Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường
Bạn đang xem tài liệu "Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thach_thuc_doi_voi_doanh_nghiep_viet_nam_trong_phat_trien_he.pdf
Nội dung text: Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường
- THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG CHALLENGES TO VIETNAMESE ENTERPRISES IN DEVELOPING AN ENVIRONMENTAL-FRIENDLY RETAIL SYSTEM TS. Nguyễn Bảo Ngọc Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Trên cơ sở nghiên cứu trích dẫn, bài viết xác lập góc độ tiếp cận và các tiêu chí, tham số đánh giá hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường phù hợp với môi trường kinh doanh và điều kiện của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Đồng thời qua hệ thống dữ liệu thứ cấp (từ báo cáo của Sở Công Thương, một số doanh nghiệp bán lẻ, kết quả nghiên cứu một số công trình khoa học chuyên ngành) và một số kết quả điều tra, phỏng vấn trong luận án tiến sĩ của tác giả, bài viết đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí; chỉ ra những thách thức nội tại từ thực trạng tổ chức hệ thống và vận hành kinh doanh của hệ thống bán lẻ mà doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải đáp ứng, vượt qua. Từ đó nêu ra một số khuyến nghị, hàm ý giải pháp trong nâng cấp chất lượng tổ chức hệ thống và vận hành kinh doanh đáp ứng các tiêu chí của hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường trong bối cảnh kinh doanh ở Việt Nam hiện nay và một số năm tiếp theo định hướng 2025 dưới tác động trực tiếp của các FTA thế hệ mới, xu thế bảo hộ thương mại quốc gia và chiến tranh thương mại của nước lớn. Từ khóa: Hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường; các tiêu chí, tham số đánh giá và thách thức nội tại trong phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường. Abstract On the basis of citation research, the paper establishes the approaches, criteria and paremeters to evaluatue the environmentally - friendly retail system compatible with the business environment and conditions of Vietnamese retail enterprises. Via secondary data (extracted from the reports of Department of Industry and Trade, some retail enterprises, research outcomes of some research projects) and the findings of questionnaire surveys and interviews in her PhD dissertation, the author evaluates the parameters; identifies challenges that come from the internal organizational system and business operations of the retail system that Vietnamese retail enterprises have to overcome. On that basic, the author proposes some solutions to raise the quality of the organizational system and business operations to meet the criteria of an environmentally- friendly retail system amid the business context of Vietnam at present as well as the following years by 2025 under the direct impacts of new-generation FTAs, the protectionism of some countries and the trade war between powerful nations. Keywords: Evironmentally-friendly retail system; evaluation parameters and internal challenges in developing an environmentally-friendly retail system. 727
- Đặt vấn đề Trong bối cảnh triển khai các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới; tái lập xu thế bảo hộ thương mại Quốc gia các nước lớn, dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và để thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011÷2020 tầm nhìn đến năm 2030, ngành công thương Việt Nam phải hoạch định và thực thi chiến lược, chính sách, giải pháp phát triển bền vững; tổ chức và vận hành kinh doanh thương mại hiệu quả. Trong đó xây dựng, triển khai quản lý chuỗi cung ứng xanh với tiêu điểm là hệ thống bán lẻ đáp ứng các tiêu chuẩn thân thiện môi trường là giải pháp tiên quyết, có ý nghĩa quyết định đến thực hiện các mục tiêu trong bối cảnh kinh doanh mới này. Trong những năm gần đây mặc dù các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam (DNBL VN) đã nhận thức rõ vị trí quan trọng và triển khai phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường - yếu tố then chốt trên tầm quản trị chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp theo mục tiêu tăng trưởng xanh của ngành và chương trình phát triển tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên trong triển khai còn nhiều hạn chế và bất cập cá biệt còn mang tính hình thức phụ thuộc vào tư duy, năng lực của các nhà quản trị bậc cao của doanh nghiệp (DN). Điều này dẫn tới nhiều hệ lụy tác động tiêu cực đến môi trường, chất lượng cuộc sống và đến sự phát triển bền vững (về kinh tế, kinh doanh; về xã hội và bảo vệ môi trường) của DNBL và hệ thống kinh doanh thương mại. Với cách đặt vấn đề như trên trong giới hạn bài viết tác giả tập trung nghiên cứu các tác động đến môi trường từ tổ chức vận hành kinh doanh của hệ thống bán lẻ và đây là những thách thức chủ yếu mà DNBL VN phải triển khai đồng bộ các giải pháp trong phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường cũng như phát triển bền vững DN. 1. Các góc độ tiếp cận và tiêu chí đánh giá hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường 1.1. Các góc độ tiếp cận với hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường Trong 15 năm vừa qua sau các nghiên cứu của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản về phát triển công nghiệp, thương mại và tiêu dùng bền vững chủ yếu với các nước phát triển và ở Việt Nam đã có khá nhiều các R&D phát triển chuỗi cung ứng và phân phối tiêu dùng sản phẩm xanh của Chính phủ, Bộ, Ngành (các quyết định của Thủ tướng; thông tư Bộ Công thương, Viện, Ngành; các dự án, chương trình cấp Nhà Nước, cấp Bộ có