Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 2360
Bạn đang xem tài liệu "Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviec_lam_va_thu_nhap_cua_lao_dong_nong_thon_da_qua_dao_tao_n.pdf

Nội dung text: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ EMPLOYMENT AND INCOME OF RURAL LABOR TRAINED IN HUONG THUY TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà CN. Phạm Thị Trang Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Trong giai đoạn 2011 – 2014, thị xã Hương Thủy đã triển khai thực hiện Quyết định 1956 QĐ/TTG ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đã có 19 lớp đào tạo nghề và 842 nông dân được đào tạo tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng và ngành nghề dịch vụ. Kết quả điều tra 90 học viên từ các lớp đào tạo nghề cho thấy: 56,67% số người học đã tìm được việc làm mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất, tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc tăng từ 52,77% lên 59%, thu nhập của những người tìm được việc làm tăng 5,2 triệu đồng/người/năm. Có 3 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập của những lao động đã qua đào tạo nghề. Đó là (1) Công tác đào tạo nghề; (2) Năng lực của bản thân người lao động và (3) Các yếu tố bên ngoài. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra 04 nhóm giải pháp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề. Từ khóa: thu nhập lao động, việc làm, giải pháp, đào tạo nghề Abstract In the period of 2011 – 2014, Huong Thuy town has implemented Decision No 1956 QD/TTg dated 27/11/2009 of the Prime Minister on vocational training for rural workers. There have been 19 vocational training courses and 842 trained farmers focusing on the fields of agriculture, industry and construction and handicraft and service. The results of the survey of 90 trainees from the vocational training classes show that 56,67% of learners have found new jobs or expanded their production scale, their working time utilization rate increased from 52,77% to 59%, income of people finding jobs increased by 5,2 million VND/person/year. There are three main groups of factors that affect the ability to find jobs and increase the income of trained workers. It is (1) vocational training; (2) capacity of workers themselves and (3) economic environment. On that basis, the article has proposed four groups of solutions to create jobs, increase income for trained rural workers. Key words: Income from employment, employment, solutions, training 749
  2. 1. Đặt vấn đề Quyết định 1956/QĐ– TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 1956) về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến nay đã được thị xã Hương Thủy thực hiện 6 năm. Theo số liệu thống kê của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2010 đến 2014, số lao động được đào tạo nghề theo đề án là 842 người [2], nhiều lao động sau khi học nghề đã tìm được việc làm mới hoặc cải thiện thu nhập. Bên cạnh những kết quả trên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: ngành nghề lựa chọn để đào tạo còn mang tính truyền thống, chưa có tính đột phá; thời gian đào tạo chưa hợp lý; ý thức của người học chưa cao những vấn đề trên đã hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm và cải thiện thu nhập của lao dộng sau đào tạo nghề. Thực trạng trên đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề:“Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục tiêu của bài viết nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn (LĐNT) đã qua đào tạo nghề theo Quyết định 1956 ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối tượng nghiên cứu của bài viết tập trung vào các đối tượng là lao động nông thôn đã tham gia các lớp đào tạo nghề theo Quyết định 1956. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong bài viết bao gồm: phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp 90 lao động đã qua đào tạo nghề theo Quyết định 1956 ở 7 xã/phường của thị xã Hương Thủy (Thủy Phương (10), Thủy Vân (11), Thủy Châu (20), Thủy Phù 10), Thủy Lương (12), Thủy Bằng (19) và Phú Sơn (8)); Phương pháp so sánh dùng để so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu trước và sau đào tạo nghề; phương pháp hạch toán dùng để hạch toán công lao động và thu nhập của lao động; phương pháp phân tích ANOVA để nghiên cứu sự khác biệt trong cách đánh giá của người phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động sau đào tạo nghề. 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.1. Khái quát về công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956 ở thị xã Hương Thủy giai đoạn 2010-2014 Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho LĐNT được thị xã Hương Thủy xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo [2]. Sau khi có Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, Quyết định số 2453/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020, UBND thị xã Hương Thủy đã xây dựng Đề án 01 ngày 18 tháng 10 năm 2011 về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 và ban hành Quyết định về giao chỉ tiêu đào tạo nghề hàng năm cho các xã, phường. Đồng thời, UBND thị xã đã có Quyết định số 1749/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2012 về việc thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Quyết định số 750
  3. 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 [6]. UBND thị xã đã chỉ đạo cho Phòng Lao động, Thương binh & Xã hội phối hợp với các xã, phường tuyên truyền, tư vấn học nghề đến người dân; tiến hành khảo sát lựa chọn nghề phù hợp, có khả năng thu hút được nhiều lao động; phối hợp với các doanh nghiệp để xác định nhu cầu sử dụng lao động; chỉ đạo, xem xét những ngành nghề có thể phát triển ở các địa phương để lên kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề cho người dân [2]. Với những nỗ lực trên, giai đoạn 2011-2014, Thị xã Hương Thủy đã tổ chức được 19 lớp đào tạo nghề cho nông dân theo tinh thần Quyết định 1956 gồm: Lĩnh vực nông nghiệp (6 lớp), công nghiệp - xây dựng (10 lớp) và du lịch dịch vụ (3 lớp). Thời gian đào tạo ngắn hạn là phổ biến. Trong đó, có 2 lớp có thời gian đào tạo dưới 3 tháng và 17 lớp có thời gian đào tạo trên 3 tháng [2]. Tổng số học viên được đào tạo nghề trong giai đoạn này là 842 người. Theo thời gian đào tạo: có 776 người được đào tạo trên 3 tháng và 66 người được đào tạo dưới 3 tháng; theo ngành nghề: 154 học viên được đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, 390 học viên được đào tạo nghề trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và 298 người được đào tạo trong lĩnh vực dịch vụ [2]. Các lớp học trên được đào tạo bởi 12 đơn vị. Đó là Cao đẳng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế, 03 trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề của Thanh niên và của Hội nông dân, Trường Trung học Giao thông vận tải, các công ty Lâm sản Hương Giang, Công ty Dệt may Phú Hòa, Công ty cổ phần Tiến Phát 2.2. Thực trạng việc làm và thu nhập của lao LĐNT đã qua đào tạo nghề qua số liệu điều tra ở thị xã Hương Thủy 2.2.1. Sự thay đổi việc làm Để làm rõ hơn về thực trạng công tác đào tạo nghề và tác động của nó đối với việc làm và thu nhập của những lao động đã qua đào tạo nghề, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 90 đối tượng ở 7 xã/phường. Kết quả điều tra cho thấy, đối với lĩnh vực nông nghiệp, các ngành nghề đào tạo chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kĩ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; kĩ thuật trồng