Thực trạng và thách thức tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam

pdf 8 trang Gia Huy 3110
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và thách thức tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_thach_thuc_tang_truong_bao_trum_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: Thực trạng và thách thức tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam

  1. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 489 THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM Bùi Tiến Hanh* Lê Thị Đan Dung TÓM TẮT: Tăng trưởng bao trùm được hiểu là quá trình mọi người được chia sẻ bình đẳng lợi ích từ quá trình tăng trưởng và có khả năng tham gia cũng như đóng góp với quá trình tăng trưởng. Tăng trưởng bao trùm tính đến cả quá trình tăng trưởng và cách thức của tăng trưởng, tập trung vào bình đẳng về cơ hội và kết quả giữa các thành viên trong xã hội. Tăng trưởng bao trùm do vậy bao gồm yếu tố tiền tệ và yếu tố phi tiền tệ. Bài viết này phân tích thực trạng và những thách thức của tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam với 3 chỉ số chính bao gồm: kinh tế, giáo dục và y tế. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, trong thời gian qua Việt Nam đã được những tiến bộ đáng kể về tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống của người dân, tỷ lệ nghèo giảm mạnh và giảm bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch về mức sống giữa các khu vực địa lý, nông thôn - thành thị và giữa các nhóm dân tộc. Chỉ số bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng cao ở khu vực nông thôn và khu vực dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó là sự chênh lệch đáng kể trong tiếp cận giáo dục, y tế giữa các khu vực địa lý, nông thôn - thành thị và giữa các nhóm dân tộc. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bao trùm trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần có những cải cách chính sách và thể chế quản lý nền kinh tế, các dịch vụ xã hội cơ bản phù hợp và hiệu quả. Từ khóa: Tăng trưởng bao trùm, kinh tế, xã hội 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ sau đổi mới vào cuối những năm 1980, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đầy ý nghĩa trong hành trình tiến tới thịnh vượng và phát triển con người công bằng. Năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp và sau đó chỉ số phát triển con người (HDI) liên tục được cải thiện. Với tỷ lệ nghèo giảm từ trên 14,2% năm 2010 xuống còn khoảng 5,35% năm 2018 và những thành tựu ấn tượng về giáo dục và y tế, Việt Nam là một trong những nước trên thế giới thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ [6]. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong thành tựu giữa các vùng và các nhóm dân cư ở một số khía cạnh. Năm 2017, tỉ lệ nghèo của nhóm các dân tộc thiểu số là 52,7%%, trong khi đó tỉ lệ nghèo của dân tộc Kinh chỉ là 12,9%. Tăng trưởng bao trùm được hiểu là quá trình mọi người được chia sẻ bình đẳng lợi ích từ quá trình tăng trưởng và có khả năng tham gia cũng như đóng góp cho quá trình tăng trưởng. Tăng trưởng bao trùm tính đến cả quá trình tăng trưởng và cách thức của tăng trưởng, tập trung vào bình đẳng về * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Tel.: +84913034920 - E-mail address: buitienhanh@gmail.com Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
  2. 490 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA cơ hội và kết quả giữa các thành viên trong xã hội. Do đó, để cải thiện tăng trưởng bao trùm, phải tính đến cả hai khía cạnh, tăng trưởng và phân bổ cơ hội giữa các thành viên trong xã hội. Bài viết phân tích về thực trạng và thách thức tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam. Các phân tích dựa trên hai khía cạnh chính của tăng trưởng bao trùm là tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng phi kinh tế, tập trung vào vấn đề giáo dục và y tế. 2. TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Khái niệm tăng trưởng bao trùm được các tác giả Acemoglu và cộng sự lần đầu tiên đề cập năm 2005 đến trong cuốn Handbook of Economic Growth. Theo đó, sở dĩ các quốc gia đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững là do có được hệ thống thể chế kinh tế và chính trị bao trùm, tức là nó bảo đảm thành quả và lợi ích từ tăng trưởng kinh tế được phân chia một cách công bằng tương đối cho các khu vực, thành phần kinh tế và các nhóm dân cư trong xã hội. Ngược lại, các quốc gia không có tăng trưởng hoặc tăng trưởng thiếu tính bền vững là do áp dụng một hệ thống thể chế không bảo đảm được tính bao trùm [1]. Quan niệm này về tăng trưởng cũng như những nghiên cứu về lịch sử phát triển của các quốc gia của Acemoglu và cộng sự đã dần được các tổ chức quốc tế lớn như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Liên minh châu Âu (EU) cụ thể hóa qua các nghiên cứu chính sách để thúc đẩy tăng trưởng bao trùm trên thực tế trong thời gian gần đây. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á- ADB (2012) về bản chất, tăng trưởng bao trùm nhằm giải quyết sự phân hóa đối với các nhóm thiệt thòi nhất vốn đã bị bỏ rơi trong quá trình phát triển kinh tế. Việc hỗ trợ các nhóm này tham gia vào các hoạt động kinh tế của quá trình tăng trưởng và thụ hưởng lợi ích của phát triển là điểm mấu chốt của tăng trưởng bao trùm. Theo cách tiếp cận này, tăng trưởng bao trùm bao gồm phát triển về kinh tế, giảm nghèo và bình đẳng về thu nhập giữa các hộ gia đình và cá nhân. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới lại cho rằng, tăng trưởng bao trùm bao gồm tốc độ và hình thái tăng trưởng kinh tế, trong đó định hướng dài hạn với trọng tâm là việc làm có năng suất cao thay vì trực tiếp tái phân phối thu nhập nhằm tăng phúc lợi cho các nhóm thiệt thòi; đồng thời, phải bao trùm nhiều lĩnh vực và thu hút sự tham gia của phần lớn lực lượng lao động [11]. Tính bao trùm của mô hình tăng trưởng đòi hỏi sự tiếp cận bình đẳng với cơ hội, thị trường, nguồn lực và chính sách điều tiết không thiên vị đối với các cá nhân và doanh nghiệp; đặc biệt là trường lao động, sự phát triển của số lượng và chất lượng việc làm. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng bao trùm hướng tới việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, lợi ích của tăng trưởng được phân bổ theo cách công bằng hơn dẫn tới việc cải thiện mức sống của người dân và các khía cạnh của chất lượng cuộc sống như sức khỏe, việc làm và kỹ năng nghề nghiệp, môi trường, hỗ trợ cộng đồng. Theo Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tăng trưởng bao trùm vừa là kết quả, vừa là quá trình [9]. Tăng trưởng bao trùm đảm bảo rằng mọi người có thể tham gia vào quá trình tăng trưởng, cả khía cạnh tham gia vào việc ra quyết định tổ chức tiến trình tăng trưởng và tham gia vào chính sự tăng trưởng đó. Tăng trưởng bao trùm cũng đảm bảo rằng mọi người chia sẻ một cách công bằng các lợi ích của tăng trưởng và rằng tất cả mọi người có thể tham gia. Theo đó, tham gia mà không chia sẻ lợi ích sẽ làm cho tăng trưởng trở nên không công bằng và chia sẻ lợi ích mà không tham gia sẽ dẫn đến một nền kinh tế phúc lợi.
  3. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 491 Từ năm 2012, Việt Nam đã cùng các quốc gia thành viên khác của Liên hợp quốc tham gia tích cực vào các cuộc thảo luận toàn cầu nhằm xây dựng Chương trình nghị sự đến năm 2030. Chương trình nghị sự 2030 được Đại hội đồng Liên hợp quốc với con số kỷ lục 154 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ trên thế giới thông qua tháng 9 năm 2015, đã cam kết không để một ai tụt hậu và lấy bình đẳng làm nguyên tắc trung tâm. Trong 17 mục tiêu phát triển bền vững gắn kết chặt chẽ với nhau có mục tiêu số 8 kêu gọi “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm, việc làm và công việc cho tất cả mọi người” và khẳng định “tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm” là con đường để chấm dứt nghèo đói dưới mọi hình thức. Như vậy, tăng trưởng bao trùm là một mô hình hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững đi đôi với công bằng xã hội trên cơ sở bảo đảm cho tất cả các thành viên trong xã hội được cùng tham gia đóng góp và chia sẻ lợi ích có được từ tăng trưởng kinh tế. 3. THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC TĂNG TRƯỜNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM 3.1. Tăng trưởng kinh tế Từ 2015 cho đến nay, Việt Nam luôn duy trì được tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao. Tổng sản phẩm trong nước GDP theo giá so sánh 2010 (ngoại trừ năm 2016 có sự suy giảm so với năm 2015) liên tục tăng từ 6,68% năm 2015 lên đến 7,08% năm 2018, đây là mức cao nhất trong 11 năm qua (Hình 1). Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh 2010 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018. Bên cạnh sự tăng trưởng về chiều rộng thì tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 43,5%, bình quân giai đoạn 2016 - 2018 đạt 43,3%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011 - 2015. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện so với GDP năm 2018 đạt 33,5%, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đề ra từ 33 - 34%. Thu nhập bình quân đầu người cũng liên tục tăng từ 2015 đến 2018, từ 2.109 USD năm 2015 lên 2.587 USD năm 2018 [7]. Song song với tăng trưởng kinh tế, công tác giảm nghèo của Việt Nam cũng đạt được những tiến bộ đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo
  4. 492 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 1 của Việt Nam đã giảm từ 9,8% năm 2013 xuống còn 5,8% vào năm 2016. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều * đã giảm từ 9,2% năm 2016 xuống còn 6,8% năm 2018 [7]. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên thì chênh lệch về mức sống giữa nhóm giàu với nhóm nghèo có xu hướng gia tăng ngày càng lớn. Chênh lệch về mức sống giữa 20% nhóm thu nhập cao nhất với 20% nhóm thu nhập thấp nhất liên tục tăng trong giai đoạn 2014 - 2018. Năm 2014, mức chênh lệch này là 9,7 lần thì đến năm 2018 đã tăng lên 10 lần; trung bình giai đoạn 2010 - 2018, mức chênh lệnh này tăng 0,8 lần (Hình 2). Hình 2: Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất 2010 - 2018 Nguồn: Tổng cục thống kê các năm 2010 - 2018. Bên cạnh đó, là sự chênh lệch khá rõ rệt về mức sống ở thành thị và nông thôn. Ở cả hai nhóm thu nhập thấp nhất và thu nhập cao nhất, mức chênh lệch giữa thành thị và nông thôn giai đoạn 2010 - 2018 trung bình là hơn 7 lần. Chênh lệch thu nhập và phân hoá giàu nghèo trong dân cư còn được thể hiện qua hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (GINI). Hệ số GINI có giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của hệ số GINI bằng 0 thể hiện sự bình đẳng tuyệt đối và ngược lại nếu hệ số GINI bằng 1 thể hiện sự bất bình đẳng tuyệt đối. Theo đó thì giá trị của hệ số GINI càng lớn thì sự bất bình đẳng càng cao. Hệ số GINI cả nước năm 2018 là 0,424, trong đó khu vực nông thôn là 0,407 có sự chênh lệch nhiều hơn so với 0,372 của khu vực thành thị và năm 2016 tương ứng là 0,431; 0,408; 0,391. Điều này cho thấy bất bình đẳng thu nhập ở nông thôn hiện đang cao hơn thành thị. 1 Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều được xác định như sau: (i) Khu vực nông thôn: Năm 2016 có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700 nghìn đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700 nghìn đồng đến 1.000 nghìn đồng; tương tự năm 2017 có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 725 nghìn đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 725 nghìn đồng đến 1.035 nghìn đồng; năm 2018 có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 755 nghìn đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 755 nghìn đồng đến 1080 nghìn đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. (ii) Khu vực thành thị: Năm 2016 có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900 nghìn đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900 nghìn đồng đến 1.300 nghìn đồng; tương tự năm 2017 có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 935 nghìn đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 935 nghìn đồng đến 1.350 nghìn đồng; năm 2018 có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 975 nghìn đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 975 nghìn đồng đến 1400 nghìn đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
