Vai trò của vọng cổ nhịp 32 trong ca kịch cải lương

pdf 7 trang Gia Huy 2300
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của vọng cổ nhịp 32 trong ca kịch cải lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_vong_co_nhip_32_trong_ca_kich_cai_luong.pdf

Nội dung text: Vai trò của vọng cổ nhịp 32 trong ca kịch cải lương

  1. VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 VAI TRÒ CỦA VỌNG CỔ NHỊP 32 TRONG CA KỊCH CẢI LƯƠNG Đỗ Quốc Dũng Trường Đại học KHXH & NV Tp. Hồ Chí Minh doquocdung@gmail.com Ngày nhận bài: 31/07/2018, Ngày duyệt đăng: 23/07/2019 Tóm tắt Vọng cổ nhịp 32 là một thể điệu quan trọng và đặc biệt trong nghệ thuật ca kịch cải lương so với hàng trăm thể điệu khác trong cùng hệ thống, nếu không có nó thì cải lương khó thành công, nên trong giới đều khẳng định rằng: “phi vọng cố bất thành cải lương”. Bởi vì, vọng cổ nhịp 32 vốn mang tính chất kịch tính và những đặc điểm âm nhạc độc đáo, nên nó đảm nhận chức năng trong ca kịch bao quát rộng, có thể miêu tả tính cách nhân vật và tình huống kịch bất cứ ở dạng thể nào Bài viết này giới thiệu vai trò của vọng cổ nhịp 32 trong ca kịch cải lương, nhằm góp phần nâng giá trị của thể điệu này trong loại hình ca kịch dân tộc. Từ khóa: Vọng cổ nhịp 32, Cải lương, nhân vật, tình huống, ca kịch. The role of Vọng cổ rhythm 32 in Cải lương opera Abstract The vọng cổ rhythm 32 is an important and special tune in the art of cải lương opera which compared to hundreds of other forms in the same system. Without it, cải lương opera hardly succeed, so it is said that: “without vọng cổ, cải lương will be failed”. Because of its dramatic nature and its unique musical characteristics, it has a wide range of musical functions described any characters and any theatrical situations. This article introduces the role of vọng cổ rhythm 32 in cai luong opera in order to contribute to the value of this tune in the national opera type. Keywords: Vọng cổ rhythm 32, Cải lương, character, situation, dramma. 1. Khái quát vọng cổ nhịp 32 và sĩ Trịnh Thiên Tư sáng tạo nâng nhịp thức cải lương gấp đôi, từ nhịp 2 thành nhịp 4 gọi là 1.1. Vọng cổ nhịp 32 “vọng cổ nhịp tư”, mỗi câu có 4 nhịp, bản Vọng cổ nhịp 32 có nguồn gốc từ bản nhạc vẫn giữ 20 câu như Dạ cổ hoài lang. Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Năm 1934, nhạc sĩ Năm Nghĩa (Lư Hoài nó chính thức ra đời năm 1919, tại Bạc Nghĩa) sáng tạo tăng nhịp thức gấp đôi, từ Liêu. Ban đầu, Dạ cổ hoài lang gồm 20 nhịp 4 thành nhịp 8 gọi là “vọng cổ nhịp câu, mỗi câu có 2 nhịp. Mấy năm sau, nhạc 8”, mỗi câu có 8 nhịp và bản nhạc vẫn 20 105
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 câu. Trong những năm 1936 – 1939, nhạc nhịp 32 vô đầu câu 1 bằng âm “hò” và kết sĩ Trần Tấn Trung (Mộng Vân) sáng tạo thúc “cống”, câu 2 cũng vô đầu bằng âm nâng nhịp thức gấp đôi, từ nhịp 8 thành “hò” và kết thúc “xang”, câu 3 vô đầu nhịp 16 gọi là “vọng cổ nhịp 16”, mỗi câu bằng âm “xê” và kết thúc “hò”, câu 4 vô có 16 nhịp và bản nhạc vẫn 20 câu. đầu “xê” và kết thúc “hò” Tất nhiên, cao Riêng thể điệu