nấm (nấm ăn và nấm khác), kĩ thuật trồng hoa và cây cảnh; đối với lĩnh vực công nghiệp tập trung chủ yếu vào nghề may công nghiệp, làm chổi đót; đối với lĩnh vực dịch vụ chủ yếu tập trung dạy kĩ thuật chế biến món ăn. Kết quả điều tra cho thấy, trước đào tạo nghề (Trước ĐT), có 8 lao động đang ở tình trạng thất nghiệp nhưng sau đào tạo nghề (Sau ĐT) cả 90 lao động điều tra đều có việc làm. Về tình trạng việc làm, trong số 90 lao động điều tra có 51 người thay đổi việc làm sau khi được đào tạo nghề. Trong đó, 27 người đã tìm được việc làm mới (từ làm nông nghiệp, chuyển sang trồng nấm (10 lao động), trồng hoa cây cảnh (8 lao động), may công nghiệp (7 lao động), chế biến món ăn và làm chổi đót); 24 lao động vẫn làm công việc cũ nhưng quy mô việc làm lớn hơn (tập trung chủ yếu vào các lao động làm nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng hoa cây cảnh); có 39 lao động không thay đổi việc làm tập trung 751
  4. chủ yếu vào 2 lĩnh vực đào tạo chính là trồng và chăm sóc cây cảnh và kĩ thuật nấu ăn. Tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết, đối với nghề chăm sóc cây cảnh, thời gian đào tạo quá ngắn (3 tháng) lại không có đủ điều kiện để thực hành các kĩ thuật cắt tỉa và chăm sóc cây cảnh; đối với các lớp dạy kĩ thuật chế biến món ăn thì học viên chỉ có thể áp dụng để chế biến món ăn cho gia đình. Để biến nó thành một nghề thì còn phải có các điều kiện khác như: vốn, mặt bằng Bảng 1: Sự thay đổi việc làm của lao động điều tra ĐVT: Người So sánh Chỉ tiêu Trước ĐT Sau ĐT ± % 1. Theo địa điểm 82 90 8 109,8 - Làm tại nhà 72 70 -2 97,2 - Tại Thị xã (xã) 9 19 10 211,1 - Ngoài Thị xã 1 1 0 100,0 2. Theo lĩnh vực hoạt động 82 90 8 109,8 - Thuần nông 19 15 -4 78,9 - Nông kiêm 50 55 5 110,0 - Ngành nghề, dịch vụ 13 20 7 153,8 3. Theo vị thế việc làm 82 90 8 109,8 - Lao động gia đình 70 71 1 101,4 - Làm công ăn lương 12 19 7 158,3 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 Tìm hiểu sâu hơn về sự thay đổi việc làm theo địa điểm làm việc, lĩnh vực hoạt động và vị thế việc làm, kết quả điều tra cho thấy: Theo địa điểm làm việc, trước đào tạo nghề, 88% số lao động điều tra làm việc tại nhà, sau khi đào tạo nghề số làm việc tại nhà giảm xuống chỉ còn 78%, trong khi đó đã có một số lao động đã tham gia vào thị trường việc làm ở huyện và tỉnh. Theo lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực hoạt động trong nông nghiệp rất đa dạng và phong phú. Để thuận tiện cho việc phân tích, chúng tôi đã gom các hoạt động trong nông nghiệp thành 3 nhóm là thuần nông (là những lao động chỉ thuần túy tham gia vào các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi), nông kiêm (là những lao động vừa tham gia vào hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, vừa tham gia vào các ngành nghề và dịch vụ) và chuyên ngành nghề dịch vụ (NN-DV)(ứng với các lao động chỉ tham gia vào các lĩnh vực ngành nghề, dịch vụ, không tham gia các hoạt động nông nghiệp). Kết quả tổng hợp cho thấy, số lao động thuần nông chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm từ 23,17% xuống còn 16,67%. Số lao động nông kiêm và ngành nghề dịch vụ chiếm tỷ trọng cao (nông kiêm ngành nghề chiếm 61%; ngành nghề dịch vụ chiếm 22,2%) và có xu hướng tăng. Đặc biệt là ngành nghề dịch vụ tăng từ 15,85% lên 22,22%. Việc làm chủ yếu của lao động nông kiêm là sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, hoa cây cảnh, trồng nấm, chăn nuôi gia súc, gia cầm) kết hợp với làm mộc, nề, nấu dầu chàm, 752
