Thực trạng và tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh mới

pdf 10 trang Gia Huy 3080
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_tiem_nang_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai.pdf

Nội dung text: Thực trạng và tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh mới

  1. THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI TS. Hoàng Thị Ngà, ThS. Trần Đức Thuần1 Tóm tắt: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động lớn, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và khả năng thu hút FDI vào Việt Nam nói riêng. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng và tiềm năng thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh mới, trên cơ sở đó đề xuất ý kiến nhằm thu hút FDI đạt hiệu quả cân bằng. Từ khóa: Bối cảnh mới, dịch chuyển FDI, thu hút FDI, hiệu quả STATUS AND POTENTIAL OF ATTRACTING FDI INTO VIETNAM IN THE NEW CONTEXT Abstract: Attracting foreign direct investment (FDI) into Vietnam is a great and right policy of the Party and State, contributing to the realization of many important socio-economic development goals of the country. In the current period, the international and domestic context has experienced many great changes, strongly affecting socio-economic development in general and the ability to attract FDI into Vietnam in particular. The article focuses on assessing the current situation and potential of attracting FDI into Vietnam in the new context, on that basis, proposing ideas to attract FDI with a balanced effect. Keywords: New context, shifts FDI, attracting FDI, effectively 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hơn ba thập niên mở cửa (kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua vào ngày 29/12/1987), khu vực kinh tế FDI ngày càng đóng góp lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách địa phương; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghiên cứu này nhằm làm rõ hai vấn đề: (i) Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay ra sao? (ii) Tiềm năng thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh mới như thế nào? Qua đó, bài viết đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI tại Việt Nam trong bối cảnh mới. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở dữ liệu thống kê về tình hình FDI vào Việt Nam do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố và các nguồn dữ liệu thứ cấp khác (ấn phẩm hoặc website 1 Trường Đại học Hải Phòng; Email: ngaht@dhhp.edu.vn 260
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 261 tin cậy), bài viết sử dụng phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm để đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh mới; đồng thời, kết hợp sử dụng phương pháp SWOT để làm rõ tiềm năng thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh mới thông qua những đánh giá cụ thể về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh mới Bối cảnh mới được hiểu là điều kiện lịch sử, hoặc hoàn cảnh chung mới xuất hiện, đang diễn ra, có sự thay đổi đáng kể so với trước. Những năm gần đây, bối cảnh mới quốc tế và Việt Nam có nhiều biến động lớn, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và khả năng thu hút FDI vào Việt Nam nói riêng. Về bối cảnh mới quốc tế, điển hình là sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 và xu thế chuyển đổi số đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phản ứng và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chính sách đầu tư của các quốc gia, phản ứng chính sách của các nước lớn, vấn đề đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, Về bối cảnh mới Việt Nam, điển hình là những biến động của nền kinh tế vĩ mô, điều chỉnh chính sách đầu tư, hỗ trợ của Chính phủ với khu vực FDI ở Việt Nam, Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, các Hiệp định thương mại tự do (RCEP, EVFTA, CPTPP, UKVFTA, ), Đại hội Đảng XIII, chính sách đối phó và xử lý đại dịch Covid-19, Trong vấn đề thu hút FDI vào Việt Nam, bối cảnh mới đang và sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội lớn, đồng thời cũng tạo thêm nhiều thách thức, áp lực mà Việt Nam phải đối diện. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khởi đầu từ 22/3/2018 khi Mỹ tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc, đến nay vẫn đang tiếp diễn căng thẳng. Nhìn chung, cuộc chiến này đang làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là của hai quốc gia chính là Mỹ và Trung Quốc. Các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, dù không trực tiếp liên quan tới cuộc chiến này, nhưng đang chịu sự ảnh hưởng theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Các nhà đầu tư trên thế giới có xu hướng dịch chuyển bớt một phần vốn FDI từ Trung Quốc sang các nước khác. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang tạo ra cho Việt Nam cơ hội đón luồng dịch chuyển FDI khỏi Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh nền tảng kinh tế vĩ mô và các yếu tố địa chính trị khác của Việt Nam đang rất thuận lợi (tăng trưởng tốt, tỷ giá ổn định, lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối cao ); bên cạnh đó do vị trí địa lý của Việt Nam gần Trung Quốc nên việc dịch chuyển FDI sang Việt Nam sẽ không làm gián đoạn chuỗi sản xuất của các tập đoàn. Từ đó, là cơ hội để Việt Nam cải thiện chất lượng của dòng vốn FDI; tăng cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ (thay cho hàng hóa Trung Quốc), tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng cơ hội cho Việt Nam nhập khẩu hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc chiến này cũng gây ra những thiệt hại và tiềm ẩn nhiều rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt như: tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm dẫn tới giảm nhu cầu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI; nguy cơ hàng hóa Trung Quốc bán phá giá sang thị trường Việt Nam, hàng hóa Trung Quốc ẩn danh hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ làm tăng nguy cơ Việt Nam bị Mỹ trừng phạt, (Cục Đầu tư nước ngoài, 2015-2020) Dịch Covid-19 khởi nguồn từ tháng 12/2019 tại Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng trở thành “Đại dịch toàn cầu”, ảnh hưởng trực tiếp tới các nền kinh tế trên toàn cầu trong đó
  3. 262 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI có Việt Nam. Mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều bị tác động, theo đó hoạt động đầu tư của toàn nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn có xu hướng giảm xuống do các nhà đầu tư dừng tìm kiếm cơ hội đầu tư, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư mới, đặc biệt là đầu tư của khu vực FDI và khu vực ngoài nhà nước. FDI toàn cầu ước giảm từ 30% đến 40% trong giai đoạn 2020-2021, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước đang phát triển (Nguyễn Bích Lâm, 2020). Xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI trên phạm vi toàn cầu càng rõ rệt hơn, bởi các nhà đầu tư rút ra kinh nghiệm từ đại dịch là phải đa dạng hóa nguồn cung, tránh phụ thuộc vào một nền kinh tế hay một quốc gia để giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam, FDI có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 2015-2019 (Hình 1), thu hút FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, thể hiện rõ nét qua chỉ tiêu “vốn thực hiện của dự án” tăng liên tục qua các năm từ 14,5 tỷ USD (năm 2016), 15,8 tỷ USD (năm 2017), 17,5 tỷ USD (năm 2018), 19,1 tỷ USD (năm 2019); chỉ tiêu “vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần” của nhà đầu tư nước ngoài có giảm nhẹ ở năm 2018 nhưng đã nhanh chóng tăng trở lại ở năm 2019 (1 năm sau bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung). Tuy nhiên, đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cả hai chỉ tiêu trên đều giảm lần lượt 9,49 tỷ USD (24,96%) và 0,4 tỷ USD (1,96%). Hình 1. Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, 2015-2020 Tính đến 20/6/2021, lũy kế các dự án FDI còn hiệu lực là 33.787 dự án, tương ứng 397,9 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 241,1 tỷ USD, bằng 60,6% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 233,7 tỷ USD, chiếm 58,7% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với trên 61 tỷ USD (chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với 33,6 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư). Các dự án này đến từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 72,1 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư); Nhật Bản đứng thứ hai với 63,1 tỷ USD (chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư); tiếp theo lần lượt là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, FDI đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu với trên 48,8 tỷ USD (chiếm 12,3%); tiếp theo là Bình Dương với trên 36,8 tỷ USD (chiếm trên 9,2%); Hà Nội vơi 36,6 tỷ USD (chiếm gần 9,2%). Riêng tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 263 phần vốn góp (góp vốn mua cổ phần) của nhà ĐTNN đạt 15,27 tỷ USD, bằng 97,4% so với cùng kỳ năm 2020 (chỉ giảm nhẹ 2,6% so với cùng kỳ); trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt gần 9,55 tỷ USD (tăng 13,2% so với cùng kỳ) và vốn điều chỉnh đạt 4,12 tỷ USD (tăng 10,6% so với cùng kỳ), đáng chú ý là nhiều dự án FDI đăng ký cấp mới có quy mô lớn, thuộc lĩnh vực công nghệ cao; đầu tư theo phương thức góp vốn mua cổ phần đạt gần 1,61 tỷ USD (giảm 54,3% so với cùng kỳ), đặc thù của phương thức đầu tư này là nhà đầu tư cần trực tiếp khảo sát để đưa ra quyết định đầu tư, việc hạn chế di chuyển trong bối cảnh đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng quyết định đầu tư của họ. Vốn FDI thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020. (Cục Đầu tư nước ngoài, 2021). Trong bối cảnh thu hút FDI trên toàn cầu suy giảm, thu hút FDI vào Việt Nam với các số liệu ấn tượng nêu trên được đánh giá là kết quả khá tích cực. Điều này chứng tỏ, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào khoản đầu tư của mình tại Việt Nam và kỳ vọng vào sự tăng trưởng hơn nữa. Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Vương Quốc Anh, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, sự thành công của Đại hội Đảng XIII, đã tiếp thêm sức mạnh để củng cố xu hướng này. Vốn FDI thực hiện bình quân chiếm trên 23% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội; tỉ trọng bình quân GDP của khu vực FDI chiếm 19,8% trong tổng GDP của toàn bộ nền kinh tế; thu hút gần 5 triệu lao động; tạo ra lợi nhuận cao nhất khi chiếm tới trên 42% trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp; hiệu quả đầu tư kinh doanh của khu vực FDI thể hiện qua các chỉ tiêu như hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và hiệu suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) đều cao hơn khá nhiều so với khu vực kinh tế trong nước (Nguyễn Bích Lâm, 2020). Tuy vậy, so với những ưu đãi được hưởng, đóng góp của khu vực kinh tế này đối với nền kinh tế còn chưa tương xứng. Đại hội XIII của Đảng nhận định: Trong những năm qua, thu hút FDI của Việt Nam còn thiếu chọn lọc; sự kết nối, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế; một số dự án còn tiêu tốn năng lượng, thâu dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; mức độ kết nối, thu hút và chuyển giao công nghệ của khu vực đầu tư nước ngoài đến khu vực đầu tư trong nước còn thấp; khu vực đầu tư nước ngoài chủ yếu gia công lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành thấp, giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm chưa cao, Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, năng lực nội sinh của công nghệ chưa được kiến tạo và phát huy. Trong khi đó, một số địa phương còn để xảy ra hiện tượng người nước ngoài đứng sau các nhà đầu tư Việt Nam để đầu tư vào các khu vực trọng yếu, địa bàn chiến lược ảnh hưởng không tốt đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn của khu vực. Việc kết hợp giữa kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh ở một số địa phương, đơn vị thiếu hiệu quả, còn biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác, nặng về lợi ích kinh tế đơn thuần, trước mắt (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Những