vọng cổ nhịp 32, năm độ của từng âm trong nhạc tài tử Nam Bộ 1940, nhạc sĩ Trần Tấn Hưng (Năm Nhỏ, cũng căn cứ vào phách nhịp theo chu kỳ sinh năm 1921, tại Bạc Liêu) sáng tạo dao động quả lắc của đồng hồ (2 tích tắc = nâng nhịp thức cũng gấp đôi, từ nhịp 16 1 nhịp = 1 phách nhẹ + 1 phách mạnh). thành vọng cổ nhịp 32 (mỗi câu là 32 Trên cơ sở đó, các âm khi cấu trúc trong nhịp), ông mở rộng lòng bản và tăng tiết vọng cổ nhịp 32, nó thay đổi âm sắc (tức vị tấu, nhưng số câu của bản nhạc rút gọn lại trí âm chủ thay đổi nên các họa âm cũng chỉ còn 6 câu. Nghĩa là vọng cổ các loại thay đổi theo âm chủ), tạo tính chất độc nhịp trước đó, mỗi bản nhạc đều 20 câu đáo như sau: theo bản nhạc gốc của Dạ cổ hoài lang, - Âm “hò”: Trong nhạc ngũ cung đến vọng cổ nhịp 32 chỉ còn 6 câu. Giỗ tổ Việt Nam thì âm “hò” là âm thấp nhất, độ cải lương ngày 12 tháng 8 năm Tân Tỵ cao được tăng dần theo các âm: xự – xang (1941), nhạc sĩ Trần Tấn Hưng đã độc tấu – xê – cống. Trong vọng cổ nhịp 32, “hò” guitar phím lõm 6 câu vọng cổ nhịp 32 do có chức năng rất quan trọng, nó có tính ông sáng tác, tại nhà thầy Nhạc Khị, ông chất nền tảng để phát triển toàn bộ trong được thầy và các đồng môn, nghệ sĩ hôm chỉnh thể. Khi vô đầu những câu vọng cổ ấy khen ngợi và công nhận kết quả sự như câu 1, câu 4 hay câu 5 đều bằng âm thành công của ông (Đỗ Dũng, 2003; Trần “hò”; dứt câu 3, câu 4, câu 6 cũng bằng âm Phước Thuận, 2007). hò. Chất giọng người ca, kỹ thuật luyến láy Hệ thống của nhạc cải lương bắt (kỹ thuật thanh đới), phô trương làn hơi nguồn từ nhạc tài tử Nam Bộ, thang 5 âm: chất giọng đều được đánh giá qua âm hò, xự, xang, xê, cống, trong đó có vọng cổ “hò”. Cụ thể làn hơi (âm vực) dài, ngắn, nhịp 32. Hệ thống này đã tạo cho mỗi âm ngặt, thoáng, hẹp, rộng; giọng ngọt ngào, có đặc trưng riêng trong vọng cổ nhịp 32, sâu lắng, thanh thoát, trong trẻo, trầm hình thành một giai điệu mới khác biệt so buồn (âm giọng) là lúc người ca cất tiếng với hàng trăm thể điệu khác trong cùng lên vọng cổ để xuống “hò” được nhận diện dòng nhạc. Sự tương đồng và khác biệt cơ rất rõ; người nghe tán thưởng vỗ tay hay bản của vọng cổ nhịp 32 với hàng trăm thể không là ở phần này. Và âm “hò” được điệu khác trong hệ thống nhạc cải lương là: xem là biểu tượng của vọng cổ nhịp 32, mà 5 âm: hò, xự, xang, xê, cống tham gia trong các thể điệu khác cùng dòng họ của nó, thì cấu trúc chỉnh thể các thể điệu và vọng cổ âm “hò” chỉ là âm phụ. Khi dứt các câu nhịp 32 đều giống nhau; khác nhau là, mỗi bằng âm “hò” cũng vậy, người ca thể hiện thể điệu chỉ có một âm làm âm chủ (âm phẩm chất ngữ âm cũng qua âm “hò”, nói giai) mở đầu cho thể điệu, còn vọng cổ chung âm “hò”có nét độc đáo là vậy. nhịp 32 mỗi âm đều có chức năng riêng và - Âm “xự”: Trong vọng cổ nhịp 32, có thể cả 5 đều là âm chủ. Ví dụ, vọng cổ âm “xự” chỉ là âm phụ, như một âm đệm 106
