Thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hải Phòng

pdf 17 trang Gia Huy 18/05/2022 2380
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_cac_doanh_nghiep_nho_va_v.pdf

Nội dung text: Thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hải Phòng

  1. THỰC TRẠNGVÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪATHAM GIA LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI HẢI PHÒNG REALITY AND SOME RECOMMENDATIONS TO SUPPORT AND DEVELOP SMALL AND MEDIUM - SIZED ENTERPRISES TO PARTICIPATE INTO SUPPORTING INDUSTRIES AT HAI PHONG CITY TS. Phạm Văn Hồng Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronic Tóm tắt Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình CNH-HĐH của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển.Để hình thành và phát triển các ngành công nghiệp hiện đạithì các nước đang phát triển phải thực hiện thành công việc nội địa hóa một cách cơ bản các ngành công nghiệp đó.Muốn vậy, phải phát triển mạnh CNHT để các sản phẩm của nó thay thế dần, tiến tới thay thế hoàn toàn các sản phẩm nhập khẩu. Thành phố Hải Phòng được xây dựng trở thành thành phố công nghiệp hiện đại trong tương lai, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)có đóng góp to lớn đối với kinh tế xã hội thành phố, nhưng số lượng DNNVV trong lĩnh vực CNHT tại thành phố còn ít, quá trìnhtham gia của các DNNVV vào lĩnh vực CNHT còn gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng và những khó khăn của DNNVV thuộc lĩnh vực CNHT của Hải Phòng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển các DNNVV tham gia lĩnh vực CNHT của thành phố. Từ khóa: Công nghiệp hỗ trợ; Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Doanh nghiệp chuyên sâu Abstract Supporting industry (SI) development has an extremely important role during the industrialization and modernization of each country, especially for the developing countries. To establish and develop the modern industries, the developing countries have to implement successfully those inner-industries. So, supporting industry must be strongly support to develop, helping its products able to replace gradually, progress to completely replace the imported products. Hai Phong city has been built to become a modern industrial city in the future in which small and medium enterprises (SMEs) playing a huge contribution to the social and economic development. However, the number of SMEs working in the field of SI is low; the process of participation of SMEs in the field of SI is also facing difficulties. On the basis of a survey evaluating the reality and the difficulties of SMEs working in the field of the SI, the article proposes a number of solutions in order to support and develop SMEs to join city's SI field. Key words: Supporting Industry; Small and medium enterprises; main contractors. 177
  2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các nước trên thế giới đã có chính sách phát triển CNHT từ rất sớm để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.Để phát triển được các ngành công nghiệp trọng điểm, các quốc gia đã khuyến khích việc thành lập các DNNVV là các DN vệ tinh sản xuất các sản phẩm đầu vào cho các DN lớn.Với đặc thù về quy mô nhỏ và vừa nên phù hợp với lĩnh vực CNHT, tính linh hoạt của các DNNVV là điều kiện thuận lợi trở thành các DN vệ tinh.Tại Việt Nam, các vấn đề lý luận cũng như chính sách phát triển ngành CNHT chỉ được chú trọng trong những năm gần đây.Việc phát triển CNHT còn chậm trễ. Trong những năm qua, năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng như của DN ít được cải thiện, việc chậm trễ trong quy hoạch, xây dựng và ban hành chính sách cho CNHT đã gây ra nhiều bất cập và là sức ép lớn cho phát triển CNHT ở Việt Nam trong những năm tới. Một số lĩnh vực công nghiệp đặt ra mục tiêu, kế hoạch nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cùng với đó là các chính sách ưu đãi được triển khai mạnh mẽ nhưng hầu như chưa có lĩnh vực nào đạt kết quả như mong muốn. Thực trạng này là do có quá ít DN Việt Nam làm CNHT, nếu có thì chủ yếu tham gia khâu đóng gói, bao bì, lắp ráp.Hiện tại, phần lớn các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng cho các công ty nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp FDI.Khoảng cách về tiêu chuẩn chất lượng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước còn khá lớn.Cùng với đó, các cụm công nghiệp cũng được hình thành thiếu quy hoạch tổng thể, chủ yếu để giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất hơn là việc tạo nên chuỗi giá trị thông qua việc liên kết doanh nghiệp.Các doanh nghiệp FDI rất muốn phối hợp với các nhà cung cấp trong nước để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhưng rất khó có thể tìm được nhà cung cấp thích hợp. Từ thực tế trên cho thấy việc phải phát triển hệ thống các DN tham gia vào ngành CNHT là nhân tố quan trọng trong việc góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, khai thác một cách tốt nhất các tiềm năng và nguồn lực của đất nước. Thành phố Hải Phòng xây dựng chiến lược đến năm 2020 trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại. Thành phố đã thực hiện thu hút đầu tư từ các tập đoàn, các DN nước ngoài vào các khu công nghiệp trọng điểm của thành phố như Khu công nghiệp Nomura, VSIP, ĐìnhVũ,Tràng Duệ với các lĩnh vực công nghiệp về điện tử, điện lạnh, ô tô Từ thực tế đó đòi hỏi phải có sự phát triển của khối các DN trong các ngành CNHT. Tuy nhiên, thực tế các DN nội địa còn gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia vào lĩnh vực CNHT.Bên cạnh đó việc xây dựng các chính sách và đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các DN hỗ trợ còn chậm trễ, đặc biệt là những giải pháp cho các DNNVV. Từ thực trạng phát triển ngành CNHT tại thành phố Hải Phòng; thực trạng hoạt động của các DNNVV trong lĩnh vực CNHT tại thành phố; những khó khăn và những rào cản khi tham gia công nghiệp hỗ trợ của các DNNVV, bài viết đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển các DNNVV trong lĩnh vực CNHT tại Hải Phòng. 178
