Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 3060
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_thuc_day_xuat_khau_mat_hang_r.pdf

Nội dung text: Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn

  1. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC QUA CÁC CỬA KHẨU THUỘC TỈNH LẠNG SƠN 经凉山省各口岸的越南蔬菜和水果销向中国市场的现状与扶持措施 TS. Nguyễn Đức Nhuận Trường Đại học Thương mại 商业大学博士 阮德润 Tóm tắt Mặt hàng rau quả là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Hiện nay, rau quả được xuất khẩu sang một số quốc gia trên thế giới, trong đó, Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng này. Trung Quốc có vị trí địa lý chung đường biên giới với nước ta, nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển các mặt hàng xuất khẩu. Những năm gần đây mặt hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu được vận chuyển bằng đường bộ qua các cửa khẩu thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc, trong đó Lạng Sơn cùng với hệ thống các cửa khẩu, các lối mở phục vụ buôn bán với Trung Quốc là một trong những điểm trung chuyển lớn của các loại rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua Lạng Sơn đã có những thành công nhất định, góp phầntrong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn và còn chiếm tỷ lệ không lớn so với nhu cầu nhập khẩu rau quả của Trung Quốc. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng một số mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc Lạng Sơn thời gian qua, bài viết đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Xuất khẩu, rau quả, Lạng Sơn, Trung Quốc 摘要 水果和蔬菜是越南销向中国的重要货品之一。目前,水果和蔬菜被销向世界上 的一些国家,其中中国是我国蔬菜水果的主力出口市场。中国与我国共用一段较长的 陆上边界,因此向此市场出口的交通运输非常方便。这些年来,蔬菜水果销向中国的 主要道路就是通过北部边界口岸的陆运,其中凉山及其口岸系统、服务与中国进行买 卖的关口成为蔬菜水果销向中国的重大中转站。通过凉山向中国出口的蔬菜水果已经 获得一定的成功,有助于发展当地经济社会,同时,也遇到了很多困难,而其在中国 进口需求的比例仍不高。在研究最近越南蔬菜水果通过凉山口岸销向中国的状况,本 文提出一些建议和措施,旨在为促进目前背景下蔬菜水果向中国的出口活动作出贡 献。 关键词:出口,蔬菜水果,凉山,中国 625
  2. 1. Khái quát về tình hình xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam Trước khi hệ thống XHCN tan rã, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông sản nói chung, rau quả nói riêng sang các nước XHCN như Liên Xô, các nước Đông Âu, Cuba Tuy nhiên, sau khi hệ thống này tan rã, các doanh nghiệp Việt Nam đã đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu sang các nước châu Á, châu Phi và các nước phát triển. Hiện nay, các thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN. Hiện nay, hàng nông sản xuất khẩu chiếm khoảng 35% - 40% khối lượng nông sản mà Việt Nam sản xuất ra, trong đó, lúa gạo chiếm khoảng 20%, cà phê 95%, cao su 85%, hạt điều 90%, chè 80%, hạt tiêu 95%. Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu thô, tăng tỷ lệ chế biến sâu. Đã xuất hiện nhiều mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm và có triển vọng gia tăng xuất khẩu như cà phê, cao su, gạo, rau quả 2010 2011 2012 2013 2014 Hình: 1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả từ năm 2010 - 2014 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ NN&PTNT Những năm vừa qua, thị trường xuất khẩu mặt hàng rau quả có xu hướng phát triển nhanh, hội nhập kinh tế cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển. Rau quả là một trong những ngành hàng xuất khẩu giàu tiềm năng của Việt Nam, những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 2010 kim ngạch xuất khẩu rau quả mới chỉ đạt 409.5 triệu USD, năm 2011 đạt 630 triệu USD, tăng 35,5% so với năm 2010, lọt vào nhóm 5 quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới. Năm 2014, xuất khẩu rau quả đạt 1477 triệu USD. Năm 2015, đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 1,52 triệu USD, tăng 20,89% so với cùng kỳ 2014, nhiều chuyên gia đã dự báo trong cả năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể sẽ lần đầu tiên chạm mốc 2 tỷ USD. Hiện nay, các mặt hàng rau quả của Việt Nam đã có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, 10 thị trường chủ lực, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hà Lan, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Nga. Xuất sang Nhật Bản đạt 62,32 triệu USD, giảm 0,36% so cùng kỳ; sang Hàn Quốc đạt 56,53 triệu USD, tăng 15,16%; sang Hoa Kỳ đạt 45,03 triệu USD, giảm 7%. Nhìn chung, hầu hết các thị trường đều có mức tăng trưởng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý là thị trường Campuchia, tuy kim ngạch chỉ đạt 6,23 triệu USD, nhưng lại có mức tăng trưởng mạnh nhất: 238,76%. