Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền vững ở Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 3080
Bạn đang xem tài liệu "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền vững ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftrach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_voi_phat_trien_ben_vung.pdf

Nội dung text: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền vững ở Việt Nam

  1. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM SOCIAL RESPONSIBILITY OF ENTERPRISES AND SUSTAINABILITY DEVELOPMENT IN VIETNAM ThS. Bùi Lan Phương Trường Đại học Thương mại Đặt vấn đề Trong ba thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã thu hút được nhiều các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm hỗ trợ vốn và công nghệ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước mình. Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế nhưng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp này đối với Việt Nam còn hạn chế. Việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm ảnh hưởng đến môi trường của Việt Nam trong thời gian vừa qua có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu của Việt Nam hiện nay trong đó trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Do vậy, việc nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền vững là cần thiết. Bài viết phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội và tăng trưởng bền vững ở Việt Nam trong thời gian qua. Từ những kết quả đạt được và bài học đắt giá bài viết sẽ đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn với phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh và tổng hợp để thực hiện bài viết này. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phát triển bền vững Abstract In the past three decades, Vietnam has attracted many foreign-invested enterprises to support capital and technology for their own economic growth and development. Although foreign-invested enterprises have contributed significantly to economic growth, their social responsibility implementation for Vietnam is limited. The fact that foreign- invested enterprises have influenced the environment of Vietnam in recent years which has made a considerable impact on people's life in particular and economic development in general. Changing the model of economic growth towards sustainable development is the inevitable requirement of Vietnam at present, in which social responsibility implementation of enterprises plays an important role in promoting sustainable growth. Therefore, the study on social responsibility of enterprises for sustainable development is necessary. The article analyzes the practices of social responsibility implementation and sustainable growth in Vietnam in recent years. Based on the results achieved and the expensive lessons acquired, the article offers solutions to enhance social responsibility implemetation of enterprises associated with sustainable economic development in Vietnam in the coming time. The author uses analytical, comparing, and synthesizing methods to conduct this research. Keywords: social responsibility of enterprises, sustainable development 787
  2. 1. Khái quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển bền vững 1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và phát triển bền vững (SD) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được rất nhiều các nhà khoa học đưa ra từ nhiều thập kỷ qua. Trong những thập niên 70 “Trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975)160. Hay “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie.B Carroll, 1979).161 Theo ông Gordon Brown, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài Chính Anh “ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khác xa với các hoạt động từ thiện trước đây - quyên góp tiền cho những mục đích từ thiện vào cuối năm tài khóa - mà thay vào đó là trách nhiệm quanh năm mà doanh nghiệp phải thực hiện cho môi trường xung quanh họ, cho điều kiện làm việc thực tế tốt nhất, cho những thỏa thuận với cộng đồng địa phương và cho sự nổi tiếng; và họ phải hiểu rằng thương hiệu không chỉ dựa vào chất lượng, giá cả và sự độc đáo mà còn là cách các doanh nghiệp tương tác với lực lượng lao động của các công ty với cộng đồng và môi trường”.162 Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm về trách nhiệm xã hội nhưng theo tác giả cho rằng định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về CSR là hoàn chỉnh và rõ ràng nhất. Theo đó, CSR là “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.163 Phát triển bền vững (SD) Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai". Quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững manh nha trong cả quá trình sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận 160 Sethi, S. P. (1975). "Dimensions of Corporate Social Performance: An Analytical Framework." California Management Review Spring: 58-64 161 Carroll, A. B. (1979). A three-dimensional conceptual model of corporate social performance. Academy of Management Review, 4, 497-505 162 Corporate Social Responsibility - A Government update (www.csr.gov.uk) 163 Định nghĩa của nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới (www.worldbank.org) 788
