Thực trạng kênh phân phối sản phẩm chè của các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 1870
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng kênh phân phối sản phẩm chè của các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_kenh_phan_phoi_san_pham_che_cua_cac_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Thực trạng kênh phân phối sản phẩm chè của các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CHÈ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN THE ACTUAL DISTRIBUTION SITUATION OF TEA PRODUCT IN THAI NGUYEN ENTERPRISES TS. Phạm Thị Minh Nguyệt, ThS. Dương Thu Hà Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên Email: phamminhnguyetkttctn@gmail.com Tóm tắt Thái Nguyên là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi thích hợp cho phát triển cây chè, hiện toàn tỉnh có 21.000 ha trồng chè, đứng thứ hai trong cả nước sau tỉnh Lâm Đồng với sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 200.000 tấn/năm. Tuy nhiên, việc sản xuất kinh doanh chè của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn nhiều tồn tại, hạn chế trong phát triển các kênh phân phối sản phẩm. Bài viết này đi sâu phân tích thực trạng phát triển kênh phân phối sản phẩm chè, tìm ra những nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong phân phối, tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên. Từ khóa: Chè, doanh nghiệp, kênh phân phối, tỉnh Thái Nguyên. Abstract Thai Nguyen is a favorable suitable province for tea growing and the province has nearly 21,000 hectares of tea plantation, ranked in the second zone in the country after Lam Dong, with the output of fresh tea about 200,000 tons/year. However, the producing and trading of Thai Nguyen tea still uncomportable, has limited in the distribution of products. This article explores the situation of developing the distribution for tea products, identifying the causes, and proposing solutions to enhance competitiveness about tea products distribution and consumption in tea businesses of Thai Nguyen province. Keywords: Tea, enterprise, distribution, Thai Nguyen province. 1. Đặt vấn đề Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp sản xuất sản phẩm chè. Thái Nguyên có nhiều thành phần tham gia vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè xanh như: doanh nghiệp (DN) quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tự do hóa thương mại trong nước cũng như quốc tế, sản phẩm chè Thái Nguyên đã được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường và góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành chè Việt Nam. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 21.000 ha và sản lượng chè 200.000 tấn/năm, năm 2016 sản lượng chè tiêu thụ nội địa đạt 38.200 tấn, sản lượng xuất khẩu đạt 3.800 tấn với kim ngạch 7,2 triệu USD [4]. Tuy nhiên, các DN chè Thái Nguyên hiện vẫn còn chưa mạnh về năng lực cạnh tranh, tiêu thụ nội địa là chủ yếu, thị trường xuất khẩu còn bị động, chưa xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh hiện có. Đối với các DN sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp chè nói riêng, phát triển kênh phân phối sản phẩm có vai trò quan trọng, tạo nền tảng vững chắc, tạo định hướng chiến lược về thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp nếu tổ chức quản lý trong sản xuất và phân phối tốt thì giá bán và giá trị hàng hóa cao, gia tăng năng lực cạnh tranh về chủng loại, mẫu mã, sản phẩm cao cấp, giá trị sản xuất cao Vì vậy, trong xu thế hội nhập quốc tế và cách mạng công nghệ như hiện nay, việc tìm giải pháp phát triển hệ thống phân phối sản phẩm đóng góp vào nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN chè và thúc đẩy ngành chè tại Thái Nguyên ngày càng phát triển là thực sự cần thiết. 385
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Kênh phân phối Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về kênh phân phối do xuất phát từ sự khác nhau trong quan điểm của người nghiên cứu. Khái niệm kênh phân phối được đưa ra dưới đây được nghiên cứu dưới góc độ của các doanh nghiệp sản xuất. Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân, tổ chức độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất đến người mua cuối cùng. Tất cả những tổ chức, cá nhân tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh. Những thành viên nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (nếu có) được gọi là các trung gian phân phối. Có thể có các loại trung gian phân phối sau đây: Nhà bán buôn: Là các trung gian phân phối mua sản phẩm của nhà sản xuất và bán cho các trung gian khác. Nhà bán lẻ: Là các trung gian phân phối mua sản phẩm từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn và bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Đại lý và môi giới: Là các trung gian phân phối có quyền thay mặt cho nhà sản xuất để bán sản phẩm. Các đại lý và môi giới không có quyền sở hữu sản