Vai trò đổi mới công nghệ và thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 2630
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò đổi mới công nghệ và thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvai_tro_doi_moi_cong_nghe_va_thuong_mai_song_phuong_giua_vie.pdf

Nội dung text: Vai trò đổi mới công nghệ và thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới

  1. VAI TRÒ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI THE ROLE OF TECHNOLOGICAL INNOVATION AND VIETNAM’S BILATERAL TRADE WITH COUNTRIES AROUND THE WORLD TS. Phan Anh Tú Trường Đại học Cần Thơ Tóm tắt Mục tiêu của bài viết này là nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố đổi mới công nghệ và dòng chảy thương mại song phương của Việt Nam. Sử dụng dữ liệu bảng cho 52 quốc gia giai đoạn 2001 đến năm 2011, kết quả mô hình hồi quy cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa mức độ đổi mới công nghệ và thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước đối tác. Hàm ý của nghiên cứu này là cơ sở giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể hoạch định chiến lược hướng về đổi mới công nghệ, từ đo đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu và nhập khẩu và cuối cùng là đẩy mạnh thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Từ khóa: Đổi mới công nghệ, thương mại song phương, mô hình lực hấp dẫn, Việt Nam. Abstract This paper aims to study the relationship between technological innovation and bilateral trade flows of Vietnam. Based on a panel dataset of 52 countries collected during the period 2001-2011, the regression result indicates that there is a positive relationship between technological innovation and bilateral trade flows between Vietnam and partner countries. The implication of this research is a fundamental that helps policy makers devise good policies aiming at technological innovation, thereby eventually promoting export and import and bilateral trade between Vietnam and other countries in the world. Key words: technological innovation, bilateral relationship, gravity model of international trade 1. Đặt vấn đề Nhiều nghiên cứu thực chứng trên thế giới về thương mại quốc tế đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của đổi mới công nghệ trong việc giải thích năng lực cạnh tranh toàn cầu của một quốc gia (Fagerberg, 1997; Soete, 1981; Dosi et al., 1990) và tác động tích cực của đổi mới công nghệ đến thương mại song phương giữa các quốc gia (Schumpeter, 1939; Stern và Maskus, 1981; Tang, 2006). Công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội thương mại hàng hóa cho các quốc gia thông qua những hiệp định thương mại tự do, giúp tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia (Antimiani và Constantini, 2007) Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước ứng dụng mô hình lực hấp dẫn để chỉ ra các nhân tố như thu nhập, khoảng cách kinh tế, văn hóa, địa lý tác động đến dòng chảy thương mại song phương giữa các quốc gia. Chẳng hạn, Bhattacharyya và Banerjee (2006) ứng dụng mô hình lực hấp dẫn đã tìm thấy giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dân số 150
  2. có tác động tích cực đến thương mại song phương giữa Ấn Độ với các quốc gia phát triển vào nửa cuối thế kỷ 20, tuy nhiên khoảng cách địa lý lại có tác động nghịch chiều với tổng giá trị thương mại. Kết quả này cũng được xác nhận bởi nghiên cứu của Karagoz và Karagoz (2015). Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy thu nhập bình quân đầu người, khoảng cách địa lý, và dân số có tác động tích cực đến giá trị thương mại giữa Việt Nam và ASEAN + 3. Đỗ Thái Trí (2006) cũng tìm thấy bằng chứng GDP, dân số có tác động tích cực đến giá trị thương mại giữa Việt Nam và cộng đồng kinh tế Châu Âu (EC23), tuy nhiên tỷ giá hối đoái lại có tác động nghịch chiều. Nhìn chung, các nghiên cứu đều áp dụng mô hình lực hấp dẫn tìm thấy kết quả các biến số tác động phù hợp với kỳ vọng, tuy vẫn còn một số biến chưa được làm rõ như khoảng cách địa lý, khoảng cách văn hóa, tỷ giá, và đặc biệt là yếu tố công nghệ. Tại Việt Nam số lượng bài báo nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn khá khiêm tốn, đặc biệt đánh giá tác động của đổi mới công nghệ đến thương mại song phương lại càng khan hiếm hơn. Có hay không và làm thế nào đổi mới công nghệ có tác động tích cực đến thương mại song phương vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp rõ ràng? Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích tác động của đổi mới công nghệ đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới có ứng dụng mô hình lực hấp dẫn. Bố cục bài nghiên cứu như sau. Mục 2 tóm tắt cơ sở lý thuyết và phát triển giả thuyết. Mục 3 là phương pháp nghiên cứu. Mục 4 tóm tắt kết quả nghiên cứu. Cuối cùng là kết luận và hàm ý nghiên cứu. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp 2.1 Lý thuyết lực hấp dẫn Lý thuyết lực hấp dẫn là một trong những lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế dùng để giải thích mức độ giao thương hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia được xây dựng đầu tiên bởi Tinbergan (1962). Tinbergan đã chứng minh rằng các quốc gia với quy mô nền kinh tế càng lớn (thu nhập, dân số) và khoảng cách địa lý càng gần càng có xu hướng trao đổi thương mại với nhau. Điều này cũng có nghĩa là nếu khác biệt về khoảng cách càng lớn thì việc xâm nhập sang thị trường nước đối tác sẽ càng rủi ro và ngược lại thì thương mại càng có nhiều tiềm năng (Ghemawat, 2001). Khoảng cách ở đây không chỉ đề cập đến khoảng cách địa lý mà còn bao gồm khoảng cách văn hóa, khoảng cách kinh tế, khoảng cách thể chế, và mức độ đổi mới công nghệ (Fagerberg, 1997; Wakelin, 1998). Mô hình lực hấp dẫn của Tinbergen dựa trên mô hình lực hấp dẫn của Newton (trong lĩnh vực vật lý) có dạng nguyên gốc như sau: Trong đó: Fij: Kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia i và j; Mi: Quy mô nền kinh tế (GDP) của quốc gia i; Mj: Quy mô nền kinh tế (GDP) của quốc gia j; 151
  3. Dij: Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia i và j; G: Hằng số hấp dẫn; : Sai số mô hình với kỳ vọng bằng 1; β1, β2, β3: Hệ số thể hiện mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình. Cách tiếp cận truyền thống để ước lượng mô hình lực hấp dẫn là lấy log cả hai vế của hàm này và do đó hàm này có dạng mô hình là log-log model. Khi đó, hệ số của hằng số G trở thành β0. 2.2 Giả thuyết Mức độ đổi mới công nghệ. Đổi mới công nghệ có thể được hiểu là khả năng mà một quốc gia có thể đưa những ý tưởng mới vào thực tiễn bằng cách phát triển những sản phẩm mới, những quy trình sản xuất mới kích thích tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy thương mại, cải thiện vị thế cạnh tranh, tăng thị phần và tăng doanh số. Mức độ đổi mới công nghệ càng cao càng kích thích thương mại song phương giữa các quốc gia do bởi việc tập trung vào đổi mới công nghệ, kỹ thuật góp phần làm giảm bớt chi phí giao dịch và do đó rút ngắn khoảng cách địa lý trong trao đổi thương mại (Loungani et al., 2002). Thứ hai, đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng kích thích gia tăng cầu về công nghệ giữa các quốc gia cũng như gia tăng nhu cầu chuyển giao công nghệ, đặc biệt là cho các quốc gia đang phát triển có trình độ công nghệ thấp. Giả thuyết H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ đổi mới công nghệ và tổng giá trị thương mại song phương. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Dữ liệu Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 52 quốc gia và chia thành 5 nhóm trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011: Nhóm 3 nền kinh tế phát triển nhất thế giới Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc (I); Nhóm 22 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu - EU (II); Nhóm 5 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á (III); Nhóm 12 quốc gia thuộc khu vực Tây Nam Á (IV); Nhóm 10 quốc gia thuộc khu vực Châu Phi. Dữ liệu để phân tích trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng (panel data) với 572 quan sát. Số liệu về tổng giá trị thương mại song phương (bao gồm tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu) giữa Việt Nam và các nước