  3. ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Chính vì thế, năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia- nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Theo đó, ba trụ cột phát triển bền vững được xác định là: Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống. Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ. Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã được chú ý nhiều trong giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Quan niệm về phát triển bền vững thường được tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là, phát triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những giá trị môi trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển. Hai là, phát triển bền vững là sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng tới mai sau. Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững được định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam. 1.2. Mối quan hệ giữa thực hiện CSR với SD Hội đồng Kinh doanh Thế giới về Sự Phát triển Bền vững (World Business Council for Sustainable Development) đã đưa ra một định nghĩa về CSR và SD. Định nghĩa này được sử dụng khá phổ biến, được coi là hoàn chỉnh và rõ ràng. Đó là “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. 789
  4. (i) Tăng trưởng nhanh và môi trường sinh thái luôn là hai mặt đối nhau của các nền kinh tế đang phát triển. Sau quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều nước đã phải trả giá đắt về môi trường. Việc Việt Nam cam kết thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ cho thấy chúng ta không hy sinh chất lượng sống của người dân vì mục tiêu tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn. Nhưng điều này đòi hỏi hệ thống quy định pháp luật phải có độ chính xác cao. Luật pháp phải làm sao vừa không thừa vừa không tạo chi phí không đáng có cho doanh nghiệp và không thiếu để bảo vệ lợi ích công cộng ở mức cần thiết. (ii) Khi quy định pháp luật có đủ, mà tính hiệu lực của chúng thấp thì vấn đề vẫn không thể giải quyết. Nhiều vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng diễn ra hơn chục năm không bị phát hiện và xử lý cho thấy cơ quan quản lý không làm hết trách nhiệm của mình. Đây là vấn đề mấu chốt, quan trọng nhất chúng ta phải giải quyết. (iii) Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp bị bắt buộc hay tự nguyện đưa những giải pháp trách nhiệm xã hội vào chiến lược kinh doanh đều coi điều này rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, không phải nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiểu và nhận thức được đòi hỏi mới về trách nhiệm xã hội. Những thách thức chủ yếu đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội là: nhận thức hạn chế về trách nhiệm xã hội; thiếu nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực để xây dựng những tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội đặc biệt ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa; có sự nhầm lẫn giữa trách nhiệm xã hội và luật lao động. Các quy định của địa phương cũng có tác động đối với việc thực hiện những quy tắc ứng xử. (iv) Khi xem xét nghiêm túc những thách thức đối với việc thực hiện các quy định về trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức được vai trò quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với những lợi ích của họ và từ đó thực hiện chúng tốt hơn. (v) Dư luận có chiều hướng đánh đồng hoạt động từ thiện với trách nhiệm xã hội. Như đã đề cập ở trên, từ thiện chỉ là một phần nhỏ trong trách nhiệm xã hội. Một doanh nghiệp đóng góp 1 tỷ đồng từ thiện, nhưng có thể gây ô nhiễm với chi phí nhiều tỷ đồng hơn thế. Do đó, cần phải có một cách tiếp cận toàn diện về trách nhiệm xã hôi. Cách thức tổ chức các buổi từ thiện thường mang tính PR mà không đi vào thực chất. (vi) Toàn cầu hóa thúc đẩy mở rộng phạm vi hoạt động cũng như tầm ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia. Sự thay đổi này đồng nghĩa với sự đa dạng về sản phẩm, người tiêu dùng, đội ngũ lao động, chủ đầu tư, cổ đông từ nhiều thành phần khác nhau, 790