liên quan ), của các tổ chức nghiên cứu thực tiễn về tác động từ tổ chức và vận hành kinh doanh của hệ thống bán lẻ đến môi trường tiêu chuẩn của hệ thống phân phối thân thiện môi trường trong bối cảnh kinh doanh mới hiện nay theo tác giả là một trong những nội dung nghiên cứu về chuỗi cung ứng mà chưa được nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện. Một số nghiên cứu này đã khẳng định vị trí, sự cần thiết và quan niệm về hệ thống phân phối xanh, hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường. Có hai quan niệm chủ yếu được nêu: (1) Hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường tiếp cận từ những tác động của các yếu tố đầu vào, đầu ra trong quá trình vận hành kinh doanh của hệ thống bán lẻ đến môi trường; (2) Hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường được tiếp cận từ cấu trúc hệ thống gồm các CHTV, các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBUs) theo mặt hàng/dịch vụ bán lẻ được công nhận là cơ sở bán lẻ thận thiện môi trường theo qui định của từng giai đoạn, từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Trong nghiên cứu này từ Luật thương mại Việt Nam và từ quan điểm của một số nhà khoa học chuyên ngành như GS.TSKH Lương Xuân Quỳ, GS.TS Nguyễn Bách Khoa, 728
- PGS.TS Lê Trịnh Minh Châu, Hệ thống bán lẻ là một chỉnh thể tổ chức được quản lý tập trung thống nhất từ một trung tâm về cấu trúc gồm các cửa hàng thành viên và các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBUs) theo mặt hàng/dịch vụ bán lẻ - thị trường mục tiêu; về nội dung vận hành gồm các qui trình, phương pháp trang thiết bị và nhân sự được chuyển hóa dễ tiếp cận, dự trữ, bảo quản, chuẩn bị, trưng bày chào hàng và bán hàng tại các cơ sở bán lẻ nhằm đáp ứng thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng mục tiêu qua đó DN đạt thành các mục tiêu kinh doanh, phát triển bền vững. Từ đó và trên cơ sở kế thừa hai quan niệm trên cũng như cân nhắc tới thực trạng, điều kiện triển khai của DNBL VN, tác giả chọn góc độ tiếp cận là “Hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường là một hệ thống trong đó toàn bộ quá trình vận hành hoạt động phân phối bán lẻ (hoạt động logistics đầu vào, logistics đầu ra, hoạt động marketing và bán lẻ) của toàn bộ hệ thống và tại CHTV tuân thủ luật, các qui định bảo vệ môi trường; quản lý năng lượng hiệu quả; thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm giảm tối đa những tác động có hại đến môi trưởng, đảm bảo hiệu quả quá trình phân phối - bán lẻ cũng như việc quản lý, xử lý các chất thải từ quá trình phân phối bán lẻ và sau khi sử dụng sản phẩm”. Theo tiếp cận này, để phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường, các DNBL tập trung vào một số vấn đề quản trị trọng tâm sau: - Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý môi trường đồng thời với quản trị nâng cao hiệu quả truyền thông (với khách hàng, đội ngũ nhân sự và cộng đồng xã hội) về quản lý môi trường và hình ảnh của hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường. - Quản lý, sử dụng phù hợp nguồn năng lượng (điện, nước ), nguồn nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả; tối đa hóa sử dụng năng lượng tái tạo và nguồn nhiên liệu sạch. Đồng thời thực hành công nghệ kinh doanh sạch với hệ thống trang thiết bị có tác động bảo vệ môi trường. - Xử lý tốt các yếu tố khí thải (khí hóa lỏng, khí nhà kính,, ) nước thải; chất thải rắn (giấy thủy tinh, chất dẻo tổng hợp, kim loại, ) nhất là các chất thải nguy hại (pin, dầu nhớt, ); tiếng ồn trong quá trình logistics, quá trình marketing bán hàng của DNBL và trong quá trình sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng (NTD). - Lựa chọn, phát triển danh mục mặt hàng bán lẻ là các sản phẩm xanh thân thiện môi trường, cụ thể là các sản phẩm: (1) Góp phần phục hồi tài nguyên năng lượng; (2) An toàn với môi trường và sức khỏe người sử dụng; (3) Đươc sản xuất từ nguyên liệu sinh thái có thể tái chế, tái sử dụng và khí thải bỏ không gây ô nhiễm môi trường. - Triển khai các quá trình logistics (mua - dự trữ - bảo quản - vận chuyển - cung ứng hàng hóa cho các cơ sở bán lẻ và chuẩn bị - cung ứng hang hóa cho gian bán hàng) và quá trình marketing bán hàng cốt lõi tại CHTV (trưng bày truyền thông chào hàng, tạo bầu không khí cửa hàng, xúc tiến thương mại và bán lẻ hàng hóa, ) thân thiện môi trường, hạn chế tối đa chất thải và những tác động tiêu cực đến môi trường. - Thực hiện trách nhiệm xã hội của DNBL trong bảo vệ quyền lợi khách hàng - người tiêu dùng (KH - NTD); trong tạo môi trường, điều kiện làm việc nâng cao thu nhập, đãi ngộ người lao động và mục tiêu các cổ đông (nếu có); trong thực hiện các mục tiêu và sự phát triển của công đồng xã hội. 729
- 1.2. Tiêu chí cơ bản và các tham số đánh giá mức độ thân thiện môi trường của hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Trên cơ sở tiếp cận sâu vấn đề quản trị trọng tâm để phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường (đã nêu ở tiêu mục 1.1) kết hợp với tham khảo bộ tiêu chí đánh giá hệ thống phân phối xanh, từ một số công trình nghiên cứu như: chương trình bàn tròn bán lẻ Châu Âu, báo cáo quản lý môi trường hàng năm của Tập đoàn AEON của Nhật [2], báo cáo tổng kết để tài khoa học công nghệ mã số 10.17 HĐ-KHCN/SX TDBV của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công thương - Bộ Công thương [5], tác giả xác lập các tiêu chí, tham số đánh giá qua bảng 1 dưới đây. Bảng 1: Tiêu chí đánh giá mức độ thân thiện môi trường của hệ thống bán lẻ TT Tiêu chí/Tham số đánh giá Trị số đánh giá 1. Tổ chức bộ máy quản lý và phân bố nguồn lực thực hiện quản lý XAi môi trường của DNBL 1.1 Có bộ phận chuyên trách quản lý môi trường XA1 1.2 Định kì thực hiện theo dõi mức độ ô nhiễm môi trường và báo cáo XA2 kết quả 1.3 Báo cáo kết quả bảo vệ môi trường hàng năm (tự viết báo cáo hoặc XA3 thuê ngoài) 1.4 Kinh phí đầu tư được xác định phù hợp và sử dụng hiệu quả XA4 1.5 Phân bổ nguồn lực thực hiện theo dõi, báo cáo kết quả bảo vệ môi XA5 trường 2. Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về hệ thống bán lẻ XBi thân thiện môi trường 2.1 Tổ chức và truyền thông chiến lược tiêu dùng bền vững và hình ảnh XB1 hệ thống bán lẻ và sản phẩm bán lẻ thân thiện môi trường 2.2 Truyền thông cảnh báo NTD những tác động đến môi trường trong XB2 tiêu dùng và bao bì bao gói sản phẩm bán lẻ 2.3 Truyền thông nội bộ các qui định, các tiêu chuẩn và mức đạt được XB3 của hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường 2.4 Phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, chính quyền các tổ chức XB4 chính trị-xã hội địa phương truyền thông phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường 3. Sử dụng nguồn năng lượng, nhiên liệu, trang thiết bị thân thiện XCi môi trường 3.1 Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng nhiên liệu (tổng chi XC1 phí sử dụng, chi phí sử dụng/doanh số bán, chi phí sử dụng/m2 diện tích kinh doanh, ) 730
- 3.2 Mức gia tăng tỉ lệ sử dụng năng lượng tái tạo và nhiên liệu sạch (tỉ lệ XC2 mức tăng trưởng sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhiên liệu sạch trên tổng mức sử dụng năng lượng, nhiên liệu theo năm 3.3 Sử dụng các hóa chất bảo quản hàng hóa an toàn không gây ô nhiễm XC3 môi trường 3.4 Mức độ sử dụng nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu không tác động XC4 tiêu cực đến môi trường của các trang thiết bị (dự trữ, bảo quản, vận chuyển và trưng bày hàng hóa, ) 4. Xử lý tốt khí thải, chất thải và tiếng ồn XDi 4.1 Mức độ rò rỉ và xử lý khí thải lỏng XD1 4.2 Hiệu quả các giải pháp xủa lý khí thải nhà kính XD2 4.3 Các giải pháp xử lý đảm bảo các thông số nguồn nước sử dụng và XD3 nguồn nước thải 4.4 Hiệu quả các giải pháp xử lý chất thải rắn (tỉ lệ gian sử dụng bao bì XD4 ni lông, bao bì kim loại, bao bì gỗ, thủy tinh) 4.5 Hiệu quả các giải pháp xử lý chất thải nguy hiểm (pin, dầu nhớt, hóa XD5 chất độc hại) 5. Phát triển danh mục mặt hàng bán lẻ xanh thân thiện môi XEi trường 5.1 Dự báo tác động đến môi trường & sức khỏe NTD của mặt hàng bán XE1 lẻ và bao bì bao gói tiêu thụ 5.2 Mức gia tăng tỉ lệ số lượng các sản phẩm gắn nhãn sinh thái trong XE2 tổng danh mục mặt hàng bán lẻ 5.3 Mức gia tăng tỉ lệ doanh số bán các sản phẩm gắn nhãn sinh thái XE3 trong tổng doanh số bán lẻ/năm 5.4 Đầu tư, phát triển mặt hàng mới là các sản phẩm trong ba nhóm sản XE4 phẩm xanh thân thiện môi trường 6. Triển khai quá trình logistics (đầu vào & đầu ra) thân thiện XGi 6.1 Mức đầu tư, phát triển nguồn hàng cung ứng các sản phẩm gắn nhãn XG1 sinh thái và sản phẩm thân thiện môi trường 6.2 Mức hỗ trợ thông tin thị trường, kĩ thuật, sản xuất cho các nguồn XG2 hàng là DN nhỏ & vừa sản xuất, thiết kế sản phẩm thân thiện môi trường 6.3 Xác định định mức dự trữ hợp lý, thực hiện các giải pháp bảo quản XG3 hàng hóa, dự trữ phù hợp đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường 6.4 Tổ chức cung ứng và vận chuyển hàng hóa hiệu quả theo nhu cầu XG4 CHTV đảm bảo không gây tác động có hại đến môi trường 731
- 6.5 Chuẩn bị hàng và cung ứng cho các nơi công tác tác bán hàng tại XG5 CHTV kịp thời, đáp ứng đủ số lượng, cơ cấu, chất lượng hàng hóa trưng bày, bán hàng và yêu cầu bảo vệ môi trường 7. Triển khai quá trình marketing cốt lõi và bán hàng tại CHTV XHi thân thiện môi trường 7.1 Xây dựng và triển khai phối thức chào hàng thị trường (mặt hàng XH1 bán lẻ - chào giá bán lẻ - dịch vụ khách hàng) đảm bảo khách hàng nhận dạng chính xác lợi ích của sản phẩm và dịch vụ bán lẻ 7.2 Xác định địa điểm phân bố CHTV thuận tiện nhận biết, tiếp cận của XH2 khách hàng và cho quá trình nhập hàng 7.3 Trưng bày, truyền thông chào hàng tại CHTV được tiêu chuẩn hóa XH3 đáp ứng các yêu cầu dễ nhận biết và lựa chọn chính xác hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng 7.4 Tạo bầu không khí CHTV năng động mang bản sắc riêng thu hút, XH4 hấp dẫn khách hàng và môi trường văn minh, hiện đại 7.5 Triển khai đa dạng, hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại XH5 bán lẻ 7.6 Triển khai các hình thức, phương pháp bán lẻ phù hợp và hiệu quả XH6 8. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của DNBL XKi 8.1 Thực hiện đa dạng hình thức, chương trình bảo vệ quyền lợi NTD XK1 và các nhà cung cấp 8.2 Thực hiện tốt các qui định, chương trình bảo vệ môi trường và nâng XK2 cao văn minh thương mại 8.3 Chú trọng đào tạo nhân sự trong DN và nguồn nhân sự địa phương XK3 về nhận thức, kiến thức và kĩ năng trong quản lý, bảo vệ môi trường 8.4 Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kĩ năng cho đội XK4 ngũ nhân sự DN về công tác phòng tránh sự cố môi trường, phòng chống cháy nổ và quản lý chất thải rắn 8.5 Có chính sách các điều kiện lao động và đã ngộ lao động (lương XK5 thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, ) phù hợp tuân thủ các qui định hiện hành Nguồn: Tác giả tổng hợp 2. Thực trạng thị trường và mức đáp ứng các yêu cầu phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 2.1. Thực trạng thị trường và hệ thống bán lẻ Quá trình thực các cam kết trong FTA thế hệ mới với tác động của xu thế bảo hộ thương mại, cuộc chiến thương mại các nước lớn thời gian qua, thị trường bán lẻ Việt Nam bị tác động được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Với 732
