Tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh dưới góc nhìn của doanh nghiệp khảo sát tại vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ

pdf 9 trang Gia Huy 3140
Bạn đang xem tài liệu "Tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh dưới góc nhìn của doanh nghiệp khảo sát tại vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftinh_minh_bach_cua_moi_truong_kinh_doanh_cap_tinh_duoi_goc_n.pdf

Nội dung text: Tính minh bạch của môi trường kinh doanh cấp tỉnh dưới góc nhìn của doanh nghiệp khảo sát tại vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÍNH MINH BẠCH CỦA MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CẤP TỈNH DƢỚI GÓC NHÌN CỦA DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM TRUNG BỘ TRANSPARENCY OF PROVINCIAL BUSINESS ENVIRONMENT IN VIEW OF THE ENTERPRISE- A SURVEY IN THE CENTRAL PROVINCES PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Tính minh bạch là một tiêu chuẩn quan trọng của môi trường kinh doanh. Bảo đảm tính minh bạch có ý nghĩa đặc biệt đối với doanh nghiệp và nền kinh tế. Tại các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, môi trường kinh doanh đ được hoàn thiện; tuy nhiên bảo đảm tính minh bạch đang được cho là điểm hạn chế lớn, làm giảm thấp năng lực cạnh tranh cấp tỉnh theo báo cáo hàng năm của VCCI. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào miền Trung. Bài viết đ tổng hợp cơ sở lý luận, xây dựng thang đo; dựa trên một mẫu khảo sát 600 doanh nghiệp để đánh giá tính minh bạch trong môi trường kinh doanh tại các tỉnh ở miền Trung hiện nay. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, tính minh bạch được các doanh nghiệp đánh giá thấp; đặc biệt là không bảo đảm quyền và cơ hội của doanh nghiệp trong việc hoạch định và triển khai chính sách; việc tiếp cận thông tin có sự cải thiện, tuy nhiên tính thiếu công bằng, sự phân biệt đối xử trong tiếp cận thông tin vẫn còn khá lớn. Bài viết đ đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng này. Từ khóa: minh bạch; doanh nghiệp; thông tin; tiếp cận; công bằng; chính sách. ABSTRACT Transparency is an important measure of the business environment. Ensuring transparency has special meaning for business and the economy. In the provinces of the central key economic, business environment has been completed; However, to ensure transparency is to be big limitations to lessen the provincial competitiveness according to the annual report of the VCCI. This creates difficulties for business development, investment attraction in Central. The article argues aggregate basis, building scale; based on a sample survey of 600 enterprises to evaluate the transparency of the business environment in the current in the central province. The survey results showed that transparency is undervalued businesses; especially not guarantee the rights and opportunities of the business in planning and policy implementation; access to information has improved, but the lack of fairness, discrimination in the access to information is still quite large. The article gives some suggestions to minimize this situation. Keywords: transparent; business; information; approach; equitable; policy. 1. Giới thiệu Tăng cƣờng tính minh bạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đối với doanh nghiệp, việc tăng cƣờng tính minh bạch giúp họ dễ dàng tiếp cận thông tin, đặc biệt là những thông tin liên quan đến cơ hội kinh doanh và nguồn lực kinh doanh. Từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, giảm rủi ro, tạo niềm tin và sự tin cậy giữa chính quyền và nhà đầu tƣ. Một khi đã tạo đƣợc niềm tin, nhà đầu tƣ sẽ có động lực mạnh mẽ để đầu tƣ lớn và lâu dài. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi môi trƣờng kinh doanh phải đƣợc cải thiện theo các chuẩn mực quốc tế. Trong số các chuẩn mực đó, bảo đảm tính minh bạch là một trong những yêu cầu quan trọng nhất. Theo sự phân cấp hiện nay, chính quyền cấp tỉnh có vai trò đặc biệt trong việc thu hút đầu tƣ; thúc đẩy quá trình ra đời, hoạt động và kết thúc hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế chung của quốc gia, mỗi tỉnh với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội riêng đều phải tuân thủ và vận dụng chính sách chung phù hợp với đặc thù của địa phƣơng. Do vậy, tính minh bạch của môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh có tác động rất lớn đến sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp khu vực tƣ nhân. Tại các tỉnh miền 72
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Trung, sự kém minh bạch đang là vấn đề chung của các địa phƣơng. Các doanh nghiệp ở đây phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân. Họ thƣờng tiếp cận thông tin từ Nhà nƣớc Trung ƣơng dễ dàng hơn so với các chính sách của chính quyền cấp tỉnh. Báo cáo về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp các năm (2008 – 2113) cho thấy rằng, tình trạng minh bạch trong quản lý vĩ mô của chính quyền cấp tỉnh đối với doanh nghiệp kinh tế tƣ nhân tại các tỉnh miền Trung thƣờng thấp và có xu hƣớng giảm sút. Điều này là một nguyên nhân lý giải tình trạng yếu kém trong thu hút đầu tƣ, và sự hạn chế của các doanh nghiệp kinh tế tƣ nhân tại khu vực này. Bài viết đi sâu làm rõ nội hàm, xây dựng các tiêu chí đánh giá tính minh bạch trong quản lý điều hành vĩ mô của chính quyền cấp tỉnh đối với doanh nghiệp, sử dụng phƣơng pháp thực chứng dựa trên phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp để phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng tính minh bạch nhằm hoàn thiện hơn nữa môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp tại các tỉnh miền Trung. 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp phân tích 2.1. Quan niệm về tính minh bạch Trong những năm gần đây tính minh bạch đã đƣợc trao đổi bàn luận nhiều, tuy nhiên vấn đề vẫn còn mới mẻ, những nhận thức về nó vẫn còn tản mạn và chƣa thực sự đầy đủ. Quan niệm và cách hiểu về minh bạch phụ thuộc vào nội dung, bối cảnh, quan điểm tiếp cận, nghề nghiệp, thu nhập, nhóm dân cƣ, các yếu tố cảm xúc, và vô số các nhân tố khá. Theo nghĩa thông thƣờng, minh bạch làm cho quan sát sự vật hiện tƣợng một cách chính xác và dễ dàng, chính là việc để cho mọi ngƣời đều có thể nhìn thấy sự thật nếu ngƣời ta muốn hoặc cho mọi ngƣời thời gian, công cụ và kỹ năng để quan sát hay nhìn thấy sự thật hoặc bản chất của đối tƣợng quan sát. Minh bạch mang tính chủ động và đặt nhiều trách nhiệm hơn vào các tổ chức và cơ quan quản lý (Oliver, 2004). Theo OECD (2002), môi trƣờng kinh doanh minh bạch là môi trƣờng kinh doanh trong đó các tác nhân kinh tế có những thông tin cần thiết về môi trƣờng kinh doanh, các nguồn thông tin cân xứng và không có sự che giấu thông tin. Minh bạch đƣợc coi nhƣ là kết quả của trao đổi thông tin hai chiều giữa một bên là chính phủ với các đối tác khác. Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng minh bạch không chỉ dừng lại ở số lƣợng thông tin mà còn ở nội dung, phạm vi, độ chính xác, và kịp thời mà các tác nhân kinh tế (ngƣời dân, doanh nghiệp hoặc chính phủ) có thể tiếp cận một cách dễ dàng [1]. Dựa trên những quan niệm trên, có thể cho rằng đối với môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh, tính minh bạch có thể đƣợc hiểu là khả năng doanh nghiệp có thể dễ dàng và bình đẳng trong tiếp cận những kế hoạch, chính sách và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của tỉnh, tính sẵn có của các loại tài liệu, văn bản này; và