Thí nghiệm đo độ ồn - Bài 1: Đo độ rọi của phòng học

pdf 7 trang Gia Huy 25/05/2022 3110
Bạn đang xem tài liệu "Thí nghiệm đo độ ồn - Bài 1: Đo độ rọi của phòng học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthi_nghiem_do_do_on_bai_1_do_do_roi_cua_phong_hoc.pdf

Nội dung text: Thí nghiệm đo độ ồn - Bài 1: Đo độ rọi của phòng học

  1. Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn Bài 1 ĐO ĐỘ RỌI CỦA PHÒNG HỌC I. Mục đích: - Biết cách sử dụng dụng cụ đo độ rọi light meter C.A 811 để đo độ rọi - So sánh kết quả độ rọi đo được với kết quả tính toán theo lý thuyết. - Đánh giá kết quả thí nghiệm II. Yêu cầu - Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trước khi đi thí nghiệm. - Tính toán độ rọi trung bình lý thuyết ( Etblt ) cho lớp học theo phương pháp hệ số sử dụng - Đo độ rọi trung bình ( Etbđ ) của lớp học bằng light meter - So sánh kết quả tính toán (Etblt) với kết quả đo được ( Etbđ). - Đánh giá kết quả thí nghiệm. III. Nội dung thí nghiệm. III.1 .Tính toán độ rọi của phòng học theo phương pháp hệ số sử dụng . (Tính toán độ rọi theo lý thuyết) Để tính toán chiếu sáng chung cho phòng làm việc, người ta thường sử dụng phương pháp hệ số sử dụng h như sau: - Tính chỉ số phòng i. S i (1.1 ) H C (b a) Trong đó: S – diện tích phòng chiếu sáng (m2). a,b tương ứng là chiều dài, chiều rộng phòng (m) HC khoảng cách từ mặt bàn làm việc tới đèn (m). Từ chỉ số phòng i tính được ở trên, ta tra giá trị của hệ số sử dụng ( Tham khảo bảng 9-12 trang 158 sách Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Nguyễn Bá Dũng và các tác giả – năm 1979) i 2 thì h = 0.12 – 0.57 - Quang thông tổng 휑t của các bộ đèn để chiếu sáng căn phòng được xác định theo công thức:
  2. Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn E .k.z.S  min (1.2 ) t  Trong đó: . Emin – độ rọi nhỏ nhất theo qui định của nhà nước. Đối với phòng học . E = 300 – 500 lux . k – hệ số dự trữ . Nếu phòng cần chiếu sáng có bụi, khói làm ảnh hưởng đến tầm nhìn lấy k =1,5 – 1,7. Nếu không có bụi, khói thì k =1. . z – tỷ số giữa độ rọi trung bình Etb và Emin. z = Etb/Emin. (Thường chọn z=(1,1÷1,2). Phòng diện tích nhỏ hơn 10m2 thì lấy z=1) . S – diện tích phòng cần được chiếu sáng (m2). . h - Hệ số sử dụng - Tính số bộ đèn cần thiết để chiếu sáng (Nbđ ) Chọn trước quang thông của 1 bộ đèn là 휑bđ , ta tính được số bộ đèn cần thiết Nbđ để chiếu sáng cho căn phòng là : t Nbd ( 1.3) bd - Cuối cùng ta xác định được độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc là : N  E bd bd (1.4) tb Sk. Trong công thức trên: . Nbd – Số bộ đèn cần để chiếu sáng . 휑bd – quang thông của một bộ đèn . S – diện tích phòng(m2), . k – hệ số dự trữ . h - là hệ số sử dụng. III-2. ĐO ĐỘ RỌI THỰC TẾ PHÒNG HỌC BẰNG LIGHT METER III.2.1. Giới thiệu dụng cụ đo độ rọi light meter C.A 811. Dụng cụ đo độ rọi C.A 811 được trang bị màn hình đo độ rọi silicon, hiển thị số và dễ dàng sử dụng bằng tay vì kích thước nhỏ gọn. III.2.2. Nguyên lý làm việc ( xem hình vẽ)
  3. Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn 1. Cảm biến có nắp bảo vệ. 2. Màn hình tinh thể lỏng Backlit - Màn hình chính:giá trị số 3 hoặc OL ( báo lỗi ) - Các ký hiệu: + ổ chứa pin HOLD giá trị đo cuối cùng. klux / kfc giá trị đơn vị được hiển thị MAX giá trị max 3. Lựa chọn dãy đo : - Từ 20 lux đến 20 klux chia 4 dãy đo. - Từ 20 fc đến 20 kfc chia 4 dãy đo. 4. Công tắc 2 chức năng - Ấn nhanh :thao tác hiển thị lại màn hình. - Ấn lâu : Điều khiển công tắc giá trị max. 5. Điều chỉnh di chuyển cảm biến 6. Điều khiển công tắc để giữ hiển thị giá trị cuối cùng 7. Chỉ thị 3 trạng thái :