phẩm. Nhà phân phối: Là các trung gian phân phối trên thị trường công nghiệp, hoặc các nhà bán buôn. Các trung gian như nhà bán buôn, nhà bán lẻ bỏ tiền ra mua hàng hoá rồi bán lại kiếm lời, được gọi là các trung gian thương mại, có tư cách pháp nhân. Những trung gian khác như nhà môi giới, đại diện của nhà sản xuất, các đại lý bán hàng thì tìm kiếm khách hàng, thay mặt nhà sản xuất đàm phán các điều kiện mua bán, là các trung gian đại lý. Họ không có tư cách pháp nhân, và chỉ hưởng hoa hồng môi giới bán hàng. Các công ty vận chuyển, kho hàng, ngân hàng, quảng cáo hỗ trợ cho nhà sản xuất trong quá trình phân phối, được gọi là các trung gian hỗ trợ, được hưởng phí cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Các nhân tố ảnh hưởng đến kênh phân phối sản phẩm Quá trình lựa chọn địa điểm, thiết kế, vận động và điều khiển hoạt động của hệ thống kênh phân phối chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống phân phối thường được phân loại thường được phân loại thành nhân tố thuộc môi trường bên ngoài và nhân tố từ môi trường bên trong doanh nghiệp. Các nhân tố này có tác động qua lại với nhau. Khách hàng mục tiêu thì DN cần tìm hiểu hành vi và mong muốn của họ, trước hết là thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu, cách thức khách hàng mua sản phẩm. Đối thủ cạnh tranh thì DN cần nhận rõ ưu, nhược điểm của đối thủ, các yếu tố hỗ trợ cũng như hạn chế của hệ thống phân phối của họ. Bên cạnh đó, DN cũng phải nhận biết được mọi biến động trong vị thế của các đối thủ cạnh tranh này trên thị trường, ứng phó kịp thời với những thay đổi đó. Doanh nghiệp phải xác định những yêu cầu về tài chính cần thiết để thiết lập được mô hình tổ chức hệ thống phân phối và đối chiếu các yêu cầu đó với tiềm lực tài chính của mình để lựa chọn phương án tổ chức thích hợp. Doanh nghiệp cần phân tích các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh như: văn hóa kinh doanh, luật pháp, đặc trưng ngành hàng 2.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các 386
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 website, các báo cáo tổng kết của các tổ chức cơ quan ban ngành Số liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng điều tra, phỏng vấn sâu các chuyên gia trong tỉnh, các chủ doanh nghiệp chè thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân và Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài) với quy mô vốn khác nhau. Tác giả tổng hợp và phân tích số liệu đã có để đánh giá kênh phân phối và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên. 3. Tiềm năng thế mạnh sản xuất và tiêu thụ chè Thái Nguyên Về điều kiện tự nhiên Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây chè, sản phẩm chè Thái Nguyên nổi tiếng Việt Nam và đang khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế. Tại tỉnh Thái Nguyên độ ẩm không khí trung bình năm 81,2%, số giờ nắng trung bình năm 1.187 giờ, lượng mưa trung bình năm khoảng 2.000 - 2.500 mm. Địa hình Thái Nguyên có sự đa dạng, vùng núi gồm các huyện Đại Từ, Định Hóa, Võ Nhai; vùng trung du gồm các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương; vùng thấp gồm các huyện Phú Bình, Sông Công, Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên. Do sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa mạo nên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau. Thực tế đất núi đồi ở Thái Nguyên chiếm trên 85% diện tích đất tự nhiên, nguồn nước mặt của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu do hệ thống sông ngòi cung cấp với ba con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Công và sông Rong với tổng lưu vực gần 5.000 km2. Sự đa dạng này thuận lợi cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi, đặc biệt rất phù hợp đối với sản xuất cây công nghiệp dài ngày như cây chè. Đây chính là cơ sở để đầu tư phát triển sản xuất chè, phát huy lợi thế so sánh giữa sản xuất chè và các chủng loại, cơ cấu cây trồng khác của tỉnh. Về cơ sở hạ tầng giao thông Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 3.562,82km², là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km). Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km, cách trung tâm Hà Nội 75km và cảng Hải Phòng 200km. Đây cũng là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành. Vị trí giao thông thuận lợi cho việc phân phối các sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Về nguồn nhân lực Thái Nguyên hiện được đánh giá là trung tâm đào tạo nhân lực lớn thứ 3 cả nước chỉ đứng sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thái Nguyên hiện có Đại học vùng là Đại học Thái Nguyên với 9 trường thành viên. Ngoài ra còn có nhiều trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đáp ứng yêu cầu về cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề cho nhiều tỉnh lân cận và cả nước. Với dân số tỉnh gần 1,3 triệu người, gồm 8 dân tộc là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán chay, Hoa và Dao Điều này giúp phát triển ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chè cũng như phát triển cả về số lượng và chất lượng lao động trong ngành chè của tỉnh. Định hướng phát triển và chính sách thu hút đầu tư Giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Thái Nguyên đặt ra mục tiêu Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh đi đầu trong vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại với mạng lưới giao thông đối ngoại đồng bộ và hiện đại Để thực hiện mục tiêu cụ thể, tỉnh Thái Nguyên đề ra những nhiệm vụ trọng tâm như: Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất là tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước; tái cơ 387
