Thực thi các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản nhìn từ hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Thực thi các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản nhìn từ hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_thi_cac_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_giua_viet_nam_va_nha.pdf

Nội dung text: Thực thi các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản nhìn từ hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước

  1. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 THỰC THI CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN NHÌN TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA HAI NƢỚC Implementation of free trade agreements between Vietnam and Japan from export-import activities between the two countries PGS.TS. Trƣơng Đình Chiến Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Việt Nam đã tích cực hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc ký kết và triển khai thực hiện nhiều hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng. Điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Namphát triển vƣợt bậc trong những năm qua. Trong quá trình thực hiện các hiệp định thƣơng mại tự do, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong những năm qua, Nhật Bản đã trở thành một trong những thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Bài viết này tập trung đánh giá một số vấn đề trong thực hiện các hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản và đƣa ra một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩuvào thị trƣờng Nhật Bản, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 280
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Từ khóa: hiệp định thƣơng mại tự do, hội nhập kinh tế quốc tế, xuất nhập khẩu ABSTRACT Vietnam has actively integrated international economic integration by signing and implementing many bilateral and multilateral free trade agreements. This has facilitated Vietnam's commodity export activities to boom in recent years. In the process of implementing free trade agreements, Vietnam has issued many policies to create favorable busi- ness conditions for export enterprises. Over the years, Japan has be- come one of the largest export markets of Vietnam. This article focuses on assessing some issues in the implementation of free trade agree- ments between Vietnam and Japan and makes some recommendations to boost exports to the Japanese market and improve economic efficien- cy for export businesses in Vietnam. Key words: free trade agreements, international economic integration, import and export 1. MỐI QUAN HỆ KINH TẾ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1973), Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác ngày càng quan trọng của nhau trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực hợp tác phát triển kinh tế. Hai nƣớc nâng cấp quan hệ lên ―Đối tác chiến lƣợc sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á‖ vào tháng 3/2014. Quan hệ kinh tế và thƣơng mại giữa Việt Nam - Nhật Bản đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của hai nƣớc. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào 281
  3. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 thị trƣờng Nhật Bản cũng không ngừng gia tăng, đặc biệt là từ khi ký hiệp định đối tác kinh tế VJEPA. Hiệp định Đối tác kinh tế song phƣơng giữa Việt Nam và Nhật Bản Nhận thức tầm quan trọng của hợp tác trong đầu tƣ và thƣơng mại giữa hai nƣớc, chính phủ hai nƣớc đã sớm đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các hiệp định về đầu tƣ và thƣơng mại, cụ thể: * Hiệp định đối tác kinh tế song phƣơng Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) (tháng 10/2009) đã tạo khuôn khổ pháp lý tƣơng đối đầy đủ, thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thƣơng mại giữa hai nƣớc.Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) là hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng đầu tiên kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Với các nội dung toàn diện về tự do hóa thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ , VJEPA mở ra những cánh cửa mới cho hàng hóa Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản và ngƣợc lại. Về tổng thể, đến năm cuối của lộ trình giảm thuế (2026), tức là sau 16 năm thực hiện VJEPA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 90,64% số dòng thuế, trong đó xóa bỏ thuế quan ngay tại thời điểm VJEPA có hiệu lực đối với 29,14% số dòng thuế. Việc giảm thuế này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Nhật thâm nhập sâu vào thị trƣờng Việt Nam.Ngƣợc lại Nhật Bản cũng tạo thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam với cam kết loại bỏ thuế quan đối với gần 94,53% kim ngạch trong vòng 10 năm. Đối với các sản phẩm công nghiệp, Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế bình quân từ 6,51% năm 2008 xuống 0,4% vào năm 2019. Cụ thể, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật đƣợc hƣởng thuế suất 0% (giảm từ mức bình quân 7%) ngay từ khi VJEPA có hiệu lực; sản phẩm da, giày đƣợc hƣởng thuế suất 0% trong vòng 5- 10 năm. Trong khi đó, sản phẩm nông sản- lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh nhƣng Nhật Bản bảo hộ mạnh mẽ- chỉ đƣợc Nhật Bản cắt giảm thuế bình quân từ 8,1% năm 2008 xuống 4,74% vào năm 2019. Nhóm hàng rau quả tƣơi của Việt Nam đƣợc hƣởng thuế suất 0% sau 5- 7 năm, kể từ năm 2009. Lĩnh vực đem lại lợi ích xuất 282
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 khẩu lớn nhất cho Việt Nam từ việc thực hiện VJEPA là thủy sản. Riêng đối với hàng thủy sản, Nhật Bản giảm thuế từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống 1,31% năm 2019. Đặc biệt, tôm, cua, ghẹ và một số sản phẩm cá đã đƣợc hƣởng thuế suất 0% ngay từ năm 2009.Việc xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan đã và đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt thâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới đa phƣơng (CPTPP) mà Nhật Bản và Việt Nam là thành viên CPTPP là hiệp định thƣơng mại tự do thứ 3 mà Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia ký kết. Trƣớc đó, hai nƣớc đã tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (có hiệu lực vào năm 2008) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (có hiệu lực vào năm 2009). Hiệp định CPTPP buộc Nhật Bản phải chấp nhận cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm nông sản - một mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. So với VJEPA, Nhật Bản đã đồng ý xóa bỏ thuế quan đối với 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Cụ thể, theo điều khoản trong CPTPP, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay đối với 86% số dòng thuế, tƣơng đƣơng 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam thúc đẩy và khai thác tối đa thị trƣờng Nhật Bản. Thƣơng mại dịch vụ cũng sẽ tăng nhanh hơn hoạt động sản xuất nhờ vào cấu trúc cam kết cởi mở với các nhóm ngành dịch vụ trong CPTPP, thậm chí cao hơn đối với các cam kết về dịch vụ trong WTO. Cơ hội cho Việt Nam tận dụng ƣu đãi trong Hiệp định này rất lớn, nhất là quy tắc "cộng gộp" hay còn gọi là "chuỗi cung ứng trong - ngoài FTA . Đối với rau quả, Nhật Bản cảm kết thuế suất 0% từ năm thứ 3 hoặc năm thứ 5 sau khi Hiệp định có hiệu lực. Đa số những mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam sẽ đƣợc hƣởng thuế suất 0% ngay năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực. 283
  5. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN 2.1. Thực trạng triển khai các hiệp định thƣơng mại tự do Để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2015 - 2019, Bộ Tài chính đã ban hành Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi 0% đối với hơn 3.200 dòng sản phẩm, trong đó có các sản phẩm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử; nguyên phụ liệu dệt may, da giày Ngày 14/2/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 25/2015/TT-BTC kèm Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2015 - 2019.Theo đó, kể từ ngày 1/4/2015 sẽ có thêm 150 dòng hàng đƣợc cắt giảm thuế quan về 0%, nâng tổng số dòng hàng đƣợc xóa bỏ thuế kể từ khi VJEPA có hiệu lực lên 3.234 dòng, tƣơng đƣơng 34,09% toàn biểu thuế nhập khẩu. Nhƣ vậy, theo hiệp định, thuế quan đƣợc cam kết cắt giảm dần theo từng giai đoạn. Số dòng thuế cắt giảm trải rộng đối với nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng khác nhau. Các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử; nguyên phụ liệu dệt may, da giày có lộ trình xóa bỏ thuế quan sớm do đây là các mặt hàng công nghệ cao, linh kiện lắp ráp, nguyên liệu phụ trợ cần nhập khẩu trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc, trong