khả năng tham gia của các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phản biện các văn bản đó [2]. Đối với chính quyền cấp tỉnh, việc quản lý và điều hành vĩ mô trong phạm vi địa lý hành chính của tỉnh, vừa phải tuân thủ chặt chẽ các quy định chung của Nhà nƣớc Trung ƣơng vừa phải cụ thể hóa và đề xuất các chính sách phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tính minh bạch bao gồm các yếu tố nội hàm nói trên và phải đƣợc thể hiện trên cả hai giác độ quản lý này. 2.2. Các tiêu chí đánh giá tính minh bạch Minh bạch là một khái niệm trừu tƣợng, do vậy đo lƣờng tính minh bạch là một công việc hết sức khó khăn. Tính minh bạch một mặt thể hiện sự dễ dàng và tiện lợi của doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin cần thiết, mặt khác phản ánh đƣợc sự tham gia xây dựng và phản biện của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách của địa phƣơng. 73
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Khả năng tiếp cận thông tin: Tiếp cận thông tin dễ dàng, chính xác và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tốt cơ hội và tận dụng các sáng kiến chính sách của chính quyền tỉnh phục vụ cho việc hoạch định chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh. Khả năng tiếp cận thông tin đƣợc thể hiện qua các khía cạnh sau [4]: - Tính phù hợp của thông tin với nhu cầu của doanh nghiệp: Điều này đặt ra yêu cầu Chính quyền cấp tỉnh phải nghiên cứu nhu cầu thông tin, chuẩn bị và cung cấp thông tin phù hợp, tránh trƣờng hợp chỉ cung cấp những thông tin có sẵn, bất kể thông tin đó có cần thiết cho doanh nghiệp hay không. - Tính kịp thời: Thông tin cần đƣợc cung cấp kịp thời, đảm bảo doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin vào đúng thời điểm cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Tính minh bạch sẽ bị giảm nếu thông tin bị cung cấp muộn. - Tính chính xác cao của thông tin: Tính chính xác thể hiện chất lƣợng của thông tin, một khía cạnh rất quan trọng tạo dựng sự tin cậy của doanh nghiệp và chính quyền. Chất lƣợng của thông tin sẽ quyết định lớn đến chất lƣợng các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. - Tính công bằng trong tiếp cận thông tin: Đây có thể xem là tiêu chí đặc thù của môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam. Điều này xuất phát từ sự phân biệt đối xử, từ sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nhất là các thông tin liên quan đến cơ hội kinh doanh và nguồn lực kinh doanh giữa doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tƣ nhân. Hiện nay, doanh nghiệp tƣ nhân đang là đối tƣợng chịu nhiều thiệt thòi nhất. Mặc dù chính sách không có sự phân biệt đối xử, tuy nhiên trên thực tế việc thực thi chính sách của những ngƣời thừa hành công vụ, của các tổ chức nắm giữ nguồn lực kinh doanh (tài chính, đất đai, các nguồn hỗ trợ ), sự ƣu ái cho doanh nghiệp nhà nƣớc, gây khó khăn cho doanh nghiệp tƣ nhân vẫn là một hiện tƣợng phổ biến. Thiếu tính công bằng trong tiếp cận thông tin sẽ dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả nguồn lực. Trên thực tế các thông tin nhạy cảm nhƣ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, kế hoạch đầu tƣ của tỉnh việc tiếp cận rất khó khăn và rất thiếu công bằng. Một thực trạng khá phổ biến là chỉ một số ít cá nhân, thƣờng là nội bộ hoặc doanh nghiệp có quan hệ thƣờng xuyên thƣờng là Doanh nghiệp nhà nƣớc biết đƣợc thông tin, họ sẽ thực hiện các hành vi đầu tƣ để trục lợi, còn phần đông các Doanh nghiệp kinh tế tƣ nhân rất khó hoặc không thể tiếp cận đƣợc thông tin loại này [5]. - Về tính cởi mở của cơ quan chính quyền trong việc cung cấp thông tin: Trên thực tế nếu các cấp chính quyền thân thiện, coi doanh nghiệp là ngƣời bạn đồng hành trong quá trình