Vai trò yếu tố thể chế trong hấp thụ vốn FDI thế hệ mới của Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò yếu tố thể chế trong hấp thụ vốn FDI thế hệ mới của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- vai_tro_yeu_to_the_che_trong_hap_thu_von_fdi_the_he_moi_cua.pdf
Nội dung text: Vai trò yếu tố thể chế trong hấp thụ vốn FDI thế hệ mới của Việt Nam
- VAI TRÒ YẾU TỐ THỂ CHẾ TRONG HẤP THỤ VỐN FDI THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM ThS. Bùi Thị Lành1 Tóm tắt: FDI được xem là một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế nước sở tại. Các quốc gia nước sở tại sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu hút dòng vốn FDI. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, để có thể tiếp nhận được lợi ích của dòng vốn FDI, cần nước sở tại có một năng lực hấp thụ nhất định. Nâng cao được khả năng hấp thụ vốn FDI thì sẽ tiếp nhận được nhiều lợi ích hơn. Có nhiều nhân tố tác động đến khả năng hấp thụ vốn FDI. Hệ thống logistics có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Tại Việt Nam, hệ thống logistics hiện nay đang phát triển và còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó nằm ở cơ sở hạ tầng, chi phí, và năng lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic. Do vậy cần phải có những biện pháp thúc đẩy vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics. Từ khoá: Logistics, FDI, khả năng hấp thụ vốn FDI, cơ sở hạ tầng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hơn 30 năm thu hút vốn ngoại, Việt Nam đã trở thành điểm đến của 135 quốc gia và vùng lãnh thổ, với số vốn đăng ký luỹ kế đến cuối năm 2019 trên 362 tỷ USD, hơn 30 nghìn dự án. Dòng vốn FDI mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Đây là dòng vốn ngoại không mang lại nghĩa vụ trả nợ như ODA, hàng năm đóng góp vào lượng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng gần 30%. Bên cạnh bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước, FDI giúp Việt Nam tạo ra nhiều việc làm, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý, gia tăng khả năng xuất khẩu. Trong những năm gần đây, tỷ lệ xuất khẩu của khối các doanh nghiệp FDI chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chính vì những lợi ích của dòng vốn ngoại, nhiều quốc gia đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút dòng vốn FDI vào trong nước. Các biện pháp được Chính phủ các quốc gia sử dụng như ưu đãi về thuế, cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, các quốc gia có thể thu hút được rất nhiều vốn FDI, nhưng dòng vốn FDI đó có thể mang lại cho nước tiếp nhận lợi ích hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đó là vấn đề của khả năng hấp thụ vốn FDI đứng từ góc độ quốc gia tiếp nhận. Một quốc gia cần phải đạt ở một trình độ nhất định thì mới có thể tiếp nhận được tác động tích cực. Các nước sở tại cần cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vốn FDI để có thể tiếp nhận được nhiều lợi ích của dòng vốn FDI. Những yếu tố tác động về khả năng hấp thụ được nhìn nhận ở nhiều góc độ. Ở góc độ vi mô đó là khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp nội địa. Ở góc độ vĩ mô đó là vấn đề của trình độ công nghệ, nguồn nhân lực, thể chế, cơ sở hạ tầng. Đối với các quốc gia đang phát triển, sự minh bạch, rõ ràng, và hiệu quả của thể chế có ảnh hưởng nghịch chiều tới vốn FDI, tuy nhiên lại hướng các quốc gia này tiếp cận tới các nguồn vốn FDI chất lượng từ các quốc gia phát triển, nơi có công nghệ nguồn. Đây là mục tiêu của chiến lược thu hút vốn FDI thế hệ mới của Việt Nam. 2. LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ VỐN FDI Các quốc gia trên thế giới thúc đẩy thu hút FDI, kỳ vọng vào những lợi ích FDI trực tiếp mang lại và những hiệu ứng lan tỏa tích cực từ nguồn vốn này. Thời gian qua, rất nhiều các nghiên cứu trên thế 1 Viện Thương mại & Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: builanhkt@neu.edu.vn. 170