  5. nhiều đất nước khác nhau Công ty nào muốn vươn ra chiếm lĩnh thị trường toàn cầu thì phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu, chịu trách nhiệm trước dư luận toàn cầu. (vi) Việc hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế mở ra cho nền kinh tế nước nhà nhiều cơ hội song hành cùng thách thức. Làm sao để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong những năm kế tiếp đang là một câu hỏi quan trọng hàng đầu. Trước hết, ở tầm vi mô, các doanh nghiệp trong vai trò xương sống của nền kinh tế cũng phải tìm cho mình con đường phát triển bền vững thích hợp trước những đổi thay từ trong lẫn ngoài. Để đảm bảo lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp cần ý thức rằng không thể phát triển mà phớt lờ sức ép của dư luận - những người vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả các đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Các nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế không những biết cách làm tăng tối đa lợi nhuận cho công ty, mà còn ý thức rất rõ được việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích. Vậy là từ những ý niệm đạo đức ban đầu dưới sức ép của dư luận trở thành luật, các quy định bất thành văn , các doanh nhân cũng đã tự nhận ra việc tuân thủ các điều lệ này cũng là cơ hội để tăng lợi nhuận. Chính vì thế, việc hoàn thành trách nhiệm xã hội tạo ra cho doanh nghiệp những con đường phát triển bền vững hơn trong tương lai. 2. Thực trạng thực hiện CSR và SD tại Việt Nam 2.1. Tổng quát tình hình thực hiện CSR và SD tại Việt Nam Trách nhiệm xã hội đã trở thành một nội dung quan trọng không thể thiếu trong hoạt động quản trị chiến lược của tất cả các công ty đa quốc gia trên thế giới. Không chỉ hạn chế trong các vấn đề truyền thông liên quan đến môi trường sinh thái, trách nhiệm xã hội đã phát triển đa dạng và ngày càng bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: điều kiện lao động, không sử dụng lao động trẻ em, không ép giá người trồng nguyên liệu, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giết mổ gia súc nhân đạo, không sử dụng lông thú, động vật quý hiếm, sản phẩm biến đổi gien, trung thực trong kế toán tài chính, thông tin đến khách hàng, nhà đầu tư, uy tín đạo đức trong giao dịch với đối tác, cạnh tranh, không quyên góp chính trị, khuyến khích quan hệ cộng đồng, tình nguyện, từ thiện Việc mở cửa cho thương mại và đầu tư trong vòng 30 năm qua đã thúc đẩy xuất khẩu và dòng vốn FDI vào Việt Nam và nhờ đó tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, giảm đói nghèo đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong suốt thập niên vừa qua không đảm bảo sự phát triển bền vững do năng lực cạnh tranh yếu cùng với những vấn đề về môi trường và xã hội. 2.2. Những kết quả đã đạt được Trong bối cảnh, nền kinh tế toàn cầu vừa trải qua suy thoái và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn cần phải có những chiến lược phát triển phù hợp để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, phát triển bền vững. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được rằng, thực hiện tốt CSR là giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao hình ảnh, nâng cao giá trị và vị thế cạnh tranh của họ trên thị trường. 791
  6. Việc thực hiện CSR ở Việt Nam được thực hiện mạnh mẽ trong việc đề cao tính hiệu quả và tôn trọng pháp luật của doanh nghiệp. Việc tôn vinh các doanh doanh nghiệp có xu hướng đưa thêm các tiêu chí liên quan đến các vấn đề xã hội và môi trường. Một số doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, có nhãn hiệu đăng ký, hoạt động trên lĩnh vực xuất khẩu đạt trình độ về trách nhiệm xã hội được các nhà nhập khẩu chấp nhận. Các doanh nghiệp này thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các tiêu chuẩn SA 8000, ISO 14000, bảo đảm trình độ vệ sinh và an toàn thực phẩm tốt. Các doanh nghiệp này cũng đã có chiến lược dài hạn để thực hiện ngày càng đầy đủ hơn trách nhiệm xã hội cả về bảo vệ môi trường, hạn chế lượng khí thải Việc các doanh nghiệp lớn như Metro đã ký kết hợp đồng và hướng dẫn sản xuất, thu mua nhiều mặt hàng nông sản bảo đảm chất lượng đã đem lại nhiều tiến bộ trong cung ứng nông sản, kể cả cho xuất khẩu. Tuy nhiên, có đến hàng vạn doanh nghiệp chưa có thương hiệu, chưa đăng ký chất lượng sản phẩm. Số nông sản được sản xuất theo quy trình hiện đại (GAP - Good Agricultural Practice), có đăng ký nhãn hiệu vùng sản xuất, như thanh long, xoài, cà phê, bưởi tuy đã tăng, nhưng vẫn còn rất ít so với tổng sản lượng các sản phẩm gieo trồng và chăn nuôi. Ngày càng nhiều các nhà đầu tư và nhập khẩu nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng những thông lệ kinh doanh trên cơ sở tôn trọng con người, cộng đồng và môi trường, như: Hiệp định về may mặc giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết vào tháng 5 năm 2003 có bao gồm một điều khoản buộc các cơ quan có chức năng của Việt Nam phải khuyến khích việc thực hiện các quy tắc trách nhiệm xã hội để có thể xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Bất chấp đòi hỏi ngày càng tăng về việc tuân thủ trách nhiệm xã hội từ phía các nhà nhập khẩu nước ngoài, chỉ có một số ít doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn mới có được những tài liệu về các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội này. Trong thế giới kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thể hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc có ðýợc một số chứng chỉ và Bộ Quy tắc ứng xử ðýợc quốc tế công nhận. Các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội quan trọng nhất là: SA 8000 dành cho nơi làm việc của các nhà máy, WRAP (Sản xuất hàng may mặc có Trách nhiệm Toàn cầu), trách nhiệm trong ngành may mặc và da giầy của Hoa Kỳ, hoặc ISO 14000, hệ thống quản lý môi trường ở các doanh nghiệp, và OHSAS 1800 đối với an toàn sức khỏe. Việc đánh giá thực hiện trách nhiệm xã hội được quy định khá cụ thể trong các Bộ Quy tắc ứng xử. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này không phải là thoả thuận giữa các chính phủ hay quy định của các công ước quốc tế, vì vậy, ràng buộc chỉ là giữa các nhà xuất nhập khẩu hoặc do chính doanh nghiệp tự đặt ra. Những trường hợp minh họa về lợi ích mà các doanh nghiệp Việt Nam có được từ việc áp dụng chiến lược bền vững tổng hợp cho thấy trách nhiệm xã hội đã đem lại lợi ích thực sự cho họ. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận lớn các doanh nghiệp trong nước đã không nhận thức được tầm ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đối với sự tồn vong của họ. Họ cho rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội đòi hỏi chi phí quản lý lớn mà lại ít đem lại kết quả. Năm 2005, nước ta đã có giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bền vững" được tổ chức bởi Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may tổ chức, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh hội nhập. Đã có rất nhiều doanh 792
  7. nhân làm từ thiện gắn với hình ảnh của công ty Một số doanh nghiệp đã đưa CSR vào chiến lược kinh doanh của mình như chương trình xã hội: “6 triệu ly sữa cho trẻ em Việt Nam” của Vinamilk và quỹ học bổng “Đèn đom đóm” của Dutch Lady gây được tiếng vang và được người tiêu dùng ủng hộ. Ngoài ra chúng ta cũng có các hoạt động ủng hộ thiên tai, bão lụt của các doanh nghiệp và doanh nhân. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc thực hiện CSR còn tương đối khó khăn. Trước hết đó là sự hiểu biết của doanh nghiệp về CSR chưa đầy đủ, doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là làm từ thiện trích từ lợi nhuận mà chưa hiểu rằng việc thực hiện CSR phải được tích hợp ngay trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc làm thứ hai tác động đến việc thực hiện CSR là do áp dụng những hệ thống quy tắc ứng xử du nhập từ quốc tế - nơi mặt bằng vật chất cao so với mặt bằng vật chất của Việt Nam. Trong khi đó doanh nghiệp thiếu nguồn tài chính, và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, mà phần lớn DN Việt Nam là DN nhỏ và vừa. Hơn nữa, việc triển khai thực hiện CSR còn thiếu các chính sách, pháp luật đồng bộ và hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với mặt bằng kỹ thuật và xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh ở các nước phát triển nhưng ở Việt Nam, các doanh nghiệp phần lớn chỉ thực hiện do mang tính bắt buộc hay từ thiện tâm của người đứng đầu doanh nghiệp. Đó là hai quan niệm kinh doanh hoàn toàn khác nhau. 2.3. Những tồn tại và nguyên nhân Trước Formosa Việt Nam đã có những bài học đắt giá từ cách trải thảm đỏ mời gọi đầu tư nước ngoài bằng mọi giá và nhiều sai lầm đã phải trả giá. Ở các địa phương, từ những dự án trải thảm đỏ, có thể làm gia tăng nguồn thu trăm tỷ, nghìn tỷ mỗi năm; giải quyết cả trăm, nghìn lao động mỗi dự án nhưng nếu thiếu tỉnh táo, xao nhãng trách nhiệm, cách trải thảm đỏ bằng mọi giá sẽ là lợi ít, hại nhiều; lợi trước mắt mà hại lâu dài. Những con số tăng nguồn thu chỉ là trước mắt, cân đong đo đếm được; nhưng những thứ hư hao, mất mát thì lớn gấp nhiều lần, hậu quả và hệ lụy lâu dài, không thể lượng hóa được. Những nguồn thu tài chính mà dự án này mang lại mấy năm qua cho Hà Tĩnh là không nhỏ, giúp địa phương này bước vào hàng những tỉnh có nguồn thu ngân sách trên nghìn tỷ mỗi năm. Nhưng khi xảy ra thảm họa môi trường mang tên Formosa, thì tổng nguồn thu này trở thành giá trị âm. Không chỉ Hà Tĩnh, mà Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, và các địa phương lân cận khác cũng phải gánh chịu hậu quả. Thiệt hại mà chủ doanh nghiệp Formosa gây ra là không thể lường tính, không chỉ ở lĩnh vực môi trường tự nhiên, mà còn môi trường đầu tư, môi trường chính trị, văn hóa, xã hội và tiềm ẩn vấn đề tối hệ trọng là chủ quyền, an ninh quốc gia. Dự án này tạo ra hàng nghìn công ăn việc làm, nhưng cũng tước đi sinh kế của hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn lao động, không chỉ ở lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt hải sản, mà còn cả ngành du lịch, vận tải và nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác. Chính sách trải thảm đỏ mời gọi đầu tư từ nước ngoài của các địa phương rất đáng hoan nghênh. Nhưng quá đề cao chính sách này, bỏ qua hoặc coi nhẹ những nguyên tắc cơ bản về các vấn đề công nghệ, môi trường, an ninh quốc phòng, lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia thì sớm hay muộn, trải thảm đỏ sẽ là rước thảm họa. Hoan nghênh chủ trương 793
