 100