  3. VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Nhưng Có thể thấy trong 5 âm, hiệu ứng của khi xét theo đồng âm cách quãng1 thì nó âm “hò”, “xang” và “cống” là tiêu biểu tương đương với âm “xê” hoặc “xê non”, nhất trong đặc điểm âm nhạc của bản vọng nó chỉ nằm trong lòng câu, nó vô đầu câu 3 cổ nhịp 32. Cũng cần nói thêm, 5 âm của và 6 cũng chỉ đóng vai trò phụ, không có nhạc tài tử Nam Bộ: hò, xự, xang, xê, chức năng kết thúc câu. Tuy vậy, nhưng nó cống, cao độ cũng tương đương với 7 âm làm nền để các âm khác phát huy tác dụng của nhạc Phương Tây, nhưng phải còn tùy của từng âm trong chỉnh thể. thuộc vào cung điệu (nhạc tài tử), game - Âm “xang”: Cũng có ngũ độ như (hộp âm nhạc phương Tây). Ví dụ, cung các âm khác, nhưng trong hệ thống ngũ Bắc nhạc Tài tử: hò, xự, xang, xê, cống, âm thì nó có cao độ trung bình, tạo sự cân các âm này có cao độ và đồng âm với: sol, bằng trong chỉnh thể. Nét độc đáo của nó do, re, mi, fá của tone La; cung Oán có là trong câu rao, được các nhạc công thêm y và phan = do# và re# (vấn đề này nhấn nhá tạo âm sắc mùi mẫn và nức nở sẽ bàn dịp khác). (xang, xang, xang, xảng, xáng, xang 1.2. Nghệ thuật cải lương xang ), và khi dứt câu 2 người đờn cũng Nghệ thuật cải lương là một loại hình rung nhấn bằng kỹ thuật đó đưa hơi cho ca kịch truyền thống của Nam Bộ, nó tổng người ca ngân nga kéo dài hơi nghe rất hợp nhiều bộ môn nghệ thuật như văn thơ êm dịu và ngọt ngào. Âm xang được nhận (kịch bản văn học), biểu diễn (đạo diễn, diện qua tài năng tâm tấu của người đờn diễn viên), âm nhạc (nhạc công, nhạc sĩ, là ở chỗ này. nhạc tài tử, âm nhạc thang 7 âm phương - Âm “xê”: Trong vọng cổ nhịp 32, Tây), hội họa, múa, kỹ thuật (thiết kế sân âm “xê” có hai cao độ: một là đồng âm khấu, âm thanh, ánh sáng) nhưng vai trò cách quãng của âm “xế”, hai là nó trở về chủ đạo vẫn lấy nhạc tài tử Nam Bộ làm cao độ thấp nhất là âm trầm “xề”. Nó chỉ nền tảng và vọng cổ nhịp 32 được xem là có chức năng kết thúc câu 5, còn các câu linh hồn của các vở diễn, mà trong giới gọi khác và láy đờn thì nó là âm của các là bài ca “vua” (phi vọng cổ bất thành cải khuông phụ để chuyển tiếp khuông khác. lương). Điều đó cho thấy, vọng cổ nhịp 32 Âm sắc nó mềm mại, người ca khi xuống là một thành tố rất đặc biệt, có vai trò quan “xề” cũng cần kỹ thuật buông hơi để trọng trong loại hình ca kịch cải lương đậm xuống giọng cho ngọt. sắc thái văn hóa Nam Bộ. - Âm “cống”: Trong vọng cổ nhịp 32, Theo hồi ký của nhà nghiên cứu nó chỉ kết thúc câu 1 (cống) cao độ rất cao, Trương Bỉnh Tòng, cũng như hồi ức của có thể so sánh nó là sự phát triển độ cao học giả Vương Hồng Sển, cải lương chính của âm xê hay gọi là “xê già”. Âm sắc thức ra đời tại Mỹ Tho, do thầy Năm Tú thanh thoát, vút cao; người ca biểu diễn làn (Pièrre Châu Văn Tú) khởi xướng thành hơi ngân dài mượt mà, tha thướt; tạo âm công. Ngày 15/03/1918, thầy Năm Tú khai giọng thanh trong, trầm buồn, ngọt ngào là trương bảng hiệu Gánh hát thầy Năm Tú ở chỗ này. Mỹ Tho và ra mắt vở diễn cải lương đầu tiên là Kim Vân Kiều. Khai trương vở tại 1 Đồng âm cách quãng căn cứ vào ngũ độ của nhạc rạp Cinéma – Théâtra, sau đó rạp này đổi ngũ cung, nhạc tài tử gọi là “song thinh”. 107
