Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 2540
Bạn đang xem tài liệu "Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuan_loi_hoa_thuong_mai_trong_boi_canh_nen_kinh_te_so_o_ase.pdf

Nội dung text: Thuận lợi hóa thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số ở Asean và hàm ý chính sách cho Việt Nam

  1. THUẬN LỢI HÓA THƢƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ SỐ Ở ASEAN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Ths. Trần Thị Mai Thành Viện Kinh tế Việt Nam Tóm lược: Nền kinh tế số ASEAN được dự kiến sẽ tăng mạnh 6,4 lần, trong thời kỳ 2015-2025 và là động lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế vùng. Do đó, các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới nhanh chóng trở nên quan trọng không chỉ duy trì năng lực cạnh tranh trong thương mại mà còn giải quyết các thách thức về quản lý thương mại và logistic cùng với sự gia tăng của thương mại điện tử xuyên biên giới. Tuy nhiên, mức độ thực hiện các biện pháp trên là không đồng đều tại các quốc gia thành viên ASEAN. Do đó, lợi ích tiềm tàng đến từ thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới sẽ là rất lớn, đặc biệt khi các quốc gia cùng hợp tác và phát triển một cơ sở pháp lý và kỹ thuật thống nhất giúp cho việc trao đổi xuyên suốt dữ liệu và chứng từ liên quan tới các quy định và giao dịch thương mại dọc chuỗi cung toàn cầu. Từ khóa: Thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới, thương mại phi giấy tờ, ASEAN 1. Lời mở đầu Thuận lợi hóa thương mại có mục tiêu xuyên suốt hướng tới ―đơn giản hóa, hài hòa hóa và tiêu chuẩn hóa những thủ tục trong thương mại quốc tế‖, qua đó cắt giảm chi phí thương mại, thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các quốc gia nhanh hơn, rẻ hơn và dễ dự đoán hơn (ESCAP, 2002). Đây được coi là lĩnh vực trọng tâm trong quá trình hội nhập kinh tế tại ASEAN (AJC, 2017). Bằng cách cải thiện cơ sở hạ tầng cứng và thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại trong khu vực, chi phí lưu thông hàng hóa xuyên biên giới giữa các quốc gia thành viên và với các đối tác thương mại khác sẽ được giảm thiểu, nhờ đó các quốc gia thành viên trong khu vực sẽ tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu (Shepherd, 2016). Khi việc thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương được tăng cường ở mức độ trung bình, GDP toàn khu vực có thể tăng thêm 0,32% hàng năm trong thời kỳ 2015-2030, tương đương 87 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Thêm vào đó, hàng loạt các vấn đề tiêu cực về xã hội và môi trường đi liền với tự do hóa thương mại và đầu tư cũng sẽ được giảm thiểu (ESCAP, 2017). Tuy nhiên, bối cảnh mới với sự tăng trưởng nhanh của thương mại hàng hóa hữu hình và phát triển như vũ bão của thương mại điện tử trong nền kinh tế số, các biện pháp thuận lợi hóa thương mại ngày càng coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại vào các thủ tục thương mại gắn liền với sự di chuyển hàng hóa hữu hình và thương mại điện tử xuyên biên giới. Các biện pháp đó được gọi là các biện pháp thuận lợi hóa thương mại điện tử/ hoặc các biện pháp thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ. Đây chính là các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới (Duval, và cộng sự, 2019). Với mục tiêu hình thành một thị trường sản xuất đơn nhất, các quốc gia ASEAN đã rất nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả của các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới tối đa, đặc biệt thông qua thực thi các 1018
  2. hệ thống hải quan tự động, một cửa điện từ và các sáng kiến hải quan và các biện pháp thuận lợi hóa thương mại điện tử khác (Duval, và cộng sự, 2019), nhưng mức độ thực hiện các biện pháp trên là không đồng đều tại các quốc gia thành viên ASEAN. Bên cạnh đó, cũng như có rất ít các nghiên cứu về thực trạng thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới tại Việt Nam trong tương quan với các quốc gia thành viên ASEAN khác. Nghiên cứu này hướng tới lấp đầy khoảng trống nghiên cứu trên với mục tiêu làm rõ các quy định về các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) quốc tế và khu vực ASEAN. Đồng thời, nghiên cứu cũng tiến hành phân tích thực trạng thực thi các biện pháp trên của các nước ASEAN. Để thực hiện được mục tiêu trên, ngoại trừ phần mở đầu, nghiên cứu được chia thành ba phần: định nghĩa về các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới, so sánh về các quy định liên quan tới các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới của Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại của WTO (WTO TFA) và các hiệp định thương mại tự do của khu vực ASEAN; và thực trạng thực thi các biện pháp trên của các quốc gia thành viên ASEAN. 