bất cập này đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó trước tiên và căn bản là do thể chế, chính sách, khung pháp lý về FDI và các lĩnh vực liên quan. Chính vì thiếu sự chuẩn bị kỹ càng về năng lực thể chế dẫn đến quá trình thu hút FDI được thực hiện quá nhanh so với năng lực trong nước, nhiều ưu đãi quá mức với một số doanh nghiệp FDI trong khi các đóng góp của khu vực này đối với nền kinh tế chưa tương xứng, thậm chí để lại nhiều hậu quả không nhỏ cho Việt Nam. Bên cạnh đó, do những yếu kém trong khung pháp lý thu hút và chế tài đối với hoạt động của FDI tại Việt Nam. Những lỗ hổng pháp lý, tệ nạn tham nhũng
  5. 264 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI là căn nguyên gây nên tình trạng nhiều dự án FDI kém chất lượng phát thải, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, đe dọa an ninh năng lượng và an ninh quốc gia, đặc biệt là tình trạng chuyển giá và trốn thuế, lách thuế tràn lan. Với những bất cập đã được phát hiện, Việt Nam có điều chỉnh nhưng chưa mạnh mẽ về ưu đãi, chế tài theo hướng tăng tác động tích cực của FDI và xử lý chưa thực sự hữu hiệu các sai phạm của khu vực này (Lê Xuân Sang, 2021). 3.2. Tiềm năng thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh mới Để làm rõ vấn đề này, cần phải đánh giá toàn diện về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức do bối cảnh mới tác động đến khả năng thu hút FDI vào Việt Nam (Bảng 1). Trên cơ sở đó, tìm cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức để khai tác tốt nhất những năng lực tiềm tàng mà bối cảnh mới tạo ra. 3.2.1. Điểm mạnh Ngày nay, dòng vốn FDI đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với mức đóng góp vào GDP tăng đáng kể. Trong xu hướng dịch chuyển đầu tư trên thế giới, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, được các nhà đầu tư quan tâm, với nhiều lợi thế như ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô; vị trí địa lý, điều kiện đất đai, môi trường thuận lợi; nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, có tính linh hoạt cao; thủ tục hành chính dần thông thoáng; thanh, kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt; hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu kinh tế trong cả nước tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp; Bảng 1. Đánh giá tiềm năng thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh mới SWOT TÍCH CỰC / CÓ LỢI TIÊU CỰC / GÂY HẠI ĐIỂM MẠNH (Strengths) ĐIỂM YẾU (Weaknesses)  An ninh, chính trị ổn định  Hạn chế về năng lực hoạch định chính sách, năng lực xét  Thể chế, luật pháp và sự minh bạch dần được hoàn thiện duyệt, kiểm soát đầu tư  Môi trường đầu tư thuận lợi, tiếp tục được cải thiện  Hệ thống thủ tục, quy định còn phức tạp, chất lượng dịch  Quy mô dân số lớn, nguồn nhân lực dồi dào, tính cơ động vụ công chưa cao TÁC NHÂN cao, giá rẻ  Công tác quản lý, điều hành còn nhiều vướng mắc và thiếu sót BÊN  TRONG  Giá thuê bất động sản công nghiệp thấp so với mặt bằng Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, chung khu vực giá thuê bất động sản công nghiệp đang tăng mạnh  Kết cấu hạ tầng được cải thiện, chi phí vận hành thấp, ưu  Công nghiệp hỗ trợ còn yếu kém đãi lớn  Chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo  Uy tín và vị thế của Việt Nam được nâng lên.  Chưa đảm bảo tính cân đối về cơ cấu đầu tư, hiệu quả đầu  Thành tựu chuyển đổi số của Việt Nam được khẳng định tư chưa toàn diện CƠ HỘI (Opportunities) THÁCH THỨC (Threats)  Vị trí địa lý, địa chính trị thuận lợi, nguồn tài nguyên  Hoàn thiện cơ chế, chính sách, đơn giản hóa thủ tục hành chính phong phú  Đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về  Lợi thế từ việc Việt Nam liên tiếp ký kết các hiệp định thể chế, chính sách, luật pháp; thực thi pháp luật nghiêm minh, thương mại tự do thế hệ mới thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư  Luồng vốn FDI dịch chuyển do tác động của chiến tranh  Nâng cao năng lực pháp lý, năng lực quản lý và quản trị, thương mại Mỹ - Trung chất lượng nhân lực TÁC NHÂN