Xử lý ảnh với Adobe Photoshop CC - Phạm Minh Giang

pdf 186 trang Gia Huy 16/05/2022 6882
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xử lý ảnh với Adobe Photoshop CC - Phạm Minh Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxu_ly_anh_voi_adobe_photoshop_cc_pham_minh_giang.pdf

Nội dung text: Xử lý ảnh với Adobe Photoshop CC - Phạm Minh Giang

  1. Phạm Minh Giang Giáo trình Xử lý ảnh với ADOBE PHOTOSHOP
  2. www.enterfocus.edu.vn Vài dòng giới thiệu Adobe Photoshop (thường được gọi là Photoshop) là một phần mềm chỉnh sửa đồ họa được phát triển và phát hành bởi hãng Adobe Systems ra đời vào năm 1988 trên hệ máy Macintosh. Photoshop được đánh giá là phần mềm dẫn đầu thị trường về sửa ảnh bitmap và được coi là chuẩn cho các ngành liên quan tới chỉnh sửa ảnh. Từ phiên bản Photoshop 7.0 ra đời năm 2002, Photoshop đã làm lên một cuộc cách mạng về ảnh bitmap. Phiên bản mới nhất hiện nay là Adobe Photoshop CC. Ngoài khả năng chính là chỉnh sửa ảnh cho các ấn phẩm, Photoshop còn được sử dụng trong các hoạt động như thiết kế trang web, vẽ các loại tranh (matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các chương trình 3D gần như là mọi hoạt động liên quan đến ảnh bitmap. Adobe Photoshop có khả năng tương thích với hầu hết các chương trình đồ họa khác của Adobe như Adobe Illustrator, Adobe Premiere, After After Effects và Adobe Encore. Photoshop đã mở ra cánh cửa giúp các nhà thiết kế đồ họa tự do thay đổi ngành công nghiệp này. Chương trình có các chức năng biên tập nâng cao vừa dễ sử dụng vừa luôn sẵn có cho những người dành thời gian học cách sử dụng. Nó phổ biến đến mức gần như bất kỳ người học thiết kế đồ họa nào cũng biết cách sử dụng; thậm chí là cả những người chuyên nghiệp, hoạt động trong ngành từ rất lâu trước khi phần mềm ra đời. Photoshop không chỉ dành cho những người chuyên nghiệp mà cả các nhiếp ảnh gia nghiệp dư muốn cải thiện ảnh chụp của mình. Lịch sử Adobe Photoshop Từ thuở niên thiếu, hai anh em Thomas Knoll và John Knoll đã thành thạo kỹ thuật xử lý ảnh trong buồng tối, do ảnh hưởng bởi niềm đam mê nhiếp ảnh của người cha - Glenn Knoll, giáo sư Đại học Michigan. Hai cậu Thomas và John cũng yêu thích việc lập trình trên máy tính Apple II. Xúc cảm từ nghệ thuật nhiếp ảnh tác động đến việc chọn nghề của Thomas và John. Thomas theo ngành khoa học máy tính tại Đại học Michigan, luôn quan tâm đến những giải thuật xử lý ảnh (thu nhận từ máy quét). Khác với người anh, John tìm đến Đại học Southern California, theo ngành điện ảnh. Năm 1987, trong khi Thomas đang thực hiện luận án tiến sĩ về xử lý ảnh, John tốt nghiệp đại học và tìm được việc làm “trong mơ” tại Công ty ILM (Industrial Light and Magic), nơi chuyên thực hiện kỹ xảo hình ảnh cho các xưởng phim ở Hollywood. Khi thực hiện luận án, Thomas thử nghiệm nhiều giải thuật xử lý ảnh trên máy tính Mac (Macintosh). Máy Mac vào lúc đó dùng màn hình đơn sắc, khiến anh phải nghiên cứu giải thuật giả lập sắc độ xám để hiển thị được ảnh “đen trắng” trên màn hình. Thomas đặt tên cho tập hợp các chương trình nhỏ của mình là Display. Trong một lần về thăm nhà ở Michigan, John nhận thấy Display có nhiều nét giống với phần mềm xử lý ảnh mà anh thường dùng trên máy tính Pixar đắt tiền tại ILM. Không thể đứng ngoài “cuộc 4 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  3. www.enterfocus.edu.vn chơi”, John tham gia vào việc phát triển phần mềm Display, tự tạo thêm hoặc đề nghị Thomas tạo thêm các chức năng mới cho Display giúp ích cho việc làm phim ở ILM. John đề nghị Thomas đổi tên Display đơn giản thành tên khác, hấp dẫn hơn. Lúc đầu cả hai chọn tên ImagePro, sau đổi thành PhotoLab, cuối cùng nhất trí chọn tên PhotoShop, một tên chưa ai dùng. Tuy nhiên, khi John đề nghị thương mại hóa PhotoShop, Thomas lại e ngại vì không muốn nhảy vào cuộc kinh doanh trong lúc luận án còn dở dang. Tin chắc vào triển vọng của PhotoShop, khi trở lại làm việc tại California, John tìm cách liên lạc với nhiều công ty ở vùng Silicon Valley để tìm kênh phân phối chuyên nghiệp cho sản phẩm “cây nhà lá vườn” của mình. Vừa thúc giục Thomas tiếp tục bổ sung chức năng cho PhotoShop, John vừa biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng. Sau khi gửi lại tài liệu cùng đĩa mềm PhotoShop tại nhiều công ty, chờ thẩm định và nhận được nhiều lời từ chối, cuối cùng John cũng đạt được ý nguyện. Công ty Adobe chấp thuận phân phối PhotoShop với tên gọi Adobe Photoshop (Shop được sửa thành shop). Để hoàn thiện Photoshop trước khi phát hành, hai chuyên viên của Adobe - Steve Guttman và Russell Brown - đề nghị với John nhiều sửa đổi về cấu trúc và giao diện của phần mềm. John truyền đạt lại cho Thomas ở Michigan qua điện thoại. Cứ vài ngày, Thomas lại ra bưu điện, gửi cấp tốc đĩa mềm chứa chương trình vừa chỉnh sửa cho Adobe (lúc đó chưa phải là thời đại Internet). Ngày 19/2/1990, phần mềm Adobe Photoshop 1.0 dùng cho máy Mac, có dung lượng 728 KB, được phát hành ở dạng đóng gói, gồm một đĩa mềm và tài liệu hướng dẫn. Từ năm 1992, khi vai trò chuyên nghiệp của Photoshop đã được xác lập, các phần mềm khác có chức năng xử lý ảnh tương tự Photoshop (Photo-Paint, Paint Shop Pro tại Mỹ, Nuances tại Pháp, ) mới xuất hiện. Đến năm 1995, tập đoàn Adobe mua bản quyền Photoshop từ anh em Knoll. Kể từ năm 2003, khi Adobe bắt đầu gói tất cả công cụ Web và in ấn (bao gồm Photoshop) vào một gói ứng dụng có tên là Creative Suite, hãng này thường xuyên nâng cấp bộ công cụ này dựa trên ý kiến đóng góp của cộng đồng, tập trung chủ yếu vào dịch vụ trực tuyến và phân tích web. Giới thiệu Adobe Photoshop CC Photoshop CC là phần mềm đồ họa mới nhất trong Seri Photosop được hãng Adobe công bố tại hội nghị Adobe MAX ở Los Angeles, Adobe chủ yếu giới thiệu một số cập nhật nổi bật bao gồm Camera Shake Reduction, Camera Raw Improvements, Image Upsampling, Properties Panel Im- provements, Behance Integration, Sync Setting và một số khác. Các tính năng và cải tiến mới trong Adobe Photoshop CC Camera Shake Reduction Hẳn chúng ta đều có những bức ảnh tưởng chừng như không thể nào dùng được nữa vì một hoặc Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 5