2. Khái niệm và lợi ích của các biện pháp thuận lợi hóa thƣơng mại thế hệ mới Để hiểu rõ về các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới, trước hết cần hiểu rõ về khái niệm thương mại phi giấy tờ. Thương mại phi giấy tờ được tiến hành trên cơ sở các chứng từ số, ví dụ các tờ khai hải quan điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử (Duval, và Mengjing, 2017). Hệ thống thương mại phi giấy tờ bao gồm các khung khổ pháp lý và kỹ thuật trong đó các giao dịch thương mại phi giấy tờ diễn ra như các cơ sở hải quan điện tử một cửa, khung pháp lý cho giao dịch điện tử. Nói cách khác, thương mại phi giấy tờ thường đề cập đến tổ chức các giao dịch thương mại quốc tế sử dụng điện tử hơn là dữ liệu và văn bản bằng giấy (Ha và Lim, 2014). Theo điều 3, Hiệp định khung về thuận lợi hóa thương mại thương mại phi giấy tờ xuyên biên giới tại Châu Á Thái Bình Dương, ―thương mại phi giấy tờ hàm ý thương mại hàng hóa, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và các dịch vụ liên quan, diễn ra trên cơ sở các liên lạc điện tử, bao gồm trao đổi dữ liệu và chứng từ liên quan tới thương mại dưới hình thức điện tử‖ (ESCAP, 2019, 3). Khái niệm này có thể được diễn giải cụ thể hơn như sau: - Thương mại ―diễn ra trên cơ sở của các thông tin liên lạc điện tử, bao gồm trao đổi dữ liệu và chứng từ thương mại có liên quan dưới dạng mẫu điện tử‖ (ESCAP, 2019, 3). - Mục tiêu cuối cùng của thương mại phi giấy tờ là phi vật chất hóa tất cả dòng thông tin đi cùng với một giao dịch nhất định cho tất cả các bên liên quan (Duval, và cộng sự, 2019). - Các sáng kiến thương mại phi giấy tờ thương tập trung vào thuận lợi hóa dòng dữ liệu và chứng từ giữa các doanh nghiệp và chính phủ (BtoG) và/hoặc giữa các chính phủ (GtoG) (Duval, và cộng sự, 2019). Trong bối cảnh thương mại quốc tế, thương mại phi giấy tờ được xem như một tác nhân nền tảng của thương mại điện tử xuyên biên giới, với các điều khoản chung về thương 1019
  3. mại phi giấy tờ hoặc giao dịch thương mại phi giấy tờ ngày càng được bao gồm trong các chương thương mại điện tử của các hiệp định thương mại vùng hoặc hiệp định đối tác kinh tế. Do đó, thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới, theo điều 7 của Hiệp định Khung, sẽ tập trung vào việc thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại điện tử tại cửa khẩu quốc gia và các biện pháp thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới, thông qua việc cho phép trao đổi dữ liệu và chứng từ dưới hình thức điện tử. Theo Khảo sát Toàn cầu của Liên hiệp quốc về thực thi Thuận lợi hóa Thương mại và Thương mại phi giấy tờ (UN, 2019), các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới được cụ thể hóa như sau: Thứ nhất, nhóm các biện pháp thuận lợi hóa thương mại điện tử tại cửa khẩu quốc gia: - Hệ thống hải quan tự động - Kết nối Internet sẵn có cho hải quan và các cơ quan quản lý thương mại khác tại xuyên biên giới - Hệ thống hải quan một cửa điện tử - Nộp tờ khai điện tử - Ứng dụng và phát hành giấy phép trên nền tảng điện tử, nếu được yêu cầu - Nộp trực tuyến các bản lược khai vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không - Nộp trực tuyến các bản lược khai vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy - Ứng dụng và phát hành chứng nhận xuất xứ ưu đãi trên nền tảng điện tử - Thanh toán điện tử các khoản phí và lệ phí hải quan - Ứng dụng điện tử cho hoàn phí hải quan Thứ hai, nhóm các biện pháp thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới, tức là các quốc gia đối tác kết hợp thực thi để tạo ra sự đồng bộ, liên thông giữa các cơ quan quản lý cửa khẩu: - Luật và quy định đối với các giao dịch điện tử - Cơ quan chứng nhận được công nhận - Trao đổi tờ khai hải quan trên nền tảng điện tử - Trao đổi giấy chứng nhận xuất xứ trên nền tảng điện tử - Trao đổi giấy chứng nhận SPS trên nền tảng điện tử - Phương thức thu hộ điện tử áp dụng cho chứng từ tín dụng thư Trong bối cảnh nền kinh tế số ASEAN đang phát triển mạnh mẽ, dự kiến sẽ tăng mạnh 6,4 lần, từ 31 tỷ đô la Mỹ năm 2015 lên 197 tỷ vào năm 202532 và là động lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế vùng (ERIA, 2019), thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc duy trì năng lực cạnh tranh về thương mại của vùng và giúp giải quyết các thách thức trong quản lý thương mại, và logistic phát sinh khi thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng quá nhanh (Duval, và cộng sự, 2019).Thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều loại chi phí thương mại khác nhau khác nhau, bao gồm cả chi phí trực tiếp (ví dụ, chi phí phát sinh khi các công ty phải chuẩn bị 32 truy cập vào 3pm ngày 13 tháng 1 năm 2020 1020
