Xây dựng chỉ số phát triển bền vững địa phương cấp tỉnh: Trường hợp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng chỉ số phát triển bền vững địa phương cấp tỉnh: Trường hợp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- xay_dung_chi_so_phat_trien_ben_vung_dia_phuong_cap_tinh_truo.pdf
Nội dung text: Xây dựng chỉ số phát triển bền vững địa phương cấp tỉnh: Trường hợp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 XÂY DỰNG CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỊA PHƢƠNG CẤP TỈNH: TRƢỜNG HỢP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM BUILDING THE PROVINCIAL SUSTAINABLE DEVELOPMENT INDEX: THE CASE IN THE FOCAL ECONOMIC REGION IN THE SOUTHERN VIETNAM Huỳnh Ngọc Chương, Võ Thành Tâm Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chuonghn@uel.edu.vn TÓM TẮT Quá trình phát triển cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội, môi trường trở thành một vấn đề cấp thiết đối với sự phát triển của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc hình thành các chỉ báo phát triển bền vững ở cấp độ tỉnh trở nên cần thiết nhằm hướng các chính sách, hành động của chính quyền cấp tỉnh theo hướng phát triển bền vững. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thực hiện chọn lọc các chỉ báo được đưa ra bởi các tổ chức quốc tế và Việt Nam, từ đó, xây dựng bộ chỉ số phù hợp với cấp độ quản trị và dữ liệu cấp tỉnh. Thông qua nghiên cứu trường hợp tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phố Hồ Chí Minh là nơi dẫn đầu cả vùng về mức độ phát triển bền vững chung, có sự biến động về chỉ số chung cũng như các chỉ báo thành phần đối với các địa phương trong vùng trong giai đoạn 2011-2015, từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị địa phương cấp tỉnh để thúc đẩy quá trình phát triển bền vững ở các địa phương trong vùng. Từ khóa: Phát triển bền vững, chỉ số, cấp tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. ABSTRACT Sustainable development is an urgent requirement in Vietnam, which requires a balance of economic, social and environmental dimensions. In this context, the formation of sustainable development indicators at the provincial level becomes necessary to guide policies and actions of provincial governments towards sustainable development. In this paper, the authors selected a set of proper indicators from the reports of international and Vietnam organization. Base on the case study in the focal economic region in the Southern Vietnam from 2011 to 2015, Hochiminh city is the best in the overall sustainable development index, beside that, some indicators had changed over time and over region. Finally, some policy implications are suggested to improve and upgrade the provincial sustainable development in the focal economic region in the southern Vietnam. Keywords: Sustainable development, index, province, the focal economic region in the Southern Vietnam. 1. Bối cảnh Quá trình phát triển của mỗi quốc gia đều trải qua những giai đoạn chuyển đổi mà yêu cầu các chính sách phải có sự phối hợp với nhau để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững. Trong những năm gần đây, quan điểm tăng trưởng và phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đang được rất nhiều quốc gia quan tâm bởi khi kinh tế tăng trưởng càng nhiều thì các loại năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu càng khan hiếm; sự cạn kiệt các loại tài nguyên không thể tái tạo càng tăng; môi trường thiên nhiên bị hủy hoại càng nhiều, phá vỡ các cân bằng sinh thái; thiên nhiên khí hậu biến đổi gây ra những thiên tai nghiêm trọng. Việt Nam đang đối diện với rất nhiều vấn đề về tình trạng đói nghèo, ô nhiễm môi trường (đặc biệt là môi trường nước và không khí), tăng trưởng kinh tế chưa bền vững và chưa có sự liên kết giữa các tỉnh, vùng. Ngoài ra, các vấn đề như tranh chấp biển đông, việc làm, tham nhũng, chất lượng đường sá, thu nhập, an ninh trật tự, chất lượng giáo dục, quốc phòng và an ninh cũng được người dân đặc biệt lo lắng và quan tâm (UNDP, 2016). Ở cấp độ địa phương, việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản trị phát triển bền vững với những tiêu chí cơ bản, thống kê thường niên và đồng nhất giữa các tỉnh, vùng để từ đó các địa phương có thể quan sát, thống kê, đánh giá và đưa ra các chính sách phù hợp nhất với tình hình của địa phương. Do đó, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu “Xây Dựng Chỉ Số Phát Triển Bền Vững Địa Phương Cấp Tỉnh: Trường hợp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam”. Việc lựa chọn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam làm mẫu nghiên cứu vì đây là vùng kinh tế năng động và phát triển nhất trong cả nước, đa dạng về đặc điểm kinh tế, xã hội và môi trường. 1275