  4. www.enterfocus.edu.vn hai lý do như Shutter (màn chập) đóng chậm hay vì Focal length (tiêu cự ống kính) quá xa khiến ảnh bị nhòe, không nhìn rõ chủ thể. Bây giờ bạn không còn phải tiếc vì bị dính các lỗi đó khi chụp nữa vì Adobe đã cập nhật tính năng Camera Shake Reduction với khả năng phân tích hướng chụp của bức ảnh và giúp khôi phục lại độ sắc nét cho chúng. Camera Shake Reduction sẽ được dùng dưới dạng của một Filter, chính xác hơn là sẽ được bổ sung vào Sharpen Filter với những tinh chỉnh bên trong như Blur Trace Bound, Smoothing, Artifact Suppresion cùng với khả năng phân tích hướng chụp ở trong bảng Advanced. Công dụng của chi tiết này là sẽ xác định hướng chụp và tính toán hướng cùng độ lệch của tay theo mức độ nhòe của ảnh. Đây là một cải tiến vô cùng hữu dụng trong việc cứu chữa những bức ảnh. Cải Tiến Camera Raw Retouching Chức năng này cũng sẽ được đưa vào sử dụng dưới dạng là một Filter cho từng Layer hoặc các file bên trong Photoshop và với Adobe Camera RAW 8, chúng ta có thể chỉnh sửa những bức ảnh một cách tỉ mỉ hơn qua những chức năng chi tiết bên trong như Spot Removal tool: một công cụ dưới dạng Brush dùng để tô vẽ lên những vùng không mong muốn trong bức ảnh hay chức năng Visualize Spots giúp xác định những điểm ảnh bị hỏng do Lens hoăc Sensor dính bụi một cách dễ dàng hơn trước rất là nhiều. Ta chỉ việc tô vẽ lên vùng muốn loại bỏ và Camera RAW sẽ tự động tìm vị trí thích hợp nhất để thay thế hoặc chúng ta có thể tự xác định chọn vùng thay thế. Ngoài ra chúng ta còn có thể xem lại những vùng mà đã được chỉnh sửa. Bất kể chi tiết lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp đều có thể dễ dàng xử lý với chức năng này. Camera Raw Radial Filter Với Camera Raw Radial Filter chúng ta có thể tạo một Radial Filter trên bức ảnh của mình đồng thời sử dụng một số Effect khác và hầu như tương tự Camera RAW, chúng hoàn toàn không làm gì ảnh hưởng xấu đến bức ảnh cả. Camera Raw Automactic Upright Tiếp tục với Camera Raw 8, chúng ta có thể xử lý những vấn đề thuộc về phối cảnh của bức hình một cách dễ dàng với Automatic Upright. Có rất là nhiều cách mà chúng ta mong muốn để giải quyết vấn đề phối cảnh mà chức năng này mang lại. Phóng To Ảnh Không Bị Vỡ Bằng Resamping Method Nếu trước kia việc phóng to một bức ảnh kích thước nhỏ, chất lượng thấp thường bị hiện tượng Noise (nhiễu), thì nay vấn đề đó đã được Adobe khắc phục qua chức năng Resampling Method. Do đó chúng ta đã có thể sử dụng những bức ảnh chất lượng thấp đưa vào trong những sản phẩm in ấn như Poster hoặc những áp phích cỡ lớn (Billboard size) mà không sợ Noise nữa. 6 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  5. www.enterfocus.edu.vn Cải tiến Smart Sharpen Smart Sharpen là công nghệ tiên tiến nhất trong việc làm sắc nét ảnh ngày nay. Chúng làm cho bức ảnh trở nên rõ nhất có thể đồng thời giảm Noise cũng như những chấm sáng không cần thiết xuống mức thấp nhất và đưa ra kết quả ảnh chất lượng cao, trông tự nhiên hơn cho bức ảnh. Ở phiên bản gần nhất là Photoshop CS6 khi dùng Smart Sharpen vẫn bị hiện tượng Noise. Phiên bản Photoshop CC đã khắc phục điều đó bằng Option mới là Reduce Noise với khả năng giảm thiểu Noise hiệu quả nhất cho dù có đẩy phần trăm của option Amount lên mức hơn 300%. Đây hẳn là một bước tiến tuyệt vời từ Adobe và qua đấy lại một lần nữa khẳng định sự tiên tiến của công nghệ này Propertise được cải tiến để làm việc với Shape dễ dàng hơn Properties Pannel sẽ giúp cho những ai làm việc với các loại Shape hay Icon thường xuyên sẽ dễ dàng hơn trong việc điều khiển chúng, nhất là việc xác định, lựa chọn giá trị bo tròn của các góc hình vuông, hình chữ nhật hoặc tam giác. Ngoài ra người dùng còn có thể thu nhỏ, kéo giãn độ dài các cạnh, hay dễ dàng điều chỉnh chúng bất cứ lúc nào. Người dùng còn có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian khi làm việc với nhiều Layer, Object khác nhau do việc xác định Layer, Object nào đang được chọn qua bộ lọc mới nằm ở trên cùng góc bên trái của pannel Layers. 8/ Tách Layer Để đơn giản hóa công việc khi sử dụng Photoshop, người dùng thường gộp những layer có tính chất chung trong một chuỗi layer lại với nhau để tiện quản lý. Cập nhật mới này cho phép người dùng tập trung làm việc với những layer đã chọn một cách nhanh chóng bằng một vài cú click chuột. 9/ Đồng bộ hóa dữ liệu Việc đồng hóa các dữ liệu giúp chúng ta có thể động và lưu trữ chúng trên cùng một tài khoản ta sẽ không mất nhiều thời gian vào việc cập nhật từng li từng tí, thay vì tìm đủ font, chép hết toàn bộ brush, action trong máy vào ổ cứng rồi đem lên cơ quan đăng bạn chỉ việc nhập account Adobe và Sync chúng là ok. Với những người phải thường xuyên sử dụng nhiều máy tính khác nhau để làm việc, chẳng hạn như máy ở cơ quan, máy ở nhà rồi laptop này, laptop kia thì sẽ gặp phải vấn đề với font do hệ thống fonts ở từng máy là khác nhau. Với Photoshop CC, người dùng có thể làm việc với dữ liệu và lưu trữ chúng trên cùng một tài khoản. Ví dụ như đang làm dở 1 project tại nhà, thay vì tìm đủ font, chép hết toàn bộ brush, action trong máy vào ổ cứng rồi đem lên chỗ làm chép lại vào máy tính ở đó thì người dùng chỉ cần đăng nhập Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 7