đối tác, giai đoạn 2001 - 2011 được thu thập từ trang web của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Dữ liệu về số lượng các bài báo nghiên cứu khoa học, GDP danh nghĩa (Nominal GDP), dân sốcủa Việt Nam và 52 quốc gia đối tác, giai đoạn 2001 - 2011 được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (WB). Dữ liệu về GDP, GDP bình quân đầu người (Purchsing Power Parity - PPP), tỷ giá hối đoái của Việt Nam và 52 quốc gia đối tác, giai đoạn 2001 - 2011 được thu thập từ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB. Dữ liệu về khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và 52 quốc gia đối tác được thu thập từ Great Circle Distance 152
  4. Between Capital Cities91. Dữ liệu về khoảng cách văn hóa được thu thập từ trang web của Hofstede92. Dữ liệu về hiệp định thương mại tự do được thu thập từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Dữ liệu về đường biên giới chung giữa Việt Nam và các quốc gia đối tác được thu thập từ trang web Chính Phủ. 2.3.2 Phương pháp ước lượng Phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp hồi quy tuyến tính gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Khi không tồn tại những ảnh hưởng riêng biệt giữa các thực thể thì Pooled OLS là sự lựa chọn tốt nhất nhưng khi những ảnh hưởngnày được bao gồm trong hồi quy thì FEM và REM phải được cân nhắc lựa chọn. Tuy nhiên, một nhược điểm của dữ liệu bảng với số thực thể quan sát lớn trong chuỗi thời gian ngắn thường phát sinh hiện tượng phương sai sai số thay đổi và rất khó khắc phục vấn đề này, khi đó các ước lượng FEM và REM không còn hiệu quả. Chính vì vậy, nghiên cứu sẽ thực hiện một số kiểm định phù hợp để lựa chọn mô hình tối ưu. Trước hết, nghiên cứu tiến hành kiểm tra tính đa cộng tuyến bằng lệnh VIF sau khi thực hiện hồi quy theo phương pháp Pooled OLS, kết quả cho thấy tất cả các hệ số đều có giá trị dưới 10,00. Kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Sau đó, sử dụng kiểm định F-test để tìm ra ước lượng tốt nhất giữa FEM và Pooled OLS. Kết quả thu được p F = 0,10). Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành các kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong các ước lượng bằng nhiều kiểm định như Breusch-Pagan/Cook- Weisberg, Modified Wald trong mô hình FEM, và kiểm định Breusch and Pagan 91http:// www.chemical-ecology.net 92http:// www.geert-hofstede.com/vietnam.html 153
  5. Lagrangian multiplier trong mô hình REM sau khi thực hiện hồi quy gộp (Pooled OLS). Kết quả các kiểm định này đều cho thấy mức ý nghĩa p<0,05 (bác bỏ giả thuyết H0), có nghĩa là tất cả các phương pháp ước lượng: Pooled OLS, FEM và REM đều có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Chính vì vậy, để kiểm soát được hiện tượng phương sai sai số thay đổi phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS (Feasible Generalized Least Squares) được sử dụng. 2.3.3 Mô hình định lượng Mô hình lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước đối tác dựa trên cơ sở mô hình lực hấp dẫn của Bergstrand (1985) đề xuất có kế thừa và mở rộng thêm một số biến từ mô hình của Tinbergen (1962) như tỷ giá hối đoái, thu nhập. Do vậy, nghiên cứu này tiếp tục kế thừa mô hình của Bergstrand, tuy nhiên có mở rộng thêm các biến số khác như dân số, độ mở cửa thương mại, khoảng cách văn hóa, chênh lệch thu nhập, đường biên giới chung, hiệp định thương mại tự do, và đặc biệt là yếu tố công nghệ. Mô hình có dạng logarit như sau: lnTRADEijt = β0 + β1ln(TIit ) + β2ln(TI jt ) + β3ln(GDPit ) + β4ln(GDPjt ) (3) + β5ln(DISij ) + β6ln(EDISijt ) + β7ln(POPit ) + β8ln(POPjt ) + β9 ERijt + β10OPEN jt + β11CDij + β12 FTAjt + β13BORDERij + uijt Trong đó: i = 1 (Việt Nam); j = 2, 3, (các quốc gia đối tác); t = 2001, 2002, , 2011; β0: Hệ số hấp dẫn/cản trở thương mại giữa Việt Nam và quốc gia j (hệ số chặn); β1→β13: Các hệ số thể hiện mức độ tác động của từng yếu tố trong mô hình; µijt: Sai số. *Biến phụ thuộc (TRADEijt) là tổng giá trị thương mại song phương của Việt Nam được đo lường bằng tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. *Biến độc lập (TIit và