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 thành Rạp hát thầy Năm Tú Mỹ Tho (nay là người rồi thì ta đã tiếp biến thành cái mới rạp hát Tiền Giang) (Đỗ Dũng, 2003). hoàn toàn của ta. Cải lương, ngôn ngữ là Đã một thế kỷ trôi qua, cải lương cũng tiếng Việt, âm nhạc là nhạc tài tử làm nền có những giai đoạn thăng trầm theo dòng tảng, vọng cổ nhịp 32 là linh hồn các vở chảy của văn hóa và lịch sử dân tộc. Đặc diễn đó là những thành tố cũng là đặc biệt, từ sau khi xuất hiện (1940), vọng cổ điểm cơ bản của cải lương mà không lẫn nhịp 32 đã nhanh chóng tham gia vào nghệ lộn với bất cứ một loại hình nào khác. thuật cải lương và có nhiều đóng góp đáng Nói đến cải lương là đề cập đến hai kể, làm thay đổi cục diện cải lương: góp phạm trù “ca” và “kịch”, nói đến bản chất phần cho dòng âm nhạc và ngôn ngữ ca của kịch nghệ là “hỉ, nộ, ái, ố, bi, hài ”; kịch dân tộc thêm phong phú, tạo cho cải trong khi đó, vọng cổ nhịp 32 cũng vốn có lương luôn mới mẻ cả nội dung lẫn hình ít nhiều về bản chất này. Mặc dù, vọng cổ thức nghệ thuật, thay đổi nhận thức và thị nhịp 32 chỉ là một thành tố trong rất nhiều hiếu thẩm mỹ của công chúng, từ tính chất thành tố khác trong chỉnh thể cải lương, triết lý Nho giáo và nhạc lễ của hát bội đến nhưng vọng cổ nhịp 32 vẫn có những tính chất Việt ngữ thuần túy và nghệ thuật phẩm chất có thể tương đồng với cải lương tổng hợp của cải lương. như âm nhạc, tính ca nhạc, ca kịch trong 2. Mối quan hệ giữa Vọng cổ nhịp mối quan hệ tương tác. Nó còn cả bên 32 và Cải lương trong, ca trong kịch, kịch trong ca (thoại Cải lương là một loại hình sân khấu kịch bằng ca từ). Và trong cải lương có hai nghệ thuật tổng hợp ra đời ở Nam Bộ, nó đặc trưng tiêu biểu của ca kịch là tính cách kế thừa truyền thống sân khấu ca kịch dân nhân vật và tình huống kịch thì vọng cổ tộc, tiếp thu một phần nghệ thuật biểu nhịp 32 là một thể điệu đảm nhận vai trò diễn, vũ đạo của hát bội Việt Nam, giao chính và tạo nên hiệu quả nhất so với thoa và tiếp biến kịch nghệ của Pháp về nhiều thể điệu khác. Chẳng hạn, ban đầu, cấu trúc kịch bản cũng như một ít ảnh khi vọng cổ nhịp 32 chưa xuất hiện thì thể hưởng của âm nhạc phương Tây Nhưng điệu Hành vân và Tứ đại oán là thành tố để ứng xử cho phù hợp với văn hóa dân tộc chủ lực trong cải lương; khi vọng cổ nhịp và điều kiện môi trường cụ thể của mình, 32 xuất hiện như một luồng gió mới làm các nghệ sĩ tiền bối đã xây dựng một loại thay đổi cục điện cải lương và trở thành hình sân khấu ca kịch mới vừa đậm bản một tố chủ lực làm nên linh hồn các vở sắc ca kịch truyền thống, vừa đáp ứng nhu diễn như đã nêu trên. cầu của thời đại trong giai đoạn mà dân tộc 2.1. Vọng cổ nhịp 32 với tính cách đang giao lưu tiếp biến với văn hóa nghệ nhân vật thuật Trung Hoa và phương Tây (đầu thế Vai trò của vọng cổ nhịp 32 trong cải kỷ XX). Mặc dù, loại hình sân khấu cải lương khá bao quát, trong đó không thể lương có những ảnh hưởng ít nhiều đến thiếu nhiệm vụ khắc họa tính cách nhân phương pháp kịch nghệ và thủ pháp nghệ vật, vì vọng cổ nhịp 32 vốn có những tính thuật của nền kịch nghệ phương Đông và cách: hỉ, nộ, ái, ố, bi, hài gần gũi với phương Tây, cụ thể là Trung Hoa và Pháp; tính kịch. Con người ở xã hội được tái hiện nhưng khi đã tiếp nhận những tinh hoa của trên sân khấu gọi là nhân vật. Nhân vật 108