phát triển, sự trao đổi và chia xẻ thông tin sẽ diễn ra rất dễ dàng. Để đánh giá tính cởi mở của chính quyền có thể căn cứ váo đánh giá của doanh nghiệp về: Mức độ khó khăn khi tiếp cận với các cơ quan hoạch định chính sách của tỉnh hoặc đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả các buổi đối thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp giữa Doanh nghiệp và lãnh đạo cấp tỉnh [5]. - Việc bảo đảm quyền và cơ hội đƣợc giám sát quá trình ra quyết định, phản biện các quyết định, và giám sát quá trình thực thi các quyết định của cơ quan quản lý: Đây có thể đƣợc xem là mức độ cao nhất của việc bảo đảm tính minh bạch. Điều này cho phép doanh nghiệp tham gia một cách chủ động vào quá trình hoạch định chính sách và giám sát quá trình thực hiện chính sách đó. Sự tham gia này giúp các doanh nghiệp thể hiện nhu cầu và hiểu rõ hơn bản chất các chính sách. Điều này cũng giúp doanh nghiệp dự báo đƣợc kết quả và dự đoán đƣợc các thay đổi có thể xảy ra, tích hợp, cập nhật những khả năng đó vào trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp [5]. 2.3. Phương pháp cho điểm trong việc đánh giá tính minh bạch Để đánh giá tính minh bạch, có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau, trong đó phƣơng pháp cho điểm đƣợc xem là phƣơng pháp dễ sử dụng và cho kết quả đánh giá khá 74
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) chính xác. Mức độ minh bạch của từng tiêu chí sẽ đƣợc xác lập dựa trên kết quả điều tra trực tiếp từ đánh giá của các doanh nghiệp. Để thực hiện bài viết này, chúng tôi đã thiết kế thang đo lƣờng Liker với 5 mức điểm. Các thang đo thể hiện dƣới dạng các câu hỏi đo lƣờng cảm nhận của doanh nghiệp về tính minh bạch theo từng thuộc tính [5]. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Mô tả mẫu và kết quả điều tra Mẫu điều tra đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên có phân tầng (theo địa phƣơng và theo hình thức pháp lý của doanh nghiệp) từ danh sách các doanh nghiệp đƣợc cung cấp bởi các sở Kế hoạch và Đầu tƣ các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định. Quy mô mẫu là 530 doanh nghiệp. Kết cấu và qui mô mẫu đƣợc thể hiện trong bảng 1. Bảng 1: Kết cấu và qui mô mẫu điều tra Nguồn: [5, 6, 7, 8] Với các tiêu chí ở trên, bằng việc phát triển các thang đo thích hợp, thực hiện phỏng vấn trực tiếp 600 doanh nghiệp đang hoạt động tại các tỉnh miền Trung, kết quả về tính minh bạch trong môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh tại miền Trung theo đánh giá của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây. Bảng 2: Kết quả điều tra về tính minh bạch từ đánh giá của doanh nghiệp Tiêu chí đánh giá Mức điểm (max =3000) 1. Các loại thông tin đƣợc cung cấp phù hợp với yêu cầu của doanh 2100 nghiệp 2. Thông tin đƣợc cung cấp kịp thời 1200 3. Thông tin đƣợc cung cấp cho doanh nghiệp là chính xác 2250 4. Khả năng tiếp cận thông tin dễ dàng của doanh nghiệp tƣ nhân 1200 5. Doanh nghiệp không cần có quan hệ cơ quan NN vẫn có đƣợc thông 900 tin 6. Đánh giá về mức độ dễ dàng trong tiếp cận với các cơ quan chính 1650 quyền 7. Đánh giá về hiệu quả trong các lần tiếp xúc giữa Doanh nghiệp và 2250 lãnh đạo tỉnh 8. Doanh nghiệp đƣợc tìm hiểu dự thảo của chính sách trƣớc khi ban 600 hành 9. Doanh nghiệp đƣợc tham khảo ý kiến trƣớc khi ban hành chính sách 450 10. Ý kiến góp ý của doanh nghiệp đƣợc tôn trọng trong việc xây dựng và 450 điều chỉnh chính sách Nguồn: [5, 6, 7, 8] 75