  6. www.enterfocus.edu.vn account Adobe và Sync chúng. Sẽ chỉ mất vài phút để chờ download toàn bộ xuống máy tính hiện tại và thế là xong. Chia Sẽ Lên Behance Adobe Creative Cloud và Behance bây giờ đã là một nhằm mục đích tham khảo ý tưởng đồng thời chia sẽ công việc với nhau tiện lợi. Làm nhiều hơn, chia sẽ nhiều hơn, không bao giờ ngừng học hỏi. Đó là Creative Cloude. Như vậy là người dùng đang có một công cụ vô cùng mạnh mẽ và thân thiện để có thê thực hiện bất cứ công việc hay sáng tạo nào với ảnh. Chúng ta sẽ giới thiệu chi tiết về các công cụ, lệnh, panels trong các phần tiếp theo. 8 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  7. www.enterfocus.edu.vn Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 9
  8. www.enterfocus.edu.vn Làm quen với hộp công cụ - Tool box 10 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  9. www.enterfocus.edu.vn Các công cụ đơn và công cụ nhóm Hộp công cụ là nơi chứa các công cụ mà bạn sẽ sử dụng trong suốt quá trình chỉnh sửa ảnh hay thiết kế. Hộp công cụ thường nằm sát rìa trái cửa sổ làm việc của chương trình Adobe Photoshop. Trong hộp công cụ chỉ có 2 công cụ đơn là Move Tool và Zoom Tool, còn lại là công cụ theo nhóm. Nếu công cụ nào mà bên dưới phía phải có một hình tam giác đen nhỏ thì đó chính là công cụ nhóm. Nhấn giữ chuột khoảng 1 giây trên công cụ đó sẽ mở ra hộp công cụ ẩn và bạn sẽ thấy đầy đủ các công cụ trong nhóm đó. Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên đỉnh hộp công cụ, phần màu sẫm có một mũi tên phía bên trái, nếu bấm vào mũi tên đó, hộp công cụ sẽ được trình bày thành dạng 2 cột thay cho dạng 1 cột dài hiện tại. Nếu bạn không thích kiểu đó, nhấn lại vào mũi tên một lần nữa, hộp công cụ sẽ trở về dạng mặc định. Hộp màu Foreground và Background Ngoài các công cụ, phía dưới hộp còn có 2 ô màu, được gọi là Foreground Color và Background Color - Màu Tiền cảnh và màu hậu cảnh. Hầu hết các công cụ tô vẽ trong hộp công cụ đều lấy màu trong hộp Foreground Color - màu tiền cảnh để sử dụng. Để thiết lập một màu mới trong ô Foreground Color hoặc Background Color, bạn hãy nhấp chuột vào ô màu muốn làm việc, sẽ có một hộp thoại mở ra, tùy vào bạn chọn ô nào, nó sẽ có tên là Color Picker (Foreground Color) hoặc Color Picker (Background Color). Để thiết lập một giá trị màu mới, bạn có thể nhấp chuột vào vùng màu bạn muốn sử dụng trong ô vuông màu hiện hành của hộp thoại; nếu không phải vùng màu bạn muốn, hãy nhấp chuột vào dãy màu hình chữ nhật bên phải của ô vuông màu để chuyển tới một vùng màu mới rồi tiến hành nhấp chọn khu vực màu mà bạn muốn. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 11
  10. www.enterfocus.edu.vn Muốn đưa màu trong 2 ô Foreground và Background về giá trị mặc định là đen và trắng, bạn cần nhấn vào biểu tượng 2 hình vuông nhỏ màu đen và trắng nằm chồng lên nhau ở sát gần 2 ô màu Foreground và Background, khi đó màu trong 2 ô sẽ được trả về giá trị mặc định là ô Foreground là màu đen và ô Background là màu trắng. Hoặc bạn có thể sử dụng phím tắt trên bàn phím là phím D. Nếu bạn muốn hoán đổi vị trí của 2 ô màu, hãy nhấn vào biểu tượng mũi tên 2 đầu cong cong ở sát gần 2 ô màu Foreground và Background, 2 ô màu này sẽ hoán đổi cho nhau. Hoặc bạn có thể nhấn phím X để thực hiện thao tác hoán đổi 2 ô màu này. Nút hoán chuyển giữa chế độ Standard và chế độ Quick Mask Dưới cùng trong hộp công cụ là nút để chuyển đổi chế độ làm việc thông thường và chế độ Quick Mask, một phương pháp giúp bạn chỉnh sửa cho vùng chọn hiện hành với công cụ Erase và Brush. Bạn có thể nhấn vào nút này để chuyển đổi giữa chế độ Standard và chế độ Quick Mask, hoặc nhấn phím Q để chuyển đổi giữa hai chế độ Standard và Quick Mask Mode. 12 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  11. www.enterfocus.edu.vn Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 13
  12. www.enterfocus.edu.vn CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI ADOBE PHOTOSHOP - ĐIỂM ẢNH - VÙNG CHỌN - CÁC CÔNG CỤ TẠO VÙNG CHỌN - CÁC LỆNH LIÊN QUAN TỚI VÙNG CHỌN Làm quen với Adobe Photoshop Có rất nhiều chương trình xử lý ảnh số, tuy nhiên Photoshop luôn khẳng định được vai trò dẫn đầu của mình trong lĩnh vực này - điều này là không phải tranh cãi vì sự phổ dụng của chương trình đã đi vào đời sống tới mức khi nói tới việc một bức ảnh đã được chỉnh sửa, thì mọi người nói bức ảnh đã được Photoshop. Giao diện chương trình: Để khởi động chương trình Photoshop, bạn vào Start/ All Programs/ Adobe Photoshop CC. Khi chương trình được kích hoạt, bạn sẽ thấy giao diện của nó như hình sau Bên lề trái màn hình là hộp công cụ (Tool Box) đây là nơi chứa toàn bộ các công cụ mà bạn sẽ sử dụng trong quá trình làm việc. Bên lề phải màn hình là hệ thống Panel, chứa đựng các Panel như Layer, Channel, Path trợ giúp các bạn trong quá trình làm việc. Các Panel này không phải là cố định, tùy thuộc vào công việc hay nhu cầu hoặc thói quen làm việc, bạn có thể đóng, mở thêm vào hay bớt đi các Panel sao cho thuận tiện. 14 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  13. www.enterfocus.edu.vn Sát khu vực màu xám đậm là thanh Options, đây là một trợ thủ của bạn trong quá trình làm việc vì nó biến đổi liên tục sao cho phù hợp với công cụ bạn đang chọn hay thao tác mà bạn đang thực hiện để giúp bạn đưa ra các lựa chọn hay ra lệnh một cách nhanh nhất mà không phải truy cập vào thanh Menu ở phía trên. Sát ngay bên trên thanh Options chính là thanh Menu. Đây là nơi chứa các Menu giúp bạn chọn lựa các lệnh một cách chi tiết tùy theo thao tác mà bạn muốn thực hiện. Tìm hiểu về điểm ảnh: Mở một bức ảnh trong Photoshop, ví dụ như bức ảnh bên dưới đây, chúng ta thấy gì trong đó? Với mắt nhìn của chúng ta thì bức ảnh bên trên bao gồm một quả dưa vàng, một lát Kiwi, một cái nấm củ, một lát thịt, một quả việt quất, một cây củ cải đỏ Thế còn Photoshop thì sao? Nó có nhận ra các thứ giống như mắt nhìn của chúng ta không? Để tìm hiểu xem Photoshop nhận diện một bức ảnh như thế nào, hãy nhấn chọn công cụ Zoom trong thanh Công cụ rồi nhấn vào một khu vực trên bức ảnh một vài lần để phóng to một phần bức ảnh lên, tới một mức độ phóng to nào đó chúng ta sẽ thấy những quả dưa vàng, lát Kiwi, cái nấm củ, lát thịt, quả việt quất, cây củ cải đỏ thực chất được tạo nên bởi tổ hợp của vô số những hình vuông nhỏ, mỗi hình vuông chứa một màu khác nhau. Những hình mà chúng ta thấy trên bức ảnh đều được tao nên bởi sự sắp xếp các hình vuông đó. Nếu bạn đã từng chơi trò xếp hình, bạn sẽ thấy một sự tương đồng giữa trò xếp hình và cách hiển thị ảnh số trong các chương trình chỉnh sửa ảnh nói chung hay trong Photoshop nói riêng: một bức ảnh được tạo nên bởi nhiều miếng ghép nhỏ. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 15
