Tập bài giảng Hòa thanh 1 - Nguyễn Hồng Trang

pdf 39 trang Gia Huy 3972
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Hòa thanh 1 - Nguyễn Hồng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_hoa_thanh_1_nguyen_hong_trang.pdf

Nội dung text: Tập bài giảng Hòa thanh 1 - Nguyễn Hồng Trang

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG KHOA SƯ PHẠM ÂM NHẠC TẬP BÀI GIẢNG Học phần: HÒA THANH 1 Ngành: Sư phạm âm nhạc Trình độ: Đại học Họ tên giảng viên: Nguyễn Hồng Trang Bộ môn: Kiến thức âm nhạc cơ bản Hà Nội, tháng 8 năm 2021 1
  2. KHOA SƯ PHẠM ÂM NHẠC BỘ MÔN KIẾN THỨC ÂM NHẠC CƠ BẢN TẬP BÀI GIẢNG Học phần: HÒA THANH 1 Ngành: Sư phạm âm nhạc Trình độ: Đại học Số giờ tín chỉ: 02 tín chỉ Năm học: 2021 - 2022 2
  3. BÀI 1 Một số khái niệm về Hòa âm Số giờ tín chỉ: 01 tiết 1. MỤC TIÊU - Kiến thức: Khái niệm về hòa âm, hợp âm và tên gọi. - Kỹ năng: Rèn luyện việc viết hợp âm xếp hẹp, rộng trên 2 khóa. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận thức được tầm quan trọng của bài học. Hình thành thái độ tự giác làm việc. 2. CHUẨN BỊ - Tài liệu: + Hoàng Hoa (2005), Bài tập Hòa âm và đáp án, NXB Bộ văn hóa thông tin Hà Nội. + Phạm Minh Khang (2000), Hòa âm, Nhạc viện Hà Nội. + Đỗ Hải Lễ (1993), Hòa âm, Trường CĐSP Nhạc họa TW. - Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, đàn Piano. - Các phương pháp giảng dạy chủ yếu: Thuyết trình, đàm thoại. 3. NỘI DUNG BÀI GIẢNG 3.1. Một số khái niệm ban đầu về hòa âm 3.1.1. Hòa âm Thời Hi Lạp cổ hòa âm có nghĩa là sự cân đối, hài hoà, ăn nhịp giữa toàn bộ và bộ phận. Người Hi Lạp cho rằng mọi thứ trên đời đều được tạo nên theo những quy luật của hòa âm và họ đã xây dùng những lý thuyết về hòa âm của trời và đất. Lý thuyết này đó chi phối nhiều mặt: Quan niệm về vũ trô, sự phát triển nhiều cách hình thức kiến trúc, đạo đức học. 3
  4. Hòa âm còng được áp dụng vào âm nhạc. Thời kỳ này chưa có âm nhạc nhiều, danh từ hòa âm có nghĩa là những mối tương quan nhất định giữa các âm thanh hình thành ra giai điệu. Khoa hòa âm lúc này nghiên cứu về sự tiếp diễn các âm thanh nối tiếp nhau. Trong quá trình phát triển của nghệ thuật âm nhạc những quy luật hòa âm ra đời đó tạo ra sự hoà hợp âm thanh. Hòa âm có quan hệ mật thiết với tất cả các thể loại âm nhạc. 3.1.2. Các hình thức âm nhạc - Nhạc một âm được gọi là nhạc đơn điệu : - Nhạc nhiều âm gồm có hai loại chủ yếu : Phức điệu: là loại nhạc nhiều âm trong đó các âm bè đều có tính độc lập, biểu hiện những giai điệu tương phản nhau. Chủ điệu là loại nhạc nhiều âm trong đo có một âm được coi là chủ yếu, âm này giữ vai trò biểu hiện giai điệu của tác phẩm nên được gọi là âm giai điệu, những âm còn lại giữ vai trò phụ hoạ. 3.2. Khái niệm ban đầu về chồng âm và hợp âm 4