  3. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu hiện có Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phát triển CNHT, bao gồm: Các văn bản pháp luật và chính sách của chính phủ về CNHT, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các đề tài, luận án tiến sĩ về hoạt động phát triển CNHT. Từ đó, xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Mẫu điều tra: Thực hiện điều tra khảo sát trên địa bàn thành phố tập trung vào đối tượng là các DNNVV đang hoạt động trong lĩnh vực CNHT trên địa bàn thành phố Hải Phòng: Nhóm nghiên cứu đã thu thập được danh sách 80 DN CNHT trên địa bàn Hải Phòng thuộc 6 nhóm ngành. Qua quá trình sàng lọc nghiên cứu và tìm kiếm dữ liệu liên quan, tại thời điểm nghiên cứu có 05/80 DN đã giải thể. Theo tiêu chí về DNNVV (tiêu chí vốn) thì có 35/80 là DNNVV (Chiếm 43,75%). Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 35 DN trong 06 nhóm ngành kể trên và thu được 30 phiếu khảo sát từ các DN đang tham gia trong lĩnh vực CNHT trên địa bàn thành phố. - Xây dựng phiếu hỏi: Phiếu khảo sát được nhóm nghiên cứu tập trung vào các nội dung cơ bản dựa vào mục đích nghiên cứu cần đạt được, bao gồm các nội dung chính: (1) Các thông tin chung về DN; (2) những khó khăn của DN khi tham gia vào lĩnh vực CNHT; (3) những hiểu biết và ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng tại các DN CNHT; (4) những kiến nghị của DN về chính sách đối với Chính phủ và với Thành phố . - Cách thức điều tra: Nhóm nghiên cứu triển khai đến phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý tại các DN. Ngoài các thông tin được nêu cụ thể trong bảng hỏi, cán bộ thực hiện khảo sát còn lắng nghe các ý kiến đánh giá và góp ý khác của cán bộ DN để tham khảo và bổ sung cho quá trình nghiên cứu. - Phương pháp xử lý số liệu: Trên cơ sở 30 phiếu thu được, nhóm tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp, đánh giá và xử lý số liệu. Sử dụng các biểu đồ thống kê đánh giá kết quả và một số công thức toán học để kiểm định kết quả nghiên cứu. Phương pháp thảo luận nhóm - Nhóm nghiên cứu đã trao đổi với các chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu về CNHT tại: Trung tâm phát triển DN CNHT (Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp – Bộ Công thương); VCCI; CIEM, hiệp hội DNNVV. - Tổ chức thảo luận nhóm với các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách của thành phố Hải Phòng; Các giảng viên, nhà nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố. Tham khảo nhận định của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu để có những giải pháp tối ưu nhất cho đề tài nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình phát triển CNHT tại Hải Phòng. Hải Phòng là thành phố công nghiệp với các ngành công nghiệp truyền thống có thế mạnh như: Công nghiệp chế tạo; đóng và sửa chữa tàu; sản xuất kim loại; sản xuất thiết bị cơ 179
  4. khí siêu trường, siêu trọng; sản xuất, lắp ráp ô tô tải nhẹ; sản xuất dây cáp và cáp điện, sản xuất ống nhựa; ngành da giầy, dệt may đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành CNHT và hiện tại Hải Phòng đã phát triển một số ngành CNHT sản xuất được các sản phẩm như: sơn tàu biển, kết cấu thép, vật liệu hàn (que hàn, dây hàn), nội thất, cửa chống cháy, nồi hơi, nắp hầm hàng, các thiết bị trên boong, xích neo, mỏ neo, khí cụ điện, chân vịt (tàu trọng tải nhỏ), sản xuất, lắp ráp động cơ tàu thủy, sản xuất xơ sợi polyeste Nhìn chung CNHT của Việt Nam nói chung và của thành phố Hải Phòng nói riêng còn chậm phát triển do quy mô CNHT trong nước còn đơn giản, nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp. Các nguyên vật liệu chính, chi tiết, phụ kiện có giá trị kinh tế cao vẫn phải nhập khẩu. Điển hình là các DN Nhật Bản là đối tác đầu tư lớn vào thành phố Hải Phòng nhưng tỷ lệ nội địa hóa của các nhà sản xuất Nhật Bản chỉ đạt 22,6%.1 Tình hìnhchậm phát triển CNHT tại Hải Phòng được đánh giá thông qua số lượng các DN hoạt động trong các lĩnh vực CNHT còn hạn chế và thực trạng phát triển của từng ngành CNHT không đồng đều. Căn cứ theo danh mục ngành CNHT được ưu tiên phát triển theo nghị định số 111/2015/NĐ – CP của Chính phủ về phát triển CNHT, tại Hải Phòng số lượng các DN CNHT thuộc danh mục sản phẩm các ngành ưu tiên phát triển bao gồm: - Ngành da giầy. Ngành da giầy ở Việt Nam phát triển cách đây khoảng 20 năm và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể phát triển khá nhanh và kim ngạch xuất khẩu luôn đạt trên 16%/năm [5]. So với trong nước ngành da giầy được xếp hạng thứ 3 trong các ngành xuất khẩu lớn chỉ đứng sau dệt may và dầu khí. Từ đó kéo theo sự phát triển của CNHT cho ngành da giầy phát triển. Hải Phòng với lợi thế về nhân công và cảng quốc tế thuận lợi cho xuất khẩu nên cũng thu hút khá mạnh mẽ các DN CNHT da giầy phát triển. CNHT cho ngành da giầy gần đây cũng có nhiều thay đổi tích cực đáp ứng tốt hơn nhu cầu đầu vào cho ngành da giầy. Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm da, giả da, vải cao cấp, nguyên liệu tổng hợp cao cấp, các loại keo dán đặc biệt đều phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Riêng đế giầy được các DN Hải Phòng chủ động tốt nhất. Tại Hải Phòng hiện có 15 DN tham gia vào CNHT của ngành da giầy nhưng có tới 13 DN chủ yếu là sản xuất và cung cấp đế giầy. Các DN nhìn chung còn hạn chế về vốn, quá trình đổi mới công nghệ còn chậm, dây chuyền công nghệ và trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trình độ tổ chức quản lý còn chưa cao và việc xử lý các vấn đề môi trường còn chưa được quan tâm. - Ngành dệt may CNHT cho ngành dệt may còn nhiều bất cập và yếu kém. Hiện nay, tại Hải Phòng chỉ có 5 DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT cho ngành dệt may. Năng lực các nhà máy quá nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các DN trong ngành. Mặc dù thành phố Hải Phòng có tiềm lực lớn trong sản xuất và xuất khẩu dệt may nhưng việc phát triển các DN phụ trợ còn gặp nhiều khó khăn. Các DN dệt may vẫn phải nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài như chỉ, xơ sợi, khóa kéo - Ngành điện tử- tin học 1 Theo Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) 180
  5. Sau 30 năm phát triển, ngành điện tử Việt Nam vẫn trong tình trạng lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài. Các DN điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng chỉ ước tăng 5-10%/năm. Trong khi đó, các DN FDI trong ngành điện tử, điện máy đang đứng trước sức ép phải giảm chi phí linh phụ kiện và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm sản xuất trong nước. Hiện nay ở Hải Phòng số lượng DN hỗ trợ hoạt động trong ngành điện tử gồm 14 DN trong đó 100% tỷ lệ các DN có vốn đầu tư FDI (Nguồn đầu tư chủ yếu từ Nhật Bản và Hàn Quốc) [8]. Qua đó cho thấy, do số DN phụ trợ rất ít, chất lượng linh phụ kiện chưa đảm bảo nên phần lớn các DN FDI phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các nước xung quanh hoặc trực tiếp từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Điều này vừa gây thiệt thòi cho ngành công nghiệp Việt Nam, khiến chúng ta khó thoát khỏi tình trạng gia công, lắp ráp, vừa giảm sức cạnh tranh của các DN sản xuất, lắp ráp hàng điện tử trong nước. Thực tế này cho thấy các nhà đầu tư và các DN chuyên sâu nước ngoài khi vào Việt Nam họ sẽ kéo theo các DN hỗ trợ đi kèm và như vậy là trở ngại lớn cho việc phát triển lĩnh vực CNHT cho ngành Điện tử tại Hải Phòng. Việc