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Từ kết quả điều tra, với mức điểm tối đa của từng nhân tố là 3000 điểm, biểu đồ rada về tính minh bạch trong môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh tại khu vực miền Trung theo đánh giá của các doanh nghiệp nhƣ dƣới đây. Biểu đồ radar về các chỉ tiêu đánh giá tính minh bạch 3.2. Phân tích và bình luận - Nhìn chung các doanh nghiệp đánh giá rất thấp về tính minh bạch của môi trƣờng kinh doanh. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tƣ rất ngán ngẩm khi không biết, không dự đoán đƣợc sự thay đổi bất ngờ trong cách hành xử của nhiều cơ quan khác nhau trong bộ máy địa phƣơng. Thƣờng, doanh nghiệp kinh tế tƣ nhân rất khó để tiếp cận những thông tin cần thiết. Tình trạng kém minh bạch luôn đi kèm với nhũng nhiễu. Nhiều địa phƣơng đua nhau đƣa ra các chính sách ƣu đãi riêng biệt, trong khi điều mà nhiều nhà đầu tƣ cần thực ra là sự đơn giản và minh bạch về thủ tục, sự ổn định, nhất quán trong áp dụng và thực hiện chính sách thì lại không đáp ứng đƣợc. - Xét trên cả bốn tiêu chí đánh giá, tính cởi mở của lãnh đạo cấp tỉnh đƣợc đánh giá cao nhất và có sự thay đổi mạnh trong những năm gần đây. Mức độ dễ dàng trong việc tiếp xúc với cơ quan chính quyền có sự cải thiện đáng kể; việc ứng dụng công nghệ thông tin, thành lập cổng thông tin điện tử của các tỉnh; việc tăng số lƣợng và tần suất gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp đã làm cải thiện tình hình. Tuy nhiên thông tin trao đổi vẫn chỉ một chiều, hiệu quả tƣơng tác giữa doanh nghiệp và các cơ quan chính quyền trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin rất thấp. Doanh nghiệp kinh tế tƣ nhân không đánh giá cao hiệu quả kênh đối thoại và cho rằng, dƣờng nhƣ lãnh đạo chính quyền cấp tỉnh còn thiếu thành tâm và bình đẳng trong đối thoại. - Khả năng tiếp cận thông tin đƣợc đánh giá thấp hơn so với tính cởi mở. Điều băn khoăn nhất là doanh nghiệp tiếp cận những thông tin về các quy định, các tài liệu pháp lý của 76
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) chính quyền Trung ƣơng lại tỏ ra dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các chính sách quản lý của chính quyền cấp tỉnh địa phƣơng. Những chính sách quản lý nhƣ: chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng, chi ngân sách địa phƣơng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền địa phƣơng có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của các doanh nghiệp kinh tế tƣ nhân lại rất khó tiếp cận. Tình trạng mù thông tin làm cho các doanh nghiệp thiếu căn cứ để hoạch định chiến lƣợc phát triển, điều này cũng dẫn đến lối làm ăn ngắn hạn, mang tính đánh quả rất phổ biến trong khu vực kinh tế tƣ nhân. - Kết quả điều tra cũng cho thấy, điểm hạn chế lớn nhất của tính minh bạch là việc bảo đảm quyền và cơ hội trong việc xây dựng và phản biện chính sách, các quyết định của chính quyền địa phƣơng liên quan đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp gần nhƣ đứng ngoài trong việc xây dựng và ban hành chính sách. Doanh nghiệp ít hiểu bản chất của chính sách, sự tác động của nó đến hoạt động kinh doanh, rất khó dự đoán sự thay đổi của chính sách trong tƣơng lai; trên thực tế nhiều chính sách thiếu hợp lý và tác động tiêu cực đến cộng đồng doanh nghiệp vẫn đƣợc chính quyền các tỉnh ban hành. Khả năng dự báo của doanh nghiệp về sự thay đổi của chính sách là một điểm rất yếu trong môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh hiện nay. Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng họ hầu nhƣ rất hiếm hoặc chƣa bao giờ đoán đƣợc sự thay đổi trong chính sách quản lý hoặc sự thay đổi trong vận dụng chính sách của chính quyền tỉnh. Nhiều tính toán của doanh nghiệp trong kế hoạch kinh doanh của họ từ lãi chuyển sang lỗ do chính những thay đổi này. Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng, tính không dự đoán trƣớc sự thay đổi của chính sách hoặc các quy định, đặc biệt là các chính sách thuế, tài chính, đất đai, quản lý xuất nhập khẩu của hải quan là rủi ro tiềm ẩn rất lớn trong hoạt động kinh doanh của họ. Hầu hết các doanh nghiệp trong mẫu điều tra đều cho rằng họ không hề đƣợc tham vấn trong quá trình hoạch định chính sách hoặc thay đổi chính sách của tỉnh, không hiểu đƣợc cơ chế hoạch định chính sách của các cấp. Chính điều này làm cho họ không có cơ sở dự đoán đƣợc sự thay đổi. Doanh nghiệp thƣờng rất bất ngờ và thụ động trƣớc các chính sách mới hoặc ngay sự thay đổi của chính sách cũ. - Kết quả điều tra cũng cho thấy, tính công bằng trong việc tiếp cận thông tin về quản lý vĩ mô đƣợc xem là điểm yếu khá lớn. Trƣớc đây, tính không công bằng đƣợc thể hiện giữa doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp kinh tế tƣ nhân, hiện nay tính không công bằng đƣợc biểu lộ rõ giữa những doanh nghiệp thiếp lập đƣợc quan hệ với các cơ quan Nhà nƣớc hoặc với cá nhân công chức Nhà nƣớc. Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng, để có đƣợc các thông tin về quy hoạch, định hƣớng, nhất là đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng đều phải thông qua các kênh thông tin ―quan hệ‖ này. Đây thực ra là thông tin theo lối ―cửa sau‖ thiếu lành mạnh, các doanh nghiệp làm ăn chân chính thƣờng rất khó thiết lập các kênh quan hệ nhƣ vậy. Điều này có nguyên nhân từ cơ chế ban hành và công bố chính sách; từ trình độ và đạo đức của công chức. 4. Kết luận và hàm ý chính sách Không nhƣ cơ sở hạ tầng ―cứng‖ (hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, chất lƣợng nhân lực ) rất khó cải thiện trong thời gian ngắn, tính minh bạch là một trong những cơ sở hạ tầng ―mềm‖ mà địa phƣơng có thể tập trung cải thiện trong thời gian ngắn để cạnh tranh hơn trong thu hút đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp. đây có thể đƣợc xem là lựa chọn khôn ngoan trong điều kiện nguồn lực có hạn. Trên cơ sở các phân tích và nhận định nêu trên, để tạo ra một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, tạo thuận lợi cho khu vực kinh tế tƣ nhân phát triển bền vững cần chú trọng một số giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch nhƣ sau: -Tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong việc hoạch định chính sách tại các tỉnh. 77
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hiện nay, sự tƣơng tác giữa chính quyền cấp tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp trong hoạch định và thực thi chính sách mới chỉ diễn ra ở giai đoạn thực thi. Việc tổ chức thông tin giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp chủ yếu diễn ra theo hƣớng từ trên xuống theo các can thiệp hành chính, do vậy quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp bị ngắt quãng, tầm nhìn và các mối quan tâm chiến lƣợc của doanh nghiệp chƣa đƣợc lĩnh hội trong hoạch định chính sách ngay từ đầu. Sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình hoạch định chính sách chƣa đƣợc các cấp chính quyền xem trọng; chƣa có tổ chức và cơ chế để thực hiện. Để rút ngắn khoảng cách giữa hai bên, cho phép doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào quá trình hoạch định chính sách theo cách minh bạch hơn, tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp nên đƣợc đƣa vào trong những bƣớc đầu tiên của quá trình hoạch định chính sách. Cần thể chế hóa và tăng cƣờng thực hiện cơ chế lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp trƣớc khi ban hành văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp. Tạo dựng cơ chế thông tin hai chiều thƣờng xuyên, tăng cƣờng các diễn đàn trao đổi giữa chính quyền và doanh nghiệp. Tổ chức việc tiếp nhận các vƣớng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp một cách đơn giản, dễ dàng, thông qua nhiều hình thức nhƣ qua trang tin điện tử của Tỉnh, qua báo