  5. 3.2.1. Chồng âm Là một số âm phát ra cùng một lúc. Chồng âm được ghi bằng những nốt chồng lên nhau: 3.2.2. Hợp âm Là những âm được sắp xếp theo quy luật và cứ từ 3 âm trở lên: Hợp âm có nhiều dạng mà trong đó giữa các âm có những khoảng cách không phải là các quãng 3: 3.2.3. Tên các âm của hợp âm Âm dưới cùng được gọi là âm gốc hay còn gọi là âm 1. Những âm còn lại tên gọi dựa vào quãng cách giữa các âm này với âm gốc tính từ dưới lên, các âm còn lại sẽ có tên gọi là âm 3, âm 5, âm 7, âm 9. 3.2.4. Tên của hợp âm Tên của hợp âm được gọi theo tên của âm gốc. Để gọi từng tên hợp âm cần xác định đóng tên âm gốc. 5
  6. 3.2.5. Hợp âm thể gốc Hợp âm thể gốc có âm trầm là âm 1: Hợp âm Sol thứ gốc Hợp âm Đô thứ gốc 3.2.6. Hợp âm thể đảo Hợp âm thể đảo là Hợp âm có âm trầm không phải là âm gốc. Hợp âm ba có hai thể đảo : - Thể đảo 1: Có âm trầm làm âm ba, được gọi là hợp âm sáu, ký hiệu là số 6 sau chữ cái chỉ tên hợp âm. 6 - Thể đảo hai ; Có âm trầm là âm năm gọi là hợp âm bốn sáu ký hiệu 4 sau chữ cái chỉ tên hợp âm. H.a La gốc La đảo1 La đảo2 Hợp âm bảy có ba thể đảo: 6 - Thể đảo 1 : Có âm trầm là âm ba , ký hiệu là X 5 4 - Thể đảo 2 : Có âm trầm là âm 5, ký hiệu là X 3 - Thể đảo 3 : Có âm trầm là âm 7, ký hiệu là X2 Ký hiệu các thể đảo của hợp âm bảy dựa vào các quãng mới hình thành. 6
  7. b b 6 b 4 b B 7 B 5 B 3 B 2 4. BÀI TẬP - Phân biệt âm gốc âm trầm của các hợp âm. - Các hợp âm sau đây tên là gì và ở thể nào (gốc hay đảo) 7
  8. BÀI 2 Các loại hợp âm ba và hợp âm bảy Cách sắp xếp hòa âm bốn bè Số giờ tín chỉ: 2 tiết 1. MỤC TIÊU - Kiến thức: Các loại hợp âm ba, các loại hợp âm bảy, tính chất của các loại hợp âm ba và bảy, cách sắp xếp hòa âm bốn bè. - Kỹ năng: Rèn luyện việc thành lập hợp âm ba, bảy trên 2 khóa. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận thức được tầm quan trọng của bài học. Hình thành thái độ tự giác làm việc. 2. CHUẨN BỊ - Tài liệu: + Hoàng Hoa (2005), Bài tập Hòa âm và đáp án, NXB Bộ văn hóa thông tin Hà Nội. + Phạm Minh Khang (2000), Hòa âm, Nhạc viện Hà Nội. + Đỗ Hải Lễ (1993), Hòa âm, Trường CĐSP Nhạc họa TW. - Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, đàn Piano. - Các phương pháp giảng dạy chủ yếu: Thuyết trình, đàm thoại. 3. NỘI DUNG BÀI GIẢNG a. Các lọai hợp âm ba b. Các loại hợp âm bảy c. Tính chất của các hợp âm d. Cách sắp xếp hòa âm bốn bè 3.1. Các loại hợp âm ba 3.1.1. Hợp âm ba trưởng 3.1.2. Hợp âm ba thứ 3.1.3. Hợp âm ba giảm 3.1.4. Hợp âm ba tăng 1
  9. 3.2. Các loại hợp âm bảy 3.2.1. Hợp âm bảy trưởng 3.2.2. Hợp âm bảy trưởng thứ 3.2.3. Hợp âm bảy thứ 3.2.4. Hợp âm bảy thứ giảm 3.2.5. Hợp âm bảy giảm 3.3. Tính chất của các hợp âm 3.3.1. Hợp âm thuận: Gồm những hợp âm ba trưởng và ba thứ 3.3.2. Hợp âm nghịch: Gồm các hợp âm ba giảm, tăng, và các loại hợp âm bảy, chín. 3.4. Cách sắp xếp hòa âm bốn bè 3.4.1. Bốn bè hòa âm mang tên của bốn giọng hát - Sopprano : S - Nữ cao - Bè giai điệu. - Anto : A - Nữ trầm - Teno : T - Nam cao - Bass : B - Nam trầm Thông thường bè S, A viết chung ở khóa Sol, nếu nốt có đuôi thì bè S viết đuôi quay lên trên, bè A viết đuôi quay xuống dưới. Bè T, B viết ở khóa Pha nếu nốt có đuôi thì bè T viết đuôi quay lên trên bè B viết đuôi quay xuống dưới. 3.4.2. Vị trí giai điệu Giai điệu chính thường được viết ở bè Soprano vì vậy có thể dùng âm 1, 3, 5, 7 của hợp âm để tạo thành giai điệu. Nếu dùng âm 1 ở bè S thì gọi là vị trí giai điệu âm 1 của hợp âm. Nếu dùng âm 3, 5, ở bè S thì gọi đó là vị trí giai điệu âm 3 và âm 5. 2