  14. www.enterfocus.edu.vn Tuy nhiên sự khác biệt giữa một bức ảnh số với một bức tranh ghép hình là trong một mảnh của bức tranh ghép hình thì chứa nhiều chi tiết khác nhau, còn mảnh ghép trong bức ảnh số thì chỉ có một màu, không có nhiều chi tiết. Vậy đơn vị nhỏ nhất để tạo nên một bức ảnh số chính là các hình vuông nhỏ đó, và chúng ta gọi các hình vuông nhỏ đó là Điểm ảnh hay là “Pixel”. Một bức ảnh tùy thuộc vào kích thước lớn hay nhỏ mà số lượng pixel cũng nhiều hay ít. Các thao tác chỉnh sửa hay tô vẽ trên bức ảnh thực chất là làm việc với các pixel. Khái niệm về vùng chọn Như phần trên đã giới thiệu, một bức ảnh số thực chất là tập hợp của rất nhiều điểm ảnh mà tạo thành. Vậy khi chúng ta thao tác chỉnh sửa một bức ảnh, thực chất là chúng ta thao tác trên các điểm ảnh của bức ảnh số đó. Một vấn đề đặt ra là nếu chỉ muốn thao tác với một vùng nào đó trên bức ảnh, thì làm sao cho chương trình hiểu được và thao tác đúng trong vùng ta muốn thôi? Bạn hãy làm một thử nghiệm nhỏ cùng tôi: Với bức ảnh đang mở, bạn hãy chọn menu Edit/ Fill (hoặc nhấn tổ hợp Shift+F5); khi hộp thại Fill hiện ra, trong mục Contents, xổ danh sách xuống, hãy chọn Black, các mục còn lại để nguyên rồi nhấn nút OK. Thao tác vừa thực hiện là tô màu đen cho bức ảnh. Kết quả là bức ảnh sẽ giống như hình bên dưới. Tất cả hình ảnh trước đó không còn, thay vào đó là một màu đen. Chính vì không xác định được những điểm ảnh nào sẽ nhận lệnh tô, nên toàn bộ các điểm ảnh trên bức ảnh đã được tô màu đen. 16 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  15. www.enterfocus.edu.vn Bây giờ chúng ta lại thực hiện một thử nghiệm khác: Vào menu File/ Revert (F12) để khôi phục bức ảnh về trạng thái ban đầu. Tiếp đó nhấn chọn công cụ Marquee Tool trong hộp công cụ rồi đưa vào trong bức ảnh, nhấn giữ phím trái chuột, kéo rê chéo một đoạn. Khi bạn nhả phím chuột ra, bạn sẽ thấy một vùng chọn hình chữ nhật đã được tạo Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 17
  16. www.enterfocus.edu.vn ra, giới hạn bởi một chu vi có đường viền đứt đoạn như hình vẽ bên dưới. Lúc này chúng ta lại lặp lại thao tác tô đã làm và kết quả là chỉ các điểm ảnh nằm trong phạm vi vùng chọn mà bạn vừa vẽ ra mới được tô màu đen, còn các điểm ảnh khác không nằm trong phạm vi của vùng chọn thì vẫn giống như ban đầu. Như vậy có thể nói vùng chọn có tác dụng giới hạn chính xác vùng điểm ảnh được phép làm việc. Các tùy chọn và menu liên quan tới vùng chọn: Trên thanh Option có một trường có tên là Feather được hiển thị khi công cụ thuộc nhóm Marquee và Lasso được chọn. Nó có tác dụng gán vùng ảnh hưởng mở rộng cho một vùng chọn. Chúng ta làm một thực nghiệm để tìm hiểu vai trò của Feather đối với vùng chọn: Sử dụng công cụ Rectangle Marquee, tạo một vùng chọn trên tấm ảnh đang mở, lưu ý lúc này tham số trong trường Feather là 0. Sau đó nhấn tổ hợp Shift+F6 để gọi hộp thoại Fill, chọn màu Black, nhấn OK để tô màu vào trong vùng chọn vừa tạo. Tiếp theo, ta gán một giá trị vào trường Feather, ví dụ là 15 px, sau đó vẽ tiếp một vùng chọn có độ lớn tương tự như vùng chọn vừa tạo, đặt ngay kế bên vùng chọn cũ. Dễ thấy sự khác biệt của vùng chọn cũ và vùng chọn được gán Feather là vùng chọn cũ thì vuông vắn, trong khi vùng chọn mới có gán Feather thì các góc bị bo tròn. Thực hiện lại lệnh tô màu, sau đó quan sát sự khác biệt kết quả: • Vùng chọn không gán Feather thì kết quả tô sắc nét, màu trong vùng chọn đồng nhất, và lệnh tô chỉ được áp dụng trong phạm vi bên trong vùng chọn. • Vùng chọn có gán Feather thì kết quả tô không đồng nhất, tâm vùng chọn có màu đậm, rìa vùng chọn có màu nhạt, và khác biệt quan trọng nhất là lệnh tô không giới hạn trong phạm 18 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  17. www.enterfocus.edu.vn vi vùng chọn mà còn tô lấn ra bên ngoài một khoảng. Việc gán giá trị vào trường Feather, cho phép tạo một vùng ảnh hưởng vượt ra khỏi phạm vi của vùng chọn hiện hành. Khi chúng ta thực hiện lệnh tô (hay một lệnh bất kỳ) trên vùng chọn đã gán Feather, thì không chỉ các điểm ảnh trong vùng chọn được tô, mà cả các điểm ảnh xung quanh vùng chọn, trong khoảng 15 px cũng được tô màu. Vùng chọn có gán Feather nhận lệnh mạnh ở tâm vùng chọn, và yếu dần ra phía ngoài biên, càng ra ngoài càng yếu dần đi. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 19
  18. www.enterfocus.edu.vn Lưu ý: Không nên gán giá trị vào trường Feather trên thanh Option, vì giá trị này sẽ bị lưu, phiên làm việc sau đó, mặc dù chúng ta không có ý định gán Feather cho vùng chọn, nhưng nó vẫn tác động tới vùng chọn mới được tạo ra. Vậy khi dùng xong, bạn nên trả lại giá trị trong trường Feather trên thanh Option về 0 px, hay tốt nhất là nhấn tổ hợp phím Shift+F6 để gọi hộp thoại Feather; sử dụng hộp thoại này gán giá trị Feather cho vùng chọn sẽ tốt hơn bới mỗi lần gán, giá trị, chỉ có tác dụng một lần duy nhất cho vùng chọn hiện hành mà thôi. Khái niệm vùng chọn trôi nổi: Ta có thể sử dụng công cụ đã tạo ra vùng chọn đưa vào bên trong vùng chọn hiện hành để kéo nó tới bất cứ vị trí nào trên bức ảnh. Khi buông phím chuột, vùng chọn sẽ chuyển tới vị trí mới. 20 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  19. www.enterfocus.edu.vn Di chuyển các điểm ảnh trong vùng chọn tới vị trí mới: Chọn công cụ Move (V) trong hộp công cụ và đưa vào trong phạm vi vùng chọn hiện hành, ta sẽ thấy trỏ chuột thay đổi thành hình mũi tên đen nhỏ kèm theo hình cái kéo. Nếu nhấn chuột và kéo, ta thấy vùng chọn cùng các điểm ảnh bên trong sẽ được cắt khỏi vị trí hiện tai, di chuyển tới vị trí mới. Lúc này, vùng điểm ảnh trong vùng chọn được gọi là vùng ảnh trôi nổi - Floating Image - và có thể được kéo tới bất cứ đâu trên bức ảnh. Chỉ khi chúng ta hủy bỏ vùng chọn thì vùng điểm ảnh này sẽ được dán vào vị trí mới, thay thể cho các điểm ảnh cũ tại vị trí đó. Nếu trong quá trình di chuyển, ta nhấn giữ phím Alt thì mỗi khi dừng lại tại đâu, các điểm ảnh nằm trong vùng chọn sẽ tạo ra bản sao tại đó. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 21
