Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dạy/học các môn lập trình của sinh viên khoa công nghệ thông tin
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dạy/học các môn lập trình của sinh viên khoa công nghệ thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_dayhoc_cac_mon_lap.pdf
Nội dung text: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dạy/học các môn lập trình của sinh viên khoa công nghệ thông tin
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY/HỌC CÁC MÔN LẬP TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Nguyễn Thị Bích Ngân*, Phạm Nguyễn Huy Phương Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM *Email: nganntb@cntp.edu.vn TÓM TẮT Các môn học lập trình là những môn chủ lực của ngành Công nghệ Thông tin (CNTT), nếu sinh viên học kém các môn này thì sẽ gặp nhiều khó khăn để tốt nghiệp hoặc tìm được công việc đúng chuyên ngành sau này. Dù vậy, qua các thông kê về kết quả học tập của sinh viên Khoa CNTT trong những năm qua cho thấy tỷ lệ sinh viên học tốt các môn lập trình không cao, tỷ lệ thi rớt học lại các môn này rất nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tốt nghiệp cũng như tìm việc đúng chuyên ngành của sinh viên ngành CNTT trong những năm qua còn thấp. Bài viết này phân tích những nguyên nhân, thực trạng và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy và học các môn lập trình của sinh viên khoa CNTT. Từ khóa: Công nghệ Thông tin, giải pháp, lập trình. 1. MỞ ĐẦU Mỗi một ngành đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đều có một chương trình đào tạo rõ ràng, chặt chẽ. Các chương trình đó được xây dựng một cách hệ thống để trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng đến chuyên sâu, cùng những kinh nghiệm thực hành chuyên ngành để sinh viên có thể vận dụng cho công việc ngành nghề của mình sau này. Do đó mỗi ngành đào tạo đều có những môn học chủ lực chuyên về ngành nghề đó, chẳng hạn như ngành Công nghệ Thực phẩm có các môn chuyên về bảo quản, chế biến, phân tích, đánh giá thực phẩm; hoặc như ngành Kế toán có các môn về kế toán, kiểm toán, thống kê, quản lý tài chính và với ngành CNTT, các môn học về lập trình sẽ là một những môn chủ lực của ngành. Sinh viên ngành CNTT sau khi tốt nghiệp phải có kỹ năng lập trình và biết ít nhất từ 3 đến 4 ngôn ngữ lập trình. Do đó trong chương trình đào tạo của ngành, các môn lập trình xuất hiện xuyên suốt từ môn cơ sở ngành cho đến các môn chuyên ngành, cụ thể gồm: Lập trình căn bản, Kỹ thuật lập trình, Cấu trúc dữ liệu, Lập trình Hướng đối tượng, Lập trình Windows, Lập trình Web, Lập trình mạng máy tính, Lập trình trên thiết bị di dộng, Lập trình mã nguồn mở Tuy nhiên, hiện nay có nhiều sinh viên ngành CNTT ngại học các môn về lập trình, họ không học tốt các môn đó, thậm chí xem nó là rào cản không thể vượt qua và có một số không nhỏ sinh viên bỏ cuộc, nghỉ học hoặc chuyển ngành khác. Vậy một vấn đề được đặt ra cho các nhà quản lý và giảng viên giảng dạy ngành CNTT là làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy và học các môn lập trình nói riêng và cả ngành nói chung. Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy cho giảng viên và việc học tập của sinh viên đối với các môn lập trình tại Khoa CNTT, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. 2. THỰC TRẠNG 2.1. Chương trình đào tạo Trong chương trình đào tạo của ngành CNTT, khối lượng kiến thức toàn khóa có 127 tín chỉ (không tính giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh, ngoại ngữ cơ bản, tin học cơ bản), trong đó số lượng các môn liên quan lập trình chiếm 47 môn gồm 78 tín chỉ, chiếm 61% trong tổng số các môn học. Những môn học này được phân bố từ phần cơ sở ngành và tập trung nhiều vào chuyên ngành gồm các môn học liệt kê ở bảng 1 [1]. 87
- Bảng 1. Danh sách các môn học lập trình trong chương trình đào tạo ngành CNTT STT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ 1 01200072 Ngôn ngữ lập trình 3(3,0,6) 2 01201073 Thực hành ngôn ngữ lập trình 2(0,2,4) 3 01200006 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 3(3,0,6) 4 01201007 Thực hành cấu trúc dữ liệu và giải thuật 2(0,2,4) 5 01200014 Lâp̣ trinh̀ hướ ng đố i tương̣ 3(3,0,6) 6 01201015 Thực hành lâp̣ triǹ h hướ ng đối tương̣ 1(0,1,2) 7 01204098 Đồ án môn học 1 1 8 01200003 Ky ̃ thuâṭ lập trình 2(2,0,4) 9 01201004 Thực hành ky ̃ thuâṭ lập trình 1(0,1,2) 10 01200018 Đồ họa máy tính 2(2,0,4) 11 01201019 Thực hành Đồ họa máy tính 1(0,1,2) 12 01200031 Lâp̣ trình Windows 2(2,0,4) 13 01201032 Thực hành lâp̣ trinh̀ Windows 2(0,2,4) 14 01200008 Cơ sở dữ liệu 3(3,0,6) 15 01201009 Thực hành cơ sở dữ liệu 1(0,1,2) 16 01200026 Hê ̣quản tri cợ sở dữ liệu 2(2,0,4) 17 01201027 Thực hành hê ̣quản tri c̣ ơ sở dữ liệu 1(0,1,2) 18 01204099 Đồ án môn học 2 1 19 01200045 Lâp̣ trinh̀ ma ̃ nguồ n mở 2(2,0,4) 20 01201046 Thực hành lâp̣ triǹ h ma ̃ nguồn mở 1(0,1,2) 21 01200016 Lý thuyết đồ thi ̣ 2(2,0,4) 22 01201017 Thực hành lý thuyết đồ thi ̣ 1(0,1,2) 23 01200037 Lâp̣ trinh̀ mang̣ 2(2,0,4) 24 01201038 Thực hành lâp̣ triǹ h mang̣ 1(0,1,2) 25 01204100 Đồ án môn học 3 1 26 01200053 Khai thác dữ liêụ 3(3,0,6) 27 01200080 Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng 2(2,0,4) 28 01201081 Thực hành cơ sở dữ liệu hướng đối tượng 1(0,1,2) 29 01204100 Đồ án môn học 3 1 30 01200082 Chuyên đề Oracle 2(2,0,4) 31 01201083 Thực hành chuyên đề Oracle 1(0,1,2) 32 01200051 Công nghê ̣Web 2(2,0,4) 33 01201052 Thực hành công nghê ̣Web 1(0,1,2) 34 01200028 Công nghệ phần mềm 3(3,0,6) 35 01200062 Lâp̣ triǹ h trên thiết bị di đông̣ 2(2,0,4) 36 01201063 Thực hành lâp̣ triǹ h trên thiết bi ̣di đông̣ 1(0,1,2) 37 01200059 Lập trình Windows nâng cao 2(2,0,4) 88
- STT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ 38 01201060 Thực hành lập trình Windows nâng cao 1(0,1,2) 39 01200047 Lập trình hướ ng đố i tương̣ nâng cao 2(2,0,4) 40 01201048 Thực hành lập trình hướng đố i tương̣ nâng cao 1(0,1,2) 41 01200084 Lập trình thương mại điện tử 2(2,0,4) 42 01201085 Thực hành lập trình thương mại điện tử 1(0,1,2) 43 01200084 Lập trình thương mại điện tử 2(2,0,4) 44 01201085 Thực hành lập trình thương mại điện tử 1(0,1,2) 45 01204101 Đồ án chuyên ngành 4 46 01200069 Kiểm định chất lượng phần mềm 3(3,0,6) 47 01201070 Thực hành kiểm định chất lượng phần mềm 1(0,1,1) Với khối lượng lớn các môn học lập trình như vậy, chúng thật sự là một thử thách không nhỏ cho sinh viên Khoa CNTT. Ngoài ra các môn học để sắp xếp giảng dạy theo một thứ tự logic, cho nên nếu sinh viên bị hỏng kiến thức từ những môn lập trình cơ bản ban đầu thì sẽ rất khó để học tốt các môn lập trình về sau. Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng các môn lập trình là những môn học khô khan, rất khó thu hút người học nếu họ không có sự đam mê yêu thích nó. Nó đòi hỏi người học có nền tảng toán học và tư duy logic. Đây thực sự là một trong những trở ngại cho các sinh viên mới tiếp xúc với nó, và cũng là thử thách cho các giảng viên giảng dạy những môn học này. 2.2. Những yếu tố khách quan và chủ quan từ người dạy và người học. Nền tảng kiến thức của các môn lập trình dựa trên toán học và khả năng tư duy logic của người học. Ngoài ra muốn học tốt các môn lập trình, người học phải có sự yêu thích và tính siêng năng, cần cù thực hành càng nhiều càng tốt. Người học phải bỏ nhiều công sức, học tập thật nghiêm túc thì mới có thể vượt qua e ngại và trở nên yêu thích nó, và một khi người học đã đam mê với lập trình thì mọi thứ của lập trình trở nên dễ dàng và lôi cuốn họ. Tuy nhiên, thực tế nguồn sinh viên đầu vào cho ngành CNTT của trường chỉ thuộc tốp trung bình, và có một phần không nhỏ các sinh viên bị trượt các chuyên ngành khác nên mới chuyển vào ngành này theo dạng xét nguyện vọng. Trong bảng 2 có một thông kê về điểm chuẩn tuyển vào của ngành CNTT trong 3 năm gần đây [2]. Bảng 2. Thống kê điểm chuẩn ngành CNTT 3 năm gần đây của trường ĐH CNTP TPHCM Năm học Điểm chuẩn đầu vào hệ Điểm chuẩn đầu vào hệ Cao Đại học chính quy đẳng chính quy 2012-2013 14.5 11.0 2013-2014 15.0 12.0 2014-2015 18.5 15.0 Vì vậy khả năng tiếp thu, sự tự giác trong học tập và niềm đam mê yêu thích ngành học của sinh viên khoa CNTT không cao. Xét tỷ lệ kết quả học tập những năm gần đây của sinh viên khoa CNTT cho thấy tỷ lệ khá giỏi rất ít so với tỷ lệ trung bình kém chiếm khá nhiều. Bảng số liệu 3 và biểu đồ 1 thể hiện rõ tỷ lệ chênh lệch nói trên [5]. 89
- Bảng 3. Số liệu kết quả học tập của sinh viên khoa CNTT Phân loại Năm học Xuất % Giỏi % Khá % TB % Kém % sắc 2011-2012 0 0% 16 2.3% 84 11.9% 190 27% 415 58.9% 2012-2013 2 0.2% 26 2.2% 272 23.2% 232 27.6% 548 46.8% 2013-2014 4 0.3% 55 3.8% 395 27.6% 329 23% 647 45.2% 2014-2015 8 0.5% 66 4.4% 322 21.6% 277 18.6% 815 54.8% KẾT QUẢ HỌC TẬP 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 Xuất sắc Giỏi Khá TB Kém 2011-2012 0 2.30% 11.90% 27% 58.90% 2012-2013 0.20% 2.20% 23.20% 27.60% 46.80% 2013-2014 0.30% 3.80% 27.60% 23% 45.20% 2014-2015 0.50% 4.40% 21.60% 18.60% 54.80% Biểu đồ 1. Kết quả học tập của sinh viên khoa CNTT trong 4 năm gần đây Đối với giảng viên khoa CNTT, mỗi học kỳ phải đảm nhận khối lượng giảng dạy khác lớn, cùng với việc phải dạy nhiều môn khác nhau, đặc biệt số lượng sinh viên ở mỗi lớp học quá đông nên sự đầu tư, quan tâm sâu sát cho từng sinh viên rất khó thực hiện. Trong bảng 4 chứa một thống kê về khối lượng giảng dạy của mỗi giảng viên ở một học kỳ cho thấy khối lượng công việc của giảng viên quá lớn so với qui định chuẩn mỗi học kỳ chỉ dạy 150 tiết chuẩn [3]. Bảng 4. Tổng hợp khối lượng giảng dạy của Giảng viên Khoa CNTT, học kỳ 1 năm học 2015-2016. Số môn Số lớp học Tổng số Tổng số Tỷ lệ TT Mã GV Họ và tên giảng giảng tiết dạy tiết vượt vượt giờ dạy dạy 1 01001026 Bùi Công Danh 6 11 446.9 296.9 198% 2 01001014 Đặng Lê Nam 5 13 565.4 415.4 277% 3 01001024 Đào Minh Châu 5 9 363.0 213.0 142% 4 01001025 Hoàng Thị Liên Chi 6 7 254.4 104.4 70% 90
