Tham gia FTAs thế hệ mới: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Tham gia FTAs thế hệ mới: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tham_gia_ftas_the_he_moi_co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_doanh.pdf
Nội dung text: Tham gia FTAs thế hệ mới: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 THAM GIA FTAS THẾ HỆ MỚI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Join the new generation ftas: opportunities and challenges for Vietnamese enterprises ThS. Nguyễn Vũ Châu Giang Trường Đại học Hải Phòng, Email: nguyen.vu.chaugiang@gmail.com TÓM TẮT Tham gia vào các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTAs) thế hệ mới hiện nay đang là xu hƣớng tất yếu của các quốc gia trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế. Tham gia ký kết FTAs thế hệ mới có nghĩa là Việt Nam đã bƣớc vào sân chơi lớn hơn, chấp nhận đƣơng đầu với khó khăn và thách thức mới so với những quốc gia lớn. Để hội nhập quốc tế thành công, đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ trung ƣơng tới địa phƣơng với doanh nghiệp và hiệp hội; đồng thời đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới, tận dụng hiệu quả cơ hội, điều kiện thuận lợi, cùng với các nƣớc thành viên chủ động ứng phó với những tình huống khó khăn mới phát sinh trên mọi lĩnh vực, trao đổi kinh nghiệm để tìm ra giải pháp đổi mới phù hợp, thúc đẩy phát triển bền vững về mọi mặt. Bài viết tập trung phân tích những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt, từ đó đề xuất một số các khuyến nghị tiêu biểu nhằm doanh nghiệp Việt Nam hội nhập thành công vào FTAs thế hệ mới . 239
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Từ khóa: FTA thế hệ mới, FTA, cơ hội và thách thức ABSTRACT Participation in new generation of free trade agreements (FTAs) is now an inevitable trend of countries in the process of international economic integration. Joining the signing of new generation FTAs means that Vi- etnam has entered the big playing field and accepted to face new diffi- culties and challenges with big countries. For successful international integration, requires smooth and close coordination between all levels, central and local levels with enterprises and associations; At the same time, promoting cooperation and cooperation with other countries in the world, effectively taking advantage of opportunities and favorable con- ditions, together with member countries to proactively cope with newly arising difficult situations. fields, exchange experience to find appropri- ate innovation solutions, promote sustainable development in all as- pects. This article focuses on pointing out the opportunities and chal- lenges that Vietnamese businesses are facing, thereby proposing some typical recommendations. Key words: New generation FTA, FTA, opportunities and challenges 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, lĩnh vực sản xuất và hoạt động kinh do- anh thƣơng mại trên thế giới đang trên đà phát triển ngày càng cao, minh bạch, toàn diện và hƣớng đến sự phát triển bền vững hơn. Trên thực tế, cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật và sự gia tăng nhu cầu mở rộng giao thƣơng, đầu tƣ nên các quốc gia đều mong muốn giảm thuế quan. Với sự thỏa thuận ƣu đãi riêng giữa hai hay nhiều quốc gia, nhu cầu về một dạng hình thỏa thuận có tính đa phƣơng trong cắt giảm thuế quan cũng ngày càng gia tăng. Sự gia đời của các thỏa thuận 240
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 thƣơng mại trong các vòng đàm phán đó ràng buộc các nƣớc phải ký kết phải tiến hành cắt giảm thuế. Đối với các quốc gia phát triển, FTAs đã mang lại cho họ rất nhiều lợi ích hơn khó khăn trong đàm phán. Tuy nhiên, đối với các quốc gia đang phát triển thì việc tham gia vào FTAs thế hệ mới cũng đƣợc xem là có kỳ vọng sẽ mang lại những lợi ích kinh tế cho các thành viên. Các quốc gia, tổ chức đều xác định FTAs là chìa khóa để tiếp cận thị trƣờng thế giới, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, tầm ảnh hƣởng của mình đối với nền kinh tế thế giới. Trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa đó, việc yêu cầu các quốc gia phải có sự kết nối và hợp tác mạnh mẽ với nhau. Sự ra đời của hiệp định thƣơng mại tự do đã góp phần đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, đặt mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển trƣớc những cơ hội và thách thức mới. Việt nam đã có những bƣớc đi tích cực trong việc tham gia FTAs thế hệ mới. Đây là một xu hƣớng tất yếu, phù hợp sự phát triển của tiến trình tự do hóa thƣơng mại trên thế giới. Mục tiêu của bài viết là khái quát hóa cơ sở lý thuyết về FTAs thế hệ mới đồng thời phân tích cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tham gia FTAs thế hệ mới, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp cho doanh nghiệp Việt Nam vƣợt qua các thách thức hiện tại, hội nhập thành công vào FTAs thế hệ mới. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ FTA 2.1. Khái niệm FTA Theo quan điểm truyền thống, FTA là hiệp định hợp tác kinh tế đƣợc ký kết giữa ít nhất hai nƣớc, nhằm cắt giảm các hàng rào thƣơng mại, cụ thể là thuế quan, quota nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác, đồng thời thúc đẩy thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nƣớc này với nhau. Một trong các đặc điểm quan trọng của FTA truyền thống là các thành viên của FTA không có biểu thuế quan chung trong quan hệ thƣơng mại với các nƣớc bên ngoài FTA. Các FTA điển hình 241
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 theo khái niệm này là: FTA ASEAN (AFTA); FTA Trung Âu (CEFTA). FTA thế hệ mới đƣợc hiểu là các FTA đƣợc đàm phán, ký kết trong thời gian gần đây, có phạm vi rộng, mức độ tự do hóa mạnh. Trong khi các FTA truyền thống thƣờng chỉ bao gồm các cam kết tự do hóa thƣơng mại trong thƣơng mại hàng hóa mà quan trọng nhất là xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 70 – 80% số thuế dòng. Một số ít có thêm các cam kết tự do hóa thƣơng mại dịch vụ và các nguyên tắc chung về đầu tƣ, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh Tuy nhiên, những cam kết này thƣờng là chung chung, ít ràng buộc cụ thể ở mức cao. Thì FTAs thế hệ mới bao gồm các cam kết tự do hóa thƣơng mại trong nhiều lĩnh vực hơn: hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trƣờng trong đó mức độ cam kết mở cửa mạnh hơn và đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao hơn trong các vấn đề quy tắc. FTAs thế hệ mới có phạm vi toàn diện, vƣợt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thƣơng mại hàng hóa, nhƣ: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP); Hiệp định Đối tác thƣơng mại và đầu tƣ xuyên Đại Tây Dƣơng (T-TIP); các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị trƣờng chung Nam Mỹ (MER- COSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa Kỳ (AUSFTA). Thực tế cho thấy: trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của ngƣời lao động ngày càng đƣợc coi trọng trên cơ sở coi ngƣời lao động là ngƣời trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thƣơng mại quốc tế, nên trƣớc hết họ phải đƣợc bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản. Hiện nay, tiến trình toàn cầu hóa đã tạo ra một thị trƣờng lao động trên toàn thế giới và biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, buộc cả các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển phải cùng nhau nỗ lực thực hiện những chuẩn mực thƣơng mại mới trong FTAs thế hệ mới. FTAs thế hệ mới không đƣa ra tiêu chuẩn riêng về lao động và môi trƣờng, mà chỉ khẳng định lại các 242
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 tiêu chuẩn lao động của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), và các tiêu chuẩn môi trƣờng và phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN). 2.2. Đặc điểm của FTAs thế hệ mới Hầu hết FTAs thế hệ mới mà Việt Nam đang đàm phán có một số đặc điểm nhƣ sau: - Mức độ tự do hóa sâu: mức độ mở cửa của Việt Nam cũng nhƣ các đối tác trong FTAs thế hệ mới này là sâu hơn so với FTA truyền thống, nó xóa bỏ phần lớn các dòng thuế, mở cửa mạnh các ngành dịch vụ và cũng rộng hơn nhiều so với WTO cũng nhƣ các FTA trƣớc đây của Việt Nam. - Phạm vi cam kết rộng: Trong khi các FTA trƣớc đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, FTAs thế hệ mới bao gồm những cam kết về nhiều lĩnh vực mới mà Việt Nam chƣa từng cam kết/mở cửa trƣớc đây nhƣ doanh nghiệp Nhà nƣớc, mua sắm Chính phủ, lao động – công đoàn, môi trƣờng - Mở rộng thêm các cam kết về thể chế: Khác với các FTA trƣớc đây chủ yếu ảnh hƣởng tới chính sách thuế quan tại biên giới, các FTA thế hệ mới sắp tới có nhiều các cam kết ảnh hƣởng trực tiếp và lớn đến thể chế, chính sách pháp luật nội địa (những vấn đề sau đƣờng biên giới). - Đối tác FTAs thế hệ mới thƣờng lớn hơn so với FTA truyền thống và có tầm ảnh hƣởng lớn hơn trên thế giới. Trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang đàm phán có những đối tác thƣơng mại hàng đầu của Việt Nam nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. 