Tranh chấp thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc: Tác động đến xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Tranh chấp thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc: Tác động đến xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tranh_chap_thuong_mai_hoa_ky_va_trung_quoc_tac_dong_den_xuat.pdf
Nội dung text: Tranh chấp thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc: Tác động đến xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam
- TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC: TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ SANG HOA KỲ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TS. Bùi Thúy Vân1 Tóm tắt: Tranh chấp thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt đầu diễn ra từ năm 2018, cho đến nay, cũng đã có các ảnh hưởng nhất định tới quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia này cũng như các nước khác trong bối cảnh dòng hàng hóa đa chiều như hiện nay. Bài viết tổng quan lại các mốc sự kiện của cuộc xung đột này và các mức thuế quan mà Hoa Kỳ và Trung Quốc áp dụng để trừng phạt lẫn nhau. Trong bối cảnh này, Việt Nam là một quốc gia có lợi thế so sánh trong xuất khẩu các mặt hàng mà trong đó là mặt hàng gỗ sang Hoa Kỳ với một số chủng loại tương tự với Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, bài viết phân tích và chỉ ra tác động tích cực, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu gỗ và tiếp tục chuẩn bị tốt các nguồn lực để làm đa dạng cơ cấu xuất khẩu và tăng giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong thời gian tới. Key words: Tranh chấp thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc, xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ của Việt Nam, tác động xuất khẩu gỗ. 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Tranh chấp thương mại (Trade disputes) giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mà các phương tiện báo chí hay các nghiên cứu phổ biến ở Việt Nam gọi là “Trade war” hay “chiến tranh thương mại”. Thực chất của sự việc này theo góc độ lý thuyết thương mại quốc tế là việc hai quốc gia sử dụng các công cụ trong chính sách thương mại bao gồm công cụ chủ yếu là thuế quan để thực hiện các biện pháp với mức độ khác nhau trong một thời gian nhằm điều chỉnh dòng hàng hóa xuất nhập khẩu. Ở đây Hoa Kỳ là quốc gia khởi động sử dụng các biện pháp thuế quan để bắt đầu một cuộc xung đột và để xử lý xung đột với Trung Quốc. Trung Quốc cũng áp dụng các công cụ để “trả đũa” các biện pháp của Hoa Kỳ. Trong quan hệ thương mại đa chiều như hiện nay, cuộc tranh chấp này sẽ làm cho các quốc gia và các doanh nghiệp của các quốc gia khác trên thế giới ít nhiều chịu các tác động tích cực và tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, mà cụ thể là các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc, Hoa Kỳ và nước thứ ba. Bài viết, sử dụng số liệu thứ cấp và các thông tin của các nghiên cứu đã có để tiếp tục cung cấp thêm các thông tin mang tính tổng hợp và chi tiết về tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đồng thời, phân tích sâu một số ngành hàng gỗ chịu tác động của cuộc xung đột này. 2. TỔNG QUAN VỀ CUỘC TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC Cuộc xung đột giữa hai quốc gia trải qua các mốc quan trọng (Xem Bảng 1 dưới dây): 1 Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 409