đó nhiều mặt hàng cũng có thuế nhập khẩu ƣu đãi (MFN) 0%.Trong các giai đoạn tiếp theo, thuế nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng còn lại cũng sẽ giảm dần để tiến tới đƣa về 0%. Với cam kết cắt giảm mạnh mẽ thuế nhập khẩu, Hiệp định đối tác chiến lƣợc đã và sẽ tiếp tục mở ra cơ hội lớn cho hàng xuất khẩu Việt Nam thâm nhập vào thị trƣờng Nhật Bản. Bởi theo hiệp định, các sản phẩm của Việt Nam đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan nhiều nhất của Nhật Bản là các sản phẩm nông, thủy sản và hàng dệt may - là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thuế suất bình quân đối với 284
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam cũng sẽ giảm dần từ 6,1% năm 2015 xuống còn 3,7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử cũng có mức cam kết giảm thuế mạnh. Đến năm 2026, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thƣơng mại tự do song phƣơng hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ đƣợc miễn thuế nhập khẩu. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019, sẽ cắt giảm gần 100% dòng thuế, trong đó 66% mặt hàng thuế sẽ về 0%; 86,5% mặt hàng thuế sẽ về 0% sau 3 năm. Ngày 24/01/2019, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/QĐ- TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP. Trong đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành để triển khai Hiệp định. Với cam kết xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu ngay khi CPTPP có hiệu lực trừ nhóm các mặt hàng có lộ trình 3, 5, 10 năm, Việt Nam kỳ vọng vào việc thúc đẩy xuất khẩu làm động lực tăng trƣởng của nền kinh tế. Nếu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đáp ứng đầy đủ điều kiện xuất xứ trong CPTPP để hƣởng mức ƣu đãi 0%, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các nƣớc thành viên TPP sẽ tăng dự kiến 28,4% tƣơng đƣơng 67,9 tỷ USD, đặc biệt là nhóm mặt hàng dệt may, da giầy tăng thêm 45,9% (theo nghiên cứu của Petri). Trong đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản sẽ càng tăng mạnh trong các ngành nhƣ dệt may, da giầy, thủy hải sản. Đánh giá chung về triển khai thực thi các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản - Việt Nam và Nhật Bản đã coi trọng mối quan hệ hợp tác toàn diện và bền vững giữa hai nƣớc, tích cực triển khai thực thi các hiệp định đã ký kết bằng các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thực hiện và các chính sách thúc đẩy cụ thể. Việt Nam đã cụ thể hóa các hiệp định tới các bộ ngành và doanh nghiệp để thực hiện, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nƣớc. 285
  7. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 - Nội dung của các hiệp định và văn bản ký kết và thực thi giữa hai nƣớc đã đƣợc nâng cấp dần qua thời gian và đã dần dần bao quát toàn diện các vấn đề cần hợp tác giữa hai nƣớc. Các hoạt động triển khai thực thi các hiệp định thƣơng mại tự do đã mang lại các kết quả thực tế cho các doanh nghiệp của cả Việt Nam và Nhật Bản. - Qua nội dung các hiệp định và văn bản hợp tác đã ký kết giữa hai bên cho thấy mối quan hệ hợp tác đã dần đi vào thực chất với các đề xuất hợp tác phát triển cụ thể cho các lĩnh vực, các ngành và các doanh nghiệp. - Các văn bản ký kết đã thể hiện rõ mối quan hệ giữa hai bên là mối quan hệ đối tác bình đẳng nhƣng có tính đến điều kiện và trình độ phát triển hiện tại đang khác nhau khá xa giữa Nhật Bản và Việt Nam. 2.2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản sau khi thực thi các hiệp định thƣơng mại tự do Ký kết và thực thi các hiệp định thƣơng mại tự do đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trƣờng Nhật Bản. Từ khi thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế VJEPA năm 2008, giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 8,4 tỷ USD năm 2008 lên 14,7 tỷ USD năm 2014. Kể từ năm 2008 đến nay, mức gia tăng của giá trị xuất khẩu nhanh hơn nhập khẩu do vậy cán cân thƣơng mại giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn đạt ở trạng thái thặng dƣ. Mức thặng dƣ có xu hƣớng tăng lên từ 691 triệu USD (2011) tăng gấp đôi lên 2004 triệu USD (năm 2014). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản có xu hƣớng gia tăng tích cực và chiếm tỉ trọng lớn trong khối các nƣớc thành viên của CPTPP. Cơ cấu hàng hóa của Nhật Bản và Việt Nam mang tính bổ sung, không cạnh tranh. Nhật Bản là nƣớc nhập siêu lớn về thủy sản, mặt hàng công nghiệp tiêu dùng nhƣ dệt may, giày da, thực phẩm chế biến trong khi Việt Nam lại là nƣớc có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về các sản phẩm này. Ngƣợc lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản máy 286