- giới đã đi tìm luận chứng cho sự tác động lan tỏa của FDI đối với sự phát triển kinh tế. Lim (2001) đã xem xét tác động lan tỏa của FDI đối với các nước phát triển. Một số nghiên cứu khác đi vào tìm hiểu tác động của FDI tại các quốc gia cụ thể như Blomstrom (1986) và Kokko (1994) đã chỉ ra những tác động tích cực của FDI tại Mexico; Blomstrom, Kokko và Zejan (1994) tiếp tục nghiên cứu tại Uraquay; và Sjoholmn (1999) đã khẳng định được sự tác động của FDI tại Ấn Độ. Ở quy mô hẹp hơn, Hoeckman và các cộng sự (2005) đã đưa ra các tình huống về ảnh hưởng của việc thu hút FDI với hoạt động chuyển giao công nghệ như các mô hình nhà xưởng Maquiladora ở Mexico hoặc trường hợp hoạt động đầu tư trực tiếp của Intel tại Costa Rica. Ngoài ra còn một số các nghiên cứu của các tác giả khác như Haskel và các cộng sự (2002) cho trường hợp ở vương quốc Anh, Smarzynska (2002) cho trường hợp ở Cộng hòa Litva và Seck (2009) cho trường hợp của các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, năm 2000 Potterie và Lichtenberg đã nghiên cứu ở 13 nước công nghiệp và nhận thấy rằng việc chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI không mang lại nhiều hiệu quả còn Hale và Long (2007) bổ sung thêm rằng không có hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến năng lực sản xuất của Trung Quốc. FDI là quá trình vận động của vốn, công nghệ và bí kíp công nghệ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Các chủ đầu tư sau khi xem xét tính khả thi của dự án sẽ quyết định đầu tư. Điều đó có nghĩa là nếu như không có biến động hay rủi ro xảy ra, thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ thường nhận được lợi nhuận từ khoản vốn họ đã bỏ ra. Ở phía ngược lại, nước sở tại khi tiếp nhận dòng vốn FDI cũng mang nhiều kỳ vọng về những lợi ích do hoạt động này mang lại. Nước sở tại sẽ không thể chắc chắn sẽ nhận được những tác động tích cực từ dòng vốn ngoại, trong nhiều trường hợp còn phải chịu những tác động không mong muốn như vấn nạn ô nhiễm môi trường, trở thành bãi rác công nghệ, không tăng thu được ngân sách bởi hành vi chuyển giá của doanh nghiệp Những tác động tích cực từ FDI có thể mang đến cho nước sở tại như bổ sung lượng vốn đầu tư phát triển, nâng cao trình độ công nghệ, học hỏi kỹ năng quản lý là những lợi ích không phải hiển nhiên, hay có thể tự chuyển đổi thành tác động lan toả tới nước sở tại. Quá trình chuyển đổi này đòi hỏi nước sở tại phải có đủ năng lực để hấp thụ lợi ích. Năng lực này được gọi là khả năng hấp thụ vốn FDI. Nunnemkamp (2004) đã chỉ ra rằng nền kinh tế của các quốc gia cần đạt được ở một trình độ tối thiểu trước khi nghĩ đến việc khai thác được lợi ích của vốn FDI. Nếu nền kinh tế ở mức thấp, các nước sở tại sẽ không đạt được kì vọng từ việc thu hút vốn FDI. Năm 2005, Girma cũng khẳng định nước sở tại có khả năng hấp thụ vốn FDI càng lớn thì càng có cơ hội tăng hiệu quả của tác động tràn từ các MNC đến các doanh nghiệp nội địa. Blomstrom và các đồng sự (1994) cũng có quan điểm tương tự rằng vốn FDI chỉ có tác động tích cực khi nước sở tại có đủ khả năng. Khả năng hấp thụ là một khái niệm trừu tượng và phức tạp. Khái niệm này được đề cập đến đầu tiên bởi Cohen và Levinthal. Theo Cohen và Levinthal, 1989, khả năng hấp thụ là khả năng của một doanh nghiệp, một lĩnh vực hay một khu vực trong việc hấp thụ và khai thác các kiến thức từ môi trường bên ngoài. Nó ám chỉ khả năng của đối tượng được tiếp nhận. Đối tượng tiếp nhận ở đây có thể là một