  8. trải thảm đỏ, tạo môi trường thuận lợi và thân thiện để các nhà đầu tư đến với Việt Nam, để đôi bên cùng có lợi. Nhưng chúng ta cần cảnh giác với hội chứng “trải thảm đỏ”, lấy “trải thảm đỏ” làm nguyên tắc “cốt lõi” để bỏ qua những nguyên tắc sống còn khác, để vụ lợi và toan tính lợi ích nhóm. 3. Các giải pháp nâng cao CSR nhằm phát triển bền vững tại Việt Nam 3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước • Bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam nhằm tạo sở sở pháp lý vững chắc cho CSR và SD. Hệ thống pháp luật chính là khung cơ sở, là nền tảng đầu tiên để các doanh nghiệp thực hiện SD nói chung cũng như CSR nói riêng. Tuy nhiên khung pháp luật hiện thời của Việt Nam còn nhiều thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng được những đổi mới của đất nước khiến cho nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ đạo đức, CSR. • Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về SD và CSR ở Việt Nam. Nhận thức đúng về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nhận thức đúng để hành động đúng bên cạnh cơ chế quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ người lao động, người tiêu dùng, môi trường chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực và ý nghĩa đối với con người đối với sự phát triển bền vững của quốc gia. - Xây dựng, bổ sung Bộ Luật Lao động Việt Nam. - Tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp về CSR. - Phối hợp đồng bộ hoạt động của các cơ quan, ban ngành, tổ chức. • Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thực thi CSR trong doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, doanh thu, trong khi đó, việc tuân thủ SD nói chung và CSR nói riêng cần có thời gian dài mới có thể phát huy đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước nên ban hành các chính sách khuyến khích, quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội như việc giúp đỡ doanh nghiệp sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sản xuất theo công nghệ sạch • Hoàn thiện bộ máy, cơ chế hoạt động của công tác thanh tra kiểm tra. Thanh tra lao động có vai trò là người kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra viên ở nước ta còn mỏng chưa đáp ứng được số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngày càng gia tăng, do vậy việc tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống thanh tra lao động là điều cần thiết. • Đưa CSR vào chương trình giáo dục của các trường đại học. Hiện nay, trong các trường đại học dạy về kinh doanh, sinh viên chủ yếu được học về các kỹ năng cứng là các nghiệp vụ, kỹ thuật kinh doanh là chính chứ ít khi được dạy về 794
  9. các kỹ năng mền: cách ứng xử trong hoạt động kinh doanh, và càng hiếm được dạy về cách ứng xử có đạo đức, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, với cộng đồng. 1.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp Việc thực hiện CSR không chỉ là vấn đề trong ngắn hạn mà đó là quá trình lâu dài với sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Khi việc đáp ứng những tiêu chuẩn trong kinh doanh là phương tiện cho các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ tiếp cận thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp Việt Nam cần thoát ra khỏi thể bị động, nắm lấy vị trí chủ động hơn trong việc thực thi CSR. • Nâng cao nhận thức về CSR. Nâng cao nhận thức về CSR trong các doanh nghiệp trước hết phải bắt đầu từ người đứng đầu doanh nghiệp bởi tầm nhìn và quyết định của họ có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí tuyệt đối tới chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty (đặc biệt ở những công ty vừa và nhỏ). • Có chiến lược dài hạn trong xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn CSR với những bước đi thích hợp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo ý nghĩa đầy đủ và đích thực không phải là một vấn đề đơn giản và nằm trong khả năng giải quyết trong ngắn hạn của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam bởi sự hạn chế của các yếu tố nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính. • Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Công đoàn đã và đang đóng góp một vai trò tích cực là đại diện của giai cấp công nhân lao động. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nơi người lao động là người làm chủ doanh nghiệp. Như vậy, CSR và SD tại Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Các chính sách của Nhà nước và từ phía các doanh nghiệp đã tạo bước đà cho CSR và SD phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiểu và thực hiện CSR một cách tự giác, và ngày càng làm cho hoạt động kinh doanh của mình phát triển lên tầm cao mới song song với SD của quốc gia. 795