  10. 3.4.3. Cách sắp xếp hợp âm Hợp âm có thể sắp xếp theo cách: xếp hẹp, rộng, hỗn hợp. a. Xếp hẹp: ở ba bè trên bè nọ cách bè kia không quá quãng bốn b. Xếp rộng: ba bè trên cách nhau quá quãng bốn nhưng không được quá quãng tám. Nếu vượt quá quãng tám sẽ bị coi là xếp rỗng, cách này bị cấm dùng. c. Xếp hỗn hợp: viết kết hợp cả hẹp lẫn rộng thì gọi là xếp hợp âm hỗn hợp.  Trong các cách viết hợp âm thì quãng cách giữa bè T và bè B không được quá 2 quãng 8 còn hai bè kế tiếp không được quá quãng 8. 3.4.4. Sáu cách sắp xếp hợp âm ba 3
  11. 3.4.5. Đồng âm Có thể xếp hai bè đồng âm 3.4.6. Chéo bè Đây là cách sắp xếp làm cho âm của bè dưới cao hơn âm của bè trên. 3.4.7. Tăng đôi âm Hợp âm ba thường tăng đôi âm một ở các hợp âm ba gốc, tăng đôi âm 1 hoặc 5 trong các thể đảo. 4
  12. 4. BÀI TẬP - Viết trên hai khóa các hợp âm sau đây: La trưởng có vị trí giai điệu âm gốc, xếp hẹp. Fa thăng thứ vị trí giai điệu âm gốc xếp hẹp. Fa trưởng vị trí giai điệu âm năm xếp rộng. - Viết hợp âm Sol trưởng với sáu cách sắp xếp khác nhau. 5
  13. BÀI 3 Các hợp âm ba chính Số giờ tín chỉ: 2 tiết NỘI DUNG BÀI GIẢNG a. Cách thức về tiến hành hòa âm b. Sự tương quan giữa các hợp âm ba chính Các hợp âm ba chính được chia làm ba chức năng khác nhau: - Hợp âm ba bậc I (T) là hợp âmba chủ có tính chất ổn định (Chức năng chủ). - Hợp âm ba bậc IV (S) là hợp âmba hạ thêu có tính chất không ổn định (Chức năng hạ thêu). - Hợp âm ba bậc V (D) là hợp âmba thêu tính chất không ổn định (Chức năng thêu). 3.1. Nội dung 1 Cách thức về tiến hành hòa âm - Cách tiến hành tạo nên bởi 2 chức năng chủ và thêu gọi là tiến hành chính cách: T - D; D - T; T - D - T; D - T – D. - Cách tiến hành tạo nên bởi 2 chức năng chủ chủ và hạ thêu gọi là cách tiến hành biến cách: T - S ; S - T; T - S - T; S - T - S. - Cách tiến hành lập nên bởi cả 3 chức năng gọi là tiến hành đầy đủ: T - S - D - T. 3.2. Nội dung 2 Sự tương quan giữa các hợp âm ba chính, sự tương quan giữa các hợp âm là quãng cách giữa các âm gốc của chúng. - Sự tương quan T - S là tương quan quãng 4 có một âm chung. - Sự tương quan T - D là tương quan quãng 5 có một âm chung. - Sự tương quan S - là tương quan quãng 2 không có âm chung. 1
  14. 4. BÀI TẬP - Nối tiếp T- D, T- S, S-D trên giọng D dur. - Nối tiếp t - D, t - s , s -D trên giọng g moll. BÀI 4 Cách nối tiếp hợp âm ba chính nguyên vị Số giờ tín chỉ: 2 tiết NỘI DUNG BÀI GIẢNG 3.1. Cách tiến hành của các bè 3.1.1. Tiến hành từng bè Từng bè có thể tiến hành bước lần hay bước nhảy. - Tiến hành bước lần là là các bè di chuyển các quãng 1,2,3. - Tiến hành bước nhảy khi bè di chuyển quãng 4,5,6,7,8. - Cách tiến hành bước lần được dùng nhiều nhất. Vỡ vậy trong thời gian đầu bắt buộc phải theo, riêng bè Bass được nhảy quãng 4,5. 2