TIjt) là mức độ đổi mới công nghệ của Việt Nam và nước đối tác, được đo lường bằng tổng số lượng các bài báo nghiên cứu khoa học trong năm t. *Biến kiểm soát: - GDP của Việt Nam và nước đối tác (GDPit& GDPjt): GDP được dùng để đo lường quy mô của nền kinh tế (Dilanchiev, 2012). GDP thể hiện sức mua của quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu, hay theo một cách khác thì GDP thể hiện khả năng sản xuất hoặc nhu cầu của mỗi quốc gia. Đây là 2 biến cơ bản trong mô hình lực hấp dẫn - Khoảng cách địa lý (DISij): Khoảng cách địa lý không chỉ đề cập vấn đề hai quốc gia cách nhau bao xa mà còn đề cập đến sự khác biệt về diện tích tự nhiên, biên giới, tiếp giáp với biển hay vận chuyển đường thủy, địa hình, cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc. Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến vấn đề khoảng 154
  6. cách giữa hai nước cách nhau bao xa. Khoảng cách địa lý được tính toán dựa trên lý thuyết “air distance” (khoảng cách quỹ đạo) giữa hai thủ đô của hai nước. - Khoảng cách văn hóa (CDij) là các cấp độ khác biệt về các quy tắc văn hóa giữa hai quốc gia (Kogut và Singh, 1988), bao gồm các quy tắc xã hội, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc (Shenkar, 2001) có thể phân biệt quốc gia này với quốc gia khác. Khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và các nước được phản ánh từ sáu khía cạnh về văn hóa của Hofstede (1980) đó là: khoảng cách quyền lực, chủ nghĩa cá nhân, nam tính/nữ tính, tính ngại rủi ro, định hướng dài hạn/ngắn hạn, sự thoải mái/gò bó được cho điểm từ 1 đến 100 (Beugelsdijk và Maseland, 2011). Nghiên cứu sử dụng phương pháp tính của Kogut và Singh (1988) để đo lường khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và nước đối tác, với công thức tính như sau: 6 2 (4) CD ij = ∑ {()I ij − I iv /V i }/ 6 i =1 Trong đó: CDij: Khoảng cách văn hóa giữa nước đối tác và Việt Nam; Iij: Chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i của nước đối tác thứ j; Iiv: Chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i của Việt Nam, ký hiệu v là Việt Nam; Vi: Phương sai của khía cạnh văn hóa thứ i. - Khoảng cách kinh tế (EDISijt): Sự khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia bao gồm ba yếu tố: thu nhập (GDP bình quân đầu người), tỷ lệ lạm phát và thương mại với thế giới. Các yếu tố này quan trọng vì chúng có liên quan với sức mua và sở thích của người tiêu dùng, sự ổn định kinh tế vĩ mô và độ mở cửa thương mại của quốc gia. Ở đây, chủ yếu tập trung vào thu nhập bình quân đầu người. - Độ mở cửa nền kinh tế của nước đối tác (OPENjt): Độ mở cửa nền kinh tế được sử dụng như một nhân tố đại diện cho chính sách ngoại thương của một quốc gia. Chính sách ngoại thương càng theo hướng tự do hóa thì độ mở cửa của nền kinh tế càng lớn khiến trao đổi thương mại giữa các quốc gia càng tăng. - Hiệp định thương mại tự do (FTAjt): là hình thức hiệp định liên quan đến các vấn đề thương mại giữa các quốc gia, được thiết lập nhằm để giảm thiểu thuế quan, hạn ngạch và những rào cản thương mại khác giữa những quốc gia này (Kepaptsoglou et al., 2010). Biến giả sẽ nhận giá trị là 1 nếu nước đối tác và Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do trước hoặc trong năm t, nhận giá trị là 0 đối với các quốc gia còn lại. - Dân số Việt Nam và nước đối tác (POPit & POPjt) là một nhân tố đặc biệt, một mặt dân số là yếu tố sản xuất quan trọng (lực lượng lao động) có ảnh hưởng lớn đến sản lượng hàng hóa được sản xuất ra, mặt khác thì dân số lại là nguồn tiêu thụ hàng hóa. Dân số được dùng để đo lường quy mô thị trường của mỗi quốc gia. Quốc gia với dân số lớn đồng nghĩa với một thị trường nội địa rộng lớn (Eita, 2008). - Tỷ giá hối đoái (ERijt) là giá trị thị trường của một đơn vị tiền tệ của nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của một nước khác trong năm t. 155