- tổng dân số khoảng hơn 94 triệu người, cơ cấu dân số trẻ chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%); tốc độ đô thị hóa cao, thu nhập bình bình quân người tăng khá nhanh đến năm 2018 đạt 2.587USD/người/năm và như nhiều dự báo tốc độ tăng thu nhập bình quân người tăng khoảng 10,5%/người/năm giai đoạn 2015÷2020, tăng từ 11,5%÷12,5%/người/năm giai đoạn 2021÷2025; qui mô thị trường bán lẻ đạt khoảng 179 tỷ USD năm 2020, khoảng 200 tỷ USD năm 2025 trong đó thị phần thực hiện của hệ thống bán lẻ hiện đại đến năm 2018 đạt xấp xỉ 30% (thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực ASEAN như Philipines - 33%; Thailand - 34%; Malaysia - 60% và Singapore - 90%, ) đã tạo những tiền đề thuận lợi cho thu hút, phát triển hệ thống bán lẻ của các Tập đoàn, Hãng, DNBL trong ngoài nước đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức lớn hơn nhất là với các DNBL VN. Trong 10 năm vừa quan, hệ thống thương mại bán lẻ đã có những phát triển vượt bậc về qui mô và năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng hóa, thỏa mãn cao hơn nhu cầu tiêu dùng và góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cụ thể: - Hệ thống thương mại bán lẻ được phát triển và thực hiện theo hai tuyến khá độc lập và đan xen của hai hệ thống gồm hệ thống bán lẻ hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh) và hệ thống thương mại truyền thống (cửa hàng thương mại truyền thống, hợp tác xã thương mại, chợ và bán hàng rong). Trong đó ghi nhận sự phát triển của trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích; qui hoạch, phát triển hệ thống chợ; phát triển thương mại điện tử (B2C, C2C) đã tác động không chỉ thay đổi diện mạo mà quan trọng là mức tăng năng lực cung ứng dịch vụ của hệ thống bán lẻ. Xu thế hình thành và vận hành kinh doanh theo mô hình chuỗi (chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích, chuỗi cửa hàng chuyên doanh) và quá trình nâng cấp cửa hàng thương mại truyền thống, chuyển đổi mô hình quản lý hệ thống chợ theo mô hình DN, đã cho thấy trình độ tổ chức hệ thống được nâng cao phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và thực hiện mục tiêu nâng cao văn minh thương mại bán lẻ. - Hạ tầng thương mại bán lẻ được đầu tư phát triển không chỉ cho thấy sự phát triển nhanh về số lượng (hệ thống bán lẻ cả nước đến năm 2020 có từ 180÷190 trung tâm thương mại trong đó chú trọng đến trung tâm thương mại cấp vùng, cấp Tỉnh/Thành phố; 1200÷1700 siêu thị các cấp; 157÷170 trung tâm mua sắm; 12.000÷14.000 cửa hàng tiện ích theo mô hình chuỗi; trên 2,2 triệu hộ kinh doanh với các cửa hàng có qui mô nhỏ, siêu nhỏ và qui hoạch, nâng cấp toàn bộ hệ thống chợ (chợ đầu mối bán buôn, chợ dân sinh bán lẻ)) mà còn cho thấy năng lực cung ứng của hệ thống bán lẻ được nâng cao, trình độ phục vụ theo định hướng nâng cao văn minh thương mại. - Sự phát triển và mở rộng xâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam của một số tập đoàn bán lẻ đa quốc gia (AEON, 7-Eleven, GS25; Circle K; Ministop, ) và của một số DN trong nước (Vincommerce, Saigon co.op, Hapro, ) một mặt tác động thay đổi bộ mặt hệ thống bán lẻ hiện đại và nâng cao năng lực kinh doanh, phục vụ của hệ thống bán lẻ mặt khác cũng tạo ra một thị trường bán lẻ cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn đòi hỏi các DNBL VN cũng phải mở rộng qui mô, đổi mới tổ chức hoạt động kinh doanh nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa và dịch vụ khách hàng để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu. Đây là vấn đề còn nhiều bất cập trong thực hiện do các DNBL VN chủ yếu có qui mô nhỏ, bị giới hạn về nguồn lực, vị thế thấp trên thị trường. 733
- - Thương mại điện tử tăng trưởng khá nhanh năm 2016 đạt doanh thu bán lẻ 4 tỷ USD và tốc độ tăng bình quân từ 30÷45%/năm giai đoạn 2016÷2020, đến năm 2020 như dự báo sẽ đạt doanh thu 10 tỷ USD cùng với quá trình đầu tư hạ tấng, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin trong thực hiện hoạt động bán lẻ và các dịch vụ chăm sóc khách hàng là một đặc trưng phát triển của hệ thống thương mại bán lẻ thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đạt được trên sự phát triển và vận hành hệ thống bán lẻ của các DN Việt Nam thời gian qua cũng bộ lộ nhiều hạn chế và bất cập mà điển hình là: - Hệ thống bán lẻ Việt Nam phát triển không đều giữa thị trường đô thị và nông thôn ngoại trừ một vài DN có qui mô lớn (Vincommerce, Saigon co.op, Hapro, ). Hệ thống bán lẻ của DN Việt Nam được phát triên thiếu luận cứ khoa học, thực tiễn và thiều tính liên kết trong toàn hệ thống và vận hành thiếu tính chuyên nghiệp. - Lực lượng tham gia phát triển hệ thống bán lẻ kể cả với hệ thống bán lẻ hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh) hầu hết là các DN nhỏ, giới hạn nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) và vị thế trên thị trường thấp vì vậy hệ thống bán lẻ được phát triển thiếu tính đồng bộ dẫn tới năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ thấp, chất lượng triển khai các hoạt động phân phối bán lẻ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chưa kịp thời, mức độ đáp ứng thấp hơn so với các DNBL FDI. - Chất lượng phối thức chào hàng thị trường; chất lượng vận hành các quá trình logistic và quá trình marketing bán lẻ ở đẳng cấp chất lượng trung bình yếu, trung bình và/hoặc trung bình khá, chưa đáp ứng trong thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ, văn minh thương mại, chưa góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh của ngành và các yêu cầu phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện, bảo vệ môi