  15. 3.1.2. Cách tiến hành nhiều bè Hai bè có thể cùng tiến theo 3 cách là: Cùng hướng, ngược hướng và tiến hành chếch hướng. Cùng hướng Ngược hướng Chếch hướng Sự chuyển cùng hướng mà giữ nguyên cùng một quãng ở giữa các bè gọi là tiến hành song song. 3.1.3. Cấm các bước đi có quãng tăng Nguyên tắc chung là cần phải tránh các quãng tăng mà thay thế bằng các quãng giảm. Q. tăng → Q. giảm Q. tăng → Q. giảm 3.1.4. Cấm bè Bass nhảy 2 quãng 4 hoặc 5 về cùng một hướng Giữ nguyên 3.2. Nối tiếp các hợp âm ba chính 3.2.1. Nối tiếp theo lối hòa âm Là cách nối tiếp hai hợp âm cùng có âm chung và giữ âm chung đó ở cùng một bè. Khi nối tiếp hai hợp âm có tương quan quãng 4, 5 theo lối hòa âm: - Bè Bass âm 1 của bè này tiến vào âm1 của bè kế tiếp bằng cách nhảy quãng 4,5. - Âm chung giữ nguyên hai âm còn lại của hợp âm trước tiến quãng hai đi lên hoặc xuống vào hai âm còn lại của hợp âm tiếp sau. 3
  16. 3.2.2. Nối tiếp theo lối giai điệu Là cách nối tiếp hai hợp âm không có âm chung hoặc có âm chung nhưng không được giữ ở lại cùng một bè. Khi nối tiếp 2 hợp âm có tương quan quãng 4,5 theo lối giai điệu: - Bè Bass: âm1 của bè này tiến vào âm1 của bè kế tiếp bằng cách nhảy quãng 4. - Tầng trên: Các bè đi ngược hướng với bè trầm. Khi nối tiếp IV - V theo lối giai điệu - Bè Bass của hợp âm trước tiến vào âm1 của hợp âm kế tiếp bằng cách đi lên quãng 2 (cấm đi xuống qũang 7). - Tầng trên các bè đi ngược hướng với bè Bass. 4
  17. 4. BÀI TẬP - Nối tiếp theo lối hòa âm I - V; I - IV; V - I; IV - I ở các giọng C-dur, a-moll, d-moll. - Nối tiếp theo lối giai điệu I - V; I - IV; V - I; IV - I ở các giọng G-dur, d-moll. 5
  18. BÀI 5 Phối cho giai điệu bằng các hợp âm ba chính. Nhắc lại hợp âm Số giờ tín chỉ: 8 tiết 1. MỤC TIÊU - Kiến thức: cách tiến hành bè, cách nối tiếp các hợp âm ba chính, cách nhắc lại hợp âm. - Kỹ năng: Rèn luyện việc tiến hành nối tiếp hợp âm ba chính nguyên vị. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận thức được tầm quan trọng của bài học. Hình thành thái độ tự giác làm việc. 2. CHUẨN BỊ - Tài liệu: + Hoàng Hoa (2005), Bài tập Hòa âm và đáp án, NXB Bộ văn hóa thông tin Hà Nội. + Phạm Minh Khang (2000), Hòa âm, Nhạc viện Hà Nội. + Đỗ Hải Lễ (1993), Hòa âm, Trường CĐSP Nhạc họa TW. - Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu, đàn Piano. - Các phương pháp giảng dạy chủ yếu: Thuyết trình, đàm thoại. 3. NỘI DUNG BÀI GIẢNG 3.1. Những điều cần chú ý khi phối hòa âm Hợp âm đầu tiên và hợp âm cuối cùng của bài nói chung cần dùng những hợp âm có chức năng ổn định, hợp âm ba chủ. Trong những trường hợp đoạn nhạc được bắt đàu bằng nhịp lấy đà thì hợp âm đầu có thể là hợp âm thêu. - Hợp âm đó đứng ở phách yếu thì không dùng lại ở phách đứng sau mạnh hơn. - Nếu hợp âm xuất hiện ở phách mạnh và chiếm cả ô nhịp thì có thể kéo dài nó sang một phần hoặc hay cả nhịp sau. - Tuỳ chỗ mà lựa chọn cách phối cho thích hợp (Lối hòa âm hay giai điệu). 1
