Tập bài giảng Nhập môn Kinh tế học - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Nhập môn Kinh tế học - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tap_bai_giang_nhap_mon_kinh_te_hoc_truong_dai_hoc_su_pham_ky.pdf
Nội dung text: Tập bài giảng Nhập môn Kinh tế học - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định
- LỜI NÓI ĐẦU Tập bài giảng Nhập môn Kinh tế học được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác dạy và học học phần tự chọn Nhập môn Kinh tế học cho đối tượng là sinh viên đại học công nghệ của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 3 chương, được trình bày trên 200 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có phần câu hỏi ôn tập, thảo luận và bài tập. Cách tiếp cận khi xây dựng tập bài giảng Nhập môn Kinh tế học theo hướng khái quát hóa nội dung, nhưng giảm thiểu tính hàn lâm trong trình bày, diễn đạt để phù hợp với đối tượng chính là sinh viên đại học công nghệ của Trường Đại học SPKT Nam Định. Trong quá trình xây dựng tập bài giảng, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước; đặc biệt có sử dụng trích dẫn hoặc phát triển ý tưởng, nội dung của nhiều tác giả (nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo). Chúng tôi xin được sử dụng tài liệu của quý vị với vai trò là nền tảng cơ bản xây dựng tập bài giảng này nhằm góp phần phát triển những lý thuyết về Kinh tế học đến gần với người đọc, người học hơn, tăng cường tính phổ biến về lý thuyết Kinh tế học trong nền kinh tế thị trường. Cuối cùng, nhóm tác giả chúng tôi xin gửi những lời cám ơn trân trọng nhất tới các nhà nghiên cứu, các học giả, bạn bè, đồng nghiệp đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, những lời góp ý quý giá để chúng tôi hoàn thành tập bài giảng này. NHÓM TÁC GIẢ i
- MỤC LỤC CHƢƠNG 1 ĐẠI CƢƠNG VỀ KINH TẾ HỌC 1 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC 1 1.1.1. Sự khan hiếm và lựa chọn 1 1.1.1.1. Sự khan hiếm 1 1.1.1.2. Lý thuyết lựa chọn 1 1.1.2. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (PPF) 2 1.2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ HỌC 4 1.2.1. Kinh tế học 4 1.2.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 4 1.2.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc 4 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ 5 1.3.1. Ba vấn đề cơ bản của một nền kinh tế 5 1.3.2. Các chủ thể ra quyết định lựa chọn và cấu trúc của nền kinh tế 6 1.3.3. Mô hình nền kinh tế 8 1.3.3.1. Mô hình nền kinh tế tập quán truyền thống 8 1.3.3.2. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung (kinh tế chỉ huy, mệnh lệnh) 8 1.3.3.3. Mô hình kinh tế thị trƣờng 9 1.3.3.4. Mô hình kinh tế hỗn hợp 9 1.3.4. Cơ chế kinh tế 10 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1 12 CHƢƠNG 2 KINH TẾ VI MÔ 13 2.1. CẦU - CUNG 13 2.1.1. Cầu hàng hoá dịch vụ 13 2.1.1.1. Khái niệm cầu 13 2.1.1.2. Lƣợng cầu 13 2.1.1.3. Biểu cầu 14 2.1.1.4. Đƣờng cầu 14 2.1.1.5. Luật cầu 17 2.1.1.6. Hàm cầu và các yếu tố ảnh hƣởng 17 2.1.1.7. Cầu cá nhân và cầu thị trƣờng 19 2.1.1.8. Sự di chuyển và dịch chuyển của đƣờng cầu 21 2.1.2. Cung hàng hoá dịch vụ 22 2.1.2.1. Khái niệm cung 22 2.1.2.2. Lƣợng cung 23 ii
- 2.1.2.3. Biểu cung 23 2.1.2.4. Đƣờng cung 24 2.1.2.5. Luật cung 27 2.1.2.6. Hàm cung tổng quát và các yếu tố ảnh hƣởng 27 2.1.2.7. Cung cá nhân và cung thị trƣờng 28 2.1.2.8. Sự di chuyển và dịch chuyển của đƣờng cung 29 2.1.3. Cân bằng cung cầu trên thị trƣờng 31 2.1.3.1. Trạng thái cân bằng cung cầu 31 2.1.3.2. Trạng thái dƣ thừa và thiếu hụt 32 2.1.3.3. Trạng thái cân bằng mới 33 2.1.3.4. Vai trò của Nhà nƣớc trong việc kiểm soát giá cả thị trƣờng 35 2.1.4. Độ co giãn cầu – cung 38 2.1.4.1. Độ co giãn của cầu 38 2.1.4.2. Độ co giãn của cung 41 2.2. LÝ THUYẾT VỀ TIÊU DÙNG 42 2.2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến lựa chọn của ngƣời tiêu dùng 42 2.2.2. Lợi ích và quy luật lợi ích cận biên giảm dần 43 2.2.2.1. Lợi ích 43 2.2.2.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần 43 2.2.3.1. Đƣờng ngân sách 44 2.2.3.2. Đƣờng bàng quan 45 2.2.4. Sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng 46 2.3. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP 48 2.3.1. Lý thuyết về sản xuất 48 2.3.1.1. Các yếu tố đầu vào, đầu ra và hàm sản xuất 48 2.3.1.2. Hàm sản xuất với 1 đầu vào biến đổi 50 2.3.2. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận 55 2.3.2.1. Chi phí 55 2.3.2.2. Doanh thu 60 2.3.2.3. Lợi nhuận 61 2.4. QUYẾT ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP VỀ SẢN LƢỢNG SẢN XUẤT 62 2.4.1. Trong điều kiện tối đa hoá lợi nhuận 62 2.4.2. Trong điều kiện tối đa hoá doanh thu 63 2.5. THỊ TRƢỜNG VÀ CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG 63 2.5.1. Thị trƣờng 63 2.5.1.1. Khái niệm 63 2.5.1.2. Vai trò 64 iii
- 2.5.1.3. Chức năng 64 2.5.1.4. Phân loại 65 2.5.2. Cấu trúc thị trƣờng 66 2.5.2.1. Thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo 66 2.5.2.2. Thị trƣờng độc quyền 73 2.5.2.3. Thị trƣờng cạnh tranh độc quyền 80 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2 82 BÀI TẬP CHƢƠNG 2 84 CHƢƠNG 3 KINH TẾ VĨ MÔ 90 3.1. ĐO LƢỜNG SẢN LƢỢNG QUỐC GIA 90 3.1.1. Các chỉ tiêu để đo lƣờng sản lƣợng quốc gia 90 3.1.2. Tổng quan về hai chỉ tiêu GDP và GNP 91 3.1.2.1. Khái niệm GDP và GNP 91 3.1.2.2. Mối liên hệ giữa GDP và GNP 93 3.1.2.3. GDP danh nghĩa, GDP thực tế 94 3.1.2.4. Phƣơng pháp xác định GDP 95 3.2. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 101 3.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng 101 3.2.1.1. Định nghĩa 101 3.2.1.2. Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng 101 3.2.1.3. Những vấn đề phát sinh khi đo lƣờng chi phí sinh hoạt 102 3.2.2. Tăng trƣởng kinh tế 104 3.3.2.1. Khái niệm về tăng trƣởng kinh tế 104 3.3.2.2. Đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế 104 3.3.2.3. Các nhân tố quyết định tăng trƣởng kinh tế 105 3.3. TỔNG CUNG, TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ 109 3.3.1. Tổng cung và tổng cầu 109 3.3.1.1. Tổng cầu của nền kinh 109 3.3.1.2. Tổng cung của nền kinh tế 113 3.3.1.3. Sản lƣợng và mức giá cân bằng 117 3.3.1.4. Các cú sốc cầu và các cú sốc cung 118 3.3.2. Mô hình xác định sản lƣợng cân bằng 120 3.3.2.1. Cách tiếp cận thu nhập- chi tiêu 120 3.3.2.2. Mô hình xác định sản lƣợng trong nền kinh tế giản đơn 126 3.3.2.3. Mô hình xác định sản lƣợng trong một nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ 134 iv
- 3.3.2.4. Mô hình xác định sản lƣợng trong một nền kinh tế mở 137 3.3.3. Chính sách tài khoá 141 3.3.3.1.Chính sách tài khóa chủ động 142 3.3.3.2.Cơ chế tự ổn định 145 3.3.3.3.Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ 146 3.4. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 148 3.4.1. Tiền tệ 148 3.4.1.1. Khái niệm tiền 148 3.4.1.2. Chức năng của tiền 148 3.4.1.3. Các loại tiền 150 3.4.1.4. Đo lƣờng khối lƣợng tiền 151 3.4.2. Hệ thống ngân hàng 152 3.4.2.1. Cơ sở tiền tệ và cung tiền 152 3.4.2.2. Ngân hàng thƣơng mại và quá trình tạo tiền 152 3.4.2.3. Mô hình về cung tiền 154 3.4.2.4. Ngân hàng trung ƣơng và các công cụ điều tiết cung tiền 157 3.4.3. Cầu tiền và cân bằng thị trƣờng tiền tệ 160 3.4.3.1. Cầu tiền 160 3.4.3.2. Cân bằng thị trƣờng tiền tệ 161 3.4.4. Chính sách tiền tệ 162 3.5. THẤT NGHIỆP – LẠM PHÁT 164 3.5.1. Thất nghiệp 164 3.5.1.1. Tác hại của thất nghiệp 164 3.5.1.2. Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp 164 3.5.1.3.Tỷ lệ thất nghiệp 166 3.5.1.4. Phân loại thất nghiệp 168 3.5.2. Lạm phát 173 3.5.2.1. Khái niệm 174 3.5.2.2. Phân loại 174 3.5.2.3. Đo lƣờng lạm phát 175 3.5.2.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát 176 3.6. THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 181 3.6.1. Các chính sách thƣơng mại quốc tế 181 3.6.1.1. Khái niệm 181 3.6.1.2. Vai trò của chính sách thƣơng mại quốc tế 181 3.6.1.3. Các công cụ chủ yếu của chính sách thƣơng mại quốc tế 181 3.6.2. Tỷ giá hối đoái 184 v
- 3.6.2.1. Khái niệm 184 3.6.2.2. Thị trƣờng ngoại hối 185 3.6.2.3. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái 187 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 3 190 BÀI TẬP CHƢƠNG 3 192 TÀI LIỆU THAM KHẢO 197 vi
- CHƢƠNG 1 ĐẠI CƢƠNG VỀ KINH TẾ HỌC 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KINH TẾ HỌC 1.1.1. Sự khan hiếm và lựa chọn 1.1.1.1. Sự khan hiếm Sự tồn tại, phát triển của xã hội loài ngƣời luôn kéo theo sự gia tăng không ngừng các nhu cầu của nó. Để đáp ứng nhu cầu đó, cần phải sản xuất ra của cải vật chất. Đến lƣợt mình, để sản xuất, cần phải có các nguồn lực (còn gọi là các yếu tố sản xuất). Các yếu tố sản xuất: - Đất đai (theo nghĩa rộng) bao gồm toàn bộ đất dùng cho canh tác, xây dựng nhà ở, đƣờng xá và tài nguyên thiên thiên. - Lao động là năng lực của con ngƣời đƣợc sử dụng theo một mức độ nhất định trong quá trình sản xuất. Ngƣời ta đo lƣờng lao động bằng thời gian của con ngƣời lao động sử dụng trong quá trình sản xuất. - Vốn tƣ bản là những hàng hóa nhƣ máy móc, đƣờng sá, nhà xƣởng đƣợc sản xuất ra, để rồi lại đƣợc sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác. Vốn tƣ bản là thƣớc đo quan trọng, đánh giá trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Tuy nhiên, các nguồn lực trên luôn trong tình trạng khan hiếm (Nếu một thứ đƣợc coi là khan hiếm khi ta đặt giá của nó bằng 0 mà không đủ để thoả mãn nhu cầu của của xã hội. Ví dụ: không khí sạch). 1.1.1.2. Lý thuyết lựa chọn Lựa chọn kinh tế là sự quyết định con đƣờng phát triển kinh tế phù hợp với xu hƣớng phát triển và mục tiêu kinh tế chung, riêng và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên của một tổ chức kinh tế xã hội cụ thể. Bản chất của sự lựa chọn chính là tìm ra câu trả lời cho 3 câu hỏi lớn: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? a. Lý do phải lựa chọn Có hai lý do dẫn đến phải lựa chọn đó là: Nhu cầu của con ngƣời, xã hội (ý muốn chủ quan) thì vô hạn. Trong khi đó nguồn tài nguyên (tài nguyên thiên nhiên, vốn, sức lao động, thời gian) lại có hạn, khan hiếm. Nguồn lực khan hiếm cũng tuỳ thuộc vào từng quốc gia, từng tác nhân kinh tế. b. Mục tiêu của sự lựa chọn Tuỳ thuộc vào từng tác nhân kinh tế: - Đối với ngƣời sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ thì mục tiêu của sự lựa chọn là tối đa hoá lợi nhuận (mục tiêu cơ bản nhất), hoặc tối đa hoá doanh thu, hoặc 1
- tăng vị thế trên thị trƣờng, xã hội. - Đối với ngƣời tiêu dùng thì mục tiêu của sự lựa chọn là tối đa hoá lợi ích (độ thoả dụng) trong điều kiện thị trƣờng và nguồn ngân sách hiện có. - Đối với Chính phủ thì mục tiêu lựa chọn là Tối đa hoá phúc lợi công cộng. c. Căn cứ để tiến hành lựa chọn - Dựa vào chi phí cơ hội. - Dựa vào cầu trên thị trƣờng. - Dựa vào lợi thế so sánh của doanh nghiệp. - Dựa vào chiến lƣợc phát triển và ý đồ kinh doanh trong từng giai đoạn. Trong đó, chi phí cơ hội là căn cứ quan trọng nhất. Khái niệm: Chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua (hay thu nhập bị hy sinh) khi lựa chọn phƣơng án sản xuất (hoặc tiêu dùng) này mà không lựa chọn phƣơng án sản xuất (hoặc tiêu dùng) khác có lợi hơn. Đó là quan hệ đánh đổi giữa phƣơng án đã sản xuất (tiêu dùng) với phƣơng án khác bị bỏ qua. Trong thực tế thƣờng tồn tại quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng. Cách xác định: + Bằng hiện vật: Chi phí cơ hội là những hàng hoá và dịch vụ cần thiết nhất bị bỏ qua để thu đƣợc những hàng hoá và dịch vụ khác. (Chi phí cơ hội cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm loại hàng hoá này là sự hy sinh một luợng nào đó sản phẩm loại hàng hoá kia). Ví dụ: Khi ngƣời nông dân quyết định trồng hoa trên mảnh vƣờn của mình thay cho cây ăn quả hiện có thì chi phí cơ hội của việc trồng hoa là lƣợng hoa quả bị mất đi. Ý nghĩa: Làm cơ sở cho việc xác định phƣơng án sản xuất các loại sản phẩm hàng hoá có lợi nhất, khai thác sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao trong từng thời kỳ.) + Bằng giá trị: Chi phí cơ hội là chi phí (hay giá trị) bị bỏ qua (hy sinh) khi sản xuất hoặc tiêu dùng mặt hàng này để chuyển sang sản xuất hoặc tiêu dùng mặt hàng khác có lợi hơn. d. Phƣơng pháp lựa chọn Dùng đƣờng cong năng lực sản xuất (đƣờng giới hạn khả năng sản xuất). 1.1.2. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (PPF) Trong một nền kinh tế, số lƣợng các yếu tố sản xuất và trình độ công nghệ là có hạn. Do đó, khi quyết định sản xuất cái gì và nhƣ thế nào, nền kinh tế này phải quyết định xem những yếu tố hạn chế này đƣợc phân phối nhƣ thế nào giữa hàng nghìn, hàng vạn loại hàng hoá khác nhau có thể sản xuất. Ví dụ: Giả sử một nền kinh tế có các yếu tố hạn chế để có thể sản xuất lƣơng thực và quần áo. Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế này chính là các điểm nằm trên đƣờng A, B F. 2
