Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nghiên cứu định tính trong bán lẻ thực phẩm ở Việt Nam

pdf 18 trang Gia Huy 18/05/2022 4920
Bạn đang xem tài liệu "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nghiên cứu định tính trong bán lẻ thực phẩm ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftrach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_nghien_cuu_dinh_tinh_tro.pdf

Nội dung text: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nghiên cứu định tính trong bán lẻ thực phẩm ở Việt Nam

  1. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH TRONG BÁN LẺ THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY: A QUALITATIVE STUDY IN FOOD RETAILING IN VIETNAM ThS Võ Thị Mai Hà Trường Đại học Kinh tế Huế, Đại học Huế Tóm tắt Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) và đạo đức kinh doanh là những vấn đề được quan tâm nhiều trong nghiên cứu nhiều thập kỷ qua. Bài viết này nghiên cứu sự phù hợp của TNXHDN ở Việt Nam, lấy ví dụ trong ngành bán lẻ thực phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu là bước đầu tìm hiểu thực tiễn hoạt động TNXHDN trong lĩnh vực này. Dưới dạng một nghiên cứu khám phá, cách tiếp cận định tính với kỹ thuật phỏng vấn sâu được áp dụng để thu thập dữ liệu. Thành phần tham gia phỏng vấn khá đa dạng, gồm có 10 chuyên gia đại diện cho các nhóm hữu quan như nhà bán lẻ, nhà cung cấp, nhà sản xuất, tổ chức phi chính phủ, truyền thông nhằm cung cấp thông tin đa chiều cho các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng TNXHDN đang diễn ra ở những doanh nghiệp bán lẻ thực phẩm hiện đại ở khu vực đô thị Việt Nam. Từ góc nhìn chuyên gia, các hoạt động TNXHDN mà những doanh nghiệp này đang thực hiện được xác định và phân loại thành những khía cạnh sau: trách nhiệm sản phẩm, các vấn đề về môi trường, sản phẩm bền vững, thu mua, tham gia cộng đồng, và điều kiện lao động. Kết quả cũng chỉ ra rằng vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, một phần của trách nhiệm sản phẩm, là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt hiện nay. Trái lại, phúc lợi động vật, thương mại công bằng và lao động trẻ em là những khía cạnh trong thu mua đang được quan tâm và thảo luận nhiều ở những quốc gia phương tây nhưng chưa được chú ý ở Việt Nam. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bán lẻ thực phẩm, Việt Nam Abstract The issues of Corporate Social Responsibility (CSR) and business ethics have been addressed in numerous studies over decades. This study examines the relevance of CSR in Vietnam at the example of food retail sector. The aim is to obtain first insights into the extent to which CSR practices are implemented in Vietnam‘s food retailing. In a form of an exploratory study, a qualitative approach was followed with the use of in-depth interviewing process. A divers set of ten experts (e.g. managers from retailers, food suppliers, producers, representatives of NGOs and media) were acquired as interview partners in order to reveal various perspectives to the issues of concern. The analysis reveals that CSR-oriented food retailers belong to the modern retail system mainly situated in bigger cities of Vietnam. The main areas of food retailers CSR engagement in Vietnam from the perspectives of stakeholders are: product responsibility, environmental issues, sustainable products, procurement, community involvement, and working conditions.It is also found that the issue of food quality and safety as part of product responsibility is at present the primary concern of urban consumers in Vietnam. In contrast, in procurement process, animal welfare, fair trade, and child labor, which are intensively discussed in western countries, are of little relevance in Vietnam. Key words: Corporate Social Responsibility, food retailing, Vietnam 551
  2. 1. MỞ ĐẦU Các vấn đề về đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) ngày càng trở nên quan trọng ởhầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu.Trong lĩnh vực bán lẻ, với những đặc thù riêng, việc thực hiện TNXHDNđóng vai trò rất ý nghĩa trong chuỗi cung ứng thực phẩm đến người tiêu dùng (Maloni & Brown, 2006). Người tiêu dùng ngày nay lựa chọn thực phẩm hàng ngày dựa vào nhu cầu, khả năng tài chính, thói quen và quan điểm về đạo đức. Quyết định của họ trở nên phức tạp và khó khăn hơn trước, khi ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro, kiến thức hạn chế và thông tin không đầy đủ. Vì thế,người tiêu dùngdần ý thức được rằng sự lựa chọn thực phẩm của họảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách, góp phầnvàoquá trình hoàn chỉnh chiến lược và hành động nhằm cải thiện môi trường và xã hội (Hartmann, 2011). Nghiên cứu về TNXHDNtrên thế giới chỉ ra một số bằng chứng về việc tham gia vào TNXHDN ngày càng tích cực của các doanh nghiệp bán lẻ thực phẩm (Piacentini & ctg, 2000). Chẳng hạn, những doanh nghiệp lớn sử dùng các chủ đề như “thực phẩm hữu cơ”, “sản phẩm thương mại công bằng”, “sống khỏe”, “cải thiện nhãn mác”, “thực phẩm địa phương”, “hỗ trợ cộng đồng” để truyền thông và phát triển sự nhận biết thương hiệu đến khách hàng (Jones & ctg, 2007). Tuy nhiên, các nghiên cứu ở phạm vi quốc tế về TNXHDN nói chung và trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm nói riêng chủ yếu tập trung ở những quốc gia phát triển. Các nghiên cứu về TNXHDN ở Việt Namcòn rất ít, chỉ mới bắt đầu từ năm 2008khihoạt động này được thúc đẩy với sự hỗ trợ của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trong số ít các nghiên cứu đó, đa số tập trung khai thác TNXHDN ở một số khía cạnh như lao động, môi trường của một số ngành công nghiệp hướng đến thị trường xuất khẩu như da giày, dệt may, điện tử. Trong khi đi tìm các giải pháp TNXHDN cho các doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu, chưa có nghiên cứu nào (trong nước và quốc tế) quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ thực phẩm phục vụ người tiêu dùng Việt, ngay cả khi lĩnh vực này những năm gần đây gặp phải khá nhiều vụ việc gây bức xúc cho dư luận. Mục đích của nghiên cứu này làbước đầu tìm hiểu thực tiễn thực hiện về TNXHDN trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm ở nước tatừ quan điểm của một số chuyên gia trong chuỗi cung thực phẩm và các bên hữu quan,trong đócó phản ánh một số đặc điểm của người tiêu dùng và phản ứng của họ trước những can thiệp có trách nhiệm của doanh nghiệp. 2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility) là một khái niệm rộng và phức tạp, thu hút nhiều nỗ lực trong lý thuyết và thực hành nhằm đưa ra một định nghĩa chính xác và đầy đủ. Bowen (1953) được biết đến là học giả đầu tiên viết về chủ đề trách nhiệm của doanh nghiệp. Ông cho rằng các doanh nghiệp có nghĩa vụ theo đuổi và thực hiện những chính sách hoặc hành động phù hợp với các giá trị và mục tiêu của xã hội. Đây được xem là điểm xuất phát cho một lý thuyết phong phú về bản chất của TNXHDN về sau. Tuy có đến hơn 40 định nghĩa về TNXHDN (Dahlsrus, 2008) trong hơn 50 năm qua, một khái niệm TNXHDN đơn nhấtvẫn chưa được thống nhất. Theo ISO 26000 (ISO, 2010)- một hướng dẫn mới được giới thiệu về trách nhiệm xã hội của tổ chức-TNXHDN được định nghĩa ( từ kết quả của cuộc tranh luận giữa các nhóm hữu quan từ 99 quốc gia): “ là trách nhiệm của một tổ chức về các tác động đến môi trường và xã hội do những quyết định và hoạt động của nó tạo ra, thông qua hành vi đạo đức và minh bạch đóng 552