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả sang Indonesia, Nga và Ucraina lại sụt giảm mạnh, với mức giảm lần lượt là: 42,44%, 34,98% và 39,36% về kim ngạch so với cùng kỳ. Nhiều loại trái cây, như: nhãn, vải, xoài đã tiếp cận được với nhiều thị trường xuất khẩu khó tính, như: Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản , góp phần giúp cho xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng 626
  3. mạnh. Việc tiếp cận những thị trường này có được là do, thời gian qua, nước ta có nhiều diện tích rau quả đạt tiêu chuẩn VietGAP. Điển hình như: trong tháng 9/2015, đã có trên 20 ha nhãn lồng Hưng Yên đạt tiêu chuẩn VietGAP được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, sản phẩm thanh long cũng đã được thị trường Nhật Bản chấp nhận. Có thêm thị trường mới cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro. Những biến động của thị trường này đã và đang gây nên những bấp bênh về giá cả, gây khó khăn cho người nông dân sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu. 400 350 300 Trung Quốc 250 Nhật Bản 200 150 Hoa Kỳ 100 Hà Lan 50 Nga 0 2010 2011 2012 2013 2014 Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trên các thị trường Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ NN&PTNT Những năm gần đây Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường này đạt 374 triệu USD. Tính đến hết tháng 10 năm 2015, Trung Quốc đã nhập khẩu rau quả từ Việt Nam với giá trị 989,67 triệu USD, tăng 193% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 64,95% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả nước ta. Các mặt hàng XK sang Trung Quốc tương đối đa dạng do kiểm soát và yêu cầu về chất lượng ở thị trường này không quá cao như các nước EU, Mỹ, Nhật Bản. Các mặt hàng chủ yếu gồm: dưa hấu, xoài, chuối, thanh long, nhãn, chôm chôm Tuy nhiên xuất khẩu vào thị trường này, các sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của Thái Lan. Những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam đồng thời cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Thái Lan. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hai nước trên thị trường Trung Quốc ngày càng gay gắt khi cả Việt Nam và Thái Lan đang tìm mọi cách để gia tăng xuất khẩu. Thái Lan đã tìm ra các biện pháp để khắc phục bất lợi về khoảng cách địa lý của mình. Thái Lan và Trung Quốc cũng đầu tư rất lớn để cải tạo sông Mekong thành một đường thủy vận chuyển rất an toàn, chi phí rất rẻ cho những mặt hàng cồng kềnh, đòi hỏi cao về bảo quản như rau quả. Bên cạnh đó, rau quả Thái Lan vẫn đến được với các tỉnh miền Tây của Trung Quốc trong ngày bằng hàng không. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam với phương thức vận chuyển chủ yếu bằng xe ô tô nên đã bị bỏ lại rất xa trong cuộc chạy đua rút ngắn thời gian đưa sản phẩm rau quả tươi vào thị trường Trung Quốc. 2. Tình hình xuất khẩu rau quả qua cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn. Những năm gần đây hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục diễn ra sôi động và có sự tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp của hai bên đã chủ động mở 627