- Tại điểm M thì số một lƣợng nhất định các yếu tố sản xuất chƣa đƣợc sử dụng hết nên đây là điểm không hiệu quả. Còn tại điểm N thì số lƣợng hàng hoá tăng nhƣng không đủ các yếu tố sản xuất để sản xuất ra lƣợng sản phẩm đó. Trên đƣờng A, B F chính là đƣờng giới hạn khả năng sản xuất. Bởi khả năng đáp ứng các yếu tố sản xuất là có giới hạn. Nếu tăng các yếu tố để sản xuất lƣơng thực thì sẽ giảm yếu tố sản xuất quần áo và ngƣợc lại. Tuy nhiên, các điểm trên đƣờng A, B F là các điểm hiệu quả vì tại đó sử dụng hết các yếu tố mà không bị dƣ thừa hoặc thiếu hụt. Bảng 1.1: Những khả năng sản xuất thay thế khác nhau Khả năng Lƣơng thực (tấn) Quần áo (nghìn bộ) A 0 7,5 B 1 7 C 2 6 D 3 4,5 E 4 2,5 F 5 0 Quần áo A B 7,5 N C 6 D 4,5 M 3 E 1,5 F 0 1 2 3 4 5 Lƣơng thực Hình 1.1: Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất 3
- 1.2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ HỌC 1.2.1. Kinh tế học Kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn. Nó nghiên cứu cách thức các xã hội lựa chọn nhƣ thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm một cách có hiệu quả và phân phối các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho các thành viên trong xã hội tiêu dùng cả thời hiện tại và thời tƣơng lai. Nói cách khác, Kinh tế học là môn khoa học lựa chọn, nó nghiên cứu cách thức của các xã hội phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm vào các mục đích sử dụng cạnh tranh. Ví dụ: Nƣớc Việt nam lựa chọn sản xuất lúa gạo, chè, cà phê.để sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm nhƣ đất đai, tiền vốn và các điều kiện sản xuất khác khác nhằm tạo ra nhiều sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao cao nhất và thoả mãn nhu cầu thị trƣờng về các sản phẩm đó. 1.2.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô - Kinh tế học vi mô: Là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của các tế bào trong nền kinh tế (doanh nghiệp, hộ gia đình). Nghiên cứu hành vi lựa chọn và ra quyết định của các cá nhân trong sản xuất, tiêu dùng nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng. Ví dụ: Hành vi lựa chọn của ngƣời quản lý doanh nghiệp khi quyết định số lao động thuê mƣớn, số vốn vay, địa điểm kinh doanh, sản lƣợng sản xuất, ,nơi tiêu thụ sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận. Hành vi lựa chọn của ngƣời tiêu dùng khi quyết định mua bao nhiêu sản phẩm cho phù hợp với khả năng thanh toán (thu nhập), sở thích thị hiếu nhằm tối đa hoá lợi ích khi sử dụng hàng hoá dịch vụ đó. - Kinh tế học vĩ mô: Là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của một quốc gia. Nó nhấn mạnh tới sự tƣơng tác trong nền kinh tế tổng thể. Các nội dung chủ yếu: Nghiên cứu về sản lƣợng, tăng trƣởng kinh tế, sự biến động về giá cả và việc làm, lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái trong tổng thể nền kinh tế. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có liên quan mật thiết với nhau vì chúng là 2 bộ phận của kinh tế học. Nghiên cứu kinh tế vi mô đúng sẽ giúp cho nghiên cứu vĩ mô hoàn chỉnh. Đồng thời kinh tế tổng thể phát triển lành mạnh ổn định sẽ tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động vi mô ở các doanh nghiệp. 1.2.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc - Kinh tế học thực chứng: Là một cách tiếp cận của kinh tế học, nó nghiên cứu và mô tả các hiện tƣợng kinh tế xã hội một cách khách quan và khoa học. Dù chính kiến của con ngƣời có khác nhau nhƣng hiện tƣợng đó vẫn diễn ra đúng nhƣ quy luật khách quan. Ở một chừng mực nào đó, ngƣời ta có thể coi nó nhƣ một môn khoa học tự nhiên. 4
- Ví dụ: Các vấn đề nên nhƣ thế nào, cần phải làm gì, Dịch cúm gia cầm đã làm cho mọi ngƣời ăn thịt bò nhiều hơn (nguyên nhân, kết quả). Hoặc trời càng mƣa nhiều thì ngƣời bán áo mƣa càng bán đƣợc nhiều, - Kinh tế học chuẩn tắc: Là một cách tiếp cận của kinh tế học liên quan đến quan điểm đạo lý, chính trị của một quốc gia. Nó đƣa ra những lời chỉ dẫn, khuyến nghị dựa trên cơ sở đánh giá theo tiêu chuẩn cá nhân. Ví dụ: Cần phải có giá thuê nhà rẻ cho sinh viên vì họ là những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc (vấn đề ở đây là "nên" và "cần" nhƣng mang tính đạo đức nhiều hơn). Mục tiêu của Kinh tế học, các nhà kinh tế là nắm bắt đƣợc quy luật khách quan để ra các quyết sách đúng đắn vì vậy phải nắm đƣợc Kinh tế học thực chứng. Nhƣng khi đánh giá lại các chính sách thì cần phải nhìn dƣới nhiều góc độ khác nhau Kinh tế học chuẩn tắc 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ 1.3.1. Ba vấn đề cơ bản của một nền kinh tế Nguồn lực của nền kinh tế khan hiếm, nên con ngƣời cần có sự lựa chọn nguồn lực có hạn vào sản xuất cái gì, nhƣ thế nào và cho ai? Nói cách khác là xã hội cần phải giải quyết ba vấn đề sau: - Một là, sản xuất những hàng hoá và dịch vụ nào, với số lƣợng bao nhiêu? Mỗi xã hội cần phải quyết định xem nên sản xuất những hàng hoá và dịch vụ nào, số lƣợng bao nhiêu, khi nào thì sản xuất với mục đích tối đa hoá việc sản xuất những sản phẩm cần thiết. Cơ sở của việc lựa chọn này là sự tồn tại những cách thức sử dụng khác nhau về nguồn lực để tạo ra những sản phẩm khác nhau. - Hai là, các hàng hoá và dịch vụ đƣợc sản xuất ra nhƣ thế nào? Lựa chọn công nghệ sản xuất nào để có thể tối thiểu hoá chi phí mà vẫn tạo ra đƣợc số lƣợng sản phẩm nhất định. Cơ sở của việc lựa chọn này là sự tồn tại những phƣơng pháp sản xuất khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể. - Ba là, hàng hoá và dịch vụ đƣợc sản xuất ra cho ai hay sản phẩm quốc dân đƣợc phân chia nhƣ thế nào cho các thành viên trong xã hội? Cơ sở của việc lựa chọn này là sự tồn tại những cách thức khác nhau để phân chia hàng hoá và thu nhập cho các thành viên trong xã hội. Những cách thức để giải quyết 3 vấn đề cơ bản trên trong một nước sẽ tuỳ thuộc vào lịch sử, hệ tư tưởng và chính sách của mỗi nước. Bởi vì ba vấn đề nêu trên là những chức năng mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải thực hiện, bất kể hình thức hay trình độ phát triển của nó nhƣ thế nào. Tất cả những chức năng này đều mang tính lựa chọn do các nguồn lực cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đều khan hiếm. Cơ sở cho sự lựa chọn này đƣợc thực hiện là: 5
- - Tồn tại những cách sử dụng khác nhau các nguồn lực trong việc sản xuất ra những sản phẩm khác nhau. - Tồn tại các phƣơng pháp khác nhau để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể. - Tồn tại các phƣơng pháp khác nhau để phân phối các hàng hoá và thu nhập cho các thành viên của xã hội. 1.3.2. Các chủ thể ra quyết định lựa chọn và cấu trúc của nền kinh tế Cấu trúc của nền kinh tế phụ thuộc vào số lƣợng các chủ thể ra quyết định trong nền kinh tế đó. Các chủ thể ra quyết định lựa chọn, hay còn gọi là chủ thể của nền kinh tế bao gồm: (1)- Người tiêu dùng (hộ gia đình): Người tiêu dùng là tất cả các cá nhân và hộ gia đình, họ mua hàng hoá và dịch vụ dể thoả mãn những nhu cầu thực phẩm, quần áo, dịch vụ đi lại Những hàng hoá này đƣợc gọi là hàng tiêu dùng, vì chúng đƣợc cá nhân và gia đình tiêu dùng cho đời sống. Cần phân biệt hàng tiêu dùng với hàng hoá tƣ bản (máy móc, nhà máy, đƣờng xe lửa ) là những hàng hoá đƣợc sử dụng để sản xuất ra những hàng hoá khác và thƣờng đƣợc Chính phủ và các nhà doanh nghiệp mua. Ngƣời tiêu dùng có ảnh hƣởng rất lớn đối với quyết định và việc sản xuất cái gì trong nền kinh tế, vì họ mua và tiêu dùng phần lớn sản phẩm của nền kinh tế. Nguyện vọng của người tiêu dùng muốn thoả mãn tối đa nhu cầu của họ với số thu nhập có hạn (tối đa hóa lợi ích). (2)- Các doanh nghiệp (hãng kinh doanh): Là người sản xuất hàng hoá và dịch vụ tư nhân giữ một vai trò quan trọng trong vấn đề quyết định sản xuất cái gì và như thế nào. Yếu tố cơ bản nhất nhằm giải thích cho phƣơng thức hoạt động của các nhà sản xuất tƣ nhân trong nền kinh tế, dù đó là nông trại gia đình, hộ kinh doanh thƣơng nghiệp hay doanh nghiệp công nghiệp là mục đích kiếm được lợi nhuận cao nhất(tối đa hóa lợi nhuận). (3)- Chính phủ: Trong nền kinh tế hỗn hợp, Chính phủ là chính quyền ở các cấp (địa phương, tỉnh, trung ương) đồng thời cũng là những người sản xuất và là người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ. Ngoài những nhiệm vụ thông thƣờng về công an, toà án, an ninh, giáo dục Chính phủ còn cung cấp các dịch vụ khác nhƣ vận tải đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng không, thông tin liên lạc, điện lực và Chính phủ sở hữu nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá công nghiệp và nông nghiệp. Với tƣ cách là ngƣời sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ, chính quyền các cấp tác động vào việc sản xuất cái gì và nhƣ thế nào giống nhƣ các doanh nghiệp tƣ nhân. Tuy nhiên, những động lực thúc đẩy các hoạt động này, nhìn chung là phức tạp hơn những động lực của doanh nghiệp tƣ nhân. Có vai trò điều tiết nền kinh tế, mục đích là tối đa hoá phúc lợi công cộng. Chính phủ sẽ thực hiện vai trò của mình thông qua 3 chức năng: hiệu quả, công bằng và ổn định. 6
- - Chức năng hiệu quả Trong đời sống thực tế ở các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng thì cơ chế thị trƣờng có thể dẫn tới một số thất bại. Ở hệ thống kinh tế cạnh tranh, nhiều nhà sản xuất đơn giản không biết sản xuất rẻ nhất, nên chi phí sản xuất không hạ xuống tới mức tối thiểu đƣợc. Trên thực tế một doanh nghiệp có thể có lãi bằng cách giữ mức giá cao cũng nhƣ bằng cách giữ mức sản xuất cao. Song trong nhiều lĩnh vực khác thì cũng chính họ lại có rất nhiều tác động bên ngoài nhƣ gây ô nhiễm môi trƣờng, độc hại đối với các doanh nghiệp khác hoặc ngƣời tiêu dùng. Trong mỗi trƣờng hợp nhƣ vậy, một thất bại thị trƣờng đều dẫn đến sản xuất không hiệu quả hoặc tiêu dùng không hiệu quả. Ở đây Chính phủ có thể đóng vai trò là ngƣời chữa bệnh. Thất bại của thị trƣờng hay là tính không hiệu quả của nền kinh tế có thể đƣợc tạo ra bởi nhiều nguyên nhân. Thông thƣờng nó xuất hiện là do trong nền kinh tế có môi trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo hay có nhân tố độc quyền. Một "ngƣời cạnh tranh không hoàn hảo" là một ngƣời mà hành động của họ có thể ảnh hƣởng đến giá cả của mặt hàng. Khi sức mạnh độc quyền có khả năng tác động đến giá cả ở một thị trƣờng nào đó, thì chúng ta sẽ thấy giá cả thƣờng cao hơn mức hiệu quả, làm méo mó nhu cầu và tạo ra lợi nhuận siêu ngạch. những lợi nhuận này có thể đƣợc sử dụng để mua chuộc ngành luật phát, đề ra hàng rào thuế quan có lợi cho tập đoàn độc quyền. Để khắc phục nhƣợc điểm này Chính phủ có thể đề ra các đạo luật chống độc quyền. Trong các trƣờng hợp mà tính không hiệu quả của nền kinh tế do những tác động bên ngoài gây ra. Chẳng hạn, một nhà máy hoá chất xả chất thải làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc , để hạn chế tác động bên ngoài, Chính phủ đề ra luật lệ điều tiết nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực bên ngoài nhƣ ô nhiễm nƣớc và không khí, chất thải gây nguy hiểm cho con ngƣời và xã hội. - Chức năng công bằng Trong nền kinh tế thị trƣờng, hàng hoá đƣợc phân phối cho những ngƣời có nhiều tiền nhất chứ không phải cho ngƣời có nhu cầu lớn nhất. Nhƣ vậy, ngay cả khi một cơ chế thị trƣờng đang là hiệu quả thì nó cũng có thể dẫn tới sự bất bình đẳng lớn. Trên thực tế, một ngƣời có nhiều tiền không chỉ do lao động chăm chỉ và tài năng giỏi giang của chính anh ta, mà có thể còn do nhiều yếu tố khác nhƣ: tài sản thừa kế, trúng sổ xố mang lại. Do vậy, cần phải có chính sách phân phối lại thu nhập nhƣ sử dụng thuế luỹ tiến - đánh thuế ngƣời giàu theo tỷ lệ cao hơn ngƣời nghèo; xây dựng hệ thống hỗ trợ thu nhập nhằm giúp đỡ cho ngƣời già cả, ngƣời tàn tật, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp y tế Tức là thông qua biện pháp thu thuế sẽ lấy đi một số hàng hoá dịch vụ của một nhóm ngƣời, thu hẹp khả năng mua sắm của họ. Thông qua công cụ thuế để hình thành ra các khoản chi từ ngân sách cho việc trợ cấp thất nghiệp đối với 7