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào việc xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam. Thông qua bộ chỉ số được xây dựng, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu trường hợp tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Từ mục tiêu đặt ra trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả thực hiện trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu trong bài nghiên cứu này như sau: Q1: Cơ sở lý thuyết và các khía cạnh trong phát triển bền vững địa phương cấp tỉnh thông qua việc xây dựng các chỉ báo trong điều kiện Việt Nam như thế nào? Q2: Mức độ phát triển bền vững cấp tỉnh trong trường hợp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thế nào? 3. Lƣợc khảo lý thuyết và các nghiên cứu liên quan 3.1. Lý thuyết về phát triển bền vững Phát triển bền vững Phát triển bền vững là khái niệm được định nghĩa với nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó đề ra yêu cầu cho sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại đến sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. Tăng trƣởng xanh Theo World Bank (2012), tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng hiệu quả, sạch và có tính chống chịu (resilient) – hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sạch trong việc giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường và có thể chống chịu được trước các thiên tai, thảm họa thiên nhiên (natural hazards). Theo OECD (2011), tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển với sự đảm bảo rằng các nguồn lực tự nhiên sẽ tiếp tục đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tài nguyên và môi trường sống cho con người trong tương lai, khía cạnh này chỉ mới đáp ứng được tính bền vững. Ở khía cạnh quan trọng và mới hơn, tăng trưởng xanh phải thúc đẩy sự đổi mới, đầu tư và cạnh tranh nhằm mang lại những cơ hội kinh tế mới và sự tăng trưởng hướng tới “xanh hóa” và “ổn định” nền kinh tế. Phát triển kinh tế hƣớng đến về con ngƣời Một trong những mục tiêu lớn của phát triển địa phương là phát triển con người và phát triển mang tính nhân văn vì con người, của con người và do con người. Phát triển con người được nhìn nhận trên góc độ của phát triển kinh tế xã hội nhấn mạnh vào các cơ hội: được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có cuộc sống ấm no. Năm 1990, nhà kinh tế người Pakistan là MahabubulHaq đã xây dựng chỉ số phát triển con người (dẫn theo Tripathy, 2010), thước đo tổng quát về sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Chỉ số HDI đo lường thành tựu trung bình của một quốc gia hay một địa phương so với các quốc gia hay địa phương trong nhóm trên ba phương diện của sự phát triển con người: (1) Một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh được đo bằng tuổi thọ kỳ vọng từ lúc sơ sinh; (2) Kiến thức và tiếp cận xã hội được đo bằng số người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ và (3) Một cuộc sống tử tế được đo bằng thu nhập. 3.2. Quản trị phát triển bền vững Phát triển bền vững đang là thách thức cho mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; việc lựa chọn con đường, biện pháp, chính sách và thể chế phải đảm bảo phát triển bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người trong bước đường phát triển. Phát triển vùng, địa phương là một quá trình đa hướng nhằm thay đổi cơ cấu xã hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm bất công và xoá bỏ đói nghèo. Trong đó, Vùng được xem như một địa bàn lãnh thổ có thể là một hoặc nhiều huyện, tỉnh hay một quốc gia. Báo cáo phát triển con người của UNDP (2015) cũng đề cập đến 17 mục tiêu phát triển bền vững, trong đó, việc làm bền vững là trụ cột chính của phát triển bền vững. Việc làm bền vững thúc đẩy phát triển con người, đồng thời giảm thiểu và xóa bỏ những tác động tiêu cực và hệ quả không mong đợi. Nó 1276