  4. rộng thị trường và đẩy mạnh quan hệ trao đổi hàng hoá, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đạt được thành tích tốt do nhu cầu của của thị trường Trung Quốc tăng đối với một số hàng hóa của Việt Nam như nông sản, lâm sản. Nhìn chung, nông sản trong đó có các loại rau quả Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam sang Trung Quốc. Những năm gần đây khối lượng hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu luôn tăng trưởng mạnh, năm 2010 khối lượng hàng hóa xuất khẩu là 2,1 triệu tấn, giá trị xuất khẩu là 498 triệu USD. Đến năm 2014 khối lượng hàng hóa xuất khẩu là 2,3 triệu tấn với giá trị xuất khẩu là 520 triệu USD. Bảng 1: Tổng hợp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn từ 2010 - 2014 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Khối lượng hàng hóa xuất 2,1 1,9 1,95 2,0 2,3 khẩu (Triệu tấn) Giá trị (Triệu USD) 498 400 450 460 520 Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn Với các mặt hàng rau quả, các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Những năm gần đây, Lạng Sơn, với hệ thống đường giao thông biên giới và các cửa khẩu, lối mở phục vụ cho các giao dịch thương mại biên giới đã trở thành điểm trung chuyển cho xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc. Hoạt động này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tạo đầu ra cho các sản phẩm nông sản nói chung, rau quả nói riêng của các vùng miền trong cả nước, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn luôn giữ mức tăng trưởng ổn định cả về khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu. Từ năm 2010 đến nay kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm rau quả chính (chôm chôm, dưa hấu, nhãn, thanh long, vải quả tươi, ) luôn đạt mức trên 400 triệu USD, năm 2014 đạt 594 triệu USD. Với hình thức này, các doanh nghiệp Việt Nam thường thu mua các sản phẩm rau quả từ các vùng, miền trong cả nước sau đó bảo quản, vận chuyển và tập kết hàng tại cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam của tỉnh Lạng Sơn, tiếp theo làm các thủ tục xuất khẩu và bán hàng cho các đối tác tại các cửa khẩu biên giới, sau đó các sản phẩm này được các doanh ngiệp Trung Quốc vận chuyển và tiêu thụ tại thị trường sâu trong nội địa của Trung Quốc. Xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch có ưu điểm là thủ tục đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi nguồn lực mạnh, nhiều các doanh nghiệp có thể tham gia. Tuy nhiên, xuất khẩu theo hình thức này cũng bất lợi vì thường không có nhiều các ràng buộc lẫn nhau giữa doanh nghiệp của hai bên, các doanh nghiệp Việt Nam thường dễ bị các đối tác gây khó khăn và thường ở thế bất lợi. Vì vậy, khi vào thời điểm chính vụ của các mặt hàng rau quả, nguồn cung xuất khẩu dồi dào các doanh nghiệp Việt Nam thường bị các nhà nhập khẩu ép giá, rau quả khó xuất khẩu, thì hiện tượng dồn ứ các sản phẩm tại các cửa khẩu thường xảy ra, gây khó khăn cho bảo quản, rau quả bị giảm chất lượng và gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp. 628
  5. Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng rau quả sang Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc Lạng Sơn Đơn vị: Triệu USD Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Chôm chôm 102,63 101,24 90,00 80,00 112,50 Dưa hấu 22,91 21,65 25,00 30,00 126,67 Nhãn 119,6 110,68 100,00 105,00 114,29 Thanh Long 172,83 158,28 160,00 160,00 112,50 Vải quả tươi 64,45 37,42 40,00 35,00 128,57 Cộng 482,42 429,27 415,00 410,00 594,53 Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn Năm 2015, hệ thống kết cấu hạ tầng từ các địa phương trong cả nước đến Lạng Sơn, cũng như hạ tầng cơ sở vật chất (bến bãi, kho bảo quản, sơ chế, ) tại các khu vực cửa khẩu tiếp tục được đầu tư hoàn chỉnh, công tác điều hành xuất khẩu hàng nông sản được chú trọng, doanh nghiệp phát huy tốt kinh nghiệm tổ chức kinh doanh xuất khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu nông sản tiếp tục diễn ra sôi động và có sự tăng trưởng tốt, các hình thức xuất khẩu nông sản nói chung, rau quả nói riêng được đa dạng hơn. Mặt hàng rau quả trước đây chủ yếu xuất khẩu qua cửa khẩu phụ Tân Thanh và Cốc Nam; đến nay một số mặt hàng rau quả, nông sản đông lạnh được xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Trong