Xây dựng mục tiêu năng suất, hiệu suất ngành may

pdf 6 trang Gia Huy 22/05/2022 2290
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng mục tiêu năng suất, hiệu suất ngành may", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxay_dung_muc_tieu_nang_suat_hieu_suat_nganh_may.pdf

Nội dung text: Xây dựng mục tiêu năng suất, hiệu suất ngành may

  1. XÂY DỰNG MỤC TIÊU NĂNG SUẤT, HIỆU SUẤT NGÀNH MAY Tạ Trung Luật, Mai Xuân Đức, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Mai Vi, Phạm Thị Quyên Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Hồng Mỹ, ThS. Thi Minh Tuấn TÓM TẮT Dệt May là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là một trong nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4%-5%, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thường xuyên nằm trong nhóm những quốc gia tăng mạnh nhất. Tuy nhiên, giá trị giá tăng của ngành Công nghiệp Dệt May còn thấp và hiện nay chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu là Cắt và May, sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói. Nguyên liệu dệt may vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu (60%-70%) chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Các doanh nghiệp Dệt May phân bố khắp các vùng miền trên cả nước nhưng tập trung chính vào 2 vùng là Đông Nam Bộ với tỷ lệ 59,33% và Đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ 26,53%. Tuy nhiên theo Viện Năng suất Việt Nam tình trạng chung của các doanh nghiệp may là năng suất thấp, hàng lỗi trên công đoạn cao, các nguồn lực không được sử dụng hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do các cán bộ quản lý sản xuất của các doanh nghiệp may chưa được đào tạo, hướng dẫn đầy đủ về công tác quản trị sản xuất, việc áp dụng các công cụ như ISO 9001, SA8000 hay việc áp dụng sản xuất theo mô hình tinh gọn “ EAN” ở mức độ thấp. Bài báo này giới thiệu phương pháp xây dựng mục tiêu năng suất, hiệu suất ngành may. Từ khóa: dây chuyền may, năng suất lao động, hiệu suất ngành may, lãng phí sản xuất, lao động ngành may. 1 TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT VÀ HIỆU SUẤT Năng suất: là hiệu quả của một hoạt động nào đó trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Vai trò của năng suất: Năng suất lao động tăng làm cho giá thành giảm vì tiết kiệm được chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. Tăng năng suất lao động cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyến khích, tạo động lực làm việc cho người lao động. Năng suất lao động tăng tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng tốc độ của tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân. 1061
  2. Công thức năng suất: trong đó: T: thời gian làm việc (đổi sang giây), n: số công nhân trong 1 chuyền, SAM: thời gian chế tạo 1 sản phẩm đơn vị (đơn vị được tính bằng phút hoặc giây). Ví dụ: một chuyền có 33 công nhân, thời gian làm việc trong ngày là 8 giờ, SAM là 1.020 giây. Hiệu suất: xác định hiệu quả sản xuất trên một dây chuyền may trong một nhà máy hoặc hiệu quả sản xuất trên tất cả các dây chuyền trong nhà máy. Hiệu suất càng cao tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất của đơn vị. Để tính được hiệu suất thì