Thực trạng chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 24 tháng tuổi của công nhân ở các khu công nghiệp

pdf 9 trang Gia Huy 21/05/2022 1800
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 24 tháng tuổi của công nhân ở các khu công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cham_soc_nuoi_duong_con_duoi_24_thang_tuoi_cua_co.pdf

Nội dung text: Thực trạng chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 24 tháng tuổi của công nhân ở các khu công nghiệp

  1. Thực trạng chăm sóc 21 Thực trạng chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 24 tháng tuổi của công nhân ở các khu công nghiệp1 Nguyễn Thị Thu Nguyệt(*) Tóm tắt: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2019-2020 tại tỉnh Bắc Ninh (gọi tắt là Khảo sát 2020), bài viết phân tích mô hình chăm sóc và nuôi dưỡng con dưới 24 tháng tuổi của công nhân đang lao động ở các khu công nghiệp (KCN) theo các tiêu chí dân tộc, nơi ở và mức sống. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt rất lớn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con giữa cha mẹ là người Kinh và cha mẹ là người dân tộc thiểu số (DTTS). Nơi ở và mức sống cũng ảnh hưởng nhiều tới việc nuôi dưỡng và chăm sóc con của nhóm công nhân ở các KCN. Từ khóa: Giáo dục mầm non, Khu công nghiệp, Công nhân khu công nghiệp, Dân tộc thiểu số, Mức sống, Nơi ở, Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ Abstract: The article is a part of the ministry-level survey project in 2020 in Bac Ninh province (the Survey 2020) analyzing the model of nurturing care for under 24 month children whose parents are working in industrial zones accorded with the indicators by ethnic groups, accommodation and living standards. The survey result shows that there is a huge diff erence between Kinh majority and ethnic minority parents in children’s nurturing care which are also infl uenced by their accommodation and living standards. Keywords: Preschool Education, Industrial Zones, Workers in Industrial Zones, Ethnic Minorities, Living Standards, Accommodation, Nurturing Care 1. Dẫn nhập1 non (GDMN) thực hiện việc nuôi dưỡng, Điều 23 và 24 Luật Giáo dục Việt Nam chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi sửa đổi năm 2019 quy định: Giáo dục mầm đến 6 tuổi GDMN phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với 1 Bài viết là kết quả của Đề tài cấp Bộ “Thực trạng giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể và nhu cầu giáo dục mầm non của các gia đình công chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm nhân tại khu công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tại một số KCN thuộc tỉnh Bắc Ninh)” do ThS. mỹ (Luật Giáo dục, 2019). Nguyễn Thị Thu Nguyệt chủ nhiệm, Viện Thông tin Mặc dù có quy định như vậy, nhưng hầu Khoa học xã hội chủ trì, thực hiện năm 2019-2020. hết trẻ em ở độ tuổi từ 3-24 tháng tuổi tại (*) ThS., Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn các KCN đều không tiếp cận được với các lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email: thunguyetxhh@gmail.com cơ sở GDMN công lập. Trẻ em có cha mẹ là
