Thuận lợi và khó khăn của việc gia nhập hiệp định TPP khi thực hiện và hoàn thiện thể chế pháp luật về lao động nữ hiện nay - Dưới góc độ tiếp cận dựa trên quyền

pdf 13 trang Gia Huy 3670
Bạn đang xem tài liệu "Thuận lợi và khó khăn của việc gia nhập hiệp định TPP khi thực hiện và hoàn thiện thể chế pháp luật về lao động nữ hiện nay - Dưới góc độ tiếp cận dựa trên quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuan_loi_va_kho_khan_cua_viec_gia_nhap_hiep_dinh_tpp_khi_th.pdf

Nội dung text: Thuận lợi và khó khăn của việc gia nhập hiệp định TPP khi thực hiện và hoàn thiện thể chế pháp luật về lao động nữ hiện nay - Dưới góc độ tiếp cận dựa trên quyền

  1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH TPP KHI THỰC HIỆN VÀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG NỮ HIỆN NAY - DƯỚI GÓC ĐỘ TIẾP CẬN DỰA TRÊN QUYỀN ADVANTAGES AND DISADVANTAGES OF JOINING THE TPP WHEN PERFORMING AND PERFECTING CURRENT LEGAL INSTITUTIONS ABOUT FEMALE LABOR – FROM RIGHTS-BASED APPROACH ThS.NCS. Trần Văn Duy Nghiên cứu viên - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt Hiệp định TPP vừa kết thúc quá trình đàm phán thành công. Việt Nam cần phải thực hiện đánh giá tác động của TPP với việc hoàn thiện thể chế pháp luật về lao động nữ và đề xuất những giải pháp điều chỉnh chính sách và pháp luật để đảm bảo thực thi hiệu quả Hiệp định sau khi có hiệu lực. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam khi tham gia TPP không chỉ đem lại cơ hội cho thương mại, đầu tư, thúc đẩy sản xuất trong nước, xuất khẩu hàng hóa mà còn có tác động không nhỏ đến việc thể chế pháp luật về lao động nữ, thúc đẩy cải cách thể chế pháp luật về lao động nữ cho phù hợp với nhu cầu phát triển nội tại của đất nước cũng như quá trình hội nhập, tiếp cận thị trường, tiếp cận gần hơn với trình độ phát triển của các nước trong tham gia TPP mà còn các nước trong khu vực. Do đó, việc nghiên cứu Thuận lợi và khó khăn của việc gia nhập Hiệp định TPP khi thực hiện và hoàn thiện thể chế pháp luật về lao động nữ hiện nay- Dưới góc độ tiếp cận dựa trên quyền không chỉ nhằm thực hiện tốt các cam kết của TPP mà còn xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của Việt Nam trong công cuộc cải cách và hoàn thiện thể chế, pháp luật về lao động nữ hiện nay, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của đất nước. Từ khóa: pháp luật về lao động nữ; gia nhập Hiệp định TPP; tiếp cận dựa trên quyền Abstract TPP has just ended successfully negotiating process. Vietnam need to evaluate the impact of the TPP with improving institutionalization female labor legislation and propose solutions to adjust policies and legislation to ensure the effective implementation of the Agreement after the entry at. International integration process of Vietnam joining the TPP will not only bring opportunities for trade and investment, promote domestic production, exports of goods but also have a significant impact on the legal institutions of female employees, promote institutional reform labor laws to suit the female internal development needs of the country as well as the integration process, access to markets, access to play closer to qualification developing countries' participation in the TPP but also other countries in the region. Therefore, the study of advantages and disadvantages of joining the TPP while performing and perfecting the labor legislation That represented the perspective of women is rights-based approach is not only to make good commitment of TPP but also stems from the 863
  2. intrinsic needs of Vietnam in reforming and perfecting the law on female labor currently, meet the development needs of the country. Keywords: female labor law; joining the TPP; rights-based approach 1. Đặt vấn đề Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Bru-nây, Chi-lê, Niu Di-lân, Xinh-ga- po và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4. Ngày 22 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng không phải Hiệp định P4 cũ mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay sau đó, các nước Ô- xtrây-lia và Pê-ru cũng tuyên bố tham gia TPP. Ngay từ khi TPP được hình thành, Việt Nam đã được các nước TPP mời tham gia. Việt Nam đã tham gia đàm phán ngay từ những ngày đầu nhưng chưa phải thành viên chính thức mà là thành viên liên kết. Sau 3 phiên tham dự với tư cách thành viên liên kết, Việt Nam chính thức tham gia TPP từ tháng 11 năm 2010. Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viên mới là Ma-lai-xia, Mê-xi-cô, Ca-na-đa và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gia lên thành 12 vào giữa năm 2013. Sau đó, một số nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Cô-lôm-bia v v cũng bày tỏ ý muốn tham gia nhưng các nước TPP thống nhất cần tập trung cho việc kết thúc đàm phán trước khi kết nạp thêm thành viên mới. Ngày 05/11/2015 các nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã công bố toàn văn Hiệp định với 30 chương, nhiều lĩnh vực, mô hình mới về hợp tác kinh tế, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu tư. Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế về lao động là nội dung luôn được đề cập đến trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Cũng như các FTA thế hệ mới khác, Hiệp định TPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động mà tất cả các nước thành viên TPP đều có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi với tư cách thành viên ILO1. Hiệp định TPP yêu cầu các nước quy định trong luật và áp dụng trên thực tế các biện pháp để bảo đảm thực thi đầy đủ Tuyên bố của ILO năm 1998 về các nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc. Tuyên bố này bao gồm các quyền cơ bản của người lao động, đó là các quyền tự do liên kết, quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức, xóa bỏ lao động trẻ em, phụ nữ, loại bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp; không phân biệt đối xử người lao động, tạo vấn đề bình đẳng giới trong quan hệ pháp luật lao động. Các tiêu chuẩn cao về các quyền cơ bản của người lao động trong đó có lao động nữ và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước bảo đảm các quyền và cơ hội tiếp cận quan hệ pháp luật lao động lành mạnh của phụ nữ, các quyền cơ bản của người lao động nữ sẽ đặt ra những thách thức lớn cho bộ máy quản lý2. Tuy nhiên, đây cũng là những tiêu chuẩn mà chúng ta đang hướng đến để xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN, có một môi trường pháp luật 1 Xem thêm: nam.html 2 Tác giả In nghiêng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng nội dung. 864
  3. hài hòa đảm bảo quan hệ pháp luật lao động được đi vào “quỹ đạo quản lý hành chính nhà nước”. Do đó, Chính phủ và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ chủ động xây dựng chương trình để thực hiện các tiêu chuẩn cao này của TPP. Tham gia TPP, bên cạnh mặt thuận lợi và lợi ích mang lại, thì rủi ro và thách thức cũng rất lớn đối với Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người lao động ngày càng được coi trọng trên cơ sở coi người lao động là người trực tiếp làm ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nên trước hết họ phải là người được hưởng lợi, được chia sẻ thành quả của quá trình này. Hiệp định TPP có chương riêng đưa ra những cam kết về lao động với việc áp dụng các tiêu chuẩn lao động của ILO mà các nước tham gia cần phải tuân thủ. Đây cũng là một thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam trong quá trình đổi mới tổ chức hoạt động phù hợp với phát triển của kinh tế - xã hội đất nước3. 2. Nội dung cam kết của Hiệp định TPP về việc thực hiện và hoàn thiện thể chế pháp luật về lao động nữ. Thứ nhất, đối với những nội dung liên quan đến xóa bỏ lao động cưỡng bức phụ nữ, lao động trẻ em, xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động bất bình đẳng: Về cơ bản, hệ thống pháp luật của Việt Nam đã phù hợp với các tiêu chuẩn của ILO và cam kết của Hiệp định. Việt Nam đã và đang triển khai một số chương trình hành động quốc gia để thực thi các tiêu chuẩn trên trong thực tiễn. Để tương thích với các tiêu chuẩn của ILO và cam kết TPP cũng như để bảo đảm tốt hơn các quyền cơ bản của người lao động, Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục hoàn thiện luật pháp và các cơ chế liên quan như: áp dụng chế tài hình sự đối với hành vi sử dụng lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc; cấm phân biệt đối xử về mọi khía cạnh của việc làm và nghề nghiệp; bảo đảm quyền tiếp cận việc làm bình đẳng của phụ nữ, bãi bỏ quy định cấm phụ nữ tham gia vào một số ngành nghề, công việc cụ thể. Thứ hai, đối với những nội dung cam kết về đảm bảo điều kiện lao động liên quan tới lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn lao động, hệ thống luật pháp của Việt Nam về cơ bản đã quy định đầy đủ về những nội dung này nên không có yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung: Quyền tự do liên kết