Thực trạng, giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng, giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thuc_trang_giai_phap_cham_soc_suc_khoe_tam_than_cho_tre_em_t.pdf
Nội dung text: Thực trạng, giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp
- THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CHO TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP SV.Võ Thị Mỹ Duyên - SV.Lê Thi Nhân Lớp: ĐHCTXH15A GVHD: ThS. Đỗ Thị Thảo Tóm tắt: Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết hệ thống để mô tả về hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp với phương pháp quan sát có tham dự tại Trung tâm bảo trợ xã hội. Thông qua việc mô tả hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ, giúp cho người dân có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của trung tâm bảo trợ xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ (những mảnh đời không được sống trong mái ấm gia đình, không đón nhận được sự yêu thương chăm sóc từ cha mẹ và thân nhân khác). Từ khóa: Sức khỏe tâm thần, Trẻ em bị bỏ rơi, Trung tâm bảo trợ xã hội. 1. Giới thiệu Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp. Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội. Tại trung tâm công tác tổ chức thực hiện việc quản lý, chăm sóc, nuôi dƣỡng; phục hồi chức năng, lao động sản xuất; dạy nghề, giáo dục hƣớng nghiệp, tái hòa nhập cộng đồng và tổ chức các hoạt động khác cho các đối tƣợng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đƣợc nuôi dƣỡng tại Trung tâm theo quy định của pháp luật. Trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa là một trong các đối tƣợng đƣợc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp. Trong số những trẻ đƣợc Trung tâm tiếp nhận vào thì có một bộ phận trẻ em may mắn đƣợc các cặp vợ chồng hiếm muộn con xin về làm con nuôi, có nhiều em sinh sống tại trung tâm cho đến khi trƣởng thành, học nghề, học cao đẳng, đại học trở lại hòa nhập với xã hội, kết hôn và thành đạt; tuy nhiên cũng có những em 35
- không may mắn do bệnh, khuyết tật qua đời tại trung tâm mãi mãi không biết đến cha mẹ, thân nhân của các em là ai. Trẻ em có quyền đƣợc sống, đƣợc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ, đƣợc học tập, vui chơi, giải trí, đƣợc yêu thƣơng đƣợc chia sẻ những buồn vui, đƣợc nâng đỡ khi vấp ngã trong vòng tay của cha mẹ, gia đình. Nhƣng trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi không nơi nƣơng tựa mất đi cơ hội đƣợc hƣởng quyền đó từ chính gia đình mình. Trẻ sinh sống và lớn lên tại các Trung tâm bảo trợ xã hội có trạng thái sức khỏe tâm thần nhƣ thế nào khi trẻ ở tuổi nhi đồng, thiếu niên, trƣởng thành. Hiện ở Việt Nam chƣa có công trình khoa học nghiên cứu về điều này. Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn toàn hợp lý, có hiệu quả và đƣơng đầu một cách mềm dẻo trƣớc những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại đƣợc sự cân bằng cho mình. Sức khỏe tâm thần của trẻ em hiện đang sống trong Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp nhƣ thế nào, các yếu tố thuận lợi tác động đến tình trạng sức khỏe tâm thần của trẻ, các hoạt động hỗ trợ sức khỏe tâm thần của trẻ đang sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp đƣợc thực hiện ra sao sẽ đƣợc mô tả trong phần kết quả nghiên cứu nhƣ sau: 2. Tổng quan về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp. Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp đƣợc thành lập từ năm 1998, tại thời điểm thành lập Trung tâm đƣợc xây dựng và hoạt động tại xã Tân Qui Đông, thị xã Sa Đéc. Đến năm 2009 Trung tâm đƣợc xây dựng lại tại ấp Mỹ Đông 2, xã Mỹ Thọ, Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp. Năm 2014, Trung tâm đƣợc phép cho sáp nhập Nhà Tình thƣơng Sa Đéc vào Trung tâm Bảo trợ xã hội để quản lí. Về cơ cấu tổ chức Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp đƣợc thiết lập nhƣ sau: 36