- những ngƣời không có công ăn việc làm. đôi khi phải trợ cấp tiêu dùng cho những nhóm dân cƣ có thu nhập thấp bằng cách phát phiếu thực phẩm, trợ cấp y tế, nhà ở, - Chức năng ổn định Ngoài chức năng hiệu quả và công bằng, Chính phủ cũng tham gia vào chức năng kinh tế vĩ mô là duy trì sự ổn định kinh tế. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tƣ bản cho thấy: có những thời kỳ nền kinh tế TBCN đạt tốc độ tăng trƣởng rất mạnh, lạm phát cũng tăng vọt. Nhƣng lại cũng có thời kỳ nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái nặng nề với tỷ lệ thất nghiệp rất cao. Đó chính là những bƣớc thăng trầm của chu kỳ kinh doanh. Trong điều kiện thực tế này, Chính phủ có thể sử dụng các chính sách tài khoá, tiền tệ để tác động đến sản lƣợng, việc làm và lạm phát nhằm giảm bớt những dao động của chu kỳ kinh doanh. (4)- Người nước ngoài: bao gồm các cá nhân và các tổ chức, chính phủ nƣớc ngoài có tác động tới hoạt động kinh tế diễn ra ở một nƣớc thông qua việc mua bán hàng hoá và dịch vụ nhƣ vay mƣợn, viện trợ, đầu tƣ. Cấu trúc của nền kinh tế: (1)+(2): Nền kinh tế chỉ bao gồm hai tác nhân kinh tế chủ yếu là ngƣời tiêu dùng và các doanh nghiệp (Chính phủ không can thiệp vào đời sống kinh tế) đƣợc gọi là nền kinh tế giản đơn. (1)+(2)+(3): Nền kinh tế đóng, chính phủ điều hành nền kinh tế trong nội bộ của mình mà không chịu ảnh hƣởng của các tác nhân nƣớc ngoài (1)+(2)+(3) +(4): Nền kinh tế mở, các hoạt động kinh tế, chính trị trong nƣớc chịu ảnh hƣởng theo xu hƣớng biến động trên thế giới Ví dụ: Trƣớc Sự kiện 11/9/2001, lãi suất tiền gửi USD của FED (cục dự trữ liên bang Mỹ) là 5%/năm, sau đó giảm xuống còn 1,25%. Phản ứng của Việt Nam giảm lãi suất từ 5,5% xuống còn 1,75%. 1.3.3. Mô hình nền kinh tế Lịch sử phát triển của loài ngƣời đã hình thành các mô hình tổ chức nền kinh tế sau: 1.3.3.1. Mô hình nền kinh tế tập quán truyền thống Đặc trƣng cơ bản nhất của mô hình này là việc lựa chọn, quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ bản do tập quán truyền thống, đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Ưu điểm: Kế thừa đƣợc các kinh nghiệm trong quá trình sản xuất qua các thế hệ, có sự gắn kết giữa sản xuất với bản sắc văn hóa - Nhược điểm: Sản xuất không gắn với nhu cầu trên thị trƣờng, hạn chế việc đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất. 1.3.3.2. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung (kinh tế chỉ huy, mệnh lệnh) Đặc trƣng cơ bản nhất của mô hình này là việc lựa chọn, quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ 8
- bản đều do Chính phủ thực hiện (cơ chế mệnh lệnh áp đặt từ trên xuống). - Ưu điểm: Quản lý tập trung thống nhất việc sử dụng nguồn lực nên đã giải quyết đƣợc nhu cầu công cộng, xã hội và những cân đối lớn của nền kinh tế. Hạn chế phân hoá giàu nghèo và đảm bảo sự công bằng xã hội. - Nhược điểm: Bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu và hoạt động kém hiệu quả. Tất cả những vấn đề kinh tế cơ bản đều do các cơ quan kế hoạch của Chính phủ quyết định nên chỉ cần sai sót nhỏ của các nhà kế hoạch sẽ dẫn đến sự bất ổn định cho nền kinh tế. Ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng kém năng động sáng tạo bởi họ không có quyền lựa chọn. Phân phối mang tính chất bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng dẫn đến tình trạng thừa thiếu hàng hoá một cách giả tạo.Do vậy việc khai thác sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả, nền kinh tế phát triển chậm. 1.3.3.3. Mô hình kinh tế thị trường Đặc trƣng cơ bản của mô hình này là tất cả 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều do thị trƣờng quyết định (theo sự dẫn dắt của giá thị trƣờng - “Bàn tay vô hình”). - Ưu điểm: Ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng đƣợc quyền tự do lựa chọn và ra quyết định trong sản xuất tiêu dùng nên tính năng động, chủ động sáng tạo cao. Kích thích nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh, công nghệ kỹ thuật thƣờng xuyên đƣợc đổi mới. Phi tập trung hoá các quyền lực trên các phƣơng diện các quyết định cho các chủ thể sản xuất. Khai thác sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng kinh tế. - Nhược điểm: Do cạnh tranh vì lợi nhuận và coi lợi nhuận là mục tiêu duy nhất nên dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng (tự nhiên, kinh tế, xã hội). Phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội ngày càng tăng. Mâu thuẫn quan hệ kinh tế với quan hệ truyền thống. Nhiều vấn đề xã hội hết sức nan giải nảy sinh. Phát sinh nhiều rủi ro, tiêu cực 1.3.3.4. Mô hình kinh tế hỗn hợp Mô hình kinh tế hỗn hợp là mô hình vừa phát huy đƣợc nhân tố khách quan (quy luật kinh tế thị trƣờng) lại vừa coi trọng đƣợc nhân tố chủ quan (can thiệp của con ngƣời). Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa tác động khách quan của thị trƣờng với vai trò của Chính phủ. - Ưu điểm: Mô hình này phát huy đƣợc những ƣu điểm và hạn chế đến mức thấp nhất các tồn tại của hai mô hình trên nên việc khai thác sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn, nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Do vậy, ngƣời ta cho rằng đây là mô hình có hiệu quả nhất và đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, tuỳ đều kiện cụ thể của mỗi nƣớc mà vận dụng vai trò của thị trƣờng và chính phủ cho phù hợp. Mục tiêu của mô hình kinh tế hỗ hợp là khi kết hợp các mô hình tập quán truyền thống, kế hoạch hóa và thị trƣờng để phát huy đƣợc những ƣu điểm của từng mô hình; đồng thời hạn chế tối đa những nhƣợc điểm. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với 9
- việc mô hình kinh tế hỗn hợp không tồn tại nhƣợc điểm; nếu quá trình vận hành không tốt thậm chí sẽ làm phát sinh đồng thời những nhƣợc điểm của các mô hình kinh tế thành phần. 1.3.4. Cơ chế kinh tế Cơ chế kinh tế là cách thức xã hội giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: cái gì, nhƣ thế nào và cho ai. Để hiểu đƣợc cơ chế hoạt động của nền kinh tế chúng ta sẽ trừu tƣợng hoá thực tế và xây dựng một mô hình đơn giản hoá về nền kinh tế, trong đó bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. DT từ bán hàng hoá, dịch vụ Chi tiêu hàng hoá, dịch vụ Thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ Cung ứng hàng hoá, Tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ (1) (2) dịch vụ Trợ Trợ cấp cấp NGƢỜI NGƢỜI SẢN CHỈNH TIÊU XUẤT PHỦ DÙNG (Doanh (Hộ gia nghiệp) đình) Thuế Thuế (3) (4) Sử dụng các yếu tố Cung ứng yếu tố sản sản xuất xuất Thị trƣờng các yếu tố sản Chi phí cho các yếu tố sản xuất xuất Thu nhập từ yếu tố sản xuất Hình 1.2: Cơ chế tác động giữa các chủ thể trong nền kinh tế Bản chất, đây là mô hình luân chuyển kinh tế nhƣng nó cũng phản ánh cơ chế tác động lẫn nhau giữa các chủ thể ra quyết định lựa chọn trong nền kinh tế. Sự gắn kết giữa ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất thể hiện thông qua mối quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ hoặc các yếu tố sản xuất trên thị trƣờng. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trƣờng; với chính sách điều tiết gián tiếp, chính phủ có thể thực hiện thông qua các chính sách thuế hoặc trợ cấp đối với ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, chính phủ có thể điều tiết trực tiếp thị trƣờng bằng việc mua vào hoặc bán ra hàng hóa dịch vụ, các yếu tố sản xuất để tạo sự ổn định hoặc hoàn thành mục 10
- tiêu tăng trƣởng kinh tế. (1) thể hiện chính phủ tác động vào thị trƣờng hàng hóa dịch vụ làm tăng cầu, kích thích sản xuất; nhƣ vậy chính phủ đóng vai trò là ngƣời tiêu dùng hàng hóa. (2) thể hiện chính phủ tác động vào thị trƣờng hàng hóa dịch vụ làm tăng cung, giúp ổn định giá hoặc giảm sự khan hiếm hàng hóa nhƣ vậy, chính phủ đóng vai trò nhƣ bán hàng hóa dịch vụ. Tƣơng tự ở (3) và (4) trên thị trƣờng các yếu tố sản xuất nhằm hỗ trợ cho ngƣời sản xuất hoặc hộ gia đình trong những tình huống cụ thể, thời gian cụ thể, điều kiện cụ thể của nền kinh tế để đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể mà chính phủ đề ra. Ngoài ra, đối với nền kinh tế mở có sự tham gia của ngƣời nƣớc ngoài; tùy thuộc vai trò của ngƣời nƣớc ngoài nhƣ là một tác nhân sản xuất hoặc tiêu dùng sẽ làm cho cơ chế tác động linh hoạt hơn, vai trò của chính phủ các phức tạp và đa dạng hơn về hình thức tác động. 11
- CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1 1. Kinh tế học là gì? Sự giống và khác nhau giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô? Tại sao nói “Kinh tế học là lý thuyết về sự lựa chọn”? 2. So sánh kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc? Cho ví dụ minh hoạ? 3. Thế nào là đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (PPF)? Cho ví dụ? 4. Liệt kê và giải thích ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế? Giả sử bạn đang bị lạc trên một hoang đảo, hãy cho biết bạn đang gặp phải những vấn đề kinh tế cơ bản nào, giải thích? 5. Có mấy mô hình nền kinh tế? Nêu đặc điểm của từng mô hình? 6. Vẽ mô hình luồng luân chuyển kinh tế? Giải thích mô hình? 12
- CHƢƠNG 2 KINH TẾ VI MÔ 2.1. CẦU - CUNG 2.1.1. Cầu hàng hoá dịch vụ 2.1.1.1. Khái niệm cầu Cầu (Demand) là một thuật ngữ dùng để diễn đạt lượng hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau (mức giá chấp nhận ) trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi. Nhƣ vậy cầu chỉ xuất hiện khi có đủ hai điều kiện trên xẩy ra cùng một lúc (ngƣời tiêu dùng có khả năng thanh toán và sẵn sàng mua). Khi phân tích khái niệm về Cầu hàng hóa dịch vụ nào đó, cần quan tâm đến một số điểm sau: - Điều kiện hình thành cầu + Ngƣời tiêu dùng (ngƣời mua) có khả năng thanh toán. + Ngƣời mua sẵn sàng mua (cần công dụng và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ đó). - Cầu về một loại hàng hoá dịch vụ nào đó phải đƣợc xác định trong một khoảng không gian và thời gian nhất định (không gian tồn tại cầu chính là phạm vị diễn ra hoạt động mua, bán hàng hoá, dịch vụ). Ví dụ: Với giá gạo 3500đ/kg, cầu gạo ở Hà Nội là 10 tấn/ngày còn ở Hà Giang là 5 tấn/ngày. Thời gian ở đây chính là thời điểm diễn ra hành động mua - bán hàng hoá dịch vụ. Ví dụ: Cùng mặt hàng nƣớc giải khát nhƣng cầu về nƣớc giải khát về mùa hè và mùa đông khác nhau. - Khi xem xét ảnh hƣởng của giá cả đến cầu, một hàng hoá, dịch vụ nào đó ngƣời ta phải coi nhƣ các yếu tố khác không đổi. - Có sự phân biệt giữa nhu cầu và cầu về một hàng hoá dịch vụ nào đó. Nhu cầu là sự ham muốn của con người trong việc tiêu dùng sản phẩm và trong các hoạt động diễn ra hàng ngày, nó luôn vô hạn. Đó là sự đòi hỏi khách quan nảy sinh ở mỗi ngƣời, không phụ thuộc vào khả năng thỏa mãn chúng. Nhƣ vậy, nhu cầu mới chỉ đáp ứng điều kiện cần để hình hành cầu về một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó; chỉ khi có điều kiện đủ là khả năng thanh toán thì nhu cầu mới trở thành cầu của kinh tế thị trƣờng. 2.1.1.2. Lượng cầu Lượng cầu là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể (khi các yếu tố khác không thay đổi). Ví dụ: Cùng một sản phẩm hàng hóa dịch vụ, tại mức giá là 3.000đ/kg, số lƣợng 13
- hàng hóa mà ngƣời mua sẵn sàng và có khả năng mua là 10 tấn/ngày; tại mức giá là 3.200đ/kg, số lƣợng hàng hóa mà ngƣời mua sẵn sàng và có khả năng mua là 9 tấn/ngày. Nhƣ vậy, chúng ta sẽ nói lƣợng cầu hàng hóa đó (QD1) là 10 tấn/ngày tại mức giá (P1) 3.000đ/kg; lƣợng cầu hàng hóa đó (QD2) là 9 tấn/ngày tại mức giá (P2) 3.200đ/kg (cả QD1 và QD2 đều là lƣợng cầu nhƣng luôn gắn với một mức giá cụ thể là P1 hoặc P2). 2.1.1.3. Biểu cầu Là một bảng mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng có khả năng thanh toán và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Biểu cầu gồm 2 cột: Một cột phản ánh giá của hàng hóa và một cột phản ánh lƣợng cầu về hàng hóa đó. Bảng 2.1: Biểu cầu về tiêu dùng bia của khách hàng A trong một tuần Giá một cốc bia - P Lƣợng cầu về bia - QD (nghìn đồng/cốc) (Cốc) 0,0 12 1,0 10 2,0 8 3,0 6 4,0 4 5,0 2 6,0 0 Biểu cầu chỉ ra lƣợng cầu tại mỗi mức giá. Ở mỗi mức giá chúng ta có thể xác định đƣợc số lƣợng hàng hóa mà ngƣời tiêu dùng muốn mua. 2.1.1.4. Đường cầu Khi biểu diễn biểu cầu lên đồ thị (trục tung là mức giá và trục hoành là lƣợng) thì đƣờng biểu diễn này gọi là đƣờng cầu. Đường cầu là đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua với các mức giá khác nhau khi các yếu tố khác không thay đổi. Khi thể hiện mối quan hệ tƣơng quan giữa giá và lƣợng cầu trên đồ thị, đƣờng cầu sẽ có dạng dốc xuống (dạng phổ biến); ngoài ra, cũng tồn tại các xu hƣớng khác của đƣờng cầu là những trƣờng hợp đặc biệt khi đƣờng cầu không còn xu hƣớng dốc xuống dƣới - sang bên phải. 14
- a. Trƣờng hợp phổ biến của đƣờng cầu Đƣờng cầu dốc xuống thể hiện khi giá cả hàng hóa tăng lên, các yếu tố khác không thay đổi, khách hàng có xu hƣớng mua hàng hóa ít đi, và ngƣợc lại. P P0 P1 P2 D 0 Q1 Q2 Q0 Q Hình 2.1: Đƣờng cầu dốc xuống Có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đường cầu dốc xuống: - Thứ nhất, là hiệu ứng thay thế. Khi giá của một hàng hóa tăng lên, ngƣời tiêu dùng sẽ thay thế nó bằng một hàng hóa khác tƣơng tự. Ví dụ: Khi giá thịt lợn tăng lên, ngƣời tiêu dùng có thể sẽ mua nhiều thịt gà hơn. - Thứ hai, là hiệu ứng thu nhập. Điều này xảy ra vì khi giá tăng lên, ngƣời tiêu dùng thấy mình nghèo đi hơn trƣớc. Vì vậy, ngƣời tiêu dùng tự động cắt giảm việc tiêu thụ hàng hóa đó. Ví dụ: Nếu giá xăng dầu tăng lên gấp đôi, sẽ làm thu nhập thực tế ít đi mặc dù thu nhập danh nghĩa là không đổi (số tiền lƣơng đƣợc nhận không giảm), vì vậy ngƣời tiêu dùng sẽ tự động cắt giảm tiêu dùng xăng dầu. b. Các trƣờng hợp đặc biệt của đƣờng cầu Các trƣờng hợp đặc biệt của đƣờng cầu là những trƣờng hợp mà khi thể hiện đƣờng cầu trên đồ thị không còn tuân thủ quy luật đƣờng cầu dốc xuống. - Đường cầu dốc lên, đây là một trƣờng hợp ngoại lệ xảy ra trong thời điểm rất ngắn (lạm phát, đổi tiền). Trạng thái này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và lƣợng cầu; giá tăng nhƣng ngƣời tiêu dùng vẫn mua nhiều hơn (lƣợng cầu tăng). 15