  5. VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 trong nghệ thuật cải lương đã được các tác trong xã hội và khi đưa vào nghệ thuật, thì giả hiện thực hóa, bằng cách lấy mẫu số được các tác giả chọn lọc và cung cấp cho chung cho từng dạng người, tức là từng họ vốn ngôn từ và âm nhạc thích hợp với loại nhân vật. Có thể nói, mỗi nhân vật của những tính cách và bản chất đó (Hà Minh sân khấu cải lương điển hình cho một lớp Đức và cộng sự, 2008), và vọng cổ nhịp 32 người ngoài xã hội, có đời sống tâm lý cũng làm tròn vai trò đó. Biết rằng mỗi thể phức tạp, các hoạt động đa dạng và phong điệu có tính chất miêu tả khu biệt riêng, phú. Để miêu tả những tố chất ấy thì vọng nhưng vọng cổ nhịp 32 có nhiều lợi thế, cổ nhịp 32 là một phương tiện để đặc tả mỗi câu vọng cổ có cấu trúc mở rộng lòng hiệu quả nhất so với các thể điệu khác. câu lòng bản, nó có nhiều âm tiết trong ca Ví dụ, nhân vật kịch trong một tình từ sẽ miêu tả vấn đề chi tiết hơn, tiếng huống của cải lương sau: nhạc phong phú dễ cho diễn viên biểu hiện Mai Đình: Anh Trí! hóa thân vào tính cách nhân vật. Hàn Mặc Tử: Hãy kêu tên anh: Hàn Trong nghệ thuật cải lương, giữa các Mặc Tử! nhân vật kịch được biểu hiện trong mối Mai Đình: Hàn Mặc Tử, ba tiếng ấy quan hệ tương tác qua văn hóa giao tiếp như trận bão kinh hồn vừa thổi qua biển trong vở diễn, rồi vở diễn lại được khán cát, chỉ đem khô khan vào lòng sa mạc để giả cảm nhận. Bên cạnh đó, còn cho thấy làm tiêu tan sụp đổ những thành quách uy qua sự cảm nhận của khán giả với sân nghi trầm mặc giữa điêu khấu thông qua hình tượng các nhân vật Vọng cổ - câu 4 cũng đem lại cho họ trong văn hóa nhận tàn (hò). (+) (+) Sự nghiệp thi thức về con người, để có những nghĩ suy (văn) nằm trong số kiếp dã tràng (hò). Rồi về thế thái nhân tình, cũng như quan niệm đây ai còn (nhớ) tên Hàn Mặc (Tử), khi về Chân – Thiện – Mỹ và những giá trị anh (về) sống lại với quê hương (xê). Gần triết lý nhân sinh của nó qua chủ đề tư nửa đời (người) phiêu bạt tha (phương), tưởng của các tác giả sáng tạo. anh đã bỏ (quên) tên mình trong trí nhớ 2.2. Vọng cổ nhịp 32 với tình huống (xang), cái tên (mà) quê hương chẳng còn kịch xa (lạ) và đã in (sâu) trong lòng dạ gái quê Khi nói đến kịch nghệ là nói đến tình mùa (hò). huống kịch và các vấn đề xung đột và Hàn Mặc Tử:(nói dặm) Mai Đình, em hành động của nhân vật, người ta gọi đó là đang hờn ghen tôi đó phải không? Phải kịch tính. Kịch tính được hiểu là những sự mà! Tôi đã tệ bạc với em suốt quãng đời kiện xung đột trong kịch giữa các lực con gái (trích trong Chuyện tình Hàn lượng xã hội, và xung đột kịch bao giờ Mặc Tử của soạn giả Viễn Châu) cũng mang ý nghĩa xã hội và thời đại, mà Theo lý luận biên kịch cũng như căn trong đó nhân vật là trung tâm để phát cứ vào ca kịch cải lương, cấu trúc nhân vật triển xung đột và giải quyết xung đột. Nếu cũng có các loại nhân vật đối lập: chánh – như vọng cổ nhịp 32 khắc họa được tính tà, thiện – ác, khó – dễ, ngoan – gian, trung cách nhân vật trong cải lương thì nó cũng – phản, thẳng – nịnh với các tính cách: đủ khả năng để miêu tả các tình huống hỉ, nộ, ái, ố, bi, hài Họ có đời sống riêng kịch (tính hỉ, nộ, ái, ố, bi, hài), mà xung 109