  3. góp vào sự phát triển bền vững, bao gồm sức khỏe và phúc lợi của xã hội, có tính đến những mong đợi của các bên hữu quan, tuân theo pháp luậthiện hành và thống nhất với những chuẩn mực quốc tế về hành vi và được tích hợp và thực hành trong các mối quan hệ của tổ chức”1. Theo đó, mục tiêu của doanh nghiệp được mở rộng hơn, vượt ra ngoài vai trò truyền thống tìm kiếm sự tối đa hóa lợi nhuận, để đạt được lợi ích chính đáng từ các bên hữu quan (Freeman& ctg, 2010). Điều này hàm ý rằng các quan tâm về xã hội, môi trường và đạo đức, cùng với những quan tâm về kinh tế được kết hợpcùng nhau trong chiến lược quản lý của doanh nghiệp; và cũng hàm ý rằng lợi ích kinh tế bao gồm cả việc quản lý mối quan hệ với các bên hữu quan. Trong quá trình khái niệm hóa TNXHDN, các học giả đưa ra nhiều cách phân loại để xác định các khía cạnh phù hợp. Trong số đó, mô hình kim tự tháp của Carroll (1979) là một mô hình được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều nghiên cứu sau đó. Carroll (1979) đề xuất rằng doanh nghiệp cần thực thi 4 trách nhiệm chính (kinh tế, luật pháp, đạo đức và thiện nguyện): Trách nhiệm kinh tế chỉ rõ bổn phận doanh nghiệp phải có năng suất và tạo ra lợi nhuận; trách nhiệm luật pháp tương ứng với kỳ vọng của xã hội mong muốn doanh nghiệp đáp ứng nghĩa vụ kinh tế trong khuôn khổ pháp luật; trách nhiệm đạo đức đòi hỏi doanh nghiệp tuân theo những chuẩn mực đạo đức để có hành vi phù hợp; và trách nhiệm thiện nguyện phản ánh mong ước của xã hội muốn doanh nghiệp tham gia chủ động vào sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, ngoài việc chưa có khảo sát về sự hiểu biết và nhận thức của xã hội về những trách nhiệm của doanh nghiệp, sự phù hợp về mặt quản lý trong mô hình Carroll vẫn còn gây tranh cãi (Maignan & Ferrell, 2003). Lý thuyết các bên hữu quan (stakeholder theory- Freeman, 1984) cũng được sử dụng phổ biến trong những nghiên cứu về TNXHDN. Những người ủng hộ cách tiếp cận quản lý các bên hữu quan bàn thêm về những hạn chế của mô hình của Carroll; chẳng hạn, họ lập luận rằng cách phân loại của Carroll chỉ trả lời câu hỏi “doanh nghiệp chịu trách nhiệm về cái gì?” nhưng không trả lời được câu hỏi “doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho ai?” (Clarkson, 1995). Lý thuyết này liên quan mật thiết với TNXHDN vì nó chỉ ra mức độ phù hợp mà một doanh nghiệp cư xử với các bên hữu quan. Các học giả này đề nghị rằng doanh nghiệp không chịu trách nhiệm đối với toàn bộ xã hội, mà chỉ đối với các bên hữu quan, những tác nhân có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp. Khách hàng (người tiêu dùng), nhà đầu tư, người lao động, nhà cung cấp, chính phủ, tổ chức phi chính phủ, và ngay cả môi trường thiên nhiên là những ví dụ về các bên hữu quan. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu áp dụng cách phân loại theo các hoạt động TNXHDN như của Sen và Bhattacharya (2001) vì nó bao hàm nhiều mặt quan trọng của hành vi có trách nhiệm xã hội trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm và bán lẻ thực phẩm (ví dụ, Schramm-Klein & ctg; Anselmsson & Johansson, 2007). Sen và Bhattacharya (2001) phân tích hoạt động TNXHDN của 600 doanh nghiệp và phân chia thành 6 khía cạnh: hỗ trợ cộng đồng, sự đa dạng, hỗ trợ người lao động, môi trường, hoạt động ngoài nước, và sản phẩm. Tuy nhiên, với những đặc thù riêng của ngành thực phẩm, Maloni và Brown(2006) 1 Đoạn trích được lược dịch từ bản gốc sau: “ is the responsibility of an organization for the impacts of its decisions and activities on society and the environment, through transparent and ethical behavior that contributes to sustainable development, including health and welfare of society, takes into account expectations of stakeholders, is in compliance with applicable law and consistent with international norms of behavior and is integrated throughout and practiced in an organization’s relationships.” 553
  4. xác định 8 phương diện chính của TNXHDN trong chuỗi: phúc lợi động vật, công nghệ sinh học, sức khỏe và an toàn, môi trường, lao động và nhân quyền, cộng đồng, thương mại công bằng, và thu mua. Trong khi đó, Hingley và cộng sự (2013)chỉ ra 7 khía cạnh quan trọng nhất của chuỗi cung ứng thực phẩm: môi trường, an toàn sản phẩm, dinh dưỡng, phúc lợi nghề nghiệp, sức khỏe và phúc lợi động vật, yếu tố địa phương, và trách nhiệm kinh tế. Khảo sát các nghiên cứu trước cho thấy các học giả trên thế giới sử dụng nhiều cách tiếp cận phân loại TNXHDN khác nhau. Các khía cạnh TNXHDN có thể không giống nhau khi bối cảnh nghiên cứu khác nhau (ví dụ, ngành nghề, quốc gia, bên hữu quan). Trên thực tế ứng dụng, tại Việt Nam, 6 chủ đề thuộc TNXHDN (áp dụng theo các nguyên tắc của Global Compact của Liên Hiệp Quốc) đang được các tổ chức phi chính phủ thúc đẩy là: môi trường, lao động, kinh doanh trung thực, những vấn đề người tiêu dùng, quản trị tổ chức và nhân quyền, sự tham gia và phát triển cộng đồng(về thông tin cụ thể, xem thêm tại vietnam.eu). Tuy nhiên, những nghiên cứu về tình hình thực hiện các khía cạnh này còn bị giới hạn ở một số ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực tiễn hoạt động TNXHDN nhìn chung là đa dạng và phức tạp trong khi chưa có nghiên cứu cụ thể được tiến hành trước đó tại Việt Nam. Dưới dạng một nghiên cứu khám phá, chúng tôi sử dụng phương pháp định tính được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây về TNXHDN (ví dụ, Loussaiel & ctg, 2014; Green& Peloza, 2011). Mục đích chính của nghiên cứu định tính là tập trung vào việc giải thích lý do tại sao và như thế nào, thay vì lượng hóa và đánh giá mức độ bao nhiêu mà các nghiên cứu định lượng thường hướng tới; và vì thế cách tiếp cận này rất phù hợp cho việc mô tả, tìm hiểu các vấn đề xã hội phức tạp và chưa được khám phá (Silverman, 2001). Phương pháp phỏng vấn sâuvới chuyên gia được tiến hành, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tuyến qua Video Skype. Nhằm thu thập dữ liệu đa chiều và có tính đối chứng, thay vì chỉ phỏng vấn nhà quản lý bán lẻ, chúng tôi đa dạng hóa thành phần tham gia2, bao gồm 10 đại diện cho các bên liên quan: nhà bán lẻ (2), chuỗi khép kín (1), nhà cung cấp (2), nhà xản xuất (2), tổ chức phi chính phủ (1), xã hội dân sự (1), và truyền thông (1). Đây là những người có vị trí quản lý tại doanh nghiệp, hoặc đứng đầu một tổ chức liên quan, có hiểu biết về lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và/hoặc các vấn đề về TNXHDN và người tiêu dùng. Cuộc phỏng vấn được dựa trên bảng câu hỏi bán cấu trúc (trong đó một số câu hỏi được điều chỉnh để phù hợp với phạm vi hiểu biết của từng chuyên gia), có thời gian trung bình khoảng 60 phút, được ghi âm tại thời điểm diễn ra phỏng vấn (với sự đồng ý của người tham gia) và ngay sau đó được trích xuất đầy đủ ra văn bản (tổng số trang trích xuất là 117, bảng 1-phụ lục). Chúng tôi bám sát quy trình phỏng vấn dạng hình chiếc phễu (funneling process of questioning)- đi từ to đến nhỏ, từ chung đến chi tiết. Theo đó, người phỏng vấn kiểm soát dòng thông tin và loại thông tin được hỏi, bằng cách bắt đầu cuộc thảo luận với những câu hỏi liên quan đến những vấn đề chung về bán lẻ thực phẩm ở Việt Nam; sau đó, dẫn dắt đến những vấn đề cụ thể hơn với những câu hỏi về TNXHDN trong kinh doanh nói chung ở Việt Nam; cuối cùng là những câu hỏi cụ thể trực tiếp liên quan đến nội dung chính (TNXH trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và người tiêu dùng). Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phân tích 2 Nghiên cứu của Pham Duc Hieu (2011) trong bối cảnh Việt Nam cho thấy dấu hiệu có sự khác nhau giữa tuyên bố và hành động thật sự của nhà quản lý. Do đó, cách lựa chọn đa dạng hóa thành phần các bên hữu quan có thể giúp giảm bớt sự thiên lệch thông tin. 554