  4. chứng từ và tuân thủ các thủ tục hải quan truyền thống) và chi phí gián tiếp (ví dụ, hàng hóa được lưu thông xuyên suốt hơn, thời gian lưu kho hàng hóa ngắn hơn). Thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới đồng thời mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tham gia hiệu quả hơn vào thương mại xuyên biên giới, nộp chứng từ vận tải thủy đúng thời gian và giảm các sai sót trong quá trình nhập lại dữ liệu. Thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới cũng giúp cắt giảm thời gian thông quan, giúp tăng hiệu quả của cảng, giảm tắc nghẽn tại cảng và các vấn đề có liên quan. Nếu dịch chuyển từ phương thức thương mại truyền thống (dựa trên giấy tờ) sang thương mại phi giấy tờ, khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ thu được lợi ích ước tính từ 36 tỷ tới 257 tỷ đô la Mỹ, phụ thuộc vào quy mô tự động hóa và phi vật chất hóa thủ tục và chứng từ. Hơn nữa, thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới cũng giúp khu vực cắt giảm chi phí khoảng 7 tỷ đô la Mỹ và tiết kiệm được 24% thời gian xuất khẩu (Shepherd và Duval, 2015). Các quốc gia thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới sẽ thu được lợi ích gấp đôi so với chỉ thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại truyền thống của WTO TFA. Đồng thời, UN (2019) cũng công bố rằng thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại bởi các đối tác thương mại có thể giảm đáng kể chi phí thương mại của một quốc gia. Do đó, để cắt giảm chi phí thương mại và tăng cường thương mại, các chính phủ nên chủ động phối hợp thực hiện, đặc biệt là các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới, ngay cả khi thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại điện tử tại cửa khẩu của quốc gia đó đang ở mức cao. 3. Thuận lợi hóa thƣơng mại thế hệ mới trong khuôn khổ đa phƣơng và khu vực ASEAN Trong khuôn khổ đa phương, phạm vi của thuận lợi hóa thương mại được giới hạn vào những chủ đề được bao phủ trong ba điều khoản của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) là V, VIII và X. Sau đó, Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) ra đời và được kỳ vọng sẽ cải thiện tính minh bạch, khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và giảm mức độ tham nhũng có liên quan tới các thủ tục hải quan và thủ tục thương mại. Các điều khoản tập trung vào các thủ tục hải quan, như giải phóng và thông quan hàng hóa, bao gồm hàng hóa quá cảnh, các biện pháp hợp tác hiệu quả giữa hải quan và các cơ quan phù hợp khác trong thuận lợi hóa thương mại, và các điều khoản về hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực ở lĩnh vực hải quan. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cũng như số hóa các thủ tục, chứng từ liên quan tới thương mại xuyên biên giới chưa thực sự được chú trọng và các biện pháp thuận lợi hóa thương mại vẫn tập trung vào các thủ tục thương mại truyền thống sử dụng giấy tờ. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các điều khoản của TFA chỉ được đề cập tới trong một số điểm như: - Để cải thiện tính sẵn có của thông tin về quy định và thủ tục của các thị trường xuất khẩu, TFA đã yêu cầu các quốc gia thành viên đã phê chuẩn cần xuất bản thông tin trực tuyến về thủ tục xuất nhập khẩu trong phạm vi nguồn lực sẵn có, và thành lập các điểm liên lạc để nhận và phản hồi các yêu cầu của doanh nghiệp xuất, nhập khẩu; 1021
  5. - Tự động hóa và cung cấp các dịch vụ điện tử, trong đó các chứng từ điện tử và thanh toán điện tử có thể được chấp nhận nếu phù hợp; - Khuyến khích các quốc gia nên thành lập hải quan một cửa hoặc một số điểm hỏi đáp để hài hòa hóa quy trình và tiêu chuẩn giữa các quốc gia, nâng cao tính minh bạch, dễ dự báo của các quy trình và thủ tục thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác các cơ quan biên giới và hợp tác hải quan. Trong khuôn khổ khu vực, các điều khoản về thuận lợi hóa thương mại trong hội nhập khu vực ASEAN đã phát triển một thời gian dài và được quy định bởi nhiều tầng lớp hiệp định và tuyên bố khác nhau. Ban đầu, Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) chỉ tập trung vào cắt giảm thuế quan thông qua thực thi Hiệp định Thuế quan Ưu có hiệu lực chung (CEPT) và chưa chú trọng tới thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại. Sau đó, trong bản kế hoạch chi tiết của Cộng động Kinh tế ASEAN (AEC) được thông qua vào năm 2007, rất nhiều phần thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại từ năm 2008 tới 2015 đã được xác định. Một bước tiến xa nữa đối với hội nhập khu vực ASEAN là việc khối thông qua Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) vào năm 2009. Hiệp định có hiệu lực vào ngày 17/5/2010, củng cố và hợp lý hóa tất cả các điều khoản của CEPT và các hiệp định hợp tác kinh tế có liên quan khác thành một công cụ pháp lý duy nhất. Thuận lợi hóa thương mại được chú trọng hơn và được quy định khá rõ ràng trong điều 46, 47 của ATIGA. Dựa trên các điều khoản của ATIGA, khối ASEAN đã tiếp tục ban hành Khung thuận lợi hóa thương mại. So với phạm vi của Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại của WTO, Khung thuận lợi hóa thương mại (ATFF) của ASEAN có phạm vi rộng hơn, bao gồm thuận lợi hóa hải quan và vận tải, minh bạch của các quy định và thủ tục, tiêu chuẩn và sự phù hợp, sự tham gia của khu vực tư nhân. Đồng thời, chương trình hành động thuận lợi hóa thương mại của ASEAN có thêm các đặc thù của khu vực là vấn đề quy tắc xuất xứ ATIGA, hội nhập hải quan ASEAN. Đồng thời, ASEAN đã nhấn mạnh hơn việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như một biện pháp trọng tâm của thuận lợi hóa thương mại của khối. Trong Hiệp định ATIGA, điều khoản 47, Khung Thuận lợi hóa thương mại, và Bản kế hoạch chi tiết AEC đều đã nêu rõ ―Hiện đại hóa và sử dụng công nghệ mới‖ là một trong những nguyên tắc cơ bản của thuận lợi hóa thương mại của khối. Trên nền tảng khoa học công nghệ, toàn khối ASEAN hướng tới phát triển các quy trình, thủ tục hải quan và trao đổi thông tin theo hướng đơn giản hóa, hài hòa hóa và chuẩn hóa; củng cố sự phối hợp giữa các cơ quan hải quan; xây dựng hệ thống hải quan điện tử; thiết lập hải quan một cửa quốc gia; và xây dựng hệ thống một cửa tích hợp của toàn ASEAN (Layton, 2008). Đồng thời, điều 13 của ATIGA cũng đã nêu rõ các nội dung liên quan tới Kho dữ liệu thương mại ASEAN. Sau đó, một số sáng kiến thuận lợi hóa thương mại do ASEAN khởi xướng đã được tiến hành và làm cơ sở cho việc thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới như sau: 1022
  6. - Hiện đại hóa và hội nhập hải quan trong đó các quốc gia thành viên ASEAN đã tham gia tăng cường hiện đại hóa các kỹ thuật và thủ tục hải quan với mục tiêu tăng cường thuận lợi hóa thương mại và xúc tiến quá trình thông quan hàng hóa tại hải quan; - Cơ chế một cửa trong đó các quốc gia thành viên ASEAN đã thông qua Hiệp định Thiết lập và Thực thi ASEAN Một cửa vào năm 2005, cho phép các công ty trong lĩnh vực thương mại và vận tải được đăng ký một chứng từ và/hoặc tiếp cận dữ liệu tiêu chuẩn tại duy nhất một điểm đăng ký để đồng thời thực hiện nhập khẩu, xuất khẩu và các yêu cầu quy định quá cảnh trong các quốc gia ASEAN. Cơ chế một cửa cũng cho phép trao đổi giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). C/O sẽ được phát hành trực tuyến và có thể thay thế C/O giấy tại các quốc gia có thỏa thuận với nhau. Đồng thời, tất cả những điều chỉnh/sửa đổi hoặc kiểm tra liên quan cũng sẽ được thực hiện trực tuyến, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, công sức; - Kho dữ liệu thương mại ASEAN (ATR) là một giao diện điện tử, thông qua đó mọi người có thể tiếp cận tự do các thông tin sẵn có trên kho tư liệu thương mại quốc gia (NTR) của từng quốc gia thành viên ASEAN. ATR bao gồm thông tin về các chủ đề sau: biểu thuế quan; thuế suất tối huệ quốc, thuế suất ưu đãi theo Hiệp định ATIGA và các hiệp định khác của ASEAN với các đối tác đối thoại; Quy tắc xuất xứ Mục tiêu của ATR là cải thiện tính minh bạch, đóng vai trò như một cổng thông tin thương mại ở cả cấp độ khu vực và quốc gia. So với các mức độ bao phủ rộng trong ATIGA và Kế hoạch chi tiết AEC, các điều khoản thuận lợi hóa thương mại trong các FTAs +1 của ASEAN thiếu tính cụ thể và cam kết sâu. Năm lĩnh vực chủ chốt trong hợp tác thuận lợi hóa thương trong phạm vi các FTA+1 của ASEAN bao gồm: thủ tục và hợp tác hải quan; rào cản kỹ thuật đối với thương mại và biện pháp SPS; rào cản thương mại phi thuế quan (NTBs), đặc biệt các phí và thuế quản lý; tính minh bạch hóa của luật, quy định và các quy tắc hành chính; và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ITC) và