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 đột là điều kiện tạo tình huống. hào hùng anh (kiệt), em làm Kiều Nguyệt Xung đột kịch chỉ được bộc lộ thông (Nga) tiết liệt chung tình (hò). qua hành động kịch. Aristotle đã nói: Bản chất vốn có của vọng cổ nhịp 32 “Kịch sẽ trở nên vô nghĩa, nếu không có đã ẩn chứa hành động và tình huống kịch xung đột và những tình huống éo le”, còn tùy theo sự kiện, mức độ được ca từ bộc lộ. G. Hegel thì quan niệm: “Tình thế giàu Sự xuất hiện của vọng cổ nhịp 32 có vị trí xung đột là ưu tiên của nghệ thuật và vai trò quan trọng trong cải lương, gọi kịch” (Aristotle (-), bản dịch 1964: 87). là bài ca “vua” là một minh chứng giá trị Nghĩa là tình huống kịch phải có hành của nó, là thể điệu chủ lực nhất không chỉ động, xung đột và mâu thuẫn trong kịch. miêu tả hành động kịch, tình huống kịch, Trong cải lương, ca kịch là phương tiện tính cách nhân vật; mà nó còn thực hiện để miêu tả hành động kịch. Bằng nội dung chức năng riêng của mình với nhiệm vụ ca từ và đặc điểm về tính chất âm nhạc, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của khán – thính vọng cổ nhịp 32 có khả năng bao trùm giả thưởng thức cải lương nữa. Khi khán trong các tình huống, từ xung đột nhẹ, giả xem hay nghe cải lương, họ quan tâm mạnh đến cao trào kịch; từ tâm lý đơn nhất là chờ nghe nghệ sĩ xuống “hò” vọng giản đến phức tạp, từ tính cách nhân vật cổ, nếu ở rạp hát hay sân bãi thì khán giả đơn điệu đến đa dạng sẽ vỗ tay, reo hò tán thưởng. Như tác giả Ví dụ, trong một tình huống kịch, mà Trần Ngọc Thêm đã nhận xét: “Trong hơn nhật vật ca vọng cổ: 30 năm, bài “Dạ cổ hoài lang” đã dần dần Nói lối: lột xác để trở thành bản “vọng cổ”, với 6 Lan: Anh Bình em mừng, mừng, thấy câu nhịp 32 nổi tiếng, chiến lĩnh vị trí anh hối hận ăn năn dù đã muộn có phải trước đây của bản Oán, làm thay đổi một chăng hồn anh sống vậy trong hồn thiêng cách diện mạo âm nhạc của sân khấu cải sông núi, tim anh lắng nghe được tiếng gọi lương. Kể từ đấy, cải lương và vọng cổ của tình thương, máu của anh tuông chảy luôn đi liền với nhau. Tuy vẫn được giới hòa tan trong lòng người lòng đất, thân xác tài tử ưa thích, nhưng vọng cổ trở nên nổi chúng em không phải là sắt đá vô tri, mà tiếng nhất và có đóng góp nhiều nhất là ở chỉ là một phần sức sống của tình yêu quê cải lương; và ngược lại, đào kép cải lương cha đất mẹ. Anh ơi, nếu anh còn biết khóc, được hoan nghênh nhiều nhất chính là tài biết đau, biết nghe lòng thương xót, thì xin hát vọng cổ, những nghệ sĩ giỏi ca vọng cổ anh hãy thương lấy đời anh, chưa vẹn nợ luôn là con cưng của các đoàn cải lương núi sông chưa tròn đạo nghĩa sanh và được đoàn trả lương cao nhất” (Trần Vọng cổ - câu 5 Ngọc Thêm, 2014: 364). thành (hò) (nghỉ 2 nhịp) (+) (+) thì Nếu trước đây chưa có vọng cổ nhịp còn lưu luyến mà (chi) chút sợi tơ mành 