  2. 22 Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2020 công nhân tại KCN trong độ tuổi này hầu hết nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và được gửi tại các cơ sở GDMN ngoài công sau khi sinh con với thời gian tổng cộng lập (nhóm trẻ tư thục, nhóm trẻ gia đình), là 6 tháng. Mức hưởng chế độ thai sản của gửi ông bà hay thậm chí phải gửi về quê nhờ người lao động theo Điều 39 của Luật này người thân chăm sóc. Sự lựa chọn của các quy định là mỗi tháng bằng 100% mức bình gia đình công nhân trong việc gửi con sau quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội khi người mẹ kết thúc chế độ thai sản để của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế tiếp tục lao động phụ thuộc vào nhiều yếu độ thai sản (Luật Bảo hiểm xã hội, 2014). tố khách quan và chủ quan. Bài viết chỉ đề Với quy định như vậy, hầu hết các bà mẹ cập tới thực trạng nuôi dưỡng, chăm sóc con trong nghiên cứu của chúng tôi đều nghỉ dưới 24 tháng tuổi của công nhân đang làm ít nhất 6 tháng sau khi sinh con. Thêm vào việc ở các KCN, chia ra 2 nhóm: trẻ dưới 12 đó, trên thực tế, hầu hết các địa phương có tháng tuổi và trẻ từ 12-24 tháng tuổi. KCN không có mô hình GDMN nào nhận Khảo sát của Đề tài được thực hiện trẻ dưới 12 tháng tuổi nên tùy theo điều tháng 6/2020 tại 2 KCN Tiên Sơn và Đại kiện từng gia đình, sau khi nghỉ hết 6 tháng Đồng, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh người lao động thường lựa chọn: Bắc Ninh với các doanh nghiệp có vốn đầu - Mẹ tiếp tục nghỉ làm để chăm sóc, tư trong nước (không khảo sát với các doanh nuôi dưỡng con; nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - - Mẹ nghỉ hết 6 tháng, sau đó gửi ông FDI). Mẫu định lượng gồm 300 công nhân bà, họ hàng trông con giúp để quay trở lại được chọn ngẫu nhiên trên cơ sở danh sách làm việc; công nhân của các doanh nghiệp. Công nhân - Gửi tư nhân hay thuê người về trông tham gia vào khảo sát được hỏi ý kiến về con để mẹ tiếp tục đi làm sau khi hết chế toàn bộ quá trình nuôi dạy trẻ trong độ tuổi độ thai sản. mầm non, đối với con út dưới 6 tuổi và con Kết quả khảo sát các hình thức chăm sát út (nếu có) dưới 10 tuổi. Kết quả là có sóc trẻ dưới 12 tháng tuổi thể hiện ở biểu 446 lượt trẻ được đề cập trong phiếu khảo đồ 1 cho thấy, trong tổng số 446 lượt trẻ sát, trong đó có 300 con út và 146 con sát được khảo sát, tính chung có 63,9% số bà út. Mẫu định tính được tiến hành trên 50 đối mẹ nghỉ đúng 6 tháng theo chế độ thai sản tượng (bao gồm cả phỏng vấn sâu (PVS) và sau đó quay lại làm việc, và 36% số bà mẹ thảo luận nhóm (TLN)), trong đó TLN tập nghỉ cả 12 tháng để trông con. trung vào đối tượng giáo viên mầm non, a) Kết quả phân tích theo thành phần nhóm cha/mẹ có con trong độ tuổi GDMN; dân tộc1 PVS thực hiện với các chuyên gia GDMN, Kết quả từ biểu đồ 1 cho thấy, tỷ lệ các người phụ trách các mô hình GDMN, giáo bà mẹ nghỉ đúng 6 tháng để trông con là viên làm việc trong các mô hình GDMN, 63,9%. Tỷ lệ này ở người Kinh là 77,7% người trông trẻ trực tiếp tại gia đình. (bao gồm nghỉ 6 tháng sau đó gửi ông bà, 2. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ dưới 12 tháng tuổi của công nhân ở các khu 1 công nghiệp Khảo sát 300 mẫu, trong đó có 71,3% người Kinh (214 người) và 28,6% người DTTS (86 người bao Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm gồm 14 dân tộc khác nhau: Mường, Hmông, Dao, 2014 quy định: Lao động nữ sinh con được Pà Thẻn, Sán Dìu, Khơ Mú ).
  3. Thực trạng chăm sóc 23 Biểu đồ 1: Mô hình chăm sóc trẻ dưới 12 tháng tuổi trông. Điều này là dễ hiểu, (tỷ lệ % phân theo thành phần dân tộc) bởi trẻ chưa đủ 1 tuổi còn quá 80 73,9 71,9 nhỏ nên không nhiều người 70 59 nhận trông, bên cạnh đó điều 60 kiện kinh tế của các gia đình 50 công nhân cũng khó đáp ứng 40 36,1 ąŶƚҾĐ<ŝŶŚ ąŶƚҾĐƚŚŝҳƵƐҺ được tiền thuê người trông 30 23,5 22,3 dҼŶŐĐŚƵŶŐ 20 trẻ. Phân tích theo thành phần 10 5,8 4,9 dân tộc, sau khi nghỉ 6 tháng, 2,5 0 các bà mẹ người Kinh có tỷ lệ 0ҽQJKӍWRjQEӝWKiQJ 0ҽQJKӍWKiQJ 0ҽQJKӍWKiQJ VDXÿyJӱL{QJEjKӑKjQJ VDXJӱLWѭWKXrQJѭӡLWU{QJ thuê người trông con để tiếp tục đi làm là 5,8%, cao gấp Nguồn: Số liệu khảo sát 2020. hơn hai lần so với các bà mẹ họ hàng (71,9%) và