Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển du lịch bền vững tại Hải Phòng
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển du lịch bền vững tại Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- vai_tro_cua_doanh_nghiep_trong_phat_trien_du_lich_ben_vung_t.pdf
Nội dung text: Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển du lịch bền vững tại Hải Phòng
- VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HẢI PHÒNG ROLE OF BUSINESS TOURISM SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT IN HAI PHONG Th.S, NCS Nguyễn Thúy An Th.S, NCS Nguyễn Thị Tâm Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Ngày 25/12/2016, Việt Nam đã đón vị khách quốc tế thứ 10 triệu trong năm 2016. Đây là một dấu ấn quan trọng của ngành du lịch Việt Nam với tổng số khách quốc tế tăng trên 2 triệu lượt khách so với năm 2015. Điều này đã khẳng định Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng là phát triển du lịch đảm bảo tính bền vững lâu dài. Để tạo nên hoạt động du lịch không thể không nói đến vai trò của các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nắm vai trò chủ chốt trong việc cung ứng và tạo ra sản phẩm du lịch cung cấp cho khách du lịch. Để hiểu rõ hơn vai trò của doanh nghiệp du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững của địa phương, bài viết tập trung phân tích thực trạng vai trò của doanh nghiệp du lịch trong phát triển bền vững du lịch tại Hải Phòng. Qua đó, đưa ra những nhận định, đánh giá cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp du lịch đối với việc phát triển bền vững du lịch tại Hải Phòng trong thời gian tới. Từ khóa: du lịch bền vững, doanh nghiệp du lịch, vai trò của doanh nghiệp du lịch, thành phố Hải Phòng. Abstract 12/25/2016, Vietnam has welcomed international guests 10 Million in 2016. This is an important hallmark of tourism in Vietnam with the total number of international visitors increased by over 2 million passengers compared to the year 2015. this has confirmed that Vietnam is an attractive destination, safe and friendly in Asia Pacific. Along with the development of tourism, the problem faced by tourism in Vietnam in general and Hai Phong in particular the tourism development to ensure sustainability. To make tourism activities can not but mention the role of the entities involved in tourism activities, including tourism enterprises held a key role in providing and creating products tourism provides tourists. To better understand the role of the tourism business to the sustainable development of tourism in the locality, the article focuses on analyzing the current situation of sustainable tourism development of Hai Phong, which focuses on clarifying roles of tourism businesses in the sustainable development of tourism in Hai Phong. Thereby, the article provides the identification, assessment and proposed a number of measures to enhance the role of the tourism business to the sustainable development of tourism in Hai Phong in the future. 473
- Keywords: sustainable tourism, business tourism, the role of tourism enterprises, Hai Phong city. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề cơ bản về phát triển du lịch bền vững 1.1. Phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững được sự quan tâm và định hướng của nhiều quốc gia trên thế giới trong chính sách phát triển du lịch. Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm về phát triển du lịch bền vững « Phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai » [4, tr.18]. Như vậy, muốn phát triển du lịch bền vững ở bất kỳ quốc gia hay địa phương nào trên thế giới cũng phải đảm bảo đạt được đồng thời các mục tiêu về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Do đó, sự phát triển du lịch bền vững của các quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng cần đáp ứng đầy đủ nhất các yêu cầu của khách du lịch, của dân cư địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo cho việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Phát triển du lịch bền vững chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố tác động trực tiếp và những yếu tố tác động gián tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững bao gồm : chính sách dài hạn phát triển bền vững của địa phương hoặc quốc gia ; sự liên kết giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch trong phát triển du lịch bền vững ; cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch bền vững ; trình độ công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ cho phát triển du lịch bền vững. Cụ thể : Chính sách dài hạn phát triển bền vững : Phát triển bền vững cần được xây dựng chính sách và quy hoạch mang tính dài hạn từ các cơ quan quản lý về du lịch từ trung ương đến địa phương và các nhà quản lý kinh doanh du lịch, đặc biệt các nhà quản lý kinh doanh du lịch của địa phương. Sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương, chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo phát triển hoạt động du lịch bền vững của một địa phương hoặc của một quốc gia. Ở đây, là sự liên kết và tổng hòa chặt chẽ nhằm đảm bảo về mặt lợi ích của mỗi bên tham gia vào hoạt động du lịch đồng thời vẫn đảm bảo được vấn đề văn hóa, an ninh, xã hội và môi trường của địa phương. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và các dịch vụ hỗ trợ khác cho phát triển bền vững. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm các cơ sở lưu trú, các cơ sở ăn uống, các cơ sở cung cấp dịch vụ bổ sung, các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch Chính vì vậy, vai trò của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch rất quan trọng trong việc góp phần phát triển du lịch bền vững. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 474
- cũng phải bám sát chiến lược phát triển bền vững du lịch ở địa phương, từ đó có những chính sách cụ thể để hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với hoạt động phát triển du lịch bền vững của địa phương. Công nghệ ứng dụng trong phát triển du lịch bền vững được áp dụng rộng rãi đối với các cơ sở lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung với các trang thiết bị, dụng cụ, sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến môi trường. Có thể lấy ví dụ đối với hoạt động kinh doanh lưu trú thì hầu hết các khách sạn có thứ hạng cao đều rất ý thức trong việc bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững, vì vậy các chiến lược kinh doanh mà các khách sạn thường áp dụng theo các chủ đề bảo vệ môi trường như : nhãn hiệu Bông sen xanh, chương trình Xanh, nhãn sinh thái Công nghệ ứng dụng trong phát triển du lịch bền vững còn đặc biệt có lợi đối với hoạt động du lịch sinh thái trong việc ứng dụng công nghệ cao, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, sạch hơn, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động đến môi trường, đảm bảo phát triển xanh và bền vững. Do đó, có thể thấy công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến việc phát triển du lịch bền vững của mỗi địa phương hoặc mỗi quốc gia. 2. Thực trạng vai trò của doanh nghiệp du lịch trong phát triển du lịch bền vững tại Hải Phòng 2.1. Khái quát về hoạt động du lịch tại Hải Phòng Hải Phòng nằm ở cửa ngõ phía đông bắc trên lưu vực hạ lưu sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng. Với vị trí nằm bên bờ biển Đông - Thái Bình Dương, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, Hải Phòng nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn nhất miền Bắc, đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt. Vì vậy, Hải Phòng được xác định là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, đa dạng mang sắc thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Hải Phòng vừa mang những nét chung của vùng đồng bằng sông Hồng vừa mang những nét đặc thù riêng của miền đất biển đảo với các di tích văn hóa, lịch sử và lễ hội, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa ẩm thực, làng nghề Đây chính là những cơ sở nền tảng để thành phố đầu tư phát triển về du lịch. Thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Chính phủ, của Thành phố và của các địa phương có tiềm năng du lịch lớn, thành phố Hải Phòng đã đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, nâng cấp, cải tạo cảnh quan đô thị nhằm phát triển du lịch Hải Phòng thành trung tâm du lịch lớn của vùng ven biển Bắc Bộ, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam. Cùng với các chính sách phát triển du lịch của thành phố, hoạt động du lịch của Hải Phòng đã đạt được một số chỉ tiêu cụ thể trong bảng 1.1. 475
- Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu phát triển chung về du lịch của Hải Phòng giai đoạn 2012- 2016 CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng lượt khách 1.000 LK 4.501 5.006 5.357 5.639 5.960 - Khách quốc tế 1.000 LK 569 581 593 624 759 - Khách nội địa 1.000 LK 3932 4425 4.764 5.015 5.201 Tổng doanh thu Tỷ đồng 1.829 2.053 1.924 2.166 2.300 Tổng số cơ sở lưu trú Cơ sở 320 322 405 428 434 - Số phòng Phòng 7.803 7.873 9.009 9.315 9.488 (Nguồn: Sở Du lịch Hải Phòng) Tính đến tháng 12 năm 2016 thì tổng lượng khách du lịch đến Hải Phòng là khoảng trên 5,9 triệu lượt khách, trong đó số lượng khách quốc tế đạt hơn 759 nghìn lượt, còn lại chủ yếu là lượt khách nội địa với 5.201 nghìn lượt. Tổng doanh thu về du lịch của Hải Phòng năm 2016 đạt khoảng 2.300 tỷ đồng, đóng góp một phần lớn vào ngân sách của thành phố. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2016, trên toàn thành phố Hải Phòng có 434 cơ sở lưu trú với số phòng là 9.488 phòng. Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú du lịch ở Hải Phòng hiện nay chủ yếu là các khách sạn dưới 3 sao và các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn, số lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên chưa nhiều, trong số đó chỉ có 01 biệt thư cao cấp được xếp hạng, 02 khách sạn 5 sao, 09 khách sạn 4 sao, 06 khách sạn 3 sao. Nhìn chung, với tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, Hải Phòng đang từng bước thay đổi và hòa nhập với xu hướng phát triển du lịch chung của cả nước. Với chủ trương phát triển ngành du lịch thành nghành kinh tế mũi nhọn, Hải Phòng đã và đang có những chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ, trong đó tập trung ưu tiên phát triển du lịch biển, du lịch tâm linh để Hải Phòng có thể tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt, nâng cao sức cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong và ngoài nước. 2.2. Vai trò của các doanh nghiệp du lịch trong phát triển du lịch bền vững tại Hải Phòng Phát triển du lịch bền vững ở bất kỳ địa phương nào đều cần sự quan tâm thống nhất trong định hướng phát triển của các bên liên quan. Trong đó, vai trò vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phát triển du lịch bền vững như các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch, các doanh nghiệp vận chuyển du lịch 2.2.1. Doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2016, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 434 cơ sở lưu trú với 214 cơ sở lưu trú du lịch đã được phân loại xếp hạng. Trong đó, tổng số phòng lưu trú là 6.222 phòng, các cơ sở lưu trú được phân loại và xếp hạng bao gồm: 01 biệt thự cao cấp, 02 khách sạn hạng 5 sao, 09 khách sạn hạng 4 sao, 06 khách sạn hạng 3 sao, 57 khách sạn hạng 2 sao, 40 khách sạn hạng 1 sao và 99 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. Mật độ các khách sạn tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố, khu du lịch Đồ Sơn và khu du lịch Cát Bà. 476
- Bảng 1.2. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tại Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2016 CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 Biệt thự cao cấp Cơ sở 1 1 1 1 1 Khách sạn 5 sao 0 1 1 2 2 Khách sạn 4 sao 8 8 8 8 9 Khách sạn 3 sao 7 7 7 6 6 Khách sạn 2 sao 58 58 56 59 57 Khách sạn 1 sao 32 32 34 36 40 Cơ sở lưu trú đạt tiêu 87 88 96 94 99 chuẩn Tổng 193 195 203 206 214 (Nguồn: Sở Du lịch Hải Phòng) Trên thực tế, hoạt động du lịch không thể trách khỏi sự tác động đến môi trường. Do đó, hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch cũng một mặt góp phần làm tăng trưởng kinh tế đối với toàn ngành du lịch, mặt khác cũng là một trong những tác nhân gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt ở vấn đề ô nhiễm nguồn nước, tăng chất xả thải, tiêu hao nhiều tài nguyên năng lượng, gây hiệu ứng nhà kính Hiện nay, vấn đề