  20. www.enterfocus.edu.vn Nếu chúng ta sử dụng công cụ Move kéo một vùng điểm ảnh được chọn sang một cửa sổ ảnh khác thì các điểm ảnh trong bức ảnh gốc không thay đổi, mà thao tác này sẽ Copy các điểm ảnh trong vùng chọn và Paste sang cửa sổ ảnh kia. Copy - Cut - Paste các điểm ảnh trong vùng chọn Khi có một vùng chọn, ta có thể thực hiện việc Copy, Cut, Paste các điểm ảnh nằm trong vùng chọn này. Có thể Paste một vùng điểm ảnh thành một layer mới trong chính cửa sổ đang mở của bức ảnh; cũng có thể Copy điểm ảnh từ bức ảnh này, Paste sang một bức ảnh khác. Di chuyển và chỉnh sửa vùng chọn trong khi đang tạo vùng chọn Nếu bạn sử dụng công cụ Rectangle Marquee để tạo vùng chọn cho một vùng ảnh có hình chữ nhật thì thao tác sẽ hết sức đơn giản vì chỉ cần chọn công cụ, đặt chính xác vào điểm góc trên cùng bên trái của vùng ảnh bạn muốn chọn rồi nhấn giữ phím trái chuột và kéo rê đi để tạo vùng chọn thì chắc chắn bạn sẽ tạo được vùng chọn chính xác bao lấy vùng bạn muốn. Nhưng sẽ không dễ dàng như vậy nếu vùng hình ảnh bạn muốn chọn có hình elipse, thì khi đó việc đặt chuột chính xác vào điểm góc trên bên trái của vùng hình ảnh là rất khó khăn và thường thì vùng chọn mà bạn tạo ra không khớp được với vùng ảnh mà bạn muốn lấy. Vậy có thể nào tạo một vùng chọn hình elipse cũng chính xác như tạo một vùng chọn hình chữ nhật không? Và cách làm thế nào? Để thực hiện việc này, đầu tiên bạn hãy chọn công cụ tạo vùng chọn hình elipse, nhấn chột và vẽ một vùng chọn bất kỳ, không cần biết là to hay nhỏ, đã chính xác hay chưa; sau đó vẫn giữ phím trái 22 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  21. www.enterfocus.edu.vn chuột, đồng thời nhấn giữ phím cách trên bàn phím (Space Bar), lúc này neus bạn di chuyển chuột, vùng chọn đang vẽ của bạn cũng di chuyển theo, hãy đưa vùng chọn tới mép trái và đỉnh trên của vùng hình ảnh muốn lấy, nhả phím cách ra rồi tiếp tục di chuột sao cho vùng chọn bạn vẽ bao lấy vùng ảnh bạn muốn lấy. Trong suốt quá trình thao tác, hãy nhớ luôn giứ phím trái chuột và chỉ được buông ra khi vùng chọn đã hoàn thành, bao một cách chính xác vùng bạn muốn. Vẽ vùng chọn từ tâm Thông thường, ta vẽ một vùng chọn từ điểm đặt chuột, theo thói quen là từ góc trên, bên trái rồi kéo chuột xuống phía dưới, bên phải. Nếu trường hợp muốn vẽ vùng chọn từ tâm ra, bạn nhấp chuột vào tâm của vùng hình ảnh muốn chọn, đồng thời nhấn giữ phím Alt, lúc này vùng chọn sẽ được vẽ từ tâm ra thay vì từ góc. Mở rộng, thu hẹp vùng chọn hiện hành Nếu bạn muốn mở rộng vùng chọn hiện hành, bạn cần nhấn giữ phím Shift đồng thời sử dụng công cụ tạo vùng chọn vẽ thêm một vùng chọn mới. Nếu vùng chọn mới giao cắt với vùng chọn cũ, chúng sẽ tự động hòa trộn với nhau để tạo nên một vùng chọn lớn hơn; nếu chúng không giao cắt Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 23
  22. www.enterfocus.edu.vn nhau thì chúng tạo ra một vùng chọn bao gồm 2 khu vực là vùng chọn cũ và vùng chọn mới vẽ. Về thực chất đó chỉ là một vùng chọn mà thôi, vì khi chúng ta thực hiện một lệnh bất kỳ, ví dụ như tô màu vào vùng chọn thì cùng lúc, cả 2 khu vực đều nhận lệnh tô giống nhau. Trường hợp bạn muốn thu hẹp bớt vùng chọn hiện hành, bạn cần nhấn giữ phím Alt và vẽ một vùng chọn mới giao cắt với vùng chọn cũ, khi hoàn thành vùng chọn mới sẽ cắt bỏ vùng chọn cũ ở vùng giao nhau, vùng chọn còn lại sẽ là vùng chọn cũ loại bỏ đi vùng giao nhau với vùng chọn mới. Một cách khác là bạn sử dụng Tùy chọn trên thanh Options: Khi bạn vẽ một vùng chọn, thanh Options sẽ biến đổi để hỗ trợ thao tác vẽ vùng chọn của bạn. Nhìn lên trên thanh Optons, bạn sẽ thấy một số Icon có hình dạng như sau: • New selection: khi chế độ này được chọn, sẽ luôn tạo ra vùng chọn mới, nếu đang có một vùng chọn hiện hành thì vùng chọn mới sẽ tự động hủy bỏ vùng chọn cũ. • Add to selection: khi chế độ này được chọn, thì vùng chọn mới sẽ không hủy bỏ vùng chọn hiện hành, mà thêm vào và mở rộng diện tích cho vùng chọn cũ, lựa chọn này tương tự như thao tác nhấn giữ phím Shift khi vẽ vùng chọn. • Subtract from selection: khi chế độ này được chọn, thì vùng chọn mới được tạo nếu giao nhau với vùng chọn hiện hành, sẽ tự động cắt bỏ phần giao nhau giữa hai vùng chọn mới và cũ, chỉ giữ lại phần vùng chọn cũ không nằm trong vùng giao cắt. Thao tác này tương đương với việc nhấn giữ phím Alt khi vẽ vùng chọn. • Intersect from selection: khi chế độ này được chọn, thì vùng chọn mới được tạo nếu giao nhau với vùng chọn hiện hành, sẽ giữ lại phần giao nhau giữa hai vùng chọn, đồng thời hủy bỏ nhũng phần không giao nhau. Vậy có nên sử dụng các chế độ trên không? Nếu có thì sử dụng chế độ nào? Bạn nên luôn luôn chọn chế độ New selection khi làm việc; còn nếu muốn thêm hay bớt cho vùng chọn hiện hành, cách nhanh nhất và linh hoạt là nhấn giữ phím Shift hay phím Alt vì nếu chế độ Add to selection hay Subtract from selection được kích hoạt thì vùng chọn mới luôn thêm vào hay cắt bớt vùng chọn cũ, rất khó chịu cho người làm việc; trường hợp muốn giữ vùng giao nhau giữa vùng chọn mới và vùng chọn hiện hành thì bạn mới cần