tổ chức ở góc độ một doanh nghiệp, hay một quốc gia, một khu vực. Năm 2000, Kalotay đã đưa ra khái niệm về khả năng hấp thụ đứng ở góc độ nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo đó, khả năng hấp thụ vốn FDI chính là lượng FDI tối đa mà nền kinh tế nước sở tại có thể tiếp nhận và đồng hoá hay hoà nhập vào nền kinh tế một cách hiệu quả. Yếu tố bên ngoài chính là nguồn vốn FDI. Nguồn vốn FDI được kỳ vọng đem lại những thúc đẩy cho nền kinh tế nước sở tại. Nhưng nó bị hạn chế bởi khả năng hấp thụ của nước sở tại. Khả năng này được thể hiện qua quá trình tiếp nhận, đồng hoá và sử dụng nguồn vốn FDI một cách hiệu quả. Tuỳ thuộc vào thực trạng của nước sở tại, mức độ hấp thụ lượng vốn FDI là không giống nhau giữa các quốc gia. Và có thể thấy rõ sự khác biệt giữa khả năng hấp thụ và việc thu hút vốn FDI. Với việc thu hút vốn FDI, sẽ là rất 171
- khó để có thể xác định được ngưỡng của lượng vốn thu hút vào, nhưng xem xét ở góc độ khả năng hấp thụ sẽ chỉ ra cho nước sở tại xác định được ngưỡng tối đa với lượng vốn FDI. Trong khái niệm của Kalotay (2000), khái niệm này tập trung vào chỉ ra biểu hiện của khả năng hấp thụ hơn là đưa ra luận giải về khái niệm khả năng hấp thụ. Theo đó thì khả năng hấp thụ vốn FDI được biểu hiện là lượng vốn FDI lớn nhất mà nước sở tại có thể hấp thụ được. Theo quan điểm của tác giả, khả năng hấp thụ vốn FDI cần được hiểu cụ thể là khả năng của nước sở tại trong việc tiếp nhận nguồn vốn FDI, đồng hoá và triển khai được nguồn vốn này vào trong nền kinh tế. Từ việc hấp thụ tốt lượng vốn FDI vào trong nền kinh tế, từ đây là tiền đề cơ sở giúp cho nước sở tại có thể tiếp tục tiếp nhận được nhiều hơn nữa lợi ích do luồng vốn FDI mang lại cho cả nền kinh tế hay cho chính bản thân các doanh nghiệp nội địa. Từ khái niệm này có thể thấy rằng, khả năng hấp thụ vốn FDI bản chất là khả năng nền kinh tế sở tại có thể tiếp nhận được bao nhiêu lượng vốn FDI, và từ đó nước sở tại có khả năng chuyển đổi, khai thác được bao nhiêu lượng vốn ngoại này để mang lại những lợi ích, đạt được mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra trước đó. Như vậy, để có thể tiếp nhận được lợi ích từ nguồn vốn FDI, các nước sở tại cần tăng cường khả năng tiếp thu, đồng hoá, khả năng biến đổi và vận dụng nguồn vốn FDI này. Các nghiên cứu trên thế giới đã nhận định nhiều nhân tố tác động tới khả năng hấp thụ vốn FDI như: Trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, độ mở cửa của nền kinh tế, thể chế chính sách, kết cấu hạ tầng, và quy mô nền kinh tế. Sự phát triển của thể chế kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ lợi ích từ hoạt động FDI. Theo Kalotay (2002) thể chế kinh tế bao gồm các chính sách đầu tư và thủ tục hành chính, còn theo Durham (2004) thể chế kinh tế được thể hiện ở các quy định trong kinh doanh, sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tham nhũng. Durham (2004) đã nghiên cứu các nước có hệ thống pháp lý chặt chẽ, hiệu quả có khả năng ảnh hưởng đến FDI một cách tích cực. Nunnemkamp (2004) đã chỉ ra rằng thể chế kinh tế là một nhân tố quan trọng cần phải hoàn thiện để hấp thụ lợi ích của FDI. Thể chế kinh tế theo cách hiểu phổ biến là hệ thống các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Thể chế kinh tế sẽ bao gồm các quy tắc luật lệ về kinh tế và gắn liền với nó là các chế tài xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế và cơ chế vận hành nền kinh tế. Thể chế của nước sở tại có thể tác động trực tiếp tới cả 2 thành phần của KNHT. Chính sách ưu đãi tác động tới chất lượng của vốn FDI. Nước sở tại có thể sử dụng các chính sách ưu đãi để hướng tới các nhà đầu tư nước ngoài từ các quốc gia phù hợp, giúp nâng cao trình độ phát