  5. nội dung (content analysis), một phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biến trong phân tích dữ liệu định tính với việc chọn lọc, phân loại theo chủ đề và đặt tên cho các chủ đề (Loussaiief & ctg, 2014). 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Sơ lược về lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và người tiêu dùng Việt Nam3 Ngành bán lẻ thực phẩm ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao những năm trước 2008 và giảm dần trong những năm gần đây do suy thoái kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trung bình ước đạt khoảng 13.7% mỗi năm. Bán lẻ thực phẩm ở Việt Nam đang hoạt động trên hai kênh- truyền thống và hiện đại. Kênh truyền thống gồm có chợ truyền thống, cửa hàng thực phẩm, người bán hàng rong phân bố khắp mọi tỉnh thành. Kênh hiện đại gồm có đại siêu thị/trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hóa chủ yếu tập trung ở vùng đô thị. Đặc trưng của ngành này hiện nay ở Việt Nam là kênh bán lẻ truyền thống chiếm ưu thế với khoảng 80% doanh số trên thị trường. Kênh hiện đại tuy chỉ chiếm khoảng 20% thị phần nhưng được đánh giá có tiềm năng phát triển cao. Bán lẻ truyền thống có lợi thế hơn ở mặt hàng thực phẩm tươi sống, giá cả và dễ tiếp cận; trong khi bán lẻ hiện đại vượt trội về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và cơ sở vật chất hiện đại. Trong vòng một thập niên qua, nhờ sự phát triển mạnh của kênh bán lẻ hiện đại ở các khu vực đô thị lớn và nhỏ, khái niệm “siêu thị” đã trở nên rất quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt. Chuỗi bán lẻ thực phẩm hiện đại không chỉ cạnh tranh với kênh truyền thống mà còn cạnh tranh với nhau khi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này ngày càng gia tăng. Những doanh nghiệp lớn do nước ngoài sở hữu có thể kể đến Big C (Pháp4), Metro Cash & Carry (Đức)5, Giant (Singapore), Lotte Mart (Hàn Quốc). Các chuỗi siêu thị nội địa quan trọng là Co.opmart (Saigon Co-op), Vinatexmart, Maximark, Citimart, Intimex, Fivimart, và Hapro- mart. Doanh nghiệp nội địa đang đối mặt với những thách thức cạnh tranh từ các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia có kinh nghiệm, họ mở rộng xây dựng hệ thống cửa hàng có độ bao phủ rộng hơn ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Thực phẩm chiếm khoảng 40-60% không gian ở các siêu thị bách hóa. Cửa hàng tiện lợi có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng với các chuỗi cửa hàng thực phẩm, phổ biến như CoopFood stores (thuộc Saigon Co-op), Circle K’s stores, and Shop & Go's chain, Foodcomart, Family Mart (B’s Mart)6, Ministop, Vissan’s stores, “Shop & Go” minimarts. Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều cửa hàng thực phẩm chuyên biệt (dưới hình thức hiện đại) chuyên bán thực phẩm địa phương, thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phát triển của minimart, cửa hàng tiện lợi hiện nay chỉ giới hạn ở các thành phố chính như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi người tiêu dùng trông cậy vào sự nhanh chóng, thuận tiện, và dễ tiếp cận. Cửa hàng tiện lợi được dự đoán sẽ tiếp tục tăng về số lượng ở các đô thị lớn với môi trường làm việc bận rộn và giao thông tắc nghẽn. Người tiêu dùng Việt nhìn chung thích thực phẩm tươi, cộng với điều kiện sống chưa cao (ví dụ, thu nhập thấp, căn bếp nhỏ và ít thiết bị lưu trữ) nên có thói quen mua sắm thực phẩm hằng ngày với số lượng ít mỗi lần mua. Chợ và các cửa hàng truyền thống vẫn là điểm mua sắm phổ biến của người Việt. Tuy nhiên, có sự khác nhau rõ rệt giữa thói quen mua sắm 3 Trong mục này, thông tin được tổng hợp từ phần trả lời của chuyên gia bán lẻ, được bổ sung và đối chiếu với các báo cáo và tài liệu được cung cấp. 4 Đang trong quá trình chuyển chủ sở hữu 5 Metro là mô hình siêu thị bán buôn duy nhất ở VN trước năm 2013, đã chuyển chủ sở hữu Thái Lan năm 2014 6 Family Mart dần được đổi tên thành B’mart do thay đổi chủ sở hữu 555
  6. giữa khu vực thành thị và nông thôn. Người tiêu dùng khu vực nông thôn hầu hết dựa vào kênh truyền thống trong khi người tiêu dùng thành thị kết hợp mua thực phẩm trên cả hai kênh. Khi lựa chọn địa điểm mua thực phẩm, người tiêu dùng quan tâm đến các yếu tố giá cả, chất lượng, sự đa dạng và sự tiện lợi. Người dân đô thị đang ngày càng bổ sung việc mua hàng ngày ở chợ gần nhất với vi ệc mua sắm hàng tuần ở siêu thị và các cửa hàng thực phẩm tiện lợi, cửa hàng thực phẩm chuyên biệt. Những người có thu nhập khá ở đô thị có mối quan tâm lớn hơn đối với an toàn thực phẩm, họ sẵn sàng chi trả giá cao hơn cho các mặt hàng chất lượng và an toàn. 4.2. TNXHDN trên kênh bán lẻ thực phẩm hiện đại Mô hình bán lẻ thực phẩm hiện đại được các chuyên gia đánh giá cao về tiềm năng phát triển, mặc dù còn phải đối mặt với những thách thức vĩ mô (lạm phát tăng, thu nhập người dân nhìn chung còn thấp, ) và vi mô (chi phí tăng, quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm tươi sống, đàm phán giá với nhà cung cấp, năng lực quản lý chuỗi thu mua). Số lượng doanh nghiệp lĩnh vực này đang tăng nhanh và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, cạnh tranh với chợ và cửa hàng truyền thống. Các chuyên gia phân tích và đưa ra một số động lực dẫn dắt sự thay đổi đáng kể của bán lẻ thực phẩm hiện đại ở nước ta trong tương lai, gồm có sự phục hồi của nền kinh tế, sự tham gia ngày càng tăng của phụ nữ vào lực lượng lao động, sự phát triển nhanh của tầng lớp trung lưu với thu nhập cao hơn và thời gian bận rộn hơn, và kế hoạch hiện đại hóa lĩnh vực bán lẻ của Chính phủ. TNXHDN đang diễn ra chủ yếu ở kênh hiện đại. Hầu hết doanh nghiệp trong ngành bán lẻ hiện đại hiện nay đều đã tham gia vào các hoạt động TNXHDN bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Trong khi cho biết vai trò tích cực của các doanh nghiệp lớn với những thương hiệu có tiếng trong việc tiên phong thực hiện và thúc đẩy các sáng kiến, các chuyên gia cũng chỉ ra những doanh nghiệp nhỏ hơn với các hoạt động và hành vi ứng xử có trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng người tiêu dùng. TNXHDN diễn ra tích cực nhất ở những tập đoàn bán lẻ lớn khi các vấn đề thuộc TNXHDNtrở thành một nội dung trong tầm nhìn và chiến lược hành động của những doanh nghiệp này. Đi kèm với việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – CoC), hoạt động TNXHDN mang tính chiến lược thường xuyên được thực hiện. Chiến lược phát triển kinh doanh của chúng tôi có chú ý đến việc cân bằng giữa yếu tố kinh tế và các vấn đề xã hội và môi trường. Đó cũng là chiến lược phát triển hướng đến sự bền vững được lãnh đạo tập đoàn quan tâm [ ] Chúng tôi hướng đến xây dựng hình ảnh “doanh nghiệp công dân gương mẫu” (nhà bán lẻ #1). Trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), những người tham gia phỏng vấn cho biết có sự khác biệt khá lớn trong nhận thức và thực hiện TNXHDN. Một số DNVVNcó những nỗ lực đáng kể để lồng ghép một số phương diện vào hoạt động kinh doanh. Việc thực hiện TNXHDNđược xem là thực hiện “cái tâm” của doanh nghiệp trong kinh doanh: Bất kỳ lĩnh vực nào, sản xuất kinh doanh cần có cái tâm. Bán lẻ cũng vậy. Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Cái tâm đó giúp cho uy tín của doanh nghiệp được giữ vững [ ]TNXHDN nói một cách dễ hiểu là xuất phát từ cái Tâm của doanh nghiệp (nhà bán lẻ #2). Phần còn lại(DNVVN) dường như chưa thật sự có sự quan tâm đầy đủ. Đại diện của tổ chức xã hội dân sự cho rằng, tuy vai trò của TNXHDN trong kinh doanh của doanh nghiệp có sự cải thiện từ nă m 2007, cho đến nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn xem đó là gánh 556