- Trung tâm hiện đƣợc giao 22 biên chế.Trong đó: Ban giám đốc: 03 ( 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc ) Bộ phận y tế: 02 Phòng hành chính: 4 Bộ phận chăm sóc trẻ em: 9 Bộ phận chăm sóc ngƣời già: 4 Về cơ bản trung tâm có hai cơ sở chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa, trẻ em bị bỏ rơi. Một là ở địa chỉ đã nêu trên và cơ sở thứ hai là Nhà tình thƣơng Sa Đéc cũ, ở số 757B, đƣờng Nguyễn Sinh Sắc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Cho đến thời điểm nghiên cứu (tháng 2 năm 2017), tổng số trẻ đang đƣợc trung tâm chăm sóc, nuôi dƣỡng là 37 em. Trong đó, 16 em sinh sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp và 21 em ở tại Nhà tình thƣơng. Theo độ tuổi, hiện tại trẻ em đang đƣợc chăm sóc nuôi dƣỡng tại Trung tâm có đặc điểm độ tuổi và đang tham gia các bậc học tập nhƣ sau: Mẫu giáo: 3 em Tiểu học: 10 em Trung học cơ sở: 7 em Trung học phổ thông: 3 em Đại học: 1 em Cao đẳng ngh: 3 em Có 7 trẻ dƣới 12 tháng tuổi và 3 trẻ có bệnh về não không tham gia học tập đƣợc. Các chƣơng trình và chế độ chăm sóc trẻ tại trung tâm Bảo trợ xã hội đƣợc xây dựng và tổ chức thực hiện theo qui định pháp luật Việt Nam- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Nghị định 67/2007/NĐ-CP chính sách trợ giúp xã hội bảo trợ xã hội; Nghị định 13/2010/NĐ-CP chính sách trợ giúp xã hội bảo trợ xã hội; Nghị định 136/2013/NĐ-CP chính sách trợ giúp xã hội bảo trợ xã hội. 37
- 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em Bữa ăn của trẻ đƣợc thiết lập theo đúng chuẩn qui định cho độ tuổi trẻ. Tất cả các trẻ đều đƣợc đảm bảo ba bữa ăn chính: sáng, trƣa, tối. Cụ thể nhƣ sau: - Trẻ dƣới 4 tuổi, trẻ đƣợc dùng thêm bữa ăn phụ, dùng sữa, trong đó nhóm trẻ sơ sinh chủ yếu dùng sữa và bột, cháo. - Trẻ từ 4 tuổi đến 16 tuổi không còn đƣợc dùng thêm sữa và bữa ăn phụ. - Các trẻ bị bệnh, bị nhiễm HIV, trẻ khuyết tật có chế độ dinh dƣỡng riêng. Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế các bữa ăn và nâng cao chất lƣợng dinh dƣỡng cho trẻ vì nguồn tài chính dùng để mua thực phẩm cho trẻ còn quá thấp so với việc giá cả hàng hóa lại khá cao, cụ thể: - Tiền ăn cho trẻ dƣới 4 tuổi là 45.000đ/ngày. - Tiền ăn cho trẻ từ 4-16 tuổi là 36.000đ/ngày. - Tiền ăn cho trẻ từ 16-18 tuổi là 27.000đ/ngày. - Càng khó khăn hơn khi trẻ bị ốm, cần phải có chế độ chăm sóc dinh dƣỡng cao hơn nữa. Nguồn hỗ trợ từ các cá nhân và tổ chức xã hội khác không thƣờng xuyên, không đủ bù đắp cho những khoản thiếu hụt chăm sóc dinh dƣỡng cho trẻ. 3.2. Cơ sở vật chất Ngoài chế độ chăm sóc dinh dƣỡng cho trẻ, Trung tâm bảo trợ xã hội có khu vực nhà ở, nhà ăn, nhà vệ sinh đƣợc xây dựng, bảo trì luôn đảm bảo cho trẻ đƣợc sống trong khu vực an toàn, sạch sẽ. Cụ thể nhƣ sau: Tại cơ sở 1- Trung tâm Bảo trợ xã hội ở ấp Mỹ Đông 2, xã Mỹ Thọ, Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp. Với diện tích khoảng 6000m2 Trung tâm đƣợc thiết kế thành 4 khu tách biệt: Khu hành chính, khu chăm sóc nuôi dƣỡng ngƣời bệnh tâm thần; khu chăm sóc nuôi dƣỡng ngƣời già; khu chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ em. Khu chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ em đƣợc xây dựng kiên cố, sạch sẽ, có buồng vệ sinh và bếp ăn cho trẻ trong khu vực chăm sóc nuôi dạy trẻ. Xung quanh khuôn viên chăm 38