3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA FTAS THẾ HỆ MỚI 3.1. Cơ hội và lợi thế Thành lập các khu vực thƣơng mại tự do đang là trào lƣu phát triển trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài trào lƣu đó. Các hiệp định thƣơng mại tự do sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Hiện tại, Việt Nam đang tham gia và xúc tiến vào 243
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 các nhóm FTAs. Việt Nam đã tham gia WTO năm 2007, Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2016. Tính đến nay Việt Nam đã tham gia 16 FTA trong đó 12 FTA đã có hiệu lực và 4 FTA đang đàm phán, hiện đang thực thi 2 FTA thế hệ mới bao gồm song phƣơng với Hàn Quốc (VKFTA) và FTAs với khối liên minh Á – Âu (EAEU). Các FTAs thế hệ mới thực sự mà Việt Nam đã từng đàm phán là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP-CPTPP) và FTA với EU (EVFTA), hai FTA sắp có hiệu lực. Khi tham gia vào FTA này đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội, trong đó kể đến nhiều nhất là cơ hội về kinh tế và pháp luật. Với mong muốn hội nhập, Việt Nam chấp nhận mở cửa nông nghiệp và không bảo hộ, chấp nhận cạnh tranh ngay lập tức, tuân thủ tiêu chuẩn thị trƣờng trong cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trƣờng (hình 1). Hình 1: Số lƣợng các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng cuối năm 2018 244
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Các tác động tích cực của việc tham gia FTAs thế hệ mới đến nền kinh tế Việt Nam đã đƣợc nhiều nghiên cứu trƣớc thực hiện và chỉ rõ. Trong đó, có thể đề cập tới một số tác động cơ bản sau: Thứ nhất, tham gia FTAs thế hệ mới giúp mở rộng thị trƣờng xuất khẩu với các mặt hàng chiến lƣợc và có lợi thế nhờ cam kết cắt giảm thuế quan. Một trong những yêu cầu cơ bản của FTAs thế hệ mới là cắt giảm thuế quan đối với hầu hết các dòng thuế về mức 0% và nhiều biện pháp phi thuế quan cũng cần phải đƣợc xóa bỏ theo lộ trình. Đây chính là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy tăng trƣởng xuất khẩu vào những thị trƣờng mà Việt Nam đã ký kết FTAs thế hệ mới, từ đó góp phần gia tăng xuất siêu cũng nhƣ thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018 của Bộ Công Thƣơng, xuất khẩu năm 2018 của Việt Nam đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm 2017 và vƣợt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra. Nhập khẩu của Việt Nam đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2017. Điều này giúp Việt Nam xuất siêu trong vòng ba năm liên tiếp, trong đó năm 2018 ghi nhận mức xuất siêu (6,8 tỷ USD) cao hơn rất nhiều so với năm 2017 (2,11 tỷ USD) và năm 2016 (1,78 tỷ USD). Thứ hai, nhờ tham gia FTAs thế hệ mới giúp Việt Nam thu hút đƣợc nguồn vốn trực tiếp FDI từ các thành viên trong nhóm, qua đó đa dạng hóa thị trƣờng đầu tƣ tiềm năng ở nƣớc ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam. Cơ hội thu hút lựa chọn đầu tƣ nƣớc ngoài, từ đó nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa nhờ cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam đồng thời tuân thủ các quy định SPS, TPT Số liệu thống kế về vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) trong 3 tháng đầu năm 2019 cho thấy, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đến từ nhiều quốc gia đối tác trong các FTA này, nhƣ: Hồng Kông (4,407 tỷ USD), Singapore (1,461 tỷ USD), Hàn Quốc (1,317 tỷ USD), Trung Quốc (1 tỷ USD) Những dòng vốn đăng ký này đã giúp cho tổng lƣợng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019, tăng 86,2% so với cùng kỳ năm 2018. Việc thực hiện tốt các cam kết trong các FTA 245