chí, qua thƣ, công văn phản ánh, đƣờng dây nóng, thƣ điện tử, qua đối thoại trực tiếp giữa chính quyền và doanh nghiệp hay các hiệp hội nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trực tiếp phản ánh, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nƣớc, nguời có thẩm quyền về những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp [5]. - Nâng cao chất lƣợng hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp Tại Việt Nam hiện nay số lƣợng các tổ chức hội và hiệp hội của doanh nghiệp đã lên đến con số 200, tuy nhiên chất lƣợng sinh hoạt của các hiệp hội rất thấp. Các hiệp hội chƣa thực sự là đại diện cho quyền lợi các doanh nghiệp. Trong đó điều quan trọng nhất là chƣa thực hiện đƣợc vai trò đại diện trong việc đối thoại với Chính phủ, UBND Tỉnh về luật và chính sách chi phối hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp. Các ý kiến của hiệp hội lên các cấp có thẩm quyền thiếu tính toàn diện trong phản ánh ý nguyện của các doanh nghiệp; ý kiến của các hiệp hội chƣa phải là một kênh thông tin quan trọng giúp Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân các tỉnh xây dựng cơ chế chính sách phát triển các loại hình doanh nghiệp. Để các hiệp hội thực sự đại diện cho doanh nghiệp, thay mặt cho doanh nghiệp đối thoại và có ý kiến vào các quá trình hoạch định chính sách của chính quyền cấp tỉnh, việc phát triển hiệp hội doanh nghiệp cần chú trọng một số giải pháp sau: Nâng cao nhận thức của lãnh đạo về vị trí và vai trò của hiệp hội doanh nghiệp, thực hiện các chính sách khuyến khích thành lập và nâng cao vai trò của các hiệp hội, các tổ chức nghề nghiệp – xã hội của các tỉnh trong công cuộc phát triển kinh tế, để hiệp hội trở thành cầu nối, kênh trao đổi thông tin kịp thời, chính xác giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp. Thay mặt doanh nghiệp tham gia cùng chính quyền trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, các chính sách nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Sự hình thành và phát trển hiệp hội doanh nghiệp đang gặp những khó khăn rất lớn: thiếu kinh phí hoạt động, thiếu cán bộ chuyên trách, thiếu một khung pháp lý thống nhất cho việc xây dựng và phát triển hiệp hội Do vậy trong thời gian đầu hình thành, các Tỉnh cần hỗ trợ toàn diện cho các Hiệp hội. Các tỉnh cần nghiên cứu lộ trình từng bƣớc chuyển giao những dịch vụ công mà các cấp chính quyền của tỉnh đang thực hiện cho các hiệp hội đảm nhận theo trình độ năng lực của từng hiệp hội, phù hợp với thực tế của tỉnh. Khuyến khích các hiệp hội động viên các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia, có nhƣ vậy các kiến nghị của hiệp hội mới phản ánh thực trạng các doanh nghiệp. Hầu hết các hiệp hội hiện nay đều không có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài, điều này vô hình chung biến hiệp hội thành nơi đề xuất các kiến nghị bảo hộ các doanh nghiệp trong nƣớc, tạo ra môi trƣờng kinh doanh không bình đẳng [9, 10]. 78
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để công khai hóa thông tin Việc ứng dụng công nghệ thông tin để công khai hóa thông tin đƣợc xem là giải pháp làm tăng tính minh bạch dễ dàng và nhanh chóng nhất so với các giải pháp về tạo cơ chế và tổ chức. Các tỉnh cần phổ biến và công khai văn bản pháp qui do các cơ quan Trung ƣơng ban hành; các quy hoạch, kế hoạch và các văn bản của tỉnh trên Cổng giao tiếp điện tử của Tỉnh, trang Web của các đơn vị và tại địa điểm làm thủ tục đầu tƣ để doanh nghiệp dễ tiếp cận, không mất thời gian tìm kiếm. Điểu đặc biệt cần lƣu ý là phải quan tâm cập nhật kịp thời tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ, đất đai, các cơ chế, chính sách, thông tin về các dự án kêu gọi đầu tƣ, các dự án đấu thầu lựa chọn