BÊN NGOÀI  Luồng vốn FDI dịch chuyển do tác động của đại dịch Covid-19  Thách thức cải thiện môi trường đầu tư, giảm ưu đãi, tăng  Được quốc tế đánh giá cao trong phòng, chống dịch Covid-19 năng lực cạnh tranh  Được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá có vị trí chiến lược  Nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong nước và khả trong đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu, là điểm đến đầu tư năng kết nối với doanh nghiệp FDI, có chương trình ưu tiên an toàn và hấp dẫn phát triển công nghiệp hỗ trợ  Cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới với các tập đoàn  Cần có chiến lược thu hút FDI dài hạn, đồng bộ, có chọn lọc, lớn, công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị hương đên dong vôn FDI chât lương cao toàn cầu  Thách thức suy giảm dòng vốn FDI toàn cầu Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 265 Việt Nam có quy mô dân số lớn và số người gia nhập tầng lớp trung lưu ngày càng tăng; lực lượng lao động trẻ và có tính cơ động cao; chi phí lao động thấp hơn và giá thuê các khu công nghiệp trung bình cũng thấp hơn 45 đến 50% so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Malaysia, Indonesia). Bên cạnh đó, hiện nay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam ở nhóm thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp lại được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, thị thực (Lê Thị Thanh Trang, 2021). Thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hoàn thiện, gắn với hội nhập, không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi. Đến nay, mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, song phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, vẫn duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, duy trì được chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính sách thu hút FDI mới với nhiều ưu đãi hấp dẫn; nhiều cơ hội tạo ra từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Chính phủ tích cực cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; thành tựu chuyển đổi số của Việt Nam đang tiếp tục được khẳng định; là những chất xúc tác hấp dẫn thu hút FDI vào Việt Nam hơn nữa trong thời gian tới. 3.2.2. Điểm yếu Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, báo cáo PCI 2020 cũng chỉ ra một số vấn đề mà các doanh nghiệp còn quan ngại. Đó là hệ thống thủ tục, quy định, cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ công. Theo nhận định của Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM), cơ sở hạ tầng và hệ thống quy định là hai lĩnh vực Việt Nam cần cải thiện hơn nữa để thu hút các nhà đầu tư mới. Vai trò cua doanh nghiệp trong hoach đinh chính sách vân còn là điêm yêu cua môi trường kinh doanh tai Việt Nam. Quy trình thành lập doanh nghiệp, thủ tục về điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan còn phức tạp; các thủ tục hành chính về thuế và bảo hiểm xã hội còn nhiều bất cập; vấn đề kiểm soát tham nhũng và chất lượng dịch vụ công đã được cải thiện nhưng chưa triệt để; cơ sơ ha tâng cua môi trường kinh doanh Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư (Anh Minh, 2021). Phần lớn công nghiệp hỗ trợ trong nước còn đơn giản, quy mô doanh nghiệp hỗ trợ vừa và nhỏ, điều kiện và lĩnh vực sản xuất của các doanh nghiệp này khá giống nhau, yếu về vốn, hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý, sản xuất và công nghệ kỹ thuật (đặc biệt là công nghệ cao), thiếu nguồn lực để đổi mới, sản phẩm (linh kiện, phụ tùng) hàm lượng công nghệ thấp, khó đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI, nên chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam còn hạn chế, đa số chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng FDI. Hiện nay lao động qua đào tạo chỉ chiếm 27% (thấp so với các nước trong khu vực). Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt công nhân kỹ thuật. Nếu mãi là lắp ráp thì chúng ta chỉ dựa vào nguồn nền tảng lao động giá rẻ. Chúng ta phải gia tăng giá trị bằng cách đón nhận dòng đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, hướng tới phân khúc cao hơn như nghiên cứu phát triển, làm thương hiệu. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về FDI của Việt Nam còn hạn chế nên chưa bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng
  7. 266 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI và sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực trong nước. Năng lực pháp lý còn hạn chế nên một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng để chuyển giá, trốn thuế, Còn thụ động trong việc lựa chọn dự án và nhà đầu tư nên nhiều dự án đầu tư không đảm bảo chất lượng. Chưa đảm bảo tính cân đối về cơ cấu đầu tư, hiệu quả đầu tư chưa đảm bảo sự cân bằng giữa các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, Năng lực chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến và phát thải còn nhiều bất cập. Giá thuê bất động sản công nghiệp thời gian gần đây liên tục tăng cao, có dấu hiệu tác động tiêu cực tới sức hút FDI của Việt Nam. 3.2.3. Cơ hội Theo bảng xếp hạng “sức khỏe” tài chính của 66 nền kinh tế mới nổi của The Economist (2020), Việt Nam đứng thứ 12, thuộc nhóm an toàn sau dịch Covid-19, các chỉ số tài chính ổn định, tạo ra cơ hội lớn để Việt Nam thu hút FDI trong bối cảnh các tập đoàn đa quốc gia đang tìm kiếm những điểm đến an toàn nhằm thiết lập lại cơ sở sản xuất sau dịch (Lê Minh Hương, 2021). Thực tế cho thấy, nhiều tập đoàn công nghệ lớn của thế giới đang lên kế hoạch dịch chuyển chuỗi sản xuất đến Việt Nam. Điều này tạo động lực cho các địa phương thúc đẩy cải cách cũng như hoạt động sản xuất, xuất khẩu thời gian tới. Theo Hiệp hội Thương mại My, Việt Nam đang là lựa chọn hàng đầu cho xu thế dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp My. Lợi thế từ việc tham gia các FTA và hiệu quả tốt trong phòng, chống dịch Covid- 19 đã giúp Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố để nâng cao hình ảnh, thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, thu hút FDI đang là chủ trương lớn của Chính phủ và được hiện thực hóa bằng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục, giá cho thuê đất Đây là những động thái tích cực, làm tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Xét theo lợi thế cạnh tranh, châu Âu và Hoa Kỳ là trung tâm của thế giới ở các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ, tài chính; còn châu Á là trung tâm của thế giới ở lĩnh vực sản xuất. Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường lớn nhất cũng như là công xưởng lớn nhất của thế giới, nên việc chuyển dịch về cơ bản các chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc sẽ không diễn ra. Nhưng với yêu cầu đa dạng hoá chuỗi cung ứng để đảm bảo an toàn hơn xét từ nhiều góc độ, xu hướng di chuyển bớt một phần FDI đang và sẽ đầu tư ở Trung Quốc sang các nước khác là tất yếu, và Việt Nam có thể hưởng lợi thế khi đón nhận cơ hội này. Chúng ta chưa có điều kiện tiếp nhận dòng đầu tư ở phân khúc cao hơn như nghiên cứu phát triển, phân phối nên bản chất của dòng dịch chuyển mà chúng ta đón nhận chủ yếu vẫn là công nghiệp hỗ trợ. Việt Nam đang có những cơ hội tốt để thu hút dòng FDI đang dịch chuyển. Một là, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến các nhà đầu tư tại Trung Quốc đang có xu hướng chuyển sang các nước khác để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, và một số nhà sản xuất đã chọn Việt Nam ngay từ trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Họ cần nơi đầu tư an toàn, thuận lợi, có lợi nhuận và tính đến đóng góp cho nền kinh tế địa phương. Hai là, dưới tác động của đại dịch Covid-19, nhằm giảm thiểu rủi ro đứt gãy, lệ thuộc vào chuỗi cung ứng đầu vào từ Trung Quốc. Việt Nam có những lợi thế như ổn định về chính trị, xã hội, kinh tế; khả năng chống chịu tốt, sự linh hoạt của nền kinh tế Việt Nam được khẳng định qua năm 2020; vị thế địa chính trị, địa kinh tế của Việt Nam gần Trung Quốc, gần trung