- sóc nuôi dạy trẻ đƣợc trồng cây xanh khá nhiều, có khoảng sân rộng và đặt các vật dụng vui chơi cho trẻ. Tại cơ sở 2 - Nhà tình thƣơng Sa Đéc, 757B, đƣờng Nguyễn Sinh Sắc, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.Với diện tích là gần 3000m2 Nhà tình thƣơng đƣợc thiết kế khang trang, ngăn nắp. Khu vực hành chính có 2 phòng làm việc cho Cán bộ-nhân viên; 1 hội trƣờng nhỏ dành cho việc họp với khách, họp cán bộ- nhân viên và tổ chức sinh hoạt với trẻ em trong các dịp lễ; Khu vực phòng ở dành cho trẻ em chỉ để dành cho trẻ nghỉ ngơi, học tập; Khu vực nhà vệ sinh, khu vực nhà bếp đƣợc thiết kế bên ngoài phòng ở của trẻ và đƣợc vệ sinh khá sạch sẽ. Trẻ có khoảng sân khá rộng để có thể vui chơi, chạy nhảy trong những giờ nghỉ ngơi. Công việc vệ sinh, dọn dẹp hằng ngày phải đảm bảo sạch sẽ, tạo cảnh quan môi trƣờng thông thoáng, sạch đẹp, nơi ăn, nghỉ gọn gàng, ngăn nắp. Đảm bảo cung cấp đầy đủ nƣớc uống sạch và đảm bảo vệ sinh tắm, giặt hằng ngày cho đối tƣợng; cung cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân; đồ dùng phục vụ ngủ, nghỉ cho đối tƣợng. 3.3. Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ Nhân viên y tế thƣờng xuyên theo dõi sức khỏe trẻ tại trung tâm; giám sát việc thực hiện điều trị cho trẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ tại trung tâm; liên hệ các tổ chức Bảo hiểm xã hội, bệnh viện khi đƣa trẻ đi điều trị bệnh. Trẻ sống tại hai cơ sở của Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc diện đối tƣợng chính sách. Trẻ đƣợc cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo qui định, khi trẻ bệnh đƣợc đƣa đến các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nƣớc và đƣợc Bảo hiểm y tế chi trả viện phí theo qui định. Cán bộ - nhân viên thuộc bộ phận chăm sóc trẻ em có sự phân chia nhiệm vụ chính thức trong việc thay phiên chăm sóc trẻ bị bệnh điều trị ngoại trú (không nhập viện) và điều trị nội trú (có nhập viện). 3.4. Công tác giáo dục cho trẻ Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, đƣợc nhân viên bộ phận giáo dục cho trẻ tại trung tâm. Trẻ đến tuổi vào học các cấp: tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), Cao đẳng (CĐ), Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), Đại học (ĐH) đƣợc cho đến học ở các trƣờng công lập của Nhà nƣớc. 39
- Học phí đƣợc miễn giảm theo qui định chính sách đối tƣợng Bảo trợ xã hội. Việc đƣa đón trẻ đi học ở độ tuổi tiểu học đƣợc phân công cho nhân viên bộ phận chăm sóc trẻ; Trẻ học ở các bậc từ THCS trở lên trẻ đƣợc hỗ trợ phƣơng tiện để đến trƣờng (xe đạp). Ngoài các giờ học chính khóa, ngoại khóa ở trƣờng, trẻ về sinh hoạt tại Trung tâm, nhân viên bộ phận chăm sóc trẻ giúp đỡ trẻ ôn tập, chuẩn bị bài tập. Chỉ dạy các cháu trong lời ăn, tiếng nói cách cƣ xử với ngƣời lớn tuổi hơn, cán bộ nhân viên và các trẻ khác trong Trung tâm, các bạn bè của trẻ ở trƣờng. Liên hệ thƣờng xuyên với lãnh đạo, giáo viên chủ nhiệm của trẻ ở trƣờng để nắm bắt tình hình học tập của trẻ. Dụng cụ học tập, trang phục đi học của trẻ đƣợc Trung tâm mua sắm cho trẻ theo qui định chính sách bảo trợ xã hội. Trẻ đƣợc cán bộ nhân viên Trung tâm dạy thêm về những hoạt động sinh hoạt thƣờng nhật nhƣ nấu ăn, may vá, dọn dẹp vệ sinh nơi ở, chăm sóc các em nhỏ, trồng cây, dọn cỏ, quét nhà, quét sân 3.5. Công tác tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ Trong các dịp lễ nhƣ ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, ngày rằm Trung thu 15/8 âm lịch, trẻ đƣợc Trung tâm cùng một số tổ chức chính trị -xã hội ở trong và ngoài địa phƣơng đến tổ chức sinh hoạt vui chơi và tặng quà cho trẻ. Trẻ rất ít khi đƣợc đi tham quan du lịch, đến các công viên vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động