- P D P2 P1 0 Q1 Q2 Q Hình 2.2: Đƣờng cầu dốc lên - Đường cầu thẳng đứng (song song với trục tung), đây là trƣờng hợp thể hiện rằng khi giá có tăng bao nhiêu đi nữa thì cầu của ngƣời tiêu dùng về loại hàng hóa dịch vụ đó vẫn không đổi (Q1) - chẳng hạn nhƣ muối ăn. P D P2 P1 0 Q1 Q Hình 2.3: Đƣờng cầu thẳng đứng - Đường cầu nằm ngang (song song với trục hoành), đây là trƣờng hợp thể hiện rằng khi cùng một mức giá (P1) thì ngƣời tiêu dùng sẽ mua với bất kể số lƣợng nào. Cũng nhƣ 2 trƣờng hợp đặc biệt trên, trƣờng hợp này cũng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn. 16
- P D P1 0 Q1 Q2 Q Hình 2.4: Đƣờng cầu nằm ngang 2.1.1.5. Luật cầu Số lƣợng hàng hóa, dịch vụ đƣợc mua trên thị trƣờng sẽ tăng lên khi giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó giảm xuống và ngƣợc lại. Nói cách khác là phản ánh quan hệ tỷ lệ nghịch của giá và lƣợng cầu trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Trên thực tế, có một số loại hàng hóa đặc biệt hoặc trong những thời điểm đặc biệt sẽ không tuân theo luật cầu. Chúng ta gọi chung là các trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: Hàng hóa theo mốt (giá cao thì lƣợng cầu cao, khi hết mốt giá giảm thì lƣợng cầu giảm) hoặc hàng hóa xa xỉ (giá cao ngƣời tiêu dùng mua nhiều); hoặc khi chuẩn bị có thiên tai, lũ lụt thì giá cả hàng hóa thiết yếu nhƣ lƣợng thực, thực phẩm tăng nhƣng ngƣời tiêu dùng vẫn muốn mua để phòng sự khan hiếm sau thiên tai. 2.1.1.6. Hàm cầu và các yếu tố ảnh hưởng a. Hàm cầu tổng quát và các yếu tố ảnh hƣởng Lƣợng cầu hàng hoá dịch vụ trên thị trƣờng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố. Do vậy để biểu diễn mối quan hệ này ngƣời ta sử dụng hàm số của cầu ( hàm cầu). Dạng tổng quát: QD (x,t) = f (PX ; I ; PY ; T ; N ; E ) Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của từng yếu tố, ngƣời ta phải cố định các yếu tố khác (coi như các yếu tố khác không đổi). - Giá cả hàng hoá dịch vụ (PX ): Khi giá sản phẩm hàng hoá dịch vụ tăng thì lƣợng cầu của nó giảm và ngƣợc lại. Mức độ tác động này còn phụ thuộc từng loại hàng hoá dịch vụ. - Thu nhập của người tiêu dùng (I ): Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu đối với ngƣời tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của ngƣời tiêu dùng. 17
- Thu nhập ngƣời tiêu dùng tăng thì cầu về hàng hoá thông thƣờng (bao gồm hàng hoá dịch vụ xa xỉ và hàng hoá thiết yếu) tăng, cầu về hàng thứ cấp giảm (và ngƣợc lại). Hàng hoá thiết yếu là các hàng hoá đƣợc cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhƣng sự tăng cầu là tƣơng đối nhỏ hoặc xấp xỉ nhƣ sự tăng thu nhập. Ví dụ nhƣ lƣơng thực, thực phẩm. Hàng hoá xa xỉ là hàng hoá đƣợc cầu tƣơng đối nhiều khi thu nhập của bạn tăng lên. Ví dụ: nhƣ đi du lịch, mua bảo hiểm, xe ôtô Hàng hoá thứ cấp là hàng hoá mà khi thu nhập tăng lên ngƣời tiêu dùng mua ít đi và ngƣợc lại. Ví dụ nhƣ gạo độn ngô, khoai (Hàng hoá thứ cấp hay thông thƣờng chỉ có tính thời điểm). - Giá cả của hàng hoá có liên quan (PY ): Mỗi loại hàng hoá có hai loại hàng hoá liên quan đó là hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung. Hàng hoá thay thế là những hàng hoá giống hàng hoá đang xem xét hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thoã mãn cùng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nhƣ chè và cafê, thịt và cá Khi giá cả hàng hoá thay thế tăng hoặc giảm xuống thì cầu hàng có liên quan sẽ tăng lên hoặc giảm xuống. Hàng hoá bổ sung là các hàng hoá đƣợc sử dụng cùng nhau ví dụ nhƣ chè lipton và đƣờng, xe máy và xăng Khi giá cả hàng hoá bổ sung tăng lên hoặc giảm xuống thì cầu hàng hoá liên quan sẽ giảm xuống hoặc tăng lên. - Thị hiếu, sở thích người tiêu dùng (T): Thị hiếu là ý thích của con ngƣời. Thị hiếu xác định chủng loại hàng hoá mà ngƣời tiêu dùng muốn mua. Yếu tố này ít thay đổi vì thị hiếu ngƣời tiêu dùng rất đa dạng và phức tạp, nó phụ thuộc vào tâm lý lứa tuổi, giới tính, xã hội nên khi nghiên cứu phải chọn mẫu đại diện, từ đó có thể lƣợng hoá và suy rộng. Tuy nhiên, thị hiếu tiêu dùng thƣờng chịu ảnh hƣởng lớn của quảng cáo. - Quy mô và cơ cấu dân số (N): Quy mô dân số ảnh hƣởng đến tổng cầu hàng hoá dịch vụ (quy mô thị trƣờng) của từng vùng và một nƣớc. Thị trƣờng càng nhiều ngƣời tiêu dùng thì cầu tiềm năng sẽ càng lớn. - Kỳ vọng của người tiêu dùng (E): Cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi) của ngƣời tiêu dùng. Đó là hy vọng (dự đoán) về sự thay đổi các yếu tố trên( giá cả, thu nhập) để quyết định lƣợng sản phẩm tiêu dùng hiện tại và tƣơng lai. Nếu ngƣời tiêu dùng kỳ vọng rằng giá của hàng hoá sẽ tăng lên trong tƣơng lai thì họ sẽ mua nhiều hàng hoá đó hơn ngay bây giờ. Ngoài ra, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc nhƣ chính sách trợ cấp, thuế thu nhập hoặc điều kiện tự nhiên cũng ảnh hƣởng đến lƣợng cầu hàng hoá dịch vụ. 18
- Lưu ý: Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của từng yếu tố tới lƣợng cầu hàng hoá dịch vụ ngƣời ta thƣờng giả định các yếu tố khác không thay đổi. Vì thế có hàm cầu theo giá, hàm cầu theo thu nhập. b. Hàm cầu theo giá Trong quan hệ hàm số, lƣợng cầu và mức giá có thể biểu diễn qua phƣơng trình: QD = f(P) Trong đó: QD: Lƣợng cầu về hàng hóa dịch vụ đang xét. P: Là giá cả hàng hóa đang xét. Hàm cầu phổ biến là hàm cầu tuyến tính, có dạng: QD = - aP + b Trong đó: QD: Là lƣợng cầu. P: Là giá hàng hóa. a: Hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lƣợng cầu. b: Hệ số biểu thị lƣợng cầu khi giá bằng 0. Hàm cầu ngƣợc (là cách viết khác của hàm cầu): 1 b PQ D aa Đặt: -1/a = a' b/a = b' Ta có thể viết lại hàm cầu ngƣợc dƣới dạng: PD = - a'.P + b' Các hàm cầu đã thiết lập ở trên đƣợc giới hạn trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, hàm chỉ thể hiện quan hệ tƣơng quan giữa giá cả và lƣợng cầu hàng hóa dịch vụ đang xét. Dấu trừ (-) trƣớc hệ số a hoặc a' nhằm đề cập đến trƣờng hợp tổng quát của đƣờng cầu, đó là thể hiện quan hệ nghịch biến giữa giá và lƣợng cầu. 2.1.1.7. Cầu cá nhân và cầu thị trường a. Cầu cá nhân Cầu của từng ngƣời tiêu dùng đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó là cầu cá nhân. b. Cầu thị trƣờng Cầu thị trƣờng về một hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng tất cả các cầu cá nhân hàng của hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Lƣợng cầu trên thị trƣờng là tổng lƣợng cầu của moi ngƣời mua. Ví dụ: Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, các sinh viên có 2 lựa chọn về làm khóa luận, hoặc thuê đánh máy hoặc tự viết tay. Ta có biểu cầu nhƣ sau: 19
- Bảng 2.2: Cầu cá nhân và cầu thị trƣờng thuê đánh máy của sinh viên Lƣợng cầu Giá đánh máy 1 trang (số trang) Tổng cầu (đồng) Sinh Sinh Sinh Sinh viên A viên B viên C viên D 500 1 4 0 0 5 450 2 6 0 0 8 400 3 8 0 0 11 350 5 11 0 0 16 300 7 14 1 0 22 250 9 18 3 0 30 200 12 22 5 0 39 150 15 26 6 0 47 100 20 30 7 0 57 Trên cơ sở nguyên lý tính toán cầu thị trƣờng từ tổng các cầu cá nhân; chúng ta sẽ dựng cầu thị trƣờng của một hàng hóa nào đó với chỉ 2 cá nhân tồn tại trên thị trƣờng, kết quả dựng đƣờng cầu thị trƣờng thông qua đồ thị sau: P D2 P1 DTT D1 0 Q1 Q Hình 2.5: Đƣờng cầu thị trƣờng Theo lý thuyết, chúng ta sẽ thiết lập đƣợc đƣờng cầu thị trƣờng (DTT) bằng cách cộng theo chiều ngang của 2 đƣờng cầu cá nhân D1 và D2. Khi Q ≤ Q1, đƣờng cầu thị 20
- trƣờng chính là đƣờng cầu D2, khi Q > Q1, đƣờng cầu thị trƣờng là tổng cầu của 2 cá nhân tham gia vào thị trƣờng. Do đó, đƣờng cầu thị trƣờng trong trƣờng hợp trên chính là đƣờng "tô đậm" (gãy khúc tại điểm A tƣơng đƣơng với mức giá P1 và lƣợng cầu là Q1). 2.1.1.8. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu a. Sự di chuyển của đƣờng cầu Sự di chuyển đường cầu là sự vận động dọc theo đường cầu hay là sự thay đổi các điểm trên cùng một đường cầu (thay đổi điểm cầu). P A P1 B P2 D 0 Q1 Q2 Q Hình 2.6: Sự di chuyển của đƣờng cầu Nếu giá cả của hàng hoá giảm xuống và các yếu tố khác không thay đổi thì sẽ có hiện tƣợng tăng lên của lƣợng cầu. Nếu giá cả của hàng hoá đó tăng lên và các yếu tố khác không đổi thì sẽ có hiện tƣợng giảm xuống của lƣợng cầu. - Nếu thay đổi từ điểm A đến B : đƣờng cầu di chuyển theo hƣớng tăng (tăng lƣợng cầu). Nếu ngƣợc lại từ B về A: đƣờng cầu di chuyển theo hƣớng giảm (giảm lƣợng cầu). - Khi giá hàng hoá đang xét (PX) thay đổi sẽ làm đƣờng cầu di chuyển. - Khi đƣờng cầu di chuyển sẽ làm thay đổi theo hƣớng tăng hoặc giảm lƣợng cầu hàng hoá dịch vụ trên thị trƣờng. b. Sự dịch chuyển của đƣờng cầu Sự dịch chuyển đường cầu là sự thay đổi toàn bộ đường cầu từ vị trí này sang vị trí khác. Khi các yếu tố phi giá (ngoại sinh) nhƣ: thu nhập, giá hàng hoá liên quan, thị hiếu sở thích ngƣời tiêu dùng, số lƣợng ngƣời tiêu dùng thay đổi sẽ làm D dịch chuyển hay có sự thay đổi của cầu. 21
- Nếu dịch chuyển lên trên về phía phải (từ D sang D1): D dịch chuyển theo hƣớng tăng (tăng cầu). Nếu dịch chuyển xuống dƣới về phía trái (từ D sang D2): D dịch chuyển theo hƣớng giảm (giảm cầu). P P1 D1 D2 D 0 Q1 Q2 Q Hình 2.7: Sự dịch chuyển của đƣờng cầu Ví dụ: Sự tăng lên của thu nhập, sự gia tăng dân số, sự gia tăng của giá cả hàng hoá thay thế hoặc giảm xuống của giá các hàng hoá bổ sung sẽ làm dịch chuyển toàn bộ đƣờng cầu D sang bên phải tới đƣờng D1. Đó là sự tăng lên của cầu. Còn khi thu nhập giảm, dân số giảm, giá các hàng hoá thay thế hoặc giá các hàng hoá bổ sung tăng sẽ làm dịch chuyển đƣờng cầu D về phía trái tới đƣờng D2. Đó là sự giảm xuống của cầu. Khi D dịch chuyển sang D1 theo hƣớng tăng thì với cùng 1 mức giá P1 thì ngƣời tiêu dùng sẽ mua hàng hoá nhiều hơn (khả năng thanh toán của họ sẽ nhiều hơn - Q2>Q1) Khi đƣờng cầu dịch chuyển tăng sẽ tạo ra 2 hệ quả: hoặc lƣợng cầu cao hơn ở mức giá nhƣ cũ, hoặc giá cao hơn ở lƣợng cầu nhƣ cũ. Còn khi đƣờng cầu dịch chuyển giảm sẽ gây ra hệ quả ngƣợc lại. 2.1.2. Cung hàng hoá dịch vụ 2.1.2.1. Khái niệm cung Cung (Suppy) là một thuật ngữ dùng để diễn đạt lượng hàng hoá dịch vụ mà người sản xuất có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau (mức giá chấp nhận) trong phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi. Nhƣ vậy, cung chỉ xuất hiện khi có đủ hai điều kiện trên xảy ra cùng một lúc (ngƣời sản xuất có khả năng và sẵn sàng bán). Khi phân tích khái niệm về Cung hàng hóa dịch vụ nào đó, cần quan tâm đến một số điểm sau: 22
- - Điều kiện hình thành cung: Điều kiện là ngƣời sản xuất có khả năng (có hàng hoá, dịch vụ); ngƣời sản xuất sẵn sàng bán. Ví dụ: Tôi có xe máy nhƣng tôi không muốn bán thì hành động bán xe máy không diễn ra. - Việc cung ứng hàng hoá phải đƣợc xác định trong một khoảng không gian và thời gian xác định. Về mặt không gian: ở đây muốn nói đến phạm vi mua bán hàng hoá, dịch vụ. Ví dụ: cùng một mức giá về thịt lợn là 20.000đ/kg nhƣng cung ở Hà Nội và ở Bắc Cạn là hoàn toàn khác nhau. Vì nó liên quan đến khả năng thanh toán của ngƣời tiêu dùng và quy mô khách hàng và quy mô sản xuất. Thời gian là thời điểm mua bán hàng hoá, dịch vụ Ví dụ: Trong các mùa trong năm thì về mùa hè khả năng cung ứng nƣớc giải khát sẽ nhiều hơn rất nhiều về mùa đông. - Khi xem xét ảnh hƣởng của yếu tố giá cả đến lƣợng cung của 1 hàng hoá nào đó thì ngƣời ta phải coi nhƣ các yếu tố khác không thay đổi bởi vì các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng cung rất nhiều. - Trong kinh tế thị trƣờng chỉ có cung nào phù hợp với cầu thị trƣờng mới trở thành cung của thị trƣờng. 2.1.2.2. Lượng cung Lượng cung là số lượng hàng hoá dịch vụ mà người sản xuất có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể (khi các yếu tố khác không thay đổi). Ví dụ: Cùng một sản phẩm hàng hóa dịch vụ, tại mức giá là 3.000đ/kg, số lƣợng hàng hóa mà ngƣời bán sẵn sàng và có khả năng mua là 6 tấn/ngày; tại mức giá là 3.200đ/kg, số lƣợng hàng hóa mà ngƣời bán sẵn sàng và có khả năng mua là 10 tấn/ngày. Nhƣ vậy, chúng ta sẽ nói lƣợng cung hàng hóa đó (QS1) là 6 tấn/ngày tại mức giá (P1) 3.000đ/kg; lƣợng cung hàng hóa đó (QS2) là 10 tấn/ngày tại mức giá (P2) 3.200đ/kg (cả QS1 và QS2 đều là lƣợng cung nhƣng luôn gắn với một mức giá cụ thể là P1 hoặc P2). 2.1.2.3. Biểu cung Là một bảng mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng cung cấp ở các mức giá thị trường trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Biểu cung gồm 2 cột: Một cột phản ánh giá của hàng hóa và một cột phản ánh lƣợng cung về hàng hóa đó. 23