  7. nặng chi phí hơn là một cơ hội phát triển. Hoạt động liên quan đến TNXHDN diễn ra ở những doanh nghiệp này còn rải rác và manh mún, chưa thường xuyên và chưa mang tính tự nguyện. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp thực hiện các sáng kiến liên quan đến bảo vệ môi trường, hỗ trợ cộng đồng, công tác thiện nguyện thường xuất phát từ sự vận động, khuyến khích của Nhà nước và chính quyền địa phương. Những hoạt động liên quan đến TNXHDN được doanh nghiệp truyền thông dưới nhiều hình thức như báo chí, truyền hình, trang web chính thức của doanh nghiệp, mạng xã hội (facebook), hội thảo. Các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự có những hỗ trợ đáng kể cho doanh nghiệp trong việc truyền thông TNXHDN ở Việt Nam từ lúc sơ khai cho đến nay. Người tiêu dùng tiếp nhận thông tin về doanh nghiệp có trách nhiệm (cả các sáng kiến tích cực lẫn những hành vi tiêu cực của nhà bán lẻ) chủ yếu từ các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Việc truyền thông TNXHDN được chú ý hơn ở những doanh nghiệp lớn trong khi đây còn là một vấn đề chưa được coi trọng của những DN nhỏ: Chuyên gia đánh giá tầm quan trọng của nhận thức về TNXHDN của ban lãnh đạo, người đứng đầu doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc tham gia. Hiện nay, những nhà bán lẻ thật sự quan tâm đến TNXHDN ở mức độ chủ động và tích cực là số ít những nhà bán lẻ hàng đầu, như đề cập ở trên. Do sự nhận thức ngày càng tốt hơn về vai trò và ý nghĩa của TNXHDN trong phát triển kinh doanh dài hạn, động cơ chính cho những hành động có trách nhiệm và đạo đức (và được thực hiện một cách tự nguyện)ở những doanh nghiệp này là sựmong muốn làm điều có ích cho xã hội và người tiêu dùng, tạo danh tiếng và hình ảnh tốt đẹp để tăng niềm tin, thái độ tích cực và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, và từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, chuyên gia cho rằng sự nhận thức chưa đầy đủ là một yếu tố cản trở sự tham gia của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thường cho rằng làm TNXHDN tốn kém chi phí quá, nên đó là sân chơi của các doanh nghiệp lớn. Và nếu họ [doanh nghiệp] có làm thì sự lẻ tẻ đó không thấm vào đâu. Họ nghĩ rằng họ cần phải có thời gian để đủ lớn mạnh mới thực hiện được TNXHDN. Chúng tôi vẫn thường nói với doanh nghiệp rằng TNXHDNkhông chỉ dừng lại ở việc bỏ tiền ra làm vài chương trình từ thiện và lắp đặt hệ thống xử lý môi trường. TNXHDN còn giúp doanh nghiệp tiết kiệ m chi phí, ví dụ như tiết kiệm năng lượng và nước, vừa là tiết kiệm chi phí cho họ. Hoặc là những đãi ngộ, quan tâm đến nhân viên, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên phù hợp với khả năng của họcũng là khía cạnh của TNXHDN. Nói chung là họ chưa tích cực tham gia vì chưa nhận thức được lợi ích xét về mặt dài hạn. Mặc dù những năm gần đây sự nhận thức đã tăng đáng kể nhưng ở nhiều doanh nghiệp nhận thức của bộ phận quản lý vẫn còn khá hạn chế(Xã hội dân sự). Mặt khác, khó khăn chủ yếu trong việc thực hiện một số khía cạnh là sự khan hiếm về nguồn lực tài chính, theo đánh giá của chuyên gia bán lẻ. Chẳng hạn, quy mô hạn hẹp của tài chính dẫn đến một số khó khăn trong việc khởi xướng và quản lý một chương trình hướng đến cộng đồng. Chuyên gia cho rằng quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng và cản trở đến quá trình thực hiện TNXHDN, nhưng yếu tố nhận thức đóng vai trò quan trọng hơn. 4.3.Các khía cạnh của TNXHDN và phản ứng của người tiêu dùng Đề cập đến các khía cạnh TNXHDN trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định rằng nhận thức của doanh nghiệp vẫn còn bị hạn chế khi liên hệ TNXHDN chỉ giới hạn với các vấn đề liên quan đến hỗ trợ cộng đồng, hoạt động thiện nguyện, hoạt động bảo vệ môi trường. Nhìn chung, người tiêu dùng đô thị quan tâm và đánh 557
  8. giá cao đạo đức kinh doanh. Mặc dù các yếu tố truyền thống như giá cả, chất lượng, sự đa dạng hàng hóa, sự tiện lợi đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn một địa điểm bán lẻ hiện đại, các yếu tố liên quan đến TNXHDN có ảnh hưởng đến quyết định này. Mức độ ảnh hưởng có sự khác nhau rõ rệt giữa các khía cạnh. Dưới đây chúng tôi phân tích chi tiết hơn mức độ áp dụng của một số khía cạnh TNXHDN (có được thực hiện không; nếu có thì ở mức độ ra sao) và phản ứng của người tiêu dùng trên từng khía cạnh từ góc nhìn của chuyên gia. 4.3.1. Trách nhiệm về sản phẩm Trách nhiệm về sản phẩm được xác định là một khía cạnh TNXHDN chính trong lĩnh vực thực phẩm nói chung và bán lẻ thực phẩm nói riêng đang được nhận được nhiều chú ý từ người tiêu dùng và các bên có liên quan trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Trách nhiệm về sản phẩm bao gồm nhiều yếu tố: chất lượng thực phẩm, điều kiện vệ sinh thực phẩm, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và thông tin nhãn sản phẩm. Vấn đề về đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm được đánh giá có ưu thế hơn ở kênh hiện đại so với kênh truyền thống, xét trên bình diện chung. Chuyên gia bán lẻ cho biết những siêu thị lớn thường thiết lập bộ phận kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên. Bên cạnh việc đồng ý rằng đa số doanh nghiệp hiện nay muốn tăng năng lực cạnh tranh hướng đến việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, chuyên gia lưu ý thêm rằng việc quy trình kiểm soát trên toàn bộ chuỗi có nhiều thiếu sót nên thường xảy ra các bê bối ởkhía cạnh này, kể cả thương hiệu lớn. Việc kiểm soát thị trường lỏng lẻo từ phía chính quyền khiến hàng giả, hàng nhái bị đưa vào các điểm bán lẻ làm giảm uy tín và niềm tin từ người tiêu dùng, vì thế phần nào làm giảm động cơ của những nhà sản xuất và kinh doanh chân chính. Những vấn đề tồn tại trong an toàn thực phẩm được phản ánh qua phần trả lời sau: Đa số siêu thị đều coi đây [an toàn thực phẩm] là yếu tố quan trọng. Nhưng vẫn có một số bộ phận, do cách quản lý không chặt chẽ, thiếu sự đồng bộ và tính chuyên nghiệp hoặc họ vì lợi nhuận mà cố tình coi thường sức khỏe của người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp bán lẻ thuộc sở hữu nhà nước thì vấn đề này còn tồi tệ hơn do bộ máy công kềnh và trách nhiệm cá nhân thấp. Tôi lấy ví dụ, họ để nhân viên trà trộn thực phẩm bẩn, chất lượng thấp hơn nhằm ăn tiền chênh lệch. Liên tiếp xảy ra những vụ việc phát hiện hàng tấn thực phẩm quá hạn nghiêm trọng hoặc có chất cấm, thực phẩm không rõ nguồn gốc bị tuồn vào siêu thị. Dù lãnh đạo doanh nghiệp không cố ý, nhưng cách quản lý hệ thống, quản lý nhân viên lỏng lẻo [ ] Sự kiểm soát an toàn thực phẩm ở siêu thị hiện nay vẫn chưa đủ và chưa đáp ứng được mong đợi của người dân. Những năm gần đây, mất an toàn thực phẩm ngày càng trở nên trầm trọng và khó kiểm soát. Trong khi đó, việc thực thi luật vệ sinh an toàn thực phẩm không đủ mạnh để đủ sức ngăn chặn những hành vi phi đạo đức của người sản xuất, thương lái, nhà phân phối và bán lẻ, cộng thêm với những tiêu cực trong công tác kiểm tra xử lý (truyền thông). Về vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm, mặc dù có ý kiến trái chiều giữa đại diện các nhà cung cấp về trách nhiệm của doanh nghiệp bán lẻ, đa số chuyên gia cho rằng thực trạng trên kênh hiện đại vẫn đang có nhiều bất cập, là nguyên nhân của nhiều vụ bê bối an toàn thực phẩm dẫn đến các phàn nàn và chỉ trích từ dư luận. Việc ghi nhãn hàng hóa, thông tin về nguồn gốc xuất xứ, cung cấp hóa đơn, chứng từ, cảnh bảo về sản phẩmđược thực hiện tốt hơn tại kênh bán lẻ hiện đại so với kênh truyền thống. Tuy nhiên, những thông tin này chưa thật sự được đáp ứng yêu cầu này càng cao của người tiêu dùng, thông tin cung cấp 558