xã hội khác ngoài Trung tâm. 4. Thảo luận kết quả nghiên cứu Các yếu tố giúp cho trẻ em có đƣợc sức khỏe tâm thần tốt bao gồm: Sự khỏe mạnh về thể chất (không mắc phải các bệnh lý, chấn thƣơng cơ thể); môi trƣờng sống thuận lợi bao gồm không gian sống an toàn, sạch sẽ tiện nghi và các đƣợc quan tâm, động viên, khích lệ, giảng giải, bảo vệ từ gia đình, hàng xóm, bạn bè tốt đẹp; đƣợc giáo dục, đƣợc tập thể dục thể thao điều độ, đƣợc chăm sóc dinh dƣỡng phù hợp với sự phát triển cơ thể, tốt cho não, đƣợc tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, ngủ nghỉ đúng giờ, 40
- Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn toàn hợp lý, có hiệu quả và đƣơng đầu một cách mềm dẻo trƣớc những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại đƣợc sự cân bằng cho mình. Thông qua quá trình nghiên cứu, sức khỏe tâm thần là vấn đề chƣa đƣợc nhận định đầy đủ từ Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp. Cán bộ - nhân viên Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp quan niệm trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần là những trẻ mắc phải chứng bệnh não úng thủy, hội chứng đao, chậm phát triển trí tuệ. Công tác chăm sóc dinh dƣỡng cho trẻ tại Trung tâm bảo trợ xã hội chỉ mới đạt đƣợc ở việc đáp ứng nhu cầu sống còn cho trẻ vì nguồn tài chính hạn hẹp, nguồn hỗ trợ từ cá nhân và các tổ chức xã hội khác không nhiều trong việc đáp ứng nhu cầu cần thiết cho trẻ. Trong công tác giáo dục, trẻ đến trƣờng và tự học là chính, không có điều kiện tham gia học thêm môn học và các kỹ năng khác; những trẻ năng lực học tập tốt không gặp khó khăn về tâm lý, còn những trẻ học không tốt, trẻ không dám bày tỏ với các cô, mặt khác, các cô bộ phận chăm sóc trẻ trình độ học vấn thấp. Chủ yếu tập trung chăm sóc nuôi dƣỡng, chỉ có thể nhắc nhở trẻ học bài chứ không thể hƣớng dẫn, giảng giải cho trẻ kiến thức các môn học của trẻ trên lớp, do đó trẻ có tâm lý sợ, mặc kệ khi đến lớp. Điều này không tốt cho nhân cách, kỹ năng của trẻ. Tham gia vào môi trƣờng học tập, trẻ chứng kiến những trẻ em khác đƣợc cha mẹ đƣa đón, chăm sóc yêu thƣơng, trẻ nghe các bạn kể về ba mẹ, về gia đình của bạn trong niềm vui, nghe bạn nói mét ba mẹ khi bị bắt nạt tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ trong Trung tâm bảo trợ: trẻ có thể buồn phiền, tức giận, oán hận với ngƣời đã sinh ra nhƣng bỏ rơi trẻ. Những điều này trẻ thƣờng giữ gìn trong suy nghĩ ít khi tỏ bày ra với ngƣời khác. Nhƣng ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của trẻ lâu dài. Khi phải nằm viện, trẻ tiếp xúc với những bệnh nhân khác, thấy họ có thân nhân ruột thịt, chăm sóc, động viên, yêu thƣơng trẻ cảm thấy tủi thân và buồn phiền nhiều hơn. 41
- Khi trẻ đến tuổi dậy thì, khủng hoảng tuổi dậy thì, kể cả trẻ gặp phải những khó khăn trong tâm lý khi thay đổi cơ thể, bắt đầu biết yêu đôi khi có thể gây ra xung đột giữa cán bộ nhân viên chăm sóc trẻ, xung đột này không đƣợc giải quyết, trẻ có thể trở nên lầm lì, bất cần, gây chú ý bằng hành vi không đúng Khi trẻ rời khỏi Trung tâm và đến gia đình nhận trẻ làm con nuôi, giai đoạn đầu trẻ có thể có nổi sợ hãi, sợ bị bỏ rơi. Khi trẻ rời khỏi Trung tâm đi học xa- trung cấp nghề, cao đẳng, đại học trẻ gặp khó khăn nhiều về việc tự lo về tài chính thêm cho việc học ( vì lúc này trẻ chỉ đƣợc hỗ trợ ăn 810.000đ/tháng), điều này làm trẻ vô cùng lo lắng. Trẻ xuất hiện thêm mặc cảm tự ti, buồn phiền với bạn bè vì trang phục, phƣơng tiên học tập thiếu thốn Khi đến tuổi trƣởng thành với việc tìm hiểu bạn đời, kết hôn - ngƣời có tuổi thơ đƣợc nuôi dƣỡng trong Trung tâm bảo trợ xã hội dễ gặp khó khăn làm cho trẻ đau