được đề cập đến trong hai công ước này chỉ bao gồm quyền của người lao động cũng như của người sử dụng lao động được thành lập, gia nhập tổ chức đại diện cho mình nhằm mục đích tương tác trong quan hệ lao động. Hai công ước này không điều chỉnh các hiệp hội cũng như các hoạt động không thuộc về quan hệ lao động. Thứ ba, đối với những nội dung cam kết về quyền thành lập tổ chức đại diện của người lao động, trong đó có lao động nữ: Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia TPP phải tôn trọng và bảo đảm quyền của người lao động nữ trong việc thành lập và gia nhập tổ chức của người lao động tại cơ sở. 3 BB%81ngi%C3%A1od%E1%BB%A5c/tabid/257/post/1409/HIEP-DINH-DOI-TAC-XUYEN-THAI-BINH- DUONG-HIEP-DINH-TPP-VA-SU-THAM-GIA-CUA-VIET-NAM.aspx 865
  4. Tổ chức của người lao động tại cơ sở có thể lựa chọn gia nhập Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được chính thức hoạt động và sẽ chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo một quy trình minh bạch và được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức của người lao động, sau khi hoàn thành việc đăng ký, sẽ có một số quyền tự chủ phù hợp với quy định của ILO và pháp luật Việt Nam. ILO cũng như TPP luôn nhấn mạnh việc tất cả các tổ chức của người lao động phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước sở tại cũng như phải hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích và phương thức hoạt động đã được đăng ký. Thứ tư, đối với những nội dung cam kết về tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức của người lao động nữ: Phải bảo đảm theo đúng các tiêu chuẩn của ILO là để đại diện, bảo vệ cho các quyền và lợi ích của người lao động tại doanh nghiệp mà họ làm việc thông qua các hình thức tương tác được quy định trong pháp luật bao gồm đối thoại, thương lượng tập thể, đình công và các hành động tập thể khác trong quan hệ lao động. Các tổ chức của người lao động không được phép tiến hành bất cứ hoạt động nào có khả năng xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội cũng như không được tham gia bất cứ hoạt động nào ngoài tôn chỉ mục đích phù hợp với quy định của ILO và đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thứ năm, đối với những nội dung cam kết về đại diện, bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích của người lao động nữ: Hiệp định cũng bao gồm các nội dung nhằm bảo vệ tổ chức của người lao động để không bị người sử dụng lao động can thiệp và phân biệt đối xử nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền lợi của người lao động; bảo đảm nghĩa vụ thương lượng thiện chí của người sử dụng lao động khi tiến hành thương lượng tập thể với tổ chức của người lao động về tiền lương và các điều kiện lao động khác cho người lao động. 3. Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Hiệp định TPP về việc thực hiện và hoàn thiện thể chế pháp luật về lao động nữ tại Việt Nam hiện nay 3.1. Theo chiều hướng thuận lợi Một là, Hiến pháp 2013, một lần nữa quyền không bị phân biệt trở thành một quyền hiến định trong đó đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc quan hệ pháp luật có sử dụng lao động nữ: Theo đó, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; nam, nữ co quyên kêt hôn , ly hôn, hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh nguyên tắc bình đẳng nói chung, Hiến pháp 2013 còn ghi nhận quyền bình đẳng giới tại Điều 26: 1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; 866
  5. 2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Chương X Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2013 quy định về lao động nữ như sau: Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà; có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất trên thế giới (khoảng 48,6%) .Theo số liệu thống kê của Tổng Liên Đoàn Lao Động VN cho thấy có khoảng 56,2% lao động nữ làm việc trong môi trường tiếng ồn, rung; 55% nóng, bụi; 24,6% có chất độc; 12,9% công việc nặng nhọc. Nhìn chung tỷ lệ lao động nữ trong các doanh nghiệp từ năm 2005 đến 2014 là cân đối so với nam giới, thâm chí đôi lúc còn cao hơn. Dưới đây là bảng thống kê số lao động nữ trong các doanh nghiệp tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số lao động nữ 1252356 1369919 1504344 1550150 1600925 1664280 Tổng số lao động 2478874 2674979 2946923 3132900 3245640 3305609 Tỷ lệ % lao động nữ 50.52% 51.21% 51.04% 49.48% 49.32% 50.35% (Nguồn: số liệu thống kê của Tổng cục thống kê và tính toán của người viết