nghỉ 6 tháng sau đó là người DTTS, chỉ 2,5%. gửi tư/thuê người trông (5,8%)), cao gấp 3 Có tới 73,9% các bà mẹ là người DTTS lần so với các bà mẹ người DTTS, chỉ 26% nghỉ cả 12 tháng để trông con. Tỷ lệ này ở (với tỷ lệ lần lượt là 23,5% và 2,5%). Điều nhóm mẹ là người Kinh thấp hơn rất nhiều, này hàm ý về tính ổn định trong lao động 22,3%. Khác biệt lớn này có thể được lý sản xuất của nữ công nhân người Kinh cao giải vì các bà mẹ là người Kinh thường ở hơn so với nữ công nhân người DTTS khá gần KCN nên có thể quay lại làm việc dễ nhiều. Đây cũng là điểm yếu của nữ công dàng hơn sau khi nghỉ chế độ thai sản. Còn nhân người DTTS mà doanh nghiệp luôn các bà mẹ là người DTTS thường từ các cân nhắc khi tuyển chọn vào làm việc. địa phương xa đến làm việc ở các KCN (có Trong số 63,9% nữ công nhân nghỉ người cách tới 600 km). Hơn nữa, văn hóa, đúng 6 tháng theo chế độ thai sản, có tới phong tục tập quán của người DTTS cũng 59% các bà mẹ nghỉ 6 tháng sau sinh để không khuyến khích người mẹ trở lại làm chăm sóc con, sau đó gửi con cho ông bà, việc khi con chưa đủ 1 tuổi. Một số dân tộc họ hàng trông giúp để quay lại làm việc tại có tập quán cho con bú tới khi trẻ tự bỏ bú KCN. Đây là hình thức khá phổ biến khi (khoảng 4 tuổi) (Theo: UNICEF and WHO, mà các dịch vụ xã hội, các mô hình GDMN 2018). Những lý do này cũng phần nào giải chưa đảm nhận được việc chăm sóc, nuôi thích cho tỷ lệ 77,7% bà mẹ người Kinh dưỡng trẻ dưới 12 tháng tuổi. Những chỉ nghỉ đúng 6 tháng sau đó quay lại làm việc báo này cũng thể hiện tầm quan trọng của như đã nêu ở trên. gia đình trong việc chăm sóc trẻ còn nhỏ b) Kết quả phân tích theo nơi ở hiện nay khi mẹ chúng phải quay lại làm việc. Điều Nơi ở của công nhân cũng phần nào đó cho thấy chức năng an sinh xã hội của tác động đến các lựa chọn của gia đình họ gia đình vẫn hết sức quan trọng, chí ít là trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ dưới với những gia đình công nhân làm việc tại 12 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các KCN. những vấn đề rất đáng lưu tâm trong việc Chỉ có 4,9% các bà mẹ nghỉ làm 6 duy trì và tiếp tục làm việc của công nhân. tháng, sau đó gửi con cho những người Số liệu bảng 1 cho thấy, có tới 59,7% nhận trông trẻ hoặc thuê người đến nhà số công nhân hiện ở thuê, ở trọ nghỉ quá
  4. 24 Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2020 Bảng 1: Các mô hình chăm sóc trẻ dưới 12 tháng tuổi Đối với nhóm công nhân (tỷ lệ % phân theo nơi ở hiện nay) có nhà riêng hoặc xây được Nhà ở của Mẹ nghỉ Mẹ nghỉ Mẹ nghỉ nhà riêng thì thường là những công nhân toàn bộ 12 6 tháng sau 6 tháng sau gửi người có điều kiện kinh tế khá, tháng đó gửi ông tư nhân/thuê thời gian làm việc tại doanh bà, họ hàng người trông nghiệp dài và giữ những vị Ở nhà thuê/trọ 59,7 34,6 5,7 trí quan trọng, lương của họ Nhà riêng mua/xây 5,3 88,3 6,4 khá cao và thường ở những Nhà của gia đình có 26,1 70,8 3,1 vị trí khó thay thế trong công trước khi làm ở KCN ty nên họ thường phải quay Tổng chung 36,1 59,0 4,9 trở lại làm việc ngay sau Nguồn: Số liệu khảo sát 2020. nghỉ thai sản (PVS, nữ, 36 tuổi, đại học, cán bộ quản lý Bảng 2: Các mô hình chăm sóc trẻ dưới 12 tháng tuổi công ty). (tỷ lệ % phân theo mức sống của gia đình) Nhóm công nhân ở nhà cũ Mức sống Mẹ nghỉ Mẹ nghỉ Mẹ nghỉ trước khi đi làm tại KCN cũng toàn bộ 6 tháng sau đó 6 tháng sau gửi có tỷ lệ trở lại làm việc sau 6 12 tháng gửi ông bà, tư nhân/thuê họ hàng người trông tháng thai sản khá cao. 70,8% Khá trở lên 10,7 82,1 7,2 người được hỏi thường gửi Trung bình 30,4 64,5 5,2 con cho ông bà, họ hàng trông Dưới trung bình 77,1 20,8 2,1 giúp để trở lại làm