- Bảng 1: Các mốc sự kiện cuộc tranh chấp thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc Diễn biến chính của cuộc tranh chấp Ghi chú HOA KỲ (HK) TRUNG QUỐC (TQ) 20.4.2017 Phản ứng yếu ớt và tuyên bố không rõ Điều tra thép nhập khẩu từ Trung ràng Quốc và các nước khác. 22.1.2018 Phản ứng yếu ớt và tuyên bố không rõ Áp thuế 30% đối với tấm phin mặt ràng trời, 20% với máy giặt nhập khẩu. 16.2.2017–22.3.2018 Không áp dụng đối Công bố áp thuế 25% thép và 10% với Hàn Quốc và nhôm. một số đồng minh 3.4.2018 2.4.2018 Cáo buộc Trung Quốc đánh cắp bí Áp thuế 128 sản phẩm từ Mỹ; 120 sản mật thương mại và công nghệ; công phẩm chịu thuế 15%; bố 1300 mặt hàng từ Trung Quốc sẽ 8 sản phẩm chịu thuế 5% áp thuế 25% từ tháng 8/2018. 4.4.2018 Công bố danh sách danh sách 150 tỷ $ hàng từ Hoa Kỳ chịu áp thuế 25%. 3.5.2018 19.5.2018 Bắt đầu đàm phán nhượng bộ lẫn Trung Quốc đồng ý mua thêm hàng hóa nhau tại Trung Quốc, nhưng không từ Hoa Kỳ. đạt kết quả mong muốn. 31.5.2018 29.5.2018 Công bố sẽ cắt giảm thuế đối với hàng Tiếp tục dọa áp thuế 25% đối với 50 tỷ hóa từ Hoa Kỳ gồm thành phẩm và hàng $ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. hóa giá trị thấp. 6.6.2018 1.6.2019 Trump đồng ý gỡ bỏ lệnh cấm vận Trung Quốc đẩy mức thuế lên 25% đối với công ty ZTE, cho phép mua các với gói hàng hóa trị giá 60 tỷ USD từ Mỹ. linh kiện từ các công ty cung ứng của Hoa Kỳ. 15.6.2018 15.6.2018 Cáo buộc Trung Quốc vi phạm sở Công bố áp thuế bổ sung 25% đối với hữu trí tuệ, công bố danh sách bị áp hàng hóa từ Hoa Kỳ (50 tỷ $) đối với hơn thuế 25% (50 tỷ $). 600 mặt hàng. 6.7.2018 6.7.2018 Chỉ áp dụng đối với Trump áp dụng bổ sung thuế 25% đối Trung Quốc bắt đầu áp mức thuế mới đối sản phẩm công nghệ với gói hàng hóa 34 tỷ $ từ Trung với gói hàng hóa trị giá 34 tỷ $ của Hoa cao, không bao gồm Quốc. Kỳ vào Trung Quốc. gỗ và sản phẩm gỗ 410
- 23.8.2018 23.8.2018 Chưa có mặt hàng Trump áp dụng bổ sung thuế 25% đối Trung Quốc áp thuế mới đối với gói hàng gỗ và các sản phẩm với gói hàng hóa 16 tỷ $ từ Trung hóa mới trị giá 16 tỷUSD của Mỹ. từ gỗ Quốc bao gồm 284 sản phẩm. 17.9.2018 17.9.2018 Hoa Kỳ mở rộng phạm vi các mặt Trung Quốc áp mức thuế mới 10% đối hàng của Trung Quốc bị áp thuế. Áp với gói hàng hóa trị giá 60 tỷ USD từ Hoa thuế 10% lên các mặt hàng nhập khẩu Kỳ. vào Mỹ từ Trung Quốc trị giá 200 tỷUSD của Trung Quốc Căng thẳng trong thương mại giữa 2 quốc gia giảm nhiệt trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019 khi chính quyền 2 nước đồng ý ngồi vào bàn đàm phán. 12.2018 đến 3.2019 12.2018 đến 3.2019 Căng thẳng giảm. Căng thẳng giảm. Đồng ý ngồi vào bàn đàm phán. Đồng ý ngồi vào bàn đàm phán. 10.5.2019 Hoa Kỳ quyết định tăng mức thuế từ 10% lên 25% đối với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ $ nhập từ Trung Quốc. Nguồn: Tác giả tổng hợp Đến ngày 11 tháng 10 năm 2019: Nhà Trắng tuyên bố giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại đã đạt được, thuế sẽ không tăng lên 30% vào ngày 15.10.2019 như dự kiến. Đến 15 tháng 1 năm 2020: Trung Quốc và Hoa Kỳ chính thức ký giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại. Tất cả các mức thuế hiện tại sẽ được giữ nguyên ngoại trừ 120 tỷ USD hàng hóa với mức thuế 15% sẽ được lùi về 7,5%. 3. XUNG ĐỘT THƯƠNG MẠI HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC VỚI XUẤT KHẨU GỖ TỪ TRUNG QUỐC SANG HOA KỲ VÀ NGƯỢC LẠI Trong cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đối với sản phẩm từ gỗ thì tổng số đã có 228 mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu mức thuế mới là 25%. Nhìn vào số liệu cho thấy, về số lượng các mặt hàng gỗ Trung Quốc xuất vào Mỹ nhiều hơn gấp 1,6 lần số lượng các mặt hàng gỗ Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc. Về giá trị của gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Trung Quốc xuất sang Mỹ năm 2018 cũng cao hơn gấp 21 lần giá trị Mỹ xuất sang Trung Quốc, cũng số liệu này của năm 2019 cao hơn gấp 18 lần. Chứng tỏ, việc chịu các loại thuế sẽ làm cho các doanh nghiệp Trung Quốc thiệt hại hơn nhiều so với các doanh nghiệp của Mỹ về mức thuế phải chịu và tác động giảm xuất khẩu cũng như rủi ro hơn. Điều này khiến cho Trung Quốc sẽ có các biện pháp ứng phó trong trung hạn và dài hạn để giảm thiểu thiệt hại từ cuộc tranh chấp thương mại này. 411