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 thế hệ mới, nhất là cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) có hiệu lực, đã trở thành tác động giúp cho dòng vốn này tăng lên. Thứ ba, tham gia FTAs thế hệ mới giúp đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng, hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh. Giúp các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với công nghệ cao, cải thiện năng lực và khả năng tự đổi mới. Nhiều FTA thế hệ mới Việt Nam tham gia với mức độ cam kết sâu rộng khác nhau. Thực thi tốt quy định trong FTAs thế hệ mới sẽ giúp Việt Nam đảm bảo thể chế kinh tế đƣợc minh bạch hóa, kịp thời ứng phó với tác động kinh tế thế giới. Thứ tư, lợi ích đối với Việt Nam khi tham gia FTAs thế hệ mới thể hiện rõ nhất ở cơ hội hoàn thiện pháp luật trong nƣớc theo các cam kết mới. Những nƣớc đang phát triển khi tham gia vào FTAs thế hệ mới thƣờng có hệ thống pháp luật chƣa tƣơng xứng với yêu cầu của luật chơi chung. Do đó, thông qua việc tham gia FTAs thế hệ mới, các nƣớc đang phát triển có cơ hội hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nƣớc theo những yêu cầu và chuẩn mực của luật chơi này.Việt Nam cũng không ngoại lệ, các quy định mới trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, lao động, môi trƣờng, minh bạch, doanh nghiệp nhà nƣớc, phòng chống tham nhũng đƣợc đƣa vào FTAs thế hệ mới sẽ khiến Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật trong nƣớc, từ đó, giúp hệ thống pháp luật Việt Nam đảm bảo sự tƣơng thích và phù hợp với các quy định trong các hiệp định FTA. 3.2. Thách thức và các vấn đề đặt ra Bên cạnh những cơ hội mà FTAs thế hệ mới mang lại thì doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, cụ thể: Thứ nhất, gia tăng cạnh tranh với hàng nhập khẩu do hàng rào thuế dần đƣợc cắt giảm. Với mức độ mở cửa tự do hóa sâu hơn, Việt Nam vẫn còn khá nhiều các lĩnh vực còn thiếu, yếu nhƣ ngành giao thông vận tải, IRR, đào tạo nguồn nhân lực, lao động kỹ thuật có tay nghề cao chính những yếu tố này ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm, 246
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa giảm. Với áp lực của việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ ảnh hƣởng tới nhiều ngành nghề đang đƣợc bảo hộ trong nƣớc, các sản phẩm truyền thống của Việt Nam khi chƣa đƣợc đăng ký theo Luật Sở hữu trí tuệ có thể mất thƣơng hiệu, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Hơn nữa trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong nƣớc chƣa đủ đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kỹ năng cứng cũng nhƣ các kỹ năng mềm Thứ hai, sự hiểu biết và nhận thức của doanh nghiệp về FTAs thế hệ nói chung còn hạn chế. Thách thức đối với Việt Nam khi thực thi FTAs thế hệ mới xuất phát từ sự hiểu biết và nhận thức của doanh nghiệp về FTA. Doanh nghiệp thƣờng là các chủ thể chịu tác động và thực hiện chủ yếu các quy định trong FTAs thế hệ mới nhƣng lại chƣa thực sự hiểu rõ các quy định trong Hiệp định. Theo thống kê của VCCI năm 2016, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chƣa biết hoặc chƣa hiểu rõ về các FTA thế hệ mới. Cụ thể, đối với Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc, có 33% doanh nghiệp chƣa biết và 51% doanh nghiệp chƣa hiểu rõ nội dung của Hiệp định. Tỷ lệ này với TPP (hiện nay là CPTPP) tƣơng ứng là 12% và 40%; với EVFTA là 17% và 56% Năm 2018 chỉ có 9% số doanh nghiệp đƣợc điều tra biết rõ về các FTA thế hệ mới, 42% hiểu biết ở mức độ trung bình và 49% hiểu biết ở mức độ ít hoặc không hiểu biết gì về các FTA này. Thứ ba, đối với hệ thống pháp luật, FTAs thế hệ mới đòi hỏi các thành viên tham gia phải ra soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật của mình. Do sự tƣơng thích của hệ thống pháp luật trong nƣớc với những quy định trong FTAs thế hệ mới còn thấp. FTAs thế hệ mới chứa đựng các quy định WTO-X và WTO+ chƣa đƣợc thôn gqua trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, nên Việt Nam sẽ gặp phải thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo sự tƣơng thích của hệ thống pháp luật trong nƣớc với các quy định mới. 247