  5. trồng hoa cúc, Đối với lao động chuyên ngành nghề dịch vụ, việc làm chủ yếu của họ là may công nghiệp, làm chổi đót và chế biến thực phẩm Theo vị thế việc làm, đại đa số lao động điều tra là lao động gia đình và làm công ăn lương. Không có lao động nào làm chủ cơ sở sản xuất. 2.2.2. Sự thay đổi thời gian làm việc Khác với lao động trong công nghiệp, việc làm trong nông nghiệp không thường xuyên và đều đặn qua các tháng trong năm. Vì thế, để làm rõ hơn thực trạng việc làm của lao động đã qua đào tạo nghề, chúng tôi đã tiến hành điều tra số công làm được trong năm và tỷ suất sử dụng lao động của những lao động điều tra, kết quả thể thiện ở bảng 2. Bảng 2: Thay đổi thời gian làm việc của lao động trước và sau đào tạo nghề Trước ĐT Sau ĐT Tỷ suất Tỷ suất Nhóm Số lao động Số ngày Số lao động Số ngày sử dụng sử dụng ngành làm việc làm việc lao lao nghề Số b.quân Số b.quân % động % động(*) lượng (ngày) lượng (ngày (%) (%) Thuần 19 23,17 94,38 35,75 15 16,67 110,88 42,00 nông Nông kiêm 50 60,98 126,93 48,08 55 61,11 134,06 50,99 NN-DV 13 15,85 252,62 95,69 20 22,22 247,75 93,84 B.quân 82 100 139,31 52,77 90 100 155,80 59,01 hoặc cộng Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 (*) Tỷ suất sử dụng lao động trong năm được tính bằng tỷ lệ giữa số ngày làm việc thực tế và số ngày có khả năng làm việc trong năm (264 ngày). Số ngày công làm việc thực tế được xác định là ngày làm việc 8 giờ. Số liệu ở bảng 2 cho thấy, có sự thay đổi về thời gian làm việc trong năm nhưng không nhiều. Trước đào tạo, bình quân 1 lao động làm 139,31 ngày (tỷ suất sử dụng lao động 52,77%), sau đào tạo tăng lên mức 155,80 ngày (tỷ suất lao động 59,01%). So sánh từng nhóm lao động, bảng 2 cũng cho thấy, nhóm lao động thuần nông có số ngày làm việc trong năm thấp nhất (94 đến 110 ngày/năm) tương ứng với tỷ suất sử dụng sức lao động trong năm chỉ đạt 35,7% đến 42%. Nhóm ngành nghề, dịch vụ có số ngày làm việc bình quân cao nhất (247 đến 252 ngày/năm), tỷ suất sử dụng sức lao động đạt từ 93,8% đến 95,7%. Sở dĩ nhóm thuần nông có thời gian làm việc trong năm thấp là do quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân 1 lao động thấp (3,59 sào/lao động), lại chủ yếu là trồng lúa, trồng hoa, cây cảnh. Trong khi đó các công việc trồng lúa đã được cơ giới hóa hầu hết, các công việc chăm sóc hoa không thường xuyên. Đối với nhóm ngành nghề, dịch vụ do một số lao động xin được việc làm trong các doanh nghiệp may xuất khẩu, làm thợ nề nên đảm bảo được thời gian tối thiểu 22 ngày công/tháng. 753
  6. Về xu hướng, số ngày làm việc trong năm của nhóm thuần nông và nông kiêm có xu hướng tăng nhưng không đáng kể (nhóm thuần nông tăng từ 94 ngày lên 110,88 ngày; nhóm nông kiêm tăng từ 126,9 ngày lên 134 ngày). Nguyên nhân của hiện tượng trên là do, một số sau khi học nghề về đã mở rộng quy mô việc làm (mở rộng quy mô diện tích trồng nấm, hoa cây cảnh ) nên số công lao động có tăng thêm. Tóm lại, cho dù có sự khác biệt về số ngày làm việc trong từng nhóm lao động nhưng nhìn chung, sau đào tạo nghề, số ngày làm việc bình quân của một lao động có được cải thiện. 2.2.3. Sự thay đổi thu nhập Sự thay đổi việc làm của những lao động được đào tạo nghề tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi thu nhập của họ. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi đã xác định thu nhập của những lao động đã qua đào tạo theo 2 tiêu chí trước và sau khi được đào tạo, cho 2 nhóm đối tượng: lao động không thay đổi việc làm và nhóm lao động có thay đổi việc làm. Việc xác định thu nhập của lao động qua 2 giai đoạn khác nhau chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả. Để đảm bảo tính chất có thể so sánh được của các số liệu điều tra khi xác định thu nhập của lao động, chúng tôi đã cố định yếu tố giá cả (giá đầu vào và đầu ra). Các yếu tố thay đổi sẽ là quy mô khối lượng đầu vào được sử dụng và sản phẩm làm ra. Thời gian tính thu nhập trước đào tạo nghề được xác định là 2010 và sau đào tạo nghề là 2015. Kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng 3. Đối với nhóm không thay đổi việc làm: Thu nhập của nhóm lao động này không thay đổi vì những học viên này không ứng dụng được những kiến thức đã được học vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, mức thu nhập của họ không thay đổi và dao động từ 17 triệu đến 38 triệu đồng/năm. Bảng 3: Biến động thu nhập của lao động đã qua đào tạo nghề Số lượng Trước ĐT Sau ĐT So sánh Ngành nghề (người) (1000đ) (1000đ) +/- Số LĐ không thay đổi việc làm 39 25.184,97 25.184,97 Thuần nông 7 17.730,76 17.730,76 - Nông kiêm 23 22.373,85 22.373,85 - NN-DV 9 38.166,67 38.166,67 - Số LĐ có thay đổi việc làm 51 22.360,20 31.547,54 9.187,34 -Quy mô việc làm 24 28.039,29 31.220,80 3.181,51 Thuần nông 8 18.222,53 22.091,26 3.868,73 Nông kiêm 13 28.012,51 31.202,76 3.190,24 NN-DV 3 54.333,33 55.644,44 1.311,11 -Loại việc làm 27 17.312,13 31.837,98 14.525,85 Thuần nông → N.kiêm 5 23.849,37 27.841,13 3.991,77 Thuần nông → NN-DV 8 - 40.800,00 40.800,00 NN-DV → N.kiêm 1 48.700,00 50.700,00 2.000,00 754
  7. Nông kiêm → Nông kiêm 13 23.036,97 26.409,22 3.372,24 Bình quân hoặc cộng 90 23.584,27 28.790,43 5.206,16 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 Nhóm lao động có thay đổi việc làm: nhóm này lại được phân làm 2 nhóm: nhóm (1) không thay đổi loại việc làm nhưng mở rộng quy mô sản xuất và nhóm (2) thay đổi loại việc làm. Đối với nhóm 1: không thay đổi loại việc làm nhưng mở rộng quy mô sản xuất Sau đào tạo nghề có 24/51 lao động điều tra có sự thay đổi về quy mô việc làm, tức là họ vẫn duy trì công việc hiện tại nhưng mở rộng quy mô sản xuất so với trước khi đào tạo. Điều này dẫn đến thu nhập của họ cũng có sự biến động đáng kể. Thu nhập bình quân của nhóm này tăng từ 28,03 triệu đồng lên 31,22 triệu đồng. Cụ thể, có 8 lao động thuộc nhóm thuần nông có mức thu nhập tăng từ 18,22 triệu đồng lên 22,09 triệu đồng/năm; 13 lao động thuộc nhóm nông kiêm có mức tăng từ 28,01 triệu lên 31,20 triệu đồng và 3 lao động thuộc nhóm ngành nghề - dịch vụ có mức thu nhập tăng từ 54,33 triệu lên 55,64 triệu đồng. Nhóm (2) thay đổi loại việc làm: Sau đào tạo có 27/51 lao động đã chuyển đổi ngành nghề. Trong đó, 5 lao động chuyển từ thuần nông sang nông kiêm (cụ thể có 2 lao động trồng hoa ly, 2 lao động trồng nấm và 1 làm chổi đót), 1 lao động chuyển từ ngành nghề dịch vụ sang nông kiêm (trồng hoa cúc), 8 lao động tìm được việc làm mới (may công nghiệp: 07 lao động; nấu ăn: 01 lao động) và 13 lao động chuyển đổi công việc từ nông kiêm sang trồng nấm, trồng cúc và hoa ly. Ngành nghề có mức thu nhập cao nhất là trồng hoa cúc (50 tr.đ/năm), tiếp đến là may công nghiệp (40 tr.đ/năm). Mức thu nhập thấp nhất là các lao động làm nông kiêm với mức thu nhập đạt 26 đến 27 tr.đ/năm (vừa làm nông, vừa trồng nấm, làm chổi đót ). Xét về mức tăng thu nhập (trước và sao đào tạo nghề) thì nhóm lao động chuyển từ thuần nông sang nông kiêm và nhóm nông kiêm có mức tăng cao nhất (tăng 3,3 đến 3,9 tr.đ). Những phân tích trên cho thấy công tác đào tạo nghề có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của lao động nông thôn. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của LĐNT đã qua đào tạo nghề Việc làm và thu nhập của lao động sau khi được đào tạo nghề phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo quan điểm của tác giả, có 3 nhóm yếu tố chính, đó là (1) Công tác đào tạo nghề; (2) Năng lực của người lao động và (3) Môi trường kinh tế. Để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn những lao động đã qua đào tạo nghề, trực tiếp tham gia học nghề tại địa phương, đưa ra 7 tiêu chí. Các tiêu chí được đánh giá theo thang điểm: 1- Rất ít phù hợp; 2- Ít phù hợp; 3- Bình thường; 4- Phù hợp; 5- Rất phù hợp. 2.3.1. Công tác đào tạo nghề cho LĐNT Công tác đào tạo nghề là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập cho người học bởi tính định hướng của nó. Những yếu tố liên quan đến công tác đào tạo nghề được tổng hợp ở bảng 4. 755