- Bảng 2.3: Biểu cung của một hãng bia A trong một tuần trên một phƣờng Giá một cốc bia - P Lƣợng cung về bia - QS (nghìn đồng/cốc) (Cốc) 0,0 0 1,0 10 2,0 20 3,0 30 4,0 40 5,0 50 Biểu cung chỉ ra lƣợng cung tại mỗi mức giá. Ở mỗi mức giá chúng ta có thể xác định đƣợc số lƣợng hàng hóa mà nhà sản xuất cung ứng. 2.1.2.4. Đường cung Khi biểu diễn biểu cung lên đồ thị (trục tung là mức giá và trục hoành là lƣợng) thì đƣờng biểu diễn này gọi là đƣờng cung Đường cung là đường mô tả mối quan hệ giữa lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng cung cấp ở các mức giá. Khi thể hiện mối quan hệ tƣơng quan giữa giá và lƣợng cung trên đồ thị, đƣờng cung sẽ có dạng dốc lên trên (dạng phổ biến); ngoài ra, cũng tồn tại các xu hƣớng khác của đƣờng cung là những trƣờng hợp đặc biệt khi đƣờng cung không còn xu hƣớng duy nhất là dốc xuống lên trên. a. Trƣờng hợp phổ biến của đƣờng cung P S P2 P1 0 Q1 Q2 Q Hình 2.8: Đƣờng cung dốc lên 24
- Đƣờng cung có chiều đi lên đối với hầu hết các mặt hàng tiêu dùng cá nhân. Một lý do quan trọng dẫn đến việc đƣờng cung có độ dốc đi lên trên là lƣợng đầu vào biến đổi tăng lên trong khi các đầu vào khác cố định. Càng về sau, mỗi lao động tăng thêm sẽ đóng góp ngày càng ít số lƣợng sản phẩm sản xuất thêm. Mức giá cả để khuyến khích sản xuất thêm hàng hóa này vì thế cần phải tăng lên. Chính sự tăng giá này sẽ khuyến khích ngƣời sản xuất tăng mức sản xuất và bán sản phẩm trên thị trƣờng. Vì thế, đƣờng cung về sản phẩm có chiều dốc lên trên. b. Các trƣờng hợp đặc biệt của đƣờng cung Các trƣờng hợp đặc biệt của đƣờng cung là những trƣờng hợp mà khi thể hiện đƣờng cung trên đồ thị không còn tuân thủ quy luật đƣờng cung dốc lên trên. - Đường cung dốc xuống dưới, đây là một trƣờng hợp ngoại lệ xảy ra trong thời điểm rất ngắn (doanh nghiệp muốn thu hồi vốn). Trạng thái này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá và lƣợng cung; giá giảm xuống nhƣng ngƣời bán vẫn bán nhiều hơn (lƣợng cung tăng). P P0 P1 P2 S 0 Q1 Q2 Q0 Q Hình 2.9: Đƣờng cung dốc xuống - Đường cung thẳng đứng (song song với trục tung), đây là trƣờng hợp thể hiện rằng khi giá có tăng bao nhiêu đi nữa thì lƣợng cung về loại hàng hóa dịch vụ đó vẫn không đổi (Q1). Chẳng hạn đối với cung về đất (xét theo số lƣợng đất thuộc sở hữu của ngƣời bán), khi giá tăng lên học muốn bán thêm nhƣng cũng không còn đất để bán. Tuy nhiên, chỉ xét theo góc độ ứng xử của họ về lƣợng cung về đất khi giá thì vẫn tuân theo 25
- trƣờng hợp phố biến là đƣờng cung dốc lên. Ngoài ra, có thể gặp tình huống này ở rất nhiều loại hàng hóa dịch vụ mà khoảng thời gian để tạo ra nó (sản xuất) dài, trong khi xét trong khoảng thời gian ngắn giá tăng thì họ cũng không thể cung ứng thêm; chẳng hạn nhƣ hoa tết, cây cảnh. P S P2 P1 0 Q1 Q Hình 2.10: Đƣờng cung thẳng đứng - Đường cung nằm ngang (song song với trục hoành), đây là trƣờng hợp thể hiện rằng khi cùng một mức giá (P1) thì ngƣời sản xuất có bán ra với bất kể số lƣợng nào thì mức giá đó cũng không thay đổi (với cùng mức giá ngƣời sản xuất sẽ cung ứng với bất kể số lƣợng nào). Cũng nhƣ 2 trƣờng hợp đặc biệt trên, trƣờng hợp này cũng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn. P S P1 0 Q1 Q2 Q Hình 2.11: Đƣờng cung nằm ngang 26
- 2.1.2.5. Luật cung Luật cung cho biết số lƣợng hàng hóa hoặc dịch vụ đƣợc cung ứng trong một thời gian nhất định sẽ tăng lên khi giá các hàng hóa hoặc dịch vụ đó tăng lên và ngƣợc lại. 2.1.2.6. Hàm cung tổng quát và các yếu tố ảnh hưởng a. Hàm cung tổng quát và các yếu tố ảnh hƣởng Lƣợng cung hàng hoá dịch vụ trên thị trƣờng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố. Do vậy để biểu diễn mối quan hệ này ngƣời ta sử dụng hàm số của cung (hàm cung). Dạng tổng quát: QS (x,t) = f (PX ; C ; T ; G ; N ; E ) Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của từng yếu tố, ngƣời ta phải cố định các yếu tố khác (coi nhƣ các yếu tố khác không đổi). - Giá cả hàng hoá dịch vụ (PX ): Giá cả hàng hoá dịch vụ càng cao thì lƣợng cung sẽ càng lớn và ngƣợc lại. - Giá cả các yếu tố đầu vào (C): Giá các yếu tố đầu vào tăng hoặc giảm sẽ làm cho cung giảm hoặc tăng và ngƣợc lại Ví dụ: Khi giá phân bón NPK tăng lên thì lợi nhuận của ngƣời nông dân sẽ giảm do đó Qs lúa gạo sẽ giảm. Khi giá phân bón giảm, giá lúa gạo không đổi thì Qs lúa gạo tăng. - Trình độ công nghệ kỹ thuật (T): Công nghệ sản xuất đƣợc đổi mới và càng tiến tiến phù hợp với điều kiện sản xuất cụ thể thì làm cho cung tăng. Ví dụ: Sản xuất lúa có sự thay giống cũ bằng giống mới (có năng suất chất lƣợng sản phẩm cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên) thì cung về thóc tăng. - Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước (G): Tăng thuế thì cung giảm; trợ giá đầu vào, trợ cấp cho ngƣời sản xuất sẽ dẫn đến tăng cung. - Số lượng doanh nghiệp (N) tham gia cung ứng trên thị trường tăng lên sẽ làm tăng tổng cung hàng hoá, dịch vụ và ngƣợc lại - Kỳ vọng của người sản xuất (E): ảnh hƣởng ngƣợc lại so với cầu. Ngoài ra: Điều kiện tự nhiên cũng tác động đến cung, thể hiện rõ trong nông nghiệp. Lưu ý: Lƣợng cung hàng hoá X chịu tác động tổng hợp của tất cả các yếu tố xác định nó nhƣng trong thực tế để tiện phân tích ảnh hƣởng củatừng yếu tố đến lƣợng cung hàng hoá dịch vụ ngƣời ta thƣờng giả định các yếu tố khác không thay đổi. b. Hàm cung theo giá Trong quan hệ hàm số, lƣợng cung và mức giá có thể biểu diễn thông qua phƣơng trình: QS = f(P) Trong đó: QS: Lƣợng cung về hàng hóa dịch vụ đang xét. P: Là giá cả hàng hóa đang xét. Hàm cung phổ biến là hàm cung tuyến tính, có dạng: QS = cP + d 27
- Trong đó: QS: Là lƣợng cung. P: Là giá hàng hóa. a: Hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lƣợng cung. b: Hệ số biểu thị lƣợng cung khi giá bằng 0. Hàm cung ngƣợc (là cách viết khác của hàm cung): 1 d PQ S cc Đặt: 1/c = c' -d/c = d' Ta có thể viết lại hàm cầu ngƣợc dƣới dạng: PS = c'.P + d' Các hàm cung đã thiết lập ở trên đƣợc giới hạn trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, hàm chỉ thể hiện quan hệ tƣơng quan giữa giá cả và lƣợng cung hàng hóa dịch vụ đang xét. Hệ số c hoặc c' thƣờng nhận giá trị dƣơng nhằm đề cập đến trƣờng hợp tổng quá của đƣờng cung, đó là thể hiện quan hệ tỉ lệ thuận giữa giá và lƣợng cung. 2.1.2.7. Cung cá nhân và cung thị trường a. Cung cá nhân Cung của từng nhà sản xuất đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ là cung cá nhân về hàng hóa hoặc dịch vụ đó. b. Cung thị trƣờng Cung thị trƣờng về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng các lƣợng cung cá nhân của hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Ví dụ: Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, có 4 doanh nghiệp tham gia vào việc cung ứng sản phẩm quần jean ra thị trƣờng nhƣng mức độ chấp nhận giá khác nhau. Ta có biểu cung nhƣ sau: Bảng 2.4: Cung cá nhân và cung thị trƣờng sản phẩm quần jean Sản phẩm quần jean Lƣợng cung (chiếc) Tổng cung (1.000 đồng) DN1 DN 2 DN 3 DN4 của thị trƣờng 100 10 50 0 0 60 125 30 100 0 0 130 150 60 150 10 0 220 175 90 200 20 0 310 200 120 250 30 20 420 225 150 300 40 40 530 250 180 350 50 60 640 28
- Trên cơ sở nguyên lý tính toán cung thị trƣờng từ tổng các cung cá nhân; chúng ta sẽ dựng cung thị trƣờng của một hàng hóa nào đó với chỉ 2 cá nhân tồn tại trên thị trƣờng, kết quả dựng đƣờng cung thị trƣờng thông qua đồ thị sau: S P 2 S1 S P2 P1 0 Q1 Q2 Q3 Q Hình 2.12: Dựng đƣờng cung thị trƣờng 2.1.2.8. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung a. Sự di chuyển của đƣờng cung Sự di chuyển đường cung là sự vận động dọc theo đường cung hay là sự thay đổi các điểm trên cùng một đường cung (thay đổi điểm cung). P D B P2 A P1 0 Q Q Q Hình1 2.13 : Sự di2 chuyển của đƣờng cung Nếu giá cả của hàng hoá tăng lên và các yếu tố khác không thay đổi thì sẽ có hiện tƣợng tăng lên của lƣợng cung. Nếu giá cả của hàng hoá đó giảm xuống và các yếu tố khác không đổi thì sẽ có hiện tƣợng giảm xuống của lƣợng cung. - Nếu thay đổi từ điểm A đến B : đƣờng cung di chuyển theo hƣớng tăng (tăng 29
- lƣợng cung). Nếu ngƣợc lại từ B về A: đƣờng cung di chuyển theo hƣớng giảm (giảm lƣợng cung). - Khi giá hàng hoá đang xét (PX) thay đổi sẽ làm đƣờng cung di chuyển. - Khi đƣờng cung di chuyển sẽ làm thay đổi theo hƣớng tăng hoặc giảm lƣợng cung hàng hoá dịch vụ trên thị trƣờng. b. Sự dịch chuyển của đƣờng cung Sự dịch chuyển đường cung là sự thay đổi toàn bộ đường cung từ vị trí này sang vị trí khác. - Khi các yếu tố phi giá (ngoại sinh) nhƣ: giá cả yếu tố đầu vào, trình độ công nghệ kỹ thuật, chính sách của chính phủ, số lƣợng ngƣời sản xuất thay đổi sẽ làm S dịch chuyển. - Nếu dịch chuyển lên xuống dƣới về phía phải (từ S sang S1): S dịch chuyển theo hƣớng tăng (tăng cung). Nếu dịch chuyển lên trên về phía trái (từ S sang S2): S dịch chuyển theo hƣớng giảm (giảm cung). - Khi S dịch chuyển tăng sẽ gây ra 2 hệ quả: hoặc lƣợng cung sẽ cao hơn trƣớc với mức giá nhƣ cũ, hoặc giá sẽ thấp hơn ở lƣợng cung nhƣ cũ. Nếu S dịch chuyển P S2 S S1 P0 0 Q2 Q0 Q1 Q Hình 2.14: Sự dịch chuyển của đƣờng cung giảm sẽ gây ra hệ quả ngƣợc lại. Tóm lại: Nghiên cứu đúng đắn sự dịch chuyển, di chuyển đƣờng cầu, đƣờng cung có ý nghĩa lớn đối với Nhà nƣớc và doanh nghiệp là đƣa ra các giải pháp tác động đúng đắn và chính xác để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu dùng, kiểm soát, điều tiết thị trƣờng. 30
- 2.1.3. Cân bằng cung cầu trên thị trƣờng 2.1.3.1. Trạng thái cân bằng cung cầu Giả định rằng, hoạt động của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng độc lập với nhau thì đối với ngƣời sản xuất sẽ hoạt động theo luật cung. Nghĩa là khi giá tăng thì họ bán nhiều, khi giá giảm họ bán ít đi và họ bao giờ cũng muốn bán đắt. Còn đối với ngƣời tiêu dùng thì hoạt động theo luật cầu, nghĩa là hàng hoá dịch vụ tăng thì họ sẽ mua ít đi và ngƣợc lại, họ luôn luôn muốn mua rẻ. Do đó, ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng luôn trái ngƣợc nhau và điều này đƣợc giải quyết khi điểm cân bằng thị trƣờng E này thì lƣợng cung của các nhà sản xuất (QS) bằng với lƣợng cầu của ngƣời tiêu dùng (QD). - Trạng thái cân bằng là trạng thái tại đó tổng lƣợng cung bằng tổng lƣợng cầu hàng hoá dịch vụ. Tại đây, ngƣời sản xuất thì bán hết hàng và ngƣời tiêu dùng mua đủ hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình. Nếu thể hiện trên đồ thị thì đây là điểm cắt nhau giữa đƣờng cầu, đƣờng cung. Đó chính là điểm cân bằng của thị trƣờng E (bao gồm giá và lƣợng cân bằng). - Từ trạng thái cân bằng (điểm cân bằng) ta xác định đƣợc giá và lƣợng cân bằng trên thị trƣờng. Đây chính là cơ chế hình thành giá thị trƣờng hàng hoá dịch vụ. Điều đó có nghĩa là, trong cơ chế thị trƣờng tự do, giá của hàng hoá dịch vụ đều đƣợc hình thành trƣớc hết do quan hệ cung cầu hàng hoá dịch vụ đó. - Ở trạng thái cân bằng thị trƣờng, việc phân bố và khai thác, sử dụng các nguồn lực là có hiệu quả, phân phối thoả đáng lợi ích giữa ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng và xã hội. Ví dụ: Có bảng thống kê về lƣợng cung và lƣợng cầu thóc giống CR203 tại một địa phƣơng A trong vụ mùa năm 2001 Bảng 2.5: Quan hệ cầu, cung về thóc giống CR203 ở huyện A, vụ mùa 2001 P (triệu đ/tấn) 2 3 4 5 QD (tấn/ngày) 50 40 30 20 QS (tấn/ngày) 30 40 50 60 Quan hệ cầu cung Thiếu hụt Cân bằng Dƣ thừa Dƣ thừa Trên đồ thị dƣới đây (Hình 2.15), ta thấy điểm E là điểm cân bằng, từ điểm E ta tìm đƣợc giá cân bằng (PE = 3 triệu đ/tấn) và lƣợng cân bằng (QE = 40 tấn/ngày) 31
- P S E PE = 3 D 0 QE = 40 Q Hình 2.15: Trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trƣờng 2.1.3.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt Có hai nguyên nhân làm cung cầu không cân bằng, đó là: - Nếu cung lớn hơn cầu dẫn đến dƣ thừa hàng hoá dịch vụ trên thị trƣờng (thể hiện trên đồ thị). Đây là trạng thái dƣ cung và trên thị trƣờng luôn có sức ép giảm giá từ phía ngƣời bán. Ví dụ: Khi giá là 5 trđ/tấn thì QD = 20 tấn/ngày, Qs = 60 tấn/ngày dẫn đến dƣ thừa 40 tấn/ngày và làm cho thị trƣờng có sức ép giảm giá (đƣợc phản ảnh trên đồ thị). P Dƣ thừa hàng hóa S P1 PE E D 0 Q1 QE Q2 Q Hình 2.16: Trạng thái dƣ thừa (dƣ cung) trên thị trƣờng - Nếu cầu lớn hơn cung dẫn đến thiếu hụt hàng hoá dịch vụ trên thị trƣờng. Đây là tình trạng dƣ cầu và trên thị trƣờng luôn có sức ép tăng giá từ phía ngƣời mua. Ví dụ: Khi giá là 2 trđ/tấn thì QD = 50 tấn/ngày, Qs = 30 tấn/ngày dẫn đến thiếu hụt 20 tấn/ngày và làm cho thị trƣờng có sức ép tăng giá (đƣợc phản ảnh trên đồ thị). 32
- P S E PE P1 D Thiếu hụt hàng hóa 0 Q1 QE Q2 Q Hình 2.17: Trạng thái thiếu hụt (dƣ cầu) trên thị trƣờng 2.1.3.3. Trạng thái cân bằng mới Cân bằng thị trƣờng không phải là một trạng thái cân bằng vĩnh cửu mà nó có thể thay đổi khi các yếu tố của cung và cầu thay đổi. Các yếu tố đó thay đổi sẽ làm dịch chuyển đƣờng cung và dịch chuyển đƣờng cầu. Kết quả là các trạng thái cân bằng mới đƣợc thiết lập. Đó là các tình huống sau đây: * Trường hợp 1: Tác động của sự dịch chuyển đƣờng cung (cầu không đổi, cung dịch chuyển) Các yếu tố xác định cầu không đổi -> đƣờng cầu (D) cố định. Cung thay đổi có nghĩa là các yếu tố xác định cung thay đổi -> đƣờng cung S dịch chuyển từ S sang S1 và đƣờng cung S1 cắt D tại E1(PE1, QE1) Ví dụ: Đƣờng cầu D không đổi, trong khi đó: S1 P S E1 PE1 S2 PE E PE2 E2 D 0 QE1 QE QE2 Q Hình 2.18: Trạng thái cân bằng mới khi đƣờng cung dịch chuyển 33