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 cấu thị trường tài chính. Phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế công nghiệp, nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản các ngành dịch vụ (trong đó có phát triển sản phẩm chè). Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước Việt Nam đã từ lâu. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai Đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè với tổng vốn đầu tư dự kiến đến năm 2020 là trên 220 tỷ đồng. Tỉnh ban hành Quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn: các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu . và các quy định pháp luật khác có liên quan, khi thực hiện hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm chè trên địa bàn. Xu hướng sản xuất và tiêu thụ chè trong những năm tới Xu hướng tiêu dùng chè sẽ tăng mạnh, trong khi nguồn cung chè trên thế giới được dự báo là không tăng tương ứng, đây là một trong những nhân tố thúc đẩy giá chè thế giới và Việt Nam tăng. Cùng với FAO, các hiệp hội chè lớn trên thế giới như Ấn Độ, Srilanka, nhận định giá chè thế giới sẽ có xu hướng tăng và có thể duy trì mức tăng trong một thời gian tương đối dài. Dự báo nhu cầu tiêu thụ chè xanh trên thế giới trong thời gian tới sẽ tăng cao. Xu hướng sử dụng chè của Việt Nam trong những năm tới có thể tăng. Nếu nâng lên mức tiêu thụ trung bình 0,5 kg/người thì Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ 4,3 vạn tấn chè xanh/năm (chiếm 30% tổng sản lượng chè Việt Nam hiện nay). Nếu nhu cầu chè xanh nội tiêu là 4 vạn tấn/năm thì khả năng cung cấp cả vùng chè Thái Nguyên cũng chỉ đáp ứng đủ cho nội tiêu trong nước. Từ những phân tích trên cho thấy thị trường tiêu thụ chè xanh rất có triển vọng. Chè Thái Nguyên rất có lợi thế và có giá trị cao cho tiêu dùng nội địa. Xu thế sử dụng chè hiện nay ngày càng đòi hỏi loại chè có chất lượng cao, an toàn và đa dạng về mẫu mã, tiện lợi trong cách sử dụng, phù hợp với phong tục văn hóa Việt Nam. Để thu được giá trị cao và phát huy lợi thế so sánh, ngành chè Thái Nguyên cần tăng cường đầu tư các mô hình giống chè mới có năng suất, chất lượng cao; xây dựng các trung tâm dịch vụ kỹ thuật sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao, đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè; chế biến đa dạng các sản phẩm chè. Trong đó, phát triển kênh phân phối sản phẩm chè đóng góp vai trò quan trọng để cung cấp sản phẩm chè đặc sản có chất lượng cao cho thị trường chè trong nước và sản phẩm chè xanh chất lượng cao có thể cung cấp cho thị trường nước ngoài như Đài Loan, Nhật Bản. 4. Thực trạng phát triển kênh phân phối sản phẩm chè tỉnh Thái Nguyên Tình hình sản xuất kinh doanh chè của Thái Nguyên Tính đến năm 2017, toàn tỉnh có trên 21.000ha, trong đó trên 80% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung sản xuất theo hướng an toàn, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), có 63 mô hình sản xuất chè VietGAP đã được chứng nhận với tổng diện tích 735,6 ha với trên 2.100 hộ tham gia, sản lượng chè búp tươi đạt trên 8.000 tấn, sản xuất theo quy trình mới đã đem lại giá trị sản xuất và thu nhập cao hơn so với sản xuất thông thường từ 15-20%. Từ năm 2015 - 2017, tổng diện tích chè của tỉnh đã tăng từ 18.233 ha lên 21.573 ha và sản lượng chè búp tươi tăng từ 202.325 tấn lên 218.400 tấn. Sản phẩm chè Thái Nguyên tiêu thụ trên thị trường ngày càng có uy tín về chất lượng và đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Các DN chè đã sản xuất một số sản phẩm cao cấp mang lại giá trị cao với mức giá từ 1 triệu đến 5 triệu đồng/kg, có thương hiệu, thị trường tiêu thụ tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2016, sản lượng chè Thái Nguyên tiêu thụ nội địa đạt 38.200 tấn, sản lượng xuất khẩu đạt 3.800 tấn với kim ngạch 7,2 triệu USD, trong đó chủ yếu là chè đen. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, lâu nay, thị trường xuất khẩu chè của tỉnh tập trung chủ yếu là các nước Trung Đông, với giá bán rất thấp, chỉ dao động khoảng 2USD/kg (tương đương khoảng 44-45 nghìn đồng/kg). Đây là mức giá mà ngay ở những vùng chè được cho là có giá trị kinh tế thấp nhất tỉnh như Định Hóa, Võ Nhai, Phú Bình, doanh nghiệp cũng khó có thể mua được nguyên liệu chè tươi vì mức giá này chỉ bằng 2/3-1/2 so 388