- Số môn Số lớp học Tổng số Tổng số Tỷ lệ TT Mã GV Họ và tên giảng giảng tiết dạy tiết vượt vượt giờ dạy dạy 5 01001013 Lâm Thị Họa Mi 4 7 336.7 186.7 124% 6 01001001 Lư Nhật Vinh 4 4 214.0 64.0 43% 7 01001006 Ngô Dương Hà 4 7 240.0 90.0 60% 8 01001004 Nguyễn Hải Yến 5 12 305.3 155.3 104% 9 01001016 Nguyễn Thành Ngô 6 11 429.5 279.5 186% Nguyễn Thị Bích 10 01001015 5 12 506.3 356.3 238% Ngân Nguyễn Thị Hồng 11 01001018 5 11 314.0 164.0 109% Thảo Nguyễn Thị Thanh 12 01001021 4 6 239.0 89.0 59% Thủy 13 01001011 Nguyễn Văn Lễ 6 8 427.5 277.5 185% Phạm Nguyễn Huy 14 01001017 9 13 399.7 249.7 166% Phương 15 01001009 Phạm Tuấn Khiêm 7 9 251.5 101.5 68% 16 01001022 Trần Đắc Tốt 8 14 334.2 184.2 123% 17 01001019 Trần Văn Thọ 3 7 393.0 243.0 162% 18 01001002 Vũ Văn Vinh 5 11 383.7 233.7 156% 19 01001005 Nguyễn Thị Định 7 9 519.7 369.7 246% Huỳnh Thị Châu 20 01001010 2 4 244.5 94.5 63% Lan 21 01001003 Trần Như Ý 5 7 313.5 163.5 109% Dương Thị Mộng 22 01001020 6 8 411.8 261.8 175% Thùy 23 01001023 Trần Thị Bích Vân 2 4 117.0 -33.0 -22% 24 01001012 Mạnh Thiên Lý 3 5 246.4 96.4 64% Thông qua bảng 4, chúng ta thấy số lượng môn học và lớp dạy của mỗi giảng viên rất lớn. Có 95% giảng viên vượt giờ và hơn 65% giảng viên vượt giờ trên 100% so với số tiết chuẩn qui định cho mỗi học kỳ là 150 tiết (biểu đồ 2). Ngoài ra, mỗi giảng viên còn phải hướng dẫn sinh viên thực hiện các đề tài, đồ án môn học, cũng như thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học 500 giờ cho mỗi năm học [4]. Đây thực sự là một khối lượng công việc rất lớn của giảng viên. Cụ thể hơn, mỗi buổi học thời gian trung bình từ 2 đến 3 tiết dành cho môn lý thuyết, và 3 đến 5 tiết dành cho môn thực hành, nhưng nội dung cần truyền đạt khá nhiều và lượng sinh viên quá đông, giảng viên gặp nhiều khó khăn trong việc vừa đảm bảo dạy đủ nội dung và hướng dẫn chi tiết cho từng sinh viên. 91
- 13% 33% Số GV vượt giờ 0%-100% Số GV vượt giờ 101%-200% Số GV vượt giờ > 200% 54% Biểu đồ 2. Tỷ lệ vượt giờ của giảng viên khoa CNTT trong học kỳ 1 năm học 2015-2016. Một điều cũng đang là khó khăn và thử thách cho Khoa CNTT trong những năm gần đây, đó là các hoạt động về học thuật hỗ trợ cho sinh viên hầu như rất ít. Sinh viên cần có những câu lạc bộ, hội nhóm học tập để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm học tập cho nhau. Tất cả các yếu tố khách quan lẫn chủ trên trên là những minh chứng rõ ràng cho việc giảng viên giảng dạy và sinh viên học các môn lập trình của Khoa CNTT còn rất nhiều khó khăn. 3. GIẢI PHÁP 3.1. Giải pháp dành cho người học - Người học cần xem xét lại khả năng của bản thân. Nếu họ bị hỏng kiến thức về toán, khả năng tư duy không có chẳng hạn đến việc tính nhẩm đơn giản 120*2 cũng phải dùng máy tính thì lời khuyên tốt nhất là nên chuyển ngành khác. Vì bản chất của Tin học nói chung và lập trình nói riêng là Toán học mà ra. - Người học phải siêng