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 có ý nghĩa quan trọng không chỉ để duy trì sự sống trên hành tinh chúng ta, mà còn để đảm bảo việc làm cho thế hệ tương lai. Để có được việc làm bền vững cần thực hiện 3 thay đổi song song: (1) Chấm dứt (xóa bỏ hoặc giảm một số loại công việc); (2) Chuyển hóa (duy trì một số công việc thông qua đầu tư để thích ứng với các công nghệ mới) và (3) Tạo mới (tạo ra các loại công việc mới). Các tổ chức quốc tế đánh giá tính bền vững dựa trên các tiêu chí khác nhau: Ủy ban phát triển bền vững (CSD) của Liên Hợp Quốc xác định có 58 tiêu chí về 17 chủ đề, Nhóm tư vấn về tiêu chí phát triển bền vững (CGSDI) xác định có 46 tiêu chí, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) có 88 tiêu chí đánh giá cấp độ quốc gia, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xác định 68 tiêu chí đánh giá ở cấp độ quốc gia . Bộ các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững của Việt Nam Chính phủ đã ban hành các văn bản quy định về phát triển bền vững bao gồm: Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Quyết định 160/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định 2157/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về việc Ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020. Bộ chỉ tiêu bao gồm 28 chỉ tiêu chung (chỉ số HDI, chỉ số kinh tế, chỉ số xã hội, chỉ số tài nguyên môi trường), 15 chỉ tiêu đặc thù vùng (vùng trung du, miền núi, đồng bằng, ven biển, đôi thị, nông thôn). 3.3. Xây dựng chỉ số phát triển bền vững cấp độ địa phương Tại Việt Nam, việc xây dựng các chỉ số bền vững ở cấp độ địa phương gặp nhiều khó khăn. Theo Quyết định 2157/QĐ-TTg của chính phủ, các chỉ số bền vững địa phương chỉ ra cụ thể, tuy vậy, các chỉ số này gần như không đưa vào trong thực tế trong quản trị phát triển bền vững của địa phương bởi một phần lớn trong số các tiêu chí đó là các chỉ tiêu không đo lường thường kỳ. Sự khó khăn của các chính quyền địa phương khi áp dụng các tiêu chí phát triển bền vững là họ cần có những chỉ báo rõ ràng, có thể so sánh được ở cấp độ vùng và cấp độ quốc gia. Đồng thời các chỉ báo này cần được cập nhật liên tục để quá trình quản trị phát triển ở cấp độ địa phương được thuận lợi. 4. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu 4.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu nhóm tác giả tập hợp để thực hiện nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số quản trị phát triển bền vững địa phương cũng như phân tích trường hợp điển hình tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam được lấy từ nguồn dữ liệu niêm giám thống kê các tỉnh, thành phố và dữ liệu tổng cục thống kê về thu nhập bình quân đầu người các địa phương (dữ liệu gốc từ các điều tra mức sống hộ gia đình – VHLSS). 4.2. Phương pháp nghiên cứu Việc xây dựng chỉ số phát triển bền vững ở địa phương được nhóm tác giả đề xuất thực hiện dựa trên các tiêu chí về phát triển bền vững của UN và điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chí xây dựng như sau: Thứ nhất, các tiêu chí phải được thống kê liên tục nhằm giúp các địa phương xác định được diễn biến thay đổi trong chỉ báo bền vững của địa phương mình. Dựa trên các bộ dữ liệu hiện có, nhóm tác giả đề xuất 2 nguồn dữ liệu: dữ liệu niêm giám thống kê cấp tỉnh (dữ liệu hàng năm), dữ liệu điều tra mức sống của hộ gia đình Việt Nam (VHLSS, 2 năm/lần). Hai nguồn dữ liệu này đáp ứng khá tốt ở tiêu chí cập nhật giúp các địa phương có thể theo dõi các chỉ báo phát triển bền vững ở địa phương mình. Thứ hai, mỗi cụm tiêu chí phải đơn hướng và không có đơn vị. Theo đó, các cụm tiêu chí được xây dựng từ các chỉ báo cụ thể theo từng lĩnh vực và được loại bỏ đơn vị nhằm đảm bảo có thể so sánh được với nhau. Nhóm tác giả trong nghiên cứu này đề xuất thực hiện tính toán chuẩn hóa cho toàn bộ các dữ liệu trước khi thực hiện tính toán các nhóm chỉ báo, điều này giúp các nhóm chỉ báo giữa các địa phương có thể so sánh được. 1277
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Nhóm tác thực hiện các bước trong việc thiết lập các chỉ báo quản trị phát triển bền vững địa phương như sau: Bước 1: Tập hợp, xem xét các dữ liệu chỉ số thành phần từ niên giám thống kê của địa phương và các cơ sở dữ liệu thường niên hoặc thường kỳ trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, nhóm tác giả thực hiện lược khảo các tài liệu có liên quan nhằm đảm bảo tính phù hợp của các chỉ số. Bước 2: Loại trừ đơn vị của các chỉ số thành phần: Chỉ số (giá trị sẽ nằm trong khoảng 0 - 1) = (chỉ số thực-giá trị nhỏ nhất)/(giá trị lớn nhất - giá trị nhỏ nhất). Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất được lấy dựa trên giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong từng năm. Riêng các chỉ số về PAPI và PCI, nhóm tác giả thực hiện lấy trung bình của 2 chỉ số này vì 2 chỉ số này không có đơn vị gốc. Bước 3: Tổng hợp chỉ số thành phần: chỉ số kinh tế địa phương, chỉ số phúc lợi kinh tế dân cư, chỉ số giáo dục đào tạo, chỉ số môi trường sống, chỉ số quản trị công. Cụ thể: Chỉ số kinh tế địa phương bao gồm các chỉ báo thành phần: tổng sản phẩm bình quân đầu người, tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương, năng suất lao động địa phương, tốc độ tăng thu ngân sách địa phương. Chỉ số phúc lợi kinh tế dân cư bao gồm các chỉ báo thành phần: thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, chênh lệch thu nhập giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất. Chỉ số giáo dục đào tạo bao gồm các chỉ báo thành phần: tỷ lệ biết chữ của người trên 15 tuổi, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo. Chỉ số môi trường sống: số bác sĩ trên 1 vạn dân, số vụ tai nạn giao thông, số ca mắc bệnh dịch, số người ngộ độc thực phẩm. Chỉ số quản trị công: chỉ số papi (chỉ số quản trị hành chính cấp tỉnh), chỉ số pci (chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh. Bước 4: Thiết lập chỉ số phát triển bền vững địa phương tổng hợp dựa trên chỉ số từng khía cạnh với tỷ trọng các khía cạnh là tương đương nhau. Bên cạnh đó, nhóm tác giả thực hiện mô phỏng các chỉ báo trên bản đồ (sử dụng phần mềm ArcGis) nhằm so sánh mức độ phát triển bền vững giữa các địa phương trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Tổng quan về sự phát triển của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam Cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt phê duyệt các quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg và Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ba vùng kinh tế trọng điểm quốc gia đến năm 2010, bao gồm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong 3 vùng kinh tế trọng điểm này, có 13 tỉnh/thành phố được xếp vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm. Theo đó, vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ bao gồm: TP. Hồ Chí Minh (Tp. HCM), Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. Ngày 13/2/2014, Thủ tướng Chính phủ ban ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm Tp. HCM, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. 1278
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Hình 1: Bản đồ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các địa phƣơng lân cận Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện trong ArcGis 5.2. Chỉ báo phát triển kinh tế địa phương Kết quả thống kê cho thấy năng suất lao động trung bình của khu vực kinh tế trọng điểm phía nam (KVKTTĐPN) trong giai đoạn 2011-2015 là 117,99 triệu đồng/người/năm, giá trị năng suất cao nhất là 532,44 triệu đồng/người/năm và thấp nhất là 36,33 triệu đồng/người/năm. Ba tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. HCM và Bình Dương có các hoạt động kinh tế năng động và sôi nổi hơn so với 5 tỉnh còn lại nên thu hút được lực lượng lao động tập trung, có trình độ và tạo ra giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Trong khi đó, mức độ tăng trưởng thu ngân sách trung bình của KVKTTĐPN giai đoạn 2011-2015 là 8,67%, giá trị tăng trưởng cao nhất là 54,47% và thấp nhất là -23,43%. Mức độ chênh lệch lên đến 77,9%, điều này cho thấy nguồn ngân sách tăng trưởng không đồng đều theo từng năm, những năm 2011- 2012 ngân sách tăng trưởng khá tốt trong khu vực, từ năm 2013 đến 2015 nguồn thu ngân sách bắt đầu có sự khác biệt giữa các tỉnh. Thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng nguồn thu ngân sách chung có xu hương giảm dần, có đến 4/8 tỉnh có mức độ tăng trưởng thu ngân sách sụt giảm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Tiền Giang và Bình Phước. Tốc độ tăng trưởng GDP (gGDP) trung bình của KVKTTĐPN giai đoạn 2011-2015 là 9,8%, cao nhất là 46,6% và thấp nhất là -22,6%. Khoảng cách chênh lệch tốc độ tăng trưởng cho cả giai đoạn là 69,2%, mức độ thay đổi tốc độ tăng trưởng khá lớn giữa các năm. Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có mức độ thay đổi tốc độ tăng trưởng cao hơn hết, năm 2011 có gGDP là 46,6% và năm 2012 có gGDP là -22,6%. Các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh có mức độ sụt giảm gGDP cao, tiếp đến là TP. HCM, Đồng Nai, Bình Phước có mức độ sụt giảm gGDP ít hơn, riêng Bình Dương có gGDP ít thay đổi nhất. GDP bình quân đầu người giai đoạn 2011-2015 của KVKTTĐPN có giá trị trung bình đạt 67,9 triệu đồng/người/năm, giá trị cao nhất là 270,06 triệu đồng/người/năm và thấp nhất là 21,33 triệu đồng/người/năm. Khoảng cách chênh lệch là 248,74 triệu đồng/người/năm. Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có chỉ số này chiếm tỷ trọng cao hơn hết so với các tỉnh, có thể giải thích từ việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí, khai thác khoáng sản của Bà Rịa - Vũng Tàu rất phát triển, đem lại nguồn tăng tưởng GDP cao nên làm cho chỉ báo này cao hơn hết. Ngược lại, Tiền Giang, Long An, Bình Phước là 3 tỉnh có chỉ báo này thấp hơn so với các tỉnh còn lại. 1279
