Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020

pdf 13 trang Gia Huy 19/05/2022 1510
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_phat_trien_kinh_te_viet_nam_tro.pdf

Nội dung text: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017-2020 TS. Trần Thị Minh Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trong giai đoạn phát triển 2017-2020, nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Bài viết phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Việt Nam. Từ đó nhận diện các cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017-2020 đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động nhằm khai thác được các cơ hội và vượt qua những thách thức to lớn này, trên cơ sở đó góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: cơ hội, thách thức, kinh tế Việt Nam 1. Giới thiệu Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn 5 năm từ 2016-2020. Kết thúc năm đầu tiên trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt được một số kết quả về ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục tái cơ cấu kinh tế, triển khai cải cách hành chính, tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu, tái cơ cấu kinh tế, xử lý nợ xấu và các ngân hàng thương mại yếu kém Trong thời gian còn lại của giai đoạn phát triển này từ 2017-2020, kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức đến từ các điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. 2. Các điều kiện kinh tế - xã hội trong nƣớc và quốc tế ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế Việt Nam. 2.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội trong nước Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để thúc đẩy 115
  2. tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2016 đạt 5,93%, ước tính cả năm tăng 6,21% tuy nhiên, kết quả này đạt được thấp hơn kế hoạch đã đề ra là tăng trưởng 6,7%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng đầu năm 2016 tăng 3,14%, cả năm ước tăng khoảng 4%. Việc điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường đối với dịch vụ giáo dục, y tế được chuẩn bị kỹ và điều hành phù hợp, không gây ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá. Cũng theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nợ xấu tiếp tục được xử lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống. Tín dụng đối với nền kinh tế đến nay tăng 11,24. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ, thị trường vàng ổn định, dự trữ ngoại hối đạt trên 40 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Đây là những điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Gia tăng hội nhập kinh tế với các hiệp định thƣơng mại Năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đây được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu cho làn sóng hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Hiện nay chính phủ Việt Nam đã ký kết và đang tiếp tục đàm phán nhiều hiệp định thương mại được coi là sẽ làm gia tăng mạnh mẽ sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian qua, hàng loạt hiệp định được ký kết như: hình thành Cộng đồng Kinh tế SE N ( EC), FT với Liên minh châu u, FT Việt Nam - Nhật Bản, FT Việt Nam - Chi Lê, FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FT Việt Nam - Liên minh Á - u. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước trong đó có Việt Nam tuy đã được ký kết nhưng Mỹ đã rút lui - thể hiện qua sắc lệnh của tân tổng thống Donal Trump và thông báo của Mỹ với 11 nước còn lại. Với thực tế đó tính khả thi của hiệp định này còn khá thấp mặc dù có một số nước như Nhật Bản, ustralia, New Zealand, đang tích cực thảo luận để tiếp tục thực hiện hiệp định này dù cho không có sự tham gia của Mỹ. Hiện tại, Việt Nam đang tiếp tục tham gia đàm phán hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa các nước SE N và 6 nước đối tác (RCEP). Các hiệp định thương mại thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển tới. 116
  3. Nguồn nhân lực dồi dào nhƣng trình độ không cao, năng suất lao động thấp. Việt Nam là quốc gia đông dân. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số trung bình năm 2016 của cả nước ước tính 92,70 triệu người, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/7/2016 ước tính là 54,4 triệu người. Tuy nhiên, lao động Việt Nam có trình độ thấp, cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lao động có việc làm đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên ước tính trong 6 tháng đầu năm 2016 là 10,8 triệu người, chỉ chiếm 20,3% số lao động có việc làm trong toàn quốc. Với thực tế đó, năng suất lao động xã hội của Việt Nam đạt được ở mức thấp. Theo bài viết “Năng suất lao động của Việt Nam vẫn thua xa nhiều nước trong khu vực” trên báo Kinh tế và Dự báo online của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dẫn nguồn thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 84,5 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.853 USD/lao động), ước tính tăng 5,31% so với năm 2015. Mặc dù năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã tăng đều qua các năm nhưng còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Cụ thể như năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Philippines và 48,8% của Indonesia. Thu nhập của lao động Việt Nam cũng đạt được ở mức thấp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương ước tính trong 6 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 5,11 triệu đồng/ tháng. Trình độ công nghệ còn thấp Trình độ phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam còn thấp, mặc dù gần đây đã được cải thiện. Theo bảng xếp hạng Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) do Viện Quản trị kinh doanh châu u (INSE D), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Đại học Cornell (Mỹ) công bố hằng năm, xác định trình độ khoa học và công nghệ của các quốc gia và nhấn mạnh vai trò của đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, xếp hạng của Việt Nam đã có tiến bộ. Năm 2015, Việt Nam đã tăng 19 bậc, đứng thứ 52/ 141 quốc gia, nền kinh tế, trước đó, năm 2013 Việt Nam đứng thứ 76, năm 2014 đứng thứ 71. Qua đó cho thấy, trình độ phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam đã có những thay đổi tích cực, từng bước đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung theo bảng xếp hạng, Việt Nam vẫn còn đứng ở mức thấp. 117
  4. Theo thông tin từ tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2016) trích dẫn trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh, tiềm lực khoa học và công nghệ Việt Nam phát triển còn chậm, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng khoa học và công nghệ còn thiếu, lạc hậu, hoạt động chưa hiệu quả. Hạ tầng thông tin khoa học và công nghệ tuy có bước phát triển mạnh trong thời gian gần đây nhưng chưa đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của cộng đồng khoa học công nghệ và doanh nghiệp. Đầu tư của xã hội cho khoa học và công nghệ thấp, đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn dàn trải, phân tán, hiệu quả sử dụng chưa cao. Thị trường khoa học và công nghệ còn chậm phát triển. Doanh nghiệp chậm đầu tư đổi mới công nghệ và thúc đẩy hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nhận thức về vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển Hệ thống tài chính Việt Nam đang được đánh giá là có mức độ rủi ro cao. Theo một báo cáo từ công ty đánh giá tín dụng bảo hiểm hàng đầu của Mỹ là .M.Best ( MB), mức độ rủi ro trong hệ thống tài chính Việt Nam đã bị đánh giá là “rất cao”. Theo báo cáo này, dù Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, nhưng thị trường vốn và khuôn khổ chính sách tiền tệ trong nước vẫn bị xem là chưa phát triển nhiều. Các mức giới hạn trong các chính sách tiền tệ đã phần nào hạn chế sự tự do, linh hoạt của hệ thống tài chính. Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã tích cực xử lý nợ xấu nhưng nhìn chung vẫn đang ở mức cao, gây cản trở không nhỏ cho sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam thời gian tới. Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2016 thì từ cuối năm 2012 đến 2016, hệ thống các tổ chức tín dụng mới tự xử lý được khoảng 57,2% tổng nợ xấu thông qua thu hồi nợ từ khách hàng, bán tài sản bảo đảm và sử dụng dự phòng rủi ro, bên cạnh đó tổng công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (V MC) đã mua 256.134 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng và đã xử lý được 37.980 tỷ đồng. Quá trình tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang diễn ra theo đúng lộ trình của Ngân hàng Nhà nước đã đạt được một số kết quả nhất định. Hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đã giảm bớt 5 ngân hàng thương mại cổ phần thông qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất (bao gồm các ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Nhà Hà Nội, Phương Tây, Đại Á) và Ngân hàng Nhà nước đã mua lại 118
  5. 3 ngân hàng thương mại cổ phần (VNCB, OceanBank và GPBank). Đồng thời, một công ty cho thuê tài chính bị rút giấy phép; một công ty tài chính đã được Ngân hàng Nhà nước ủng hộ chủ trương bán lại cho tổ chức khác. Tuy nhiên, việc xử lý các ngân hàng yếu kém sau tái cấu trúc sẽ là một bài toán khó cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị hoạt động kinh doanh đặc biệt là quản trị rủi ro, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được vốn và các dịch vụ ngân hàng với giá/ phí hợp lý, là những vấn đề trọng yếu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc của Việt Nam cũng không được đánh giá cao. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2016 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam có năng lực cạnh tranh xếp thứ 60/138 nền kinh tế được đánh giá, tụt hạng so với vị trí 56/140 năm 2015. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore (2), Malaysia (25), Thái Lan (34), Indonesia (41) và Philippines (57). Việc đánh giá của WEF dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó, có tiêu chí về cơ sở hạ tầng (chất lượng hạ tầng giao thông, chất lượng dịch vụ vận chuyển, sử dụng công nghệ thông tin). Với những tiêu chí này, Việt Nam được đánh giá không cao, trong đó, sử dụng công nghệ thông tin xếp hạng 66, chất lượng dịch vụ vận chuyển hạng 60 và chất lượng hạ tầng giao thông hạng 64. 2.2. Bối cảnh quốc tế Tăng trƣởng kinh tế toàn cầu chững lại Theo số liệu của World Bank, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 đạt 2,3%. Động lực chính của sự tăng trưởng này là từ các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, trong đó, ấn tượng nhất là kinh tế Ấn Độ. Theo bài viết “Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới” trên Vietstock trích dẫn số liệu của Văn phòng Thống kê Trung ương Ấn Độ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 7,6% trong năm tài khóa 2015-2016 kết thúc vào tháng 3/2016, cao hơn mức 7,2% của năm trước đó. Còn với nhóm các nền kinh tế phát triển, tăng trưởng diễn ra khá chậm chạp, năm 2016 trung bình đạt 1,8%, trong đó Mỹ chỉ đạt 1,6%. Có thể thấy, sau hơn 8 năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008), kinh tế thế giới vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng như trước đó. 119
  6. Các nền kinh tế chủ chốt đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước mình nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Kinh tế Mỹ tăng trưởng thấp, kinh tế châu u phục hồi nhưng chưa vững chắc, kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại (đạt mức 6,9% năm 2015 và 6,7% năm 2016 là mức thấp nhất từ năm 1990) với những vấn đề lớn như tỷ lệ nợ tăng cao, đồng nhân dân tệ yếu, bong bóng bất động sản Theo thông tin từ Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg tại Nga, tổng nợ công của Trung Quốc đã đạt tỷ lệ 237% GDP quý 1/2016. Theo nhận định của nhiều chuyên gia tại diễn đàn này, khối nợ của Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng liên hoàn nghiêm trọng không chỉ với các nền kinh tế châu Á, mà còn cả châu u. Nguy cơ bong bóng bất động sản tại nước này cũng ngày càng hiện hữu. Theo thông tin từ Tạp chí Tài chính trích dẫn kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực hiện năm 2016, giá nhà trung bình tại 70 thành phố lớn của Trung Quốc trong khảo sát vào tháng 8/2016 đã tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, trong tháng 7/2016, giá nhà đã tăng 7,9% và là tháng tăng thứ 11 liên tiếp theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Trung Quốc. Tại những thành phố đầu tàu, giá nhà còn tăng mạnh hơn: tại Bắc Kinh tăng 23,5% và tại Thượng Hải tăng 31,2%. Bong bóng nhà đất tại Trung Quốc còn được tiếp sức bởi bong bóng nợ, khi mà số các khoản vay thế chấp dưới chuẩn vào tháng 8/2016 trong hoạt động vay mua nhà tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, châu u còn phải giải quyết các vấn đề kinh tế liên quan đến việc nh rời khỏi EU. Hậu BREXIT, các mối quan hệ thương mại và đầu tư ở châu u sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, kinh tế thế giới cũng sẽ phải chịu thêm nhiều khó khăn. Theo nhận định của Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development), vấn đề này sẽ ảnh hưởng không tốt tới cả nh, châu u và toàn thế giới. Thị trƣờng tài chính-tiền tệ quốc tế biến động Thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế biến động phức tạp, gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế toàn cầu. Từ năm 2015 đến nay thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế có biến động mạnh và phức tạp. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã gây sốc trên thị trường tài chính thế giới khi liên tiếp phá giá đồng Nhân dân tệ vào tháng 8/2015. Mặc dù cuối năm 2015, IMF tuyên bố đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đủ điều kiện vào giỏ tiền tệ quốc tế nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục phá giá mạnh đồng Nhân Dân Tệ. Nhân Dân Tệ mất giá đã ảnh hưởng 120