những tháng đầu năm, lượng hàng hoá xuất khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn tăng trưởng mạnh, như mặt hàng dưa hấu xuất khẩu liên tục tăng; Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng dồn ứ các xe hàng chờ vào cửa khẩu làm thủ tục thông quan như các năm trước, theo số liệu thống kê của Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn bình quân khoảng 500 xe/ngày - 550 xe/ngày, trong đó: xuất được khoảng 260 xe - 340 xe (trung bình mỗi ngày xuất khẩu khoảng trên 150 xe dưa hấu); tồn cuối ngày khoảng 210 xe - 240 xe. Nắm bắt kịp thời và rút kinh nghiệm từ những năm trước, Tổ công tác liên ngành do Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn là cơ quan thường trực cùng với Sở Công Thương, Biên phòng, Hải quan cửa khẩu Tân Thanh đã trực tiếp gặp gỡ tại cửa khẩu mốc 1090 với lãnh đạo Ban Quản lý Khu công nghiệp Nam Sơn và các lực lượng chức năng cửa khẩu Pò Chài (Trung Quốc) để trao đổi thông tin liên quan đến lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu tại hai bên (Tân Thanh, Việt Nam - Pò Chài, Trung Quốc), thống nhất về kéo dài thời gian làm việc các lực lượng chức năng tại cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu của hai bên, tăng cường năng lực bốc xếp và phương thức điều hành phía Pò Chài để tăng nhanh lượng hàng hóa Việt Nam được thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh sang Pò Chài nhằm khắc phục hiện tượng dồn ứ các xe chở hàng nông sản nói chung, hoa quả nói riêng tại các cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam. Trong 6 tháng đầu năm khối lượng và giá trị các mặt hàng xuất khẩu đều tăng, cụ thể như sau: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt 1.458,6 triệu USD tăng 33,1 so với cùng kỳ 2014, đạt 44,34% kế hoạch. Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu đạt 498,3 triệu USD giảm 1,37% so với cùng kỳ 2014, đạt 32,15% kế hoạch; Kim ngạch nhập khẩu đạt 1.050,3 triệu USD tăng 77,78% so với cùng kỳ 2014, đạt 60,36% kế hoạch. Trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Tân Thanh, Cốc Nam) ước đạt khoảng trên 1 triệu 629
  6. tấn hàng hóa (tăng khảng 2,1% so với cùng kỳ năm 2013), giá trị khoảng trên 200 triệu USD (tăng khoảng 2,2% so với cung kỳ năm 2013). Do một số mặt hàng nông sản được giá hơn mọi năm. Trong đó kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng hoa quả chủ lực như sau: Thanh long: Khối lượng xuất khẩu đạt gần 300 nghìn tấn, trị giá khoảng 80 triệu USD; Nhãn quả tươi: Khối lượng xuất khẩu đạt khoảng 200 nghìn tấn, trị giá đạt 550 triệu USD; Chôm chôm: Khối lượng xuất khẩu đạt 110 nghìn tấn, trị giá đạt khoảng 40 triệu USD; Dưa hấu: Khối lượng xuất khẩu đạt 220 nghìn tấn, trị giá đạt khoảng 18 triệu USD; Vải quả tươi: Khối lượng xuất khẩu đạt 30 nghìn tấn, trị giá đạt khoảng 20 triệu USD. 2. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu mặt hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn Qua nghiên cứu thực trạng xuất khẩu các mặt hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua, bài viết có một số nhận xét đánh giá chung như sau: Những ưu điểm: Một là, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng rau quả nông nghiệp trong thời gian qua. Nhiều chính sách và các thủ tục trong xuất khẩu hàng hóa như thuế, hải quan ngày càng được cải tiến theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, Vì vậy, ngày càng có nhiều các sản phẩm rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng sơn, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tăng trưởng đều hàng năm. Hai là, hệ thống kho hàng, bến bãi đã được Ủy ban nhân tỉnh chú trọng chỉ đạo đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc lưu kho, bảo quản hàng hóa trong khi chờ làm các thủ tục xuất khẩu, cụ thể như: Đã xây dựng tại các cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam các bãi kiểm hóa, bãi đỗ xe, kho bãi hàng hóa với tổng diện tích 102185 m2. Hệ thống kho bãi