phải nắm được thời gian chế tạo của mã hàng, sản lượng ra chuyền trong khoảng thời gian cần xác định, đồng thời phụ thuộc rất lớn vào thời gian làm việc và số lao động tham gia sản xuất. Trong đó: Hs: hiệu suất (%), SAM: thời gian chế tạo ra một sản phẩm (tính bằng phút hoặc giây), Q: sản lượng ra chuyền trong 1 ngày, T: thời gian sản xuất trong 1 ngày, N: số lao động trên chuyền may. Ví dụ 1: một chuyền may có 35 công nhân, thời gian làm việc trong ngày là 8 giờ, SAM là 1.080 giây và sản lượng ra chuyền trong ngày là 850 sản phẩm. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất: 1. Thời gian chuyển đổi mã hàng: trong sản xuất, khi chuẩn bị vào mã hàng mới thì công tác nghiên cứu và chuẩn bị sản xuất đóng vai trò quan trọng, đảm bảo thời gian chuyển đổi mã hàng là nhanh nhất; 2. Chất lượng sản phẩm đầu chuyền: công tác chuẩn bị tốt, nghiên cứu các công đoạn và huấn luyện tay nghề công nhân sẽ giúp khi triển khai đơn hàng mới thì sản phẩm đạt chất lượng ngay từ đầu, đảm bảo nhịp độ sản xuất chuyền may được cân bằng ở mức cao; 3. Tỷ lệ phần trăm hao hụt trong đơn hàng: trong sản xuất đại trà, trải qua nhiều công đoạn nên không tránh khỏi các sản phẩm lỗi, hư hỏng. Nên trong sản xuất cần có thêm 1062
  3. tỷ lệ cắt thêm phần trăm hao hụt để đảm bảo xuất hàng đủ số lượng, tránh mất thời gian may bù lại; 4. Tỷ lệ lao động so với thiết bị: trong hoạt động sản xuất tại nhà máy may thì bố trí thiết bị phù hợp với số lao động để tối ưu hóa nguồn nhân lực, từ đó nâng cao năng suất cho người lao động; 5. Thời gian lãng phí trong sản xuất: một trong những lý do làm giảm hiệu suất đó là thời gian ngừng hoạt động hay còn gọi là thời gian lãng phí. Bao gồm những nguyên nhân: sự cố máy móc, thiếu hụt nguyên phụ liệu, vận hành nhàn rỗi, các lý do cá nhân gây ra, . 2 XÂY DỰNG MỤC TIÊU NĂNG SUẤT VÀ HIỆU SUẤT CHUYỀN MAY 2.1 Căn cứ theo SAM của mã hàng cụ thể SAM là một phần không thể thiếu trong tất cả kế hoạch phát triển về năng suất - hiệu suất, chúng ta có thể dựa vào đó để xem xét: - Xác định năng lực của từng công nhân, từng chuyền/tổ để giao chỉ tiêu phù hợp. - Đánh giá hiệu quả làm việc của từng công nhân so với năng lực của họ và so với tiêu chuẩn Công ty. - Đánh giá được hiệu quả làm việc so với năng lực của từng chuyền, từng nhà máy so với tiêu chuẩn của Công ty. - Đánh giá được khoảng năng lực bị lãng phí trong quá trình sản xuất của từng công đoạn, từng chuyền, từng nhà máy 2.2 Căn cứ vào mục tiêu hiệu suất của tháng Xác định hiệu quả chạy dây chuyền may trong một nhà máy. Chỉ số này bao gồm tất cả số phút các dây chuyền sản xuất hoạt động và tổng số giờ làm việc của lao động trực tiếp tại sàn may. Hiệu suất nhà máy thay đổi theo lượng đơn đặt hàng. Để tính toán hiệu suất hoạt động của nhà máy - tính toán tổng số phút sản xuất của tất cả các dây chuyền và tổng số phút các dây chuyền chạy cùng lúc. Doanh nghiệp nên cập nhật thực tế sản xuất thường xuyên để nhận biết được tiến độ sản xuất cũng như kế hoạch sản xuất của nhà máy để có thể đạt được hiệu suất cao nhất. 2.3 Công thức xác định chỉ tiêu năng suất Tính tổng năng lực của chuyền may sản xuất trong ngày: trong đó: Znl: là tổng năng lực. T: là thời gian làm việc trong ngày. N: là số công nhân tham gia sản xuất trên 1 chuyền. 1.200 giây: là thời gian nghỉ giải lao. 1063