bài) Theo thống kê trên, tỷ lệ lao động nữ trong các doanh nghiệp luôn nằm ở mức xấp xỉ 50%. Điều này cho thấy trong các doanh nghiệp thì các lao động nữ cũng đóng vai trò quan trọng như nam giới, vai trò của nữ giới và nam giới ngày càng bình đẳng. Hơn nữa các doanh nghiệp có các vị trí lãnh đạo chủ chốt là nữ cũng không hiếm. Thực tế, cả lao động nam và nữ đều có những vai trò nhất định trong từng ngành nghề khác nhau. Mặc dù vậy, thu nhập của nữ giới hiện chỉ bằng khoảng 75% của nam giới, cũng như các chế độ đãi ngộ cho nữ giới cũng thường thấp hơn. Ngoài ra nữ giới còn phải chịu nhiều áp lực từ các vấn đề bức xúc khác khi lao động. Trong tương lai vai trò của nữ giới ngày càng bình đẳng với nam giới trong xã hội, các mức đãi ngộ cũng tăng lên dần. Các chính sách của nhà nước cũng coi trọng và đánh giá cao vai trò của nữ giới đối với xã hội. Với các mức thu nhập, chế độ thai sản, nghỉ phép hợp lý hơn. Tỷ lệ lao động phân theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2013 Đơn vị:% Lao động CNKT không có CNKT có Cao đẳng, Trung cấp phổ thông bằng bằng ĐH Chung 100 100 100 100 100 Lao động nữ 55,59 38,1 30,1 47,5 41,2 867
  6. Nguồn: Điều tra lao động – việc làm năm 2013 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, và tính toán của tác giả Để đảm bảo thực thi quyền, Việt Nam cũng ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Trong quá trình triển khai thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng và hoàn thành báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện công ước này giai đoạn 2004-2010 trên cơ sở kết quả tham vấn rộng rãi với các cơ quan, tổ chức có liên quan và các tầng lớp xã hội. Trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam về việc thực hiện quyền con người theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ cập của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc mà Việt Nam là thành viên cho thấy, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ được tập trung triển khai ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao và góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạo lực trong gia đình, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Ngoài ra còn có những chính sách hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực của chủ thể có trách nhiệm4. Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) không chỉ tập trung vào việc giảm thuế như các hiệp định thương mại trước đây mà còn có thể thúc đẩy cải cách toàn diện để mở cửa thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nền kinh tế. Sau khi đi vào vận hành, TPP là một khu vực thương mại tự do có hơn 800 triệu dân, chiếm khoảng 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và 40% sản lượng kinh tế thế giới. Với Việt Nam, việc tham gia TPP không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế mà còn tạo ra nhiều cải cách sâu rộng, toàn diện trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đặc biệt là đối với nguồn nhân lực. TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý là việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta, nhất là đối với các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, da giày, thủy sản Đáng chú ý, 3 ngành xuất khẩu quan trọng nói trên cũng là những ngành sử dụng hơn 50% lao động nữ, thậm chí còn có những ngành sử dụng tới 80% lao động nữ (như dệt may). Hơn thế, đây cũng là những ngành nghề thuộc nhóm “thâm dụng lao động”, số lượng lao động nữ ở đó lên tới vài trăm nghìn người. Điều đó đồng nghĩa với việc TPP sẽ tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới việc làm, thu nhập và đời sống của một bộ phận đông đảo lao động nữ cũng như tác động tới cuộc sống của nhiều gia đình. Khi các cánh cửa xuất khẩu đều được “mở toang”, hàng Việt Nam sẽ có cơ hội thâm 4 Xem thêm: Nguyễn Hồng Điệp, Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới, đảm bảo quyền của phụ nữ, ngày 09/12/13 trên 868