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Nhóm tác giả thực hiện tổng hợp chỉ báo phát triển kinh tế địa phương từ các chỉ tiêu thành phần trên, kết quả cho thấy, phát triển kinh tế qua thời gian cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về mức độ phát triển kinh tế giữa các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo đó, Tp. HCM luôn là địa phương thuộc nhóm dẫn đầu về mức độ phát triển kinh tế, trong khi đó, các tỉnh có mức độ phát triển có xu hướng tăng theo thời gian là: Đồng Nai, Bình Dương, Long An; riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sự thay đổi mạnh về mức độ phát triển. Theo đó, có thể phân loại thành 3 nhóm địa phương có mức độ phát triển kinh tế khác nhau trong năm 2015, cụ thể: Các địa phương có mức độ phát triển kinh tế cao trong khu vực: Tp. HCM. Các địa phương có mức độ phát triển kinh tế trung bình - khá trong khu vực: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An. Đây là các địa phương liền kề với Tp. HCM. Các địa phương có mức độ phát triển kinh tế thấp trong khu vực: Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Phước. Ghi chú: màu càng đậm thể hiện mức độ phát triển kinh tế tổng hợp càng cao Hình 2: Bản đồ chỉ số kinh tế địa phƣơng giai đoạn 2011-2015 Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện trong ArcGis 5.3. Chỉ báo thu nhập cư dân Khác với GDP bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người là được xác định là tổng thu nhập trung bình mà mỗi cá nhân đạt được trong nền kinh tế, được khảo sát thông qua thực tế ở hộ. Theo kết quả thống kê trong giai đoạn 2011-2015, chỉ số này tính trung bình cho KVKTTĐPN đạt 2,77 triệu đồng/người/tháng, mức cao nhất là 4,84 triệu đồng/người/tháng và thấp nhất là 1,623 triệu đồng/người/tháng, khoảng cách chênh lệch là 3,218 triệu đồng/người/tháng. Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng khá chậm. TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai có mức tăng thu nhập cao hơn so với các tỉnh còn lại. Riêng Bình Dương có mức độ thay đổi thu nhập bình quân đầu người khá ít so với các tỉnh khác, nhưng nếu quan sát có thể nhận thấy thu nhập bình quân đầu người của Bình Dương năm 2011 đã ở mức khá cao so với các tỉnh trong khu vực. Trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo trung bình của KVKTTĐPN là 3,7%, tỷ lệ cao nhất là 9,8% và thấp nhất là 0%, khoảng cách chênh lệch là 9,8%. Trong 8 tỉnh, tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất và đạt 0% (hết hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Việt Nam) vào năm 2015 là TP. HCM và Bình Dương, Tiền Giang là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất (9,8% năm 2011 và 6,3% năm 2015). Bình Phước, Long An cũng còn tỷ lệ hộ nghèo nhất định và cần giảm hơn nữa trong thời gian tiếp theo. Mức độ chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất trung bình của cả khu vực là 6,8 lần, cao nhất là 8,5 lần và thấp nhất là 2,5 lần. Nhóm tác giả thực hiện tổng hợp chỉ báo phúc lợi kinh tế dân cư dựa trên các chỉ tiêu trên, kết quả phân nhóm thu nhập của cư dân các địa phương qua thời gian cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về mức độ gia tăng thu nhập, đặc biệt là sự vươn lên của các địa phương liền kề Tp. HCM. Theo đó, Tp. HCM luôn là địa phương thuộc nhóm dẫn đầu về mức độ phúc lợi thu nhập dân cư, trong khi đó, các tỉnh có mức độ 1280