chủ đầu tƣ. Hiện nay các Cổng giao tiếp, trang Web của các tỉnh tính cập nhật và thời sự của thông tin thƣờng rất kém [9,10]. - Nâng cao trình độ và nhận thức của đội ngũ công chức Nhà nƣớc Trên thực tế, mặc dù các chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc trung ƣơng, của tỉnh về phát triển kinh tế tƣ nhân đã đƣợc xác định, tuy nhiên hiệu quả thu đƣợc không tƣơng xứng với kỳ vọng, nguyên nhân lớn xuất phát từ chính những ngƣời trực tiếp thừa hành, từ các công chức nhà nƣớc của tỉnh. Bên cạnh việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, việc nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức của công chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao tính minh bạch. Trong thời gian tới các tỉnh cần chú trọng đổi mới công tác quản lý để nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức của công chức theo các hƣớng cơ bản nhƣ sau: Tăng cƣờng giáo dục, nâng cao ý thức của công chức về khu vực kinh tế tƣ nhân, về vị trí quan trọng của khu vực kinh tế này trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh. Qua đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động và ứng xử của công chức đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân. Đổi mới công tác quản lý công chức nhà nƣớc cấp tỉnh theo hƣớng thay đổi từ quản lý nhân sự sang quản lý nguồn nhân lực công chức. Công tác quản lý nguồn nhân lực công chức cần tuân theo các nguyên tắc của khoa học quản trị nguồn nhân lực để thay thế cho các nguyên tắc quản lý mang tính hành chính hiện nay. Các tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện việc xác định tiêu chuẩn chức danh cho công chức trên cơ sở phân tích công việc gắn với việc thực hiện mục tiêu chiến lƣợc của tỉnh, của các cơ quan chức năng. Cần tiếp tục hoàn thiện việc tuyển dụng công chức theo hƣớng trẻ hóa đội ngũ công chức, có cơ chế đãi ngộ thích hợp để thu hút và giữ chân công chức giỏi, ngăn chặn xu hƣớng chảy máu chất xám trong đội ngũ công chức hiện nay [9, 10]. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bellver, A. và D. Kaufmann (2005). ―Transparenting transparency‖ innitial empirics and policy application, Discussion Papper, The World Bank [2] Oliver, R. (2004). What is transparency, The McGraw-Hill Companies, Inc.Reinikka, R. và J. Svensson (2004). Local capture: evidence from a central government transfer program in Uganda, Quarterly Journal of Economics, 119 (2), pp. 679-705. [3] Garsten, C. và M. DeMontoya (2008). Transparency in a new global order, Edward Elgar Publishing. [4] Mehrez, G. và D. Kaufmann (1999). Transparency, liberalization and financial crises, World Bank Policy Paper. [5] PGS.TS Nguyễn Trƣờng Sơn (2009). Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh ―Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Quảng Ngãi‖. [6] PGS.TS Nguyễn Trƣờng Sơn (2007). Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ trọng điểm ―Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế tại Đà Nẵng‖ – Mã số B2006 – ĐN01 – 08TĐ. 79
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [7] PGS.TS Nguyễn Trƣờng Sơn (2013). Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh ―Phát triển hợp tác xã tại tỉnh Thừa Thiên Huế‖ [8] PGS.TS Nguyễn Trƣờng Sơn (2013). Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh ―Phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi‖ [9] VCCI (2008 - 2013). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh các năm từ 2008 đến năm 2013: Đánh giá chất lƣợng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tƣ nhân. www.pcivietnam.org/reports.php [10] VCCI (2011) – Báo cáo về ―Thực tiễn tốt trong tăng cƣờng tính minh bạch của môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh Việt Nam‖. 80