  7. nhập vào các thị trường rộng lớn, tức đơn hàng của mỗi doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể. Việc làm của người lao động được đảm bảo, đồng thời nhiều việc làm mới cũng sẽ được tạo ra, góp phần nâng cao thu nhập. Không chỉ vậy, tham gia TPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Xã hội sẽ có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đó cũng là những yếu tố quan trọng để lực lượng lao động Việt Nam nói chung, lao động nữ trong 3 ngành trên nói riêng, nâng cao năng suất lao động và cải thiện thu nhập. Việt Nam hiện đang là quốc gia thu nhập khá thấp trong 12 quốc gia thành viên TPP, tức là mức lương thấp nhất. Trong đó, lao động nữ đang được trả lương thấp hơn lao động nam làm cùng vị trí công việc. Trong tương lai, với việc tham gia TPP, nếu như việc làm của số đông lao động nữ được đảm bảo, thu nhập được nâng cao thì cơ hội để họ góp phần quan trọng hơn nữa trong xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc sẽ là rất rõ ràng5. Hai là, Việt Nam đã tích cực “nội luật hóa” các Công ước mà Việt Nam đã ký kết và tham gia: Điều này thể hiện rõ Hiến pháp năm 2013 đã nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu do luật định (Khoản 3, Điều 35). Quy định của Khoản này thể hiện ba nhóm nội dung chính bị nghiêm cấm thực hiện, bao gồm: nhóm các hành vi phân biệt đối xử; nhóm các hành vi cưỡng bức lao động và nhóm các hành vi sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu do luật định. Trên cơ sở căn cứ pháp lý quan trọng này, các đạo luật chuyên ngành sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nhóm hành vi bị nghiêm cấm này cùng với các biện pháp chế tài bảo đảm thực hiện trong thực tiễn, thay vì chỉ có một số khẩu hiệu nghiêm cấm cho một số nhóm hành vi thuộc 3 nội dung nêu trên mà không có bất kỳ biện pháp chế tài bảo đảm thực hiện nào. Bên cạnh quyền được bảo vệ sức khỏe, người lao động nữ, không phụ thuộc vào lao động có quan hệ lao động hay lao động tự do, giới tính, thành phần giàu - nghèo trong xã hội, đều có quyền bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế (Khoản 1, Điều 38, Hiến pháp năm 2013). Với quy định “xương sống” như vậy, việc sửa đổi và ban hành các đạo luật chuyên ngành và các chính sách có liên quan đến bảo vệ sức khỏe của người dân trong thời gian tới là điều tất yếu nhằm hướng tới việc giảm bớt tình trạng thiếu công bằng về khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, trong đó có lao động nữ. Ba là, Việt Nam đã có cơ chế đối thoại tại nơi làm việc đã từng bước phát triển và phát huy hiệu quả: Cơ chế đối thoại tại nơi làm việc đã từng bước phát triển và phát huy hiệu quả. Trong điều kiện quan hệ lao động vận hành theo cơ chế thị trường, cơ chế đối thoại tại nơi làm việc có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Nó giúp cho người lao động và người sử dụng lao động có cơ hội trong việc cân bằng lợi ích quan hệ lao động nữ, phòng ngừa xung đột giữa doanh nghiệp và người sử dụng lao động. 5 Xem thêm: nu.html 869
  8. 3.2. Theo chiều hướng khó khăn Một là, hệ thống văn bản pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp còn thiếu tính pháp điển, thiếu những định nghĩa cơ bản, chính xác, chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Luật lao động ban hành trong thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa dài. Mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, nhưng cũng chỉ mới khắc phục được một số ít vấn đề nhằm đáp ứng một phần yêu cầu thực tế trước mắt mà chưa có điều kiện rà soát nội dung một cách toàn diện, cơ bản. Đến nay, tình hình kinh tế - xã hội nói chung và lao động nói riêng đã có bước phát triển mới, nên Bộ Luật Lao Động cần phải tiếp tục có những sửa đổi để ngày càng phù hợp với cớ chế thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng, tôn trọng quyền tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm của các bên chủ thể của quan hệ lao động, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động ,đặc biệt nữ giới. Bộ Luật Lao Động hiện hành vẫm mang tính chất “khung”, có những vấn đề đề cập cơ bản là mang nặng tính “nghị quyết” và tính “chính sách” mà chưa bảo đảm tính quy phạm, thiếu sự bảo đảm trên tính thực tiễn. Điển hình là các quy định về việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, công đoàn, lao động đặc thù, thanh tra lao động Nếu xét về khía cạnh xã hội thì đó là các quy định rất hay, có ý nghĩa nhân văn nhưng rất khó áp dụng hiệu quả trong thực tiễn vì thiếu các điều kiện cần và đủ cần thiết. Cho nên, các quy định đó cơ bản là đưa ra những vấn đề mang tính mục tiêu lý tưởng chứ không phải là các quy phạm để trực tiếp “điều chỉnh” quan hệ xã hội về quan hệ lao động nữ. Bên cạnh đó, có những vấn đề rất quan trọng chưa được điều chỉnh; lại có những vấn đề đặc thù khác, pháp luật các nước khác đã quan tâm từ lâu, nhưng vẫn chưa được đưa vào hệ thống pháp luật lao động nước ta, như vấn đề “lạm dụng” , “đối xử thiếu công bằng/thiếu đúng đắn trong lao động”, “cơ chế ba bên” Bên