  8. Bảng 4: Đánh giá về công tác đào tạo nghề của người phỏng vấn Điểm đánh giá Ngành STT Nhân tố B.quân Nông Sig. CN-XD nghề, chung nghiệp Dịch vụ 1 Ngành nghề đào tạo 3,10 3,16 3,25 2,67 0,048 2 Phương pháp đào tạo 3,21 3,21 3,50 3,00 0,748 3 Thời gian đào tạo 3,31 3,30 3,75 3,08 0,185 4 Nội dung đào tạo 3,36 3,49 3,25 2,67 0,032 5 Chất lượng đội ngũ đào tạo 3,58 3,56 3,75 3,58 0,340 6 CSVC, thiết bị 3,16 3,19 3,00 3,08 0,093 7 Tài liệu hướng dẫn 3,30 3,33 3,63 2,92 0,066 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy, ở mức ý nghĩa 5% về cơ bản không có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá của các đối tượng phỏng vấn về các tiêu chí liên quan đến công tác đào tạo nghề. Tuy nhiên, có 2 tiêu chí (ngành nghề đào tạo và nội dung đào tạo) có mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, cho thấy, có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá về 2 nội dung trên. Đi sâu tìm hiểu chúng tôi được biết, các đối tượng tham gia vào nhóm ngành nghề, dịch vụ cho rằng các ngành nghề được lựa chọn để đào tạo (nghề nấu ăn và làm chổi đót) chưa thật sự phù hợp bởi cơ hội việc làm cho các nghề này ở địa phương rất hạn chế. Nghề làm chổi đót đang phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn nguyên liệu và sự cạnh tranh với các sản phẩm thay thế. Học kĩ thuật nấu ăn thì quá đơn giản nên không thể mở nhà hàng ngay được. Các nhóm ngành khác lại cho rằng ngành nghề và nội dung đào tạo được lựa chọn đáp ứng được khả năng tìm kiếm việc làm (may công nghiệp, trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh, trồng nấm). Về thời gian đào tạo, hầu hết các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn diễn ra trong khoảng 1,5 đến 3 tháng. Đánh giá chung của người học là thời gian đào tạo như trên về cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên, thời gian đào tạo một số nghề như chăm sóc cây cảnh (3 tháng), kĩ thuật nấu ăn (1,5 tháng), người học cho rằng hơi ngắn; ngược lại nghề làm chổi đót lại hơi dài. 2.3.2. Năng lực của người lao động Năng lực của người học cũng có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả công tác đào tạo. Nó được thể hiện ở trình độ văn hóa, độ tuổi và khả năng về vốn. Kết quả điều tra cho thấy, đại đa số những người học nghề đạt trình độ văn hóa lớp 9 (tốt nghiệp trung học cơ sở), độ tuổi trung bình 43. Với trình độ văn hoá này cộng với kinh nghiệm làm nông trên 20 năm thì họ vẫn có đủ khả năng tiếp thu và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. 756
  9. Bảng 5: Ảnh hưởng của độ tuổi đến việc làm và thu nhập của lao động điều tra Trước ĐT Sau ĐT Số ngày Tỷ suất Số ngày Tỷ suất sử Thu nhập Thu nhập Độ tuổi Số làm việc sử dụng làm việc dụng lao b.quân b.quân LĐ b.quân lao động b.quân động (1000đ) (1000đ) (ngày) (%) (ngày) (%) 40 56 23.537,15 106,30 40,27 25.547,54 118,83 45,01 B.quân 90 23.584,27 125,40 47,50 28.874,76 155,80 59,01 hoặc cộng Nguồn:Số liệu điều tra năm 2016 Đi sâu tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của độ tuổi đến khả năng tìm kiếm việc làm, kết quả phân tổ ở bảng 5 cho thấy: Cả ba nhóm tuổi đều có thu nhập tăng so với trước khi được đào tạo nghề. Trong đó, nhóm 20 - 40 tuổi là nhóm có thời gian làm việc và thu nhập tăng cao nhất so với 2 nhóm còn lại. Nếu trước khi học nghề, thời gian làm việc của nhóm này là 166,66 ngày thì sau đào tạo tăng lên 213,74 ngày, thu nhập tăng lên tương ứng từ 25,14 triệu đồng lên 33,88 triệu đồng, tăng 8,74 triệu đồng. Trong khi nhóm trên 40 tuổi thời gian làm việc chỉ tăng nhẹ từ 106,30 ngày lên 118,83 