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 phúc lợi thu nhập dân cư có xu hướng tăng theo thời gian là: Đồng Nai, Bình Dương, Long An; Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo đó, có thể phân loại thành 3 nhóm địa phương có mức độ phúc lợi thu nhập dân cư khác nhau trong năm 2015, cụ thể: Các địa phương có mức độ phúc lợi thu nhập dân cư cao trong khu vực: Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh. Các địa phương có mức độ phúc lợi thu nhập dân cư trung bình - khá trong khu vực: Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các địa phương có mức độ phát triển kinh tế thấp trong khu vực: Tiền Giang, Bình Phước. Ghi chú: màu càng đậm thể hiện mức độ phát triển thu nhập cư dân tổng hợp càng tốt. Hình 3: Bản đồ chỉ số thu nhập cƣ dân các địa phƣơng giai đoạn 2011-2015 Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện trong ArcGis 5.4. Chỉ báo giáo dục đào tạo Tỷ lệ biết chữ của người trên 15 tuổi (%) phản ánh được tình trạng giải quyết mù chữ và giáo dục của địa phương. Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ biết chữ trung bình của khu vực là 95,7%, cao nhất là 98,4% và thấp nhất là 91,8%. Nhìn chung, chỉ báo này khá tốt ở các tỉnh của KVKTTĐ phía nam phản ánh được chính sách xóa mù chữ khá tốt ở các địa phương này. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phản ánh được tình hình lao động của các địa phương, mức độ được đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động tương ứng. Chỉ số này đạt mức trung bình 16,2% trong cả giai đoạn 2011-2015 cho cả khu vực, cao nhất là 34,1% và thấp nhất là 8,3%. Như vậy, với tỷ lệ này cho thấy mức độ lao động được đào tạo chuyên môn tay nghề ở các tỉnh là chưa cao, chính sách lao động cần phải hướng đến nâng cao chất lượng lao động thông qua đào tạo, chỉ có như thế mới nâng cao giá trị gia tăng và năng suất lao động tương ứng. Với kết quả thống kê, TP. HCM là địa phương có chỉ số này cao nhất (tiệm cận 30%), tiếp đến là Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, và thấp nhất là Tiền Giang (chưa đến 15%). Nhóm tác giả thực hiện tổng hợp 2 chỉ số trên để hình thành chỉ báo giáo dục đào tạo, kết quả phân nhóm giáo dục đào tạo các địa phương qua thời gian cho thấy không có thay đổi trên khía cạnh giáo dục đào tạo giữa các địa phương trong vùng. Theo đó, có thể phân loại thành 3 nhóm địa phương có mức độ giáo dục đào tạo khác nhau, cụ thể: Các địa phương có mức độ giáo dục đào tạo cao trong khu vực: Tp. HCM. Các địa phương có mức độ giáo dục đào tạo trung bình - khá trong khu vực: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các địa phương có mức độ giáo dục đào tạo thấp trong khu vực: Tiền Giang, Bình Phước. 1281
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Ghi chú: màu càng đậm thể hiện mức độ phát triển giáo dục-đào tạo càng cao. Hình 4: Bản đồ chỉ số giáo dục đào tạo các địa phƣơng giai đoạn 2011-2015 Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện trong ArcGis 5.5. Chỉ báo môi trường sống Số vụ tai nạn giao thông phản ánh mức độ an toàn đi lại tại nơi sinh sống và làm việc của cư dân. Trung bình cả giai đoạn 2011-2015, cả khu vực có 696 vụ tai nạn giao thông, số vụ cao nhất là 3.276 vụ và thấp nhất là 125 vụ. Các địa phương như TP. HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có mức độ tai nạn giao thông cao do mức độ tập trung dân cư và hoạt động vận tải lớn. Tình hình dịch bệnh là chỉ tiêu đánh giá chất lượng y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân, mức độ kiểm soát khi có dịch bùng phát tại địa phương. Theo thống kê, giai đoạn 2011-2015 cả khu vực có số ca mặc bệnh dịch trung bình là 41.060 ca, trong đó TP. HCM là địa phương có tỷ trọng cao nhất trong khu vực, Tây Ninh và Long An là 2 địa phương có số ca mắc bệnh dịch chiếm tỷ trọng thấp hơn các tỉnh còn lại. Tương tự số ca mắc bệnh dịch, số người ngộ độc thực phẩm cũng phản ánh tình hình chăm sóc y tế, sức khỏe của người dân. Số người ngộ độc thực phẩm trung bình trong giai đoạn 2011-2015 của khu vực là 225 người, TP. HCM và Bình Dương có tỷ trọng cao hơn các tỉnh còn lại. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu thống kê cho thấy số người ngộ độc thực phẩm ở Long An và Tiền Giang có xu hướng tăng trong khi các tỉnh còn lại đều có xu hướng giảm hoặc không tăng nhiều. Số bác sĩ trên 1 vạn dân là chỉ số tiêu biểu có ý nghĩa để đánh giá tình trạng chăm sóc sức khỏe người dân bởi bác sĩ là người có chuyên môn cao trong lĩnh vực y tế, có những kiến thức y tế hoàn chỉnh để khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Số bác sĩ trên 1 vạn dân càng nhiều thì càng tốt vì như thế người dân sẽ được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Chỉ số này đạt mức trung bình là 6,8, cao nhất là 15 và thấp nhất 4,7. Chỉ có TP. HCM có chỉ số này cao nhất khu vực, các tỉnh còn lại xoay quanh các mức 5,6 hoặc 7 bác sĩ/1 vạn dân. Nhóm tác giả thực hiện tổng hợp chỉ báo môi trường sống dựa trên các chỉ tiêu trên, kết quả phân nhóm môi trường sống của cư dân các địa phương qua thời gian cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về mức độ môi trường sống giữa các địa phương trong giai đoạn 2011-2013, tuy vậy, từ năm 2013-2015 chỉ báo này không có sự thay đổi giữa các địa phương. Theo đó, Tây Ninh là địa phương có môi trường sống tốt nhất trong những năm 2011, đến năm 2013-2015, Tp. HCM luôn là địa phương có môi trường sống tốt nhất. Bên cạnh đó, Bình Dương là địa phương có sự sụt giảm môi trường sống giai đoạn 2011-2015. Nhóm tác giả thực hiện phân loại thành 3 nhóm địa phương có môi trường sống khác nhau trong năm 2013-2015, cụ thể: 1282