  5. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 493 Đơn vị tính: Nghìn đồng 1.2. Thành thị 1.3. Nông thôn 1.1. Năm 1.4. Nhóm thu 1.5. Nhóm thu 1.6. Nhóm thu 1.7. Nhóm thu nhập cao nhất nhập thấp nhất nhập cao nhất nhập thấp nhất 1.8. 2010 1.9. 633 1.10. 4.983 1.11. 2.462 1.12. 330 1.13. 2012 1.14. 952 1.15. 6.794 1.16. 3.615 1.17. 450 1.18. 2014 1.19. 1.267 1.20. 9.421 1.21. 4.641 1.22. 565 1.23. 2016 1.24. 1.452 1.25. 10.623 1.26. 5.644 1.27. 667 1.28. 2018 1.29. 1.890 1.30. 12.554 1.31. 6.934 1.32. 803 Bảng 1: Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất theo thành thị, nông thôn Nguồn: Tổng cục thống kê các năm 2010 - 2018. Sự chênh lệch về mức sống còn thể hiện rõ giữa các khu vực, giữa nhóm người dân tộc Kinh và nhóm người dân tộc thiểu số. Gần một phần tư số hộ dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo có sự phân hóa sâu sắc giữa các dân tộc thiểu số. Năm 2015, trong khi tỷ lệ tỉ lệ nghèo của người dân tộc Kinh là 12,9% thì tỉ lệ nghèo của nhóm người các dân tộc thiểu số là 52,7%%; cá biệt có những nhóm người các dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao như La Hủ, Mảng, Chứt trên 70% và Ơ Đu, Co, Khơ Mú, Xinh dao động quanh mức 60% [4]. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cao hơn gấp 3 lần tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị, tương ứng là 7,5% so với 2,0%; đặc biệt là vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ hộ nghèo khá cao, tương ứng là 13,8% và 9,1%. Nếu so sánh về tỷ lệ nghèo đa chiều thì sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền trên cả nước còn càng sâu sắc hơn; chênh lệch tỷ lệ nghèo đa chiều ở nông thôn và thành thị có xu hướng tăng cao trong giai đoạn 2016 - 2018 với mức chênh lệch tăng từ 3 lần năm 2016 lên đến hơn 6 lần năm 2018. 3.2. Giáo dục Giáo dục là một yếu tố quan trọng giúp mọi người nâng cao khả năng tham gia cũng như hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng và là yếu tố tăng khả năng dịch chuyển lao động nên có thể dẫn đến tăng bình đẳng trong quá trình tham gia vào tăng trưởng bao trùm. Không giống như chỉ số tăng trưởng kinh tế, chỉ số giáo dục ở Việt Nam có những khoảng thăng trầm trong những năm gần đây. Tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ giảm từ 94,5% năm 2015 xuống còn 93,5% năm 2017; tỷ lệ dân số hoàn thành giáo dục trung học cơ sở giảm từ 71.7% năm 2015 xuống còn 69.4% năm 2017, mặc dù tỷ lệ nhập học ở các cấp có tăng nhẹ. Tuy vậy, một số chỉ số giáo dục của Việt Nam đã đạt được mức khá ấn tượng. Tỷ lệ nhập học mẫu giáo và tiểu học năm 2015 tương ứng là 81% và 109% đã tăng lên 87% và 110% năm 2017 [9, 10]. Điều này có thể giải thích là do chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở của Việt Nam đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các em học sinh đi học. Năm 2014, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học đạt 97,9%; tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi bậc trung học cơ sở hoặc cao hơn đạt 90,4% và tỷ lệ đi học đúng tuổi trung học phổ thông hoặc cao hơn đạt 70,7% [7, 8]. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng trong giáo dục vẫn còn khá rõ giữa nông thôn - thành thị, giữa
  6. 494 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA các vùng miền, giữa người dân tộc thiểu số và người Kinh. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi của người dân tộc thiểu số còn rất thấp, khoảng 70% học sinh (tính cả tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) trong độ tuổi đi học đúng cấp. Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số nhập học đúng tuổi ở bậc tiểu học trung bình đạt 89%, thấp hơn 10% so với mức trung bình cả nước. Vùng trung du miền núi phía bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thấp nhất trong cả nước (Bảng 2). Đơn vị tính:% 1.33. Vùng, dân tộc 1.34. Tiểu 1.35. THCS 1.36. THPT học 1.37. Cả nước 1.38. 97,9 1.39. 90,4 1.40. 70,7 1.41. Đồng bằng sông Hồng 1.42. 98,9 1.43. 98,1 1.44. 86,4 1.45. Trung du và miền núi phía Bắc 1.46. 95,5 1.47. 87,7 1.48. 60,5 1.49. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 1.50. 