việc. Chỉ Nghèo 71,4 23,8 4,8 số này là hợp lý vì họ ở nhà Tổng chung 36,1 59,0 4,9 cũ trước khi làm việc tại KCN đồng nghĩa với việc họ vẫn Nguồn: Số liệu khảo sát 2020. sống chung với cha mẹ tại quê thời gian 6 tháng theo chế độ. Trong khi đó, hay ở gần cha mẹ, họ hàng. nhóm công nhân ở nhà của riêng mình hay c) Kết quả phân tích theo mức sống nhà cũ của gia đình trước khi làm việc tại Kết quả phân tích theo mức sống của KCN chỉ có tỷ lệ nghỉ quá 6 tháng lần lượt gia đình công nhân thể hiện bức tranh khá là 5,3% và 26,1%. Điều này cũng có thể lý tiêu cực về mối tương quan giữa mức sống giải vì nhóm công nhân ở trọ/thuê nhà phần và thời gian nghỉ làm của người mẹ. Số lớn có hộ khẩu ở xa KCN hoặc đến từ các liệu tại bảng 2 cho thấy, dường như hộ có vùng DTTS. Điều kiện nhà trọ cũng như mức sống càng thấp thì thời gian nghỉ việc mức lương không thể đảm bảo cho họ vừa sau sinh càng dài. Điều này đồng nghĩa với nuôi con nhỏ dưới 12 tháng, vừa quay lại việc thời gian người mẹ không có thu nhập làm việc sau 6 tháng. (không đi làm) dài hơn các gia đình có mức Với nhóm công nhân ở nhà riêng thì sống khá hơn. Và như vậy đóng góp của có tới 94,7% trở lại làm việc sau khi nghỉ người vợ vào thu nhập gia đình cũng kém hết 6 tháng. Trong đó, 88,3% gửi con cho hơn, do đó quá trình xóa đói giảm nghèo ông bà, họ hàng để đi làm. Tỷ lệ thuê người của hộ gia đình càng thêm khó khăn. trông con chỉ là 6,4%, song cũng là cao Cụ thể, tỷ lệ người mẹ nghỉ đúng chế độ nhất trong các nhóm phân theo nơi ở. 6 tháng sau đó đi làm với hộ có mức sống
  5. Thực trạng chăm sóc 25 khá trở lên là rất cao, chiếm 89,3% (trong này, trẻ bắt đầu làm quen, tập phát âm các đó, 82,1% gửi con cho ông bà, họ hàng và ngôn ngữ được truyền đạt trực tiếp. Người 7,2% thuê người trông con), hộ có mức thường xuyên nuôi dưỡng trẻ trong giai sống trung bình cũng là 69,7%. Trong khi đoạn này có vai trò đặc biệt quan trọng đó, tỷ lệ này ở hộ có mức sống dưới trung trong sự phát triển ngôn ngữ, từ vựng và bình chỉ là 22,9%, còn hộ nghèo là 28,6%. tư duy của trẻ. Chẳng hạn, trẻ được ông bà Trong 12 tháng sau sinh, có tới hơn nuôi dạy bằng ngôn ngữ DTTS thì sẽ có 77,1% các bà mẹ có mức sống dưới trung những tiếng nói đầu đời bằng chính ngôn bình và 71,4% bà mẹ có mức sống nghèo ngữ đó và chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ địa nghỉ toàn bộ 12 tháng để trông con. Tỷ lệ phương (phương ngữ). này ở các hộ có mức sống trung bình trở Mặc dù Luật Giáo dục năm 2019 quy lên chưa bằng một nửa, khoảng 30,4%, định, các cơ sở GDMN phải nhận trẻ em thậm chí hộ có mức khá chỉ 10,7% bà mẹ từ 3-72 tháng tuổi, tuy nhiên trong thực tế nghỉ cả 12 tháng để chăm sóc con. Chưa thể các mô hình GDMN công lập trên địa bàn có những kiến giải chuyên sâu, tuy nhiên nghiên cứu hầu như không nhận trẻ dưới nghiên cứu nhận thấy có thể các đặc trưng 24 tháng tuổi. Tại mỗi xã đều có ít nhất 1 của mẫu đã ảnh hưởng tới các chỉ số này. trường mầm non công lập, tuy nhiên do 3. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ từ điều kiện thiếu phòng học và giáo viên 12-24 tháng tuổi của công nhân ở các khu nên không có lớp cho trẻ dưới 24 tháng công nghiệp tuổi. Tại các trường công lập được khảo Khoảng thời gian từ 12-24 tháng tuổi sát này, trẻ đủ 24 tháng sẽ được nhận với có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều kiện hồ sơ có đủ bản sao giấy khai phát triển của trẻ. Mặc dù Tổ chức Y tế Thế sinh và hộ khẩu thường trú/tạm trú. Dù giới vẫn khuyến cáo các bà mẹ cho con không có quy định cụ thể nhưng những trẻ bú tới 24 tháng tuổi (Theo: UNICEF and có hộ khẩu thường trú tại địa phương sẽ WHO, 2018), song đối với nhiều bà mẹ, do được ưu tiên nhận vào học trước. Nếu còn phải đi làm tại các KCN nên việc cho con chỉ tiêu mới nhận trẻ không có hộ khẩu bú theo khuyến cáo là rất khó thực hiện. thường trú ở xã. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sự Các nhóm trẻ tư thục cũng hạn chế nhận phát triển của trẻ trong tương lai, mà còn trẻ từ 18-24 tháng tuổi, vì trẻ lứa tuổi này là một thách thức đối với chiến lược phát còn quá nhỏ, chưa biết nói, sẽ rất khó khăn triển, kiểm soát lực lượng lao động tại các trong việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục. KCN một cách bền vững đối với lao động Mới hết dịch nên hiện nay nhóm trẻ nữ sau sinh. Đây cũng là một vấn đề xã hội của chúng tôi chỉ còn 40 cháu quay lại đi chưa có lời giải thỏa đáng tại các KCN khi học, trước khi có dịch Covid có hơn 70 một bộ phận lao động nữ bị mất/buộc phải trẻ. Theo quy định nhóm trẻ nhận trẻ từ thôi việc sau sinh. 3 tháng đến 36 tháng. Trẻ đủ 36 tháng là Trẻ ở giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi cần các trường mầm non công lập họ đã nhận được tăng dần các thức ăn ngoài sữa mẹ (ăn đại trà rồi. Tại thời điểm này chúng tôi có dặm), do đó khẩu phần ăn ảnh hưởng rất khoảng 30/40 cháu dưới 36 tháng. Bé nhất lớn tới sự phát triển thể chất của trẻ (Viện là 16 tháng. Thực ra trông giữ các cháu Dinh dưỡng - UNICEF, 2010). Thời gian quá bé vô cùng vất vả. Các cháu chưa biết
  6. 26 Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2020 nói hay chưa nói được đúng ý nên các cô Mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng được toàn phải đoán thôi (PVS, nữ, 55 tuổi, đại lựa chọn nhiều thứ hai của hai nhóm dân tộc học, trưởng nhóm trẻ tư thục). Kinh và DTTS là người mẹ phải nghỉ toàn Tại địa bàn nghiên cứu, không có bộ 24 tháng để nuôi con, chiếm tỷ lệ 28,3%. trường mầm non tư thục nào vì chưa có đơn Mô hình chăm sóc này có ưu điểm là con có vị nào đủ điều kiện thành lập trường mầm điều kiện tiếp tục bú mẹ và tình cảm mẹ con non tư thục1. Tại đây, chỉ có các nhóm trẻ tư không bị gián đoạn thục nhận các trẻ trong độ tuổi GDMN. Vì Ở mô hình này, phân tích theo thành thế nếu gia đình, họ hàng không thể trông phần dân tộc cũng có sự khác biệt rất lớn. được trẻ từ 12-24 tháng tuổi thì các bà mẹ Có tới 54,2% bà mẹ DTTS nghỉ cả 24 tháng chỉ có thể gửi con vào nhóm trẻ tư thục với để chăm sóc, nuôi dưỡng con, cao gấp gần chi phí khá cao so với thu nhập của họ. 3 lần các bà mẹ người Kinh (18,8%). Đây a) Kết quả phân tích theo thành phần là khó khăn rất lớn của nhóm bà mẹ yếu thế dân tộc người DTTS trong quá trình chuyển đổi cơ Phân tích theo thành phần dân tộc cấu kinh tế và dịch chuyển lực lượng lao trong chăm sóc GDMN cho trẻ từ 12-24 động xã hội theo hướng phi nông nghiệp, tháng tuổi cho thấy, việc lựa chọn các mô tập trung phát triển các KCN. hình GDMN cho trẻ có sự khác biệt rất lớn Mô hình chăm sóc được lựa chọn nhiều (Xem bảng 3). Công nhân người Kinh có thứ ba là gửi con về quê nhờ ông bà, họ hàng Bảng 3: Các mô hình chăm sóc trẻ từ 12 -24 tháng tuổi (tỷ lệ % phân theo thành phần dân tộc) Thành phần Mẹ nghỉ cả Gửi cơ sở Gửi nhóm Đón ông Gửi về Thuê dân tộc của 24 tháng để GDMN trẻ tư thục bà/họ hàng quê người giúp NTL trông công lập đến trông việc trông Kinh 18,8 3,7 12,3 43,2 20,7 1,2 Dân tộc thiểu số 54,2 0,8 5,1 5,9 33,9 0,0 Tổng chung 28,3 2,9 10,4 33,3 24,2 0,9 Nguồn: Số liệu khảo sát 2020. tới 43,2% đón ông bà, họ hàng đến trông chăm sóc, có tới 1/4 số công nhân (24,2%) con giúp. Tỷ lệ này cao gấp 7 lần so với lựa chọn. Với lựa chọn này, sự khác biệt công nhân người DTTS (5,9%.) Điều này khi phân tích theo thành phần dân tộc cũng là dễ giải thích vì