  4. Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn - OFF dụng cụ ở trạng thái không làm việc. - Lux : Dụng cụ ở trạng thái đo độ rọi - Fc đo độ sáng Anglo-Saxon( của nến) III.2.3. Sử dụng Trình tự 1. Đặt bề mặt cảm biến trên bề mặt cần đo độ rọi, tránh vùng bị bóng che để không ảnh hưởng đến kết quả đo. 2. Bật công tắc của dụng cụ, dùng công tắc 7 để chọn 1 trong 2 đơn vị đo lux hoặc fc. Khi giá trị đo hiển thị trên màn hình chờ cho đến khi giá trị ổn định. Sử dụng công tắc 5 để chọn dãy đo thích hợp. 3. Định dạng dụng cụ đo theo kiểu đo bằng cách sử dụng các khóa chức năng đặc biệt 4 hoặc 3. 4. Ghi giá trị đo khi đã ổn định, dịch chuyển công tắc 7 về vị trí OFF để tắt máy. Chú y: nếu ánh sáng được đo không nằm trong dãy đo thì màn hình sẽ hiển thị OL, trong trường hợp này ấn công tắc 3 vài lần để chọn dãy đo thích hợp. Chức năng đặc biệt HOLD : khi ấn nút này sẽ xóa giá trị đo cuối cùng, chức năng này thực hiện khi dụng cụ đã ở vị trí OFF. MAX : Dụng cụ hiển thị giá trị max đo được, chức năng này có lợi khi độ sáng khác nhau, nó được thao tác khi dụng cụ đã ở vị trí OFF hoặc công tắc được ấn lần nữa. III.2.4. Khả năng đo. Dãy đo : 20 lux ; 200 lux ; 2000 lux ; 20 klux. 20 fc ; 200 fc ; 2000 fc ; 20 kfc. Giá trị đo : 0.01 lux ; 0.01 fc. Độ chính xác : 3% III.3. PHẦN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM III.3. 1 Nhiệm vụ : 1. Tính toán lý thuyết độ rọi phòng học : xác định các thông số cần thiết của phòng học cần đo độ rọi ( chiều dài a, rộng b, cao H, chiều cao treo đèn so với bề mặt làm việc Hc, khoảng cách từ đèn tới trần hc, ) . Tra các giá trị cần thiết như : Emin, Emax, hệ số dự trữ k , loại bộ đèn ) . tính số bộ đèn cần thiết Nbd, phân bố các bộ đèn, tính độ rọi trung bình theo lý thuyết Etblt, 2. Thực hành đo độ rọi phòng học: với sự phân bố đèn sẵn có trong phòng, đo độ rọi E tại một số điểm trên bề mặt làm việc, tính độ rọi trung bình Etbđ trong các trường hợp: a. Có ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn. b. Không có ánh sáng đèn. 3. So sánh Etblt tính toán với Etbđ thực tế đo được. IV.2 Trình tự làm thí nghiệm: 1. Xác định các thông số cần thiết của phòng .
  5. Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn 2. Xác định các điểm cần đo độ rọi của phòng ( chú ý chọn các điểm đặc biệt như điểm sáng nhất, điểm tối nhất ) 3. Lần lượt đo độ rọi tại các điểm đã chọn trong cả 2 trường hợp có và không có ánh sáng đèn điện. Ghi kết quả đo. 4. Báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu.
  6. Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ĐO ĐỘ RỌI CỦA PHÒNG HỌC I.Tính độ rọi trung bình (Etblt) theo lý thuyết 1. Xác định các thông số của phòng. Chiều dài phòng : a = ( m ) ; Chiều rộng : b = ( m ) Chiều cao phòng : H = ( m ); Chiều cao từ bàn làm việc đến đèn: Hc = (m) Diện tích phòng: S = a*b = ( m2) 2. Xác định các số liệu cần thiết : Độ rọi (E) ; Hệ số dự trữ ( k); Tỷ số giữa độ rọi Etb và E min (z); Chỉ số phòng (i – tính theo công thức 3.1); Hệ số sử dụng 3. Tính toán độ rọi Etblt theo phương pháp hệ số sử dụng – Tính trị số quang thông tổng của các bộ đèn ft theo công thức 3.2 – Xác định số bộ đèn cần thiết để chiếu sáng căn phòng Nbd theo công thức 3.3 Trong bài thí nghiệm này ta chọn trước loại đèn để chiếu sáng là đèn huỳnh quang 6500K, công suất p = 36 w có quang thông của bộ đèn 휑bđ =2500 lm ( Tham khảo trang 246 sách Kỹ thuật chiếu sáng của Dương Lan Hương, năm 2011) – Tính độ rọi trung bình ( Etb ) trên mặt phẳng tính toán (công thức 3.4). Etb = II . Đo độ rọi của một số điểm trong phòng 1 – Trường hợp có ánh sáng tự nhiên và ánh sáng điện Bảng 1 Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 E(lx) Etb =
  7. Bộ môn Chế Tạo Máy Bài thí nghiệm đo độ ồn III. So sánh Etb lý thuyết và Etbđo thực tế. IV. Đánh giá kết quả thí nghiệm – Độ rọi trong phòng đạt tiêu chuẩn qui định của Nhà nước hay không? – Sự chiếu sáng trong phòng đảm bảo kỹ thuật chiếu sáng ( độ rọi phân bố đều trên bề mặt cần chiếu sáng, không chói loá, không tạo thành bóng đen ) ? – Những nhận xét và đề xuất của cá nhân về kỹ thuật chiếu sáng của phòng học?