năng, đầu tư học tập để có thể hiểu thật vững những kiến thức lập trình cơ bản ban đầu. Vì kiến thức lập trình cũng như bao môn khoa học tự nhiên khác, đó là chuỗi kiến thức có tính tuyến tính và kế thừa. Nếu người học nắm không vững những nền tảng ban đầu sẽ rất khó để tiếp thu các kiến thức phía sau. Một kinh nghiệm của người viết cũng như bao nhiêu thầy cô, sinh viên đã và đang học môn lập trình hoặc những vị đang rất thành công trên nghề lập trình đều đồng ý rằng: Khi ta chưa biết lập trình là gì, thấy nó quá trừu tượng, khó hiểu và xem nó như một vấn đề không thể tiếp thu được, nhưng khi đã làm quen và hiểu nó rồi, lập trình trở nên rất thú vị, có một sức lôi cuống người làm có thể quên ăn quên ngủ vì nó. - Trong thế giới lập trình có rất nhiều ngôn ngữ và kỹ thuật lập trình khác nhau, nhưng người học cần phải xây dựng cho mình một tư duy lập trình và những hiểu biết cơ bản về lập trình thông qua việc học một ngôn ngữ lập trình cơ bản. Ngôn ngữ lập trình cơ bản mà hầu như ai cũng học trong ngành CNTT đó là ngôn ngữ C/C++. Sau khi đã có được tư duy, kiến thức nền về lập trình qua ngôn C/C++, người học sẽ dễ dàng tiếp cận các ngôn ngữ lập trình cấp cao khác: C#, Java, Ruby, Python, PHP, JavaScript - Người học phải tự thực hiện tất cả các bài toán từ cơ bản nhất cho đến nâng cao có thể để tích lũy kỹ năng lập trình cho mình. Ngày nay có rất nhiều nguồn tài liệu tham khảo về mã cài đặt cho các bài toán như: website từ search engine, các website hướng dẫn học lập trình, các website cung cấp chia sẻ miễn phí các mã code của chương trình, sách, bài giảng, giáo trình hoặc từ bạn bè. Do vậy sinh viên rất ỷ lại, chủ quan chỉ cần sao chép mà không tự thực hiện để nắm bắt được bản chất vấn đề. Học lập trình là “Học qua hành”, nghĩa là chỉ có thực hành và 92
- thực hành càng nhiều thì sinh viên mới hiểu và tích lũy được kinh nghiệm giải quyết bài toán lập trình cho mình. - Xác định mục tiêu ngành nghề và chọn cho mình một hướng nghiên cứu để tìm hiểu và đầu tư tập trung cho nó, điều đó tạo niềm hứng thứ say mê cho người học. Ngày nay, ngành lập trình viên vẫn đã, đang và sẽ là một trong những ngành có cơ hội nghê nghiệp và thu nhập cao trong xã hội. Lập trình viên có nhiều hướng để lựa chọn. Ví dụ: lập trình mobile, lập trình web, lập trình ứng dụng, lập trình bảo mật hệ thống mạng, lập trình quản lý hệ thống thông tin, lập trình hệ thống thương mại điện tử - Học lập trình là phải biết chia sẻ và học hỏi từ bạn bè, thầy cô và những người đi trước để có thể lĩnh hội những kinh nghiệm của họ. Từ đó người học kế thừa và phát huy những kinh nghiệm cho bản thân. Người học cần tham gia các câu lạc bộ, nhóm hội về học lập trình để trao đổi chia sẻ và học tập cho nhau. - Người học đừng quá phụ thuộc vào giảng viên, chỉ biết chờ giảng viên dạy cái gì học cái đó. Điều đó sẽ làm sinh viên mất tính năng động, linh hoạt trong việc học tập và lĩnh hội tri thức. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển, có rất nhiều kênh tham khảo, tài liệu hướng dẫn tự học miễn phí trực quan cho người học. Cụ thể sinh viên có thể truy cập các trang www.youtube.com, www.coursera.org để xem các clip giảng dạy và demo trực tiếp. Ngoài ra sinh viên có thể tham gia các khóa học miễn phí trên Internet ( www.codeproject.com, ) để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho mình. 3.2. Giải pháp dành những vị lãnh đạo chuyên môn và cho người dạy - Xem xét điều chỉnh nội dung đào tạo, giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu người học và nhu cầu thực tế. Chẳng hạn, giảm bớt các môn mang tính hình thức, tăng cường thời gian cho các môn lập trình để giảng viên có thời gian hướng dẫn sâu sát cho sinh viên nhiều hơn. - Giảng viên cần xem xét thay đổi điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho từng lớp, từng nhóm người học một cách phù hợp. Giảng viên không nên quá đặt nặng yêu cầu môn học đối với sinh viên. Sinh viên cần được giảng viên chỉ dẫn học cách thức tiếp cận và vượt qua khó khăn ban đầu khi tiếp xúc với lập trình. Cần khích lệ động viên để sinh viên có tinh thần thích thú trong học lập trình. - Giảng viên cần đầu tư xây dựng hệ thống các bài giảng, bài tập từ cơ bản đến nâng cao phù hợp cho từng đối tượng người học. - Cung cấp cho sinh viên những nguồn tài liệu tham khảo online hoặc giáo trình, bài giảng đa dạng và phù hợp cho các đối tượng sinh viên. - Trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp nhằm hỗ trợ cho nhau giảng dạy hiệu quả hơn. - Khoa và Trường cần hỗ trợ về việc phân bố khối lượng giảng dạy phù hợp để giảng viên có thời gian đầu tư nghiêm túc cho việc giảng dạy, nhất là giảng dạy lập trình. - Khoa, Trường và Đoàn thành niên nên tạo điều kiện để thành lập các Câu lạc bộ, hội nhóm học tập cho sinh viên. Trong môi trường cộng đồng này sinh viên có dịp học tập và chia sẻ kinh nghiệm lập trình cho nhau. Bên cạnh đó, cần tổ chức thêm các buổi báo cáo, nói chuyện chia sẻ của những thầy cô, sinh viên, cựu sinh có kinh nghiệm đã và đang đi làm để tạo động lực và sự thích thú cho sinh viên trong khi học. 4. KẾT LUẬN Lập trình được xem là cốt lõi của ngành CNTT. Sinh viên học yếu các môn lập trình thì rất khó để thành công trong ngành học này. Vì những yếu tố khách quan lẫn chủ quan đã gây nhiều trở ngại và thách thức cho sinh viền và giảng viên khoa CNTT trong việc nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy môn lập trình. Tuy nhiên nếu chúng ta có những điều chỉnh, thay đổi phù hợp trong cách học của sinh viên, cách giảng dạy của giảng viên và sự hỗ trợ của Trường, 93
- Khoa, Đoàn thanh niên thì việc học tập tốt môn lập trình nói riêng và các môn khác cũng như ngành học khác nhất định sẽ được nâng cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chương trình đào tạo ngành CNTT hệ đại học chính quy của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, 2014 [2]. Thống kê điểm chuẩn tuyển sinh của phòng Tuyển sinh trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, 2013-2015 [3]. Tổng hợp khối lượng giảng dạy của Giảng viên Khoa CNTT, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM học kỳ 1 năm học 2015-2016. [4]. Qui định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên, viên chức trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, 2015-2016 [5]. Báo cáo tổng kết đào tạo Khoa CNTT Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM từ năm 2012-2015. 94