triển hoặc có thể sử dụng ưu đãi để hướng tới phát triển các lĩnh vực kinh tế mong muốn hoặc khu vực quan trọng. Bên cạnh đó, các quy định, chính sách của Chính phủ trong việc thúc đẩy gắn kết khu vực FDI với khu vực trong nước, hay chính sách khuyến khích sự lan toả FDI cũng tác động tới khả năng hấp thụ vốn FDI của nước sở tại. Các chính sách này nhằm tăng cường khả năng RAC, giúp cho nước sở tại dễ dàng chuyển đổi từ cam kết đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thành nguồn vốn đi vào thực hiện cũng như khả năng khai thác lợi ích của vốn FDI để đem lại những lợi ích cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, điều đầu tiên các nhà đầu tư quan tâm đó là tỷ suất sinh lời và quyền sử dụng lợi nhuận tạo ra. Khi các quốc gia có quyền bảo đảm tài sản, có chính sách bảo vệ nhà đầu tư ngoại thì họ sẽ cảm thấy an toàn, không lo sợ bị quốc hữu hoá hay tịch thu tài sản. Từ đó họ có thể an tâm mở rộng sản xuất kinh doanh tại nước tiếp nhận. Điều này mang lại lợi ích cho nước sở tại (Giúp nước sở tại có thể gia tăng khả năng tiếp nhận luồng vốn FDI). Trong giai đoạn triển khai, nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành các giao dịch với nước sở tại để xin cấp các giấy phép trong các hoạt động như góp vốn, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản, tuyển 172
- dụng lao động, nhập khẩu máy móc thiết bị Quá trình giao dịch với cơ quan hành chính nước sở tại được thuận lợi sẽ giúp dự án dễ dàng triển khai, gia tăng khả năng chuyển đổi vốn FDI. Nếu hệ thống hành chính không rõ ràng, minh bạch, nhũng nhiễu sẽ làm nản lòng nhà đầu tư, họ sẽ khó triển khai dự án và sẽ không mang lại lợi ích gì cho nước sở tại. Trong quá trình vận hành, các doanh nghiệp FDI sẽ thường xuyên liên hệ với chính quyền nước sở tại trong quá trình giao dịch với các chi nhánh nước ngoài, chuyển lợi nhuận về nước, kê khai và nộp thuế. Sự nhũng nhiễu của bộ phận hải quan có thể làm phát sinh chi phí cho các doanh nghiệp FDI, làm giảm hiệu quả cũng như động lực mở rộng sản xuất kinh doanh tại nước tiếp nhận. Durham (2002) cũng từng chỉ ra rằng, nước sở tại có được hệ thống tiêu chuẩn pháp lý cao thì có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp FDI tốt hơn, qua đó nâng cao được khả năng hấp thụ vốn FDI. Tương tự, Nunnemkap (2004) cũng đã kết luận rằng, các nước sở tại cần phát triển thể chế chính sách để hấp thụ lợi ích từ nguồn vốn FDI một cách hiệu quả. Khi các doanh nghiệp được sự hỗ trợ từ phía nước sở tại, họ sẽ dễ dàng kinh doanh và phát triển hoạt động của họ tại thị trường mới, gia tăng vốn đầu tư từ lợi nhuận để lại hoặc từ kế hoạch mở rộng chi nhánh. 3. THỰC TRẠNG YẾU TỐ THỂ CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG HẤP THỤ VỐN FDI Hơn 30 năm thu hút, Việt Nam đã thường xuyên hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn triển khai dự án, nhà đầu tư cần phải tiến hành nhập khẩu hàng hoá để tạo tài sản cố định cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bắt đầu tư năm 1991, Việt Nam đã dỡ bỏ thuế quan, cho phép miễn thuế nhập khẩu với háng hoá của doanh nghiệp nước ngoài nhằm tạo tài sản cố định, hay miễn thuế với các nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài. Từ sau năm 2005 hàng loạt các luật được sửa đổi như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam hơn. Theo đó, tiền thuê đất của các doanh nghiệp được giảm tới 50% (2011–2014) và ở một số lĩnh vực còn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, hay khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong các KCN, KKT, KCNC; thuế GTGT trung bình của Việt Nam là 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm xuống từ 25% xuống còn 22%, đây là mức thuế