kích hoạt nút Intersect with selection. Tinh chỉnh vùng chọn Đôi khi bạn tạo vùng chọn của một vùng điểm ảnh phức tạp, trên một nền cũng phức tạp nên cần 24 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  23. www.enterfocus.edu.vn phải hiệu chỉnh lại vùng biên cho tinh tế và chính xác hơn. Adobe Photoshop CS5 cung cấp cho bạn một cách thức hiệu chỉnh biên vùng chọn hoàn toàn mới là Refine Edge để cải thiện chất lượng của vùng chọn và cho phép quan sát vùng chọn với các màu nền khác nhau để dễ hiệu chỉnh. Để sử dụng tính năng mới này, bạn chọn thực hiện theo cách sau: • Tạo vùng chọn bằng 1 công cụ chọn bất kỳ • Chọn menu Select > Refine Edge (Ctrl + Alt + R) • Hoặc nhấn chọn nút lệnh Refine Edge trên thanh Option Radius: xác định kích thước của vùng bao xung quanh vùng chọn mà tại đó việc tinh chỉnh vùng chọn sẽ được thực hiện. Bạn có thể tăng giá trị Radius để tạo ra một vùng chọn chính xác cho những vùng có độ chuyển nhẹ nhàng và nhiều chi tiết như lông, tóc hoặc các biên mờ. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 25
  24. www.enterfocus.edu.vn Contrast: làm cho biên của vùng chọn sắc cạnh và loại bỏ chi tiết thừa. Khi Radius có giá trị lớn, bạn cần tăng Contrast để loại bỏ nhiễu tại biên của vùng chọn. Smooth: có giá trị từ 0-100 nhằm loại bỏ các “đồi núi” và “thung lũng” trên vùng chọn, giúp cho vùng chọn được trơn hơn. Feather: có giá trị từ 0-250 nhằm tạo ra sự chuyển tiếp nhẹ nhàng giữa vùng chọn và những điểm ảnh lân cận. Contract/Expand: thu hẹp hoặc nới rộng vùng chọn. Nếu đối tượng cần chọn có màu khác biệt với màu nền, bạn hãy tăng Radius, chỉnh Contrast để làm sắc nét biên của vùng chọn, rồi mới điều chỉnh thanh trượt Contract/Expand. Nếu màu của đối tượng cần chọn gần trùng với màu nền bạn hãy điều chỉnh Smooth trước, sau đó đến Feather rồi mới điều chỉnh thanh trượt Contract/Expand. M. Xem trước ở chế độ vùng chọn V. Xem trước ở chế độ Quick Mask B. Xem trước với nền đen W. Xem trước với nền trắng K . Xem dưới dạng kênh Alpha L . Xem dưới dạng Layer thông thường Lưu và tải lại vùng chọn đã lưu Lưu vùng chọn 26 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  25. www.enterfocus.edu.vn Thao tác bạn phải thực hiện nhiều nhất khi sử dụng Photoshop có lẽ chính là tạo vùng chọn bởi bất cứ thao tác nào cũng dựa trên vùng chọn để giới hạn phạm vi làm việc, không tác động tới những vùng điểm ảnh không mong muốn. Tuy nhiên, không phải thao tác một lần là đạt được kết quả ưng ý ngay, mà có lúc bạn cần chỉnh lại một vùng ảnh đã thao tác. Vậy là lại phải chọn lại vùng đó. Do đó bạn cần lưu lại vùng chọn đã tạo nhằm mục đích tái sử dụng trong các phiên làm việc khác. Để lưu một vùng chọn, bạn thực hiện theo những cách sau: Cách 1: Chọn Window > Channels để hiển thị Channels panel. Bấm chuột vào nút Save selection as channel (lưu vùng chọn) của Channels panel. Sau khi lưu vùng chọn, trên Channels panel sẽ xuất hiện một kênh mới, gọi là kênh alpha (alpha channel). Mục đích của kênh alpha là dùng để lưu trữ vùng chọn. Vùng trắng trên kênh alpha tượng trưng cho vùng chọn (selected area). Vùng đen trên kênh alpha tượng trưng cho vùng không được chọn (non-selected area) hay còn gọi là vùng bị che (masked area). Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 27
  26. www.enterfocus.edu.vn Cách 2: Chọn Select > Save Selection Bạn có thể đặt tên cho vùng chọn bạn muốn lưu tại trường Name thay vì để Photoshop đặt tên tự động là Alpha Channel. Tải lại vùng chọn đã lưu Nếu muốn nạp trở lại vùng chọn đã được lưu trên kênh alpha, bạn có những cách sau: Cách 1: Chọn Select > Load Selection để hiển thị hộp thoại Load Selection Cách 2: Trên Channels panel, dùng chuột kéo kênh cần nạp vùng chọn vào nút Load channel as selection 28 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  27. www.enterfocus.edu.vn Cách 3: Nhấn giữ phím Ctrl rồi bấm chuột vào kênh cần nạp vùng chọn trên Channels panel. Khi bạn tạo một vùng chọn, thì phần hình ảnh không được chọn (non-selected area) được che đi Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 29
  28. www.enterfocus.edu.vn (masked), tức là được bảo vệ trước các thao tác chỉnh sửa hình ảnh. Như vậy khi bạn tạo ra một bản che (mask), bạn đã cô lập và bảo vệ một số phần của hình ảnh trước các thao tác như: chỉnh sửa màu, áp dụng bộ lọc (filter), tô vẽ CÁC CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP TẠO VÙNG CHỌN Tạo vùng chọn với nhóm công cụ Marquee Nhóm Marquee tool gồm có 4 công cụ, lần lượt có tên và công dụng như sau: • Rectangular Marquee (M): tạo vùng chọn hình chữ nhật • Eliptical Marquee (M): tạo vùng chọn hình elipse • Single Row Marquee: tạo vùng chọn hình chữ nhật rộng 1 pixel, cao bằng chiều cao bức ảnh • Single Collumn Marquee: tạo vùng chọn hình chữ nhật cao 1 pixel, rộng bằng chiều rộng bức ảnh. Thao tác vẽ vùng chọn: Với 2 công cụ Rectangle Marquee và Eliptical Marquee, đưa trỏ chuột tới góc trên bên trái của vùng hình ảnh muốn chọn, nhấn giữ phím trái chuột và kéo chéo theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, khi thấy vùng chọn giới hạn bởi một khung đứt đoạn bao lấy vùng hình ảnh muốn 30 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  29. www.enterfocus.edu.vn chọn thì nhả phím chuột kết thúc thao tác tạo vùng chọn. Với 2 công cụ Single Row Marquee và Single Collumn Marquee, chỉ cần đưa trỏ chuột tới vùng muốn chọn, click chuột trái là vùng chọn sẽ được tự động tạo ra. Các tùy chọn liên quan tới 2 công cụ Rectangle Marquee và Eliptical Marquee trên thanh Option: Trong trường Style có 3 tùy chọn lần lượt là • Normal • Fixed Ratio • Fixed Size Chế độ Normal được coi là tùy chọn mặc định của cả hai công cụ . Với tùy chọn này, vùng chọn có thể tạo ra ngắn - dài - cao - thấp - rộng - hẹp tùy ý, không có bất cứ hạn chế nào, trỏ chuột đưa tới đâu, vùng chọn được tạo ra tới đó