Thiết kế chuyền và phân công lao động ngành may

pdf 4 trang Gia Huy 22/05/2022 5670
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế chuyền và phân công lao động ngành may", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthiet_ke_chuyen_va_phan_cong_lao_dong_nganh_may.pdf

Nội dung text: Thiết kế chuyền và phân công lao động ngành may

  1. THIẾT KẾ CHUYỀN VÀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG NGÀNH MAY Nguyễn Phi Long, Quách Tiểu Yến, Phạm Thị Phương Uyên, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Thanh Trúc, Nguyễn Trâm Anh, Trần Thị Bích Tuyền Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS.Trần Thị Hồng Mỹ, ThS. Thi Minh Tuấn TÓM TẮT Trong ngành công nghiệp sản xuất nói chung và ngành công nghiệp dệt may nói riêng, cần sử dụng rất nhiều lao động, vì vậy việc sử dụng, phân công và quản lý số lượng lớn lao động để đạt được hiệu quả, năng suất cao nhất là một nhiệm vụ được xem là hàng đầu và quan trọng đối các cấp quản lý và ban giám đốc của doanh nghiệp. Trong ngành dệt may thì việc thiết kế chuyền may và phân công lao động được xem là một trong những bước đầu để xây dựng một chuyền sản xuất sản phẩm hàng loạt cho khách hàng. Việc thiết kế và phân công phải có sự nghiên cứu kỹ, càng chính xác thì việc sản xuất sau này sẽ thuận lợi kịp tiến độ mà doanh nghiệp và khách hàng đề ra. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ giới thiệu công tác phân công lao động và thiết kế chuyền may cũng như các phương pháp để thực hiện một cách hiệu quả. Từ khoá: dây chuyền may, nhịp điệu sản xuất, phân công lao động, thiết kế dây chuyền may. 1 TỔNG QUAN THIẾT KẾ CHUYỀN MAY 1.1 Khái niệm thiết kế chuyền Thiết kế dây chuyền may là bảng phương án tính toán, sắp xếp chuyển tiếp bước công việc may một sản phẩm sao cho sử dụng tay nghề công nhân và thiết bị máy móc một cách hợp lý đạt năng suất cao, chất lượng tốt nhất. Dây chuyền may hay còn gọi là hệ thống sản xuất. Dây chuyền may là 1 tổ chức sản xuất bao gồm người và máy, có nhiệm vụ may và lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm may theo một quy trình và phương pháp sản xuất nhất định. Các yếu tố ảnh hưởng khi thiết kế chuyền: - Chủng loại mã hàng. - Thiết bị, cử giá. - Loại hình sản xuất. - Cách, phương pháp và hệ thống di chuyển bán thành phẩm. - Quy mô sản xuất. - Cách, phương pháp và hệ thống di chuyển bán - Cách phân chia công việc. thành phẩm. 1022
  2. Một số các loại dây chuyền may thông dụng: Chuyền may hàng dọc: áp dụng cho mã hàng lớn, sản phẩm đơn giản có qui trình may ngắn như quần áo lót hàng dệt kim , cụm lắp ráp sản phẩm. Máy và các vị trí được sắp xếp theo hàng dọc và theo thứ tự của qui trình may (luồng hàng đi xuôi). Chuyền may nhiều hàng: áp dụng cho sản phẩm có các chi tiết đối xứng, qui trình may trung bình như quần âu, áo sơ mi. Dây chuyền nhiều hàng tập hợp nhiều chuyền hàng dọc. Gồm nhiều hàng riêng biệt may cụm chi tiết dẫn tới vị trí tập trung kiểm tra sau đó chuyền đến hàng lắp ráp. Hình 1. Hình 2. Chuyền may nhiều hàng Hình 3. Chuyền may nhóm đồng bộ Chuyền may hàng dọc Chuyền may nhóm đồng bộ (Dây chuyền theo cụm): áp dụng cho chuyền may nhiều mặt hàng khác nhau cùng lúc hoặc mặt hàng phức tạp như áo khoác 2-3 lớp. Ngoài ra còn rất nhiều các loại chuyền may khác được sắp xếp tùy theo mặc hàng trên chuyền, các thiết bị máy móc hay số lượng và trình độ của công nhân. Mỗi chuyền có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau tùy vào điều kiện của mỗi mã hàng. 1.2 Quy trình thiết kế chuyền