cạnh đó, nhiều vấn đè còn bị coi nhẹ trong các quy định pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước như tố tụng lao động, trọng tài lao động, thương lượng tập thể, vai trò tổ chức đại diện, đối thoại xã hội, cơ chế ba bên Việt Nam về cơ bản đã chuyển sang một nền kinh tế mang tính định hướng thị trường hơn, và đã có nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý nhà nước về lao động. Chính vì vậy, nhiều quy định trong Bộ Luật Lao động hiện hành không còn phù hợp. Pháp luật lao động hiện hành còn ít chú trọng hoặc chưa đạt được việc cân bằng giữa mức độ linh hoạt của thị trường lao động với quyền của người lao động. Trong một thị trường lao động năng động thì tính linh hoạt chính là nhân tố quan trọng giúp tạo thêm việc làm mới với mức lương cao hơn, và điều này đem lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp, qua đó, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chính những hạn chế, yếu kém nêu trên đã làm giảm không nhỏ đến hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp. Hai là, các quy định pháp luật hiện hành chưa tạo cơ chế đối thoại tại nơi làm việc phát triển và phát huy hiệu quả; thiếu các quy định trách nhiệm của Nhà nước trong cơ chế ba bên. 870
  9. Trong điều kiện quan hệ lao động vận hành theo cơ chế thị trường, cơ chế đối thoại tại nơi làm việc có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Nó giúp cho người lao động và người sử dụng lao động có cơ hội trong việc cân bằng lợi ích quan hệ lao động nữ, phòng ngừa xung đột giữa doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ, rõ ràng và cụ thể về phạm vi, nội dung, cách thức thực hiện, cơ chế bảo đảm thực hiện cơ chế đối thoại, hợp tác tại nơi làm việc. Ở cấp doanh nghiệp chỉ là quan hệ hai bên, nhưng với cấp ngoài doanh nghiệp (nghành, khu vực, toàn quốc ) thì đó là quan hệ ba bên, ba bên cộng. Khi tham gia vào cơ chế ba bên, mục đích của nhà nước hướng tới là bảo đảm cho quan hệ lao động phát triển lành mạnh quan hệ lao động nữ, phù hợp với định hướng của Nhà nước và bảo đảm hài hòa lợi ích các bên. Tuy nhiên, hoạt động quản lý của Nhà nước hiện nay cũng bộc lộ nhiều hạn chế và chưa làm tốt mục tiêu này. Pháp luật hiện hành chưa quy định rõ ràng quan hệ lao động nữ về thực thi, trách nhiệm của các bên trong cơ chế ba bên, nhất là khi xây dựng pháp luật, mà mới chỉ có các bên trong cơ chế ba bên, nhất là khi xây dựng pháp luật, mà mới chỉ có quy định việc tham khảo ý kiến các bên. Cách thể hiện này làm cho mọi người hiểu dường như Nhà nước thoát ly khỏi sự đối thoại bình đẳng với các bên còn lại (người lao động nữ và người sử dụng lao động). Mặt khác, vì chưa quy định rõ ràng vai trò của Nhà nước trong cơ chế ba bên nên các cơ quan nhà nước khi thay mặt Nhà nước giải quyết các vụ việc nhiều khi bị lúng túng. Chính hạn chế này đã dẫn đến nhiều hệ quả là hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về lao động còn nhiều hạn chế, vai trò điều tiết của Nhà nước đối với quan hệ cung – cầu lao động kém; sự kiểm soát, giám sát thị trường lao động chưa chặt chẽ, vai trò của cơ quan hành chính nhà nước (ngành lao động thương binh và xã hội, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh) trong giải quyết tranh chấp lao động còn chưa phù hợp và rất hạn chế, không có khả năng giải quyết tranh chấp ngay từ khi phát sinh. Theo số liệu của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, tính đến cuối năm 2014, trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, cả nước mới thành lập được 21.133 công đoàn cơ sở với 2,269 triệu đoàn viên trong tổng số hơn 200.000 doanh nghiệp đang thực tế hoạt động, với hơn 8 triệu lao động. Hầu hết các công đoàn cơ sở còn lúng túng trong nội dung và phương pháp hoạt động, chưa thực sự có những hoạt động thiết thực tham gia vào quá trình quản lý doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người lao động thông qua việc ký kết, giám sát thực hiện các hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể. (Theo số liệu của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam về việc hoạt động công đoàn cơ sở, Tác giả thu thập) Thực tế hiện nay, có khá nhiều cơ quan, tổ chức tham gia vào việc bảo và hỗ trợ cho quan hệ lao động nữ trong các doanh nghiệp, song sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp vừa chưa hợp lý, vừa chồng chéo, vừa bỏ trống. Ví dụ như: hội đồng hòa giải lao động tại doanh nghiệp là chủ thể có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp lao động, song do không có tính độc 871