  9. không rõ ràng, không đầy đủ dễ gây nhầm lẫn, hiểu nhầm. Những phản ánh tiêu cực của người tiêu dùng gần đây về nhiều trường hợp vi phạm quy định về dán nhãn ở nhiều siêu thị, kể cả những siêu thị lớn và có uy tín (ví dụ, không có thông tin về thời hạn sử dụng, địa chỉ liên hệ, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không có tem phụ cho mặt hàng nhập khẩu, không niêm yết giá đầy đủ cho cả kệ hàng, ). Người tiêu dùng đô thị có thái độ tích cực hướng đến những nhà bán lẻ chú trọng về trách nhiệm sản phẩm, nhưng sự thay đổi hành vi thật sự thường chỉ xảy ra ở nhóm người có nhận thức cao về vấn đề này và nhóm có thu nhập khá, được mô tả như sau: Một khi đã có sự trải nghiệm về chất lượng và tin tưởng [nhóm người tiêu dùng nói trên], họ sẵn sàng thay đổi hành vi bằng việc tích cực mua và trung thành với sản phẩm/cửa hàng. Họ còn giới thiệu cho những người khác. Họ cũng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để có các sản phẩm an toàn (Nhà cung cấp #6). Mặt khác, thông tin tiêu cực về khía cạnh trách nhiệm sản phẩm có ảnh hưởng đáng kể đến đa số người dân khu vực thành thị. Sự phát triển của thông tin và truyền thông đã hỗ trợ người dân nhiềru hơn t ước đây trong việc tiếp cận thông tin xấu. Bệnh tật gia tăng mỗi năm khiến cho vấn đề an toàn thực phẩm trở thành mối lo ngại lớn đối với người tiêu dùng những năm gần đây. Người tiêu dùng luôn ở trong tình trạng “cảnh giác” để lựa chọn thực phẩm. Người tiêu dùngđược đánh giá là nhạy cảm với thông tin xấu liên quan đến an toàn sản phẩm từ các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và những người xung quanh truyền miệng. Phản ứng phổ biến đầu tiên khi tiếp nhận thông tin tiêu cực về sự vô trách nhiệm đối với sản phẩm từ một siêu thị là thái độ e ngại sử dụng sản phẩm và sút giảm niềm tin đối với siêu thị có liên quan. Hành vi mua có thể thay đổi, tùy theo mức độ trung thực và sự nghiêm trọng của thông tin, người tiêu dùng có thể tẩy chay sản phẩm hoặc tẩy chay siêu thị/cửa hàng. Mức độ phản ứng có thể khác nhau giữa những người cùng tiếp nhận một thông tin như nhau, do các yếu tố khác như giá cả, địa điểm, sự sẵn có, nhận thức của người tiêu dùng có thể chi phối hành vi của họ. 4.3.2. Trách nhiệm về môi trường Môi trường là một trong sáu chủ đề chính của TNXHDNđược thúc đẩy tại Việt Nam bởi các tổ chức phi chính phủ. Nhận thức về về các vấn đề môi trường trong các doanh nghiệp bán lẻ ngày càng được cải thiện hơn trước, theo nhận định của các chuyên gia. Đa số nhà bán lẻ hiện đại có quan tâm đến vấn đề môi trường, trước hết là do sự ràng buộc của Luật bảo vệ về môi trường. Các doanh nghiệp nhìn chung đều có những cam kết nhất định theo luật về việ c giảm thiểu ô nhiễm, xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn. Sự chấp hành luật của doanh nghiệp trong lĩnh vực này nói chung được đánh giá là tương đối tốt, ít những vụ việc vi phạm luật môi trường. Các doanh nghiệp lớn thể hiện vai trò tiên phong trong việc ứng dụng đồng loạt nhiều công nghệ thân thiện với môi trường (ví dụ, các dự án tiết kiệm điện; hệ thống lọc chất thải, lọc không khí; sử dụng nước bơm để vệ sinh sàn). Đồng thời, những doanh nghiệp này còn có một số sáng kiến bảo vệ môi trường mang tính tự nguyện (ví dụ, sử dụng túi thân thiện với môi trường; thu gom pin đã sử dụng). Tuy nhiên, theo chuyên gia truyền thông, thực tiễn hiện nay cho thấy việc quan tâm phòng ngừa ô nhiễm nước và không khí ở các DNVVN chỉ mới ở giai đoạn đầu tiếp cận vấn đề, nghĩa là chủ yếu nằm trong phạm vi các cam kết của luật chứ chưa có nhiều nỗ lực và sáng kiến tự nguyện để thúc đẩy. Đại diện nhà sản xuất cho biết thêm, ở nhiều DNVVN việc giảm năng lượng và nước, ngoài ý thức bảo vệ môi trường còn là mục đích giảm chi phí; và dường như mục đích giảm chi phí vượt trội hơn so với ý thức môi trường. 559
  10. Phản ứng của người tiêu dùng trên phương diện này có xu hướng mạnh hơnnhiều đối với mặt tiêu cực so với mặt tích cực. Các chuyên gia đồng ý ở quan điểm rằng, mặc dù chưa chứng kiến phản ứng mạnh mẽ của người tiêu dùng đối với vấn đề môi trường trong lĩnh vực này, nhưng vụ việc của công ty Vedan7 thời gian qua nhắc nhở cho các doanh nghiệp về một phản ứng mạnh có thể đối mặt đối với những hành vi vi phạm luật môi trường nghiêm trọng. Chuyên gia cho biết những nỗ lực về môi trường hiện nay có thay đổi tích cực về danh tiếng, hình ảnh của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng nhưng vẫn chưa tác động đến hành vi mua của họ.Tuy nhiên, hành vi tẩy chay sản phẩm, tẩy chay doanh nghiệp sản xuất hoặc tẩy chay siêu thị từ người tiêu dùng là điều có thể dự đoán nếuxảy ra hành vi vô trách nhiệm nghiêm trọng của doanh nghiệp đối với môi trường. 4.3.3. Cung cấp thực phẩm bền vững Khía cạnh này được xem là khá đặc trưng trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm. Quá trình thảo luận với các chuyên gia nổi bật lên chủ đề về một số loại sản phẩm mà trong quá trình sản xuất và kinh doanh có bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau của TNXHDN như an toàn sức khỏe người tiêu dùng, thân thiện môi trường, an toàn và phúc lợi của người lao động, phúc lợi vật nuôi, và lợi ích cộng đồng. Chúng tôi gọi chung là “thực phẩm bền vững” do các nỗ lực hiện nay của nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ và nhận thức của người tiêu dùng hướng đến nhóm sản phẩm này xoay quanh vấn đề an toàn sức khỏe và môi trường. Thực phẩm thuộ c nhóm này tại Việt Nam trên thị trường nội địa có thể kể đến là thực phẩm hữu cơ, thực phẩm an toàn và thực phẩm địa phương. Với xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng, việc cung cấp sản phẩm bền vững của các doanh nghiệp bán lẻ được chuyên gia đánh giá là một khía cạnh quan trọng của TNXHDN vì đóng góp vào việc cải thiện các vấn đề an toàn sức khỏe, môi trường và cộng đồng. Một số doanh nghiệp lớn chủ động, đi đầu phong trào đẩy mạnh quảng bá việc tiêu thụ sản phẩm ‘xanh” (ví dụ, các sản phẩm tiêu chuẩn VietGAP). Những doanh nghiệp này còn có các chương trình hợp tác với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn GAP. Những quảng bá và tuyên truyền về sản phẩm hữu cơ, an toàn và sản phẩm địa phương của doanh nghiệp bán lẻ chủ yếu nhấn mạnh về an toàn sức khỏe và vấn đề bảo vệ môi trường. Các vấn đề đạo đức khác như phúc lợi động vật, sức khỏe cho người sản xuất, lợi ích cho cộng đồng rất ít (gần như không) được đề cập đến. Về phía người tiêu dùng, nhu cầu lớn cho thấy sự quan tâm của người dân đô thị đến nhóm sản phẩm này nhưng hiểu biết của họ thường giới hạn ở vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm. Khách hàng thường là người có thu nhập khá trở lên, có mong muốn duy trì một cuộc sống khỏe mạnh bằng việc ăn những thực phẩm tốt và an toàn. Khi mua sản phẩm, họ chủ yếu quan tâm đến yếu tố chất lượng và an toàn thực phẩm chứ chưa thật sự chú ý đến yếu tố môi trường và cộng đồng. Cũng có khách hàng hiểu biết về vấn đề môi trường gắn với các loại sản phẩm này nhưng số này ít thôi. Rất nhiều người nhầm lẫn, không hiểu rõ sự khác nhau giữa thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch và thực phẩm địa phương. Ngay cả khi sản xuất theo hướng này, người bán ít khi tiếp thị hay truyền thông trên khía cạnh môi trường vì người tiêu dùng chưa quan tâm nhiều (nhà sản xuất #7) Khi sản xuất các sản phẩm này và cung cấp cho siêu thị, chúng tôi đã rất chú ý đến vấn đề môi trường. Đó là một trong những tiêu chuẩn mà chúng tôi phải tuân theo. Nhưng nói 7 Vedan là công ty sản xuất bột ngọt 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, đã xả một lượng lớn chất thải không xử lý ra sông Thị Vải trong nhiều năm dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vụ việc bị phát hiện năm 2008 gây phản ứng mạnh từ dư luận và các bên có liên quan. 560