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 móc, thiết bị, công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất. Vì Nhật Bản là thị trƣờng xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam nên cam kết này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trƣởng xuất khẩu. Với việc thực hiện VJEPA, Việt Nam đã chính thức tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong khu vực ASEAN với Nhật Bản. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản trong quý 1/2019 đạt 4,62 tỷ USD, tăng 6,68% so với cùng kỳ năm 2018. Chỉ riêng tháng 3/2019, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 1,68 tỷ USD, tăng mạnh 62,25% so với tháng 2/2019 và tăng 2,71% so với tháng 3/2018. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng dệt may (đạt gần 900 triệu USD), hàng thuỷ sản (trên 306 triệu USD) Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản cũng có sự tăng trƣởng mạnh trong quý 1 là sản phẩm hoá chất (tăng 70%); thức ăn gia súc và nguyên liệu (tăng 56,8%); quặng và khoáng sản (tăng 52%); sắt thép các loại (tăng 49%); chất dẻo nguyên liệu (tăng 43%) Kể từ khi hiệp định thƣơng mại tự do giữa hai nƣớc (FTA) có hiệu lực, Nhật Bản ngày càng trở thành thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa liên tục tăng trƣởng và diện mặt hàng xuất khẩu đa dạng.Trong thời gian gần 10 năm qua, VJEPA đã, đang tạo động lực thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Với nhiều ƣu đãi về thuế quan, VJEPA là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2017, tổng kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc đạt hơn 33 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 17 tỷ USD. Một số công ty thƣơng mại của Nhật nhƣ công ty AEON đã đầu tƣphát triển nguồn hàng đảm bảo chất lƣợng tại Việt Nam để xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật. Một điểm sáng nổi bật khác trong thời gian qua là sự phát triển mạnh mẽ về du lịch giữa hai nƣớc, Nhật Bản đang trở thành thị trƣờng du lịch hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam và là điểm đến hấp 287
  9. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 dẫn cho du khách Việt Nam. Ngƣợc lại ngày càng nhiều khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam. Sự hợp tác giữa hai nƣớc trong lĩnh vực du lịch ngày một phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy giao lƣu, xúc tiến thƣơng mại và tăng cƣờng hiểu biết về văn hóa giữa hai nƣớc. Tham gia CPTPP là cơ hội tốt nhất để Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp là thế mạnh của Nhật Bản, từ đó gia nhập vào chuỗi cung ứng của khu vực và toàn thế giới. Cụ thể, Nhật Bản và Việt Nam đã triển khai thực hiện chiến lƣợc công nghiệp hóa nhằm tăng cƣờng năng lực sản xuất của 4 ngành công nghiệp chủ lực có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế (máy nông nghiệp, công nghiệp môi trƣờng và tiết kiệm năng lƣợng, công nghiệp điện tử và công nghiệp chế biến nông thủy sản). Bên cạnh đó, tạo động lực cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển theo hƣớng giảm xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm sơ chế, tăng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị cao. Đạt đƣợc các kết quả nêu trên có vai trò quan trọng của các hiệp định thƣơng mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và thực thi. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn, việc thực hiện các chính sách hợp tác đầu tƣ và thƣơng mại giữa hai nƣớc vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Dƣới đây, chúng ta sẽ đánh giá một số vấn đề trong thực thi các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng giữa Việt Nam – Nhật Bản và khuyến nghị một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam. 2.3 Một số vấn đề trong thực hiện các hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản Tuy xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản có gia tăng nhƣng mức tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã không đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng. Tốc độ tăng trƣởng của kim ngạch xuất nhập khẩu không cao so với các thị trƣờng khác nhƣ 288