- - Giá đầu vào Pi giảm thì đƣờng cung S sẽ dịch chuyển theo hƣớng tăng S sang S2. - Do Nhà nƣớc tăng thuế theo kiểu sản xuất bán ra 1 sản phẩm thì phải đóng thuế t nên chuyển từ S -> S1 theo hƣớng giảm 1 đoạn bằng thuế t tạo nên E1. P = PE1 - PE < t Trong một thị trường lành mạnh thì mức tăng của giá không bao giờ vượt quá hoặc bằng thuế và bao giờ cũng nhỏ hơn thuế (t). Vậy ai chịu thuế? Khi không có thuế thì cả ngƣời mua và ngƣời bán theo giá PE (giá đƣợc hình thành do quan hệ cầu cung). Khi có thuế thì ngƣời mua vẫn mua theo giá PE1 (mới), so với sự cân bằng ban đầu thì ngƣời mua chịu PE1 - PE = t/2 (nếu sự phản ánh của ngƣời tiêu dùng nhƣ nhau) Còn ngƣời bán vẫn bán theo giá PE1 nhƣng cứ bán 1 sản phẩm thì anh ta phải trừ đi thuế: PE1 - t = PS (PS là giá mà ngƣời sản xuất thực sự nhận đƣợc sau khi trừ thuế) PE - PS = t/2 (ngƣời sản xuất chịu) Nhƣ vậy, gánh nặng thuế sẽ đổ lên đầu của cả 2 ngƣời: ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng (phản ứng của ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất khi giá thay đổi là độ co giãn). * Trường hợp 2: Tác động của sự dịch chuyển của đƣờng cầu (Cầu thay đổi và cung cố định). - Các yếu tố xác định cầu thay đổi (I, Py, T, N, E, ), đƣờng cầu dịch chuyển từ D sang D1. - Các yếu tố xác định cung không thay đổi, đƣờng cung S không đổi và đƣờng cầu mới D1 cắt đƣờng cung S tại một điểm E1 với giá cân bằng PE1 và lƣợng cân bằng QE1. Ví dụ: Thu nhập của ngƣời tiêu dùng tăng, giá của hàng hoá thay thế tăng lên làm cho đƣờng cầu dịch chuyển từ D sang D1 theo hƣớng tăng và cung không đổi. P E1 S PE1 PE E D1 D O QE QE1 Q Hình 2.19: Trạng thái cân bằng mới khi đƣờng cầu dịch chuyển 34
- * Trường hợp 3: Sự thay đổi cả cầu và cung - Các yếu tố xác định cung và cầu đều thay đổi, đƣờng cầu dịch chuyển từ D sang D1 và đƣờng cung dịch chuyển từ S sang S1. Ví dụ: Trên đồ thị ở hình vẽ dƣới đây ngƣời ta xác định đƣợc điểm cân bằng thị trƣờng (PE và QE). Khi thu nhập tăng, đƣờng cầu sẽ dịch chuyển sang phải (nếu là hàng hoá xa xỉ) tức là từ D sang D1, còn đƣờng cung dịch chuyển từ S sang S1; khi đó E1 là điểm cân bằng mới của thị trƣờng với giá cân bằn mới PE1 và lƣợng cân bằng mới QE1. Nhƣ vậy, các yếu tố ngoại sinh thay đổi sẽ làm dịch chuyển đƣờng cầu và đƣờng cung dịch chuyển sẽ hình thành trạng thái cân bằng mới. Thực tế, thị trƣờng máy tính trong những năm qua xảy ra tình trạng do nhu cầu sử dụng máy tính ngày càng tăng, thu nhập ngƣời dân cũng tăng nên cầu đối với máy tính tăng lên gây ra hiện tƣợng dịch chuyển của đƣờng cầu máy tính từ D - > D1; trong khi đó, công nghệ sản xuất máy tính đƣợc hoàn thiện hơn và ngày càng nhiều hãng sản xuất máy tính ra đời nên giá của máy tính giảm xuống làm dịch chuyển đƣờng cung từ S - > S1. Kết quả là giá cân bằng của máy tính giảm và lƣợng cân bằng tăng lên. S P S1 E E1 PE PE1 D1 D 0 QE QE1 Q Hình 2.20: Trạng thái cân bằng mới khi đƣờng cầu, đƣờng cung dịch chuyển Nhƣ vậy, khi các yếu tố ngoại sinh của hàm cung hoặc hàm cầu hoặc cả hai thay đổi thì sẽ làm dịch chuyển đƣờng cung, đƣờng cầu. Kết quả của sự dịch chuyển đó là tạo nên điểm cân bằng mới của thị trƣờng. 2.1.3.4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát giá cả thị trường a. Tại sao nhà nƣớc phải tiến hành kiểm soát giá cả thị trƣờng Giá thị trƣờng trƣớc hết do quan hệ cung cầu hàng hoá dịch vụ quyết định. Nhƣng do tác động của các yếu tố xác định cầu cung làm cho giá cả thị trƣờng biến động lớn (sốt giá) và ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng và nhà sản 35
- xuất. Do đó, để ổn định giá và bảo vệ quyền lợi cho các tác nhân tham gia thị trƣờng, nhà nƣớc phải can thiệp thông qua kiểm soát giá dƣới 2 hình thức: quy định giá trần và giá sàn. b. Giá trần (Price Celing - PC) - Khái niệm: Giá trần (PC) là giá mà Nhà nước ấn định ở mức giá tối đa (giới hạn trên của giá). Về mặt pháp lý những người sản xuất không được bán cao hơn giá trần nhà nước quy định. - Khi nào Nhà nƣớc ấn định giá trần: Nhà nƣớc chỉ ấn định “giá trần” khi cung rất khan hiếm nên giá cả trên thị trƣờng ở mức giá quá cao. Nhà nƣớc sẽ ấn định giá trần thấp hơn giá quá cao trên thị trƣờng. Mục tiêu của giá trần là giảm giá cho ngƣời tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi cho nhóm ngƣời này. Về lý thuyết, cũng có thể ấn định giá trần cao hơn giá cân bằng tự nhiên trên thị trƣờng; nhƣng trong trƣờng hợp này thì việc ấn định giá trần không có tác dụng vì ngƣời sản xuất (ngƣời bán) sẽ bán với giá thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng vẫn bị thiệt. Ví dụ: Do mất mùa giá lúa gạo ở thị trƣờng tăng vọt lên là Pe = 4200đ/kg thì Nhà nƣớc sẽ định giá trần là PC = 3500đ/kg S P E PE S1 EC PC D 0 QE QC Q Hình 2.21: Chính phủ áp dụng giá trần thấp hơn giá cân bằng - Điều gì sẽ xẩy ra trên thị trƣờng khi Nhà nƣớc ấn định giá trần. + Lƣợng cầu của ngƣời tiêu dùng vƣợt quá lƣợng cung của ngƣời sản xuất. thị trƣờng tồn tại trạng thái dƣ cầu (thiếu hụt hàng hoá). + Trên thị trƣờng luôn có sức ép nâng giá nếu không tăng cung. - Tác dụng của việc ấn định giá trần của Nhà nƣớc: + Đứng về mặt pháp lý khi Nhà nƣớc ấn định giá trần, ngƣời sản xuất, cung ứng không đƣợc phép bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ với giá cao hơn giá trần do vậy có lợi cho ngƣời tiêu dùng. 36
- + Ổn định giá cả thị trƣờng trên cơ sở đó mà ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Nhà nƣớc chỉ ấn định giá trần trong thời gian ngắn (giải pháp tình thế). Để giá trần có hiệu lực, Nhà nƣớc thƣờng phải kết hợp với việc đƣa hàng hoá bán ra thị trƣờng. Khi đó, Nhà nƣớc trở thành ngƣời cung ứng để bán ra phần hàng hoá thiếu hụt do việc áp đặt giá trần tạo nên. Hành vi này đã làm đƣờng cung thị trƣờng dịch chuyển theo hƣớng tăng (tăng cung) và tạo nên điểm cân bằng mới với giá cân bằng mới đúng bằng giá trần (PE1= PC), lƣợng cân bằng mới đúng bằng lƣợng cầu ngƣời tiêu dùng cần mua tại mức giá trần. - Vận dụng: Nhà nƣớc sử dụng giá trần nhƣ 1 công cụ để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nhƣ giá vật tƣ dịch vụ phục vụ nông nghiệp (trợ giá đầu vào), định giá thuê nhà tối đa (nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc) c. Giá sàn ( Price floor - PF) - Khái niệm: Giá sàn (PF) là mức giá mà Nhà nƣớc ấn định ở mức giá tối thiểu (giới hạn dƣới của giá), về pháp lý cho phép ngƣời cung ứng đƣợc hƣởng mức giá cao hơn giá thị trƣờng tự do. - Nhà nƣớc chỉ ấn định “giá sàn” khi giá cả trên thị trƣờng ở mức giá quá thấp; do đó, giá sàn luôn cao hơn giá cân bằng quá thấp trên thị trƣờng (thể hiện trên đồ thị); bởi vì nếu giá sàn thấp hơn giá cân bằng tự nhiên trên thị trƣờng thì đƣơng nhiên giá thị trƣờng tự do sẽ vẫn là mức giá trao đổi đƣợc lựa chọn, việc ấn định giá sàn không có tác dụng. P PF EF E PE D1 S D 0 QE QF Q Hình 2.22: Chính phủ áp dụng giá sàn cao hơn giá cân bằng - Khi Nhà nƣớc ấn định giá sàn thì lƣợng cung lớn hơn lƣợng cầu, thị trƣờng tồn tại trạng thái dƣ cung và luôn có sức ép giảm giá nếu không tăng cầu. - Tác dụng của việc ấn định giá sàn: 37
- + Có lợi cho ngƣời sản xuất thông qua việc tăng giá cho họ. + Ổn định giá cả thị trƣờng, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. - Hạn chế của giá sàn là nếu ấn định trong thời gian dài tác động xấu đến sản xuất, việc khai thác, sử dụng các nguồn lực khan hiếm lãng phí, kém hiệu quả; không công bằng trong xã hội Do vậy, để việc định giá sàn có hiệu lực về mặt pháp lý, Nhà nƣớc thƣờng phải kết hợp với việc mua hàng từ thị trƣờng vào. Hành vi này của nhà nƣớc sẽ làm cầu thị trƣờng tăng và điểm cân bằng mới của thị trƣờng xuất hiện với giá cân bằng mới đúng bằng giá sàn, lƣợng cân bằng mới bằng lƣợng cung mà các nhà sản xuất cần bán tại mức giá sàn. Vận dụng kiểm soát giá thông qua định “giá sàn” có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp khi nông nghiệp đƣợc mùa, giá cả nông sản phẩm ở mức giá quá thấp (trợ giá đầu ra). Ngoài ra, vận dụng định giá sàn đối với giá thuê lao động (tiền lƣơng, tiền công tối thiểu). Ngoài 2 hình thức kiểm soát giá nói trên, chính phủ một số nƣớc còn sử dụng “Quỹ bình ổn giá cả” nhƣ một công cụ để ổn định giá thị trƣờng một số sản phẩm thiết yếu nhƣ lƣơng thực. 2.1.4. Độ co giãn cầu – cung 2.1.4.1. Độ co giãn của cầu D a. Độ co giãn của cầu đối với giá cả (hàng hoá dịch vụ) E P - Khái niệm: độ co giãn của cầu đối với giá cả đƣợc đo bằng % thay đổi của lƣợng cầu so với 1% phần trăm thay đổi của giá cả. D % QD E P % P D Trong đó: E P: Độ co giãn cầu đối với giá cả % QD: Phần trăm thay đổi của lƣợng cầu % P: Phần trăm thay đổi của giá cả hàng hoá dịch vụ D - Đặc điểm của E P: + Nó luôn là một số âm vì P và QD có quan hệ nghịch biến. Dùng trong tính D toán, ta viết E P D + Nó không có đơn vị tính, để tiện cho việc so sánh E P của các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau. - Phương pháp tính: D + Phƣơng pháp điểm cầu: E P = QD’ * P1 /Q1 Trong đó: (QD)’P: Đạo hàm bậc nhất của hàm cầu theo giá. P1: Giá cả; Q1: Lƣợng cầu Ví dụ: Ta có hàm cầu: QD = -10*P + 70 thì độ co giãn cầu đối với giá cả tại D điểm cân bằng có PE là 3 triệu đ/tấn và QE là 40 tấn là: E P = - 10 * 3/40 = - 0,75 38
- + Theo phƣơng pháp đoạn cầu (khoảng cầu) D QQPP2 1 2 1 EP : QP Trong đó: QQPP QP 2 1; 2 1 22 D - Phân loại E P : D + Có 3 loại chủ yếu: ít co giãn (E P 1) - tức là khi P thay đổi 1% thì Q thay đổi > 1% và co giãn D đơn vị (E P =1) - tức là khi P thay đổi 1% dẫn đến đúng 1% thay đổi Q. D + Có 2 loại đặc biệt: hoàn toàn không co giãn (E P= 0) - tức Q thay đổi không đáng kể so với sự thay đổi của P, trường hợp này đường cầu thẳng đứng và D hoàn toàn co giãn (E P = ) - tức là trước sự thay đổi nhỏ của P dẫn đến sự thay đổi vô cùng lớn của Q, trường hợp này đường cầu có dạng nằm ngang. - Ý nghĩa: Độ co giãn của cầu đối với giá cả thể hiện mức độ phản ứng của ngƣời tiêu dùng đối với sự thay đổi của giá cả. Nó cho biết: khi giá của hàng hoá tăng lên (hoặc giảm xuống) 1% thì lƣợng cầu của nó giảm xuống (hoặc tăng lên) bao nghiêu %. Do đó, nó có ý nghĩa lớn đối với Nhà nƣớc và doanh nghiệp trong việc tăng giá hoặc giảm giá cần thiết để xoá bỏ tình trạng thiếu hụt hoặc dƣ thừa trên thị trƣờng. D Biết E P là cơ sở để các chủ thể sản xuất kinh doanh tăng giá hoặc giảm giá để tăng tổng doanh thu hoặc tìm mức cung ứng để đạt doanh thu tối đa. D b. Độ co giãn chéo của cầu đối với giá cả (E ab) - Khái niệm: Độ co giãn chéo của cầu đối với giá cả đƣợc đo bằng phần trăm thay đổi lƣợng cầu của hàng hoá này so với 1% thay đổi giá của hàng hoá kia. D % Qa Eab % Pb D Trong đó: E ab là độ co giãn của cầu hàng hoá a đối với giá hàng hoá b. % Qa: phần trăm thay đổi lƣợng cầu của hàng hoá a. % Pb: phần trăm thay đổi giá của hàng hoá b. - Cách tính có hai phương pháp: D + Tính theo phƣơng pháp điểm cầu: E ab = (Qa)’Pb x (Pb/QDa) Trong đó: (Qa)’Pb: Là đạo hàm bậc nhất của hàm cầu hàng hoá a theo giá của hàng hoá b. Pb1: Là giá của hàng hoá b Qa1: Là lƣợng cầu của hàng hoá a ở mức giá Pb1 của hàng hoá b. 39
- + Tính theo phƣơng pháp đoạn cầu: D QQPPa2 a 1 b 2 b 1 Eab : QPab Trong đó: QQPPa2 a 1 b 2 b 1 QP ; ab22 - Phân loại: Tuỳ quan hệ giữa hàng hoá a và hàng hoá b mà ngƣời ta có thể chia độ co giãn chéo nhƣ sau: + Nếu a và b là 2 hàng hoá dịch vụ thay thế cho nhau D Ví dụ: gạo (ngô), thịt (cá), chè (cà phê), thì E ab > 0 vì giữa giá hàng hoá này và cầu hàng hoá kia là mối quan hệ tỉ lệ thuận. D + Nếu a và b là 2 hàng hoá - dịch vụ bổ sung cho nhau thì E ab < 0 vì Pb và QDa là mối quan hệ tỉ lệ nghịch. D + Nếu a và b là 2 hàng hoá - dịch vụ không liên quan thì E ab = 0 - Ý nghĩa: Độ co giãn EDab cho biết khi giá của hàng hoá b thay đổi 1% thì lƣợng cầu hàng hoá a thay đổi (tăng lên hoặc giảm xuống) bao nhiêu%. Do đó, đối với doanh nghiệp EDab cho thấy rõ đƣợc đƣờng cầu sản phẩm của mình nhạy cảm đến mức độ nào đối với chiến lƣợc định giá của doanh nghiệp đối thủ. Đối với Nhà nƣớc, biết EDab làm cơ sở cho quyết định chính sách đầu tƣ phát triển, chính sách giá cả của các mặt hàng nhằm phân bổ có hiệu quả nguồn lực và phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia thị trƣờng. c. Độ co giãn của cầu đối với thu nhập - Khái niệm: Độ co giãn cầu đối với thu nhập đƣợc đo bằng % thay đổi của lƣợng cầu hàng hoá dịch vụ so với 1% thay đổi thu nhập của ngƣời tiêu dùng. D % QD EI % I D Trong đó: E I là độ co giãn của cầu đối với thu nhập % QD là phần trăm thay đổi của lƣợng cầu hàng hoá dịch vụ. % I là phần trăm thay đổi thu nhập của ngƣời tiêu dùng. - Phương pháp tính: + Theo phƣơng pháp điểm cầu (điểm thu nhập): D E I = (QD)I’ x (I1/Q1) Trong đó: (QD)I’ là đạo hàm bậc nhất của hàm cầu theo thu nhập I1 : Mức thu nhập Q1 : là lƣợng cầu hàng hoá dịch vụ ở mức thu nhập I1 40