99,9 1.51. 94,1 1.52. 80,4 1.53. Tây Nguyên 1.54. 94,8 1.55. 81,6 1.56. 51,1 1.57. Đông Nam Bộ 1.58. 97,8 1.59. 89,9 1.60. 66,2 1.61. Đồng bằng sông Cửu Long 1.62. 97,8 1.63. 84,4 1.64. 58,8 1.65. Kin/Hoa 1.66. 98,8 1.67. 93,2 1.68. 76,3 1.69. Dân tộc thiểu số 1.70. 93,4 1.71. 76,6 1.72. 42,6 Bảng 2: Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi cấp tiểu học, THCS, THPT phân theo vùng và dân tộc Nguồn: Tổng cục thống kê và UNICEF, 2016. Như vậy, rõ ràng là sự khác biệt và tiếp cận giáo dục giữa các vùng, giữa nông thôn thành thị, các nhóm dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh vẫn còn tồn tại; đặc biệt càng lên các cấp học cao hơn thì khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, giữa người dân tộc thiểu số và người Kinh lại càng lớn. 3.3. Y tế Tuổi thọ trung bình của Việt Nam tăng đáng kể trong thời gian vừa qua, từ 73,2 tuổi năm 2015 lên đến 76,6 tuổi năm 2019. Giai đoạn 2012 - 2016, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi đã giảm đáng kể với các tỷ lệ tướng ứng năm 2012 là 12,4%; 36,8% xuống còn 9,3%; 33,8% năm 2016 [7]. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em được cải thiện. Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở thể nhẹ cân và ở thể thấp còi đã giảm tương ứng từ 17,5% và 29,3% năm 2010 xuống còn 11,9% và 23,8% năm 2017 [3]. Tuy vậy, vẫn còn có sự cách biệt lớn giữa các khu vực, giữa nông thôn và thành thị và giữa các nhóm dân tộc. Tuổi thọ bình quân của nhóm người dân tộc thiểu số năm 2015 là 72,1 - thấp hơn 1 tuổi so với tuổi thọ trung bình của cả nước. Ty lê tư vong me, tư vong tre em ơ môt sô khu vưc miên nui cao gâp 3 - 4 lân so vơi đông băng, đô thi va gâp 2 lân so vơi mưc trung binh toan quôc. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi cao nhất là ở khu vực Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Các dân tộc thiểu số còn rất xa mới hoàn thành được Mục tiêu Phát triển Bền vững về y tế.
  7. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 495 Còn hơn 60% các dân tộc thiểu số chưa tiệm cận được mục tiêu tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi thấp hơn 22‰ theo SDG đến năm 2020 và hơn 80% chưa đạt mục tiêu thấp hơn 19‰ theo SDG đến năm 2025. Tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi còn khó đạt mục tiêu hơn khi có đến 80% các dân tộc có tỷ suất tử vong cao hơn 27‰ (tỷ suất mục tiêu đến 2020) và chỉ có 1 dân tộc có tỷ suất tử vong dưới 22‰ (tỷ suất mục tiêu đến 2025) [4]. Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số nhận được những mũi tiêm chủng đầy đủ trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế đã tăng đáng kể từ năm 2011 đến năm 2014 (tăng gần 30%), tuy vậy, tỷ lệ này vẫn chỉ đạt chưa đến 70% [7, 8]. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh còn thấp mặc dù theo quy định, người có thẻ bảo hiểm y tế nói chung và người dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng các chính sách trong khám chữa bệnh. Tỷ lệ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người dân tộc thiểu số trung bình chỉ đạt 44,8% [4]. Điều này có thể lý giải là do khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân tộc thiểu số [5]. Chính vì vậy, người dân tộc thiểu số là những người thuộc nhóm nghèo vẫn là đối tượng lớn nhất phải chịu chi phí thảm hoạ và nghèo hóa do chi phí y tế2*. 2006 2008 2010 Nhóm kinh tế Chi phí Nghèo Chi phí Nghèo Chi phí Nghèo hóa thảm họa hóa thảm họa hóa thảm họa Nghèo nhất 6,9% 5,1% 7,8% 7,5% 4,7% 5,4% Cận nghèo 4,6% 9,0% 6,0% 8,6% 4,5% 6,0% Trung bình 4,6% 1,0% 5,5% 1,5% 4,1% 0,7% Khá 5,2% 0,3% 4,5% 0,1% 3,4% 0,4% Giàu nhất 4,3% 0,2% 3,6% 0,0% 2,5% 0,1% Bảng 3: Tỷ lệ chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế phân theo nhóm kinh tế Nguồn: Bộ Y tế và nhóm đối tác y tế, 2013. Sở dĩ tỷ lệ chi phí thảm họa và tỷ lệ nghèo hóa do chi phí y tế vẫn xảy ra ở các hộ có bảo hiểm y tế, bao gồm các hộ dân tộc thiểu số là do các chi phí trực tiếp ngoài chi phí điều trị là khoản chi lớn đối với nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, việc cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh còn gây nhiều