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Mỹ, Hàn quốc, Trung Quốc Nguyên nhân là mặc dù đƣợc ƣu đãi về thuế quan theo VJEPA, CPTPP nhƣng hàng hóa Việt Nam muốn hƣởng ƣu đãi thuế quan vẫn phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ. Đây là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Những mặt hàng nhƣ dệt may của Việt Nam dễ dàng xuất khẩu vào Nhật Bản, song lại khó đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế do phải đáp ứng quy tắc xuất xứ chi tiết đối với từng loại nguyên phụ liệu. Tƣơng tự, giày dép và nhiều sản phẩm khác của Việt Nam cũng gặp khó khăn tƣơng tự khi xuất khẩu vào thị trƣờng Nhật Bản. Bên cạnh vấn đề nguồn gốc xuất xứ, các tiêu chuẩn chất lƣợng và kỹ thuật của Nhật cũng là những khó khăn với hàng hóa Việt Nam. Ví dụ, gạo Việt Nam đã từng xuất khẩu đƣợc sang Nhật, nhƣng sau đó đã không đáp ứng đƣợc yêu cầu về dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật nên đã bị dừng. Thủy sản của Việt Nam cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản. Ngoài một số công ty nhƣ AEON, sựhợp tác trong thƣơng mại giữa các doanh nghiệp hai nƣớc chƣa sâu, chƣa gắn với từng lĩnh vực, ngành hàng cụ thể. Các doanh nghiệp Việt Nam chƣa chủ động xây dựng và thực thi một cách bài bản chiến lƣợc xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam vào thị trƣờng Nhật. Mặc dù kỳ vọng thúc đẩy tăng trƣởng giá trị xuất khẩu nông sản vào thị trƣờng Nhật Bản trong thời gian tới nhƣng những yêu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh, kiểm dịch sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm, cũng nhƣ các rào cản phi thuế quan khác sẽ là những thách thức lớn đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu; tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành và giảm thiểu phụ thuộc vào các nhà cung cấp nƣớc ngoài; tăng cƣờng đầu tƣ phát triển công nghiệp hỗ trợ; đầu tƣ vào các vùng trồng cây nguyên liệu; phát triển mối quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất nƣớc ngoài có công nghệ tiên tiến; quan tâm đào tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển thị trƣờng; xây dựng chiến lƣợc phát triển liên kết nội khối tạo chuỗi sản xuất lớn để có khả năng nhận những đơn hàng lớn. 289
  11. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TẬN DUNG CƠ HỘI DO CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO MANG LẠI, ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN Các doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam cần làm gì để nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và thƣơng mại, trực tiếp là đấy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản. Dƣới đây là một số khuyến nghị với cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và các cơ quan hoạch định chính sách. Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần thể hiện vai trò chủ động hơn trong mối quan hệ liên kết với các doanh nghiệp Nhật Bản. Chủ động nghiên cứu đề xuất các dự án và phƣơng thức hợp tác trong sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản, bao gồm cả các hình thức góp vốn kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản. Nâng cao năng lực học hỏi, tiếp nhận tri thức và công nghệ từ các doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình hợp tác sản xuất hàng xuất khẩu. Tạo lập năng lực sản xuất của các doanh nghiệp tạo cơ sở chủ động đề xuất tham gia vào các chuỗi sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Thể hiện năng lực nhân lực và công nghệ, từ đó đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp đầu tƣ Nhật Bản cần sử dụng các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất các sản phẩm là linh kiện chi tiết xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản, phục vụ các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia của Nhật. Thứ hai, Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và có giải pháp ứng phó với các rào cản phi thuế quan mà Nhật Bản cũng nhƣ các nƣớc thành viên CPTPP sau khi CPTPP đạt mục tiêu cắt giảm thuế quan hoàn toàn. Để gia tăng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam dang thị trƣờng Nhật, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải nắm vững từng chi tiết các yêu cầu về kỹ thuật, chất lƣợng, những quy định cụ thể của luật pháp Nhật Bản về chất lƣợng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm, Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp Việt Nam mới làm có thể 290