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 267 tâm sản xuất lớn của thế giới nên khi sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam rất gần với thị trường nguyên liệu phụ tùng. Hơn nữa, lao động Việt Nam phong phú, tương đối rẻ so với Trung Quốc và các nền kinh tế khác. Việt Nam cũng đang là thị trường tiêu thụ có quy mô tăng nhanh đặc biệt tầng lớp trung lưu Chính vì vậy, xu hướng chuyển dịch một số khâu của chuỗi cung ứng sang Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục trong tương lai. Do đó, xét theo khía cạnh tích cực, đại dịch Covid-19 là cơ hội để chúng ta chủ động thu hút FDI thế hệ mới chọn lọc hơn, hướng tới việc lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá chủ yếu. Trong kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã thành công hơn nhiều nước khác (đặc biệt là so với các nước đang cạnh tranh về nguồn vốn FDI với Việt Nam). Điểm sáng này khiến các nhà đầu tư nhận thấy Việt Nam là địa điểm có thể duy trì sản xuất, duy trì cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho nền kinh tế toàn cầu ngay cả trong giai đoạn khó khăn. Cũng chính điều này giúp họ giảm được cú sốc từ quá trình rung chuyển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch. Đây chính là lợi thế cạnh tranh giúp cho Việt Nam thu hút FDI tốt hơn các nước khác. Không chỉ là các dự án đầu tư mới mà cả các dự án đầu tư FDI đã có mặt ở Việt Nam từ trước cũng được hưởng lợi thế này. Các nhà đầu tư quyết định tiếp tục dịch chuyển tài sản sản xuất của họ tới Việt Nam, nhờ vậy giúp Việt Nam lập được các thành tích rất tốt về xuất nhập khẩu. Ba là, việc Việt Nam liên tiếp ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam- Liên minh châu Âu là điểm cộng lợi thế để Việt Nam thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI. Hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định về kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị, và đây chính là những yếu tố vô cùng quan trọng với bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào. Các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản thực hiện Chính sách/Chiến lược Nam tiến (mới) từ bản địa và từ Trung Quốc sang các địa bàn đầu tư mới, trong đó, Việt Nam là một địa bàn chiến lược 3.2.4. Thách thức Bối cảnh mới cũng tạo ra những thách thức lớn khi dư địa chính sách thu hút FDI hữu hiệu, hợp pháp ít hơn trước, nhất là khi thực hiện các cam kết trong FTA thế hệ mới và giảm dần ưu đãi. Bên cạnh đó là những thách thức về cơ chế, chính sách; năng lực pháp lý, quản lý và quản trị; chất lượng nhân lực, năng lực cạnh tranh; Sự suy giảm kỷ lục của dòng vốn đầu tư toàn cầu, thấp nhất từ năm 1990, cho thấy thu hút FDI gặp khó khăn. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và sự phục hồi của các nền kinh tế còn chậm dẫn đến các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án FDI tiếp tục bị ảnh hưởng. Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore , khiến vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng chậm lại. Thách thức trước tiên mà Việt Nam cần đối mặt đó là vấn đề xây dựng thể chế, chính sách, nâng cao năng lực pháp lý, năng lực quản lý và quản trị. Chính sách thu hút đầu tư chưa hiệu quả trong ngắn hạn, đặt ra vấn đề cần thu hút có chọn lọc, hương vào những dự
  9. 268 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI án lớn, trọng điểm quốc gia; những dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, có sức lan tỏa trong nền kinh tế; thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Một số nhà đầu tư nước ngoài chưa hài lòng về khả năng đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách, luật pháp; thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư ở Việt Nam. Do đó, đây cũng là rào cản cần được tháo gỡ trong thời gian tới. Việt Nam cần phải vượt qua những thách thức đang trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường đầu tư như sự thiếu ổn định về chính sách, các qui định pháp luật chưa rõ ràng và thiếu minh bạch, gây ra những khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện; cơ sở hạ tầng cho các hoạt động logistic chưa phát triển đồng bộ; nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao còn hạn