32 thì thể điệu Hành vân và Tứ đại oán (hò). Ôi kỷ niệm (xưa) mối tình thơ (dại), được xem là thể điệu chủ lực trong cải của hai đứa học trò (nghèo) dưới mái lương, nhất là trong những tình huống bi ai trường xưa (xê), hái lá (điệp) làm sàn lộng (hùng tráng không dùng hai thể điệu này sên (sang) hai đứa chơi (trò) trạng nguyên được); từ khi vọng cổ nhịp 32 xuất hiện, đi bán trột (xang), anh làm Lục Vân (Tiên) các tác giả kịch bản tận dụng tối đa ở mọi 110
  7. VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 tình huống đưa vọng cổvào ca kịch đều cục diện cải lương qua nhiều chặng đường phù hợp (hỉ, nộ, ái, ố ). Nghĩa là vọng cổ lịch sử của nó, mà còn chắp cánh cho biết nhịp 32 đã làm thay đối tiết tấu và tính bao tác giả, nhạc sĩ, ca sĩ thành những chất ca kịch cải lương (giảm bớt rề rà của nghệ sĩ cải lương tài danh của nhiều thế hệ. thể điệu Hành vân, bớt bi ai của Tứ đại Nhiều năm qua, tình hình chung của cải oán), tạo nét trữ tình và trẻ trung cho cải lương không mấy sáng sủa, nhưng thể điệu lương, đặc biệt là tăng thêm thị hiếu thẩm vọng cổ nhịp 32 vẫn trên đường phát triển mỹ cho công chúng thưởng thức (thích thú, ở các cuộc thi, các lễ hội, đình đám, tiệc vỗ tay hơn trước đó). tùng, sinh hoạt dân gian Công chúng 3. Kết luận đánh giá cao về sức sống và giá trị văn hóa Vọng cổ nhịp 32 là thể điệu đặc biệt nghệ thuật của vọng cổ nhịp 32, nó như và quan trọng trong cải lương, nếu không một biểu tượng trong tâm thức văn hóa của muốn nhắc đến châm ngôn của giới: “Phi người dân Nam Bộ. vọng cổ bất thành cải lương”. Nó đã đóng Tài liệu tham khảo góp cho loại hình tăng thêm sắc màu về âm nhạc, trẻ trung về hình thức, ý nghĩa nội Aristotle (-). Lê Đăng Bảng dịch (1964). Nghệ thuật thi ca. Hà Nội, Nxb Văn hóa dung phong phú góp phần thay đổi nhận Nghệ thuật. thức về Chân – Thiện – Mỹ của người Đỗ Dũng (2003). Sân khấu Cải lương Nam Bộ. trong giới và công chúng qua các hình thức Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ. biểu diễn và sinh hoạt văn hóa trong cộng Đỗ Dũng (2007). Âm nhạc Cải lương tính đồng. Bằng những đặc điểm âm nhạc của năng, giai điệu và nhạc cụ. Hà Nội, Nxb vọng cổ nhịp 32 và kịch nghệ của cải Sân khấu. lương trong mối quan hệ tương tác, vọng Hà Minh Đức (chủ biên), Phạm Thành Hưng, cổ nhịp 32 đã làm thay đổi cục diện cải Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, lương, cải lương là điều kiện cho vọng cổ Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, nhịp 32 phát triển. Điều đó đã khẳng định Trần Khánh Thành và Lý Hoài Thu giá trị và vai trò của vọng cổ nhịp 32 trong (2008). Lý luận Văn học. Hà Nội, Nxb Giáo dục. nghệ thuật cải lương Trần Ngọc Thêm (2014). Văn hóa người Việt Từ khi vọng cổ nhịp 32 xuất hiện vùng Tây Nam Bộ. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb trong cải lương cho đến nay, nó đã cùng Văn hóa - Văn nghệ. loại hình trải qua bao thăng trầm theo dòng Trần Phước Thuận (2007). Tác giả cổ nhạc chảy của nghệ thuật truyền thống dân tộc, Bạc Liêu. Hà Hội, Nxb Văn hóa nó không chỉ góp phần đáng kể thay đổi Thông tin. 111