thương mại điện tử (Bin, 2008). Bảng 1: Bảng tóm tắt các điều khoản thuận lợi hóa thương mại trong ASEAN và các ASEAN+1 FTA Nội dung thuận lợi hóa thương mại ASEAN ANZFTA ACFTA AIFTA AJCEP AKFTA Thủ tục và hợp tác hải quan X X X X X X Các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật X X X X X và các biện pháp SPS NTBs, đặc biệt là phí và lệ phí X X X X X X hành chính Tính minh bạch của luật, quy địn X X X X X và các quy tắc hành chính Sử dụng ICT và thương mại X X X X X điện tử Nguồn: Wong và Pellan (2012) Các thủ tục hải quan được xác định là lĩnh vực hợp tác trong tất cả các FTA của ASEAN. Tuy nhiên, về việc sử dụng ICT và thương mại điện tử, Hiệp định Đối tác Kinh tế 1023
  7. toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) chỉ xác định ICT và thương mại điện tử như các lĩnh vực trong đó sự phối hợp giữa các bên có thể được củng cố, hoặc các hoạt động hợp tác kinh tế có thể được thực hiện. ANZFTA tiến bộ hơn khi đã bao gồm các điều khoản chi tiết về ICT và thương mại điện tử, các điều khoản về củng cố hợp tác giữa các bên về thương mại điện tử và thương mại phi giấy tờ. Điều này cho thấy, dù đã có nhiều lĩnh vực chung liên quan tới thuận lợi hóa thương mại, nhưng năm FTA của ASEAN, bao gồm AJCEP, AIFTA, ACFTA, ANZFTA và AKFTA chưa có một cách tiếp cận nhất quán về vấn đề này. Đồng thời, chỉ có duy nhất Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) có các nội dung liên quan tới một số biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới như thương mại phi giấy tờ, đánh giá rủi ro, thông báo kết quả trước và cơ chế một cửa. Một trong những dấu mốc quan trọng đánh dấu vai trò ngày càng quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông đối với thuận lợi hóa thương mại và xa hơn là các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới là các quốc gia thành viên ASEAN tham gia ký kết Hiệp định khung về thuận lợi hóa thương mại thương mại phi giấy tờ xuyên biên giới tại Châu Á Thái Bình Dương được thông qua bởi các quốc gia thành viên Liên Hiệp quốc ESCAP vào tháng 5 năm 2016. Hiệp định khung có 53 thành viên, hướng tới thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ (trao đổi dữ liệu) giữa các thành viên của Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) bằng cách cung cấp một khung khổ liên chính phủ dành riêng cho phát triển các giải pháp pháp lý và công nghệ. Hiệp định khung đóng vai trò bổ trợ cho WTO TFA cũng như các nỗ lực thuận lợi hóa thương mại khác của khu vực. Một số điều khoản đáng chú ý của Hiệp định khung về thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới như sau: - Điều 5: quy tắc chung: bao gồm 7 quy tắc, trong đó đáng chú ý là quy tắc không phân biệt đối xử trong sử dụng giao tiếp điện tử, cải thiện niềm tin xuyên biên giới, phối hợp giữa khu vực nhà nước và tư nhân. - Điều 8: công nhận chung xuyên biên giới về dữ liệu và chứng từ liên quan tới thương mại dưới dạng mẫu điện tử từ các bên (đối tác thương mại) khác nhau trên cơ sở mức độ tin cậy tương đương. - Điều 11: sự phối hợp về thể chế: hướng tới thiết lập một hội đồng thương mại phi giấy tờ bao gồm các nhân sự cấp cao từ mỗi thành viên ESCAP. Đồng thời, hội đồng sẽ được hỗ trợ bởi một ủy ban thường trực, giám sát và phối hợp thực thi hiệp định khung và gửi các đề xuất cho hội đồng để xem xét. Các ủy ban thường trực sẽ thành lập các nhóm hành động để báo cáo tình hình thực thi các chương trình hành động có liên quan. 4. Thực trạng thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thƣơng mại trong bối cảnh công nghệ số ở ASEAN Để đánh giá mức độ thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại cụ thể của các quốc gia thành viên ASEAN, tác giả sử dụng hai bộ số liệu. Thứ nhất là bộ Chỉ số Thuận lợi hóa thương mại (TFI) của OECD, bao phủ toàn diện thủ tục hải quan và các quy định về thủ 1024
  8. tục thương mại khác tại biên giới được quy định trong TFA. Bộ chỉ số gồm 133 biến, chia thành 11 khía cạnh chính sách: Tính sẵn có của thông tin (A); Sự tham gia của cộng đồng thương mại (B); Quy định trước (C); thủ tục kháng cự (D); Phí và lệ phí (E); Chứng từ (F); Thủ tục (H); Sự hợp tác của các cơ quan biên giới trong quốc gia (I); Hợp tác giữa các cơ quan biên giới ngoài quốc gia (J); quản trị và công bằng (K). TFI là công cụ hữu ích nhằm giám sát và cho điểm mức độ thực thi của một quốc gia đối với các biện pháp thuận lợi hóa thương mại chung, với thang điểm từ 0 (thực thi kém nhất) và 2 (thực thi tốt nhất). Mức độ thực thi 11 mục cụ thể của TFA của các quốc gia thành viên ASEAN được biểu diễn cụ thể trong đồ thị 1 và 2. Nguồn: Đồ thị 1: So sánh mức độ thực thi thuận lợi hóa thương mại của các quốc gia thành viên ASEAN phân theo nhóm biện pháp năm 2017 Nguồn: Đồ thị 2: So sánh mức độ thực thi thuận lợi hóa thương mại của các quốc gia thành viên ASEAN năm 2017 1025