đảm bảo môi trường kinh doanh nhằm phát triển du lịch bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng mà hầu hết các khách sạn hiện nay đang hướng tới. Tuy nhiên, qua khảo sát thì hầu hết các khách sạn từ 2 sao trở xuống tại Hải Phòng vẫn chưa nhận thức được các ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đến môi trường cũng như các lợi ích khi sử dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, xử lý rác thải, sử dụng các loại hóa chất hợp lý và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, đối với các khách sạn từ 3 đến 5 sao ở Hải Phòng hiện nay thì việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh hướng tới vấn đề bảo vệ môi trường, tăng trưởng bền vững đang được các khách sạn quan tâm chú trọng. Một số khách sạn như : khách sạn Avani HarbourView, khách sạn Pearl River đã coi việc bảo vệ, tôn tạo môi trường bên trong và bên ngoài khách sạn như một chiến lược kinh doanh. Các khách sạn 3 đến 5 sao tại Hải Phòng đều đã tham gia áp dụng một phần hoặc toàn bộ các chương trình nhằm hướng tới việc tạo môi trường kinh doanh bền vững hơn thông qua các chương trình như: chương trình Xanh trong khách sạn, chương trình Bông Sen Xanh, chương trình gắn nhãn sinh thái cho các khách sạn Cụ thể, theo khảo sát tại các khách sạn tại Hải Phòng, hầu hết các khách sạn từ 3-5 sao đều đã có áp dụng một số biện pháp quản lý năng lượng, nước thải và hóa chất như : - Lắp đặt các trang thiết bị thân thiện với môi trường như : bình nóng lạnh, lò nướng ngoài trời bằng năng lượng mặt trời, sử dụng các vật liệu có khả năng tái chế, sử dụng các loại hóa chất thân thiện với môi trường. - Đối với nước thải tại các khách sạn đã được thải vào bể lắng của khách sạn và được xử lý rồi mới thải ra hố ga của thành phố. - Lượng rác thải hàng ngày của các khách sạn được xử lý hàng ngày và có khu vực để phân biệt các loại rác hữu cơ, vô cơ. - Khu vực bếp của các khách sạn đều có sử dụng hệ thống lưới lọc mỡ. 477
- - Các khách sạn đều sử dụng hệ thống khóa thẻ và điện tự ngắt khi rút thẻ ra. - Ga và khăn trải giường được thay sau khi sử dụng hoặc khi có yêu cầu. - Sử dụng các vật liệu có khả năng tái chế. - Sử dụng rèm cửa 3 lớp và có lớp cách nhiệt. - Có lắp đặt các vòi nước tự đóng, tắt ở các khu vực công cộng. - Ngoài ra, hầu hết các khách sạn đều có tổ chức định kỳ các lớp bồi dưỡng về ý thức bảo vệ môi trường cho nhân viên toàn khách sạn. Như vậy, có thể nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao ở Hải Phòng đã và đang nhận thức rõ vai trò của mình trong phát triển du lịch bền vững, từ đó xây dựng các chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững cho doanh nghiệp. 2.2.2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Tính đến tháng 12 năm 2016 trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 64 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 12 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 03 chi nhánh lữ hành quốc tế, 44 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 01 chi nhánh lữ hành nội địa và 04 đại lý lữ hành nội địa. Bảng 1.3. Số lượng doanh nghiệp lữ hành tại Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2016 CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số doanh nghiệp Cơ sở 52 58 60 63 64 lữ hành - Lữ hành quốc tế 13 14 18 14 15 - Lữ hành nội địa 39 44 42 49 49 (Nguồn : Sở Du lịch Hải Phòng) Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hải Phòng đã và đang nhận thức rõ sự tác động hai chiều giữa phát triển du lịch bền vững của thành phố với sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Du lịch có trách nhiệm đang được các doanh nghiệp lữ hành quan tâm và triển khai lồng ghép trong các tour chuyên đề, đặc biệt là các tour du lịch cộng động, du lịch sinh thái. Không những hoạt động trong các tour mà trong các sự kiện hoặc hoạt động thường kỳ của mình, các doanh nghiệp đã có những hoạt động nhằm nâng cao ý thức về môi trường của khách du lịch, cư dân địa phương, cán bộ nhân viên của chính doanh nghiệp mình. Có thể kể đến những doanh nghiệp đi tiên phong như chi nhánh Saigontourist và Vietravel tại Hải Phòng. Từ năm 2013 trở lại đây, hai chi nhánh này