tương đồng và có lợi hơn một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan (20%), Trung Quốc, Indonesia, Malaysia (có mức thuế suất 25%), Philippine, Myanma với mức thuế suất trên 30% và thuế GTGT 12%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có mức thuế thấp. Bên cạnh đó, việc thực hiện các thủ tục hành chính một cửa và ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thuế điện tử, giúp cho hệ thống vận hành thông suốt, quá trình thông quan hàng hoá cũng tự động. Quá trình cải các hành chính của Việt Nam, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan đã có những tác động tích cực đến khả năng hấp thụ vốn FDI. Cụ thể như trong hình 1, thời gian để tiến hành các thủ tục về xin giấy phép đầu tư hay đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế đều có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2010–2019. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, các dự án FDI cũng gặp không ít khó khăn. Đầu tiên là những vướng mắc liên đến hệ thống luật pháp, sự thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành dẫn tới việc chậm trễ trong giải phóng mặt bằng. Một thực tế là việc quy hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa được đồng bộ và phù hợp với chiến lược phát triển nói chung của cả nước. Theo quy định, chính quyền địa phương sẽ có trách nhiệm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sạch cho các nhà đầu tư để triển khai. Nhưng trên thực tế không phải dự án nào cũng làm được như vậy. Các dự án đều có sự tham gia của nhà đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng. Do việc nếu địa phương sử dụng ngân sách của nhà nước để đền bù và thu hồi đất là rất phức tạp, cùng với đó là mức đền bù theo quy định của Nhà nước không đáp ứng được yêu cầu của người dân. Thêm vào đó là nguồn ngân sách còn hạn chế, nếu phải chi một số tiền rất lớn để giải phóng mặt bằng, lấy về 173
- nguồn đất sạch cho các dự án, thì phải nhiều năm sau mới có thu ngân sách nếu dự án thực sự đi vào triển khai. Việc đền bù và thu hồi đất, tái định cư cho người dân đang là một trong những khó khăn lớn nhất đối với việc triển khai các dự án, đặc biệt là những dự án FDI có quy mô sử dụng đất lớn. Hình 1: Thời gian cần thiết để các doanh nghiệp FDI hoàn tất các thủ tục gia nhập thị trường Nguồn: PCI 2019 Đầu năm 2015, trong hội nghị giao ban tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai một số dự án FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đưa ra con số 37/147 dự án FDI trên địa bàn bị chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đất chậm. Một số dự án gặp vướng mắc trong việc đền bù thu hồi đất như dự án đô thị trung tâm Tây Hồ Tây, khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn 2, khu đô thị C2 Gamuda, trường quốc tế Grammar School, Khu nhà ở của công ty Togi Việt Nam Các dự án khu công nghiệp Bắc Thường Tín, dự án Trấn Sông Hồng, hay khu nhà sinh thái VIT – Tiền Phong thì chờ quy hoạch phân khu. Trong các dự án này, có tới 12 dự án phải đợi chờ quy hoạch, có những dự án đợi tới 10 năm, 20 năm gây ra nhiều bức xúc cho doanh nghiệp. Có những dự án còn chỉ vướng 4% mặt bằng nhưng kéo dài trong nhiều năm vẫn chưa có phương án giải quyết gây ra sự chậm trễ. Một ví dụ điển hình nữa là của dự án Saigon Atlantis Hotel được cấp giấy chứng nhật đầu tư năm 2007 tại Thành phố Vũng Tàu, với tổng vốn đầu tư đăng ký ban đầu là 300 triệu USD, sau đó 2 năm có điều chỉnh tăng vốn lên 4,1 tỷ USD. Dự án được đầu tư bởi tập đoàn Winvest LLC, Hoa Kỳ, với mục đích xây dựng một tổ hợp du lịch giải trí đa năng tại phường 11 và 12 thành phố Vũng Tàu. Sau nhiều năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chủ đầu tư vẫn chưa