thiếu vắng các nhà cung cấp linh phụ kiện cũng khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này có xu hướng thận trọng hơn khi đầu tư vào Việt Nam và đây là điểm yếu căn bản trong thu hút FDI vào lĩnh vực điện - điện tử của thành phố Hải Phòng. - Ngành sản xuất lắp ráp ô tô Theo lộ trình, các nhà sản xuất ôtô trong nước cần phải tăng dần tỷ lệ nội địa hóa nhằm từng bước phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam. Điều này sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và thu hút công nghệ hiện đại vào Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, phần lớn các nhà sản xuất trong nước chưa chú trọng đến việc này mà thường chỉ nhập linh kiện rồi tiến hành lắp ráp, khiến chi phí sản xuất tăng cao. Sự yếu kém của CNHT trong ngành sản xuất ô tô đang là trở lực lớn để có thể phát triển ngành công nghiệp non trẻ này. Hiện nay, tại Hải Phòng số lượng DN hỗ trợ trong lĩnh vực lắp ráp ô tô là 18 DN bao gồm cả trong nước và nhà đầu tư nước ngoài như công ty TNHH Yazaki; Toyota Boshoku; Hoa Mai; Chiến Thắng tuy nhiên sản phẩm chủ yếu là dây dẫn điện trong xe ô tô, túi khí bảo vệ, các chi tiết bằng cao su, cụm phụ tùng, linh kiện chi tiết, hệ thống âm thanh cung cấp cho ngành sản xuất xe hơi [7]. Theo tính toán, một DN ôtô phải cần tối thiểu 20 nhà cung cấp các loại linh kiện khác nhau. Nhưng cho đến nay chưa DN lắp ráp ôtô nào tại Việt Nam có được 20 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Ngay cả những liên doanh ôtô tên tuổi như Toyota, Ford có hệ thống các nhà cung cấp linh kiện lớn cũng chưa lôi kéo được nhiều DN đầu tư vào Việt Nam. Trên thực tế, thời gian qua, các DN lắp ráp ôtô chỉ có 2-3 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Do vậy, nhiều DN phải phụ thuộc vào nguồn linh kiện nhập khẩu. Như vậy, hệ thống các DN hỗ trợ trong lĩnh vực lắp ráp ô tô trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng chưa đáp ứng đủ yêu cầu nội địa hóa của các thiết bị linh kiện cho ngành sản xuất ô tô trong nước phát triển. - Ngành cơ khí chế tạo Công nghiệp cơ khí chế tạo là một trong những ngành công nghiệp truyền thống của thành phố Hải Phòng. Lĩnh vực công nghiệp cơ khí chế tạo là một trong những lĩnh vực công nghiệp chuyên sâu được thành phố Hải Phòng ưu tiên phát triển, vì vậy các DN CNHT trong lĩnh vực đó hiện nay chiếm số lượng lớn (17 DN) với các sản phẩm là thế mạnh của thành phố 181
  6. như công nghiệp đóng tàu, chế tạo thiết bị cơ khí siêu trường siêu trọng, sản xuất linh kiện, phụtùng cung cấp cho các DN lắp ráp. - Ngành công nghiệp công nghệ cao. Trong thời gian khá dài, công nghiệp Hải Phòng phát triển nhanh nhưng đi kèm theo đó là tiêu tốn nhiều năng lượng, phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm suy thoái môi trường. Lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ xanh mới được chú trọng trong những năm gần đây trong việc thu hút các dự án, các DN chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ cao do đó số lượng DN CNHT cho ngành công nghiệp công nghệ cao của thành phố còn ít (06 DN). Thành phố đã xây dựng kế hoạch và nỗ lực triển khai thực hiện xanh hóa trong sản xuất công nghiệp, phấn đấu tới năm 2020 tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường đạt 40- 45%; 95% số khu công nghiệp và 80% số DN đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; 50% số áp dụng công nghệ sạch hơn; tích cực đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên, phấn đấu đạt 3- 4% GDP [8]. Việc sáng tạo và đổi mới kỹ thuật là động lực cho các ngành công nghiệp xanh của tương lai, với sự quyết tâm cao và hành động quyết liệt của thành phố Hải Phòng thì việc phát triển lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao và công nghệ xanh ngày càng được khẳng định tại thành phố Hải Phòng. 3.2. Thực trạng các DNNVV tham gia lĩnh vực CNHT tại Hải Phòng Thực trạng về vốn Mặc dù số lượng DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhiều nhưng số lượng DNNVV tham gia vào lĩnh vực CNHT hiện nay còn hạn chế. Trong tổng số 75 DN tham gia lĩnh vực CNHT có 35 DN có quy mô nhỏ và vừa, chiếm 47% trong tổng số các doanh nghiệp CNHT của thành phố. Vốn là yếu tố căn bản đối với các DN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các DNNVV theo quy định hiện hành, tiêu chí để phân loại là có quy mô vốn trong phạm vi 100 tỷ VNĐ. Với quy mô vốn hạn chế, các DN sẽ lựa chọn cho mình lĩnh vực đầu tư phù hợp để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi tham gia vào lĩnh vực CNHT, thực trạng các DN huy động và sử dụng vốn còn nhiều khó khăn, quy mô vốn không đồng đều. Nguồn vốn huy động chủ yếu từ tín dụng ngân hàng và người thân. Trong tổng số 35 doanh nghiệp CNHT, xét về quy mô vốn cho thấy chiếm tỷ trọng cao là các DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ và DN có quy mô vốn từ 50 đến gần 100 tỷ. Quy mô vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu vốn cho từng ngành và lĩnh vực sản xuất. Cụ thể có 29% DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ, có tới 41% DN có quy mô vốn từ 50 đến 100 tỷ, đặc biệt trong quá trình sản xuất kinh doanh thì quy mô vốn được bổ sung và tăng lên, vì vậy không có ranh giới tuyệt đối giữa DNNVV với DN lớn theo tiêu chí về vốn trong quá trình hoạt động. Điều này cho thấy các DN có nhu cầu về vốn lớn nên quy mô vốn thường xuyên được bổ sung trong quá trình hoạt động.Khi được hỏi về khó khăn khi tham gia lĩnh vực CNHT, thì 35,29% các DN đều cho rằng khó khăn vì thiếu vốn. Như vậy, khó khăn về vốn là một trong những khó khăn lớn của các DNNVV hiện nay. Thực trạng về lao động Số lượng các DNNVV tham gia vào lĩnh vực CNHT chưa nhiều về mặt số lượng DN nhưng cũng đã có những đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước và giải quyết các vấn đề về 182