khó khăn do khả năng chi trả của dân tộc thiểu số, đặc biệt trong trường hợp bệnh nặng phải sử dụng kỹ thuật cao. Hơn nữa, việc tăng viện phí trong những năm vừa qua cũng làm tăng chi phí y tế và dẫn đến các nhóm đối tượng khó khăn phải vay nợ hoặc giảm chi tiêu cho thực phẩm để có tiền chi trả cho khám chữa bệnh. Do vậy cần phải có những chính sách cụ thể và đặc thù cho từng đối tượng nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng, hướng tới tăng trưởng bao trùm. 4. KẾT LUẬN Tăng trưởng bao trùm đã và đang là chiến lược phát triển mà Việt Nam theo đuổi. Trong thời gian qua, Việt Nam đã được những tiến bộ đáng kể về tăng trưởng kinh tế với mức tăng GDP ấn tượng và cải thiện mức sống của người dân. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh và đạt mức giảm bền vững. 2 Khi chi phí tiền túi của hộ gia đình cho y tế bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ gia đình (phần thu nhập còn lại của hộ sau khi đã chi cho lương thực, thực phẩm) thì đó là chi phí y tế thảm họa. Khi chi trả trực tiếp cho y tế làm cho khả năng chi cho các khoản thiết yếu của hộ gia đình bị giảm xuống dưới ngưỡng nghèo đói thì đó là tình trạng nghèo hóa.
  8. 496 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch về mức sống giữa các khu vực địa lý, nông thôn - thành thị và giữa các nhóm dân tộc. Chỉ số bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng cao ở khu vực nông thôn và khu vực các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó là sự chênh lệch trong tiếp cận và hưởng thụ giáo dục, y tế giữa các khu vực địa lý, nông thôn - thành thị và giữa các nhóm dân tộc. Đặc biệt, việc bảo vệ tài chính cho người nghèo, người dân tộc thiểu số vẫn chưa thực sự hiểu quả khi tỉ lệ chi phí thảm họa và tỉ lệ nghèo hóa do chi phí y tế vẫn rơi chủ yếu vào nhóm đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bao trùm trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần có những cải cách chính sách và thể chế quản lý nền kinh tế, dịch vụ xã hội cơ bản phù hợp và hiệu quả. Những đầu tư và ưu tiên vào dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế là rất cần thiết trong thời gian tới để đảm bảo cơ hội công bằng cả về số lượng và chất lượng. Các ưu tiên bao gồm mở rộng cơ hội học tập ở các bậc cao cho những đối tượng người dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa thông qua các chương trình, chính sách toàn diện; thúc đẩy một hệ thống y tế hiệu quả và chất lượng hơn, đặc biệt đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nhằm đảm bảo việc tiếp cận y tế bình đẳng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acemoglu và các cộng sự (2005) “Institutions as the Fundamental Cause of Long-Run Growth.” In Philippe Aghion and Steve Durlauf, eds., Handbook of Economic Growth. 2. Asian Development Bank (ADB) (2012). Framework of Inclusive Growth Indicators 2012: Key Indicators for Asia and the Pacific.Special Supplement. Mandaluyong City, Philippines: Asian Development. 3. Bộ Y tế và nhóm đối tác y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013: Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, Hà Nội. 4. Irish Aid, Ủy Ban Dân tộc và UNDP (2017) Tổng quan thực trạng kinh tế- xã hội của 53 dân tộc thiểu số. 5. Lê Thị Đan Dung (2016), Phát triển con người dân tộc thiểu số hiện nay nhìn từ góc độ chăm sóc sức khỏe; Nghiên cứu Con người, 5(86): 23-34. 6. Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015) Báo cáo quốc gia kết quả 15 năm thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam. 7. Tổng cục thống kê (2012 - 2018), Niên giám thống kê hằng năm. 8. Tổng cục thống kê và UNICEF (2016) Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014, Báo cáo cuối cùng, Hà Nội. 9. UNDP (2016), Tăng trưởng vì mọi người. Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2015 về tăng trưởng bao trùm; NXB Khoa học Xã hội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS). 10. UNDP (2018), Human Development Indices and Indicators: 2018 Statistical Update. 11. World Bank (2009) What is Inclusive Growth, note, 10/2/2009, truy cập tại WhatIsInclusiveGrowth20081230.pdf