  11. thật là khách ít để ý. Họ chỉ biết rằng sản phẩm này tươi ngon, ko hại đến sức khỏe của họ, họ tin tưởng và họ mua. Người tiêu dùng chưa chú ý rằng khi người sản xuất tăng cường sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật để tăng năng suất cao hơn, doanh thu lớn hơn thì không những sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng bị ảnh hưởng mà sức khỏe của môi trường cũng bị tổn hại (chuỗi khép kín). 4.3.4. Trách nhiệm trong thu mua Khi cuộc phỏng vấn trao đổi về quá trình thu mua của doanh nghiệp, chúng tôi mở rộng thảo luận đến một số vấn đề đạo đức và xã hội khác trong chuỗi như phúc lợi vật nuôi, lao động trẻ em, thương mại công bằng và thu mua sản phẩm trong nước. Phúc lợi động vật (animal welfare) là một khái niệm rất mới ở Việt Nam, ít được biết đến, cả về phía doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đại diện tổ chức phi chính phủ và nhà cung cấp cho biết có một số ít sản phẩm bán tại hệ thống siêu thị có lồng ghép khía cạnh này trên nhãn hiệu sản phẩm như thịt hộp và sữa, nhưng mức độ quan tâm trong chuỗi cung (nếu có) chỉ từ nhà sản xuất với phạm vi rất hẹp. Đại diện từ siêu thị cũng cho biết toàn bộ doanh nghiệp bán lẻ chưa chú ý đến vấn đề này khi thu mua sản phẩm, không có chính sách dành sự ưu tiên cho các sản phẩm đó, và đa số không biết đến khái niệm. Người tiêu dùng không có nhận thức, không có thông tin và vì thế không có sự quan tâm về phương diện này. Trên thực tế, từ góc độ sản xuất chăn nuôi, việc sản xuất thịt động vật, gia cầm và trứng gia cầm hữu cơ hoặc chăn nuôi theo phương pháp tự nhiên (chăn thả- free range) là đã có yếu tố phúc lợi động vật bao hàm. Có thể doanh nghiệp họ đang làm nhưng không để ý. Ở Việt Nam, đây là khái niệm hoàn toàn mới, rất ít người hiểu, kể cả người sản xuất. [ ] Về phía người tiêu dùng thì họ không biết, chưa có nhận thức (tổ chức phi chính phủ). Chuyển sang vấn đề vi phạm pháp luật về quyền của trẻ em, chúng tôi đề cập đến việc có tồn tại việc sử dụng lao động trẻ em trong chuỗi cung không, và điều này có ảnh hưởng đến thái độ và hành vi mua của khách hàng không. Chuyên gia sản xuất cho biết trong chuỗi cung cấp sản phẩm từ khâu sản xuất đến bán lẻ không sử dụng lao động trẻ em (dưới17 tuổi). Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc sử dụng lao động trẻ ở em Việt Nam vẫn còn tồn tại, phần lớn sinh sống ở khu vực nông thôn và làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp dưới hình thức lao động hộ gia đình không hưởng lương. Mặc dù đồng ý rằng lao động trẻ em cần được loại bỏ, các chuyên gia nhấn mạnh rằng vấn đề này ở Việt Nam không nặng nề và không tồn tại những hình thức tồi tệ như bóc lột, cưỡng bức lao động, lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Vì vậy, trong quá trình thu mua các nhà bán lẻ quan tâm chú ý và người tiêu dùng chưa thể hiện thái độ đối vớivấn đề này. Khi đề cập về các sản phẩm thương mại công bằng (fair-trade products), chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Hiểu biết và nhận thức của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng còn rất hạn chế. Việc xúc tiến và phát triển các sản phẩm chứng nhận “fair-trade” chưa được quan tâm đúng mức so với tiềm năng. Những nỗ lực hiện nay của một số DNVVN đối với sản phẩm fairtrade trong ngành thực phẩm nhằm mục đích hướng đến thị trường xuất khẩu. Các sản phẩm có chứng nhận này rất khan hiếm trên thị trường nội địa và hầu như chỉ bán cho khách nước ngoài. Đối với lĩnh vực bán lẻ thực phẩm, một số dự án của các doanh nghiệp bán lẻ lớn thúc đẩy sự hợp tác với nông dân để đảm bảo các quyền lợi của người sản xuất có thể xem là động thái của một tinh thần “thương mại công bằng”. Khoảng cách giữa người nông dân và nhà bán lẻ được rút ngắn nhờ giảm bớt các khâu trung gian, đẩy giá sản phẩm cao hơn và thu nhập ổn định cho người nông dân. 561
  12. Ngoài ra, trách nhiệm trong thu mua còn được thể hiện bằng chính sách thu mua sản phẩm trong nước, được nhiều nhà bán lẻ thực phẩm thực hiện, xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng ưa chuộng thực phẩm được sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp lớn có chính sách ưu tiên mua hàng của các nhà sản xuất nội địa nếu đáp ứng các yêu cầu. Đây được xem là hành động thiết thực hỗ trợ hương hiệu Việt trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Người tiêu dùng có phản ứng tích cực đối với vấn đề này, họ có xu hướng ưu tiên các sản phẩm Việt (thực phẩm chế biến) nếu giá cả và chất lượng không chênh lệch so với sản phẩm ngoại nhập. Các siêu thị, cửa hàng cung cấp nhiều sản phẩm Việt Nam cũng làm tăng sự thiện cảm từ người tiêu dùng đối với nhà bán lẻ và sức mua cũng tăng lên. Lý giải điều này, chuyên gia cho biết người tiêu dùng ngoài lý do ủng hộ sản phẩm Việt còn có lý do e ngại sản phẩm nhập khẩu có xuất xứ không rõ ràng. Chính sách thu mua nhận được sự ủng hộ hiện nay của người tiêu dùng chủ yếu liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và ứng xử có trách nhiệm. Ứng xử có trách nhiệm trong thu mua gồm có việc ngưng hợp đồng với các bên cung cấp có tai tiếng về các vấn đề liên quan đến môi trường, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm pháp luật, ứng xử thiếu trách nhiệm và vô đạo đức đối với người tiêu dùng và cộng đồng. Các chuyên gia còn cho biết thêm một số nhà bán lẻ có những ứng xử nhanh, kịp thời và có trách nhiệm với cộng đồng luôn nhận được phản ứng tích cực từ dư luận; và ngược lại, xử lý khủng hoảng truyền thông yếu kém, thể hiện sự thiếu trách nhiệm dễ dẫn đến bức xúc của dư luận càng bị đẩy lên cao trào và họ sẵn sàng tẩy chay siêu thị, bất kể lỗi trực tiếp hay gián tiếp. 4.3.5. Hoạt động cộng đồng Các hoạt động thiện nguyện và hỗ trợ cộng đồng được thực hiện bởi hầu hết các doanh nghiệp dưới các mức độ và hình thức khác nhau tùy theo quy mô doanh nghiệp. Những chương trình thiện nguyện thường xuyên, các dự án lớn hỗ trợ cộng đồng thuộc về những nhà bán lẻ lớn, với mục tiêu trở thành doanh nghiệp công dân gương mẫu (good corporate citizen). Các doanh nghiệp này thường đưa ra cam kết đảm bảo lợi ích cộng đồng gắn với hiệu quả kinh doanh và thực hiện các cam kết cộng đồng bằng những dự án lớn được thực hiện hàng năm hoặc nhiều năm để hỗ trợ cộng đồng trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện điều kiện sống cho trẻ em và cư dân những vùng khó khăn. Các DNVVN có các chương trình quyên góp và hỗ trợ cộng đồng với quy mô nhỏ và không thường xuyên. Một số chuyên gia nhận định rằng các doanh nghiệp nhỏ hơn tham gia chủ yếu là do hưởng ứng phong