  9. Nhóm K (quản trị và công bằng) và nhóm E (Phí và lệ phí) là nhóm biện pháp thuận lợi hóa thương mại được thực thi tốt nhất ở khu vực ASEAN với tổng số điểm thực thi của 10 quốc gia lần lượt là 16,95/20 và 16,62/20. Trái lại, các nhóm biện pháp phối hợp giữa các cơ quan biên giới, với các cơ quan nước ngoài (J) và trong nước (I) và thủ tục – tự động hóa (G) là điểm yếu nhất của các quốc gia thành viên ASEAN khi điểm thực thi lần lượt là 8,05; 9,26 và 10,59. Điểm thực hiện của ba nhóm này tai mỗi quốc gia thành viên ASEAN không đồng đều và có sự phân hóa rõ ràng. Tại nhóm J và I, Singapore (SGP), Brunei (BRN) là hai quốc gia thực thi phối hợp giữa các cơ quan hải quan tốt nhất tại khu vực. Tại nhóm G, Singapore, Thái Lan (THA), Brunei, và Việt Nam (VNM) là bốn quốc gia có điểm số thực hiện vượt trội so với nhóm các quốc gia còn lại, đạt lần lượt là 2; 1,72; 1,61; và 1,38. Các còn lại của nhóm CLMV là Lào (LAO), Myanmar (MMR), Campuchia (KHM) có chỉ số thực hiện tự động hóa thủ tục rất thấp, lần lượt là 0,25; 0,4; và 0,6. Thực tế này cho thấy cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông ở các quốc gia ASEAN phát triển không đồng đều. Một số quốc gia đã có cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông khá tốt, tuy nhiên, một số quốc gia khác trình độ phát triển còn rất hạn chế. Do đó, trong ngắn hạn, việc triển khai các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới trong khuôn khổ WTO TFA dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông sẽ gặp nhiều thách thức. Phân tích cụ thể hơn về thực trạng thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới, tác giả tiếp tục sử dụng kết quả từ nguồn số liệu thứ hai, Khảo sát Toàn cầu về Thực thi Thuận lợi hóa thương mại và Thương mại phi giấy tờ do Ủy ban Vùng Liên hiệp quốc (UNRCs) phối hợp với các đối tác toàn cầu và khu vực tiến hành. Phạm vi nội dung của cuộc khảo sát bao gồm 38 biện pháp thuận lợi hóa thương mại và thương mại phi giấy tờ, chia thành bốn nhóm: các biện pháp thuận lợi hóa thương mại chung (WTO TFA), các biện pháp thương mại phi giấy tờ, các biện pháp thương mại phi giấy tờ xuyên biên giới, các biện pháp thuận lợi hóa thương mại quá cảnh. Trong phạm vi của bài viết, tác giả tập trung vào thực trạng thực thi của một số các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới thuộc hai nhóm biện pháp thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ và các biện pháp thương mại phi giấy tờ xuyên biên giới (do sự phân hóa về thực trạng thực thi của các quốc gia thành viên ASEAN và hạn chế về số liệu, nên tác giả chỉ lựa chọn một số biện pháp trọng tâm trong khuôn khổ ASEAN và có đầy đủ số liệu) và một số biện pháp thuận lợi hóa thương mại thuộc nhóm chung như: Hội đồng thuận lợi hóa thương mại (TLHTM) quốc gia (tiền đề quan trọng trong việc thực thi thuận lợi hóa thương mại) và Xuất bản các quy định liên quan tới XNK trên internet (là bước đầu của việc ứng dụng ICT, minh bạch hóa thủ tục XNK, và tiến tới thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới khác) của 9 quốc gia ASEAN: Cambodia, Lào, Myanmar, Việt Nam trong bảng 3 và nhóm nước ASEAN5: Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan trong bảng 4. Thực trạng thực thi được chia thành 4 cấp độ: Thực thi toàn diện (FI); Thực thi một phần (PI); Đang có kế hoạch thực thi (PS); Chưa thực thi (NI). 1026
  10. Bảng 3: Thực trạng thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ của nhóm nước CLMV năm 2019 Cambodia Lào Myanmar Việt Nam Hội đồng TLHTM quốc gia PI FI FI PI Xuất bản các quy định liên quan tới XNK trên internet FI FI PI PI Tham vấn các bên liên quan về các bản thảo quy định mới FI PI PI FI xuất bản/thông báo trước về các quy định mới trước khi thực thi PI PI PI FI Hệ thống hải quan điện tử/tự động FI PI PI FI hệ thống hải quan một cửa PI PS PI PI Luật và quy định về giao dịch điện tử NI PI PI PI Cơ quan chứng nhận được công nhận NI PS PI PI Khung pháp lý quốc gia và sắp xếp thể chế sẵn có để đảm bảo cho các cơ quan biên giới hợp tác với các quốc gia khác FI FI PI PI Thỏa thuận về thời gian thông quan với các quốc gia láng giềng tại biên giới PI PI PS PI Thỏa thuận