khổ, buồn phiền, lo lắng, thu rút bản thân vì có thể gia đình ngƣời bạn đời từ chối do định kiến với xuất thân, vì trẻ không có điều kiện vật chất tổ chức lễ cƣới hỏi, nhà ở 5. Kết luận và khuyến nghị Để có thể giúp trẻ có sức khỏe tâm thần tốt cần phải thực hiện đồng bộ các hoạt động sau đây: Trung tâm bảo trợ xã hội Xây dựng, hoàn thiện website Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp, thông qua đó cộng động, cá nhân, tổ chức xã hội biết đến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng cho trẻ em đang đƣợc chăm sóc nuôi dƣỡng tại Trung tâm. Nguồn lực hỗ trợ bao gồm tài chính, vật chất, tập huấn kỹ thuật chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần cho trẻ em. Bộ phận chăm sóc trẻ em, cần phải có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách có chuyên môn trong việc thƣờng xuyên nắm bắt tâm trạng, những khó khăn về tâm lí- xã hội của trẻ, giúp trẻ đƣợc bày tỏ những buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, bực tức tƣ vấn, hƣớng dẫn, giải thích cho trẻ để trẻ vƣợt qua những khó khăn về tâm lý-xã hội. Hoàn thiện chƣơng trình chăm sóc toàn diện cho trẻ. 42
- Trang bị thêm các thiết bị vui chơi, tập luyện thể thao, phòng đọc sách cho trẻ em trong khuôn viên sinh sống của trẻ em tại trung tâm. Phối kết hợp với Trung tâm công tác xã hội hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần để tổ chức lớp tập huấn sức khỏe tâm thần của trẻ cho cán bộ - nhân viên trong Trung tâm để nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của mình trong việc chăm sóc toàn diện cho trẻ. Trƣờng học Phân công cho giáo viên chủ nhiệm hết sức quan tâm đến việc học, tình cảm, tâm tƣ và giúp đỡ trẻ em đƣợc nuôi dƣỡng trong Trung tâm Bảo trợ xã hội trong việc học tập, hòa nhập với các học sinh khác trong lớp. Phân công cho Trợ lý Thanh niên, Tổng phụ trách đội quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em trong Trung tâm Bảo trợ xã hội đƣợc tham gia vào Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn TNCSHCM, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia vào các phong trào thi đua học tập, thể thao, văn nghệ, tham quan, dạy cho trẻ các kỹ năng mềm, giúp trẻ chấp nhận hoàn cảnh của bản thân bằng việc chỉ ra hoàn cảnh khó khăn của những trẻ khác gặp phải. Lập nhóm học sinh, sinh viên hỗ trợ học tập, tâm lý - xã hội thƣờng xuyên cho trẻ. Nhân viên công tác xã hội trƣờng học (nếu có): tìm hiểu những vấn đề khó khăn tâm lý-xã hội của trẻ, tƣ vấn cho trẻ để trẻ có thể giải quyết các vấn đề khó khăn của trẻ. Đoàn thể chính trị-xã hội địa phƣơng Hội liên hiệp phụ nữ xã Mỹ Thọ: vận động hội viên xây dựng chƣơng trình phụ nữ nhận con đỡ đầu là trẻ trong Trung tâm Bảo trợ xã hội, hỗ trợ tài chính cho trẻ, thƣờng xuyên đến thăm, quan tâm trẻ, cho phép trẻ về nhà mình chơi trong ngày cuối tuần để trẻ có thể cảm nhận thêm tình cảm gia đình, có điểm tựa tinh thần. Đoàn thanh niên phân công cho các chi đoàn hằng tuần đến thăm, tổ chức sinh hoạt thể thao, văn nghệ, đƣa trẻ đi chơi, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội trên địa bàn 43
- Tài liệu tham khảo [1]. Cục Bảo trợ xã hội (2014), Bài giảng Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần. [2]. Lâm Xuân Điền (2011), Giáo trình sức khỏe tâm thần. [3]. Sở LĐTB&XH, Báo cáo chuyên đề Tình hình thực hiện công tác Bảo trợ xã hội năm 2016 Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2017. [4]. Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2016 và phương hướng năm 2017 [5]. Nghị định 136/2013/NĐ-CP chính sách trợ giúp xã hội bảo trợ xã hội [6]. Đặng Thị Thanh Thủy (2011), Bài giảng tóm tắt công tác xã hội trẻ em. 44