  7. đến tỷ giá của các đồng tiền trong khu vực và của các nền kinh tế mới nổi trên toàn thế giới đồng thời cũng tác động mạnh đến đầu tư. Theo thông tin từ Financial Times, chỉ sau 10 ngày giao dịch đầu tiên của năm 2016, tổng cộng 4.000 tỷ USD vốn hóa đã bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu mà nguyên nhân cơ bản là do nỗi lo ngại về sự chững lại của kinh tế Trung Quốc và mất giá đồng Nhân Dân Tệ. Sau sự kiện trưng cầu dân ý của người nh về việc rời khỏi EU, đồng bảng nh đã lao dốc đồng thời lãi suất trái phiếu nh kỳ hạn 10 năm rơi xuống dưới 1% buộc Ngân hàng Trung ương nh phải hồi sinh gói nới lỏng định lượng đã tạo một cú sốc mạnh đối với thị trường tài chính quốc tế. Lãi suất trái phiếu thấp là một đặc điểm rõ nét của năm 2016. Theo thông tin từ Financial Times, tính đến tháng 8/2016, quy mô thị trường trái phiếu có lãi suất âm đã lên đến 13.400 tỷ USD. Sự khác biệt lớn trong chính sách tiền tệ của Mỹ và EU đã xảy ra khi Ngân hàng Trung ương châu u (ECB) thực hiện chính sách nới lỏng còn Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lại thực hiện chính sách thắt chặt thông qua việc nâng lãi suất cơ bản đã làm đồng EUR giảm giá so với đồng USD. Đây là một trong những yếu tố tác động lớn đến sự ổn định kinh tế thế giới. Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP) giữa 12 nước bao gồm ustralia, Brunei, Canada, Chile, Mỹ, Maylaysia, Mexico, Nhật Bản, NewZealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã được ký kết chính thức vào ngày 4 tháng 2 năm 2016. Tuy nhiên, ngày 23 tháng 1 năm 2017 Tân Tổng thống Mỹ Donal Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi hiệp định này và sau đó Mỹ đã chính thức gửi thông báo tới 11 nước thành viên còn lại của hiệp định. Sự kiện Mỹ rút khỏi TPP đã làm khả năng thực thi hiệp định này gần như không còn nữa do điều kiện để tiếp tục hiệp định là phải có từ sáu nước trở lên phê chuẩn thỏa thuận và các nước này phải chiếm ít nhất 85% tổng GDP của 12 nước ban đầu. Với kết quả đạt được qua các vòng đàm phán, hiệp định TPP đã được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tất cả các nước tham gia trên cơ sở hỗ trợ thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh cải cách kinh tế ở các nước. Do đó việc Mỹ rút khỏi TPP là sự kiện lớn có tác động tới tất cả các nước còn lại trong hiệp định trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại một 121
  8. số nước đang tiếp tục thảo luận để thúc đẩy khả năng tiếp tục thực thi hiệp định dù không có sự tham gia của Mỹ. Tin BC News cho biết, ngày 14/01/2017, trong chuyến công du ustralia, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo be và Thủ tướng ustralia Malcolm Turnbukll đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh rằng việc thực hiện TPP vẫn là một ưu tiên không thể thiếu vì những lợi ích kinh tế và chiến lược quan trọng do nó cung cấp đồng thời cũng chỉ rõ họ sẽ làm việc với nhau để đảm bảo các thỏa thuận thương mại tự do trong khuôn khổ hiệp định TPP sớm có hiệu lực cho dù có sự tham gia của Mỹ hay không. Nguyên thủ một số nước khác trong TPP cũng đã có những tuyên bố tích cực về vấn đề này. Trong một chuyến thăm chính thức Nhật Bản, tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam đã tuyên bố trước báo giới tại văn phòng thủ tướng Shinzo be rằng "Chúng tôi đã thảo luận về tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của TPP và nhất trí rằng tất cả các đối tác nên đảm bảo việc khẩn trương phê chuẩn để hiệp định sớm có hiệu lực". Thủ tướng New Zealand Bill English cũng đã tuyên bố rằng ông hy vọng duy trì được thỏa thuận TPP với các nước còn lại trong khi bộ trưởng thương mại Todd McClay được truyền thông dẫn lời rằng bộ trưởng các nước thành viên TPP sẽ sớm nhóm họp trong những tháng tới để tìm giải pháp. Về phía Việt Nam sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định TPP, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các cam kết đã đưa ra và cùng các thành viên khác thảo luận cho hướng phát triển tiếp theo. Điều này đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 9/2/2017. 3. Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017-2020 3.1. Cơ hội trong phát triển kinh tế Việt Nam Với bối cảnh các điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Thứ nhất là cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài. Môi trường chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam cùng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, nguồn nhân lực dồi dào là những điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mặt khác, việc thực hiện các cam kết trong các hiệp định thương mại thế hệ mới như dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và dịch vụ, bảo hộ đầu tư công bằng, không phân biệt đối xử, các cam kết về thể chế, chính sách, môi trường 122
  9. kinh doanh, sẽ khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên minh bạch hơn, thuận lợi hơn từ đó sẽ tạo cơ hội thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn nữa. Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mở ra các cơ hội lớn khi đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường lớn mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại như khu vực SE N, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bên cạnh đó, kinh tế Trung Quốc chững lại với nhiều khó khăn nội tại có thể là cơ hội cho các nền kinh tế khác trong đó có Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đánh giá lại cơ hội đầu tư và chuyển hướng sang các thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao và vững chắc hơn như Việt Nam, thậm chí dòng vốn FDI đã vào Trung Quốc cũng có thể dịch chuyển sang nước ta. Thứ hai là cơ hội đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở mở rộng thị trường xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống. Các hiệp định thương mại thế hệ mới với mục tiêu xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa giữa Việt Nam và các nước đối tác, trong đó có những đối tác đặc biệt lớn như EU, Nhật Bản sẽ là cơ hội rất tốt cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá khi tiếp cận thị trường các nước đối tác. Mặt khác, thị trường Việt Nam được mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước đối tác thông qua việc cắt giảm thuế quan, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, với hàng hóa và dịch vụ giá rẻ hơn chất lượng tốt hơn, với công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phong phú hơn và giá thấp hơn. Điều này sẽ là cơ hội cho Việt Nam giảm được sự phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống, đặc biệt giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là thị trường nguyên liệu lớn nhất hiện nay của Việt Nam (theo thông tin từ Báo cáo tổng kết năm 2016 của Bộ Công thương, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất với 28 tỷ USD trong năm 2016). Thứ ba là cơ hội chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn như máy vi tính, linh kiện điện tử, điện thoại, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại của Chính phủ. 123
  10. Thứ tư là cơ hội để nâng cao trình độ công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý. Hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ là cơ hội để tăng nguồn vốn mà bên cạnh đó là cơ hội tiếp cận nguồn máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ kỹ thuật cao, để kinh nghiệm quản lý, công nghệ sản xuất/dịch vụ hiện đại, từ làn sóng đầu tư nước ngoài lan tỏa ra các doanh nghiệp Việt Nam, để các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác hiệu quả và cùng hưởng lợi với các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, thực hiện được điều này cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam để lợi ích từ hội nhập kinh tế không chỉ dồn vào các doanh nghiệp FDI. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực lớn bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước. 3.2. Thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam Thứ nhất là thách thức về đáp ứng yêu cầu của các hiệp định thương mại trong bối cảnh gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế. Các hiệp định thương mại thế hệ mới như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFT ), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), thường có yêu cầu cao về các vấn đề như nguyên tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, lao động, Thông thường khi hàng rào thuế quan không còn nữa thì các nước nhập khẩu sẽ có xu hướng tăng cường sử dụng hàng rào phi thuế quan và các biện pháp bảo vệ khác như chống bán phá giá, chống trợ cấp để bảo vệ sản xuất trong nước. Đây là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam do hiện tại nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu của chúng ta chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và SE N. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải cải thiện rất nhiều về chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn mới có thể đáp ứng được yêu cầu và vượt qua các rào cản phi thuế quan. Thứ hai là thách thức về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường hàng hóa rộng hơn thông qua việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với các nước đối tác. Không còn sự bảo hộ từ hàng rào thuế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu sức ép gia tăng từ việc cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đối tác. Trong điều kiện lực lượng lao động có trình độ không cao, năng suất lao động thấp, trình độ công nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thì đây là một thách thức rất lớn. Mặt khác, sản xuất nội địa cũng chịu ảnh hưởng từ những quy định, chính sách mới đối với sản xuất 124
  11. trong nước từ các hiệp định thương mại thế hệ mới như những quy định về lao động, môi trường, bảo hộ quyền sáng chế, sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ ba là thách thức trong việc điều hành nền kinh tế một cách linh hoạt trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Hiện nay, các nền kinh tế lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU đều có biến động (theo báo cáo tổng kết năm 2016 của Bộ Công thương, hiện tại Trung Quốc là thị trường cung cấp nguyên liệu chính đồng thời là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất với 28 tỷ USD nhập siêu năm 2016, Mỹ và EU là hai thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam với 29,4 tỷ USD và 22,9 tỷ USD năm 