  19. - Cấm bè Bass nhảy 2 quãng 4 hoặc 5 về cùng một hướng. - Những bước tiến hành a. Xác định giọng điệu của giai điệu (vd 31) Ta xác định câu nhạc này được viết ở giọng C dur b. Xác định ba hợp âm chính. - Đô trưởng (T) - Fa trưởng (S) - Sol trưởng (D) c. Lập sơ đồ dự kiến các hợp âm đặt cho mỗi âm của giai điệu bằng những ký hiệu chức năng của chúng: Trong bước này ta xột từng nốt của giai điệu xem nó thuộc về hợp âm nào để lựa chọn. d. Triển khai thành bốn bè trên cơ sở nối tiếp các âm đó chỉ định ở sơ đồ. e. Phối cho giai điệu: Bước 1 : Xác định giọng điệu của đoạn nhạc : C dur Bước 2 : Xác định các hợp âm chính : . C dur = T. . F dur = S. . G dur = D Bước 3: Lập sơ đồ dự kiến : Các nốt ở giai điệu có thể được sắp xếp như sau: 2
  20. T S D T S D D T D T S D T Bước 4: Tiến hành phối T S D T S D D T D T S D T 3.2. Sự thay đổi vị trí âm của các hợp âm Những hình thức nhắc lại : Nhắc lại nguyên dạng: ở hình thức này có thể cho bè trầm nhảy quãng tám. Nhắc lại có thay đổi vị trí âm: 3
  21. Những điều cần chú ý: - Nhắc lại hợp âm cho phối được dùng những bước nhảy ở cả ba bè trên. Còn đối với bè trầm được dùng thêm bước nhảy quãng tám - Tại thời gian mạnh cần hạn chế dùng nhắc lại hợp âm. - Phối cho giai điệu mà thấy hai âm đứng cạnh nhau có bước nhảy và thuộc về cùng một hợp âm phải nhắc lại hợp âm. 4. BÀI TẬP Bằng các hợp âm ba chính gốc phối hòa âm cho giai điệu sau: 4
  22. BÀI 6 Phối hòa âm cho bè bass bằng các hợp âm ba chính gốc. Bước nhảy âm ba Số giờ tín chỉ: 8 tiết 3.1. Phối hòa âm cho bè Bass Những bước tiến hành a. Xác định giọng của bè trầm. VD đoạn nhạc dưới đây Đây là giọng Sol trưởng. b. Xác định ba hợp âm chính T = G dur S = Cdur D = D dur c. Lập sơ đồ dự kiến các hợp âm đặt cho mỗi âm bằng những ký hiệu T T T S D T T D T D T T S D D T d. Tiến hành phối cho các cách năng đó đặt ở trên. 3.2. Bước nhảy của các âm3 (ở bè Soprano và teno) Khi nối tiếp hai hợp âm có tương quan quãng 4 - 5 theo lối hòa âm, ở bè Soprano hoặc tenoâm ba của hợp âm đứng trước có thể nhảy vào âm ba của hợp âm đứng sau. Những điều cần chú ý : - Khi bè Soprano nhảy lên hợp âm đứng trước dùng cách sắp xếp hẹp, còn hợp âm đứng sau thì xếp rộng. - Khi bè Soprano nhảy xuống hợp âm đứng trước dùng cách xếp rộng còn hợp âm đứng sau thì xếp hẹp. - Bước nhảy ở bè Teno về mặt sắp xếp hợp âm sẽ ngược lại với bước nhảy ở bè Soprano (vd36) 1
  23. - Bước nhảy của âm ba không được dùng ở bè Alto vỡ dễ tạo nên hiện tượng rỗng trong cách sắp xếp hợp âm. - Khi phối cho giai điệu cần chú ý phân tích những bước nhảy có trong giai điệu xem có phải là bước nhảy của các âm ba hay không vỡ còng có thể đó là bước nhảy nhắc lại hợp âm. Nếu hai âm đều thuộc về cùng một hợp âm thì đó là bước nhảy khi nhắc lại hợp âm còn nếu hai âm của bước nhảy thuộc về hai hợp âm khác nhau thì đó là bước nhảy của các âm ba. 3.3. Sự cấu tạo bài hòa âm - Kết 3.3.1. Cấu trúc bài tập hòa âm Trong bài tập hòa âm trước hết phải làm quen với những kết cấu không lớn dưới hình thức câu và đoạn. 2