này đã hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu và bảo quản hàng hóa. Ba là, công tác phối hợp giữa hai địa phương biên giới trong quản lý, mua bán trao đổi mặt hàng nông sản nói chung, rau quả nói riêng qua các cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam ngày càng chặt chẽ, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động cử các đoàn công tác của tỉnh sang các cơ quan quản lý chức năng của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình điều hành các hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới đặc biệt khi các mặt hàng rau quả xuất khẩu vào thời kỳ thu hoạch chính vụ, chủ yếu là các vấn đề kéo dài thời gian thông quan trong ngày, đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra, giảm thời gian kiểm soát các xe hàng, nâng cao năng lực dịch vụ của các kho hàng, bến bãi nhằm hạn chế ách tắc. Bốn là, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu đã phối hợp, cung cấp cho các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp để có sự phối hợp và chủ động trong việc thu hoạch và thu mua hàng hóa và vận chuyển lên các cửa khẩu với số lượng hợp lý. Hạn chế tình trạng tranh mua, tranh bán dẫn đến bị ép giá do xuất khẩu tiểu ngạch dẫn đến tình trạng ách tắc, chất lượng hàng hóa xuống cấp và bị ép giá trong xuất khẩu. Những hạn chế tồn tại: Hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung, mặt hàng hoa quả nói riêng sang thị trường Trung Quốc thông qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn trong thời giang qua đa đạt những kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên vẫn còn một số những hạn chế, thể hiện ở: 630
  7. Thứ nhất, chất lượng các mặt hàng không đồng đều do nhiều nguyên nhân như có nhiều doanh nghiệp cùng xuất khẩu một mặt hàng, nguồn cung các sản phẩm ở nhiều vùng khác nhau nên có sự khác nhau giống rau quả, kỹ thuật thâm canh, thu hoạch, xử lý sản phẩm còn thấp và chưa có sự thống nhất. Ở Việt Nam, rau quả thường được trồng và thu hoạch theo kiểu thủ công. Việc xử lý và bảo quản sản phẩm rau sau thu hoạch cũng còn nhiều hạn chế. Phần lớn các sản phẩm rau quả xuất khẩu chủ yếu ở dạng các sản phẩm rau quả tươi chịu tác động nhiều bởi điều kiện tự nhiên, hàm lượng sản phẩm chế biến thấp. Vì vậy, nhiều sản phẩm từ khi thu hoạch đến khi xuất khẩu thì chất lượng bị giảm trong quá trình vận chuyển, do đó, giá cả và mức lợi nhuận trong xuất khẩu không cao. Thứ hai, các mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch, rất ít các mặt hàng được xuất khẩu chính ngạch, hiệu quả không cao. Đồng thời các doanh nghiệp không có điều kiện để cập nhật, nắm bắt được những đòi hỏi của người tiêu dùng về mẫu mã và chất lượng sản phẩm, không có điều kiện để triển khai các hoạt động marketing với khách hàng về doanh nghiệp, về sản phẩm của mình. Mặt khác, vì xuất khẩu tiểu ngạch nên có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia xuất khẩu một mặt hàng dẫn đến có hiện tượng tranh bán và dễ bị các nhà nhập khẩu ép giá, hiệu quả xuất khẩu không cao. Thứ ba, mặc dù bến bãi và cơ sở hạ tầng đã được UBND tỉnh chú trọng đầu tư tại các cửa khẩu. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, các bến bãi này chủ yếu là nơi đỗ xe chờ làm các thủ tục xuất khẩu, thiếu các điều kiện bảo quản và sơ chế sản phẩm. Vì vậy, khi vào chính vụ của các sản phẩm xuất khẩu thì nhiều các sản phảm rau quả xuất khẩu nếu không xuất khẩu kịp thời thì thường bị giảm chất lượng, nhiều sản phẩm bị hỏng không xuất khẩu được. Thứ tư, hầu hết các mặt hàng nông sản nói chung, rau quả nói riêng xuất khẩu sang Trung Quốc thường có số lượng lớn, chủng loại tương đối đa dạng và thuộc diện khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, do cách quản lý và điều hành của Trung Quốc, ở Trung Quốc gần như quy ước chính ngạch do trung ương quản lý, tiểu ngạch do địa phương quản lý và có sự phân cấp rõ ràng, địa phương được quyền quy định cửa khẩu xuất nhập khẩu hàng hóa và ở các địa