  4. Xây dựng mục tiêu sản lượng của chuyền may trong ngày: Trong đó: Qn: là sản lượng trong 1 ngày, SAM là thời gian chế tạo ra sản phẩm. Xây dựng mục tiêu sản lượng của chuyền may trong giờ: trong đó: Qh: là sản lượng trong 1 giờ, Qn: là sản lượng trong 1 ngày, h: là số giờ sản xuất trong ngày. 2.4 Công thức xây dựng hiệu suất thực đạt Tính hiệu suất cá nhân trong ngày: trong đó: Hcn: là hiệu suất cá nhân trong ngày, Q: là sản lượng thực hiện trong ngày, SAMcd: là SAM công đoạn (thời gian chế tạo trên công đoạn), T: là thời gian sản xuất (quy đổi ra giây), 1.200 giây: là thời gian nghỉ giải lao. Tính hiệu suất chuyền may trong ngày: Trong đó: Hc: là hiệu suất chuyền may trong ngày, Q: là sản lượng thực hiện trong ngày, SAMmh: là SAM mã hàng (thời gian chế tạo trên 1 mã hàng), Znl: là tổng năng lực ngày. 1064
  5. Tính hiệu suất chuyền may trong tháng: trong đó: Ht: là hiệu suất chuyền may trong tháng, Q: là sản lượng thực hiện trong tháng, SAMmh: là SAM mã hàng (thời gian chế tạo trên 1 mã hàng), Znl: là tổng năng lực tháng. Ví dụ 2: xây dựng các định mức cho chuyền may, gồm các dữ liệu sau: - Mã hàng A có SAM là 1.000 giây. - Chuyền sản xuất có 30 công nhân. - Ngày làm việc 9 giờ. - Mục tiêu hiệu suất là: 45%. v y: - Năng suất theo SAM/chuyền/ngày: - Năng suất theo SAM/chuyền/giờ: - Định mức bình quân/chuyền/ngày - Định mức bình quân/chuyền/giờ 2.5 Xây dựng mục tiêu hiệu suất Căn cứ trên kết quả nghiên cứu năng suất - hiệu suất để xây dựng mục tiêu về hiệu suất. Mục tiêu hiệu suất ban đầu không vượt quá hiệu suất nghiên cứu và phải có lộ trình để đạt hiệu suất nghiên cứu. Luôn đặt mục tiêu hiệu suất cao hơn để làm tiền đề cho công tác cải tiến công nghệ và quản lý. Theo như ví dụ ở trên thì mục tiêu đang xây dựng cho tháng đó là hiệu suất = 45%. Thì mục tiêu hiệu suất tháng tiếp theo sẽ là 50%. Và mục tiêu hiệu suất tháng tiếp theo nữa sẽ là 55%. Tương tự cho các tháng tiếp theo, hiệu suất đặt ra là tăng dần nhưng vẫn đảm bảo là có cơ sở khoa học, không mang tính chất bằng cảm tính. 1065
  6. 3 KẾT LUẬN Bài viết đã phân tích tác động đến năng suất lao động ngành dệt may: Tỷ lệ vốn trên lao động, công nghệ, tiền lương trung bình, số năm kinh nghiệm và hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Lựa chọn ra mô hình, kiểm chứng một cách bao quát tổng hợp các lý thuyết và khai quát mức độ ảnh hưởng các nhân tố tác động đến năng suất lao động. Kết quả của mô hình cho thấy năng suất lao động ngành Dệt May chịu ảnh hưởng cùng chiều bởi các nhân tố: Tỷ lệ vốn trên lao động, chi phí đầu tư vào công nghệ, số năm kinh nghiệm làm việc và hoạt động xuất khẩu còn biến tiền lương thì không ảnh hưởng gì (ít nhất là trong khoảng thời gian nghiên cứu ). Đưa ra được nguyên nhân ảnh hưởng và phương pháp tính năng suất lao động để giảm được lượng thời gian hao phí giúp nhà máy đạt được hiệu quả tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015). Quản lý chất lượng ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) [2] Thi Minh Tuấn (2021). Bài giảng môn Cải tiến sản xuất ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH). 1066