  7. lao động và việc làm cho người lao động. Tỷ lệ DN có số lao động từ 200 đến 300 lao động chiếm tỷ lệ 53% trong số các DN được khảo sát. Số lượng này tập trung nhiều ở các DN CNHT cho các ngành da giầy và may mặc. Thu nhập bình quân của người lao động tại các DNNVV tham gia vào lĩnh vực CNHT đạt ở mức tương đối cao so với mặt bằng thu nhập chung của người lao động trên toàn thành phố.Theo số liệu khảo sát của tác giả thấy được thu nhập bình quân của người lao động tại các DNNVV tham gia lĩnh vực CNHT là khá cao. Cụ thể, 71% DN có bình quân thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng. Qua đó cho thấy mức độ đòi hỏi về cường độ lao động của người lao động tại các DN tham gia CNHT là cao hơn so với các DN khác. Phần lớn lao động trong các DN CNHT đòi hỏi phải có tay nghề cao trong lĩnh vực đó, đặc biệt ở một số ngành như cơ khí, điện tử tin học, lắp ráp ô tô, công nghiệp công nghệ cao chỉ một số các DN CNHT cho ngành da giầy và may mặc thì có thể sử dụng lao động phổ thông. Do đó khi tìm hiểu về những khó khăn của các DN trong quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động hiện nay, kết quả cho thấy: Tỷ lệ DN có khó khăn về lao động (là thiếu lao động được đào tạo) chiếm tới 47,06 %. Đây là yếu tố khó khăn nhất đối với các DNNVV tham gia lĩnh vực CNHT. Như vậy cho thấy việc tìm kiếm nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các DN CNHT là một trong những khó khăn lớn hiện nay. Các DNNVV tham gia lĩnh vực CNHT cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc giữ chân người lao động có tay nghề. 35,29% mẫu khảo sát cho rằng đội ngũ công nhân thường xuyên biến động. Trong khi đó 75,59% mẫu khảo sát cho thấy doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và tuyển dụng lao động có tay nghề phù hợp.Kết quả trên phản ánh khó khăn của các DN khi tham gia vào CNHT trên địa bàn thành phố Hải Phòng và đó cũng là những trở ngại lớn khi thực hiện các chính sách phát triển CNHT nói chung của thành phố và ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu nội địa hóa các ngành sản xuất công nghiệp. Thực trạng về công nghệ Phát triển CNHT là động lực để phát triển DNNVV thành các DN vệ tinh cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn trong tương lai. Mục tiêu của phát triển CNHT là thay thế nhập khẩu các linh phụ kiện đầu vào. Công nghiệp hiện nay lấy xuất khẩu là động lực, thì phát triển CNHT cần lấy thay thế nhập khẩu là động lực, trong đó tiềm lực nằm ở khối dân doanh. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của các DN CNHT còn rất hạn chế, nhất là các linh, phụ kiện đòi hỏi tính chính xác cao. Giá thành của sản phẩm tạo ra còn cao và chất lượng chưa đảm bảo tiêu chuẩn về công nghệ của sản phẩm các DN chuyên sâu do điều kiện về công nghệ của các DN còn hạn chế. Thực tế khảo sát cho thấy để tiếp cận và sử dụng được công nghệ hiện đại đòi hỏi các DN phải có đủ tiềm lực về vốn và nhân lực để có thể tìm mua và tiếp nhận chuyển giao được những công nghệ hiện đại. Nhưng thực tế cho thấy 39% các DN được hỏi cho rằng không đủ năng lực tài chính để đầu tư công nghệ hiện đại đáp ứng được các yêu cầu của các DN chuyên sâu. Vì vậy dẫn đến một thực tế là khi các DN muốn quyết định đầu tư đổi mới công nghệ thì phải chắc chắn có được những đơn đặt hàng từ phía các DN chuyên sâu nước ngoài thì mới huy động vốn đầu tư để chuyển giao công nghệ. Đây là một vòng luẩn quẩn vì các DNCS luôn muốn tìm kiếm các đối tác có công nghệ, có khả năng sản xuất phù hợp trước khi đặt hàng. 183
  8. Yếu tố cấu thành giá trị công nghệ của DN ngoài việc tìm kiếm được máy móc thiết bị hiện đại (phần cứng) thì yếu tố con người (phần mềm) là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng làm chủ công nghệ của DN. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát trên có tới 30% các DN được hỏi cho rằng DN luôn gặp khó khăn do trình độ của người lao động DN không đủ khả năng vận hành được công nghệ khi DN thực hiện đổi mới công nghệ, điều này dẫn đến DN phải mất rất nhiều chi phí đào tạo và rèn luyện tay nghề cho người lao động. Đặc biệt sau khi đào tạo nếu chế độ đãi ngộ không tốt DN phải đối mặt với việc người lao động đã được đào tạo nghỉ việc dẫn đến tổn thất chi phí và thời gian đào tạo. Thực trạng về thị trường Với đặc thù của CNHT là sản xuất sản phẩm nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng, nên thị trường của các DN CNHT của thành phố Hải Phòng là phụ thuộc chủ yếu vào DN chuyên sâu và một số DN trong ngành. Đây cũng là đặc điểm chung của các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực CNHT. Khi các DN được hỏi gặp khó khăn gì trong việc cung cấp sản phẩm ra thị trường thì có tới 45% DN trả lời gặp khó khăn vì đầu ra của DN chỉ phụ thuộc vào một DN chuyên sâu mà chưa mở rộng thị trường ra các đối tượng khách hàng khác. Do vậy sản lượng tiêu thụ của DN phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của DN chuyên sâu và việc đặt hàng của DN chuyên sâu đó, nên khiến cho các DN CNHT không có những quyết định mang tính mạo hiểm để huy động thêm vốn mở rộng quy mô và đầu tư lớn về mặt công nghệ. Đối với các DN CNHT tại Hải Phòng chủ yếu cung cấp cho các DN chuyên sâu nước ngoài, trong đó 35% là CNHT cho DN Hàn Quốc, 41% là CNHT cho DN Nhật Bản, 20% là CNHT cho DN Trung Quốc chỉ một số ít DN CNHT cho ngành may mặc và da giầy có DN chuyên sâu là các DN trong nước. Do vậy, khi cung cấp sản phẩm ra thị trường ngoài những trở ngại về chất lượng sản phẩm, thì các DN CNHT còn gặp khó khăn về sức ép từ chính phía các DN chuyên sâu nước ngoài. Các DN gặp phải khó khăn lớn nhất từ phía các DN chuyên sâu nước ngoài là khả năng ngoại ngữ của người lao động, trình độ chuyên môn của người lao động và tiêu chuẩn về quản lý chất lượng sản phẩm. Thực tế do các DN chuyên sâu nước ngoài luôn đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe đối với các DN hỗ trợ về tiêu chuẩn kỹ thuật mà cụ thể là chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo được yêu cầu về chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp chuyên sâu thì yếu tố con người của các doanh nghiệp CNHT là quan trọng. Có 41,18% mẫu khảo sát cho rằng khó khăn của họ là kỹ năng ngoại ngữ của người lao động khi làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài; 29,41% các doanh nghiệp cho rằng khó khăn về trình độ chuyên môn của người lao động; 23,53% mẫu khảo sát cho rằng khó khăn về việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm. Khách hàng luôn tạo áp lực lớn đối với các DN nói chung về giá và chất lượng sản phẩm nhưng đối với các DN CNHT thì các yếu tố đó càng khắt khe hơn khi phần lớn các khách hàng – DN chuyên sâu – của họ đều là các DN nước ngoài với trình độ phát triển về công nghệ hiện đại và trình độ quản lý sản xuất cao. Thực trạng về nguồn nguyên liệu đầu vào Nguyên liệu đầu vào là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, để có được sản phẩm đảm bảo chất lượng và lượng hàng hóa sản xuất đều đặn theo đơn đặt hàng 184