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 với mặt bằng giá chung mà người dân những địa phương này có thể bán sau khi đã chế biến thành chè khô để tiêu thụ nội địa. Hình 01: Giá trị xuất khẩu chè tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2005-2017 4.1. Thực trạng các kênh phân phối sản phẩm chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Kênh phân phối là một tập hợp các tập thể cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia quá trình đưa hàng từ doanh nghiệp sản xuất tới người tiêu dùng. Sự đòi hỏi của thị trường ngày càng cao đối với sản phẩm chè của mình được thị trường chấp nhận đã có những thay đổi nhất định. Bất cứ sản phẩm nào cũng vậy, được sản xuất dù chất lượng tốt, giá cả phù hợp. nếu không tổ chức được hệ thống phân phối tới tay người tiêu dung thì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chè ở Thái Nguyên rất ít đầu tư xây dựng kênh phân phối sản phẩm. Các nhà quản lý cho rằng việc xây dựng kênh phân phối đi kèm với chi phí marketing và chi phí quản trị lớn. Khi điều tra các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm qua các kênh chủ yếu: Nhà Người Đại lý bán lẻ sản tiêu xuất Đại lý bán buôn Đại lý bán lẻ dùng Ủy thác xuất khẩu Hình 02: Kênh phân phối chè của các doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên Kênh 1: Nhà sản xuất phân phối sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Nhà sản xuất và doanh nghiệp trực tiếp mua bán với nhau không qua khâu trung gian, chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Tuy nhiên, khối lượng chè tiêu thụ thường ít và chu chuyển vốn chậm. Kênh 2: Nhà sản xuất phân phối sản phẩm xuống đại lý bán lẻ và các địa điểm tiêu thụ sản phẩm (siêu thị, nhà hàng, khách sạn ) với số lượng nhiều và ổn định, các đại lý bán lẻ phân phối sản 389
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 phẩm tới tay người tiêu dùng. Nhà sản xuất vừa giảm được chi phí quản lý, vừa tiêu thụ và quảng cáo sản phẩm của mình. Kênh 3: Nhà sản xuất phân phối sản phẩm cho các đại lý bán buôn, các đại lý bán buôn phân phối sản phẩm xuống các đại lý bán lẻ, các đại lý bán lẻ phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Kênh phân phối này giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa. Phần lớn các doanh nghiệp chè ở Thái Nguyên tiêu thụ sản phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua kênh tiêu thụ này. Kênh 4: Nhà sản xuất thông qua các trung gian phân phối là các công ty ủy thác xuất khẩu để đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Do những khó khăn về vị trí địa lý và chi phí vận chuyển nên việc hoạch định đường lối và chiến lược vươn ra thị trường nước ngoài là giải pháp hầu hết các doanh nghiệp chè Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Thái Nguyên là Pakistan, Đài Loan, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Afganistan, Indonesia, các tiểu vương quốc Ả Rập trong đó Pakistan chiếm thị phần tới 50% sản lượng chè xuất khẩu của Thái Nguyên. Ở Thái Nguyên, hầu hết các doanh nghiệp đều chọn cả 4 kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, có thể phát huy được lợi thế cũng như hạn chế nhược điểm của từng kênh. Tại công ty Cổ phần (CP) chè Hà Thái tiêu thụ khoảng 600 tấn tại hơn 40 đại lý cấp 1, siêu thị trong cả nước và xuất khẩu đi Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Srilanca ; Công ty CP tập đoàn Tân Cương - Hoàng Bình tiêu thụ thị trường trong nước khoảng 80% qua các siêu thị lớn Big C, Hapromart, và 20% sản lượng được xuất khẩu ra nước ngoài. 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên 4.2.1. Chât lượng và giá cả sản phẩm chè Trong những năm qua, do tăng cường đầu tư sản xuất, chế biến theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, chất lượng chè Thái Nguyên được nâng lên rõ rệt đã khẳng định được uy tín sản phẩm chè của tỉnh. Tuy nhiên, do cạnh tranh khốc liệt về giá trên thị trường thế giới, chè Thái Nguyên chưa khẳng định được vị thế trên trường quốc tế do hạn chế về đầu tư chiều sâu trong khoa học công nghệ và tính tập trung của nguồn cung ứng nguyên liệu, cùng với hạn chế trong khâu phân phối. Từ hạn chế này, kênh phân phối của sản phẩm chè Thái Nguyên chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội địa, năm 2017, sản lượng tiêu thụ nội địa đạt gần 40.000 tấn chè thành phầm, chiếm khoảng 90% sản lượng chè chế biến tiêu thụ. Giá bán sản phẩm chè Thái Nguyên tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định, sản phẩm chè loại trung bình hiện đang ở mức 120.000 - 220.000 đồng/kg chè thành phẩm, chè xanh đặc sản khoảng 280.000 - 450.000 đồng/kg, chè đặc sản cao cấp có giá 2.500.000 - 3.000.000 đồng/kg. Giá cả sản phẩm chè xuất khẩu hiện dao động 1,7 - 2,0 USD/kg tùy chủng loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 12,6 triệu USD