thường xuyên tổ chức các hoạt động giữ gìn vệ sinh dải trung tâm thành phố; trong lễ hội Hoa phượng đỏ của thành phố hàng năm, doanh nghiệp đều có hoạt động phát túi nilon tự phân hủy cho du khách; phát tờ rơi hay kêu gọi người dân sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định Chi nhánh Vietravel Hải Phòng còn tổ chức nhiều chuyến du lịch tới Cát Bà trong đó có hoạt động nhặt rác, làm sạch môi trường biển Cát Bà. Thông điệp “Du lịch có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường”, chương trình hành động “Giữ gìn môi trường dải trung tâm thành phố Xanh - Sạch - Đẹp”, chương trình “Vì màu xanh biển đảo” luôn được nhiều doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố chú trọng triển khai. 478
- Vai trò của hướng dẫn viên trong phát triển du lịch bền vững Môi trường du lịch bền vững bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong đó, tiêu chí bền vững của môi trường xã hội bao gồm sự an toàn, thân thiện, điều hòa lợi ích của các bên tham gia hoạt động du lịch. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm chương trình du lịch hay còn gọi là các tour du lịch theo một chu trình liên hoàn, chặt chẽ bao gồm các công đoạn như: Thiết kế chương trình tour du lịch; Marketing để bán sản phẩm tour cho du khách; Bán sản phẩm tour cho du khách; Thanh quyết toán hợp đồng tour sau khi đã hoàn thành. Trong đó, hướng dẫn viên du lịch là công việc thuộc quá trình bán sản phẩm tour cho khách du lịch. Hướng dẫn viên đóng vai trò trực tiếp kết nối, giao tiếp ứng xử với khách du lịch, cư dân địa phương, các cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty vận chuyển khách Vì vậy, thông qua kỹ năng và nhiệm vụ của mình, hướng dẫn viên góp phần trực tiếp vào việc tạo dựng lên môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hài hòa một cách bền vững. Do đó, có thể khẳng định hướng dẫn viên du lịch có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển môi trường du lịch bền vững. Trong những năm qua, số lượng hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch ở Hải Phòng không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể, tính đến tháng 12 năm 2016, số lượng hướng dẫn viên ở Hải Phòng là 113 người, trong đó có 61 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 52 hướng dẫn viên du lịch nội địa; 151 thuyết minh viên du lịch. Bảng 2.6. Số lượng hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch giai đoạn 2012 – 2016 tại Hải Phòng Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 HDV du lịch Người 81 88 95 107 113 HDV quốc tế Người 45 49 59 63 61 HDV nội địa Người 36 39 36 44 52 Thuyết minh viên du lịch Người 64 64 97 145 151 Tổng Người 145 152 192 252 264 (Nguồn: Sở Du lịch Hải Phòng) Trong khi tổ chức thực hiện chương trình du lịch, đa số hướng dẫn viên đã biết sử dụng kiến thức và kỹ năng thuyết trình để chuyển tải tới khách, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức của khách. Từ đó tác động tới thái độ, hành vi của du khách trong vấn đề chung tay bảo tồn và phát triển bền vững điểm đến. Tại Hải Phòng, khi tổ chức những chương trình du lịch đến Cát Bà, Đồ Sơn và nhiều điểm du lịch văn hóa trên địa bàn thành phố, hướng dẫn viên đều có nhắc nhở du khách tuân thủ những nội quy gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn trọng văn hóa của cư dân địa phương. Hướng dẫn viên du lịch thuộc hai chi nhánh Saigon tourist và Vietravel Hải Phòng trong những tour du lịch sinh thái Cát Bà luôn đi tiên phong trong hoạt động sử dụng và khuyến khích du khách sử dụng túi nhựa tự hủy sinh học; sử dụng vật liệu thân thiện môi trường. Điều hành tour du lịch nội địa Phạm Minh Thành thuộc chi nhánh Vietravel Hải Phòng cho biết: Trong các tour du lịch tới Cát Bà được tổ chức cho nhân viên các công ty, tập đoàn lớn, Vietravel luôn cố gắng lồng ghép những chương trình chung tay bảo vệ môi trường, trong đó yêu cầu hướng dẫn viên phải có kỹ năng phổ biến nội quy tới du khách và biết đưa nội dung bảo vệ môi trường đến với du khách tự nhiên như tổ chức trò chơi cho đoàn khách. 479