trào, lời kêu gọi, khuyến khích của chính quyền chứ chưa thật sự chủ động và có tâm huyết. Những chương trình hỗ trợ công đồng từ các thương hiệu lớn thường gây chú ý với giới truyền thông và vì thế thông tin dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng. Theo các chuyện gia, các hoạt động cộng đồng giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và uy tín của mình trong mắt người tiêu dùng. Đồng thời, các chuyên gia cũng nhận định rằng sự thay đổi của hành vi mua dựa vào khía cạnh này khó đánh giá vì động cơ tiêu dùng khá phức tạp. Trong khi nhiều khách hàng có sự thiện cảm và ủng hộ, không ít người tỏ ra nghi ngờ, thờ ơ và cho rằng các hoạt động trên chỉ mang hình thức tiếp thị, quảng bá cho doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Các chuyên gia cho rằng hình ảnh tốt của thương hiệu dựa vào sự tham gia hoạt động cộng đồng, thiện nguyện phải đi kèm với các giá trị cốt lõi khác như chất lượng, an toàn sản phẩm, phát triển bền vững thì mới nhận được sự ủng hộ thật sự của khách hàng bằng hành vi mua và sự trung thành của họ về lâu dài. 4.3.6. Điều kiện lao động tại doanh nghiệp 562
  13. Vấn đề về lao động là một nội dung trọng yếu của Global compact được thúc đẩy tại Việt nam đối với các vấn đề TNXHDN. Do đó, đây là một vấn đề được nhấn mạnh và quan tâm thực hiện ở Việt Nam không chỉ riêng đối với ngành bán lẻ thực phẩm. Theo đánh giá của đa số chuyên gia, việc đảm bảo các quyền lao động của người lao động tại nơi làm việc được hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ thực hiện tốt. Một số doanh nghiệp lớn tổ chức đào tạo đội ngũ nhân lực bài bản, và thực hiện các đãi ngộ đối với nhân viên. Sự cải thiện về công nghệ thông tin và truyền thông những năm gần đây tạo điều kiện cho dư luận nhanh chóng nắm bắt những vi phạm nghiêm trọng về lao động nếu có xảy ra. Đại diện nhà bán lẻ cho biết đây đó vẫn có xảy ra những bất công (ví dụ, liên quan đến chế độ lao động nữ) nhưng ở phạm vi nhỏ và giải quyết nội bộ doanh nghiệp, không dẫn đến khiếu nại kiện tụng lớn gây chú ý dư luận. Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp không gặp vấn đề lớn và phản ứng tiêu cực từ người tiêu dùng trong trong khía cạnh này. Chuyên gia cho biết thêm, nếu một doanh nghiệp thực hiện các điều kiện lao động tốt, được báo chí khen ngợi, có thể làm tăng hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, tuy nhiên khó đánh giá sự ảnh hưởng của hành vi có trách nhiệm này của doanh nghiệp đến hành vi mua hiện tại của người tiêu dùng. Người mua thực phẩm có thể ít chú ý đến các thông tin tốt về điều kiện lao động ở doanh nghiệp bán lẻ hơn so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hoặc chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, cũng như khía cạnh môi trường, hành vi vi phạm nghiêm trọng về lao động gây bức xúc trong dư luận có thể dẫn đến sự tẩy chay từ một bộ phận người tiêu dùng. 4.3.7.Một số vấn đề khác có liên quan Bên cạnh những vấn đề nêu ra, một số hoạt động khác được xem là có liên quan đến TNXHDN đang được các nhà bán lẻ thực phẩm trên kênh hiện đại thực hiện gồm có: chính sách bình ổn giá, trách nhiệm về pháp luật (ví dụ, nghĩa vụ nộp thuế), dịch vụ khách hàng (xe bus miễn phí đưa đón khách hàng, giao hàng về tận nhà). 5. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN Nghiên cứu này xem xét vấn đề một cách đa chiều từ việc phân tích những ý kiến đánh giá của một số bên hữu quan, thay vì chỉ tập trung vào việc thu thập ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp. Phân tích dữ liệu phỏng vấn cho thấy TNXHDN trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm ở Việt Nam đang diễn ra ở hấu hết các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại, tập trung ở những thành phố lớn. Mức độ quan tâm và thực hiện TNXHDN như thế nào còn tùy thuộc vào từng khía cạnh cụ thể, nhưng nhìn chung TNXHDN có vai trò chiến lược và được thực hiện tương đối thường xuyên ở những doanh nghiệp lớn trong khi chưa được chú trọng ở DNVVN. Xét tổng thể, sự quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang còn ở giai đoạn đầu tiếp cận- mức đáp ứng tối thiểu8. Các khía cạnh chính của TNXHDN đang được quan tâm hiện nay trong lĩnh vực này gồm có: trách nhiệm sản phẩm, trách nhiệm về môi trường, cung cấp sản phẩm bền vững, trách nhiệm trong thu mua, hoạt động cộng đồng, và điều kiện lao động tại doanh nghiệp. Các khía cạnh TNXHDN đang được áp dụng ở lĩnh vực này được xác định trong nghiên cứu tương đối phù hợp với sáu nội dung cốt lõi của Global Compact đang được thúc đẩy tại Việt Nam. Điều này cho thấy sự ứng dụng các nguyên tắc chung vào thực tiễn là đa dạng và có sự khác nhau giữa các ngành nghề/lĩnh vực khác nhau và giữa các nền kinh tế khác nhau. Đứng trên quan điểm của các chuyên gia để phân tích, nghiên cứu này không áp dụng mô hình 8 Nghiên cứu của Oberseder & ctg (2013) chỉ ra ba cấp độ phát triển TNXHDN: (1) mức tối thiếu (CSR as minimal response), (2) cấp phòng ban (CSR as departmental response), (3) mức cam kết của doanh nghiệp (CSR as committed response). 563
  14. Carrol (1979) trong việc giải thích các khía cạnh TNXHDN như các nghiên cứu trước đây về TNXHDN ở Việt Nam. Mặt khác, việc chọn lọc và phân nhóm thông tin để xác định các chủ đề liên quan đến TNXHDN trong bài viết cũng không dựa trên lý thuyết các bên hữu quan (stakeholder theory) của Freemann (1984) như một số nghiên cứu khác (ví dụ, Öberseder &ctg, 2013). Thay vào đó, sáu khía cạnh chính nói trên được xác định dựa trên các hoạt động/vấn đề thực tế để làm nổi bật những khía cạnh mang tính đặc trưng của lĩnh vực bán lẻ thực phẩm.Kết quả cho thấy có sự tương đồng ở một số khía cạnh được thực hiện ở các quốc gia phương tây. Chẳng hạn, 10 doanh nghiệp bán lẻ thực phẩm hàng đầu ở Anh quốc trong nghiên cứu của Jones và cộng sự (2005) triển khai các hoạt động về môi trường, thu mua, lao động, khách hàng và cộng đồng trong những nỗ lực về TNXHDN. Tuy nhiên, mức độ quan tâm đối với từng khía cạnh có sự khác biệt rõ rệt. Ở giai đoạn phát triển TNXH hiện nay, sự chú trọng đang hướng đến trách nhiệm đối với sản phẩm và một số nỗ lực hướng đến môi trường và hoạt động cộng đồng. Các khía cạnh khác nhìn chung còn khá mờ nhạt, chưa có sự gây chú ý với truyền thông và người tiêu dùng. Mặt khác, phúc lợi động vật, lao động trẻ em, và thương mại công bằng- những vấn đề thuộc TNXHDN trong lĩnh vực này đang được quan tâm nhiều ở các nước phát triển- vẫn đang là những khái niệm còn rất mới tại Việt Nam. Ngoài việc phác thảo nên một bức tranh chung (tuy còn sơ lược) về thực trạng áp dụng TNXHDN, kết quả còn chỉ ra mức độ quan tâm từ phía người tiêu dùng. Người tiêu dùng ở các đô thị, đặc biệt là đô thị lớn, có xu hướng mua thực phẩm kết hợp trên cả hai kênh truyền thống và hiện đại. Họ đánh giá cao và mong đợi những hành vi đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù các yếu tố truyền thống như giá cả, chất lượng, sự tiện lợi, dễ tiếp cận có vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn địa điểm mua thực phẩm, các yếu tố gắn với TNXHDN vẫn có sự ảnh hưởng đến quyết định này ở một mức độ nhất định. Trong các khía cạnh, trách nhiệm về sản phẩm (đặc biệt là an toàn thực phẩm) là khía cạnh được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Đối với các khía cạnh khác, người tiêu dùng có thái độ tích cực và thiện cảm đối với những doanh nghiệp ứng xử có trách nhiệm, nhưng sự ảnh hưởng đến hành vi mua chưa rõ ràng và dường như