về thủ tục thông quan với các nước láng giềng tại các cửa khẩu biên giới PI PI PS PI SMEs tiếp cận một cửa PI NI PS NI SMEs trong hội đồng thuận lợi hóa thương mại quốc gia PI NI PS NI Nguồn: UN Global Survey on Digital and Sustainable Trade Facilitation 2019 Đối với nhóm các biện pháp liên quan tới WTO TFA, các quốc gia thành viên ASEAN đã thực thi khá tốt. 67,7% các quốc gia thành viên ASEAN đã thành lập hội động thuận lợi hóa thương mại quốc gia. 33,3% các quốc gia còn lại đều đã thực thi một phần. Trong trường hợp của Việt Nam, nước này chưa có Ủy ban TLHTM quốc gia, tuy nhiên, một Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại đã được thành lập vào năm 2016 theo Quyết định số 1899/QĐ-TTG ngày 04 tháng 10 năm 2016. Một điều đáng ngạc nhiên là mức độ thực thi biện pháp Hải quan một cửa và Hải quan tự động tại nhóm nước CLMV không cao, chủ yếu ở mức độ thực thi một phần dù hai biện pháp này luôn được coi là trọng tâm trong thực thi thuận lợi hóa thương mại tại khối ASEAN, trong khi nhóm năm nước phát triển hơn đạt mức độ thực thi khá đồng đều và đều ở mức thực thi toàn diện. Tại Việt Nam, hệ thống Hải quan một cửa đã thực sự là bước đà quan trọng trong thực thi biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới khác. Hệ thống đã có tổng cộng 13 Bộ, ngành 1027
  11. tham gia kết nối, triển khai 173 thủ tục hành chính, xử lý 1,97 triệu bộ hồ sơ và trên 28 nghìn doanh nghiệp tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2019. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 15 tháng 3 năm 2019, tổng số C/O mẫu D do Việt Nam gửi đi là 121,198; tổng số C/O mẫu D Việt Nam nhận được từ các nước ASEAN là 69,26433. Tuy nhiên, thực thi hệ thống Hải quan một cửa của Việt Nam vẫn chưa thực sự ―sát với quy định tại các văn bản pháp luật, mức độ hài lòng của doanh nghiệp chưa cao, số lượng doanh nghiệp tham gia chưa nhiều, chưa đảm bảo tạo thuận lợi thương mại với chống gian lận thương mại‖34. Bảng 4: Thực trạng thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ của nhóm nước ASEAN5 năm 2019 Singapore Indonesia Malaysia Philippines Thailand Hội đồng TLHTM quốc gia PI FI FI FI FI Xuất bản các quy định liên quan tới XNK trên internet FI FI FI FI FI Tham vấn các bên liên quan về các bản thảo quy định mới FI PI FI FI FI xuất bản/thông báo trước về các quy định mới trước khi thực thi FI FI FI FI FI Hệ thống hải quan điện tử/tự động FI FI FI FI FI Hệ thống hải quan một cửa FI FI FI PI FI Luật và quy định về giao dịch điện tử FI PI FI PI PI Cơ quan chứng nhận được công nhận FI NI FI PI FI Khung pháp lý quốc gia và sắp xếp thể chế sẵn có để đảm bảo cho các cơ quan biên giới hợp tác với các quốc gia khác FI PI PI PI PI Thỏa thuận về thời gian thông quan với các quốc gia láng giềng tại biên giới FI FI FI NA FI Thỏa thuận về thủ tục thông quan với các nước láng giềng tại các cửa khẩu biên giới FI FI FI NA FI SMEs tiếp cận một cửa FI NI FI NI PI SMEs trong hội đồng thuận lợi hóa thương mại quốc gia FI NI FI NI NI Nguồn: UN Global Survey on Digital and Sustainable Trade Facilitation 2019 Trong số các biện pháp thương mại phi giấy tờ xuyên biên giới, hai biện pháp, Luật và quy định cho giao dịch điện tử và cơ quan cấp chứng nhận được công nhận là những tiền đề hướng tới hiện thực hóa trao đổi và công nhận pháp lý của dữ liệu và chứng từ liên quan tới thương mại không chỉ giữa các bên liên quan trong phạm vi một quốc gia mà còn giữa các 33 truy cập lúc 10 a.m ngày 15 tháng 1 năm 2020 34 truy cập lúc 10 a.m ngày 15 tháng 1 năm 2020 1028
  12. bên liên quan dọc chuỗi cung ứng. Ở cấp độ khu vực, ngoại trừ Singapore, Malaysia và Thái Lan đã thực thi khá tốt hai biện pháp trên, các quốc gia còn lại vẫn ở giai đoạn thực thi một phần, thậm chí không thực thi hai biện pháp này. Tuy hơn 70% các quốc gia các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương tuy đã phát triển một phần khung pháp lý và quy định cần thiết để hỗ trợ các giao dịch điện tử, nhưng các khung này chưa sẵn sàng hỗ trợ sự nhận dạng pháp lý của dữ liệu và chứng từ điện tử nhận được từ các bên tại các quốc gia khác. Đây cũng là thực trạng của các cơ quan chứng nhận được được công nhận, dù đã được thiết lập bởi đa số các quốc gia thành viên ASEAN nhưng chưa hoàn thiện các bước đi cần thiết để ban hành các chứng chỉ xuất, nhập khẩu điện tử được công nhận trong phạm vi toàn khu vực cho các công ty xuất, nhập khẩu trong khu vực. Do thiếu khung thể chế là pháp lý để hỗ trợ thương mại phi giấy tờ xuyên biên giới, sự tham gia vào