- Hiện nay, hoạt động teambuilding đang thu hút được sự quan tâm tổ chức của đông đảo hướng dẫn viên du lịch và kích thích sự tham gia nhiệt tình của du khách. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn Hải Phòng đã biết tận dụng cảnh quan, không gian phù hợp, nhất là tại các bãi biển ở Đồ Sơn và Cát Bà để tổ chức những trò chơi, hoạt động đồng đội trong đoàn khách gắn với môi trường biển như: thi đua gom rác trên bãi biển; cùng nhau giữ gìn nước biển trong xanh; thiết kế thời trang bãi biển từ “rác” thu lượm được trên bãi biển Những hoạt động thể thao bãi biển thân thiện với môi trường như bóng chuyền bãi biển, bóng đã bãi biển, truyền bóng nước đang được chú ý tổ chức cho đoàn khách. Thông qua những hoạt động đó, hướng dẫn viên đã góp phần nâng cao ý thức của du khách trong việc để rác đúng nơi quy định trong hành trình, chung tay bảo vệ môi trường sinh thái. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp du lịch trong phát triển du lịch bền vững tại Hải Phòng 3.1. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú cần thể hiện vai trò của doanh nghiệp đối với phát triển du lịch bền vững thông qua chiến lược kinh doanh. Cụ thể, các chiến lược kinh doanh của các khách sạn phải bám sát mục tiêu phát triển du lịch bền vững dựa trên ba phương diện: bền vững về kinh tế; bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Muốn đạt được các mục tiêu trên, các doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược kinh doanh, sử dụng đồng bộ các giải pháp sau nhằm phát triển du lịch bền vững tại Hải Phòng trong thời gian tới. Sử dụng tiết kiệm năng lượng Tiết kiệm năng lượng là một nội dung quan trọng và dễ kiểm soát nhằm phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú. Do đó, ngoài các biện pháp tiết kiệm năng lượng đang sử dụng thì các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú cần bổ sung các biện pháp cụ thể hơn trong việc tiết kiệm năng lượng như: - Giám sát việc tiêu thụ điện trong buồng khách bằng cách cài đặt nhiệt độ nước nóng trong buồng khách khoảng 60 độ C, cài đặt nhiệt độ nước nóng cung cấp cho phòng giặt là 70 độ C, cài đặt nhiệt độ trong buồng khách từ 24 – 26 độ C vào mùa hè và 20 – 21 độ C vào mùa đông, thực hiện bơm nước, giặt là, sấy khô quần áo ngoài giờ cao điểm. Ngoài ra, cần lắp đặt các đồng hồ đo điện ở các khu vực để giám sát việc tiêu thụ điện. - Cải tiến các phòng vệ sinh bằng cách điều chỉnh mực nước trong bồn chứa nước của bồn cầu, lắp các vòi nước cảm ứng tự động ở các khu vực công cộng. Ngoài ra, các khách sạn cần thực hiện kiểm toán việc tiêu thụ nước hàng năm, lắp đặt các đồng hồ nước ở các khu vực chính để kiểm soát việc sử dụng nước. - Thường xuyên bảo trì hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thông gió và đèn chiếu sáng để giảm bớt nước điện tiêu thụ. Giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các cơ sở lưu trú du lịch thải ra một lượng lớn nước thải, rác thải, khí thải làm cho môi trường xung quanh bị ô nhiễm. Vì vậy, các cơ 480
- sở kinh doanh lưu trú du lịch cần có biện pháp để kiểm soát lượng khí thải, rác thải, nước thải ra môi trường như: - Không sử dụng các thiết bị thải khí CFC làm ảnh hưởng đến môi trường, thủng tầng ôzôn, gây lên hiệu ứng nhà kính. Các khí CFC có nhiều trong một số thiết bị làm lạnh như: tủ lạnh, tủ đông, điều hòa không khí - Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nước đầu ra theo quy định, tái xử dụng nước thải đã qua xử lý để tưới cây để giảm việc sử dụng nước sạch. - Giám sát lượng rác thải ra của khách sạn, phân loại rác tái chế, rác hữu cơ, rác độc hại để có những biện pháp xử lý thích hợp. - Tái chế và xử dụng xà phòng và giấy vệ sinh thừa trong phòng khách. Tối đa hóa lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương Ngoài chính sách tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu các tác động đến môi trường, các doanh nghiệp lưu trú du lịch cần tạo điều kiện về mặt kinh tế và xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương. Cụ thể: - Cần ưu tiên trong chính sách tuyển dụng nhân lực là người địa phương, xác định tỉ lệ người dân địa phương cần được tuyển dụng làm trong doanh nghiệp. - Có các chính sách nhằm ưu tiên sử dụng các sản phẩm hàng hóa của địa phương phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ưu tiên các nhà cung ứng của địa phương. - Chủ động hỗ trợ các hoạt động phục vụ cộng đồng với mục tiêu phát triển xã hội, cơ sở hạ tầng, bao gồm: giáo dục, sức khỏe và vệ sinh. Đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú cần bố trí các nhân viên phụ trách việc tiêu thụ năng lượng và tài nguyên trong doanh nghiệp. Đào tạo nhân viên về phát triển du lịch bền vững thông qua các chương trình cụ thể liên quan đến chính sách phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng trong khách sạn. 3.