  7. Đường biên giới chung (BORDERij) giữa Việt Nam và nước đối tác j cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại giữa hai nước (McCallum, 1995). Khi thương mại với quốc gia rất xa với Việt Nam thì sẽ mất chi phí rất cao, nên việc có cùng biên giới hay không cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến trao đổi thương mại song phương (kỳ vọng dương). Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu quốc gia j có chung đường biên giới (đất liền hoặc biển) với Việt Nam, ngược lại nhận giá trị là 0. Đặc điểm biến phụ thuộc, các biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp trong Bảng 1. Bảng 1: Diễn giải các biến trong mô hình Biến số Phương pháp đo lường Nguồn Kỳ vọng logTRADEi Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam năm t ITC& OECD jt logTIit Số lượng các bài báo nghiên cứu khoa học của Việt Nam WB + logTIjt Số lượng các bài báo nghiên cứu khoa học của nước đối tác WB + logGDPit Tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa vàdịch vụ cuối cùng được IMF& WB + sản xuất của Việt Nam trong năm t logGDPjt Tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa vàdịch vụ cuối cùng IMF& WB + được sản xuất của nước đối tác trong năm t logDISij Tính trung bình số kí-lô-mét (km) từ thủ đô Hà Nội đến thủ đô của các Great - nước đối tác. Circle Distances CDij Sử dụng 6 khía cạnh văn hóa của Hofstede (1980) và công thức của Hofstede - Kogut và Singh (1988) để tính khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và nước đối tác logEDISijt Chênh lệch của thu nhập bình quân đầu người giữa Việt Nam và các IMF& WB + nước đối tác OPENjt Tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên giá trị tổng sản phẩm của ITC&WB + nước đối tác j trong năm t FTAjt Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu nước đối tác và Việt Nam có ký kết hiệp WTO + định thương mại tự do trước hoặc trong năm t, nhận giá trị 0 thì ngược lại logPOPit Tổng số dân sinh sống của Việt Nam trong năm t WB + logPOPjt Tổng số dân sinh sống của nước đối tác trong năm t WB + ERijt Yết giá trực tiếp(VND/USD)chia cho yết giá trực tiếp (nội tệ nước IMF&WB + t/USD)(trong năm t) BORDERij Biến giả, nhận giá trị là 1 nếu quốc gia j có chung đường biên giới (đất Chính Phủ + liền hoặc biển) với Việt Nam, ngược lại nhận giá trị là 0 Nguồn: Tự khảo sát và tổng hợp (2016) 3. Kết quả và thảo luận Bảng 2 trình bày thống kê mô tả số liệu bao gồm số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến trong mô hình nghiên cứu trước khi lấy logarit các biến. 156
  8. Kết quả Bảng 3 cho thấy tất cả các hệ số tương quan giữa các cặp biến trong mô hình đều nhỏ hơn 0,80, ngoại trừ cặp biến BORDERij và FTAjt có hệ số tương quan là 0,92. Hệ số tương quan này là khá cao và khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên khi tiếp tục kiểm tra thêm hệ số phóng đại phương sai (VIF) kết quả cho thấy hệ số VIF của tất cả biến đều nhỏ hơn 10. Điều này hàm ý rằng, không có hiện tượng đa cộng tuyến khi xem xét tất cả các biến này đồng thời trong mô hình nghiên cứu. Kết quả ước lượng không bị chệch về mặt thống kê. Để xem xét mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu dựa trên giá trị log likelihood nếu như giá trị này (trị tuyệt đối) càng nhỏ càng cho thấy mô hình là phù hợp. Do kết quả tính toán của R2 bằng phương pháp GLS không nhất thiết nằm trong khoảng 0→1 và do đó không được dùng để giải thích cho phần trăm biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình. Kết quả ước lượng hồi quy bằng phương pháp FGLS về ảnh hưởng của các nhân tố đến thương mại song phương của Việt Nam được trình bày trong Bảng 4. Kết quả ở bảng 4 cho thấy nhìn chung các mô hình đều có ý nghĩa về mặt thống kê (giá trị P < 0,01) và giá trị LL là rất nhỏ (mô hình 2 có LL = -642,47), điều này cho thấy mô hình được giải thích tốt bởi biến độc lập. Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô hình tầng bậc bằng cách đưa vào nhóm biến kiểm soát đầu tiên vào mô hình 1 và sau đó đưa vào biến chính cùng với nhóm biến kiểm soát vào mô hình 2 để đánh giá sự thay đổi về khả năng giải thích của mô hình cũng như ảnh hưởng riêng lẻ của các biến số trong mô hình (thay đổi độ lớn của R2). Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào mô hình 2 ở bảng 4 (mô hình đầy đủ các biến) để giải thích mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Bảng 4 cho thấy mối quan hệ giữa Mức độ đổi mới công nghệ của Việt Nam (β = 0,27, p<0,01) và các nước đối tác (β = 0,13, p<0,01) được tìm thấy là thuận chiều với giá trị thương mại song phương. Các hệ số của hai biến đều thể hiện ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê ở mức cao, phù hợp với kỳ vọng khi xây dựng mô hình. Trong thực tế, kết quả này hoàn toàn phù hợp vì sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng là một quá trình xuất phát từ hoạt động công nghiệp và thương mại. Trình độ khoa học, công nghệ càng được cao sẽ càng tạo thuận lợi cho việc đưa những ý tưởng mới vào thực tiễn, phát triển những sản phẩm mới, những quy trình sản xuất mới. Từ đó, giúp đẩy mạnh trao đổi thương mại với đa dạng loại hàng hóa. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, việc đầu tư vào khoa học, công nghệ cũng góp phần giảm bớt sự ảnh hưởng của khoảng cách địa lý, mở rộng thương mại hướng đến quy mô toàn cầu và tạo sự thuận lợi trong việc tiếp nhận công nghệ từ các nước phát triển. Chính vì vậy, giả thuyết của nghiên cứu được ủng hộ hoàn toàn cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. GDP của Việt Nam (β= 0,25; p<0,01) và GDP nước đối tác (β = 0,21; p<0,01), khoảng cách kinh tế (β = 0,35, p<0,01), độ mở cửa của nền kinh tế (β = 0,16, p<0,1), hiệp định thương mại tự do (β = 2,70, p<0,01), dân số của Việt Nam (β = 0,08, p<0,1) và dân số nước đối tác (β = 0,20, p<0,01), tỷ giá hối đoái (β = 0,00, p<0,01) và đường biên giới chung (β = 0,77, p<0,01) được tìm thấy có tác động tích cực đến thương mại song phương của Việt Nam. Kết quả này phù hợp hoàn toàn với kỳ vọng đặt ra và phù hợp với các nghiên cứu thực chứng trước đây. 157
  9. Trong khi đó, khoảng cách địa lý được tìm thấy có tác động thuận chiều với thương mại song phương (β = 0,63, p 0,1) được tìm thấy là không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được lý giải là do đối tác thương mại của Việt Nam đa số là các thị trường truyền thống như EU, ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc với thời trên 20 năm, đồng thời, các sản phẩm giao thương đa số là các sản phẩm đơn giản và thiết yếu như dầu thô, gạo, thực phẩm, với độ co giãn thấp và Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm gia công, lắp ráp cho nước ngoài và nhập khẩu các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất nên văn hóa sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến trao đổi hàng hóa của Việt Nam. Bảng 2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Số Giá trị Giá trị Trung Độ lệch Tên biến quan nhỏ lớn bình chuẩn sát nhất nhất Tổng giá trị thương mại song 572 1.294.538 3.522.625 975 36.479.716 phương (TRADEijt) (tỷ đồng) Mức độ đổi mới công nghệ 572 576,48 345,22 205,90 1.217,90 Việt Nam (TIit) (tỷ đô) Mức độ đổi mới công nghệ 572 126.575,30 692.292,60 20,90 9.597.373 nước đối tác (TIjt) (tỷ đô) GDP Việt Nam (GDPit) (Tỷ đô 572 251,20 124,61 3,00 414,34 $) GDP nước đối tác (GDPjt) (Tỷ 572 956,71 2.221,80 8,06 15.517,92 đô $) Khoảng cách địa lý (DISij) 572 7.418,14 2.817,25 989,11 13.346,30 Khoảng cách văn hóa (CDij) 572 1,73 0,79 0,18 3,40 Khoảng cách kinh tế (EDISijt) 572 20.878,03 18.416,07 183,27 90.055,79 Độ mở cửa nền kinh tế 572 1,34 0,48 0,05 3,50 (OPENjt) Hiệp định thương mại tự do 572 0,13 0,34 0 1 (FTAjt) Dân số Việt Nam (POPit) 572 81.984.507 10.700.000 61.882,95 87.860.300 Dân số nước đối tác (POPjt) 572 55.621.202 18.500.000 2.980,96 1.344.130.000 Tỷ giá hối đoái (ERijt) 572 10.428,69 12.728,69 1,44 74.316,36 Đường biên giới chung 572 0,12 0,32 0 1 (BORDERij) Nguồn: Tự khảo sát (2016) 158