nhưng lượng chè xuất khẩu không nhiều và có xu hướng giảm dần. Bình quân giai đoạn 2011-2015 giảm 2,34%. Nguyên nhân của sự sụt giảm chè xuất khẩu là do hầu hết các doanh nghiệp chế biến chè không chủ động vùng nguyên liệu. Giá thu mua chè của các nhà máy chế biến luôn thấp hơn thị trường vì vậy không mua được nguyên liệu, nhà máy sản xuất cầm chừng không hết công suất. Đặc biệt các doanh nghiệp chế biến không liên kết chặt chẽ với các nhóm nông dân, các hộ sản xuất chè búp tươi để thu mua nguyên liệu. Mặc dù tổng sản lượng chè xuất khẩu giảm nhưng sản phẩm chè xanh chất lượng cao đang là xu hướng và tiềm năng lớn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Ba Lan, Đức, Mĩ, Nhật 4.2.2. Bao bì, nhãn hiệu sản phẩm Các sản phẩm chè chế biến tại Thái Nguyên ngày càng có uy tín và đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm chè chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Sản phẩm chè chế biến tại các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã đều có bao bì, nhãn mác, tên cho từng loại 390
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 sản phẩm của mình như: Ngân long trà, Phúc lộc trà, Tri âm trà, Queenli trà của Công ty Hoàng Bình; chè Nhật của Công ty chè Sông Cầu; một số sản phẩm trà hữu cơ của công ty cổ phần NTea Việt Nam được chế biến từ nguyên liệu chè Thái Nguyên; sản phẩm chè Đinh của Công ty cổ phần chè Hà Thái đạt giải Nhì (đứng thứ hai trong số trên 100 mẫu chè của Việt Nam tham gia) cuộc thi “Cạnh tranh chè huy chương vàng” do Ủy ban chè Thế giới tổ chức tại Bắc Mỹ, hiện tại Công ty đang bán loại chè này với giá 5 triệu đồng/kg, xuất bản khoảng 02 tấn/năm. Công ty CP tập đoàn Tân Cương - Hoàng Bình đã đi trước trong việc thay đổi mẫu mã bao bì đa dạng từ hộp giấy, hộp sắt, túi ny lông in hình quảng cáo đến hộp gỗ khắc khảm trai, túi thổ cẩm , được khách hàng đánh giá cao về kiểu mẫu bao bì và được coi là DN có khả năng cạnh tranh nhất về mẫu mã bao bì so với các DN chè khác tại Thái Nguyên. Tiếp theo phải kể đến là các Công ty TNHH Bắc Kinh Đô, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trung Nguyên bao bì sản phẩm của DN cũng khá đẹp. Các DN còn lại đều ở mức trung bình, thậm chí còn yếu, không có khả năng cạnh tranh bằng bao bì được, do đó đòi hỏi cần phải có sự thay đổi hơn nữa để bao bì sản phẩm chè có thể cạnh tranh được trên thị trường. Ông Bùi Quang Huân - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên - cho biết: “Việc xây dựng và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên còn tồn tại một số vướng mắc. Việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu còn lúng túng do các văn bản, chính sách chưa đầy đủ, thực thi chưa tốt, vẫn còn hiện tượng mượn danh chè Thái Nguyên để lưu hành chè không phải của Thái Nguyên ra thị trường. Việc ghi nhãn hàng hóa đối với sản phẩm cũng chưa đầy đủ và theo một chuẩn mực thống nhất. Các hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hóa sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức ” 4.2.3. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất chè Cơ sở vật chất, máy móc công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp chè Thái Nguyên đã có nhiều đổi mới như: DN chế biến chè An Dương (xóm Soi Vàng, xã Tân Cương, T.P Thái Nguyên) đã đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ của Đài Loan như máy đóng gói hút chân không (85 triệu đồng), hệ thống máy sấy ủ hương chè Nhài (85 triệu đồng), máy sao chè bằng ga trị giá 135 triệu đồng. Trung bình mỗi năm, cơ sở xuất bán khoảng 40 tấn ra thị trường Hà Nội. Công nghệ chế biến chè ở cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng tuy lớn mạnh về quy mô và năng lực thu hút nguyên liệu nhưng rất phức tạp về loại hình, tiêu chuẩn nhà máy Ngoài các nhà máy có dây chuyền đồng bộ (thiết bị của Liên Xô cũ, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc ), các loại hình chế biến khác (xưởng mini, các xưởng sản xuất nhỏ, các lò chế biến thủ công) rất khó kiểm soát, dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Công nghệ chế biến không đồng bộ, tiêu chuẩn nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm. Tại Thái Nguyên chỉ có khoảng 15% các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó chỉ có 10% các DN là xuất khẩu sản phẩm chè. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam thường chỉ bằng 60-70% giá chè xuất khẩu bình quân của thế giới. Xét trong chuỗi giá trị ngành chè thì người nông dân sản xuất ra chè búp tươi được hưởng lợi ít nhất. Do những hạn chế trên, chè Thái Nguyên khó xâm nhập vào các kênh phân phối hiện đại như các siêu thị tại các thị trường trên thế giới. 4.2.4. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chè * Trình độ chuyên môn của các chủ doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên Qua khảo sát, ta thấy đội ngũ quản lý trong các doanh nghiệp chè xanh Thái Nguyên còn nhiều bất cập. Tại các công ty TNHH, chủ DN chè là các DN tư nhân chỉ đạt 10% và số lượng không qua đào tạo chiếm 60%. Chỉ rất ít các chủ DN được đào tạo quản lý chính quy, một số ít được đào tạo tập trung ngắn hạn. Đây là một trong những khó khăn của các DN chè Thái Nguyên khi muốn phát triển kênh phân phối sản phẩm chè và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. * Trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên Trình độ tay nghề của người lao động tại các DN sản xuất, chế biến chè xanh là vấn đề quan 391