  24. 3.3.2. Câu nhạc và đoạn nhạc - Câu nhạc là kết cấu đơn giản nhất trong đó trình bày ý nghĩa âm nhạc. - Một kết cấu mà thống nhất hai câu thành một khối toàn bộ được gọi là một đoạn nhạc. - Câu thứ nhất thường sử dụng bằng kết nửa. Câu thứ hai thường được kết cấu bằng hợp âm chủ. 3.3.3. Kết cấu của một câu nhạc - Thường gồm có 4 hoặc 8 ô nhịp. - Đoạn nhạc thường có từ 8 (4 + 4) hoặc 16 (8 + 8) còn có đoạn nhạc thêm câu bổ sung (4 + 4 + 4 = 12). 3.3.4. Kết Chỗ chấm hết của một câu hay một đoạn nhạc gọi là kết 3.3.5. Các loại kết a. Kết nửa: Là kết ở cuối câu 1 thường kết không ổn định ở D hay S đôi khi còn kết ở T. - Nếu câu nhạc chấm dứt bằng T - D gọi là kết nửa chính cách. - Nếu câu nhạc chấm dứt bằng T S gọi là kết nửa biến cách. Loại này rất ít sử dụng. - Nếu câu nhạc chấm dứt bằng S - D gọi là kết nửa chính cách loại 1. b. Kết hoàn toàn: Là khi kết phải có đầy đủ 4 điều kiện sau: - Hợp âm chủ đứng ở phách mạnh. - Hợp âm chủ có giai điệu âm 1. - Hợp âm chủ không đảo. - Hợp âm đứng trước hợp âm chủ không đảo. 3.3.6. Hợp âm bắt đầu câu 2 Hợp âm bắt đầu của câu hai có thể dùng bất kỳ hợp âm nào. 4. BÀI TẬP - Phối cho giai điệu có bước nhảy : a. 3
  25. BÀI 7 6 Hợp âm bốn sáu kết (K 4 ) Số giờ tín chỉ: 4 tiết 3.1. Định nghĩa 6 Hợp âm K 4. là hợp âm T đảo 2 vừa có chức năng của T vừa có chức năng của D. 6 3.2. Ký hiệu : K 4. 3.3. Tăng đôi âm 5. 3.4. Vị trí sử dụng Ở chỗ chuẩn bị cho kết nửa hay kết của đoạn nhạc. 3.5. Điều kiện về nhịp phách 6 - Nhịp đơn: K 4 đứng ở phách mạnh. 6 - Nhịp kép: K 4. đứng ở phách mạnh hay mạnh vừa. - Nhịp 3 phách: Có thể đứng ở phách mạnh và còng cừ thể đứng ở phách 2 của hợp 6 âm D ở phách thứ 3 yếu hơn. Trong mọi trường hợp K 4. phải đứng ở phách mạnh hơn D hoặc ít ra còn phải ở phách mạnh bằng D. 6 3.6. Hợp âm đứng trước K 4 Thường là hợp âm S và nối tiếp theo lối hòa âm. 6 3.7. Hợp âm đứng sau K 4 6 Sau K 4 thường là hợp âm thuộc nhóm át. 3.8. Thay đổi vị trí âm Còn được phép sử dụng như những hợp âm khác. 3.9. Sử dụng 6 - Kết nửa : Kết nửa lọai 2: S - K 4 – D. 6 - Kết đoạn nhạc: Hay kết đầy đủ loại 2: S - K 4 - D - T. 4. BÀI TẬP 1
  26. - Phối cho giai điệu sau : - Phối cho bè Bass sau : 2
  27. BÀI 8 Hợp âm sáu, cách nối tiếp và bước nhảy khi sử dụng Số giờ tín chỉ: 4 tiết 3. NỘI DUNG BÀI GIẢNG 3.1. Hợp sáu của ba bậc chính Định nghĩa và ký hiệu a. Định nghĩa: Là một hợp âm ba đảo 1 khi viết trên hoà thanh 4 bè thì âm 3 làm âm trầm. C6 F6 G6 b. Ký hiệu : T6 , S6 , D6. Tăng đôi âm: Hợp âm sáu của các hợp âm ba chính có thể dùng dưới hình thức tăng đôi âm1 hoặc âm 5. Sắp xếp: Cách sắp xếp của hợp âm 6 có thể xếp cả hẹp và rộng, hỗn hợp. 3.2. Cách áp dụng các hợp âm sáu Căn cứ theo âm hưởng, các hợp âm sáu ít ổn định hơn các hợp âm ba gốc cho nên chúng được áp dụng chủ yếu ở giữa cơ cấu giúp cho cách trình bày được trôi chảy tự nhiên. Hợp âm sáu không được dùng với tư cách hợp âm kết thúc ở bất cứ kết nào, kết câu hay kết đoạn. Tốt hơn hết là dùng ở cơ cấu mở đầu. Các quãng 5 song song 1