công nhân người DTTS khá rõ. Trong khi có tới 33,9% bà mẹ người thường ở xa KCN, và có tới 95% phải ở DTTS gửi con về quê thì tỷ lệ này ở các bà trọ, thuê nhà. Chính vì điều kiện nhà ở chật mẹ người Kinh chỉ là 20,7%. Lý giải kết chội cũng như điều kiện kinh tế khó khăn quả này cơ bản vẫn dựa trên điều kiện cư nên lựa chọn này là không thể đối với họ. trú của họ. 95% công nhân người DTTS phải thuê trọ, không có điều kiện trông con 1 Xem thêm: Thông tư số 06/VBHN-BGDĐT ngày hay đón ông bà đến trông giúp nên phải gửi 18/6/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành con về quê. Chỉ khoảng 1/10 gia đình lựa Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. chọn mô hình gửi con vào các nhóm trẻ tư
  7. Thực trạng chăm sóc 27 thục, trong đó tỷ lệ gia đình người Kinh cao thật là rất thương nhớ con, lúc đầu đêm rất gấp hơn 2 lần so với hộ DTTS, 12,3% so hay khóc. Nhưng vì đời sống mà phải hy với 5,1%. Trong khi các cơ sở GDMN công sinh tình cảm (TLN, công nhân, nữ 26 tuổi, lập quá tải, hầu như không nhận trẻ dưới lớp 12, dân tộc Thái). 24 tháng tuổi, thì việc phát triển mô hình Như vậy, phân tích theo thành phần nhóm trẻ tư thục được đánh giá là hướng đi dân tộc của cha mẹ cho thấy, trong việc lựa đúng và hiệu quả. chọn các mô hình GDMN cho trẻ là con Nhóm trẻ tư thục là định hướng chiến công nhân tại các KCN từ 12-24 tháng tuổi lược của huyện để giải quyết tình trạng các đã bộc lộ sự khác biệt rất rõ nét theo xu trường mầm non trên địa bàn quá tải và hướng đối lập nhau cho tất cả 6 loại mô đáp ứng nhu cầu GDMN của công nhân hình được đưa ra. Tại mỗi mô hình, nếu với các KCN trên địa bàn (PVS, nữ, 43 tuổi, cha mẹ người Kinh là ưu trội thì với cha đại học, phó phòng giáo dục huyện phụ mẹ người DTTS luôn là yếu thế, và khoảng trách mầm non). cách này là khá lớn. Ví dụ như đã nêu ở Mặc dù các nhóm trẻ tư thục được cấp trên: lựa chọn đón ông bà, họ hàng đến phép hoạt động đều được đầu tư tương đối trông trẻ với cha mẹ là người Kinh cao hơn tốt về cơ sở vật chất và có đội ngũ giáo viên 7 lần so với cha mẹ là người DTTS; trong đạt chuẩn, tuy nhiên trở ngại lớn nhất đối khi lựa chọn nghỉ cả 24 tháng để chăm sóc với các công nhân làm việc tại các KCN con thì cha mẹ là người DTTS lại cao gấp 3 là chi phí khá cao so với thu nhập của họ, lần cha mẹ là người Kinh. trung bình khoảng 2,2 triệu/trẻ/tháng. Đây Tìm hiểu những yếu tố cơ bản tác động là số tiền khá lớn đối với gia đình có hai vợ đến việc lựa chọn các mô hình GDMN, chồng đều là công nhân trong các KCN. bước đầu nhóm nghiên cứu nhận thấy Gửi con ở các nhóm trẻ tư thì điều kiện nguyên nhân cơ bản là do sự khác biệt về đồ chơi tốt, ăn ở sạch sẽ, thời gian đưa đón điều kiện cư trú, khoảng cách địa lý từ KCN con cũng tiện, linh động hơn, thái độ của đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và mức các cô chăm sóc các con cũng nhiệt tình sống của công nhân. Nhưng cái khó nhất là chi phí khá cao so b) Kết quả phân tích theo nơi ở hiện với thu nhập của công nhân chúng em. Để nay tiết kiệm cho cuộc sống sau này, nên em gửi Nơi ở hiện nay của công nhân là biến con về quê cho ông bà nội trông đỡ. Nói số ảnh hưởng khá nhiều đến việc lựa chọn Bảng 4: Các mô hình chăm sóc trẻ từ 12 -24 tháng tuổi (tỷ lệ % phân theo nơi ở hiện nay) Nhà ở của công Mẹ nghỉ cả Gửi cơ sở Gửi nhóm Đón ông Gửi về Thuê nhân 24 tháng để GDMN trẻ tư bà/họ hàng quê người giúp trông công lập thục đến trông việc trông Ở nhà thuê/trọ 43,2 1,1 9,5 10,5 34,2 1,6 Nhà riêng mua/xây 9,8 4,3 13,0 54,3 18,5 0,0 Nhà của GĐ trước 21,2 4,4 10,0 48,1 15,6 0,6 khi làm ở KCN Tổng chung 28,3 2,9 10,4 33,3 24,2 0,9 Nguồn: Số liệu khảo sát 2020.