trao đổi dữ liệu điện tử xuyên biên giới liên quan tới thương mại cũng bị hạn chế rất nhiều, chỉ trong một phạm vi nhỏ các đối tác nhất định, và thường chỉ được thực thi một phần hoặc trong giai đoạn thử nghiệm. Đây cũng chính là lý do dẫn tới sự tham gia, sử dụng các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới, đặc biệt là hệ thống Hải quan một cửa của SMEs rất thấp tại khu vực ASEAN. Chỉ duy nhất Singapore và Malaysia thực thi toàn diện cơ chế để các SMEs tiếp cận hiệu quả tới hệ thống Hải quan một cửa. Thái Lan và Cambodia đang đã thực thi một phần, Myanmar đang trong giai đoạn lập kế hoạch và bốn quốc gia thành viên còn lại là Lào, Việt Nam, Indonesia và Philippines chưa thực thi biện pháp này. Tóm lại, bài viết đã tập trung phân tích các biện pháp thuận lợi hóa thương mại dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến, còn gọi là các biện pháp thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ hoặc các biện pháp thương mại thế hệ mới. Trong khi những thành tựu đạt được trong việc thực thi các biện pháp thương mại phi giấy tờ và thuận lợi hóa thương mại quốc gia rất đáng khích lệ thì việc thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới xuyên biên giới vẫn ở mức thấp và phân hóa rõ rệt trong khối ASEAN. Các quốc gia phát triển hơn trong khối ASEAN tuy đã có hệ thống thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ nhưng không hoàn toàn tương tác với các quốc gia thành viên khác trong khu vực bởi vì các quốc gia kém phát triển hơn trong khu vực vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển hệ thống thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới quy mô quốc gia. Do đó, lợi ích tiềm tàng đến từ thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thế hệ mới sẽ là rất lớn, đặc biệt khi các quốc gia cùng hợp tác và phát triển một cơ sở pháp lý và kỹ thuật thống nhất giúp cho việc trao đổi xuyên xuốt dữ liệu và chứng từ liên quan tới các quy định và giao dịch thương mại dọc chuỗi cung toàn cầu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AJC (2017). Global Value Chains in ASEAN, A Regional Perspective, Paper 1, September 2017, [ ASEAN_paper-1_-A-Regional-Perspective.pdf] 1029
  13. 2. Bin, P. (2008). Trade Facilitation Provision in Regional Trade Agreements in Asia and the Pacific, No 108, Working Paper Series, United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (ESCAP) 3. Duval, Y. và cộng sự (2019). Next-generation Trade Facilitation for Asian Integration: Cross-border Paperless Trade, [ 2631684618821473] 4. Duval, Y., & Mengjing, K. (2017). Digital trade facilitation: Paperless trade in regional trade agreements, ADBI Working Paper Series, ADBI [ ] 5. ERIA, (2019). Study on MSMEs Participation in the Digital Economy in ASEAN, Nurturing ASEAN MSMEs to Embrace Digital Adoption [ /05/ASEAN-MSME-Full-Report-Final.pdf] 6. ESCAP, (2002). Trade Facilitation Handbook for the GMS [www.unESCAP.org/tid/publication/t&ipub2224.pdf] 7. ESCAP, (2017). Trade Facilitation and Paperless Trade Implementation In Asia and the Pacific Regional Report 2017 [ facilitation-and-paperless-trade-implementation-2017] 8. ESCAP, (2019). Framework Agreement on Facilitation of Cross-border Paperless Trade in Asia and the Pacific [ UNESCAP%20Framework%20Agreement%20e-book.pdf] 9. Ha, S.H. and Lim, S.W., (2014). The Progress of Paperless Trade in Asia and the Pacific: Enabling International Supply Chain Integration, ADB working paper series on regional economic integration, No.137 [ ] 10. Layton, B., (2008). ‗Trade facilitation: a study in the context of the ASEAN economic community Blueprint‘, in H. Soesastro (ed.), Deepening Economic Integration— The ASEAN Economic Community and Beyond—ERIA Research Project Report 2007‐1‐2, Chiba, IDE‐JETRO. 11. Shepherd, B. (2016). Trade Facilitation and Global Value Chains: Opportunities for Sustainable Development, Issue Paper, ITCSD, [ files/research/trade_facilitation_and_global_value_chains_0.pdf] 12. Shepherd, B. và Duval Y., (2015). ―Estimating the benefits of cross-border paperless trade in Asia and the Pacific‖, Chapter V in Reducing Trade Costs in Asia-Pacific Developing Countries, ESCAP Studies in Trade and Investment No. 84, United Nations, Bangkok 13. UN, (2019). Digital and Sustainable trade facilitation: global report 2019, [ facilitation-2019] 14. Wong, M. H., và Pellan, M. I., (2012). Trade Facilitation: The Way Forward for ASEAN and Its FTA Partners, ERIA Policy Brief, No. 2012-04, July 2012 1030