  10. lập, thiếu chuyên nghiệp nên không những không góp phần vào việc hòa giải các tranh chấp lao động mà trong nhiều trường hợp còn trở thành thủ tục cản trở việc giải quyết tranh chấp lao động; hay hoạt động của ủy ban quan hệ lao động – cơ quan thường trực quan trọng trong cơ chế ba bên – do còn những hạn chế về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và nguyên tắc hoạt động nên chưa phát huy được vai trò là một trong những thiết chế quan trọng trong cơ chế ba bên. Dường như sự tồn tại của cơ quan này mang tính hình thức nhiều hơn là vai trò, giá trị mà nó mang lại Đây là những hạn chế lớn cần được khắc phục bảo đảm đúng nguyên tắc của cơ chế ba bên. Chỉ có như vậy thì vị trí, vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp mới thật sự phát huy hiệu quả. Ba là, hệ thống pháp luật hiện hành chưa tiếp thu và thích ứng nhiều với những quy tắc căn bản của quan hệ lao động nữ trong nền kinh tế thị trường, với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường và trong thị trường lao động có nữ tham gia, pháp luật có vai trò quan trọng là thúc đẩy khả năng tự điều chỉnh của quan hệ lao động và các quan hệ liên quan. Một trong những yêu cầu của hệ thống pháp luật là tạo nền pháp luật đồng nhất điều chỉnh các quan hệ đó. Nhưng việc điều chỉnh không thể và không nên biến các quan hệ lao động trong lĩnh vực lao động thành đối tượng điều chỉnh có tính thụ động mà phải tạo ra điều kiện pháp lý – xã hội để quan hệ đó vận động phù hợp với quy luật kinh tế - xã hội. Đối chiếu với yêu cầu này có thể thấy, nhiều quy định của Bộ Luật Lao động còn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính. Đặc biệt, đòi hỏi có tính khách quan của phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đặt ra một yêu cầu quan trọng là pháp luật trong nước cần tiếp cận và thích ứng một cách tích cực với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhất là các công ước, khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế. Cho đến thời điểm này, Việt Nam mới phê chuẩn 18 trong tổng số 200 Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, trong đó Công ước số 5 năm 1919 đã bị bãi ước. Bản thân điều này cũng đã phản ánh một phần mức độ tiếp thu, vận dụng những tiêu chuẩn lao động quốc tế - vốn là những tiêu chuẩn lao động có tính chất tối thiểu nhất – vào xây dựng hệ thống pháp luật và thực thi quản lý nhà nước về lao động. Các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế không được áp dụng trực tiếp mà chủ yếu là vận dụng tinh thần của nó khi xây dựng các quy phạm pháp luật lao động. Việc giải thích và vận dụng các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế vào xây dựng pháp luật trong nước điều chỉnh các quan hệ lao động chưa được thực hiện tốt. Có thể nói, việc nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế về lao động mà chúng ta đã tham gia ký kết, phê chuẩn cũng còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, một trong những nhiệm vụ của Bộ Luật Lao Động là phải thích ứng một cách thực chất với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, trong đó có những vấn đề từ lâu đã trở thành tâm điểm của tổ chức Lao động quốc tế như quyền tự do kết hợp/liên kết, vấn đề xóa bỏ lao động bắt buộc và lao động cưỡng bức, vấn đề xóa bỏ lao động trẻ em và xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong lao động. Hơn nữa, các vấn đề về xúc tiến việc làm hay đối thoại xã hội trong lao động, vấn đề đối xử thiếu đúng đắn bất công trong lao động là những vấn đề phải thường xuyên được quy định, giám sát thực hiện. 872
  11. Bốn là, cơ hội là rất lớn nhưng TPP cũng mang lại nhiều thách thức, khi sức ép cạnh tranh tăng lên. Theo nhận định của giới chuyên gia, chăn nuôi sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn nhất khi cam kết TPP có hiệu lực. Chăn nuôi cũng là ngành có đông lao động nữ tham gia. Có những khiếm khuyết, yếu kém về công nghệ, cùng với hạn chế về thị trường trong bối cảnh chịu nhiều cạnh tranh trực tiếp từ các nền chăn nuôi tiên tiến như Australia, Mỹ, Canada, Nhật Bản thì nhiều khả năng lao động ngành này chịu nhiều thua thiệt nếu như không có cải cách nhanh chóng và triệt để. Ngay cả với 3 ngành được coi là thế mạnh như dệt may, da giày và thủy sản, lực lượng nữ tham gia trong lĩnh vực này cũng không chỉ có được những thuận lợi. Hiện nay, sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam có đến gần 70% được xuất theo hình