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Hải Phòng cũng như tất cả các địa phương khác trên toàn quốc muốn phát triển du lịch bền vững cần sự chung tay của các doanh nghiệp du lịch. Đối với các doanh nghiệp lữ hành cần thể hiện rõ vai trò đối với phát triển bền vững du lịch thông qua việc xây dựng các chính sách kinh doanh phù hợp, thay đổi phương thức hoạt động, giáo dục đội ngũ, liên kết các đối tác cho các hoạt động du lịch bền vững, xây dựng và lựa chọn các sản phẩm du lịch chất lượng, nâng cao vai trò định hướng khách du lịch đối với du lịch bền vững, tuyên truyền quảng bá về du lịch bền vững. Do đó, doanh nghiệp lữ hành nên chú trọng các giải pháp sau : Xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch - Thiết kế các chương trình du lịch và lựa chọn các sản phẩm du lịch có ít nhất sự tác động đến môi trường tự nhiên – xã hội, trong đó chú trọng các tour du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng. - Liên kết với các đơn vị cung ứng dịch vụ có trách nhiệm với môi trường, có chất lượng dịch vụ tốt nhằm mang lại trải nghiệm du lịch chất lượng cao cho khách du lịch. 481
- Chú trọng giáo dục ý thức cho nhân viên, khách du lịch - Xây dựng quan niệm mới về sự phát triển hài hòa giữa con người với tự nhiên, tự giác bảo vệ môi trường của tất cả mọi nhân viên trong doanh nghiệp. - Đội ngũ hướng dẫn viên cần tích cực hơn trong vai trò làm gương trước khách du lịch với việc bảo vệ môi trường sinh thái.Cần đưa quan niệm phát triển du lịch bền vững thẩm thấu vào du khách để bồi dưỡng ý thực tự bảo vệ môi trường ở họ. - Hướng dẫn viên cần mạnh dạn trong việc ngăn chặn những hành vi không đúng mực, những hành động hủy hoại môi trường, những vi phạm (nếu có) của du khách ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của điểm du lịch. Thay đổi quan niệm về phát triển du lịch, phương thức kinh doanh du lịch Trước đây, nhiều doanh nghiệp du lịch đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế một cách phiến diện nên khai thác tài nguyên du lịch tùy tiện, không quan tâm đến bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững. Một số công ty còn kinh doanh trái phép, cạnh tranh không lành mạnh Do đó, việc thay đổi mô hình khai thác tài nguyên du lịch theo hướng phát triển cân bằng giữa hiện tại và tương lai, thay đổi phương thức kinh doanh là vô cùng cần thiết. Kết luận Phát triển du lịch bền vững là hướng đi cần thiết cho ngành du lịch của Hải Phòng. Muốn vậy, các doanh nghiệp du lịch tại Hải Phòng cần thể hiện vai trò tiên phong của mình đối với sự phát triển du lịch bền vững của thành phố thông qua chính chiến lược và hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hơn nữa, cần sự chung sức phối hợp đồng bộ của các bên liên quan, như khách du lịch, cư dân địa phương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Sự phối hợp và kết hợp đồng bộ của các bên liên quan sẽ giúp du lịch Hải Phòng nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thị Lan Hương (2010), Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. 2. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hải Phòng (2016), Một số thông tin về hoạt động du lịch Hải Phòng giai đoạn 2011 – 2014 – 12T/2015. 3. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hải Phòng (2015), Báo cáo tổng kết năm 2016 gửi Tổng Cục Du lịch. 4. UBND thành phố Hải Phòng (2006), Nghị quyết số 20/2006/NQ- HĐND về đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020. 5. Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (2001), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài KHCN độc lập cấp Nhà nước. 6. 7. 482