được bàn giao đất như cam kết. Mặc dù chủ đầu tư đã phải ứng trước 98 tỷ đồng vào ngân sách để giải phóng mặt bằng, nhưng đến cuối năm 2012 mới được tỉnh bàn giao 87/297,3 ha đất. Khó khăn trong việc tiếp tục dự án lại nổi lên đó là vấn đề tính giá thuê đất khi mà thời điểm nhà đầu tư nộp tiền và thời điểm địa phương giao đất có sự khác biệt lớn về giá thuê. Các chính sách đưa ra với mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy, tăng cường khả năng hấp thụ vốn FDI, tuy nhiên vấn đề thực thi chính sách cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả vốn FDI cũng như lợi ích từ vốn FDI mà Việt Nam nhận được. 174
- Vấn đề tham nhũng của Việt Nam luôn bị đánh giá rất thấp. Theo tổ chức minh bạch thế giới, chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI ở mức rất thấp. So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có mức độ tham nhũng cao. Năm 2017, chỉ số tham nhũng của Việt Nam chỉ đạt 35 điểm xếp thứ 107/180, trong khi đó Thái Lan và Indonesia đều đạt 37 (96/180), Malaysia 47 điểm (62/180), cao nhất là Singapore 84 điểm (6/180). Chỉ số tham nhũng của Việt Nam chỉ nhỉnh hơn các quốc gia Philippine, Campuchia, Lào và Myanma. Mức độ tham nhũng cao gây cản trở hoạt động của các doanh nghiệp FDI, tác động xấu tới kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các nhà đầu tư ngoại. Từ đó có những ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam. Bảng 1: Kết quả các câu hỏi về tham nhũng trong điều tra PCI Đơn vị: (%) Loại chi phí không chính thức (tỷ lệ doanh nghiệp trả tiền bôi trơn hoặc trả lời đồng ý với các nhận định) Trả chi phí Trả chi phí Trả chi phí Không sử Công việc được Sử dụng không chính không chính không chính dụng toà án giải quyết sau quy định Năm thức khi xin thức khi thực thức khi làm vì lo ngại khi trả chi phí để nhũng giấy phép đầu hiện các thủ thủ tục thông tình trạng không chính nhiễu tư tục đất đai quan. “chạy án” thức 2010 18,5 64,9 32,0 9,3 48,0 2011 9,9 52,9 23,9 5,2 46,1 2012 9,0 56,2 24,2 13,1 54,7 2013 19,7 58,6 44,0 14,5 59,0 2014 17,2 66,2 59,9 21,9 58,2 2015 28,7 66,5 58,8 23,9 59,1 2016 24,7 45,8 56,4 49,7 18,7 45,3 2017 NA 44,9 53,0 44,6 18,9 50,3 2018 NA 39,9 44,4 36,5 14,3 49,0 2019 NA 32,5 42,5 33,7 14,9 44,5 Khoản chi cho chi phí không chính thức (phần trăm trong tổng thu nhập) Năm 0% 10% 2010 21,8 40,4 16,7 11,4 7,0 2,6 2011 30,2 33,7 20,0 7,7 6,7 1,6 2012 30,0 41,0 17,4 8.3 2,6 0,8 2013 19,7 48,5 18,3 8.7 3,1 1,7 2014 18,7 42,7 20,4 11.8 4,5 1,9 2015 16,4 44,5 18,2 12,8 6,4 1,8 2016 25,9 43,9 15,2 8,8 4,1 2,1 2017 31,3 41,1 14,4 6,8 3,8 2,6 2018 37,5 39,8 14,6 4,8 1,8 1,6 2019 36,6 40,0 13,1 6,0 2,8 1,4 Nguồn: Báo cáo PCI 2019 175
- Bảng 1 thống kê kết quả điều tra các doanh nghiệp FDI về tình trạng tham nhũng của Việt Nam trong bộ điều tra PCI của VCCI giai đoạn 2010–2019. Các câu hỏi đưa ra bao gồm những vấn đề về việc doanh nghiệp có trả tiền bôi trơn khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh, thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu (trong đó bao gồm cả hàng hoá tạo tài sản cố định), thực hiện thủ tục hành chính, và khi giải quyết tranh chấp tại toà án. Kết quả thu được khá phù hợp với xếp hạng về chỉ số tham nhũng của Việt Nam do TI công bố. Tỷ lệ các doanh nghiệp chi trả cho các hoạt động có xu hướng tăng lên và trong đó số các doanh nghiệp chi trả cho chi phí bôi trơn để thông quan hàng hoá ở mức cao, luôn trên 50%. Số lượng doanh nghiệp chi trả cho việc xin cấp phép đầu tư/đăng ký kinh doanh có xu hướng tăng. Và đặc biệt, chi phí cho hoạt động bôi trơn có xu hướng tăng khi tỷ lệ chi trả này chiếm trên 10% trong tổng thu nhập của doanh nghiệp. Những vấn đề tham nhũng này sẽ làm giảm ảnh hưởng có ích từ các chính sách ưu đãi thuế quan, khiến cho khả năng tiếp nhận và chuyển đổi nguồn vốn FDI vào trong nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp các nhà đầu tư đến từ các quốc gia có quy định nghiêm ngặt về hành vi tham nhũng như Hoa Kỳ và các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Đây có thể là một lý do lý giải cho việc số lượng các dự án FDI đến từ các nước phương Tây còn ở mức tương đối thấp. 4. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ẢNH HƯỞNG Để xem xét ảnh hưởng của yếu tố thể chế tới khả năng hấp thụ vốn FDI, tác giả sử dụng mô hình kiểm định sau: AC(i,t)= + Ins(i,t +*Tech(i,t)) + *Inf(i,t) + *Lb(i,t) + *OP(i,t) + *Mz(i,t) trong đó: Các chỉ số i: quốc gia; t: năm AC: Khả năng hấp thụ; Ins: Thế chế; Tech: Trình độ công nghệ; Inf: Kết cấu hạ tầng Lb: Nguồn nhân lực; OP: Mức độ mở cửa thị trường; Mz: Quy mô thị trường Khi sử dụng số liệu của 54 quốc gia có nền kinh tế đang phát triển (trong đó có Việt Nam) trong giai đoạn 2007–2019, tác giả thấy yếu tố thể chế có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng hấp thụ vốn FDI2. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm. Khi sản phẩm đến giai đoạn suy thoái, công nghệ lỗi thời và lạc hậu, các công ty có xu hướng đẩy những công nghệ đó sang các quốc gia kém phát triển hơn để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Ở những quốc gia đang phát triển, để giải quyết bài toán về vốn, về việc làm, trong hoạt động thu hút vốn FDI các quốc gia chú trọng nhiều vào vấn đề số lượng mà chưa quan tâm tới chất lượng dự án. Vậy nên các dự án FDI với công nghệ lạc hậu, sử dụng nguồn tài nguyên, gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường dễ dàng được tiếp nhận đầu tư. Ở chiều ngược lại, khi tác giả kiểm định mô hình với mẫu là 32 quốc gia có nền kinh tế phát triển, thì kết quả cho thấy biến thể chế có tác động thuận chiều với khả năng hấp thụ vốn FDI3. Sự minh bạch và thuận lợi của cơ chế chính sách thúc đẩy cho các dự án FDI có chất lượng 2 Hệ số ước lượng là –0,7188598 với P–value dưới mức 1%. 3 Hệ số ước lượng là 8,852497 với P–value dưới mức 1%. 176
- vận hành tốt hơn. Theo số liệu thu hút vốn FDI của Việt Nam phân theo đối tác đầu tư, gần 76% lượng vốn đầu tư đến từ các quốc gia châu Á. Trong thị trường châu Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Hồng Kông, Thái Lan là những quốc gia có lượng vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam. Lượng vốn từ các quốc gia có công nghệ nguồn như Mỹ và EU vẫn còn ở mức thấp. 5. GỢI Ý GIẢI PHÁP CẢI THIỆN YẾU TỐ THỂ CHẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG HẤP THỤ VỐN FDI THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM Nhận thấy được những cơ hội cũng như những vấn đề trong thực trạng thu hút FDI sau ba thập kỷ, trong dự thảo định hướng chiến lược thu hút FDI đến năm 2030 đã nêu rất rõ mục đích thu hút FDI thế hệ tiếp theo nhằm tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đến năm 2030, tăng tỷ trọng FDI có giá trị gia tăng cao và đặc biệt là nâng cao hiệu ứng lan toả bền vững từ doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp nội địa. Dự thảo cũng nhấn mạnh về phương hướng thu hút FDI sẽ chuyển từ thu hút các nhà đầu tư phù hợp với điều kiện Việt Nam sang phát triển các điều kiện phù hợp để hướng tới các loại hình đầu tư mà Việt Nam cần trong tương lai. Mục đích là hướng tới các lĩnh vực “thế hệ mới” có trình độ công nghệ, kỹ năng cao, nhằm tối đa hoá các hiệu ứng lan toả và giá trị gia tăng của FDI. Để thực hiện được mục tiêu hấp thụ vốn FDI thế hệ mới, cải cách thế chế là những bước đi quan trọng cần làm đầu tiên. Trước hết cần điều chỉnh chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. Hiện chính sách ưu đãi của Việt Nam còn dàn trải, chưa có định hướng vào những ngành nghề thực sự mang lại giá trị công nghệ cao. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ chưa tạo động lực thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Chính sách ưu đãi cần đa dạng hoá và cụ thể hoá thành các tiêu chí theo quy mô, lĩnh vực, ngành, nghề, sản phẩm, phạm vi, trách nhiệm xã hội được ưu đãi, các minh chứng và quy trình báo cáo cơ quan quản lý để thực hiện ưu đãi. Ngoài ra, cần áp dụng một cơ chế ưu đãi linh hoạt, bao gồm cả biện pháp phi tài chính trên cơ sở đàm phán với nhà đầu tư nhằm tăng cường KNHT dòng vốn FDI từ các đối tác tiềm năng, TNCs trong một số dự án đặc biệt quan trọng, tác động lớn đến kinh tế – xã hội, có tính lan toả cao. Tiếp đến là nâng cao chất lượng thẩm định và định hướng tiếp nhận dự án FDI phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Việc cấp phép cho các dự án FDI không đảm bảo tính khả thi cũng như không phù hợp với khả năng của địa phương đã đẩy tới thực trạng các dự án không triển khai, gây lãng phí nguồn lực, điều này làm giảm khả năng chuyển đổi vốn FDI. Chất lượng các dự án FDI được cấp phép cao, giúp cho khả năng chuyển đổi tăng, từ đó làm tăng lượng vốn FDI thực hiện trong nền kinh tế, gia tăng KNHT vốn. Mặc dù yếu tố thể chế có tác động nghịch chiều với khả năng hấp thụ vốn FDI, nhưng việc nâng cao chất lượng thẩm định sẽ làm minh bạch quá trình rà soát chất lượng dự án FDI, giúp Việt Nam có thể tiếp nhận những dự án FDI thế hệ mới. Các địa phương cần có quy hoạch cụ thể, phù hợp với chiến lược chung của cả nước. Đối với các cán bộ thẩm định, cần phải có cơ chế đánh giá hiệu quả KPI để nâng cao trách nhiệm trong hoạt động thẩm định dự án. Giúp cho việc sàng lọc dự án được chính xác và hiệu quả. Cuối cùng, cải cách hệ thống chính sách nhằm đáp ứng điều kiện kinh doanh trong môi trường kinh doanh 4.0. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước về hoạt động FDI. Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin quốc gia về hoạt động FDI. Xây dựng và tích hợp thông tin quản lý chuyên ngành như: lao động, ngoại hối, đất đai, xây dựng, thuế, tài chính, hải quan, visa vào hệ thống thông tin quốc gia về hoạt động FDI thành dữ liệu lớn (Big Data) để thực hiện dịch vụ công trực tuyến và quản lý nhà nước về hoạt động FDI. Các bộ, ngành liên quan và địa phương vừa khai thác, vừa có trách nhiệm đóng góp dữ liệu cho hệ thống. 177
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Blomstrom, M. (1986), Foreign investment and productive efficiency: The case of Mexico, Journal of industrial economics, 15:97–110. 2. Bùi Thị Lành (2020), Bản thảo Luận án: Nhân tố ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam, Trường đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Cohen, W. M., & Levinthal, D. A. (1990). Absorptive capacity: A new perspective on learning and innovation. Administrative Science Quarterly, 35(1), 128–152. 4. Kalotay, K. (2000), Is the sky the limit? The absorptive capacity of central Europe for FDI, Transnacional Corporations, 9(3). 5. Lim, E. G., (2001), Deerminants of, and the relation between, foreign direct investment and growth: A summary of the recont literature, International Monetary Fund Working Papers, 01/175. 6. Zahra. A.S. and George. G. (2002), Absorptive capacity: A review, reconceptualization, and extension, Academy of Management review, 27(2): 185–203. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Dự thảo chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018–2030, Documents/ Dự%20thảo%20Chiến%20lược%20thu%20hút%20FDI%20giai%20đoạn%202018– 2030.pdf, 16h ngày 8.4.2019. 178