  28. Các quãng này được hình thành do âm gốc và âm năm của một hợp âm( hợp âmba ) tiến vào âm gốc và âm năm của hợp âm khác ở cùng một cặp bè. Kết hợp hợp âmsáu với hợp âm ba có tương quan quãng 4,5 Kết hợp theo lối hòa âm các bè tiến hành bình ổn, tức là không có bước nhảy. T D6 T S6 T6 D T6 S D6 T S6 T Kết hợp hợp âmsáu với hợp âm ba có tương quan quãng 2 Trong kết hợp S - D6 bè Bass phải đi xuống quãng năm giảm không được đi lên quãng 4 tăng. Sau bước nhảy bè trầm phải tiến hành ngược hướng với bước nhảy. Nếu trong kết hợp S - D6 âm năm của hợp ba hạ thêu ở vị trí giai điệu thì trong hợp âm thêu cần phải tăng đôi âm năm để tránh lỗi quãng năm song song. 2
  29. S D6 T S D6 3.3. Các bước nhảy khi nối tiếp các hợp ba với hợp sáu Bước nhảy của âm một và âm năm: Khi kết hợp hai hợp âm có tương quan quãng 4,5 có thể cho âm một của hợp âm này nhảy vào âm một của hợp âm kia hay âm năm của hợp âm này nhảy vào âm năm của hợp âm kia. Cách kết hợp thường theo lối hòa âm. Trong quá trình phối nếu giai điệu có bước nhảy đi lờn âm một vào âm một hoặc âm năm vào âm năm hợp âm đầu phải là hợp âm gốc xếp hẹp hoặc rộng còn hợp âm thứ hai phải là hợp sáu bè Bass đi xuống ngược hướng với bước nhảy. Còn nếu giai điệu có bước nhảy đi xuống thì có thể là hợp âm ba hoặc hợp âm sáu, bè trầm cùng hướng với bè giai điệu. Trong cần thiết được nhảy ở hai bè cùng một lúc với điều kiện âm một xếp trên âm năm. 3
  30. D T6 S6 T D T6 Các quãng tám và năm ẩn: Khi hai bè tiến cùng hướng vào quãng tám gọi là quãng tám ẩn. Hai bè cùng tiến vào quãng năm gọi là quãng năm ẩn. 3.4. Cách nối tiếp hai hợp sáu Các hợp sáu có tương quan quãng 4,5: Khi nối tiếp hai hợp sáu có tương quan quãng 4,5 bè Bass sẽ tạo nên bước nhảy quãng 4,5 trong nối tiếp theo vòng hòa âm này thường dùng theo lối hòa âm. Âm chung của hai bè đứng yên còn nếu âm chung của một bè tiến hành bước nhảy song song hoặc ngược hướng với bè trầm. Các hợp sáu có tương quan quãng hai: Phải theo đúng cách các bè sau đây: - Trong hợp âm sáu S phải tăng âm gốc còn hợp âm sáu D tăng đôi âm năm. 4
  31. - Ba bè tiến hành song song còn bè thứ tư tiến hành ngược hướng với các bè kia. 4. BÀI TẬP - Nối tiếp các hợp sáu ở giọng D-Dur. - Nối tiếp các hợp sáu ở giọng g-moll. BÀI 9 Hợp âm bốn sáu thêu và lướt Số giờ tín chỉ: 4 tiết 3. NỘI DUNG BÀI GIẢNG a. Cách thức về tiến hành hòa âm b. Nối tiếp đúng cách 3.1. Hợp âm lướt 5