phương thì những quy định này thường xuyên thay đổi, các thương nhân Trung Quốc cũng thường xuyên thay đổi địa điểm giao hàng thường là các cửa khẩu phụ hoặc lối mở, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu, ách tắc giao thông, tồn đọng hàng hóa dẫn tới tổn thất cho doanh nghiệp xuất khẩu. Thứ năm, nhìn chung giá của nhiều mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn không cao, ảnh hưởng nhiều đến gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Thường xuyên có hiện tượng ách tắc hàng hóa khi rau quả vào vụ thu hoạch chính vụ đối với một số mặt hàng như dưa hấu, vải quả tươi. Nguyên nhân do các mặt hàng này không được phân loại, bảo quản, đóng gói mà các doanh nghiệp thường vận chuyển hàng đến cửa khẩu mới phân loại và đóng gói và mất rất nhiều thời gian để giải phóng các xe hàng. Mặt khác do hoạt động xuất khẩu thường chủ yếu là thỏa thuận, giao dịch trực tiếp nên rủi ro cao. Thứ sáu, các hình thức xúc tiến xuất khẩu và khai thác thị trường của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, hầu như các doanh nghiệp thường rất ít nắm bắt và cập nhật được các thông tin thị trường Trung Quốc và cũng không biết được các yêu cầu của người tiêu 631
  8. dùng đối với các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định và triển khai chiến lược của mình gắn với sản xuất để đảm bảo phát triển bền vững. Thứ sáu, vấn đề xây dựng thương hiệu rau quả và doanh nghiệp tại thị trường Trung Quốc chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức. Các sản phẩm rau quả Việt Nam chủ yếu được bán cho các nhà nhập khẩu Trung Quốc tại các các cửa khẩu biên giới, sau đó việc đưa các sản phẩm này đến người tiêu dùng hoàn toàn do các nhà nhập khẩu Trung Quốc thực hiện, và hầu như người tiêu dùng Trung Quốc không nhận biết được các sản phẩm rau quả Việt Nam. 3. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu Xuất phát từ tìm hiểu những nhân tố môi trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và thực trạng xuất khẩu các sản phẩm rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn, bài viết đề xuất một số các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, bao gồm: 3.1. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc Thứ nhất, xây dựng chiến lược xuất khẩu lâu dài của doanh nghiệp gắn với sản xuất để tạo sự ổn định lâu dài cả về nguồn cung và chất lượng các sản phẩm xuất khẩu. Củng cố và giữ vững quan hệ với các bạn hàng truyền thống. Xây dựng mối quan hệ gắn bó với các bạn hàng chủ lực của doanh nghiệp. Gắn kết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với người nông dân, mạnh dạn đầu tư cho tổ chức sản xuất, thu mua, nhanh chóng khắc phục các tồn tại về chất lượng hàng hóa xuất khẩu như: Mẫu mã, chủng loại, phân loại, bao bì, đóng gói. Xây dựng thế chủ động và thị phần hàng hóa của doanh nghiệp, nhằm tạo ra nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu. Thứ hai, tập trung đầu tư cho hoạt động nghiên cứu nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường và hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng; nâng cao chất lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng; xây dựng và khẳng định thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Doanh nghiệp sản xuất rau quả xuất khẩu cần triển khai có hiệu quả chương trình giống, nghiên cứu và chuyển giao nhanh vào sản xuất các loại giống mới có năng suất, chất lượng, độ đồng đều cao, đáp ứng đủ nhu cầu giống cho cải tạo, trồng mới. Phát triển các giải pháp kỹ thuật để đưa vào sản xuất các sản phẩm rau quả chất lượng cao, kháng bệnh, chín muộn. Tăng cường áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt, thân thiện với môi trường; từng bước nâng tỷ lệ áp dụng sản xuất bền vững, sản xuất rau quả có chứng chỉ quốc tế. Tổ chức thu hái và phân loại đúng kỹ thuật, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn vận chuyển lên cửa khẩu để xuất khẩu. Thứ ba, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức trong việc xây dựng thương hiệu, củng cố sự tin cậy đối với khách hàng và là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Trên cơ sở cải thiện chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải tích cực xúc tiến việc xây dựng và phát triển thương hiệu rau quả và thương hiệu doanh nghiệp, từng bước khẳng định xuất xứ và uy tín của sản phẩm rau quả Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. Cần chú ý đến việc đăng ký thương hiệu tại Trung Quốc và các tổ chức quốc tế, tránh để mất thương hiệu. 632