  12. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 xuất khẩu đƣợc các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam vào thị trƣờng Nhật. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải hiểu rằng các tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa nhập khẩu của Nhật là áp dụng chung cho tất cả hàng hóa đƣợc phép tiêu thụ trên thị trƣờng Nhật Bản không phân biệt đến từ quốc gia nào. Các quy định trong các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng nhƣ CPTPP không mang lại sự ƣu tiên khác biệt nào cho hàng hóa của Việt Nam. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu của nƣớc bạn là cách duy nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đƣa sản phẩm đặc biệt là nông sản Việt vào thị trƣờng đƣợc coi là khó tính bậc nhất thế giới này. Đồng thời, cần nhanh chóng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ hƣớng đến tăng tỉ lệ nội địa hóa, xây dựng môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn với tính cạnh tranh bình đẳng đối với doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài, công nghiệp hóa và thúc đẩy đổi mới công nghệ đối với các nhóm ngành xuất khẩu chủ lực. Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn thâm nhập đƣợc vào thị trƣờng Nhật Bản, cần đẩy mạnh hoạt động marketing; nghiên cứu nắm vững đặc điểm hoạt động của hệ thống phân phối trên thị trƣờng Nhật Bản, tìm kiếm và hợp tác chặt chẽ với các nhà phân phối của Nhật. Các doanh nghiệp cũng cần đầu tƣ nghiên cứu hành vi tiêu dùng, các yếu tố đặc thù và các yêu cầu cụ thể của ngƣời tiêu dùng Nhật Bản, để cải tiến sản phẩm, tìm ra phƣơng thức bán hàng phù hợp, tham gia các sự kiện giới thiệu sản phẩm và đề xuất các hoạt động chăm sóc khách hàng hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn quốc tế về nguồn gốc xuất xứ từng loại nguyên liệu, thời gian gia công, lƣơng, độ tuổi công nhân, Đƣơng nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ xuất khẩu kể cả am hiểu chuyên môn và sử dụng thành thạo tiếng Nhật. Thứ tƣ, Việt Nam cần tiếp tục có những biện pháp, chƣơng trình nhằm cải cách các thủ tục hành chính, rút ngắn thủ tục đầu tƣ, thuế quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp. Cải 291
  13. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, công khai, minh bạch hoá thông tin, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức kỷ cương, trách nhiệm, tận tình, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ các doanh nghiệp kinh doanh trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản cần phải là những ưu tiên hàng đầu của chính phủ và chính quyền các địa phương nhằm thu hút và giữ chân được các nhà đầu tư Nhật Bản.Thƣờng xuyên tổ chức tiếp nhận các góp ý của nhà đầu tư Nhật Bản về cải thiện các khía cạnh của môi trường kinh doanh của Việt Nam. Thứ năm, Chính phủ cần thƣờng xuyên rà soát đánh giá kết quả và hiệu quả thực thi các hiệp định thƣơng mại tự do đã ký kết song phƣơng và đa phƣơng; trong đó có đánh giá chiến lƣợc thúc đẩy xuất khẩu về mức độ phủ hợp với các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới theo cách tiếp cận có chọn lọc kỹ lƣỡng, đảm bảo phù hợp với chiến lƣợc phát triển cho các doanh nghiệp trong nƣớc; luật hóa một số các ràng buộc đối với doanh nghiệp đầu tƣ FDI của Nhật Bản (về điều kiện liên kết, chuyển giao công nghệ) để hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản. Tóm lại, muốn tận dụng đƣợc cơ hội do các hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Nhật Bản để gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản đòi hỏi phải nỗ lực không ngừng của cả cộng động doanh nghiệp lẫn các cơ quan hoạch định chính sách. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Hiệp định Đối tác kinh tế song phƣơng Việt Nam-Nhật Bản VJEPA (25/12/2008, có hiệu lực từ 10/2009). 2.Nguyễn Anh Dƣơng; Thúc đẩy hợp tác đầu tƣ giữa Việt Nam và Nhật Bản từ năm 2008; Diễn đàn nghiên cứu Việt Nam – Nhật Bản 2018. 3.CPTPP và những ƣu đãi thuế khi xuất khẩu sang Nhật Bản; Nhân dân điện tử, 24/4/2019. 4. Tài liệu ―Hội nghị trao đổi hợp tác xúc tiến đầu tƣ, du lịch giữa Hà Nội và Nhật Bản‖, ngày 29/3/2019. 292