  32. 3.1.1. Khái niệm Ngoài hợp âm bốn sáu kết còn có hợp âm bốn sáu thêu và lướt. Đặc điểm : Xuất hiện ở thời gian yếu trong sự chuyển động liền bậc. Ký hiệu : bằng số 6/4 đằng sau ký hiệu chỉ chức năng. 3.1.2. Hợp âm bốn sáu thêu và chủ lướt - Hợp âm bốn sáu thêu lướt đứng giữa hợp âm ba chủ và hợp sáu của nó (hay trong 6 6 hướng ngược lại): T - D 4 - T6 hoặc T6 - D 4 - T. 6 6 - Hợp âm bốn sáu chủ lướt giữa hai hợp ba hạ thêu và hợp sáu của nó : S - T 4 - S 4 6 6 hoặc S 4 - T 4 - T . 3.1.3. Cách tiến hành bè - Cách tiến hành bè bình ổn. - Bè Bass liền bậc đi lên hay đi xuống. - Một trong các bè trên còng tiến hành liền bậc (thường là Soprano) ngược hướng với bè Bass. - Một trong các bè giữ nguyên âm chung. - Bè thứ tư đi xuống liền bậc rồi lại đi lên . 6 6 6 6 T D 4. T6 T6 D 4 T S T 4 S6 S6 T 4 T - Dấu hiệu để dùng các hợp âm bốn sáu lướt: Đối với bè Bass : - Bè Bass tiến hành liền bậc từ bậc I đến III của gam hay hướng ngược lại đối với hợp âm bốn sáu thêu. 6
  33. - Đối với hợp âm bốn sáu chủ thì bè Bass đi liền bậc từ bậc IV đến bậc VI của gam hay ngược lại. Đối với bè giai điệu: - Chỗ giai điệu tiến hành liền bậc giữa các bậc I - III, IV - VI. - Chỗ giai điệu đứng yên hai ba phách hoặc giai điệu tiến hành đi xuống rồi lại ngược lên. 3.2. Hợp âm thêu 3.2.1. Khái niệm 3.2.2. Đặc điểm Xuất hiện ở thời gian yếu giữa hai hợp âm ba. Ký hiệu : bằng số 6/4 đằng sau ký hiệu chỉ chức năng. 3.2.3. Hợp âm bốn sáu hạ thêu và chủ thêu 6 - Đứng giữa hợp âm ba chủ là hợp âm bốn sáu hạ thêu thêu: T - S 4 - T. 6 - Hợp âm bốn sáu chủ lướt giữa hai hợp ba hạ thêu và hợp sáu của nó : D - T 4 – D. 3.2.4. Cách tiến hành bè Quy tắc để để dùng hợp âm bốn sáu thêu là cách tiến hành bè bình ổn. - Âm Bass và âm tăng đôi đứng yên còn hai bè kia tiến song song đi lên hoặc đi xuống và ngược lại. 4. BÀI TẬP Phối cho giai điệu sau: 7
  34. BÀI 10 Hợp âm bảy át gốc, một số vòng kết cơ bản Số giờ tín chỉ: 4 tiết 3. NỘI DUNG BÀI GIẢNG 3.1. Hợp âm bảy át - Kết cấu và ký hiệu - Hợp âm bảy át được thành lập trên bậc V của điệu trưởng hay thứ hòa âm. - Là hợp âm nghịch thường được dùng nhiều nhất gồm một quãng 3 trưởng, năm đúng và một quãng bảy thứ. - Ký hiệu của hợp âm bảy át là D7. - Hợp âm bảy át được dùng đủ nốt và thiếu nốt, nếu dùng thiếu nốt có thể bỏ âm năm hoặc âm gốc. - Hợp âm bảy át có thể xếp rộng, hẹp hỗn hợp. Hợp âm bảy thêu gốc ở vị trí giai điệu nên hạn chế dùng. 3.2. Sự chuẩn bị hợp âm bảy át Bất cứ hợp âm nào mà ta đó biết đều có thể đứng trước hợp âm bảy át. Tức là T, T6, 6 S, S6, D, D6, K 4 - Khi nối tiếp S - D7 hợp âm bảy phải thiếu nốt. 3.3. Cách giải quyết hợp âm bảy - Khi giải quyết hợp âm bảy đủ: . Âm ba ở bè Soprano đi lên một bậc ở các bè khác còng thế hoặc đi xuống một quãng ba. . Âm năm và âm bảy đi xuống một bậc. . Âm một nhảy vào âm một của hợp âm chủ. 1
  35. - Khi giải quyết D7 thiếu : . Âm bảy đi xuống một bậc các bè khác tiến hành như sau : Âm ba đi lên một bậc Âm một ở một trong ba bè trên đứng yên tại chỗ. Âm một ở bè Bass nhảy vào âm một của hợp âm chủ theo hướng nào còng được. 3.4. Cách áp dụng hợp âm bảy át Hợp âm bảy thêu gốc thuộc vào số hợp âm dùng để kết quan trọng nhất. . S - D7 - T. . S6 - D7 - T. 6 . K 4 - D7 - T. 6 . S - K 4 – D7 - T. 4. BÀI TẬP Phối cho giai điệu sau: Bài tập 1: Bài tập 2: 2