  9. Thứ tư, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu nắm bắt cơ chế chính sách của nhà nước, đặc biệt là các cơ chế chính sách về thương mại, tài chính, thuế, hải quan. Trong đó cần quan tâm tiếp cận các cơ chế chính sách, định hướng phát triển xuất khẩu của Chính phủ, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan. Đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu và nắm bắt các chính sách, thủ tục xuất nhập khẩu của Trung Quốc và các địa phương biên giới của Trung Quốc, hạn chế tối đa những rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa vì không nắm bắt được chính sách và các qui định của Trung Quốc. Thứ năm, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc. Bên cạnh các hình thức xúc tiến xuất khẩu của nhà nước và các địa phương biên giới, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cần triển khai các hình thức xúc tiến như tham gia các hội chợ, triển lãm về rau quả tại Trung Quốc; các hoạt động quảng cáo và sử dụng hiệu quả lực lượng người Việt Nam để tuyên truyền, quảng bá cho các doanh nghiệp và sản phẩm rau quả Việt Nam Thứ sáu, đánh giá đúng về năng lực tài chính và các nguồn lực của doanh nghiệp để từ đó có các kế hoạch xây dựng và củng cố các nguồn lực phục vụ cho xuất khẩu. Tăng cường các hoạt động đầu tư và đãi ngộ nhằm tuyển dụng và giữ chân được những nhân lực có chất lượng cao, có kỹ năng, am hiểu và nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt những người am hiểu về văn hóa và thị trường Trung Quốc. 3.2. Nhóm giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Một là, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, cải tiến các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh xuất khẩu sản phẩm rau quả sang thị trường Trung Quốc. Các cơ quan hữu quan cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức sản xuất lớn, an toàn, bền vững. Tăng khả năng tiếp cận với các nguồn vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu rau quả. Nhà nước có cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại; triển khai chương trình giống năng suất cao; phổ biến và ứng dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc tế và của Trung Quốc vào quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản rau quả xuất khẩu; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc. Hai là, tổ chức lại quá trình sản xuất rau quả xuất khẩu, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp và xuất khẩu rau quả, cụ thể: Phát triển hình thức kinh tế hợp tác, hộ trang trại sản xuất rau quả lớn. Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân tập trung ruộng đất, hình thành các tổ hợp tác, nhóm hộ nông dân sản xuất rau quả; Thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân sản xuất rau quả, các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các hộ nông dân, hỗ trợ sản xuất, phân phối lợi ích hợp lý để phát triển các vùng trồng và cung ứng các sản phẩm rau quả xuất khẩu theo quy hoạch, nhằm ổn định sản lượng và chất lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu. Ba là, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo thị trường và xúc tiến thương mại ở cấp Nhà nước đối với thị trường Trung Quốc. Nhà nước đẩy mạnh quan hệ hợp tác song 633