  8. 28 Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2020 mô hình chăm sóc GDMN cho con công c) Kết quả phân tích theo mức sống nhân từ 12-24 tháng tuổi. Số liệu bảng 4 Mức sống của hộ gia đình cũng là một cho thấy, với các công nhân phải ở nhà thuê biến số rất quan trọng ảnh hưởng tới việc trọ, có tới 43,2% số người mẹ phải nghỉ lựa chọn các mô hình chăm sóc GDMN toàn bộ 24 tháng để chăm sóc con, chiếm cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Với nhóm công tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ cao thứ hai là 34,2% nhân có mức sống khá trở lên, mô hình đón lựa chọn gửi con về quê. Như vậy, hơn 3/4 ông bà đến trông trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất công nhân thuê trọ đã lựa chọn hai mô hình với 48,1%, cao hơn rất nhiều so với các này. Đây là lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh nhóm có mức sống thấp hơn, thậm chí ở của họ vì họ chủ yếu là người đến từ tỉnh nhóm nghèo tỷ lệ lựa chọn này là 0%. khác và là người DTTS. Với mô hình mẹ nghỉ cả 24 tháng trông Nhóm công nhân có nhà riêng là nhóm con, tồn tại sự khác biệt lớn hơn nhiều khi có điều kiện kinh tế khá nhất nên hai mô hình phân tích theo mức sống. Trong khi các gia chính được lựa chọn là đón ông bà, họ hàng đình có mức sống khá trở lên chỉ có 3,7% đến giúp trông con (54,3%) và gửi con về lựa chọn mô hình này, thì ở các nhóm có quê (18,5%). Tỷ lệ này được cho là phù hợp mức sống dưới trung bình và nghèo tỷ lệ vì họ đã có nhà riêng thuận lợi để tổ chức này cao gấp 16 và 13 lần, lần lượt là 66% và đời sống khi đón ông bà đến trông cháu. Đây 52,4% (Xem bảng 5). Điều này một lần nữa cũng là nhóm có tỷ lệ gửi con vào các nhóm minh chứng cho nghịch lý hộ càng nghèo, trẻ tư thục cao nhất với 13,0%. người mẹ càng phải nghỉ làm lâu để trông Nhóm công nhân ở nhà cũ của gia con (đã nêu ở trên) và nghỉ làm càng lâu đình trước khi làm việc tại các KCN có tới thì thu nhập càng bị ảnh hưởng, khả năng 48,1% lựa chọn mô hình đón ông bà đến thoát nghèo càng xa. Đây là nguyên nhân trông cháu. Điều này dễ hiểu vì ở quê họ làm trầm trọng thêm vòng luẩn quẩn của thường ở chung nhà hay gần nhà ông bà của đói nghèo. trẻ. Công nhân nhóm này cũng lựa chọn mô Với các chỉ số còn lại, sự khác biệt phân hình nghỉ cả 24 tháng để trông con, chiếm theo mức sống cũng khá cao. Ví dụ như lựa 21,2%. Tỷ lệ này có thể được quyết định chọn gửi nhóm trẻ tư thục của nhóm hộ có bởi điều kiện kinh tế hay khoảng cách địa mức sống khá trở lên có tỷ lệ là 25,9%, cao lý từ nhà tới KCN. gấp gần 3 lần tỷ lệ chung (10,4%) và gấp Bảng 5: Các mô hình chăm sóc cho trẻ từ 12 -24 tháng tuổi (tỷ lệ % phân theo mức sống) Mức sống của Mẹ nghỉ cả Gửi cơ sở Gửi nhóm Đón ông Gửi về Thuê người gia đình 24 tháng để GDMN trẻ tư thục bà/họ hàng quê giúp việc trông công lập đến trông trông Khá trở lên 3,7 0,0 25,9 48,1 22,2 0,0 Trung bình 23,6 3,2 9,8 36,6 25,6 1,2 Dưới trung bình 66,0 2,1 6,4 14,9 10,6 0,0 Nghèo 52,4 4,8 9,5 0,0 33,3 0,0 Tổng chung 28,3 2,9 10,4 33,3 24,2 0,9 Nguồn: Số liệu khảo sát 2020.