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 trọng trong sự tồn tại và phát triển của DN. Những người có trình độ tay nghề cao, sử dụng tốt các máy móc công nghệ hiện đại trong sản xuất chè còn rất thấp. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc khó có sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và có năng suất hiệu quả cao. Qua khảo sát cho thấy, các DN chè khu vực nhà nước, trình độ Đại học chiếm 11,5% trong số các lao động tại các DN, tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo rất lớn, chiếm 52% trên tổng lực lượng lao động. 4.2.5. Khả năng liên kết, hợp tác của các doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên Các DN và các hộ sản xuất kinh doanh chè ở Thái Nguyên muốn phát triển bền vững thì cần liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè. Có liên kết, hợp tác giúp các doanh nghiệp chủ động về nguyên liệu chè, các hộ trồng chè có được sự giúp đỡ về kỹ thuật, vật tư và đảm bảo sản phẩm làm ra được tiêu thụ mạnh. Hiện nay, các DN chế biến và tiêu thụ ở Thái Nguyên chủ yếu đầu tư vào khâu chế biến mà chưa đầu tư về nguyên liệu chế biến. Số lượng các doanh nghiệp hợp tác với các hộ nông dân trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm chè là rất ít và ngày càng giảm. Việc thu mua sản phẩm cơ bản thu mua trực tiếp không qua hợp đồng. Người trồng chè có thể tự quyết định tiêu thụ sản phẩm không cần thiết bán cho doanh nghiệp. Ngoài ra, trong vùng nguyên liệu xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp không chịu đầu tư sản xuất nhưng sử dụng các đầu lậu địa phương để gom chè búp tươi. Mặt khác, thực tế hiện nay tại các DN chè Thái Nguyên cho thấy khả năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Các hình thức liên kết mạnh như công ty cổ phần, công ty hợp danh còn chiếm tỷ trọng thấp; Số lượng hợp đồng liên kết sản xuất, hợp đồng tiêu thụ, đại lý, mở các chi nhánh còn chưa phổ rộng. Nhiều DN chè chủ yếu là kinh doanh tại chỗ, ít có quan hệ hợp tác, liên kết với các địa phương khác và doanh nghiệp nước ngoài. 4.2.6. Quảng bá, xúc tiến sản phẩm chè Các năm 2011, 2013, 2015, 2017 tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thành công các kỳ Festival Trà. Đây là cơ hội kết nối người trồng chè, nhà sản xuất, DN và người tiêu dùng sản phẩm chè. Hoạt động xúc tiến thương mại nói chung, đặc biệt là cho ngành chè Thái Nguyên trong thời gian qua đã đem lại những hiệu quả tích cực. Tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ tuyên truyền quảng bá và cung cấp thông tin thị trường thông qua các bản tin kinh tế Công Thương được xuất bản định kỳ hàng tháng (phát hành miễn phí cho các tổ chức, doanh nghiệp); website ngành Công Thương và sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh; hỗ trợ xây dựng website miễn phí (trong đó tổng số trên 60 đơn vị được hỗ trợ có đến gần 40 đơn vị, DN sản xuất kinh doanh chè). Đây là những công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp có thông tin về thị trường, khách hàng cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên môi trường trực tuyến. Đồng thời, tổ chức và hỗ trợ cho nhiều đơn vị, DN sản xuất kinh doanh chè tham gia Hội chợ triển lãm lớn trong và ngoài nước (Trung Quốc, Lào, Pakistan, Nga, Ba Lan ) thông qua các chương trình, một số đơn vị sản xuất, kinh doanh chè của tỉnh Thái Nguyên đã tìm được khách hàng, ký kết được hợp đồng xuất khẩu. Qua khảo sát cho thấy, hầu như các DN sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè Thái Nguyên hầu như chưa có đội ngũ marketing chuyên nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Điều này cho thấy, các hoạt động xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên ở mức thấp, gây khó khăn trong quá trình phân phối tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, cần phải có các giải pháp hợp lý để nâng cao hơn nữa hoạt động này để phát triển các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm chè, đông thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất chè cũng như sản phẩm chè Thái Nguyên. Khó khăn trong việc phát triển kênh phân phối sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên Khó khăn về quy hoạch, sản xuất nguyên liệu chè búp tươi an toàn chất lượng Đối với mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng chè nói riêng, các DN phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo uy tín khi tham gia vào 392