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Các địa phương có chất lượng môi trường sống cao trong khu vực: Tp. HCM. Các địa phương có chất lượng môi trường sống trung bình - khá trong khu vực: Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai. Các địa phương có chất lượng môi trường sống thấp trong khu vực: Tiền Giang, Long An, Bình Dương. Ghi chú: Màu càng đậm thể hiện môi trường sống tổng hợp càng tốt Hình 5: Bản đồ chỉ số môi trƣờng sống các địa phƣơng giai đoạn 2011-2015 Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện trong ArcGis 5.6. Chỉ báo quản trị công địa phương Chỉ số PAPI trung bình là 36,5, cao nhất là 40 và thấp nhất 32,5. Long An là tỉnh có chỉ số PAPI cao hơn hết, thấp nhất là Tây Ninh, các tỉnh còn lại có mức PAPI ngang nhau và ổn định. Trong khi đó, Chỉ số PCI trung bình là 59,73, cao nhất là 67,12 và thấp nhất 51,95, Long An và TP. HCM là tỉnh có chỉ số PCI cao hơn hết, thấp nhất là Tiền Giang, các tỉnh còn lại có mức PCI ngang nhau và ổn định. Nhóm tác giả thực hiện tổng hợp chỉ báo quản trị công địa phương dựa trên 2 chỉ tiêu trên, kết quả phân nhóm quản trị công qua thời gian cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về mức độ quản trị công giữa các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo đó, Long An luôn là địa phương thuộc nhóm dẫn đầu về chất lượng quản trị công, trong khi đó, Tây Ninh có sự thay đổi tích cực về chất lượng quản trị công theo thời gian, ngược lại, Bình Phước, Bình Dương, Tiền Giang có sự sụt giảm về chất lượng quản trị công. Nhóm tác giả thự hiện phân loại chất lượng quản trị công giữa các địa phương thành 3 nhóm địa phương có mức độ chất lượng quản trị công khác nhau trong năm 2015, cụ thể: Các địa phương có mức độ phát triển kinh tế cao trong khu vực: Long An. Các địa phương có mức độ phát triển kinh tế trung bình - khá trong khu vực: Tp. HCM, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Các địa phương có mức độ phát triển kinh tế thấp trong khu vực: Tiền Giang, Bình Dương, Bình Phước. 1283
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Ghi chú: màu càng đậm thể hiện mức độ quản trị công càng hiệu quả. Hình 6: Bản đồ chỉ số quản trị công các địa phƣơng giai đoạn 2011-2015 Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện trong ArcGis 5.7. Chỉ báo phát triển bền vững địa phương Tổng hợp 5 chỉ báo thành phần trên, nhóm tác giả đưa ra một “bức tranh” tổng quan về mức độ phát triển bền vững cấp vùng ở khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Phân nhóm phát triển bền vững qua thời gian cho thấy có sự thay đổi về mức độ phát triển bền vững giữa các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo đó, Tp. HCM luôn là địa phương dẫn đầu về mức độ phát triển bền vững, trong khi đó, các tỉnh có mức độ phát triển có xu hướng tăng theo thời gian là: Đồng Nai, Long An; các tỉnh có dấu hiệu sụt giảm mức độ phát triển bền vững địa phương là: Bình Phước, Bình Dương. Theo đó, có thể phân loại thành 3 nhóm địa phương có mức độ phát triển bền vững khác nhau trong năm 2015, cụ thể: Các địa phương có mức độ phát triển bền vững cao trong khu vực: Tp. HCM, Đồng Nai. Các địa phương có mức độ phát triển bền vững trung bình trong khu vực: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh. Các địa phương có mức độ phát triển bền vững thấp trong khu vực: Tiền Giang, Bình Phước. Ghi chú: màu càng đậm thể hiện mức độ phát triển càng bền vững Hình 7: Bản đồ chỉ số phát triển bền vững các địa phƣơng giai đoạn 2011-2015 Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện trong ArcGis Bảng kết quả phân tích tương quan giữa các chỉ số phát triển bền vững của các địa phương qua các năm cho thấy có mối quan hệ tương quan dương có ý nghĩa thống kê qua các năm. Điều này hàm ý rằng, 1284