may Quy trình Quy trình Sơ đồ Phân công Cân bằng ố trí 1 may công nghệ nhánh cây lao động chuyền chuyền may Hình 4. Các bước trong quy trình thiết kế chuyền may 1.3 Yêu cầu quan trọng trong việc thiết kế chuyền may Thiết kế chuyền phải dựa vào quy trình may và quy trình công nghệ các vị trí làm việc được bố trí hợp lý. Sau đó là dựa theo bảng phân công lao động và sơ đồ nhánh cây để thiết kế chuyền may. Đảm bảo dòng chảy bán thành phẩm thông suốt, đảm bảo an ninh, an toàn lao động, thông thoáng và dễ quan sát tổng thể cả chuyền may. 1023
  3. 2 PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG 2.1 Khái niệm phân công lao động Phân công lao động là tính toán, bố trí các vị trí làm việc theo quy trình công nghệ sao cho cân đối về sức làm, tức là không để cho một người quá bận, trong khi người khác lại quá nhàn. Cân đối vị trí làm việc và tập hợp các thao tác có cùng tính chất, cùng một loại thiết bị vào cùng một vị trí làm việc, tính toán sức làm cho vị trí đó sao cho gần bằng nhịp độ sản xuất và số lao động gần bằng 1. 2.2 Các bước tiến hành phân công lao động 2.2.1 Tính nhịp đ ệu sản xuất Là khoảng thời gian trung bình mà người công nhân trong chuyền cần phải bỏ ra để hoàn thành một sản phẩm. Nhịp độ sản uất thời gian hoàn thành 1 sản phẩm số lượng công nhân 2.2.2 Tính tổng số ượng công nhân N Ns N l Nkt Nth trong đó: N: tổng số công nhân; Nsx: công nhân sản xuất trực tiếp; Nql: số lượng quản lý; Nkt: số lao động kỹ thuật; Nth: số nhân viên thu hóa. 2.2.3 Lượng công nhân trực tiếp tham gia sản xuất Căn cứ vào kiểu dây chuyền đã chọn và mức độ mã hàng để xác định số lượng công nhân một cách tương đối. 2.2.4 Tính tổng lao đ ng sử dụng trang thiết bị trong đó: Ni: số lao động trực tiếp sản xuất trên thiết bị; Ti: tổng thời gian lao động trực tiếp sản xuất trên thiết bị; t: nhịp điệu của dây chuyền. 1024
  4. 2.2.5 Lập bảng phân công lao đ ng Hình 5. Bảng phân công lao động 2.2.6 Ghép các ước công việc trong từng cụm Ưu tiên ghép các bước trong từ bước với nhau trước. Tất cả các công đoạn có thể ghép chung với công đoạn chính trong trường hợp công đoạn phụ ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu kỹ thuật của công đoạn chính. Công việc được giao có thời gian chế tạo bằng hoặc xấp xỉ nhịp điệu sản xuất của dây chuyền. 2.3 Lưu ý trong việc phân công lao động Trong phân công lao động cần dựa theo sơ đồ nhánh cây. Các công đoạn mang tính chất liên tục cần có sự ưu tiên trông phân công lao động. Trong thực tế phân công lao đồng còn phải quan tâm đến sức khỏe, tâm lý của người công nhân và tình trạng máy móc để đảm bảo phân công lý thuyết có thể ứng dụng trong thực tế. 3 KẾT LUẬN Tóm lại mục đích của việc thiết kế chuyền và phân công lao động là đảm bảo cho dòng chảy bán thành phẩm thông suốt theo một chiều, không bị úng chuyền làm ảnh hưởng đến năng suất của chuyền. Nếu công tác thiết kế chuyền và phân công lao động được thực hiện tốt và chính xác thì sẽ đảm bảo được thời gian sản xuất đ ng tiến độ, năng xuất và sản phẩm tăng lên, đảm bảo phát huy hết khả năng và năng lực của người lao động điều đó giúp cho thu nhập của người công nhân cũng sẽ tăng theo. Nếu có tình huống tắc chuyền xảy ra ta có thể dễ dàng điều chỉnh, thay đổi, cân bằng chuyền một cách nhanh chóng, hợp lý và chính xác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015). Quản lý chất lượng ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [2] Thi Minh Tuấn (2021). Bài giảng về Cải tiến sản xuất ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 1025