2016). Kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ nợ công và nợ xấu cao, nguy cơ bong bóng bất động sản, đồng nhân dân tệ yếu. Kinh tế Mỹ tăng trưởng thấp và có những biến động từ các chính sách mới của tân Tổng thống Donald Trump, trước tiên là quyết định rút Mỹ khỏi TPP. Kinh tế EU sẽ chịu tác động lớn từ sự kiện nh rời khỏi liên minh châu u. Trong điều kiện kinh tế và chính trị quốc tế có nhiều biến động, kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chững lại, việc điều hành nền kinh tế một cách linh hoạt với các chính sách vĩ mô phù hợp với đặc điểm trong nước và sự biến động của môi trường quốc tế cũng là một thách thức lớn trong việc phát triển kinh tế Việt Nam. 4. Kết luận và khuyến nghị Trong giai đoạn phát triển 2017-2020, nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Để tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức này, Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cần nỗ lực đổi mới theo các hướng sau: 4.1. Đối với Nhà nước Thứ nhất là đẩy mạnh việc tổ chức và thực hiện các cam kết trong các hiệp định thương mại về thể chế, chính sách pháp luật nhằm đảm bảo tuân thủ các hiệp định đồng thời cũng tạo ra môi trường kinh doanh đầu tư thông thoáng, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Thứ hai là nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời điều hành nền kinh tế một cách linh hoạt phù hợp với những biến động của kinh tế quốc tế, chú trọng chính sách tài chính tiền tệ, kiểm soát lạm phát, tỷ giá tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển. 125
  12. Thứ ba là đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, cải tiến quy trình, tăng cường công khai minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong xúc tiến đầu tư, thực hiện các thủ tục trong hoạt động xuất nhập khẩu như kê khai nguồn gốc xuất xứ, các thủ tục về hải quan, giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian và chi phí. Thứ tư là hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin đến doanh nghiệp qua các kênh khác nhau, giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết, các quy định, chính sách có liên quan khi tham gia các hiệp định thương mại. Trên cơ sở đó, giúp cho doanh nghiệp có chiến lược, hoạch định kinh doanh phù hợp cũng như giúp giảm thiểu các chi phí và thời gian cho việc thực hiện các thủ tục cần thiết. 4.2. Đối với doanh nghiệp Thứ nhất là cần nâng cao tính chủ động, kịp thời nắm bắt các thông tin của thị trường, nắm vững các quy định, các điều kiện thực hiện khi tham gia các hiệp định thương mại, đặc biệt quy định của mỗi hiệp định đối với mỗi nhóm hàng, sản phẩm sẽ khác nhau như quy định về nguyên tắc xuất xứ. Doanh nghiệp cần nghiên cứu nắm rõ quy định đối với sản phẩm của mình trên cơ sở đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Thứ hai là cần tăng cường cải tiến quản lý, đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Thứ ba là cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo lao động có tay nghề tốt đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động, cũng trên cơ sở đó có điều kiện để tăng thu nhập cho người lao động. 4.3. Đối với người lao động Trước những cơ hội và thách thức được tạo ra trong giai đoạn phát triển tới của nền kinh tế, bản thân người lao động cũng cần nỗ lực học hỏi nâng cao trình độ để đáp ứng được với những điều kiện mới, sử dụng được những máy móc thiết bị với công nghệ cao hơn, tăng năng suất lao động. Lao động quản lý cần linh hoạt, nhạy bén với tình hình mới, nắm bắt kịp thời xu hướng trên thị trường, nắm vững các quy định, thủ tục khi tham gia các hiệp định thương mại, cải tiến quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giảm chi phí và giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. 126
  13. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 2016 2. Báo cáo tổng kết năm 2016 của Bộ Công Thương. 3. Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) 2015. 4. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2016. 5. Báo Kinh tế và Dự báo online (2016), Năng suất lao động của Việt Nam vẫn thua xa nhiều nước trong khu vực, truy cập lần cuối ngày 28/2/2017 từ nam-van-thua-xa-nhieu-nuoc-trong-khu-vuc.html. 6. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). 7. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (số 1/2016) Khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2015 - Nhiều thành tựu đột phá, tr2-5. 8. Tạp chí tài chính online (2016), Bong bóng bất động sản Trung Quốc không ngừng phình to, truy cập lần cuối ngày 28/2/2017 từ bat-dong-san-trung-quoc-khong-ngung-phinh-to-92181.html. 9. Tổng cục Thống kê (2016), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, Hà Nội 10. Vietstock (2016), Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, truy cập lần cuối ngày 22/2/2017 từ nen-kinh-te-lon-tang-truong-nhanh-nhat-the-gioi-775-478267.htm. 127