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 các kênh phân phối. Tuy nhiên, nguyên liệu chè búp tươi chủ yếu thực hiện ở quy mô hộ, diện tích nhỏ (trung bình chỉ đạt 0,11 ha/hộ) với hiệu quả chưa cao do chưa có hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, thiếu liên kết, đầu tư về vốn còn hạn chế, quy mô diện tích nhỏ hẹp, chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó quản lý Mặc dù phần lớn diện tích sản xuất theo hướng an toàn, nhưng tỷ lệ chứng nhận Vietgap còn thấp, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất còn nhiều hạn chế. Hạn chế về xây dựng và phát triển thương hiệu Thương hiệu đóng vai trò quan trọng giúp khách hàng xác định rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, thể hiện đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm tới người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia vào các kênh phân phối. Tuy nhiên trong thực tế, tồn tại không ít doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ chè Thái Nguyên chưa hiểu đúng vai trò, giá trị của việc xây dựng, phát triển thương hiệu đối với quá trình sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững doanh nghiệp. Thiếu sự liên kết trong chuỗi sản xuất - cung ứng - cất trữ - vận chuyển Kênh phân phối là cả một chuỗi liên kết tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Để nâng cao chất lượng sản xuất và hiệu quả kinh doanh mặt hàng nông sản, các doanh nghiệp chè Thái Nguyên cần hoàn thiện, khép kín chuỗi sản xuất - cung ứng - cất trữ - vận chuyển và kênh phân phối để gia tăng lợi thế cạnh tranh, tạo tác động tích cực đến tâm lý người tiêu dùng và hình thành dòng chảy sản phẩm cho hàng Việt đến người tiêu dùng một cách dễ dàng nhất. Các DN chè Thái Nguyên gặp nhiều rào cản khi tham gia các kênh phân phối hiện đại. Để có mặt trong các kênh phân phối hiện đại qua hệ thống siêu thị như Big C, Lotte Mart, Metro chè Thái Nguyên cần đáp ứng được những quy chuẩn cụ thể về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng sản phẩm để nâng cao chất lượng hàng Việt. Tuy nhiên, đặc thù vùng sản xuất chè Thái Nguyên có tính chất phân tán cao theo địa hình, nhận thức của người dân về các tiêu chuẩn sản xuất như tiêu chuẩn Vietgap còn chưa đồng bộ, chế biến phần nhiều theo quy mô hộ gia đình và chưa hình thành được nhiều vùng chè tập trung để sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, sự chuẩn bị đồng bộ của các doanh nghiệp chè Thái Nguyên về các khâu giới thiệu hàng mẫu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn nhiều hạn chế Những điều này đều là những rào cản của sản phẩm chè Thái Nguyên khi tham gia vào các kênh phân phối hiện đại và giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè. 5. Giải pháp phát triển kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp chè Thái Nguyên Một là, hoàn thiện kênh phấn phối, tiêu thụ sản phẩm chè. Đối với các kênh phân phối truyền thống, cần tiến hành các biện pháp cải thiện kênh thu mua, tiêu thụ theo hướng giảm bớt khâu trung gian nhằm tăng giá bán và thu nhập cho người sản xuất, đồng thời giảm bớt tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch do khâu vận chuyển, lưu trữ thông qua việc đầu tư các chợ đầu mối nông sản, các điểm giao dịch nông sản. Đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, đặc biệt là các sản phẩm đã được cấp các chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng nhằm ổn định đầu ra cho người sản xuất. Đồng thời, thiết lập hệ thống kênh phân phối sản phẩm thông qua hình thức liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm bằng các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng “phân khúc chuỗi”, hình thành hệ thống giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm có sự hỗ trợ của Nhà nước như không gian văn hóa chè, trung tâm giới thiệu sản phẩm chè, phố ẩm thực chè, chợ đầu mối tiêu thụ chè Ngoài ra, cần đẩy mạnh các kênh phân phối trực tiếp thông qua việc tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm. Phối hợp chặt chẽ với Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước để tổ chức các hoạt động giao dịch thương mại, tăng cường tuyên truyền quảng bá, thu hút vận động các đối tác nước ngoài gặp gỡ, giao thương với doanh nghiệp ngành chè. Hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sang 393