trường. - Mặc dù hệ thống thương mại truyền thống nói chung, hệ thống chợ và các cơ sở bán lẻ nhỏ của tư nhân nói tiêng đã được qui hoạch, nâng cấp chất lượng hạ tầng, cơ sở vật chất nhưng chất lượng tổ chức, quản lý, vận hành còn khá nhiều bất cập đã tác động giảm hiệu lực, kết quả kinh doanh và vẫn gây ra những tác động có hại đến môi trường, đến sức khỏe cộng đồng. - Mặc dù hệ thống quản lý Nhà nước về kinh doanh bán lẻ trung ương, địa phương và bản thân hầu hết các DNBL đã tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức khách hàng, đào tạo nâng cao kĩ năng cho nhân viên về tiêu dùng bền vững, vận hành kinh doanh bán lẻ thân thiện môi trường tuy nhiên hiệu quả sử dụng một số hình thức phương pháp còn có những vướng mắc bất cập, chưa tương xứng với mức độ đầu tư và hiệu quả theo mục tiêu chương trình. - Hệ thống trang thiết bị và công nghệ bán lẻ mặc dù đã được đổi mới, nâng cấp chất lượng; nguồn năng lượng nhiên liệu được sử dụng đạt mức tiết kiệm hơn tuy nhiên chủ yếu ở hầu hết cửa hàng của DN Việt Nam trang thiết bị và công nghệ ở trình độ trung bình còn thấp nhưng mức sử dụng nguồn năng lượng điện, nước, nhiên liệu thì cao hơn so với cơ sở bán lẻ của các DN nước ngoài. 2.2. Thực trạng mức đáp ứng các tiêu chí hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Qua các dữ liệu, số liệu thứ cấp trong các báo cáo về phát triển hệ thống bán lẻ, 734
- kênh phân phối sản phẩm thân thiện môi trường của Sở ngành, của Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng [1]; điều tra trong báo cáo tổng kết để tài khoa học công nghệ mã số 10.17 HĐ-KHCN/SX TDBV của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công thương - Bộ Công thương [5] và một số kết quả khảo sát, phỏng vấn trực tiếp trong luận án tiến sĩ của tác giả tại một số DNBL chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn Thành phố Hà Nội [6] theo các tham số/chỉ tiêu trong 8 nhóm tiêu chí đánh giá cho phép rút ra một số nhận xét, đánh giá sau: + Với nhóm tiêu chí 1: Ở bộ phận khá lớn DNBL VN (gần 75%) đã thực hiện một số hoạt động theo dõi mức độ ô nhiễm môi trường và có phân bố các nguồn lực để thực hiện, tuy nhiên mức độ theo dõi chưa thường xuyên. Công tác phòng chống cháy, nổ; phòng tránh sự cố môi trường và quản lý chất thải đã được quan tâm đưa vào phương hướng hoạt động kinh doanh nhưng hiệu quả thực hiện còn thấp, cá biệt còn rất thấp. Khá nhiều DN chưa hoặc xây dựng chưa kịp thời báo cáo kết quả, đánh giá tác động đến môi trường; một số DN không tự xây dựng báo cáo mà thuê các đơn vị tư vấn xây dựng vì vậy chưa đáp ứng được tính kịp thời và làm tăng chi phí cho hoạt động này. Tổng kinh phí và tỉ lệ trên doanh thu thực chi cho các hoạt động quản lý môi trường hàng năm hầu như không được công bố và đánh giá hiệu quả đầu tư. + Với nhóm tiêu chí 2: Trong thời gian qua, các DNBL VN đã chú trọng đến truyền thông với người tiêu dùng, với đội ngũ nhân sự của DN về tiêu dùng bền vững và thực hành bán lẻ thân thiện với môi trường. Nhiều DNBL thường xuyên tổ chức các phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Ví dụ: không kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm bẩn, các sản phẩm sử dụng lông thú, các sản phẩm gây béo phì, ) tuy nhiên việc thông báo/cảnh báo với người tiêu dùng những tác động có hại đến môi trường của sản phẩm nhất là sau khi sử dụng, thải bỏ chưa được quan tâm đúng mức, mật độ tổ chức và hiệu lực truyền thông thấp. Một số DN có tổ chức đối thoại trực tiếp với người tiêu dùng những chỉ mang tính chất hình thức, các thông tin tiếp cận được hầu như chưa giải quyết triệt để những khiếu nại, phàn nàn của người tiêu dùng về những tác động của sản phẩm, của kinh doanh bán lẻ đến môi trường, đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong truyền thông nhiều DNBL đã phối hợp với tổ chức phi chính phủ và chính quyền địa phương để thực hiện truyền thông với khách hàng và công đồng xã hội. Đặc biệt một số DN nhất là các DN có qui mô khá lớn (như Vincommerce, Saigon co.op, Hapro, ) đã chú trọng đến truyền thông cho độ ngũ nhân sự nhất là các nhân viên trực tiếp bán lẻ về vị trí, tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững và kinh doanh bán lẻ thân thiện môi trường. + Với nhóm tiêu chí 3: Bộ phận khá lớn DNBL VN (gần 80%) đã quan tâm, xác định vị trí quan trọng của quản lý, sử dụng nguồn năng lượng, nhiên liệu và đầu tư mới trang thiết bị kinh doanh để bảo vệ môi trường. Phần lớn DN đã theo dõi và đo lường mức tiêu hao năng lượng điện, nước, nhiên liệu và thực hiện có hiệu quả một số giải pháp tiết kiệm năng lượng chiếu sáng, tiết kiệm nguồn nước và sử dụng các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu vì vậy tổng mức tiêu hao năng lượng điện, nước/m2 diện tích kinh doanh, chi phí nhiên liệu/thiết bị đã được tiết giảm. Tuy nhiên việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch được quan tâm chưa đúng mức hầu như chưa hoặc thực hiện với tỉ trọng thấp mà nguyên nhân chủ yếu là do kinh phí đầu tư ban đầu lớn, lắp đặt và vận hành khá phức tạp. 735