  10. Bảng 3: Ma trận tương quan cặp biến (N=572) Trung bình (log) Độ lệch chuẩn (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) 1.logTRADEijt 12,07 2,11 1,00 2.logTIit 6,18 0,61 0,32 1,00 3.logTIjt 8,24 2,53 0,66 0,23 1,00 4.logGDPit 5,10 1,34 0,65 0,47 0,49 1,00 5.logGDPjt 5,61 1,37 0,74 0,13 0,76 0,46 1,00 6.logDISij 8,80 0,56 -0,36 0,00 0,03 -0,08 -0,21 1,00 7.CDij 1,73 0,80 0,04 0,00 0,37 0,08 0,16 0,48 1,00 8.logEDISijt 9,34 1,36 0,35 0,11 0,43 0,28 0,25 -0,01 0,44 1,00 9.OPENjt 1,34 0,48 0,34 0,42 0,58 0,35 0,31 0,10 0,21 0,21 1,00 10.FTAjt 0 ,13 0,34 0,56 0,02 0,06 0,15 0,32 -0,79 -0,42 -0,12 -0,08 1,00 11.logPOPit 18,15 0,73 0,05 0,11 -0,02 -0,01 -0,09 0,02 0,03 -0,10 0,01 0,05 1,00 12.logPOPjt 15,41 2,56 0,77 0,20 0,54 0,65 0,75 -0,24 0,00 0,05 0,21 0,42 0,08 1,00 13.ERijt 10.428,69 12.728,69 0,05 0,11 0,12 -0,01 -0,03 0,21 0,32 0,42 0,16 -0,23 0,07 -0,12 1,00 14.BORDERij 0,12 0,32 0,50 -0,00 0,01 0,14 0,26 -0,79 -0,55 -0,17 -0,08 0,92 0,04 0,39 -0,21 1,00 Nguồn: Tự khảo sát (2016) Bảng 4: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS Biến số Mô hình 1 Mô hình 2 Hằng số -7,61 -7,35 (1,32) (1,33) Biến độc lập Mức độ đổi mới công nghệ Việt Nam (logTIit) 0,27 (0,06) Mức độ đổi mới công nghệ nước đối tác (logTIjt) 0,13 (0,03) Biến kiểm soát GDP Việt Nam (logGDPit) 0,34 0,25 (0,04) (0,04) GDP nước đối tác (logGDPjt) 0,35 0,21 (0,04) (0,04) Khoảng cách địa lý (logDISij) 0,69 0,63 (0,10) (0,10) Khoảng cách văn hóa (CDij) -0,03 n.s -0,04 n.s (0,06) (0,06) Khoảng cách kinh tế (logEDISijt) 0,38 0,35 (0,03) (0,03) Độ mở cửa nền kinh tế nước đối tác (OPENjt) 0,48 0,16 * (0,08) (0,09) Hiệp định thương mại tự do (FTAjt) 2,81 2,70 (0,27) (0,27) 159
  11. Dân số Việt Nam (logPOPit) 0,13 0,08 * (0,05) (0,05) Dân số nước đối tác (logPOPjt) 0,18 0,20 (0,03) (0,03) Tỷ giá hối đoái (ERijt) 0,00 0,00 (0,00) (0,00) Đường biên giới chung (BORDERij) 0,67 0,77 (0,30) (0,29) Log - Likelihoood -661,69 -642,47 Số quan sát (N) 572 572 Giá trị P 0,0000 Nguồn: Tự khảo sát (2016) *, , và n.s lần lượt biễu diễn giá trị mức ý nghĩa thống kê tại 10%, 5%, 1% và không có ý nghĩa thống kê 4. Kết luận và hàm ý chính sách Kết quả của nghiên cứu đã xác định được mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố đổi mới công nghệ và thương mại song phương của Việt Nam. Kết quả này ngầm định rằng, để đẩy mạnh thương mại song phương và thành công ở thị trường thế giới, Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ hay cụ thể hơn là đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa học. Việt Nam cần có các biện pháp khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học để triển khai những kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao, cải cách thể chế để các viện nghiên cứu, trường đại học trở thành lực lượng hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Tạo động lực để các doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới cũng là hướng đi quan trọng, bởi để tồn tại trong môi trường quốc tế thì doanh nghiệp sẽ phải liên tục đổi mới công nghệ để tăng năng lực cạnh tranh. Hershbergh et al. (2007) đã cho rằng cầu nối quan trọng giữa nhà nước và doanh nghiệp là các trường đại học. Chính các trường đại học có thể tham gia vào cuộc cạnh tranh để thu hút nhân tài, cả học viên và những người làm nghiên cứu ứng dụng, thu hút vốn đầu tư mạo hiểm, mở rộng các chương trình nghiên cứu mang tinh thần doanh nhân, tạo môi trường thân thiện cho sự học hỏi và đổi mới công nghệ. Kết quả của nghiên cứu này ngoài việc cung cấp một khía cạnh mới cho những nghiên cứu kế tiếp mà còn đặt ra nhiều câu hỏi, từ đó thúc đẩy việc nghiên cứu sâu rộng hơn về tác động của yếu tố đổi mới công nghệ đến năng lực thương mại giữa các quốc gia. Các nghiên cứu kế tiếp có thể đo lường mức độ đổi mới công nghệ bằng các chỉ số khác, chẳng hạn như: chi phí dành cho R&D (R&D expenditures), số lượng thương hiệu (Trademarks), số lượng bằng phát minh, sáng chế (Patents), xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao (High - technology exports). Các nghiên cứu nên xem xét việc thực hiện với mẫu quan sát đồng nhất hơn,tăng thêm thời gian nghiên cứu và số lượng các quốc gia quan sát. Bên cạnh đó, việc phân chia mẫu quan sát thành những nhóm nước phát triển và đang phát triển, hoặc theo một tiêu chí khác, có thể cho ra kết quả giải thích tốt hơn là chỉ dựa vào tiêu chí về địa lý. Ngoài ra, nghiên cứu này còn hạn chế vì chưa phân tích đến chi phí và 160