ngày, thu nhập có tăng nhưng không đáng kể từ 23,38 triệu đồng lên 25,55 triệu đồng. Riêng nhóm lao động dưới 20 tuổi do trước khi tham gia học nghề họ chưa kiếm được việc làm nhưng sau khi học nghề đã tìm được các việc làm trong các khu công nghiệp nên thời gian làm việc và thu nhập cao hơn so với các nhóm tuổi khác (42,00 triệu đồng/năm). Đại đa số người tham gia học nghề đều có ý thức rất cao trong việc học. Họ mong muốn lớp học nghề sẽ giúp họ có nhiều kiến thức để bổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tìm kiếm được việc làm mới. Tuy nhiên, cũng không có ít trường hợp đến lớp học để mong nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính của đề án nên ý thức học tập không cao, không tiếp thu và áp dụng được các kiến thức đã học vào sản xuất. 2.3.3. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế như thị trường tiêu thụ, sự phát triển các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, tiềm năng đất đai có vai trò quan trọng quyết định đến khả năng tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập của người lao động sau học nghề. 757
  10. Bảng 6: Tác động của yếu tố môi trường bên ngoài đến khả năng tạo việc làm tăng thu nhập của người lao động Điểm đánh giá Công TT Nhân tố B.quân Nông nghiệp- Dịch Sig. chung nghiệp Xây vụ dựng 1 Thị trường tiêu thụ 2,96 3,89 3,00 2,17 0,03 2 Sự phát triển của các DN 2,79 2,74 3,50 2,79 0,197 3 Sự hình thành và phát triển các KCN 2,93 2,90 3,75 2,58 0,043 4 Chính sách của Nhà nước 2,79 2,81 3,63 2,08 0,186 5 Điều kiện đất đai 2,97 3,89 2,90 2,50 0,023 6 Điều kiện khí hậu, thời tiết 2,95 3,90 2,80 2,67 0,032 Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2016 Số liệu ở bảng 6 cho thấy, ở mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về các tiêu chí thị trường tiêu thụ, sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, điều kiện đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết liên quan đến khả năng tìm kiếm việc làm của những người được đào tạo. Những đối tượng học nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là những người học các nghề trồng hoa, trồng nấm, chăn nuôi gia súc, gia cầm đánh giá cao vai trò của thị trường tiêu thụ (điểm bình quân 3,89), trong khi đó nhóm ngành nghề dịch vụ thì đánh giá thấp (2,17). Trong những năm qua, nghề trồng hoa, trồng nấm, chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong tỉnh đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân. Sự phát triển các khu công nghiệp cũng như sự phát triển các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đến khả năng tìm kiếm việc làm của các đối tượng học các nghề may công nghiệp, nghề xây dựng Vì thế, điểm bình quân hai tiêu chí này được nhóm công nghiệp và xây dựng đánh giá khá cao (3,5 đến 3,75). Số liệu thống kê cho thấy, trên địa bàn huyện Hương Thủy có 2 khu công nghiệp (khu CN Phú Bài và khu CN Phú Thứ) với 1437 cơ sở công nghiệp và 3180 cơ sở thương mại dịch vụ có khả năng thu hút 24.500 lao động [4]. Đây là cơ hội lớn cho các học viên tìm kiếm được việc làm. Ngược lại, nhóm học nghề trong lĩnh vực nông nghiệp lại đánh giá cao tiêu chí điều kiện đất đai và khí hậu thời tiết, điểm bình quân cho 2 tiêu chí này đạt 3,89 và 3,9. Trong điều khiên khí hậu khắc nghiệt, quy mô sản xuất nhỏ nếu sản xuất theo kiểu thủ công truyền thống thì mức độ rủi ro rất lớn. Vụ hoa tết Đinh Dậu là một ví dụ. Vì thế, các đối tượng điều tra đều đánh giá cao vai trò của 2 tiêu chí trên. Tóm lại, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề theo đề án 1956. Trong đó, lựa chọn ngành nghề và nội dung đào tạo phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, ý thức của người lao động tham gia học nghề và sự hỗ trợ của nhà nước có vai trò quan trọng. 758