- Trong đầu tư mới và thay thế đổi mới trang thiết bị kinh doanh ở hầu hết các DNBL VN thời gian qua được triển khai theo định hướng nâng cấp chất lượng trình độ cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ kinh doanh bán lẻ; chú trọng đến các loại trang thiết bị được sản xuất từ các nguyên liệu thân thiện môi trường bảo vệ sức khỏe cho khách hàng, người lao động của DN và đáp ứng các yêu cầu nâng cao văn minh thương mại bán lẻ. Tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư còn khá thấp vì vậy một bộ phận trang thiết bị kinh doanh được sử dụng thời gian dài, chậm thay thế đổi mới có thể gây ra các tác động có hại đến môi trường và sức khỏe người sử dụng, ví dụ như các trang thiết bị kim loại bị rỉ sét, gỗ bị mục, mối mọt, + Với nhóm tiêu chí 4: Do nhận thức rõ vị trí đặc biệt quan trọng và mức tác động đến môi trường của các chất thải từ hàng hóa, quá trình bán lẻ và sau sử dụng hàng hóa nên hầu hết các DNBL VN (trên 80%) đã thực hành nhiều giải pháp để quản lý và xử lý các chất thải này. - Hầu hết các DN đã thực hành các giải pháp để giảm thiểu rò rỉ khí hóa lỏng (nhất là rò rỉ khí hóa lỏng từ các thiết bị bảo quản đông lạnh, hệ thống điều hòa không khí) và một số giải pháp giảm phát thải khí thải (chủ yếu là CO2) từ hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên do chưa đo lường và đánh giá hiệu quả thực hiện các giải pháp này vì vậy tỉ lệ thải có hại nói chung, khí CO2 (theo đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về môi trường); ở nhiều thời điểm kiểm tra chưa đáp ứng các yêu cầu theo qui định và ở mức độ cảnh báo. - Một số bộ phận khá lớn DN đã tiến hành phân loại chất thải rắn phát sinh theo nguồn gốc như: giấy và cát tông, gỗ, chất dẻo tổng hợp và túi ni lông, các chất thải hữu cơ; các chất thải độc hại và thực hành xử lý thông qua hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý với các đơn vị chức năng. Nhiều DN đã khuyến khích thậm chí bắt buộc sử dụng túi đựng hàng nhiều lần thay thế cho túi ni lông sử dụng một lần. Tuy nhiên vẫn cón tồn tại những DN hầu như chưa thực hành các giải pháp để xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn một cách hiệu quả. - Một bộ phận DN đã nhận thức và đầu tư, xử lý nước thải đáp ứng các qui định bảo vệ môi trường như: đã đo lường trọng lượng nước thải (mức cao nhất, thấp nhất) và đầu tư công nghệ xử lý, kiểm tra nước thải trước khi xả vào hệ thống nước thải chung của địa phương. Tuy nhiên ở một số thời điểm kiểm tra các thông số của nước thải như: độ PH, BOD, COD, TSS, kim loại nặng, chất rắn hòa toan, khoáng, còn vượt giới hạn theo tiêu chuẩn Việt Nam. - Ô nhiếm tiếng ồn từ sự vận hành hệ thống thiết bị kinh doanh của các DNBL nhất là từ hoạt động của hệ thống điều hòa (lạnh, nóng), từ các thiết bị vận chuyển cung ứng hàng hóa, từ các hoạt động của chính khách hàng, đang là vấn đề cần được quan tâm. Nhưng điều đáng tiếc tại hầu hết các DNBL VN chưa thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để đo lường, giảm thiểu tiếng ồn và xử lý ô nhiễm tiếng ồn. + Với nhóm tiêu chí 5: Hầu hết DNBL VN đã quan tâm đến phát triển danh mục mặt hàng bán lẻ thân thiện với môi trường, mặt hàng gắn nhãn hiệu xanh. Mặc dù tỉ trọng của ba nhóm sản phẩm (sản phẩm gắn nhãn sinh thái, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sử dụng năng lượng hiệu quả) còn chiếm tỉ lệ thấp nhưng nhiều DN luôn sẵn sàng và đã dành riêng khu vực trưng bày, bán sản phẩm các sản phẩm này. Trên 50% DN đã chú 736
- trọng đến phát triển các sản phẩm gắn nhãn sinh thái của Việt Nam, các sản phẩm hữu cơ và khoảng 40% DN chú trọng đến phát triển sản phẩm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên đối với sản phẩm gắn nhãn sinh thái, tỉ trọng sản phẩm gắn nhãn sinh thái của các tổ chức bán lẻ quốc tế (Ví dụ như của EU, Nhật bản, ) còn rất thấp kể cả tại thị trường các đô thị lớn; đối với sản phẩm hữu cơ (nông sản rau quả hữu cơ, thủy sản sạch, đồ gỗ thân thiện môi trường, ) do giá thành sản xuất khá cao và cao vì vậy doanh số bán có tăng nhưng tỉ trọng trong doanh số bán còn thấp; đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng hiệu quả, mức sẵn sàng của một số bộ phận lớn DNBL VN chỉ đạt mức độ trung bình và trung bình yếu. + Với nhóm tiêu chí 6: Thực hiện hoạt động logistics (đầu vào, đầu ra) thân thiện môi trường đã được các DNBL VN chú trọng. Nhiều DN đã thực hiện một số giải pháp đem lại kết quả và đạt hiệu ứng tốt, cụ thể: - Trong tổ chức nguồn cung ứng hàng hóa, các DN có qui mô khá, lớn đã chú trọng phát triển cơ sở sản xuất tự cung ứng các nhãn hiệu hàng riêng thân thiện môi trường và thường xuyên chia sẻ cung ứng các thông tin để các cơ sở nguồn hàng điều chỉnh, thực thi quyết định sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đảm bảo cung ứng các sản phẩm thân thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe người sử dụng. - Đã chú trọng đến xác lập định mức hàng hóa dự trữ hợp lý và thực hành các giải pháp bảo quản, vận chuyển, giao hàng dựa trên công nghệ, trang thiết bị, nguyên nhiên liệu sạch để bảo vệ môi trường đồng thời xử lý tốt khí thải, chất chất của quá trình. - Trong chuẩn bị và tổ chức cung ứng hàng hóa cho gian bán hàng, nơi công tác bán hàng bên cạnh đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng các yêu cầu trưng bày - bán hàng; đã chú trọng đến các giải pháp xử lý tác động có hại cho môi trường sức khỏe khách hàng và nhân viên bán hàng, phục vụ khách hàng. Tuy nhiên có thể đánh giá chung mức độ đáp ứng tiêu chí về thực hiện hoạt động logistics thân thiện môi trường của DNBL VN mặc dù cấp chất lượng triển khai đã được nâng cao một bước nhưng chỉ được đánh giá ở mức trung bình, trung bình yếu, còn thấp hơn khá nhiều so với các DNBL của các Tập đoàn bán lẻ quốc tế ngay tại thị trường nội địa hiện nay. + Với nhóm tiêu chí 7: Các DNBL VN đã chú trọng và đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện hoạt động marketing và bán lẻ cốt lõi, đáp ứng kịp thời với mức thỏa mãn cao hơn nhu cầu của người tiêu dùng cũng như các yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển tiêu dùng và kinh doanh bán lẻ bền vững, cụ thể: - Phối thức chào hàng thị trường với cấu trúc mặt hàng bán lẻ - chào giá bán lẻ - dịch vụ khách hàng được đề xuất theo định hướng gia tăng giá trị cung ứng (hay lợi ích mà khách hàng nhận được) và được triển khai tuy chưa định vị rõ nét trong tâm trí khách hàng nhưng cũng cho thấy các DN rất quan tâm đến giá trị phối thức chào hàng thị trường và sự phát triển bền vững của nó. Nghĩa là phối thức chào hàng thị trường vừa phải vừa đảm bảo giá trị cung ứng đủ lớn, khác biệt có tính cạnh tranh vừa đảm bảo phù hợp, thận thiện, bảo vệ môi trường và các khách hàng của DN. 737