  9. Thực trạng chăm sóc 29 4 lần so với nhóm có mức sống dưới trung cho trẻ vào các cơ sở GDMN công lập có bình. Điều này là hợp lý vì như đã trình bày những quy định mà nhiều cha mẹ khó thực ở trên, hộ có mức sống khá trở lên mới có hiện như: đối tượng tuyển sinh đầu tiên là điều kiện để trả mức học phí bình quân 2,2 những cháu có hộ khẩu thường trú trên địa triệu/tháng/trẻ, còn hộ dưới trung bình thì bàn hoặc có giấy tạm trú KT2, KT3 được khó có thể đáp ứng được mức học phí này chính quyền địa phương xác nhận từ 2 năm nếu không có “tài trợ”. trở lên. Sau khi tuyển sinh hết số trẻ theo 4. Kết luận điều kiện trên, nếu còn “chỉ tiêu”, các cơ Gửi con tại các cơ sở GDMN công lập sở GDMN công lập mới xét tuyển các cháu là mong ước của hầu hết công nhân làm “trái tuyến”. Đây là vấn đề gây khó khăn việc trong các KCN. Do thời gian làm việc cho hầu hết người lao động tại các KCN nhiều, kéo dài, thường xuyên tăng ca, tăng (đối tượng lao động nhập cư tại các công ty, giờ nên công nhân tại đây không có nhiều xí nghiệp, sống tạm trú trên địa bàn). thời gian cho việc trông nom, chăm sóc con Thực tế cho thấy, các KCN đều không nhỏ. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và có quỹ đất để xây dựng những công trình Đầu tư, tính đến tháng 12/2017, toàn quốc phục vụ tiện ích cho người lao động. Công có 326 KCN, khu chế xuất với 3.234.554 nhân làm việc trong các KCN này còn lao động, trong đó có 2.040.240 lao động không được bố trí nơi ở, thì việc xây nhà trẻ nữ (chiếm 63,1%) (Vụ Quản lý Khu kinh có lẽ là điều xa vời. Ðây là rào cản cần phải tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Tỷ lệ lao được tháo gỡ để phát triển trường mầm non động trong độ tuổi từ 18-40 chiếm 97,9% trong các KCN nhằm đáp ứng nhu cầu gửi và hầu hết đều trong độ tuổi có con nhỏ (Vụ trẻ của người lao động, đặc biệt là trẻ từ Giáo dục mầm non, 2019). Những con số 6-24 tháng tuổi khi người mẹ kết thúc thời đó thừa nhận một thực tế là các cơ sở giáo gian nghỉ chế độ thai sản. Việc xây dựng dục cho trẻ mầm non hiện nay tại các KCN các cơ sở GDMN cho con em công nhân còn thiếu rất trầm trọng. lao động đang là nhu cầu bức thiết. Có nơi Cùng với tình trạng thiếu trường, lớp an toàn cho người lao động gửi con không mầm non cho con em công nhân lao động chỉ đem đến sự yên tâm cho họ, cho sự phát cộng với việc các cơ sở GDMN công lập chỉ triển của doanh nghiệp, mà còn góp phần nhận trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên, trong khi bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tương công nhân chỉ được nghỉ thai sản 6 tháng lai của đất nước  dẫn tới tình trạng người lao động trong KCN không biết gửi con từ 6-18 tháng tuổi Tài liệu tham khảo ở đâu ngoài việc nghỉ không lương, hoặc 1. UNICEF and WHO (2018), Capture the gửi con về quê cho ông bà, họ hàng nuôi moment: Early initiation of breastfeeding giúp, hoặc gửi con vào những nơi trông giữ - the best start for every newborn, trẻ thiếu an toàn nhưng phù hợp với thu UNICEF Publication. nhập của họ. 2. Viện Dinh dưỡng - UNICEF (2011), Trẻ dưới 24 tháng tuổi tại các KCN chủ Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm yếu được gửi tại các mô hình ngoài công 2009-2010, Nxb. Y học, Hà Nội. lập, hoặc được ông bà từ quê đến trông giữ, hoặc được gửi về quê. Thủ tục nhập học (xem tiếp trang 12)