- Bảng 2: Gỗ và sản phẩm từ gỗ chịu áp thuế trong xung đột thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc Mã HS 8 số Gỗ và sản phẩm từ gỗ chịu áp các mức thuế từ 5% đến 25% từ tranh chấp thương (trích dẫn mại Hoa Kỳ và Trung Quốc mã 3 số Hoa Kỳ xuất sang Trung Quốc Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ đầu/8) Số lượng Giá trị (1000 USD) Số lượng Giá trị((1000 USD) 2018 4.2019 2018 4.2019 Các mặt hàng chịu thuế 25% 440 8 845645 201267 65 – 89514 441 4 3253 678 102 – – 442 1 3964 132 14 1327881 – 940 1 4 0 47 26068706 – Tổng 852,866 201,945 228 28701897 7138701 Các mặt hàng chịu thuế 20% 440 6 322202 92200 441 1 253 0 442 0 0 0 940 6 33501 7932 Tổng 355,956 100,143 Các mặt hàng chịu thuế 10% 940 0 Tổng – – Các mặt hàng chịu thuế 5% 440 5 141.306 91.896 940 Tổng 141,306 91,986 Tổng tất cả 143 1350,128 394,074 228 28,701,897 7,138,701 các mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ Nguồn: Tổng hợp từ VIFORES, FORESTRENDs, FPA BINH ĐINH,BIFA,HAWA,NORAD,UKAID, Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm (2019), Cuộc chiến thương mại Mỹ–Trung: Cơ hội và rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam 412
- 4. FDI NÓI CHUNG VÀ FDI VÀO NGÀNH GỖ TỪ TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN XẢY RA XUNG ĐỘT HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC Trong 20 quốc gia thu hút FDI lớn nhất có Việt Nam, đứng ở vị trí cuối song cũng là dấu mốc quan trọng và rất đáng ghi nhận. Các dòng vốn vẫn chủ yếu tập trung vào Hoa Kỳ với vị trí số 1, Trung Quốc vị trí số 2 (bao gồm Hồng Kông), tiếp đến Singapore. Đáng chú ý, có Indonesia thu hút đứng thứ 18/21 (Hình 1). Trong số 20 quốc gia đi đầu tư, có thể thấy Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đứng đầu (Hình 2). Xét về các nước đi đầu tư Đứng đầu là Nhật Bản và Trung Quốc. Từ thời gian xảy ra tranh chấp năm 2018 cho thấy, Trung Quốc vẫn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều (đứng thứ 3 trong tốp 20), tuy nhiên, năm 2018 lượng đầu tư ít hơn so với năm 2017. Xét về mặt lý thuyết, để Trung Quốc đưa dòng vốn FDI vào các ngành hàng bị Hoa Kỳ trừng phạt thuế sang các nước mà trong đó, có Việt Nam sẽ không thể thực hiện trong ngắn hạn, vì bản chất dòng FDI có tính dài hạn và để triển khai các dự án FDI cũng cần có thời gian. Phân tích dòng dự án và vốn FDI vào ngành gỗ từ Trung Quốc vào Việt Nam trước và sau khi xảy ra tranh chấp thương mại cho thấy: Từ năm 2014 đến năm 2019, Trung Quốc luôn là quốc gia dẫn đầu trong đầu tư các dự án gỗ vào Việt Nam. Tuy nhiên, số dự án và số vốn lại có xu hướng giảm dần. Năm 2016, tổng số 34 dự án, chiếm 34.06% tổng số vốn các nước khác bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Samoa, Hoa Kỳ, Malaysia, Singapore, quần đảo Virgin, Canada, và thêm một số nước khác đầu tư vào Việt Nam cùng thời gian. Năm 2017, tổng dự án giảm còn 30 dự án, tổng vốn giảm 18% so với năm 2016. Riêng năm 2016, vốn FDI vào Việt Nam của Trung Quốc ngành gỗ giảm gần 50% so với năm 2015. Đến năm 2018 tiếp tục giảm cả số dự án và số vốn, đến năm 2019, số dự án còn 21 dự án, số vốn đăng ký giảm 15% so với năm 2018, năm nước này bắt đầu xảy ra xung đột thương mại với Hoa Kỳ. Hình 1: Tốp 20 quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới năm 2017, 2018 Nguồn: Investment Report 2019 413
- Hình 2: Tốp 20 quốc gia đi đầu tư trực tiếp lớn nhất thế giới (home country) lớn nhất 2017–2018 Nguồn: Investment Report 2019 4. TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC TÁC ĐỘNG ĐẾN XU THẾ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỖ CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ Theo Vifores, Forestrends, Hawa, Ukaid, Mỹ là thị trường “khổng lồ” cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Năm 2018 Mỹ nhập từ các thị trường trên thế giới trên 76 tỷ gỗ và sản phẩm gỗ (nhóm mặt hàng gỗ (Hs 44): 22,6 tỷ USD; Ghế ngồi (Hs 9401): 26,2 tỷ USD; Đồ gỗ (Hs 9403): 27,56 tỷ). Bình quân mỗi năm Mỹ nhập khẩu gần 45 tỷ USD các mặt hàng gỗ từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Hình 3 chỉ ra các giá trị kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào quốc gia này, phân theo các nguồn cung khác nhau giai đoạn 2017–2018. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào Mỹ có xu hướng tăng (Hình 3). 414