- - Các hoạt động qui hoạch mặt bằng, trưng bày truyền thông chào hàng và triển khai các công cụ xúc tiến thương mại bán lẻ tạo bầu không khí tại các CHTV mặc dù chất lượng triển khai chưa đồng đều giữa các CHTV của các DN và giữa các hệ thống bán lẻ của các DN nhưng cũng cho thấy mức độ hấp dẫn, thu hút khách hàng cao hơn; mức độ năng động, thân thiện môi trường và trình độ văn minh phục vụ được nâng cao. - Công nghệ bán lẻ truyền thống được nâng cấp chất lượng triển khai, các công nghệ bán tiến bộ được lựa chọn, áp dụng phù hợp đáp ứng hơn các mục tiêu tiêu dùng bền vững và tăng trưởng xanh kinh doanh bán lẻ. Bên cạnh những thành tựu trên trong thực hiện ở hầu hết các DNBL VN cũng còn nhiều tồn tại, bất cập trên tất cả các khâu của quá trình đề xuất, kiến tạo, chuyển tải và thực hiện giá trị cung ứng cho khách hàng mục tiêu dẫn tới chất lượng triển khai các hoạt động marketing và bán lẻ của DNBL VN chỉ được đánh giá xếp loại từ trung bình yếu đến trung bình khá (trong đó một số chợ và cửa hàng thương mại tư nhân đạt mức độ yếu kém) và thấp hơn khá nhiều so với hệ thống bán lẻ có yếu tố nước ngoài còn có tác động có hại đến môi trường và người tiêu dùng. Điều này đặt ra các yêu cầu cấp thiết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thực hiện mục tiêu chiến lược tăng trưởng tiêu dùng bền vững và phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường của Việt Nam hiện nay. + Với nhóm tiêu chí 8: Các DNBL VN đã nhận thức rõ vị trí thực hiện trách nhiệm xã hội trong phát triển hệ thống bán lẻ bền vững, thân thiện môi trường. Vì vậy nhiều DN đã thực hiện và đạt được kết quả: (1) Quan tâm đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong DN và tại địa phương các vấn đề về môi trường như: thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức trình độ và kỹ năng về quản lý môi trường, phòng chống cháy nổ, quản lý chất thải, ; (2) Thực hành các chính sách sử dụng và đãi ngộ người lao động tuân thủ các qui định hiện hành tạo động cơ, mục đích làm việc vì môi trường xanh, sạch và văn minh thương mại hiện đại mang bản sắc văn hóa của Việt Nam; (3) Triển khai đa dạng, phù hợp và hiệu quả các phong trào, các chương trình hành động thể hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng và trách nhiệm xã hội trong bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như trách nhiệm với đội ngũ nhân sự và cổ đông của DN. Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ và phát huy trên, các DNBL VN cần chú trọng hơn đến lựa chọn các công cụ, hình thức và hiệu quả triển khai các hoạt động thể hiện trách nhiệm của DN nhất là trong đào tạo, sử dụng và đãi ngộ người lao động để thu hút, phát triển bền vững đội ngũ nhân sự, giữ gìn và phát triển nhân tài kinh doanh. 3. Thách thức chủ yếu và một số khuyến nghị 3.1. Đánh giá chung và thách thức chủ yếu Qua phân tích mức độ đáp ứng tám tiêu chí của hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường nêu trên cho phép xác định các thách thức nội tại chủ yếu từ thực trạng tổ chức hệ thống và vận hành kinh doanh hệ thống bán lẻ của DNBL VN gồm: - Các DNBL VN đã nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường với những nội dung trọng tâm là: thiết lập và vận hành cơ cấu tổ chức quản lý môi trường; tăng cường truyền thông về tiêu dùng bền vững và phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường; quản lý năng lượng, nhiên liệu và 738
- phát triển trang thiết bị kinh doanh thân thiện môi trường; phát triển mặt hàng bán lẻ, triển khai các hoạt động logistics và các hoạt động marketing bán lẻ hiệu quả, thân thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng; thực hiện trách nhiệm xã hội của DN. Đây cũng chính là những thách thức từ nội tại trong tổ chức hệ thống và vận hành kinh doanh hệ thống bán lẻ của DNBL VN còn giới hạn về qui mô, nguồn lực để khai thác thời cơ phát triển bền vững DN trong bối cảnh kinh doanh thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay và một số năm tiếp theo. - Mặc dù đang ở giai đoạn đầu nhưng thực trạng triển khai các nội dung quản trị trọng tâm, các tiêu chí của hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường cũng đạt được kết quả với thành công/điểm mạnh ban đầu rất quan trọng và chỉ ra những tồn tại bất cập trong đáp ứng các tiêu chí phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường mà quan trọng nhất là chưa xác định phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường là sứ mạng, mục tiêu, là yếu tố then chốt trong chương trình hành động, tổ chức, quản lý và kinh doanh phù hợp, hiệu quả của DNBL VN. Những hạn chế bất cập đã được chỉ ra so với các tiêu chí của hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường dưới tác động của môi trường kinh doanh trong hội nhập quốc tế và xu thế bảo hộ thương mại quốc gia đòi hỏi các DNBL VN phải xác lập và thực thi đồng bộ các giải pháp trước mắt, giải pháp dài hạn trong nâng cấp chất lượng triển khai các yếu tố/thành phần đáp ứng theo các tiêu chuẩn, tiêu chí qui định phát triển hệ thống bán lẻ đến năm 2025 tầm nhìn 2030. 