theo quy trình phức tạp hơn do tác động của các yếu tố khác. Mức độ phản ứng của người tiêu dùng tùy thuộc vào các yếu tố như khía cạnh TNXH, loại thông tin và nguồn thông tin. Chẳng hạn, người tiêu dùng có thể chú ý và mua nhiều ở siêu thị có trách nhiệm đối với sản phẩm hơn là ở siêu thị có các chế độ đãi ngộ lao động tốt. Người tiêu dùng cũng có thể nhạy cảm và phản ứng mạnh hơn đối với thông tin tiêu cực và có nhiều khả năng từ bỏ sự trung thành đối với những nhà bán lẻ vô trách nhiệm đối với môi trường hơn là việc lựa chọn nhà bán lẻ vì hoạt động bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh ở Việt Nam, khi những nghiên cứu về TNXH còn khan hiếm và những nghiên cứu sâu hơn và riêng biệt cho từng ngành chưa được chú ý, kết quả nghiên cứu này đóng góp vào hệ thống lý luận về TNXHDN t ại Việt Nam nói chung và ngành bán lẻ thực phẩm nói riêng. Kết quả nghiên cứu còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao nhận thức về các vấn đề TNXHDN đối với các nhà quản lý bản lẻ thực phẩm (đặc biệt DNVVN), các trung gian trong chuỗi (sản xuất, phân phối, ) và các bên hữu quan khác (hoạch định chính sách, cơ quan truyền thông, tổ chức phi chính phủ, ). Ngoài nhận thức về vai trò và lợi ích của TNXHDN trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp, nhà quản lý bán lẻ cần có hiểu biết về cảm nhận và phản ứng từ khách hàng của họ (người tiêu dùng), bởi vì nhận thức tích cực của bộ phận quản lý là cần thiết nhưng chưa đủ để thực hiện thành công TNXHDN (Pham Duc Hieu, 2011). Trách nhiệm về sản phẩm cần 564
  15. được tăng cường mạnh mẽ trong lĩnh vực này để phục hồi, tạo dựng và phát triển lòng tin của người tiêu dùng; trong khi xác định phương pháp truyền thông hiệu quả hơn đến người tiêu dùng đối với các hoạt động TNXHDN khác. Phạm vi của nghiên cứu khám này chỉ tập trung vào một số vấn đề, được giới hạn bởi góc nhìn của chuyên gia với mục đích cung cấp những thông tin ban đầu về thực tiễn TNXHDN trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm, do đó nghiên cứu có một số hạn chế cho những ai cần tìm kiếm sự phân tích và đánh giá chi tiết. Nghiên cứu tương lai có thể sử dụng phân tích định tính về các khía cạnh TNXHDN cho nhiều đại diện bên hữu quan hơn và không chỉ tập trung ở hai thành phố dẫn đầu; hoặc mở rộng tiến hành các cuộc thảo luận nhóm với từng nhóm hữu quan cũng là một cách tiếp cận thú vị. Mặt khác, trong khi tìm hiểu thực tiễn TNXHDN, chúng tôi có xem xét đến phản ứng của người tiêu dùng đối với từng khía cạnh TNXHDN dưới đánh giá của các bên hữu quan, nhưng những đánh giá này mới chỉ dừng ở mức độ gợi mở vấn đề. Các nghiên cứu tiếp theo có thể khai thác vấn đề này dưới góc nhìn của người tiêu dùng (bằng phương pháp đính tính hoặc định lượng) để rút ta những kết luận chi tiết và sâu sắc hơn về các mối quan hệ giữa TNXHDN và hành vi của người tiêu dùng. 565
  16. PHỤ LỤC BẢNG 1:Tóm tắt thành phần tham gia phỏng vấn STT Chuyên Vị trí, đơn vị công tác của chuyên gia Thời Số trang gia/người cung gian trích xuất cấp thông tin phỏng vấn 1 Nhà bán lẻ Giám đốc, ngành hàng thực phẩm, đại 60 14 siêu thị, chi nhánh Hà Nội, thuộc tập đoàn bán lẻ đa quốc gia. 2 Nhà bán lẻ Giám đốc, siêu thị thực phẩm mini, TP 90 17 HCM. 3 Chuỗi sản xuất Phó giám đốc, doanh nghiệp mô hình 75 11 cung ứng khép “từ nông trại đến bàn ăn” (Farm-to- kín folk), Hà Nội. 4 Nhà cung cấp Giám đốc, doanh nghiệp tư nhân, TP 60 9 HCM. Nhà cung cấp rau củ quả chứng nhận VietGAP cho siêu thị. 5 Nhà cung cấp Quản lý thực phẩm khô, chi nhánh Hà 35 7 Nội, công ty đa quốc gia. Nhà phân phối lớn về thực phẩm nhập khẩu cho các chuỗi siêu thị tại Việt Nam. 6 Nhà sản xuất Giám đốc, doanh nghiệp quy mô nhỏ, 50 8 Hà Nội. Sản xuất thịt và trứng gia cầm an toàn theo tiêu chuẩn riêng, bán trực tiếp (hoặc chỉ thông qua một nhà phân phối) cho các cửa hàng/siêu thị thực phẩm nhỏ. 7 Nhà sản xuất Sản xuất thực phẩm hữu cơ (rau, thịt 90 13 lợn, gia cầm, trứng gia cầm) theo tiêu chuẩn PGS, Hà Nội. 8 Truyền thông Ban nông nghiệp, cơ quan báo chí 80 17 chính thống và có uy tín, Hà Nội. 9 Xã hội dân sự Thúc đẩy phát triển bền vững cho 60 11 DNVVN Việt Nam, Hà Nội. 10 Tổ chức phi Dự án nước ngoài tài trợ nhằm hỗ trợ 75 10 chính phủ nông dân, Hà Nội. 566
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO Anselmsson, J., & Johansson, U. (2007). Corporate Social Responsibility and the Positioning of Grocery Brands. International Journal of Retail & Distribution Management, 35(10), 835–856. Clarkson, M. B. E. (1995). A Stakeholder Framework for Analysing and Evaluating Corporate Social Performance. Academy of Management Review, Vol. 20 No. 1, pp. 92-117 Dahlsrud, A. (2008). How corporate social responsibility is defined: an analysis of 37 definitions. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 15(1), 1–13. doi:10.1002/csr.132 Freeman, R. E. (1984) Strategic Management: A Stakeholder Approach, p46, Boston, MA: Pitman. Freeman, R. E., Harrison, J. S., Wicks, A. C., Parmar, B. L. and De Colle, S. (eds) (2010). Green, T., & Peloza, J. (2011). How does corporate social responsibility create value for consumers? Hartmann, M. (2011). Corporate social responsibility in the food sector. European Review of Agricultural Economics, 38(3), 297–324. doi:10.1093/erae/jbr031 Hingley, M., Forsman Hugg, S., Katajajuuri, J., Riipi, I., Mäkelä, J., Järvelä, K., & Timonen, P. (2013). Key CSR dimensions for the food chain. British Food Journal, 115(1), 30–47. doi:10.1108/00070701311289867‐ ISO (2010). Guidance on social responsibility (ISO 26000:2010). Berlin. Jones, P., Comfort, D., Hillier D, & Eastwood, I. (2005). Corporate Social Responsibility: A Case Study of the UK's Leading Food Retailers. British Food Journal, 107(6), 423–435. Loussaiel, L., Cacho-Elizondo, S., Pettersen, I., & Tobiassen, A. (2014). Do CSR Actions in Retailing Reaylly Matter for Young Consumers? A Study in France and Norway. Journal of Retailing and Consumer Services, 21, 9–17. Maignan, I., & Ferrell, O. (2003). Nature of Corporate Responsibilities. Perspectives from American, French and German consumers. Journal of Business Research, 56, 55–67. Maloni, M. J., & Brown, M. E. (2006). Corporate Social Responsibility in the Supply Chain: An Application in the Food Industry. Journal of Business Ethics, 68, 35–52. Öberseder, M., Schlegelmilch, B. B., & Murphy, P. E. (2013). CSR practices and consumer perceptions. Journal of Business Research, 66(10), 1839–1851. doi:10.1016/j.jbusres.2013.02.005 Pham Duc Hieu (2011). Corporate social responsibility: A study on awareness of managers and consumers in Vietnam. Journal of Consumer Marketing, 28(1), 48–56. doi:10.1108/07363761111101949 Piacentini, M., MacFadyen, & Eadie, D. (2000). Corporate Social Responsibility in Food Retailing. International Journal of Retail & Distribution Management, 28(11), 459–469. Schramm-Klein, H., Zentes, J., Steinmann, S., Swoboda, B., & Morschett, D. (2013). Retailer Corporate Social Responsibility Is Relevant to Consumer Behavior. Business and Society, XX(X), 1–26. Sen, S., & Bhattacharya, C. (2001). Does Doing Good Always Lead to Doing Better? Consumer Reactions to Corporate Social Responsibility. Journal of Marketing Research, 38, 225–243. 567
  18. Silverman, D. (2001) Interpreting Qualitative Data: Methods for Analysing Talk,Text and Interaction, 2nd edn, London: Sage Stakeholder Theory. The State of the Art. Cambridge, UK: Cambridge University Press. 568