  9. của các DN chuyên sâu thì việc tìm kiếm và đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào là quan trọng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và huy động nguồn nguyên liệu đầu vào cho các DN tham gia CNHT trên địa bàn thành phố Hải Phòng là khó khăn. Vì hiện nay hầu hết các nguyên liệu cho sản xuất của các doanh nghiệp CNHT FDI đều phải nhập khẩu từ công ty mẹ hoặc có thể do công ty mẹ chỉ định. Do vậy, đã tạo ra sự lệ thuộc trong hoạt động cung ứng đầu vào của các doanh nghiệp CNHT đối với các DN chuyên sâu. Nhiều khi cung ứng nguyên liệu đầu vào họ phải chịu áp lực giá cao. Ví dụ như đối với ngành dệt may trên địa bàn thành phố tỷ lệ trên 80% vải da, giả da và các phụ liệu như chỉ khâu, nút áo, khóa kim loại, vật liệu lót phải nhập từ nước ngoài. Do áp lực và đòi hỏi về chất lượng sản phẩm đầu ra của các DN chuyên sâu đồng thời thị trường trong nước còn hạn chế nguồn cung, vì vậy việc nội địa hóa nguồn nguyên liệu đầu vào của các DN công nghiệp còn hạn chế. Thực trạng về trình độ quản lý Khi đánh giá về trình độ quản lý của các DNNVV tham gia lĩnh vực CNHT hiện nay thể hiện ở công tác đảm bảo các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý sản xuất. Một trong những giải pháp quan trọng hiện nay mà các DN đang áp dụng để nâng cao năng lực quản lý các quá trình sản xuất là áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng, các mô hình quản lý của các quốc gia có nền sản xuất phát triển tại các DNNVV. Cụ thể qua kết quả khảo sát có 47% các DN đang áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000; 29% các DN có áp dụng ISO 14000 và có 30% các DN áp dụng 5S vào DN. Với mục đích chính là tạo ra một môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, thuận tiện, giảm thiểu lãng phí, an toàn trong sản xuất nhiều DNNVV tại Hải Phòng đã áp dụng 5S vào quá trình quản lý chất lượng2. 5S với những nguyên lý không quá phức tạp, phù hợp với mọi loại hình DNNVV nên rất thuận tiện khi các DN thực hiện áp dụng. Tuy nhiên, với tỷ lệ các DN đang áp dụng hiện nay thì đây là tỷ lệ thấp so với những yêu cầu và đòi hỏi của các DN chuyên sâu luôn khắt khe về điều kiện chất lượng. Một trong những khó khăn khiến các DN lúng túng trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng hiện nay là họ không được đào tạo và tập huấn về những hệ thống quản lý chất lượng mà các DN đối tác đặt ra (Có tới 47% DN đang áp dụng các tiêu chuẩn được hỏi đều trả lời không được đào tạo và hướng dẫn từ phía DN đối tác). Bên cạnh đó, khi được hỏi về những khó khăn của DN khi áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng vào DN thì gần 30% DN đều trả lời là khó khăn do nhận thức của người lao động về vai trò của hệ thống quản lý chất lượng chưa cao, 20% DN trả lời do thói quen của người lao động chưa rèn luyện tác phong công nghiệp. Vì vậy, việc áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng luôn gặp khó khăn hoặc thậm chí là chống đối từ phía người lao động. 3.3. Những rào cản khi DNNVV tham gia vào CNHT tại thành phố Hải Phòng. Các yếu tố thuộc nội bộ ngành Với những đặc điểm hiện có về quy mô và số lượng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng cùng với những thực trạng phát triển hiện nay. Nhóm nghiên cứu có thể 25S là công cụ quản lý chất lượng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Theo từ gốc tiếng Nhật Bản, 5 chữ S trong mô hình 5S là viết tắt của Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), Shitsuke (Sẵn sàng) 185
  10. đánh giá những rào cản mà các DNNVV gặp phải khi tham gia vào lĩnh vực CNHT trên địa bàn thành phố hiện nay như sau: - Về quy mô DN: Số lượng DNNVV ở Hải Phòng là lớn nhưng số lượng DNNVV tham gia vào lĩnh vực CNHT chưa nhiều (gần 1%) mà thực tế các DN cũng đang tích cực mở rộng lĩnh vực và đa dạng hóa các hoạt động. Tuy nhiên, để có thể tham gia được vào lĩnh vực CNHT đòi hỏi các DN phải có quy mô về vốn đồng thời tiềm lực tài chính lớn để đủ sức đáp ứng theo các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các DN chuyên sâu nước ngoài. Trong khi đó theo thực tế thì tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư cho các DN CNHT còn chưa cao (dưới 10% năm). Các DN với quy mô nhỏ sản xuất phân tán, hoạt động chủ yếu dưới dạng gia công, chỉ sản xuất được những sản phẩm đơn giản, nhỏ lẻ như các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp. Dẫn đến quy mô và mức độ bền vững các liên kết của các doanh nghiệp CNHT với DN nước ngoài còn yếu. Như vậy với quy mô vừa và nhỏ tạo lợi thế cho các DNNVV có thể linh hoạt tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của nền kinh tế, thuận lợi cho việc hình thành nên DN vệ tinh cho các DN chuyên sâu. Tuy nhiên để tồn tại được trên thị trường và đáp ứng yêu cầu khắt khe của một số ngành đòi hỏi về công nghệ (ngành điện tử, công nghiệp công nghệ cao ) thì quy mô vốn là một rào cản lớn đối với các DNNVV để có thể tham gia vào lĩnh vực CNHT. - Về trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm: Tuy một số DN đã có sự đầu tư mua máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, nhưng việc làm chủ các phần vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị còn hạn chế. Việc liên kết và tận dụng năng lực công nghệ của các DN còn yếu (nhất là các DN hỗ trợ của Hải Phòng với các DN FDI) dẫn đến việc nắm bắt và hấp thụ công nghệ của các DN mình còn thấp. Đặc biệt trình độ công nghệ của người lao động vận hành máy móc thiết bị còn chưa đồng đều giữa các ngành. Vì vậy, để đảm bảo có thể tham gia vào lĩnh vực CNHT đòi hỏi các DN phải vượt qua được những rào cản về trình độ công nghệ và tay nghề của người lao động. - Về thị trường: Việc các DNNVV tham gia vào lĩnh vực CNHT còn gặp phải những rào cản về thị trường. Việc tìm kiếm được những đối tác nước ngoài để có thể đặt hàng sản xuất mang tính dài hạn là khó khăn. Vì hiện nay thực tế các DNNVV khi tham gia vào lĩnh vực CNHT đang bị ràng buộc bởi các DN chuyên sâu đưa ra điều kiện đạt tiêu chuẩn về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thì mới ký hợp đồng, nhưng ngược lại các DNNVV chỉ khi có các hợp đồng ký kết thì mới có thể quyết định đầu tư thiết bị máy móc và nhân lực để thực hiện quá trình sản xuất vì không thể tìm kiếm được các khách hàng khác để có thể cung ứng thay thế. Bên cạnh đó, các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến Việt Nam chủ yếu sản xuất các khâu trung gian rồi bán cho DN lắp ráp hoàn thiện ở những quốc gia khác. Hải Phòng chưa có nhiều các doanh nghiệp tham gia sản xuất ở công đoạn có giá trị gia tăng cao nên chưa tạo động lực về cầu cho CNHT trên địa bàn thành phố. - Về chi phí sản xuất: Do tính chất sản xuất của các DNNVV khi tham gia vào lĩnh vực CNHT mang tính nhỏ lẻ, đồng thời với công nghệ sản xuất còn lạc hậu, mang tính gia công nhiều nên khi tham gia vào CNHT các DNNVV có chi phí sản xuất cao hơn so với các DN sản xuất cùng mặt hàng ở nước ngoài. Vì vậy, việc tạo ra được một sản phẩm đảm bảo chất lượng và chi phí sản xuất cạnh tranh là một trong những rào cản lớn đối với các DNNVV tham gia vào lĩnh vực CNHT. 186