- Ví dụ: Ta có hàm cầu đối với thu nhập nhƣ sau: QD = 40 - 20P + 6I D Tính E I tại mức thu nhập I1 = 40 và P = 10 D E I = (6 * 40)/80 = 3,0 + Theo phƣơng pháp đoạn cầu: QQII E D 2 1: 2 1 I QI Trong đó: QQPP QP 2 1; 2 1 22 D - Phân loại: Tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá mà E I có giá trị dƣơng, âm hoặc bằng 0. D + Nếu hàng hoá - dịch vụ là loại hàng hoá bình thƣờng (thông thƣờng) thì E I là một số dƣơng. D Hàng hoá - dịch vụ thiết yếu E I 1; tức khi tăng (giảm) 1% thì QD tăng (giảm) > 1% D + Nếu hàng hoá - dịch vụ là loại cấp thấp (thứ cấp) E I < 0 vì quan hệ I và QD là tỉ lệ nghịch. D - Ý nghĩa: E I cho biết khi thu nhập tăng lên 1% thì lƣợng cầu hàng hoá dịch vụ tăng lên (với hàng hoá thông thƣờng) hoặc giảm đi (với hàng hoá thứ cấp) bao nhiêu % (nếu các yếu tố khác không đổi). Nó thông tin rất cần thiết để dự báo cầu về các loại D hàng hoá dịch vụ khi các thành viên trong xã hội khá giả hơn. Biết E I có ý nghĩa lớn đối với Nhà nƣớc và doanh nghiệp trong việc định hƣớng đầu tƣ, tìm kiếm thị trƣờng và hoạch định chính sách xuất nhập khẩu khi nền kinh tế tăng trƣởng. 2.1.4.2. Độ co giãn của cung Trong trƣờng hợp chúng ta chỉ nghiên cứu co giãn của cung theo giá. - Khái niệm: Độ co giãn cung đƣợc đo bằng phần trăm thay đổi của lƣợng cung hàng hoá dịch vụ so với 1% thay đổi của các yếu tố xác định cung. S % QS EP % P Trong đó: S E P là độ co giãn của cung đối với giá cả P là giá sản phẩm đầu ra % QS phần trăm thay đổi của lƣợng cung % P là phần trăm thay đổi của giá cả 41
- - Phương pháp tính: + Phƣơng pháp điểm: là độ co giãn trên một điểm nào đó của đƣờng cung. S E P = (QS)'P * (P1 /Q1) Trong đó: (QS)’P: Đạo hàm bậc nhất của hàm cung theo giá. P1: Giá cả; Q1: Lƣợng cung + Phƣơng pháp khoảng: là độ co giãn trên một khoảng hữu hạn nào đó của đƣờng cung: S QQPP2 1 2 1 EP : QP Trong đó: QQPP QP 2 1; 2 1 22 - Phân loại: S + Cung tƣơng đối co giãn: E P > 1 S + Cung co giãn đơn vị: E P = 1 S + Cung ít co giãn: E P < 1 S + Cung hoàn toàn co giãn: E P = ∞ S + Cung hoàn toàn không co giãn: E P = 0 - Vận dụng: Căn cứ vào độ co giãn của cung với giá mà doanh nghiệp có chiến lƣợc định giá phù hợp để đạt mục tiêu đề ra trong quá trình kinh doanh. 2.2. LÝ THUYẾT VỀ TIÊU DÙNG 2.2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến lựa chọn của ngƣời tiêu dùng Một câu hỏi đặt ra là những ngƣời tiêu dùng thƣờng lựa chọn nhƣ thế nào? Với tất cả chúng ta, việc lựa chọn khi quyết định tiêu dùng thông thƣờng đều thống nhất ở 3 điểm chính sau: - Thứ nhất: chúng ta chỉ mua những thứ mà chúng ta thích. - Thứ hai: sự lựa chọn của chúng ta phụ thuộc vào khả năng mua, đƣợc quy định bởi thu nhập và giá cả. - Thứ ba: với khả năng có hạn, trong khi chúng ta lại cần đến nhiều thứ hàng hoá, cho nên chúng ta sẽ lựa chọn một tập hợp các hàng hoá sao cho lợi ích là tối đa. Từ ba điểm trên, có thể tổng hợp thành 4 yếu tố liên quan đến sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng nhƣ sau: - Thu nhập của ngƣời tiêu dùng. - Giá cả của hàng hoá. - Sở thích của ngƣời tiêu dùng. - Giả định những ngƣời tiêu dùng luôn hành động để đem lại lợi ích tối đa cho bản thân. 42
- Tóm lại: từ những phân tích trên có thể kết luận chung về sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng đó là lợi ích. 2.2.2. Lợi ích và quy luật lợi ích cận biên giảm dần 2.2.2.1. Lợi ích - Lợi ích (độ thoả dụng - Utility) là gì? Là sự hài lòng, thoả mãn, ƣng ý của ngƣời tiêu dùng khi sử dụng hàng hoá dịch vụ. Đƣợc ký hiệu là U - Tổng lợi ích (TU) là gì? Là tổng thể sự hài lòng, thoả mãn ƣng ý của ngƣời tiêu dùng khi sử dụng toàn bộ hàng hoá dịch vụ. - Lợi ích cận biên (Marginal Utility) là gì? Là phần lợi ích tăng thêm (hay giảm đi) khi sử dụng thêm 1 đơn vị hàng hoá dịch vụ. Ngƣời ta có thể tính MU bằng 2 cách: + Nếu xác định đƣợc hàm lợi ích có dạng U = f(x,y) (có thể là hàm cộng hoặc hàm nhân tuỳ theo mối quan hệ giữa 2 yếu tố x, y) MUx = dU/dx; MUy = dU/dy + Nếu không xác định đƣợc hàm lợi ích thì MUi = TUi - TUi-1 MUi là lợi ích cận biên của sản phẩm thứ i, i = 1,2, ,n. TUii TU 1 MUi QQii 1 2.2.2.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần Quy luật này có thể phát biểu nhƣ sau: Khi số lượng hàng hoá dịch vụ được tiêu dùng tăng lên thì lợi ích cận biên của nó sẽ giảm xuống trong một khoảng thời gian nhất định. Quy luật này đúng hầu hết với các loại hàng hoá dịch vụ và là cơ sở giải thích hành vi mua hàng hoá dịch vụ của ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng. Ví dụ: Khi ta sử dụng bánh rán, mặc dù miễn phí (chẳng hạn đƣợc ngƣời khác mời) thì chiếc bánh đầu tiên đem lại cho ta sự thoả mãn cao nhất, nếu sử dụng tiếp chiếc thứ 2 thì sự ngon miệng sẽ giảm xuống, chiếc thứ 3 chắc chắn không ngon bằng chiếc thứ 2 Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm đi là do giảm sự hài lòng của bạn đối với một mặt hàng khi tiêu dùng thêm mặt hàng đó. Quy luật này nói lên khi ta tiêu dùng ngày càng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên, tuy nhiên với tốc độ ngày càng chậm. Việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên (lợi ích tăng thêm do tiêu dùng đơn vị sau cùng của một hàng hoá) giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hoá đó. Do có quy luật này cho nên khi sử dụng hàng hoá dịch vụ ngƣời tiêu dùng phải tuân theo quy tắc tối đa hoá lợi ích. 43
- TU TU 0 Q* Q MU MU 0 Q* Q Hình 2.23: Đƣờng tổng lợi ích và lợi ích cận biên 2.2.3. Đƣờng ngân sách và đƣờng bàng quan 2.2.3.1. Đường ngân sách - Thế nào là sự ràng buộc ngân sách? Ràng buộc về ngân sách là lƣợng ngân sách của ngƣời tiêu dùng (I) với điều kiện giá cả hàng hoá đã xác định, cho biết các khả năng mua hàng hoá ở thị trƣờng. Khi có một lƣợng ngân sách nhất định, ngƣời tiêu dùng lựa chọn hàng hoá, dịch vụ này nhiều hơn thì hàng hoá, dịch vụ khác sẽ ít đi. Biểu hiện các khả năng mua hàng hoá khác nhau trên hình vẽ ta có một đƣờng ngân sách. Ví dụ: Có 240 ngàn đồng chi dùng hết cho bữa ăn và xem phim, với giá một bữa ăn là 3.000 đ và giá vé một lần xem phim là 6.000 đ. Phim A H 40 C E B 0 80 Ăn Hình 2.24: Đƣờng ngân sách 44
- Các phƣơng án: Dùng tiền cho bữa ăn: 80 bữa thì xem phim sẽ là 0 (tại điểm A). Muốn đi xem phim 40 lần thì phải giảm số bữa ăn đi chỉ còn có 0 bữa (tại điểm B). Tỷ lệ thay thế lƣợng của hai loại hàng hoá đó (với ngân sách I) chính là độ dốc đƣờng NS và cũng bằng tỷ giá của hai loại hàng hoá đó. Từ ví dụ trên nêu công thức tổng quát: X.PX + Y.PY = I Trong đó: Y là số lần xem phim, PY là giá 1 lần xem phim; X là số bữa ăn, PX là giá mỗi bữa ăn. I là thu nhập. Ta có: PX / PY là hệ số góc của đƣờng NS. 2.2.3.2. Đường bàng quan Đƣờng bàng quan biểu thị các cách kết hợp hàng hóa khác nhau nhƣng có mức thỏa mãn nhƣ nhau đối với ngƣời tiêu dùng. Tính chất của đƣờng bàng quan: - Các đƣờng bàng quan cao hơn đƣợc ƣu thích hơn (đƣờng càng xa gốc tọa độ càng đem lại cho ngƣời tiêu dùng lợi ích lớn hơn) - Các đƣờng bàng quan dốc xuống. - Các đƣờng bàng quan không cắt nhau. - Các đƣờng bàng quan là những đƣờng cong lồi về phía gốc tọa độ. Y Y 1 U3 U Y 2 U1 2 0 X X X 1 2 Hình 2.25: Đƣờng bàng quan Ngoài ra, đƣờng bàng còn tồn tại hai trƣờng hợp đặc biệt là Thay thế hoàn hảo và Bổ sung hoàn hảo. - Khi hai hàng hóa có thể thay thế hoàn hảo thì các đƣờng bàng quan là những đƣờng thẳng (tỷ lệ thay giữa hai hàng hóa để cùng đạt một mức lợi ích là cố định). - Khi hai hàng hóa là bổ sung hoàn hảo thì các đƣờng bàng quan là những đƣờng có hình dạng chữ "L" (mỗi mức lợi ích chỉ có duy nhất một sự kết hợp sử dụng 2 hàng hóa, không thể sử dụng hàng hóa này thay thế hàng hóa kia để đảm bảo một mức lợi ích xác định). 45
- Tỷ lệ thay thế biên (MRS) Là tỷ lệ cho biết cần phải đánh đổi bao nhiêu đơn vị hàng hóa này để có thêm một đơn vị hàng hóa kia mà không làm thay đổi mức lợi ích đạt được. Tỷ lệ thay thế biên của hàng hoá X là lƣợng hàng hoá Y mà ngƣời tiêu dùng chấp nhận từ bỏ để đổi lại một đơn vị X nhằm bảo đảm mức lợi ích không đổi. MRS = - Y/ X MRS và lợi ích biên: Ngƣời tiêu dùng đổi một số hàng hoá Y lấy một số hàng X khi: Y*MUy + X*MUx = 0 => - Y/ X = MUX/MUY => MRS = MUX/MUY 2.2.4. Sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng * Nếu người tiêu dùng sử dụng một loại hàng hoá dịch vụ X - Không phải trả tiền (miễn phí): Để tối đa hoá lợi ích (TUmax), ngƣời tiêu dùng sẽ sử dụng ở mức tối ƣu Q* với điều kiện MU 0. - Phải trả tiền: Ngƣời tiêu dùng có thể lựa chọn mua hàng hoá X hoặc cất tiền đi. Anh ta có thể quyết định tiêu dùng thêm hàng hoá X để thu đƣợc lợi ích tăng thêm MU nếu phần lợi ích tăng thêm của anh ta lớn hơn chi phí tăng thêm (MC) phát sinh do việc mua sản phẩm đó (MU>MC), lúc đó tổng lợi ích anh ta thu đƣợc sẽ gia tăng. Ngƣợc lại, nếu lợi ích tăng thêm thu đƣợc lại nhỏ hơn chi phí tăng thêm (MU 0, tăng tiêu dùng Q thì TU tăng MU = 0, tiêu dùng tới giới hạn Q* đạt TUmax MU < 0, tăng tiêu dùng Q thì TU giảm * Nếu người tiêu dùng sử dụng nhiều loại sản phẩm Mục đích của ngƣời tiêu dùng là đạt đƣợc sự thoả mãn tối đa với thu nhập hạn chế. Việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi phí cơ hội, vì việc mua hàng hoá này đồng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hoá khác. Vì vậy, cần phải quyết định nhƣ thế nào để đạt đƣợc sự thoả mãn tối đa. Sự lựa chọn sản phẩm của ngƣời tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủ quan là sở thích của họ và nhân tố khách quan là thu nhập hay ngân sách tiêu dùng và giá sản phẩm. 46
- Tối đa hoá lợi ích Sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng chịu ràng buộc bởi đƣờng ngân sách, cho nên, trên đồ thị điểm lựa chọn của ngƣời tiêu dùng phải thuộc đƣờng ngân sách. Mặt khác, ngƣời tiêu dùng lựa chọn theo sở thích và hƣớng tới lợi ích tối đa, cho nên, điểm lựa chọn phải thuộc đƣờng bàng quan xa gốc tọa độ nhất (có mức lợi ích cao nhất) có thể. Khi phối hợp các đƣờng bàng quan với đƣờng ngân sách ta thấy có một đƣờng bàng quan tiếp xúc với đƣờng ngân sách, tiếp điểm của 2 đƣờng này chính là điểm lựa chọn tối ƣu của ngƣời tiêu dùng khi sử dụng hàng hoá - dịch vụ. Điểm E là điểm lựa chọn tối ưu vì nó thoả mãn 3 điều kiện cần và đủ: - Điều kiện về lợi ích TUmax - Điều kiện về ngân sách E thuộc AB - Điều kiện về sở thích vì E thuộc đƣờng bàng quan Phim A E U3 U2 U1 0 B Ăn Hình 2.26: Điểm lựa chọn tiêu dùng tối ƣu Tại điểm lựa chọn tối ƣu, đƣờng ngân sách trở thành tiếp tuyến của đƣờng bàng quan. Khi đó, hệ số góc của đƣờng ngân sách và đƣờng bàng quan bằng nhau và bằng chính hệ số góc tại điểm E. Ta có: PX/PY = MUX/MUY Do đó điều kiện tối đa hóa lợi ích đƣợc viết nhƣ sau: MUX/PX = MUY/PY Như vậy, điều kiện tối đa hóa lợi ích khi sử dụng cùng lúc nhiều hàng hóa dịch vụ với một lượng ngân sách cố định là khi những đơn vị tiền tệ được chi thêm để mua bất cứ hàng hóa nào đều mang lại lợi ích biên như nhau. 47
- 2.3. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP 2.3.1. Lý thuyết về sản xuất 2.3.1.1. Các yếu tố đầu vào, đầu ra và hàm sản xuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất cứ ngƣời quản lý doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến 2 vấn đề: chi phí về nguồn lực cho quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại. a. Các yếu tố đầu vào Là khoản tài nguyên tiêu tốn tính theo giá thị trƣờng và đƣợc biểu hiện bằng chi phí sản xuất nhƣ: tiền thuê đất, mua nguyên nhiên vật liệu vật tƣ phục vụ cho quá trình sản xuất, chi phí thuê lao động, chi phí dịch vụ đƣợc chia thành: - Lao động: L - Nguyên vệt liệu, máy móc thiết bị, nhà xƣởng : K b. Các yếu tố đầu ra Là kết quả thu đƣợc của sản xuất kinh doanh. Các yếu tố đầu vào đƣợc kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm, đƣợc ký hiệu là Q. Ví dụ: Xi măng của nhà máy sản xuất xi măng, vải của nhà máy dệt c. Hàm sản xuất Để biểu hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí và kết quả sản xuất, giữa tối thiểu hoá chi phí sản xuất và tối đa hoá lợi nhuận ngƣời ta sử dụng một hàm số gọi là hàm sảm xuất. * Khái niệm: Hàm sản xuất biểu hiện mối quan hệ về mặt kỹ thuật của việc kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau để tối đa hoá đầu ra với một trình độ công nghệ nhất định. Hàm sản xuất tổng quát có dạng: Q = f (X1 , X2 , Xn) Trong đó: Q là lƣợng sản phẩm đầu ra ( hàm số) X1, X2 , Xn là các yếu tố đầu vào (các biến số) f: Hàm số Nếu một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai đầu vào là K đơn vị Vốn và L đơn vị Lao động (các đầu vào khác cố định) thì hàm sản xuất có dạng: Q = f (K, L) hay là hàm Cobb - Douglas: Q = A K L Trong đó: Q: Sản lƣợng đầu ra L: lao động K: Vốn A: là hằng số tuỳ thuộc vào những đơn vị đo lƣờng đầu vào và đầu ra , : là những hằng số cho biết tầm quan trọng tƣơng đối của K và L 48