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Thứ tư, nguy cơ bị khởi kiện do sự tuân thủ các quy định mới đƣợc đƣa vào FTAs thế hệ mới. Sự thật, các FTA thế hệ mới đều hàm chứa những cơ chế, đảm bảo sự thực thi các hiệp định này, trong đó có cơ chế giải quyết tranh chấp. Nhiều quy định của pháp luật trong nƣớc chƣa tƣơng thích, cả trƣớc và sau nội luật hóa, đều có thể dẫn đến việc Việt Nam không thực hiện tốt các cam kết của mình. Vì thế, Việt Nam có thể dễ bị khởi kiện theo đúng các cơ chế giải quyết tranh chấp đã đƣợc xây dựng. Đây là vấn đề Việt Nam cần quan tâm đối với lĩnh vực đầu tƣ. Ngoài những thách thức chung mà doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải, mỗi ngành với đặc thù riêng sẽ gặp phải nhắc thách thức cụ thể. Hình 2 thể hiện những yếu tố cản trở doanh nghiệp Việt Nam trong ngành nông nghiệp đang gặp phải. THIẾU THÔNG TIN VỀ CAM KẾT VÀ CÁCH 84.09% NĂNG LỰC CẠNH TRANH THẤP HƠN 78.26% SO VỚI ĐỐI THỦ QUY TẮC XUẤT XỨ QUÁ KHÓ 73.13% CAM KẾT BẤT LỢI 61.54% BẤT CẬP TRONG TỔ CHỨC THỰC THI 81.48% CỦA CƠ QUAN NN yếu tố cản trở doanh nghiệp hưởng lợi từ FTAs thế hệ mới Hình 2. Các yếu tố cản trở doanh nghiệp Việt Nam trong ngành nông nghiệp hƣởng lợi từ FTAs thế hệ mới (Nguồn: VCCI, 2018) 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ FTAs thế hệ mới với những cam kết sâu rộng và toàn diện hơn so với các FTA truyền thống sẽ tác động đáng kể đến thị trƣờng của doanh nghiệp, môi trƣờng kinh doanh, hệ thống chính sách, pháp luật liên quan của Việt Nam và đƣợc nhận định là đòn bẩy giúp Việt Nam hội 248
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà FTAs thế hệ mới mang lại còn có một số khó khăn nhƣ tăng sức ép cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế, áp lực cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ, dịch vụ chất lƣợng tốt đến từ các đối thủ cạnh tranh trên chính thị trƣờng nội địa. Nhƣ vậy, việc tận dụng các lợi thế và hạn chế những thách thức đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ nhiều chủ thể khác nhau. Để giúp doanh nghiệp Việt Nam vƣợt qua thách thức hiện tại khi tham gia FTAs thế hệ mới, bài viết đề xuất một số khuyến nghị sau: - Thứ nhất, cần tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng những cam kết và thể hiện quyết tâm của nƣớc ta khi chấp nhận các luật chơi quốc tế, nhất là thị trƣờng các nƣớc phát triển nhƣ EU. - Thứ hai, cần xác định các ngành xuất khẩu mũi nhọn và quy hoạch phát triển các ngành, nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ. Với nguồn lực có hạn, Việt Nam cần phải tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ trở thành mũi nhọn nhƣ: sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thủy hải sản; dệt may, giày dép và lắp ráp - Thứ ba, cần có chiến lƣợc để chủ động tiếp cận, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển FIR. Đặc biệt các loại sản phẩm đặc trƣng nhƣ: AI, ro- bot thông minh, IOT, công nghệ 5G . Trong số đó có ngành may mặc đang đƣợc đánh giá là thế mạnh của Việt Nam, buộc phải đối mặt với nhu cầu cá biệt hóa sản phẩm và nguy cơ bị robot thông minh thay thế. Theo đó, cần xây dựng những giải pháp tổng thể nhằm phát triển nguồn nhân lực quốc gia sớm tiếp cận thị trƣờng EVFTA với độ sâu hơn ngay khi hiệp định có hiệu lực. - Thứ tư, với các cộng đồng doanh nghiệp, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở năng suất, chất lƣợng và hiệu quả gắn với chuỗi giá trị châu Âu và toàn cầu, đòi hỏi phải chủ động trong việc tận dụng tác động lan tỏa của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 249
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 (FDI). Trong bối cảnh các Hiệp định khác nhƣ: CPTPP đã vận hành, RCEP đang đàm phán gấp rút, APEC vị thế đang nâng cao tạo cơ hội để Việt Nam bắt kịp với xu thế hội nhập và phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bùi Trƣờng Giang (2010), Hƣớng tới chiến lƣợc FTA của Việt Nam - cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2.De Melo, J & A. Panagariya (1993), New Dimensions in Regional Inte- gration, Cambridge, Cambridge University Press. 3.Nguyễn Tấn Dũng (2016), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng, cơ hội và thách thức - hành động của chúng ta, Báo Nhân Dân, ngày 16/2. 4.Nguyên Hải (2016), Thách thức thực hiện các FTA, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 16. 5.Nguyên Vũ (2016), Ai tận dụng tốt cơ hội từ các FTA?, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 16. 6.Kim Ngọc (2015), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9. 7.Tƣ Giang (2016), Bẫy gia công là khó tránh khỏi, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 16. 8. thach-thuc-cuanen-kinh-te-viet-nam.html 9. thuc-trang-cohoi-va-thach-thuc-580 10. encuu- Traodoi/2016/37130/Nhung-tac-dong-cuahiep-dinh-thuong-mai-tu-do- doi-voi.aspx 250