3.2. Một số khuyến nghị, hàm ý giải pháp * Đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: + Nâng cao nhận thức của DN và đội ngũ nhân sự về tầm quan trọng động lực, những rào cản trong phát triển hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường và xác lập, phân bổ nguồn lực phù hợp để thực hiện. + Khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả truyền thông nâng cao nhận thức của nhà cung ứng, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội về tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường, địa điểm bán lẻ đạt tiêu chuẩn, tiêu chí hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường. + Thiết lập hệ thống quản lý môi trường, thường xuyên theo dõi quan trắc và báo cáo công khai kịp thời kết quả quản lý môi trường cũng như phương hướng và giải pháp triển khai thời gian tới. + Quản lý năng lượng (điện, nước), nhiên liệu hiệu quả; tối đa hóa sử dụng năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch trong tổ chức triển khai quá trình cung ứng bán lẻ của DN. + Nhận dạng và vận dụng hiệu quả các phương pháp xử lý khí thải nói chung và khí thải từ hiệu ứng nhà kính đảm bảo các thông số môi trường và tỉ lệ khí CO2. Quản lý, xử lý tập trung các chất thải rắn và nguồn nước thải đảm bảo tiêu chuẩn, thông số theo qui định nguồn nước thải khi xả vào hệ thống nước thải chung của địa phương và xử lý tiếng ồn trong môi trường mua sắm trải nghiệm tại các CHTV. + Sử dụng công nghệ và trang thiết bị bảo quản, vận chuyển, chuẩn bị, cung ứng; trưng bày và bán hàng thân thiện môi trường, không tác động có hại đến sức khỏe khách hàng và nhân viên công tác. 739
- + Gia tăng phù hợp, tối đa các sản phẩm bán lẻ thân thiện môi trường; các sản phẩm gắn nhãn sinh thái của VN, của các Hãng, khu vực quốc tế; các sản phẩm hữu cơ; các sản phẩm tiết kiệm năng lượng trong sử dụng. + Quản lý giảm đến mức tối đa các ô nhiễm môi trường trong thực hiện các hoạt động logistics và các hoạt động marketing bán lẻ gia tăng hiệu quả chuỗi cung ứng giá trị mặt hàng và dịch vụ bán lẻ của toàn hệ thống và ở từng CHTV. + Đa dạng hóa chương trình với các hình thức và phương pháp triển khai hiệu quả các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội, bảo bệ quyền lợi người tiêu dùng, đội ngũ nhân sự của DN và của cộng đồng xã hội. * Đối với hệ thống quản lý Nhà nước + Tăng cường truyền thông đến các DN, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội về chương trình tiêu dùng bền vững về phát triển chuỗi cung ứng giá trị sản phẩm và hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường. + Hỗ trợ bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ lãnh đạo quản lý, kĩ năng đội ngũ nhân DNBL về quản lý môi trường; cập nhật các phương pháp, tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, các giải pháp phòng chống sự cố môi trường và xử lý chất thải, chất thải có hại. + Tạo điều kiện phù hợp với luật pháp và qui định quốc tế để các DNBL thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng bá, khuyến khích tiêu dùng bền vững và tiêu dùng xanh, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm thận thiện môi trường và xử lý tốt các chất thải sau sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. + Tạo môi trường khuyến khích DNBL nói chung, DNBL VN nói riêng cải thiện, nâng cao mức độ đáp ứng các tiêu chí của hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường nhất là trong vận hành quá trình logistics, quá trình marketing bán lẻ xanh; thực hiện trách nhiệm xã hội với khách hàng và cộng đồng của DN phù hợp với thực trạng nguồn lực và vị thế của DNBL VN. + Các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội DNBL, Hiệp hội người tiêu dùng trung ương và địa phương cần chú trọng thực hành các giải pháp thể hiện vai trò của hiệp hội trong triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển tiêu dùng bền vững, tăng trưởng xanh của ngành công thương, của chuỗi cung ứng giá trị và hệ thống bán lẻ thân thiện môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của Sở Công thương của Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵn: phát triển hệ thống bán lẻ, kênh phân phối sản phẩm thân thiện môi trường 2. Báo cáo tổng kết hành động và sáng kiến năm 2015 của Tập đoàn AEON (Nhật Bản) 3. Đỗ Thị Bình (2020), Nghiên cứu mức độ chủ động trong chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Tạp chí khoa học thương mại số 137+138/2020, trang 61-71. 4. Nguyễn Bình Minh (2016), Chuỗi cung ứng xanh - Giải pháp kinh doanh bền vững, thân thiện với môi trường, Tạp chí môi trường số 2/2016. 740
- 5. Phạm Nguyên Minh (2018), Xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá và cấp chứng nhận hệ thống phân phối bán lẻ xanh, Báo cáo tổng kết để tài khoa học công nghệ mã số 10.17 HĐ-KHCN/SX TDBV, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công thương - Bộ Công thương 6. Nguyễn Bảo Ngọc (2019), Quản trị marketing của một số chuỗi cửa hàng tiện tích trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ - Trường Đại học Thương Mại 7. Job Dubihlela & Tandiswa Ngxukumeshe (2016), Eco-friendly retail product attribites, customer attributes and the repurchase intentions of South African Conumers, International Business & Economics Research Journal, July/August 2016, Volume 15 - number 4. 8. Kim, K. (2018), Proactive versus reactive corporate environmental practices and environmental performance, Sustainability (Switzerland), 10(1). 9. Merle Naidoo & Alexandors Gasparotos (2018), Corporate environmental substainability in the retail sector: Drivers, strategies and performance measurement, Journal of Cleaner Production 203 (2018), page 125-142. 741