- Hình 3: Nhập khẩu gỗ của Hoa Kỳ từ các nước trên thế giới Nguồn: Vifores, Forestrends, FPA Binh Dinh, Bifa, Hawa, Norad, Ukaid Bảng 3: Nhập khẩu gỗ (mã HS 440 và 940) của Hoa Kỳ giai đoạn 2017–2019 Gỗ, các Đồ nội thất; sản giường, đệm, giá phẩm từ 2017 2018 2019 đỡ đệm, đệm và đồ 2017 2018 2019 gỗ, than nội thất nhồi bông gỗ tương tự '4407 7461599 7592711 6199150 '9403 25342662 27547149 25524241 '4412 2967099 3592376 2728969 '9401 24664789 26197367 24755490 '4418 2301793 2386787 2292437 '9405 11771089 12559523 10759901 '4421 1488034 1694583 1525925 '9404 3919611 4386130 4622124 '4410 1792192 1975627 1450581 '9402 947524 1001944 1102761 '4409 1329452 1366991 1329382 '9406 315565 366500 408148 '4411 1272743 1307201 1165092 '4420 721346 772507 728706 '4408 384742 433504 355885 '4419 267968 298730 322378 '4415 146720 163107 164140 '4401 122302 131153 146555 415
- '4403 134527 142032 145375 '4402 67063 70125 71482 '4417 57654 61854 55656 '4413 7447 9329 23939 '4404 15493 22233 20959 '4406 2602 2767 2657 '4405 1144 1371 1155 Nguồn: Tổng hợp từ intracen.org Năm 2019, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục nhập khẩu gỗ và giữ vị trí thị trưởng khổng lồ về tiêu thụ các sản phẩm này. Đứng đầu vẫn là Trung Quốc chiếm 30% –40% thị phần. Việt Nam có vị trí giao động từ thứ 3–4 trong các nước xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ. Do vậy, xung đột thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc mở ra cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ tăng thị phần xuất khẩu, có thể trong ngắn và trung hạn khi 2 quốc gia này chưa hoàn toàn kết thúc tranh chấp vì thời gian của cuộc xung đột này chưa được xác nhận bao giờ là điểm kết thúc. Bảng 4: Mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam giai đoạn 2016–2019 Đơn vị: 1000 USD Gỗ và các sản phẩm Giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam trước và trong từ gỗ giai đoạn xảy ra tranh chấp thương mại Hoa Kỳ và Trung Mã HS Quốc Năm 2016 2017 2018 2019 940360 754194 854677 991428 1236106 940350 704435 772987 844418 961113 940390 502673 511487 537222 692386 940330 146651 151137 150998 239948 940340 83076 103680 145003 224257 940320 78445 70365 91232 209161 940389 40300 61666 62508 74281 940310 3818 3803 7431 19245 940370 1641 1271 2857 3621 Là hai mặt hàng gỗ nằm trong danh sách mà Hoa Kỳ bị áp thuế 25% nếu xuất khẩu sang Trung Quốc từ năm 2018. Nguồn: Tổng hợp từ Trademap.org Nhìn vào số liệu Bảng 3 cho thấy, 02 mặt hàng mã 94039000 và 94034000 là ví dụ điển hình của các mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ bị áp thuế 25% khi Hoa Kỳ xuất sang Trung Quốc, giá trị của 02 sản phẩm này của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ có giá trị xuất khẩu tăng rất mạnh: so với năm 2017 thì năm 2018, Việt Nam xuất khẩu tăng 5,03%, song đến năm 2019 thì đã tăng 28,9% so với năm 2018 và giá trị xuất khẩu năm 2019 tăng 35,4% so với năm gốc chưa có xung đột là năm 2017. Có mặt hàng xuất khẩu các sản phẩm gia dụng từ tre, Trung Quốc chiếm chủ yếu thị phần xuất khẩu sang Hoa Kỳ 416