Chế độ Fixed Ratio khi được chọn, sẽ kích hoạt 2 trường Width và Height, mặc định được điền sẵn giá trị là 1. Với tùy chọn này, khi rê chuột tạo vùng chọn, sẽ khóa tỷ lệ 2 chiều rộng và cao của vùng chọn đang được vẽ là 1:1 tức là nếu vẽ bằng công cụ Rectangle Marquee sẽ cho ra vùng chọn hình vuông, còn nếu sử dụng công cụ Eliptical Marquee sẽ tạo ra vùng chọn hình tròn. Các tham số ở 2 trường này có thể thay đổi, khi đó, hình dáng vùng chọn khi vẽ ra sẽ tuân theo tỷ lệ được quy định trong 2 trường này. Chế độ Fixed Size khi được chọn, mặc định Photoshop điền sẵn trong 2 trường Width và Height là 64 px. Khi ta đưa trỏ chuột vào trong bức ảnh, click chuột tại đâu thì sẽ tạo ra từ điểm click chuột về bên phải, xuống phía dưới một vùng chọn có kích thước chính xác là 64x64 px. Nếu muốn, ta có thể thay thế tham số mặc định này. Vậy người sử dụng Photoshop nên dùng chế độ nào trong 3 tùy chọn trên? Thông thường, chế độ mặc định được thiết lập làNormal . Ở chế độ này, người sử dụng sẽ thoải mái tạo các vùng chọn lớn bé theo ý thích, không bị gò bó. Chế độ Fixed Ratio giúp tạo vùng chọn có tỷ số giữa chiều rộng và chiều cao, tuy nhiên người sử dụng hay sử dụng nhất là tỷ số 1x1 để tạo vùng chọn hình vuông hay hình tròn; mà để tạo vùng chọn kiểu này, vẫn có thể sử dụng chế độ Normal, kèm theo thao tác nhấn giữ phím Shift khi tạo vùng chọn thì cũng tạo ra vùng chọn hình tròn hay hình vuông. Chế độ Fixed Size cho phép tạo vùng chọn có kích thước chính xác, thường dùng trong trường hợp thiết kế giao diện cho các phần mềm hay chương trình đòi hỏi độ chính xác cao, chạy trên nền Mobile do màn hình của các thiết bị này có kích thước nhỏ. Nếu bạn sử dụng Photoshop để thiết kế in ấn thì hầu như không cần dùng đến tùy chọn này. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 31
  30. www.enterfocus.edu.vn Checkbox Anti Alias cho Eliptical Marquee: Về cơ bản, các tùy chọn của 2 công cụ Rectangle Marquee và Eliptical Marquee là giống nhau, tuy nhiên khi chọn sử dụng công cụ Eliptical Marquee thì trên thanh Option có một checkbox có tên là Anti Alias được kích hoạt. Nhiệm vụ của checkbox này là khử hiệu ứng răng cửa cho vùng chọn hình elipse. Tại sao lại nói khử hiệu ứng răng cưa? Trong Photoshop, dùng công cụ Eliptical Marquee, nhấn giữ phím Shift vẽ một vùng chọn hình tròn. Vùng chọn này có thực sự tròn không? Nếu nhìn qua thì có vẻ là nó tròn, nhưng nếu phóng to lên để quan sát thì rõ ràng vùng chọn này rất mấp mô. điều này là đương nhiên vì vùng chọn là chọn các điểm ảnh, mà các điểm ảnh thì có hình vuông cho nên chu vi của một tổ hợp các hình vuông thì không thể là một hình tròn thật sự được. Nếu ta tiến hành tô màu vào vùng chọn này, hiệu ứng Anti Alias sẽ tô bù một số điểm ảnh vào các vùng gãy góc để tạo ảo giác là vùng tô này là tròn. Màu tô bù sẽ được tô từ trong vùng chọn ra một vài pixel bên ngoài vùng chọn, là một dãy màu, chuyển sắc dần từ màu bên trong vùng chọn tới màu bên ngoài vùng chọn. Hiệu ứng này chỉ tác dụng tới một dãy các pixel nằm sát rìa vùng chọn. Hình trái là hình không có Anti Alias So sánh biên của 2 vùng tô có và không có Anti Alias Thao tác mở rộng hay thu hẹp vùng chọn; vừa vẽ vừa di chuyển vừa chỉnh sửa vùng chọn đối với nhóm công cụ Marquee cũng giống như đối với vùng chọn nói chung. Đối với 2 công cụ Single Row Marquee và Single Collumn Marquee thì chỉ có chế độ Normal hiển thị, do 2 công cụ này mang một sỗ trói buộc về độ cao hay độ rộng của vùng chọn, mặt khác, do hình của vùng chọn là chữ nhật, không có chứa yếu tố đường cong nên tùy chọn checkbox Anti Alias cũng không khả dụng trong trường hợp người sử dụng chọn các công cụ này. Tạo vùng chọn với nhóm công cụ Lasso Nhóm Lasso gồm có 3 công cụ có tên và công dụng như sau: 32 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  31. www.enterfocus.edu.vn • Lasso: tạo vùng chọn bằng cách vẽ tự do bao quanh vùng ảnh muốn chọn • Polygon Lasso: tạo vùng chọn bằng cách vẽ hình đa giác bao quanh vùng ảnh muốn chọn • Magnetic Lasso: tạo vùng chọn bằng cách tự xác định và bám vào biên giới của các đối tượng trên hình ảnh. Thao tác vẽ vùng chọn: Với công cụ Lasso: Chọn công cụ Lasso trong hộp công cụ, nhấp giữ phím trái và kéo rê chuột sao cho đường viền chọn chạy theo chu vi của một đối tượng, để kết thúc ta chỉ cần nhả chuột. Vùng chọn vẽ bằng công cụ Lasso có tính tùy biến về hình dạng cao, linh hoạt nhưng nhược điểm là thiếu sự chuẩn xác, hầu như không thể vẽ chính xác một vùng chọn bám theo biên của vùng hình ảnh đối tượng muốn chọn. Lasso thường được dùng để tạo một vùng chọn mang tính tương đối, sau đó sẽ kết hợp với một công cụ tạo vùng chọn khác, thường là Magic Wand để hoàn thiện vùng chọn. Lưu ý là bạn không được nhả phím chuột trước khi hoàn thành việc vẽ vùng bao, bất cứ khi nào bạn nhả phím chuột, thao tác coi như kết thúc và vùng chọn luôn được tự động kép kín bằng cách nối điểm đầu và điểm cuối của vùng chọn bằng một đường thẳng. Với công cụ Polygon Lasso: Chọn công Polygon Lasso trong hộp công cụ, kích từng điểm để tạo khung viền chọn trên hình ảnh. Kích lại điểm đầu tiên hoặc kích kép để kết thúc. Xóa từng điểm chọn sai bằng phím Delete. Trong khi Lasso buộc bạn phải giữ phím chuột cho tới khi kết thúc việc vẽ vùng chọn thì Polygon Lasso lại cho phép bạn nhấp, nhả phím chuột theo từng điểm trên biên vùng chọn. Bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi thao tác với công cụ này, đặc biệt là khi vùng ảnh bạn chọn có đường biên là đường thẳng; còn với vùng đường biên có dạng cong, bạn hãy nhấp chuột từng đoạn thẳng ngắn để tạo một vùng biên cong tương đối và bao lấy nó. Đôi khi bạn muốn hoán đổi tạm thời giữa công cụ Polygon Lasso với Lasso thì bạn hãy nhả phím chuột, sau đó nhấn giữ phím Alt, nhấp giữ phím chuột và kéo rê chuột để vẽ như với công cụ Lasso, khi bạn nhả phím chuột và phím Alt, công cụ lại trở về cách thức hoạt động của Polygon Lasso. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 33