  11. - Về nguyên liệu đầu vào: Hầu hết các DN CNHT sử dụng nguồn nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị được cung cấp bởi các đối tác chiến lược từ nước ngoài. Các DN CNHT trong nước thường không tiếp cận cung cấp đầu vào cho các DN FDI, một phần do chất lượng sản phẩm trong nước chưa bảo đảm, một phần do các DN FDI đã có các công ty liên kết trong cùng tập đoàn cung ứng đầu vào. Các yếu tố thuộc về chính sách vĩ mô của Nhà nước Khi được hỏi về đánh giá của các DN đối với các chính sách của thành phố đối với hoạt động của các DN, các DN đều có sự ghi nhận có sự cải thiện về mặt chính sách trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, sự cải thiện đó chưa được nhiều, cụ thể với câu hỏi “Trong 3 năm gần đây DN có thấy lĩnh vực nào được cải thiện hơn?” thì các DN đánh giá cao việc thành phố thúc đẩy tăng cường cơ hội tiếp cận và hợp tác với các DN nước ngoài (52% các DN đánh giá đó là lĩnh vực được cải thiện hơn). Bên cạnh đó, các lĩnh vực về chính sách thuế, chính sách đối với lao động và vốn đầu tư có những cải thiện nhưng chưa được các DN đánh giá cao và có tính thiết thực đối với các DN. - Chính sách thuế: Các chính sách và thủ tục về thuế hiện còn là một trong những rào cản và khó khăn lớn đối với các DN. 41,18% các DN được hỏi có đánh giá về chính sách thuế trong những năm gần đây có cải thiện hơn. Tuy nhiên vẫn còn những rào cản khó khăn cho các DN. Cụ thể như thuế suất thuế TNDN còn khá cao so với khu vực đã tạo ra động cơ thúc đẩy các công ty đa quốc gia trốn, tránh thuế bằng việc lợi dụng giá chuyển nhượng hoặc thay đổi cơ cấu tài trợ vốn giữa góp vốn cổ phần và vốn vay. Mặc dù Việt Nam có điều kiện cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư thuận lợi hơn nhưng với việc Việt Nam áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 25% cũng một phần làm ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mặt khác thuế suất cao cũng tạo ra động lực thúc đẩy các công ty đa quốc gia sử dụng các biện pháp kỹ thuật tinh vi để trốn thuế, chuyển lợi nhuận cho các công ty liên kết thông qua cơ chế định giá chuyển nhượng. - Chính sách về đào tạo nhân lực cho các DN CNHT. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, thành phố đã triển khai xây dựng các đề án về đào tạo nghề, đào tạo lao động chất lượng cao tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn. Tuy nhiên các chương trình đào tạo chưa được cụ thể theo yêu cầu của từng DN và từng lĩnh vực ngành nghề. Vì mỗi ngành công nghiệp sẽ có những yêu cầu về trình độ công nghệ khác nhau và chưa có chính sách đào tạo riêng cho các DN CNHT của từng ngành. Công tác đào tạo nghề tại Hải Phòng đang trong tình trạng lao động kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn thì lại không đáp ứng được các yêu cầu về ngoại ngữ và ngược lại. Chiến lược đào tạo nghề còn nhiều bất cập trong quy hoạch ngành, lĩnh vực đào tạo và cấp đào tạo, công tác dự báo nhu cầu đầu vào – đầu ra, thiết lập mối liên kết giữa nhà trường và DN còn yếu dẫn đến mất cân bằng cung cầu lao động, hạn chế sự phát triển nhân lực của địa phương và không đáp ứng được nhu cầu lao động của các DN nói chung và các DN CNHT nói riêng. - Các chính sách hỗ trợ vốn đầu tư và quyền sử dụng đất cho các DN của thành phố trong thời gian gần đây được các DN đánh giá mức độ cải thiện chính sách thấp (18,55% các DN cho rằng có cải thiện hơn về chính sách huy động vốn đầu tư; 5,8% DN cho rằng nhận được sự cải thiện hơn về chính sách đối với quyền sử dụng đất). Mặc dù trong năm 2014 thành phố Hải Phòng tiếp tục thực hiện gia hạn thời gian nộp tiền sử dụng đất theo quy định 187
  12. của chính phủ, hay hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với thị trường bất động sản cũng chưa hấp dẫn được các DN tham gia đặc biệt các DN vẫn gặp phải những khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. - Các chính sách hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ và các chính sách ưu đãi khác: Một trong những rào cản lớn đối với các DN CNHT là về trình độ hấp thụ công nghệ. Để có được công nghệ hiện đại các DN phải có khả năng tìm kiếm và chuyển giao được những công nghệ hiện đại phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của các DN chuyên sâu. Thực tế cho thấy các DN Hải Phòng có nhu cầu cao về công nghệ và thiết bị, bí quyết để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Sức mua khá dồi dào cho thị trường khoa học công nghệ Hải Phòng nhưng thị trường mới chỉ đáp ứng được 56% tổng số nhu cầu mua hàng của các đơn vị. 44% các nhu cầu không được thỏa mãn3. Qua đó cho thấy các DN rất cần sự hỗ trợ từ phía thành phố để có thể tìm kiếm được công nghệ đáp ứng nhu cầu. Mặc dù thành phố đã có sàn giao dịch công nghệ thiết bị thu hút được các DN đến tìm kiếm thực hiện giao dịch, nhưng ngoài sàn giao dịch không có một đơn vị tổ chức nào chuyên hoạt động về môi giới, tư vấn đánh giá, định giá và giám định công nghệ. Phần lớn các tổ chức trung gian môi giới hiện nay do các nhà khoa học lập ra chỉ có khả năng cung cấp các dịch vụ mà họ sẵn có thay vì gắn với nhu cầu luôn thay đổi của thị trường do đó chưa thể đóng vai trò là chiếc cầu nỗi giữa bên bán và bên mua công nghệ. Đối với các chính sách phát triển CNHT mới dừng lại ở mức chỉ ra các ngành cần khuyến khích và những nội dung được Chính phủ ưu đãi cho DN tham gia CNHT mà chưa có quy hoạch cụ thể cho phát triển lĩnh vực này. Khi các DNNVV muốn tham gia vào lĩnh vực CNHT họ chưa biết được mình được ưu đãi và tạo điều kiện về những yếu tố gì hơn khi tham gia vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác. 3.4. Một số giải pháp phát triển DNNVV tham gia lĩnh vực CNHT tại Hải Phòng. Giải pháp từ góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, Thành phố Một là, đẩy mạnh việc hoàn thiện quy hoạch phát triển chi tiết đối với CNHT trên địa bàn thành phố. Trong quy hoạch phát triển công nghiệp của thành phố cũng đã đưa ra những định hướng chiến lược phát triển CNHT ưu tiên đối với các ngành cơ khí và điện tử. Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa có quy hoạch chi tiết đối với lĩnh vực CNHT riêng thực hiện theo chủ trương của chính phủ về danh mục các ngành CNHT ưu tiên phát triển. Vì vậy, khâu đột phá đầu tiên để phát triển ngành này là hoàn thiện lại quy hoạch phát triển CNHT. Trong đó từng ngành, từng lĩnh vực phải rà soát và đề ra mục tiêu phát triển các sản phẩm phụ trợ của ngành mình trên quan điểm có thể làm được thì phải chắc chắn và đề ra tiến độ cụ thể việc nội địa hóa cho từng sản phẩm, từng chi tiết chứ không đề ra mang tính chất chung chung như thời gian vừa qua. Hai là, đổi mới các chính sách về đất đai và chính sách thuế nhằm khuyến khích các DNNVV tham gia vào CNHT. 3Báo cáo của Sở KHCN tại kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV 188