- Hàm sản xuất này đƣợc hai nhà kinh tế học ngƣời Đức phát hiện ra năm 1899 khi nghiên cứu nền kinh tế nƣớc Mỹ. Hai ông đã đƣa ra phƣơng trình tổng quát nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn 1899 - 1912 là: Q = K0,75L0,25 Trong đó số mũ và là độ co dãn của Q theo K và L , + thể hiện hiệu quả kinh tế của quy mô sản xuất khi sử dụng K và L. Nếu + >1 thì hàm sản xuất thể hiện hiệu quả kinh tế của quy mô tăng (tăng K, L 1% thì Q tăng >1%). Nếu + <1 thì hàm sản xuất thể hiện hiệu quả kinh tế của quy mô giảm (không có hiệu quả). Nếu + =1 thì hàm sản xuất thể hiện hiệu quả kinh tế của quy mô không đổi (tăng K,L 1% thì Q tăng =1%). A là hằng số tuỳ thuộc vào: đơn vị tính của K, L và thể hiện tác động của các yếu tố khác ngoài K, L Như vậy: + Hàm sản xuất thể hiện hiệu quả kỹ thuật của việc kết hợp các yếu tố đầu vào. Nó cho biết sản lƣợng đầu ra tối đa có thể đạt đƣợc khi kết hợp các yếu tố đầu vào. + Khi các yếu tố đầu vào thay đổi về lƣợng và chất thì đầu ra sẽ thay đổi. + Nếu thay đổi công nghệ sản xuất sẽ làm đầu ra thay đổi. - Quan niệm về sản lƣợng đầu ra của nhà kỹ thuật khác với nhà kinh tế học. Bởi vì nếu dƣới tác động của nhà kỹ thuật thì mong muốn của họ là mang lại sản lƣợng cao nhất. Còn đối với nhà kinh tế học thì ngƣời ta không quan tâm đến sản lƣợng cao mà ngƣời ta quan tâm đến mức lợi nhuận cao nhất. Ví dụ: Giả định là có 1 quá trình sản xuất mà sản lƣợng đầu ra 100 sản phẩm mỗi tuần. Trong quá trình sản xuất nhƣ vậy ngƣời ta sử dụng 2 yếu tố đầu vào K và L trong đó PK = 30 $ và PL = 20$. Bảng 2.6: Các phƣơng án kết hợp giữa K và L Phƣơng án K L Q Chi phí ($) 1 6 0 100 180 2 3 1 100 110 3 2 3 100 120 4 1 5 100 130 5 0 6 100 120 49
- 2.3.1.2. Hàm sản xuất với 1 đầu vào biến đổi Hàm sản xuất ngắn hạn Trong ngắn hạn, các yếu tố sản xuất đƣợc chia làm hai loại: cố định và biến đổi. Yếu tố sản xuất cố định là những yếu tố khó thay đổi trong quá trình sản xuất nhƣ nhà xƣởng, máy móc, thiết bị ; yếu tố sản xuất biến đổi là những yếu tố có thể thay đổi nhanh chóng nhƣ nguyên, nhiên liệu, lao động trực tiếp Giả sử, với hai yếu tố sản xuất đầu vào là K và L, trong ngắn hạn, K đƣợc coi là yếu tố cố định, L là yếu tố biến đổi, hàm sản xuất ngắn hạn có dạng đơn giản nhƣ sau: Q = f(L). Hàm số trên có thể hiểu là, với các yếu tố nhƣ máy móc, thiết bị cho trƣớc, sản lƣợng của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc lƣợng lao động đƣợc sử dụng nhiều hay ít. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần đưa ra quyết định về lượng lao động được thuê và tương ứng với nó là mức sản lượng được sản xuất ra. Để hiểu đƣợc cách thức ra quyết định của doanh nghiệp, chúng ta cần đề cập đến đặc điểm sản xuất trong ngắn hạn, đƣợc mô tả qua khái niệm năng suất biên và quy luật năng suất biên giảm dần. a. Năng suất trung bình Năng xuất trung bình của lao động APL là số lượng sản phẩm trung bình trên mỗi đơn vị lao động. Q Công thức: AP = Số đầu ra/số lao động đầu vào L L Ví dụ: Một doanh nghiệp sử dụng 10 lao động để sản xuất ra 100 đôi giày, thì năng suất bình quân của lao động là: Q 100 AP = 10 (đôi giày/LĐ) L L 10 b. Năng suất cận biên Năng suất cận biên là phần năng suất tăng thêm hay giảm đi khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố đầu vào (các đầu vào khác không thay đổi). Q dQ MP Q' XX X dX () Trong đó: MPX: Năng suất cận biên của đầu vào X Q: Sự thay đổi của sản lƣợng đầu ra X: Sự thay đổi của đầu vào X (ví dụ L, K) Q Năng suất cận biên của lao động là: MP L L Ví dụ: Với số vốn cố định, khi số lƣợng lao động của doanh nghiệp tăng từ 4 đến 50
- 5, thì tổng đầu ra tăng từ 90 đến 100. Năng suất cận biên của lao động là: Q MP = (100 - 90)/(5-4) = 10 L L - Năng suất cận biên đƣợc biểu hiện dƣới hai hình thức: + Biểu hiện bằng hiện vật: đƣợc gọi là sản phẩm cận biên (MPX) + Biểu hiện bằng giá trị: đƣợc gọi là giá trị sản phẩm cận biên (V MPX) - Cách tính: V MPX = MPX . PY (PY là giá sản phẩm đầu ra). Nếu không xác định đƣợc hàm sản xuất thì có thể tính đƣợc năng suất cận biên cho từng yếu tố đầu vào. QQii 1 MPXi XXii 1 Năng suất cận biên của bất kỳ yếu tố đầu vào nào cũng sẽ bắt đầu giảm tại 1 điểm khi ngày càng có nhiều yếu tố đó đƣợc đầu tƣ trong quá trình sản xuất đã có. Ví dụ: Khi tiến hành thu hoạch lúa thì ngƣời chủ doanh nghiệp chỉ thay đổi lao động cần thuê còn các yếu tố khác không đổi Bảng 2.7: Năng suất trung bình và năng suất cận biên của doanh nghiệp Số lao động (L) S.lƣợng thóc Q NSTB - AP NSCB - MP (tạ) (tạ) (tạ) 0 0 - - 1 3 3 3 2 10 5 7 3 24 8 14 4 40 10 16 MPL 5 50 10 10 MPL 6 58 9,7 8 7 64 9,1 6 c. Quan hệ giữa năng suất cận biên (MPx) với năng suất trung bình của X (APx) - Năng suất trung bình của đầu vào (APX) là năng suất tính bình quân trên 1 đơn vị đầu vào X. APX = Q/X - Giữa MPX và APX có 3 mối quan hệ sau: + Nếu MPX > APX thì APX sẽ tăng; + Nếu MPX < APX thì APX sẽ giảm; + Nếu MPX = APX thì APX đạt trị số cực đại. (TPP là tổng sản phẩm) 51
- Q TPP AP MP 0 Lao động Hình 2.27: Quan hệ giữa năng suất cận biên và năng suất trung bình d. Quy luật năng suất cận biên giảm dần Năng suất cận biên của bất cứ yếu tố đầu vào nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm khi ngày càng có nhiều yếu tố đó đƣợc đầu tƣ trong quá trình sản xuất đã có. Điều đó có nghĩa là: nếu ta đầu tƣ tăng thêm yếu tố đầu vào thì lúc đầu năng suất cận biên của nó có thể sẽ tăng lên nhƣng nếu vƣợt quá giới hạn nào đó thì năng suất cận biên sẽ giảm xuống. 2.3.1.3. Hàm sản xuất với 2 đầu vào biến đổi Trong dài hạn, các yếu tố đầu vào đều biến đổi, có nghĩa là doanh nghiệp có thể lựa chọn công nghệ, kỹ thuật sản xuất khác nhau. Giả định rằng doanh nghiệp sử dụng 2 đầu vào là K và L và cả hai đều thay đổi. Hàm sản xuất có dạng Q = f (K, L) - Khi thay đổi số lƣợng K, L thì Q cũng thay đổi nhƣ thế nào? - Khi cách kết hợp giữa K và L thay đổi thì Q thay đổi nhƣ thế nào? Khi đó K* = ? L* = ? để Pr max (lợi nhuận tối đa) Bảng 2.8: kết hợp các yếu tố đầu vào K 5 10 15 20 25 L 10 40 65 85 100 110 20 60 85 105 120 130 30 75 105 125 140 145 40 85 120 145 160 170 50 90 130 160 175 185 52
- Nhận xét: - Nếu xét theo hàng ngang hoặc hàng dọc thì đây chính là hàm sản xuất với 1 đầu vào biến đổi. MPL, MPK đều tuân theo quy luật cận biên giảm dần - Trong nhiều chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp tuỳ ý lựa chọn: + Thay đổi K, L để thay đổi Q (Nếu tăng K, L thì Q tăng) + Thay đổi cách kết hợp K, L từ đó Q thay đổi Cùng một mức sản lƣợng Q thì doanh nghiệp có nhiều cách kết hợp K, L Ví dụ: Q1= 85 thì 5K + 40L; 10K + 20L hoặc 15K + 10L Q2 = 105 thì 10K + 30L; 15K + 20L Q3 = 120 thì 10K + 40L; 20K + 20L a. Đƣờng đồng lƣợng Khái niệm: Đặc điểm kỹ thuật sản xuất được biểu diễn thành đường đồng lượng. Đƣờng đồng lƣợng là tập hợp các khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào cho cùng một mức sản lƣợng. Đặc điểm của đường đồng lượng: - Là đƣờng hypebon, dốc xuống về phía phải, có hệ số góc giảm dần, phản ánh tác động của quy luật năng suất cận biên giảm dần; - Các đƣờng đồng lƣợng không cắt nhau (theo chính định nghĩa về chúng). Trong cơ chế thị trƣờng để tồn tại và phát triển trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thƣờng xuyên đổi mới quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ kỹ thuật. Vì thế, DN có thể tuỳ ý thay đổi số và chất lƣợng cũng nhƣ phƣơng cách phối hợp các đầu vào để có lƣợng đầu ra ra phù hợp ít với chi phí thấp nhất, chất lƣợng cao nhất. Theo đó, để có cùng lƣợng đầu ra, DN có thể có nhiều cách phối hợp đầu vào K và L. Khi biểu diễn điều này lên đồ thị , ta đƣợc các đƣờng biểu diễn gọi là đƣờng đồng lƣợng K 20 15 Q = 120 3 A Q2 = 105 10 B Q1 = 85 5 10 20 30 40 L Hình 2.28: Đƣờng đồng lƣợng 53
- Nhƣ vậy: Đường đồng lượng là đường có cùng mức sản lượng khi DN sử dụng các yếu tố đầu vào bằng nhiều cách khác nhau với một trình độ công nghệ nhất định. Theo đó, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình mà DN nghiệp có thể thay thế yếu tố này bằng yếu tố khác( K; L) để có đƣợc cùng sản lƣợng mong muốn. b. Tỷ suất thay thế cận biên về mặt kỹ thuật (MRTS) Trong hình trên (đƣờng đồng lƣợng) khi doanh nghiệp di chuyển từ A đến B trên đƣờng đồng lƣợng Q = 85 (có nghĩa là giữ mức sản lượng không đổi), nó đã bỏ 5 đơn vị tƣ bản và tăng 20 đơn vị lao động. Mối quan hệ giữa lƣợng tƣ bản giảm (hoặc tăng) và lƣợng lao động biến đổi tăng (hoặc giảm) tƣơng ứng, để giữ cho sản lƣợng không đổi đƣợc gọi là tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật, ký hiệu là MRTS. Khái niệm: Tỷ suất thay thế cận biên về mặt kỹ thuật là tỉ lệ thay thế lẫn nhau giữa các yếu tố đầu vào khi sản xuất ra cùng một mức sản lượng. Đó là lƣợng đầu tƣ tăng thêm của một yếu tố đầu vào này để đủ bù đắp cho việc giảm một đơn vị yếu tố đầu vào khác trong khi sản lƣợng vẫn không đổi. Nghĩa là muốn giảm đi một đơn vị lao động L thì cần tăng bao nhiêu đơn vị vốn K với điều kiện mức sản lƣợng Q không đổi và ngƣợc lại. K MPL MRST của L đối với K: MRTSLK/ L MPK L Hay: MRTS KL/ K MRTS chính là độ dốc của đƣờng đồng lƣợng. c. Đƣờng đồng phí Khái niệm: là đƣờng có cùng mức chi phí kết hợp các yếu tố đầu vào theo các cách khác nhau với một trình độ công nghệ nhất định. Với tổng chi phí C để thuê lao động với giá (tiền lƣơng) PL/đơn vị và tƣ bản với gia PK/đơn vị, ta có: C = K * PK + L * PL => K = C/PK - (PL /PK) * L Đẳng thức trên là phƣơng trình đƣờng đồng phí, có hệ số góc là PL/PK. Điểm lựa chọn tối ưu khi kết hợp các yếu tố đầu vào: - Khi kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau thì chi phí phải bỏ ra sẽ khác nhau. Nhƣng có một số cách kết hợp đó lại có mức chi phí nhƣ nhau. - Khi phối hợp các đƣờng đồng lƣợng với các đƣờng đồng phí ta thấy có một số đƣờng đồng lƣợng tiếp xúc với một số đƣờng đồng phí, tiếp điểm của những đƣờng này chính là điểm lựa chọn tối ƣu khi kết hợp các yếu tố đầu vào (K; L) khi sản xuất ra cùng 1 mức sản lƣợng đầu ra. Tại các điểm này, chi phí sản xuất để sản xuất ra sản phẩm là thấp nhất. Nếu giá bán sản phẩm không thay đổi thì tại các điểm kết hợp K và L đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đạt mức cao nhất. (E) đƣợc gọi là điểm lựa chọn tối ƣu hay còn gọi là điểm tối thiểu hoá chi phí sản xuất. 54
- K C/PK E 0 C/PL L Hình 2.29: Đƣờng đồng lƣợng, đồng phí và điểm lựa chọn tối ƣu Tập hợp các điểm lựa chọn tối ƣu là đƣờng phát triển doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau ở mức lựa chọn khác nhau. Đồng thời tại các điểm đó, độ dốc đƣờng đồng lƣợng (MRTS) = Độ dốc đƣờng đồng phí hay MPL/MPK = PL/PK hay MPK/PK = MPL/PL. Đây là quy tắc lựa chọn đầu vào tối ƣu của DN khi sử dụng 2 đầu vào K và L 2.3.2. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận 2.3.2.1. Chi phí a. Chi phí kế toán và chi phí kinh tế - Chi phí kế toán (chi phí tính toán) Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí thƣờng đƣợc hiểu là các phí tổn bằng tiền, mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Những chi phí này đƣợc ghi chép vào sổ kế toán và đƣợc gọi là chi phí kế toán. Chi phí kế toán là những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ tiền ra, có thể ghi chép đƣợc trên cơ sở những chứng từ. Theo chế độ kế toán hiện hành các yếu tố chi phí bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu mua ngoài. + Chi phí thuê nhân công. + Khấu hao. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí khác bằng tiền. - Chi phí kinh tế 55
- Chi phí kinh tế là toàn bộ những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh bao gồm cả chi phí kế toán toán và chi phí cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực. Hay: Chi phí kinh tế = Chi phí kế toán + Chi phí cơ hội b. Các loại chi phí ngắn hạn * Chi phí cố định (FC) là chi phí không đổi theo mức sản lƣợng sản xuất kinh doanh, thậm chí khi Q = 0 doanh nghiệp vẫn phải chịu toàn bộ chi phí cố định. Ví dụ: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng sản xuất * Chi phí biến đổi (VC) là chi phí thay đổi theo mức sản lƣợng, thông thƣờng chi phí biến đổi có thể thay đổi theo tỷ lệ hoặc không thay đổi theo tỷ lệ sản lƣợng đầu ra. Khi Q = 0 thì VC = 0. Ví dụ: chi phí nguyên nhiên vật liệu vật tƣ, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh, chi phí thuê lao động * Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để sản xuất ra khối lƣợng sản phẩm nhất định. (Tổng chi phí bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi: TC = FC + VC. Hay còn gọi là giá trị thị trƣờng của toàn bộ các nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hoá - dịch vụ. Theo đồ thị dƣới, TC = aQ3 + bQ2 + cQ + d Điều kiện: a>0; c>0; b b2 FC VC TC TC VC FC 0 Q Hình 2.30: Hình dạng các đƣờng FC, VC và TC * Chi phí bình quân (AC): là chi phí tính bình quân trên 1 đơn vị sản phẩm. Bao gồm 3 loại sau: - Chi phí cố định bình quân (AFC) là chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm. AFC = FC/Q 56