  11. 2.4. Các giải pháp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động học nghề Xuất phát từ thực trạng trên, bài viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, nâng cao hiệu quả của đề án 1956. Lựa chọn ngành nghề đào tạo: Những ngành nghề đào tạo trong thời gian qua đã có những tác động nhất định đến khả năng tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn của Huyện. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập như hiện nay, phương thức sản xuất thủ công, quy mô nhỏ, sản xuất phân tán và phụ thuộc vào thị trường sẽ bị tổn thương bởi các sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài. Vì thế, cần lựa chọn các nội dung đào tạo mới theo hướng đào tạo để phục vụ cho xuất khẩu lao động trong nước và nước ngoài (đối với lao động trẻ); đào tạo để nông dân biết liên kết sản xuất và tiếp cận thị trường. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề: thị xã nên mở rộng kí kết hợp đồng với các cơ sở đào tạo có uy tín để có được đội ngũ giáo viên giảng dạy có chất lượng, những chương trình dạy nghề hoàn thiện. Huy động các nhà khoa học, các nghệ nhân, cán bộ kĩ thuật, kĩ sư, người lao động có tay nghề cao tham gia dạy nghề cho nông dân. Mỗi nghề, cần lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp để người học có thể áp dụng ngay những kiến thức đã học vào thực tế. Đối với những nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, cần liên kết với doanh nghiệp để tạo cơ hội cho học viên có đủ điều kiện thực hành thử việc; đối với những nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp bên cạnh việc hướng dẫn thực hành cần có tài liệu hướng dẫn để người học có thể tự nghiên cứu và áp dụng. Tạo môi trường thuận lợi đề người lao động có thể tìm kiếm được việc làm sau khi được đào tạo thông qua việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến đào tạo nghề, tạo việc làm tăng thu nhập như: Tạo điều kiện cho người dân được vay vốn ngân hang để phát triển các ngành nghề sản xuất mới đối với những người có điều kiện và mong muốn chuyển đổi nghề hay những người muốn phát triển sản xuất ở quy mô lớn hơn; cần phối hợp các dự án, đề án (Đề án 1956, chương trình quốc gia giảm nghèo, chương trình 120 ) để tránh trùng lặp và nâng cao hiệu quả đào tạo. Kết luận Công tác đào tạo nghề ở thị xã Hương Thủy trong thời gian qua đã có tác động nhất định đến việc làm và thu nhập của người lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như: nội dung đào tạo vẫn còn mang tính truyền thống; một số nghề học song khó tìm được việc làm hoặc tăng thu nhập; ý thức học tập của một số học viên chưa cao; năng lực về vốn còn hạn chế Vì thế cần có các giải pháp đồng bộ từ việc thay đổi thái độ người học, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn, tăng cường công tác xuất khẩu lao động đến việc hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt cần quan tâm đến hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đào tạo nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. 759
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tướng Chính Phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. 2. Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy, Báo cáo “Kết quả thực hiện Đề án 1956 đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2014 và sơ kết 5 năm (2010-2014) thực hiện đề án; Dự kiến kế hoạch năm 2015 và giai đoạn 2016-2020”. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 cấp tỉnh, Tài liệu Hội nghị sơ kết 3 năm (2010-2012) thực hiện Đề án 1956 và kế hoạch giai đoạn 2013-2015. 4. Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy, Niên giám thống kê 2014. 5. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Hương Thủy, Đề án phát triển nguồn nhân lực thị xã giai đoạn 2016-2020. 760