  13. Một trong những khó khăn của các DNNVV là hạn chế về mặt bằng sản xuất kinh doanh, nhưng bên cạnh đó chi phí liên quan đến quyền sử dụng đất là một trong những chi phí lớn của các DN. Như vậy để khuyến khích các DNNVV tham gia vào lĩnh vực CNHT thì thành phố cần có những chính sách ưu đãi về quyền sử dụng đất để các DN có thể tập trung vốn dành cho đầu tư về công nghệ sản xuất đáp ứng theo các tiêu chuẩn khắt khe của các DN chuyên sâu. Cần xếp các DN sản xuất các sản phẩm phụ trợ vào nhóm các DN được ưu đãi về thuế, để các DN này khi thành lập được hưởng thời gian miễn giảm thuế như các DN được ưu đãi đầu tư khác. Ba là, chính sách về tín dụng và đầu tư, thành phố phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ thông qua quỹ tín dụng ưu đãi trong CNHT. Thành phố cần xây dựng những chính sách ưu đãi tín dụng riêng để khuyến khích các DNNVV tham gia lĩnh vực CNHT.Đối với hoạt động đầu tư của thành phố (Nhà nước), để phát triển ngành CNHT một cách hiệu quả tạo sự phát triển đột phá của ngành CNHT, thành phố cần có sự đầu tư thích đáng cho ngành này, bao gồm cả các dự án đầu tư và sự hỗ trợ DN. Đồng thời, cần dành riêng nguồn lực đầu tư mạnh mẽ cho ngành CNHT, không lồng ghép với các chương trình khác. Với đặc điểm các DNNVV có năng lực còn yếu, cần phải thành lập Quỹ Đầu tư CNHT riêng cho ngành CNHT. Bốn là,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành CNHT. Chất lượng nguồn nhân lực cho ngành CNHT là một trong những hạn chế của DN CNHT tại thành phố Hải Phòng đặc biệt là các DNNVV. Do đó hạn chế này cần phải được khắc phục và tập trung nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng của người lao động. Để thực hiện được điều này thành phố cần thực hiện tích cực các đề án đào tạo nhân lực nhân tài, đề án đào tạo lao động lành nghề tài năng chất lượng cao theo như trong kế hoạch hành động của UBND thành phố Hải Phòng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố giai đoạn 2011- 2020. Bên cạnh đó mở rộng sự liên kết trong đào tạo giữa các trường đại học trong nước và các trường đại học có uy tín trên thế giới. Đồng thời, cần có sự đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo, từ các trường đại học cho đến các trường dạy nghề để nâng dần chất lượng của những người lao động trong tương lai.Từ đó thành phố hỗ trợ kết nối giữa các DN CNHT và các cơ sở đào tạo để có được nguồn cung nhân lực chất lượng cao theo như tiêu chí đặt hàng của các DN. Năm là, tăng cường sự liên kết giữa các DN trong quá trình phát triển CNHT. Cần đẩy mạnh sự liên kết giữa các DN trong nước với nhau cũng như giữa các DN trong và ngoài nước trong việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm phụ trợ. Thành phố và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, các hiệp hội DN cần phối hợp với các DN trong nước và nước ngoài có nhu cầu về các sản phẩm hỗ trợ cũng như các DN có khả năng sản xuất những sản phẩm này để tổ chức các buổi hội thảo về phát triển các sản phẩm hỗ trợ của từng ngành, từng lĩnh vực; tổ chức các hội chợ, triển lãm về sản phẩm (Thời gian qua thành phố (sở KHCN) đã tổ chức những buổi triển lãm sản phẩm CNHT tuy nhiên chưa thu hút được đông đảo các ngành tham gia). Thông qua đó làm cầu nối cho các DN trong và ngoài nước liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc thành lập liên doanh để cùng nhau sản xuất các sản phẩm phụ trợ.Nghiên cứu xây dựng đề án phát triển thị trường cho các sản phẩm công nghiệp của thành phố. Hỗ trợ giới thiệu DN tham gia chương trình xúc 189
  14. tiến thương mại quốc gia; hỗ trợ, xác minh đối tác hợp tác đầu tư thương mại cho DN; làm cầu nối cho các DN hợp tác phát triển kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng mở rộng thị trường. Sáu là,hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng,môi trường công nghệ tạo điều kiện cho CNHT phát triển. Hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Trong thời gian qua thành phố Hải Phòng đã tạo được môi trường hấp dẫn để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài lớn vào các khu công nghiệp của thành phố. Tuy nhiên để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho các nhà đầu tư, giúp cho hàng hóa của họ (linh kiện, vật tư, phụ tùng ) thuận lợi hơn trong việc lưu thông cả ở thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó việc cung cấp các thông tin công nghệ kịp thời cho các DN là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các DN khi nắm bắt được các thông tin về công nghệ thiết bị hiện đại cập nhật để có thể tiếp thu và hấp thụ được các công nghệ tiên tiến nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN.Thúc đẩy các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu tăng cường cập nhật công nghệ hiện đại trên thị trường để đưa vào đào tạo và rèn luyện kỹ năng vận hành công nghệ cho người lao động. Bảy là, thành phố cần tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch phát triển CNHT. Thành phố (Sở Công Thương) cần thành lập một bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi việc triển khai kế hoạch phát triển các sản phẩm phụ trợ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế (có thể trực thuộc Phòng Công nghiệp– Sở Công Thương). Để bộ phận này hoạt động có hiệu quả, cần bố trí những cán bộ chuyên trách có năng lực để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch cũng như các kế hoạch phát triển ngành CNHT trên địa bàn thành phố. Từ đó tham mưu đề xuất thực hiện các dự án phát triển tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các DNNVV tham gia CNHT thuận lợi không phải mất quá nhiều chi phí trung gian như tìm kiếm các nguồn nguyên liệu đầu vào, tìm kiếm thị trường hay công nghệ. Giải pháp từ phía các DNNVV Một là, phát triển nguồn vốn cho DN. DN chủ động tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ các DNNVV nhất là thuộc lĩnh vực CNHT. Tạo vốn thông qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng để tạo sức hút đầu tư cho các DN; Bên cạnh đó có thể áp dụng chính sách tạo vốn đầu tư bằng cách thuê mua tài chính, nhất là thuê mua tài chính của các tổ chức nước ngoài. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, lành mạnh hóa tài chính của các DN, các chủ đầu tư. Xây dựng cơ chế thoả đáng để huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu; liên doanh, liên kết trong hợp tác sản xuất. Đặc biệt trong thời gian tới khi hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, việc các DN có thể tận dụng cơ hội thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của DN mình. Hai là, chủ động thực hiện các chính sách đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ và tay nghề của người lao động trong DN. Để có được đội ngũ lao động có tay nghề và có trình độ thì ngoài việc thực hiện tuyển chọn đầu vào thì bản thân các DN cũng phải thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng trình độ tay nghề cho người lao động và cập nhật 190