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 một địa phương có mức độ phát triển tốt trong quá khứ sẽ có mối quan hệ kết nối tốt đến các năm tiếp theo. Nói một cách khác, khi một địa phương có mức độ phát triển bền vững cao sẽ là một chỉ báo để dự báo mức độ phát triển bền vững tốt hơn trong những năm sau. Bảng 1: Tƣơng quan chỉ số phát triển bền vững địa phƣơng qua các năm LSI2011 LSI2012 LSI2013 LSI2014 LSI2015 LSI2011 1 LSI2012 0.73 (0.04) 1 LSI2013 0.72 (0.05) 0.94 (0.00) 1 LSI2014 0.90 (0.00) 0.84 (0.01) 0.90 (0.00) 1 LSI2015 0.70 (0.05) 0.94 (0.00) 0.98 (0.00) 0.9 (0.00) 1 Ghi chú: Chỉ số trong ngoặc “()” là giá trị p-value Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả 6. Kết luận, hàm ý và các giới hạn trong nghiên cứu 6.1. Kết quả nghiên cứu Kết quả xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững trong trường hợp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cho thấy: Thứ nhất, bộ chỉ báo này về sơ bộ đáp ứng được yêu cầu theo dõi mức độ phát triển bền vững cấp độ địa phương cập nhật và tiện dụng ở các khía cạnh khác nhau trong phát triển bền vững địa phương. Thứ hai, bộ chỉ báo là tín hiệu giúp các địa phương có thể so sánh mức độ phát triển ở từng khía cạnh khác nhau cũng như tổng thể chung so với các địa phương khác trong vùng cũng như cả nước. 6.2. Các hàm ý quản trị địa phương Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các địa phương có thể sử dụng các chỉ báo dựa trên việc so sánh với các địa phương khác ở cấp độ khu vực, vùng hoặc cả nước nhằm so sánh mức độ phát triển theo từng khía cạnh hoặc mức độ phát triển bền vững nói chung, từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong chính sách, định hướng phát triển của địa phương nhằm hướng đến một mục tiêu phát triển đồng đều. Đối với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dựa trên bộ chỉ số phát triển bền vững địa phương, các tác giả cho rằng, các tỉnh cần theo dõi các chỉ báo thành phần đang bị suy giảm tại địa phương (kinh tế, thu nhập, giáo dục, môi trường sống, quản trị công) nhằm hướng đến mức độ phát triển bền vững, đặc biệt là các địa phương có mức độ suy giảm tương đối về mức độ phát triển bền vững như: Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, từ đó tìm ra những nguyên nhân và có biện pháp phù hợp hỗ trợ quá trình phát triển địa phương. 6.3. Các hạn chế trong nghiên cứu Hạn chế lớn nhất trong nghiên cứu này là việc xây dựng chỉ số môi trường sống còn thiếu một vài chỉ số về chất lượng môi trường. Hạn chế này có thể được khắc phục thông qua việc cập nhật các dữ liệu thống kê môi trường ở cấp độ địa phương theo thời gian nếu các chỉ số về chất lượng không khí, nước, rác thải được đưa vào các dữ liệu thống kê cấp tỉnh. Dù vậy, nhóm tác giả cũng cho rằng, rất nhiều chỉ số về môi trường mang tính lan tỏa khu vực, việc quản trị các chỉ số môi trường phải được thực hiện ở cấp độ vùng hoặc tùy theo đặc thù của từng lĩnh vực mà được quản trị ở cấp độ địa phương hoặc khu vực hoặc đặc tính địa lý của lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, vấn đề xác định tỷ trọng các chỉ số thành phần trong tính toán chỉ số phát triển bền vững cần được thảo luận và có các nghiên cứu tiếp theo. Điều này sẽ làm rõ vai trò của từng khía cạnh trong phát triển bền vững ở cấp độ địa phương cũng như các ưu tiên khác nhau trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội địa phương. 1285
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. OECD (2011). Towards green growth, A summary for policy makers, May 2011, OECD Link: [2]. Quyết định 160/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015. [3]. Quyết định 2157/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về việc Ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020. [4]. Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; [5]. Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. [6]. Tripathy, U. (2010). Estimation of Human Development Index in Orissa: District-Wise Analysis. IUP Journal of Managerial Economics, 8(4), 54. [7]. UNDESA (2012). A guidebook to Green Economy, United Nations Division for Sustainable Development (UNDESA), 2012. [8]. UNDP (2016), Kết quả nghiên cứu PAPI-chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2016. [9]. UNDP. (2015). Báo cáo Phát triển con người năm 2015: Việc làm vì phát triển con người. [10]. World Bank (2012). From Growth to Inclusive Green Growth: The Economics of Sustainable Development. [11]. Link: growth-economics-sustainable-development 1286