  10. phương với Trung Quốc; Tăng cường theo dõi, nghiên cứu thị trường Trung Quốc, kịp thời cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả; Phát huy vai trò của Đại sứ quán, thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc trong việc cung cấp thông tin thị trường, kết nối với nhà nhập khẩu; Khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tham gia hội chợ quốc tế về nông sản được tổ chức tại Trung Quốc; Thành lập và duy trì hoạt động của các trang website giới thiệu nông sản nói chung và rau quả Việt Nam nói riêng, tăng cường cập nhật thông tin về sản phẩm rau quả và doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam trên mạng. Thường xuyên và định kỳ, các cơ quan nhà nước thực hiện dự báo thị trường có trách nhiệm phổ biến thông tin dự báo thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo, đài ), trên trang website của cơ quan mình, xuất bản các ấn phẩm, chuyên đề, nội dung dự báo tập trung vào tình hình thị trường, quan hệ cung cầu, biến động giá cả, đưa ra các khuyến nghị để doanh nghiệp và hộ nông dân tham khảo định hướng kế hoạch kinh doanh, sản xuất. Tăng cường công tác nhận biết và ứng phó với các chính sách và các quy dịnh về xuất nhập khẩu và các rào cản phi quan thuế trên thị trường Trung Quốc. Bốn là, đẩy mạnh việc nâng cấp hiện đại hóa cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu, đầu tư áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, cung ứng hệ thống dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, quy hoạch và từng bước nâng cấp hệ thống đường giao thông đặc biệt tại các khu vực cửa khẩu, điểm thông quan hàng hóa tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương cần chủ động tổ chức trong việc xây dựng mối quan hệ và đàm phán với phía chính quyền Trung Quốc nhất là các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền của tỉnh Quảng Tây nhằm xây dựng cơ chế tiện lợi hóa thông quan giữa Lạng Sơn và Quảng Tây, đồng thời thống nhất giải quyết kịp thời các vướng mắc, tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn hai Tỉnh. Năm là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, triển khai các chiến dịch truyền thông để quảng bá hình ảnh của địa phương. Thực hiện triệt để cải cách, hiện đại hóa các thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan theo lộ trình, kiểm tra kiểm soát thị trường theo hướng giúp đỡ và hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, tạo các cơ chế thông thoáng nhằm thu hút các thương nhân và doanh nghiệp thực hiện hợp tác, đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh. Kết luận Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng như hiện nay, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc là một yêu cầu tất yếu khách quan, nhằm góp phần tiêu thụ các sản phẩm nông sản nói chung và rau quả nói riêng, đây là những mặt hàng chủ lực của sản xuất nông nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm rau quả và người nông dân, bộ phận chiếm số đông ở các vùng nông thôn Việt Nam. Để đạt được điều này, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp và người sản xuất rau quả xuất khẩu phải xác định và thực thi đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện hiện nay. 634
  11. Tài liệu tham khảo 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 2. GS. TS. Nguyễn Bách Khoa, Chính sách thương mại và marketing quốc tế các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, NXB Thống kê, 2004 3. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 124/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 4. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2471/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 5. Trung tâm Tin học - Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng quan và dự báo thị trường một số nông sản. 6. Sở Công Thương Lạng Sơn, Báo cáo đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 - 2014 7. Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Các báo cáo điều hành và báo cáo tổng kết năm từ 2010 - 2014. 8. Websites: (Bộ Công Thương) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) (Tổng cục Thống kê) (Tổng cục Hải quan) 635