thức gia công và 30% theo hình thức bán gia công. Phần lớn doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, phụ thuộc lớn về nguyên liệu. ngành da giày cũng trong tình trạng tương tự. Trong khi đó, bộ phận lớn lao động nữ ngành thủy sản có năng suất lao động khá thấp, lại thiếu ổn định khi thường xuyên dịch chuyển nơi làm việc. Lao động trong các ngành này hiện nay chủ yếu tự học, đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy xí nghiệp là chính. Chỉ có khoảng 15% lao động có trình độ từ trung cấp trở lên. Tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo luôn xảy ra. Vì vậy, giới chuyên gia dự báo, khi cạnh tranh tăng lên có thể khiến một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn. Kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra.Việt Nam đã chính thức bước vào một sân chơi mới có luật chơi khắc nghiệt và đòi hỏi trình độ cao. Vì thế lực lượng lao động Việt Nam, bao gồm cả lao động nữ, cần phải tạo được những chuyển biến mạnh mẽ về chất để nhanh chóng thích nghi, nắm bắt cơ hội và hóa giải thành công mọi thách thức6. 4. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế với việc thực hiện và hoàn thiện thể chế pháp luật về lao động nữ khi thực hiện Hiệp định TPP Một là, tiếp tục mở rộng các quyền của phụ nữ lao động nữ theo hướng phù hợp với pháp luật quốc tế: Đòi hỏi có tính khách quan của phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đặt ra một yêu cầu quan trọng là pháp luật trong nước cần tiếp cận và thích ứng một cách tích cực với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhất là các công ước, khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế. Trong đó cần quan tâm đặc biệt đến nâng cao lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lực lượng lao động làm việc tại các ngành thâm dụng lao động. Việc đẩy mạnh, cải tiến điều kiện làm việc cho lao động nữ tại các ngành này là yêu cầu quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng lao động, ổn định sản xuất, bảo đảm sự phát triển bền vững. 6 Xem thêm: nu.html 873
  12. Chú ý đến vấn đề an sinh xã hội và chế độ thai sản cho người lao động nữ, các chính sách cho lao động nữ của Việt Nam tương đối đầy đủ và tốt và cần lực lượng giám sát các chính sách để làm sao có thể thực hiện tốt chính sách này7. Hai là, có chính sách hỗ trợ để lao động nữ hiểu và nắm được quyền của mình khi tham gia quan hệ pháp luật lao động: Các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật cho các chủ doanh nghiệp để họ nghiêm túc thực hiện các quy định. Tăng cường mở rộng các hình thức tuyên truyền để lao động nữ để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm đồng thời mở ra nhiều cơ hội học tập, việc làm. Ba là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ: Các ngành phải tập trung công tác tuyên truyền, huấn luyện, hướng dẫn cán bộ làm công tác bảo hộ lao động tại cơ sở, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra tại cơ sở, doanh nghiệp. Các cơ sở phải tăng cường công tác huấn thực hiện pháp luật đảm bảo quyền cho người lao động, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm các quy định về pháp luật lao động hoặc để xẩy ra tai nạn lao động nghiêm trọng. Các huyện, thành, thị, cần tăng cường vai trò chỉ đạo về hoạt động này. 7 Xem thêm: Bài viết hội thảo “Chế độ thai sản cho người lao động nữ“ tại HT “An sinh xã hội và chế độ thai sản cho người lao động nữ: Luật pháp và các bài học thực tiễn trong ASEAN” diễn ra ngày 6/5/2013, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Viện Friedrich Ebert Stiftung (FES - Đức), tr.52 874
  13. Tài liệu tham khảo chính. 1. Hiệp định TPP bản tiếng Việt và tiếng Anh, đăng tại 2. Tham luận Hội thảo “Chế độ thai sản cho người lao động nữ“ tại HT “An sinh xã hội và chế độ thai sản cho người lao động nữ: Luật pháp và các bài học thực tiễn trong ASEAN” diễn ra ngày 6/5/2013, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Viện Friedrich Ebert Stiftung (FES - Đức), tr.52 3. Nguyễn Hồng Điệp, Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới, đảm bảo quyền của phụ nữ, ngày 09/12/13 trên cua-phu-nu/234142.vnp. 4. %C3%AAntruy%E1%BB%81ngi%C3%A1od%E1%BB%A5c/tabid/257/post/1409/HIEP- DINH-DOI-TAC-XUYEN-THAI-BINH-DUONG-HIEP-DINH-TPP-VA-SU-THAM-GIA- CUA-VIET-NAM.aspx 5. viet-nam.html Địa chỉ liên hệ: ThS.NCS. Trần Văn Duy – Nghiên cứu viên - Viện Hàn Lâm KHXH VN Số 36 Phố Hàng Chuối – Quận Hai Bà Trưng –HN. Điện thoại: 098.254.8909 Email : duyluat1982@yahoo.com.vn 875