  12. lợi nhuận của việc đổi mới công nghệ. Bởi vì đổi mới công nghệ là một quá trình phức tạp, không liên tục, mang tính đột phá và liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Đây có thể được xem là mục tiêu cho các nghiên cứu tiếp theo./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bhattacharyya và Banerjee (2006), Does the gravity model explain India’s Direction of Trade? A panel data approach. Working paper, 2006-09-01, Indian Institute of Management Ahmedabad. Bergstrand, J. H. (1985), The gravity equation in international trade: Some microeconomic foundations and empirical evidence. The Review of Economics and Statistics, 67(3): 474-481. Beugelsdijk, S. & Maseland, R. (2011), Culture in Economics: history, methodological reflections and contemporary applications, Cambridge University Press, London. Cheng, I.H. & Wall, H.J. (2005), Controlling for heterogeneity in gravity models oftrade and integration, Federal Reserve Bank of St. Louis Review, 87, 1, pp. 49-63 Dilanchiev (2012), Empirical Analysis of Georgian Trade Pattern: Gravity Model. Journal of Social Sciences, 1, 75-78. Dosi, G., Pavitt, K.L.R. & Soete, L.L.G., 1990, The Economics of Technical Change and International Trade (Harvester Wheatsheaf, Hemel Hempstead). Eita, J. H. (2008), Determinants of Namibian exports: a gravity model approach. University of Namibian. Fagerberg, J. 1997, Competitiveness, scale and R&D. En: Fagerberg, J., Hansson, P., Lundberg, L. y Melchior, A., eds., Technology and International Trade. Cheltenham, UK, Edward Elgar: 38-55. Ghemawat, P. (2001), Distance still matters: The hard reality of global expansion. Harvard Business Review, 79(8): 137-40, 142-7, 162. Hershbergh, E., Nabseshima, K. & Yusuf, S. (2007), Opening the ivory tower to business: University-Industry Linkages and the development of knowledge instensive cluster in Asian countries. World Development, 35 (6): 931-940. Hofstede, G.H. (1980), Culture Consequences: International differences in work-related values. London: Sage Publications. Karagoz, K. and Karagoz, M., 2015. Determining Factors of Trade Flows in Blacksea Economic Cooperation (BSEC) Region: A Panel Gravity Model. [pdf] available at: [Accessed 17 August 2016]. Kepaptsoglou, K., Karlaftis, M. G., & Tsamboulas, D. (2010), The gravity model specification for modeling international trade flows and free trade agreement effects: a 10-year review of empirical studies. The Open Economics Journal, 3, 1-13. Kogut, B. & Singh, H. (1988), The effect of national culture on the choice of entry mode. Journal of International Business Studies, 19, 411-432. 161
  13. Loungani, P., Mody, A., and Razin, A. (2002), The Global Disconnect: The Role of Transactional Distance and Scale Economies in Gravity Equations, Scottish Journal of Political Economy, 49 (5), 526-543. McCallum, J. (1995), National borders matter: Canada-U.S. regional trade patterns. The American Economic Review, 85(3): 615-623. Schumpeter, Joseph A. (1939), Business Cycles. A Theoretical, Historical and Statistical Analysis of Capitalist Process, McGraw-Hill Book Company. Shenkar, O. (2001), Cultural distance revisited: towards a more rigorous conceptualization and measurement of culture differences. Journal of International Business Studies, 32(3): 519-536. Stern, R.M. & Maskus E.K. (1981), Determinants of the Structure of U.S. Foreign Trade, 1958-76. Journal of International Economics, 11: 207-24. Tang, L. (2006), What accounts for the growth of trade in differentiated goods: Economic causes or technological imperatives?, Economics Letters, 91, 204-209. Thai Do Tri, 2006. A gravity model for trade between Vietnam and twenty-three European countries. PhD thesis. Dalarna University. Timbergen, J. (1962), An Analysis of World Trade Flows, in J. Tinbergen, (eds), Shaping the World Economy, Twentieth Century Fund, New York, NY, 20-42. Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với Asean+3, bài nghiên cứu NC-05/2008. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách CEPR [pdf] website: [Ngày truy cập: 15 tháng 8 năm 2016]. Wakelin, K. (1998), Innovation and export behaviour at firm level. Research Policy, 26: 829-841. 162