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 các thị trường tiềm năng như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pakistan, Nhật, Mỹ, Đức, Nga, Ba Lan, Iran Hai là, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm chè đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Tiêu chuẩn hóa bao bì, nhãn mác, đóng gói: Đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến chất lượng bao bì và mẫu mã hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của từng nhóm dân cư. Chú trọng phát triển từ các sản phẩm đơn giản đến sản phẩm chế biến cao cấp, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, bao bì đóng gói đa dạng, dễ vận chuyển và sử dụng thuận tiện. Ba là, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chè tỉnh Thái Nguyên. Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè về tầm quan trọng trong việc sử dụng nhãn hiệu chè Thái Nguyên đã được bảo hộ như một lợi thế trong việc mở rộng đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, chú trọng việc tập huấn sản xuất chè theo quy trình VietGAP, sản xuất chè hữu cơ; đẩy mạnh hỗ trợ nâng cao kiến thức, năng lực thị trường cho người sản xuất, kinh doanh thông qua công tác khuyến công, khuyến nông, phát triển hệ thống cung cấp thông tin thị trường, các hoạt động nghiên cứu thị trường; hình thành hệ thống giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm có sự hỗ trợ của Nhà nước; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh việc xuất khẩu đối với các sản phẩm chè trên địa bàn Tăng cường đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học; chứng nhận sản phẩm Bốn là, xây dựng kế hoạch quảng bá, khuyếch trương sản phẩm chè Tham gia các hội nghị, hội chợ trong nước và ngoài nước để đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm chè đặc sản ứng dụng công nghệ cao (CNC) tỉnh Thái Nguyên. Xây dựng hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm và quảng bá sản phẩm chè sản xuất theo quy trình CNC tại vùng đất Tân Cương, Trại Cài, La Bằng Đài phát thanh và truyền hình tỉnh nên có chuyên mục riêng về phát triển chè để quảng bá và thông tin các chính sách thị trường giá cả cho đông đảo nhân dân và người trồng chè biết. Năm là, cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho các doanh nghiệp chè trong việc phân phối sản phẩm chè. Nhà nước cần tiếp tục xây dựng các cơ chế chính sách nhằm tiếp tục đổi mới phát triển cho các DN vể về đào tạo cán bộ quản lý, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè trên địa bàn tỉnh. Tăng cường liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước đối với các đối tác nước ngoài nhằm tăng cường tiềm lực xuất khẩu. Đồng thời, Nhà nước cần công khai danh mục đề án, dự án để kêu gọi đầu tư; ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư ngành chè Thái Nguyên để các nhà đầu tư nắm bắt và hiểu rõ thông tin về định hướng, chính sách phát triển chè của tỉnh để đưa ra quyết định tiết kiệm nguyên vật liệu và thân thiện với môi trường, sử dụng nhiều lao động, đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh và có sản phẩm xuất khẩu. Khuyến khích, ưu tiên đầu tư sản xuất chế biến chè ứng dụng công nghệ cao; sản xuất chè an toàn, sản xuất chè hữu cơ. Các chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ vốn đầu tư cho các doanh nghiệp chè trong phân phối sản phẩm chè cần thiết thực hiện như: Hỗ trợ kinh phí đào tạo tập huấn về xây dựng phát triển thương hiệu chè nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng về công tác thiết kế bao bì, mẫu mã, tem nhãn sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường; Hỗ trợ xây dựng một số chợ đầu mối, điểm du lịch, thưởng thức văn hóa chè Thái Nguyên tại không gian văn hóa chè; Hỗ trợ kinh phí tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm chè và các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức sự kiện; Thực hiện lồng ghép nguồn vốn để tập trung nguồn lực vốn đầu 394
  11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 tư cho phát triển cây chè từ các đề án, dự án tái cơ cấu nông nghiệp, chương trình nông thôn mới, đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Sáu là, tăng cường liên kết hợp tác giữa Nhà nước, nhà doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng để phát triển kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm chè. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các mối liên kết tự nguyện giữa các nông hộ với các doanh nghiệp, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng trong tổ chức sản xuất, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện tốt việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng; xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chè nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm đặc thù của tỉnh. Mua bán chè qua sàn giao dịch: giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện nắm được chất lượng hàng hóa của mình và có hướng khắc phục trước khi chè được xuất khẩu hoặc đến tay người tiêu dùng. Đối với thị trường ngoài nước: Có thể nghiên cứu công thức sản xuất, tiêu thụ của nước ngoài để khảo sát, học tập bởi công tác giống, biện pháp canh tác, tưới nước tiết kiệm và tập quán trồng chè, tiêu dùng sản phẩm chè TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, 2016, Đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững thương hiệu chè Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 2. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017 3. [Truy cập ngày 30/10/2018] 4. [Truy cập ngày 30/10/2018] 5. [Truy cập ngày 30/10/2018] 395