  15. những kiến thức mới về khoa học công nghệ. Các DN nên kết hợp với các trường trên địa bàn thành phố để phối hợp đào tạo cho người lao động để có được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu khi tham gia lĩnh vực CNHT.Tăng cường năng lực về quản trị kinh doanh, xây dựng chiến lược bồi dưỡng đối với chủ DN, cán bộ quản lý trong DN. DN cần thực hiện liên kết và hợp tác cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Ba là, giải pháp về khoa học công nghệ, thông tin thị trường: Việc thường xuyên cập nhật các thông tin về khoa học công nghệ mới là một trong những hoạt động giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Bên cạnh đó vấn đề thị trường đầu ra là một trong những rào cản lớn đối với các DN CNHT, đặc biệt khó khăn đối với các DNNVV không phải là các công ty con của các DN nước ngoài vì để có thể có những nguồn khách hàng lâu dài và ổn định là vấn đề mà các DNNVV khó tiếp cận. Để thực hiện được việc này đòi hỏi các DN thường xuyên quan tâm thực hiện các chương trình hỗ trợ, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng lực quản lý, khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các DN thông qua việc tham gia vào các hiệp hội như hiệp hội DNNVV, các tổ chức thúc đẩy phát triển CNHT. Tăng cường hoạt động trao đổi thông tin giữa DN và các cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ. Tận dụng sự trợ giúp của cơ quan quản lý nhà nước trong việc xác minh đối tác hợp tác đầu tư thương mại nước ngoài đối với DN. Bốn là, tăng cường công tác quản lý sản xuất, cụ thể đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý sản xuất như ISO, 5S. Đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng 5S là một phương pháp hữu ích giúp các DN nói chung và các DNNVV nói riêng loại bỏ lãng phí, xây dựng môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn, phát triển ý thức của người lao động và tạo dựng văn hóa nơi làm việc. DNNVV với mô hình quản lý nhỏ, linh hoạt nên thực hiên tốt 5S có thể mang lại một số lợi ích cho DN như: nâng cao năng suất, cái tiến chất lượng sản phẩm, cắt giảm chi phí, giao hàng đúng hạn, đảm bảo an toàn trong công việc và nâng cao ý thức, kỷ luật cho người lao động, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Năm là, tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về vốn, cơ chế, chính sách, luật pháp, xúc tiến thương mại, tư vấn về thiết bị công nghệ hiện đại cho DN. Vì lĩnh vực CNHT là một trong những lĩnh vực công nghiệp được ưu tiên phát triển đối với khu vực các DNNVV. Vì vậy, nhà nước sẽ có những chính sách khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiêp vào lĩnh vực này để thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra về phát triển CNHT và ngành công nghiệp trong nước. Giải pháp từ phía các hiệp hội Các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay có những đóng góp to lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Một số hiệp hội như: Hiệp hội DNNVV, hội doanh nhân trẻ, các thương hội cùng với tổ chức Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thường xuyên có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nói chung. Để thúc đẩy các DNNVV tham gia vào lĩnh vực CNHT, thì các hiệp hội cần có thực hiện một số giải pháp hỗ trợ sau: - Hỗ trợ thông tin, tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp về lợi ích của việc tham gia lĩnh vực CNHT. Phối hợp với Trung tâm phát triển CNHT thực hiện các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ chế tạo thử nghiệm sản phẩm CNHT thuộc danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển. 191
  16. - Hiệp hội nên thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo tạo sân chơi chung cho các doanh nghiệp CNHT được giao lưu học hỏi và nâng cao trình độ quản lý. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản trị sản xuất phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. - Kết nối, hỗ trợ tìm các doanh nghiệp chuyên sâu cho DNNVV có đủ điều kiện tham gia CNHT, hỗ trợ hoạt động phát triển thị trường cho các doanh nghiệp. Phối hợp với trung tâm phát triển CNHT để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ triển lãm về CNHT để thúc đẩy sự tham gia của các DNNVV. - Thực hiện tư vấn với chính phủ , với cơ quan quản lý Nhà nước về những khó khăn, vướng mắc của DNNVV khi tham gia CNHT để Chính phủ kịp thời điều chỉnh chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tham gia vào lĩnh vực CNHT. KẾT LUẬN DNNVV đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vì những đặc điểm và lợi thế của nó. Mô hình DNNVV vẫn là lựa chọn phù hợp cho các nhà đầu tư Việt Nam phát triển kinh tế hiện nay. Thực hiện các chiến lược phát triển công nghiệp, cụ thể là ưu tiên phát triển CNHT nhằm mục đích nội địa hóa các linh kiện thiết bị sản xuất cần được xây dựng chi tiết, cụ thể và áp dụng đối với đối tượng DN cụ thể. Chính vì vậy những giải pháp ưu tiên phát triển và thúc đẩy DNNVV tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực CNHT là một lựa chọn phù hợp với bối cảnh kinh tế của Việt Nam nói chung và của thành phố Hải Phòng nói riêng. Việc đề xuất những giải pháp cụ thể để các DNNVV vượt qua được những rào cản, những thách thức tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ góp phần thúc đẩy công nghiệp thành phố phát triển là cần thiết. Những giải pháp đó từng bước thực hiện mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp hiện đại trên địa bàn thành phố, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược để Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp hiện đại. 192
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Hồng (2015), Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy các DNNVV tham gia lĩnh vực CNHT tại Hải Phòng, Đề tài nghiên cứu Bộ Công thương, 2015. 2. Phạm Thị Thu Hằng (2002), Hợp tác chính phủ-DN nhằm tăng cường năng lực cho các DNNVV trong điều kiện hội nhập, Kinh tế và phát triển 3. Trương Thị Chí Bình (2010), Phát triển CNHT cho ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 4. MPI-Cục DN (2014), Sách trắng về DNNVV Việt Nam 2014. NXB Thống kê Hà Nội 5. Nghị định số 111/NĐ- CP ngày 26 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển. 6. Cục thống kê thành phố Hải Phòng, Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2011,2012,2013,2014. 7. Quyết định số 9028/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 8. Quyết định số 1225/QĐ – UBND ngày 01/07/2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 -2020 tầm nhìn đến năm 2025. 9. UBND thành phố Hải Phòng, Quyết định số 605/ QĐ –UBND ngày 21 tháng 4 năm 2011 về việc ban hành kế hoạch hành động của UBND thành phố Hải Phòng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của cả nước. 10. JETRO,(2003), Japanese – Affiliate Manufacture in ASia 11. MITI (1985), white paper on Industrial and Trade 12. Ohno K. (2007), Building supporting industries in Vietnam, VDF&GRIPS 193