chế, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, Thách thức liên quan đến các nguyên tắc trong lĩnh vực thuế và kế toán cũng là một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam, khiến cho các nhà đầu tư chưa thực sự tin tưởng. Việt Nam cần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư rằng khi phải đối mặt với các mô hình kinh doanh và giao dịch mang tính đổi mới và phức tạp, cơ quan thuế Việt Nam sẽ có cơ chế chính sách công bằng và hợp lý trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cốt lõi. Áp dụng các nguyên tắc thuế cốt lõi cho những vấn đề như khấu trừ chi phí hợp lý, ghi nhận doanh thu, định giá mua bán ngoài cho những giao dịch liên quan đến các khu vực tài phán có thuế suất khác sẽ giúp củng cố niềm tin rằng cơ quan thuế đã và đang tích cực tiếp thu và hoàn thiện. So với các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Campuchia thì Việt Nam vẫn bị các nhà đầu tư EU đánh giá là còn chậm trong thu hút đầu tư. Thực tế, nguồn vốn FDI từ EU vẫn chưa được khai thác như mong đợi. Các doanh nghiệp EU thường khó đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh, do gặp không ít hạn chế về sự minh bạch và thuận lợi trong thủ tục nói riêng và quản lý nhà nước về FDI nói chung. Ngoài ra là các vấn đề cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện đồng bộ, chi phí logistics quá cao, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp FDI cũng là trở ngại khiến FDI từ EU bị hạn chế. 4. KẾT LUẬN Trong xu thế suy giảm FDI diễn ra trên phạm vi toàn cầu hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì và đạt được kết quả thu hút FDI đáng khích lệ. Tuy nhiên, xem xét cụ thể vấn đề này, thu hút FDI của Việt Nam chưa đạt được kỳ vọng về hàm lượng công nghệ cao và sức lan tỏa của khu vực FDI tới khu vực doanh nghiệp trong nước, tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng còn thấp, đóng góp của khu vực FDI chưa tương xứng với tiềm năng và ưu đãi mà khu vực này được hưởng, tiềm ẩn và phát sinh những phức tạp về mặt xã hội và môi trường, Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần điều chỉnh, hoàn thiện thể chế, pháp lý, chiến lược, chính sách thu hút FDI, cải thiện môi trường đầu tư thích ứng tốt hơn với bối cảnh mới. Để thực hiện điều này, trước tiên Việt Nam cần nhận diện rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình, cũng như những cơ hội và thách thức được tạo ra trong bối cảnh mới. Với dự án FDI, do có yếu tố nước ngoài nên mỗi một sai lầm dù nhỏ ở hiện tại có thể sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng trong tương lai, nên việc hoàn thiện thể chế, pháp lý sẽ tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam thu hút FDI chủ động, có chọn lọc và giảm thiểu sai lầm, hậu quả. Chiến
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 269 lược, chính sách thu hút FDI cần hướng tới mục tiêu hiệu quả cân bằng trên các phương tiện “kinh tế - xã hội – môi trường”, “hiệu quả tài chính” phải được xem xét đồng thời, cân đối với “hiệu quả phi tài chính”. Bên cạnh đó, cần cải thiện môi trường đầu tư với các thủ tục thông thoáng, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ công và năng lực cạnh tranh quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Minh (2021), Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn của dòng vốn FDI, truy cập ngày 20/6/2021 2. Cục đầu tư nước ngoài (2015-2020), Đầu tư vào Việt Nam, (Tổng hợp của tác giả về tình hình đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2015-2020). 3. Cục đầu tư nước ngoài (2021), Tình hình đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2021, truy cập ngày 20/6/2021 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật 5. Lê Thị Thanh Trang (2021), Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 4/2021 6. Lê Xuân Sang (2021), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh mới, Tạp chí Tài chính kỳ 1+2 tháng 02/2021 7. Nguyễn Bích Lâm (2020), Nhìn nhận khủng hoảng do đại dịch COVID-19 để thu hút hiệu quả vốn FDI, http:// baochinhphu.vn/, truy cập ngày 07/7/2021