- mà bị giảm mạnh khi xảy ra xung đột thì lại có tác động tích cực đến các doanh nghiệp Việt Nam từ chưa xuất được vào thị trường Hoa Kỳ các năm trước 2018, thì đến 2018 đã xuất sang Hoa Kỳ với giá trị 183 ngàn USD năm 2018 và tăng lên 224 ngàn USD năm 2019, tăng 22,4%; tương tự sản phẩm gỗ mã 940383 tăng tới 69% năm 2019 so với 2018(Xem Bảng 4 dưới đây): Bảng 5: Mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2017–2019 Đơn vị: 1000 USD Xuất khẩu của Trung Quốc Xuất khẩu của Việt Nam sang sang Hoa Kỳ Hoa Kỳ Gỗ Mã HS 2017 2018 2019 2017 2018 2019 940382* Đồ nội thất bằng tre (không bao gồm 31,240 36,193 30,907 ghế ngồi và đồ nội thất y tế, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y) 0 183 224 940383* Đồ nội thất bằng mây (không bao 207 320 104 gồm ghế và đồ nội thất y tế, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y) 0 686 1160 Là hai mặt hàng gỗ nằm trong danh sách mà Trung Quốc bị áp thuế 25% nếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ năm 2018. Nguồn: Tổng hợp từ trademap.org Điều này cho thấy, xung đột thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng được giá trị xuất khẩu đáng kể và xu hướng tiếp tục tăng lên. Các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi vì lượng xuất khẩu của Trung Quốc bị giảm xuống, với cùng chủng loại sản phẩm gỗ và cùng thời gian xuất khẩu. Đây là cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xâm nhập thị trường ao ước là Hoa Kỳ mà trước đây, các doanh nghiệp Trung Quốc đã chiếm ưu thế quá mạnh thị trường này, đặc biệt là sản phẩm gỗ. Hình 5: Xuất khẩu gỗ Hoa Kỳ sang Trung Quốc 2017–2019 5. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Trước tác động từ tranh chấp thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nắm bắt cơ hội này để gia tăng thêm chủng loại trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cho Gỗ và các sản phẩm từ gỗ, cụ thể là từ dòng hàng có mã HS chi tiết (44 và 94), đồng thời tăng giá trị xuất 417
- khẩu, tranh thủ thu ngoại tệ, mở rộng thêm thị phần tại thị trường lớn số 1 thế giới về Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp gỗ cũng cần lưu ý các đầu tư về nguồn lực hợp lý để đạt tiêu chuẩn chất lượng, đầu tư vào nhân lực cần có chiến lược chi tiết có phòng ngừa rủi ro dựa trên những dự báo về thời gian tiếp diễn tranh chấp và các biện pháp tránh né xung đột mà Trung Quốc có thể áp dụng trong ngắn và trung hạn như chuyển sang đầu tư trực tiếp ngành gỗ ở Việt Nam, để từ đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ, hoặc ký các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam đang có nguồn cung cho xuất khẩu gỗ, hoặc các doanh nghiệp đã, đang xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ trong giai đoạn này. Như ở trên đã phân tích, dòng FDI mang tính dài hạn do vậy, nếu dựa vào số liệu thống kê thì cũng chưa rõ tác động của tranh chấp thương mại đến sự di chuyển dòng vốn FDI vào ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Để đánh giá được điều này cần có các điều tra sâu hơn đối với các dự án FDI đầu tư vào ngành gỗ phát sinh cũng phải từ năm 2019, để từ đó có kết luận xác đáng hơn về tác động của cuộc tranh chấp thương mại lớn này đến chuyển hướng đầu tư nhằm tránh hàng rào thuế quan trừng phạt lẫn nhau đối với dòng hàng gỗ nói riêng và các dòng hàng hóa khác nằm trong danh sách Hoa Kỳ và Trung Quốc áp thuế. Tuy nhiên, tổng kết lại, đây vẫn là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thu lợi nếu có các biện pháp phòng tránh tốt các rủi ro mang lại từ cuộc tranh chấp này. Điều này, cần có sự hỗ trợ phân tích chính sách từ các cơ quan quản lý của nhà nước nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành gỗ của Việt Nam có thông tin có cơ sở tin cậy để yên tâm tiến hành các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh xuất khẩu một cách bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trung tâm thông tin và dự báo quốc gia, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo hội thảo năm 2018 2. VIFORES, FORESTRENDs, FPA BINH ĐINH,BIFA,HAWA,NORAD,UKAID, Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm (2019), Cuộc chiến thương mại Mỹ –Trung: cơ hội và rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam. 3. 4. 5. n 418