  32. www.enterfocus.edu.vn Với công cụ Magnetic Lasso: Magnetic là từ tính, có tính chất hút sắt, khi gặp sắt sẽ tự động bám dính vào. Ở đây chúng ta không có sắt, cũng chẳng có nam châm mà chỉ có công cụ tạo vùng chọn và các điểm ảnh vậy tại sao lại gọi là Magnetic Lasso? Cái chúng ta cần chọn làc các điểm ảnh, mà Photoshop lại quản lý các điểm ảnh chứ không quản lý các đối tượng có mặt trong bức ảnh, nó không biết trên bức ảnh có những đối tượng nào. Vậy làm sao nó có thể tự bám vào đường biên của đối tượng trong ảnh? Thực ra Adobe Photoshop đưa ra một cách nhận diện cũng rất dế hiểu: các đối tượng khác nhau thì có màu khác nhau, chất liệu khác nhau, bắt ánh sáng nhiều ít khác nhau, do đó nếu có 2 đối tượng khác nhau đặt cạnh nhau hoặc một đối tượng trên một nền nào đó thì biên giới giữa chúng sẽ là một vùng kéo dài, mỗi bên là một màu khác nhau, một chất liệu khác nhau do đó nếu xuất hiện một dải khác biệt kéo dài mỗi bên là một màu thì thường đó chính là ranh giới của đối tượng và việc tự động bám vào đó sẽ tạo được vùng chọn bao quanh đối tượng cần chọn. Thao tác chọn như sau: chọn công cụ Magnetic Lasso trong hộp công cụ, đưa trỏ chuột tới vùng biên của đối tượng, click chuột để công cụ nhận diện mẫu sự khác biệt màu tại điểm đó, sau đó rê chuột tương đối chính xác xung quanh chu vi của hình muốn chọn, Magnetic Lasso sẽ theo mẫu nhận diện được khi click chuột lần đầu và tự động bám theo các vùng có sự khác biệt đó để tạo nên vùng chọn. Trong quá trình di chuyển chuột quanh chu vi đối tượng, ta có thể kích để cưỡng chế vùng chọn đi đúng hướng (nếu chế độ tự động không chính xác). Xóa từng điểm chọn sai bằng phím Delete. Thao tác sẽ kết thúc khi trỏ chuột quay về điểm đầu tiên để tạo nên vùng khép kín hay bạn nhấp đúp chuột tại bất cứ vị trí nào, thì vùng chọn được tự động nối kín giữa điểm bắt đầu và điểm mà bạn nhấp đúp chuột bằng một đoạn thẳng. Thuộc tính (Options) của công cụ Magnetic Lasso: • Width: khoảng cách lớn nhất mà đường Lasso di chuyển (10px). • Frequency: tần số xuất hiện các điểm neo, tần số càng cao thì điểm neo xuất hiện càng dày. • Edge Contrast: độ nét của biên màu, khi biên màu bị nhoè thì mới tăng Contrast. Tạo vùng chọn với nhóm công cụ Magic Wand Nhóm Magic Wand gồm có 2 công cụ có tên và công dụng như sau: • Magic Wand: • Quick Selection 34 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  33. www.enterfocus.edu.vn Thao tác tạo vùng chọn: Với công cụ Magic Wand Chọn công cụ Magic Wand trong hộp công cụ, click vào màu mà bạn muốn chọn trên hình ảnh, công cụ sẽ xác định chính xác giá trị màu của pixel mà bạn đã click vào, sau đó, từ tâm điểm là pixel mà bạn click, công cụ Magic Wand sẽ dò tìm ra bốn phía xung quanh, gặp bất cứ pixel nào có giá trị tương tự như pixel mẫu, nó liền kết nạp vào vùng chọn. một vùng màu tương ứng được chọn. Độ rộng của vùng chọn tùy thuộc vào giá trị Tolerance trên thanh Options: giá trị Tolerance càng thấp, vùng chọn tạo ra càng nhỏ, nhưng độ đồng đều về mầu càng cao; ngược lại giá trị Tolerance càng cao, vùng chọn được tạo càng lớn nhưng độ đồng đều về màu thì lại thấp đi, lúc này vùng chọn có thể bao gồm cả những pixel chỉ giống một phần so với màu của pixel mẫu. Với cách chọn này, bạn không thể biết trước vùng chọn khi ta nhấp chuột sẽ có hình dạng và độ lớn nhỏ ra sao. Thuộc tính: • Tolerance: Dung sai của vùng chọn, dung sai càng lớn thì vùng chọn càng rộng. • Anti – Alias: Khử răng cưa • Contiguous: Chọn màu cục bộ - màu được giới hạn bởi những vùng màu lân cận. (Nếu không được kiểm nhận thì sẽ chọn trên toàn file) • Use All Layers: Chọn trên tất cả các Layer, không phân biệt Layer hiện hành hay những Layer khác. Để mở rộng - thu hẹp vùng chọn, nhấn giữ phím Shift hoặc Alt trong lúc click chuột để tạo vùng chọn. Với công cụ Quick Selection Trong khi Magic Wand tạo vùng chọn bằng giá trị màu tương đồng của một màu mẫu được chỉ định, thì Quick Selection lại tạo vùng chọn bằng cách lấy vùng giá trị trung bình cộng của các điểm ảnh nằm trong diện tích của đầu công cụ. Click chuột vào vùng muốn chọn, sẽ tạo ra vùng chọn đầu tiên có diện tích đúng bằng diện tích đầu công cụ, tiếp theo click thêm vào một điểm mới trong phạm vi vùng ảnh mà bạn muốn lấy, Quick Selection sẽ tự động nối các vùng chọn lại với nhau nếu giá trị trung bình cộng của các vùng chọn này giống nhau. Tạo vùng chọn bằng Quick Mask Chế độ Quick Mask Chế độ Quick Mask cho phép chuyển vùng chọn thành một bản che tạm (temporary mask) để tiện việc chỉnh sửa vùng chọn. Sự tiện lợi trong việc chỉnh sửa vùng chọn như là một mask là ở chỗ bạn có thể sử dụng hầu hết các công cụ và filter của Photoshop để hiệu chỉnh mask. Mỗi khi bạn thoát Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 35
  34. www.enterfocus.edu.vn khỏi chế độ Quick Mask, mask sẽ được chuyển trở lại thành vùng chọn. Cách sử dụng: - Vẽ phác một vùng chọn. - Chọn nút Edit in Quick Mask mode trên thanh công cụ hoặc nhấn phím Q. - Một cách mặc nhiên, khi đó vùng che (masked areas) sẽ được phủ bằng 50% của màu đỏ (red). - Để hiệu chỉnh mask, bạn có thể dùng các công cụ tô vẽ hoặc filter. Khi đó, màu foreground và background trên thanh công cụ được tự động chuyển thành đen và trắng. Tô với màu đen là để mở rộng vùng che và thu hẹp vùng chọn. Tô với màu trắng là mở rộng vùng chọn và thu hẹp vùng che. Tô với màu xám là để tạo vùng chọn nửa trong suốt (semi-transparent). Để quay trở lại chế độ chuẩn (Standard mode), bạn chọn nút trên thanh công cụ. Khi đó vùng chọn sẽ được hiện trở lại như bình thường. A. Chế độ chuẩn B. Chế độ Quick Mask C.Vùng chọn được biểu thị bằng màu trắng trên biểu tượng thu nhỏ trên Channels panel D. Vùng không chọn được biểu thị bằng màu đen trên biểu tượng thu nhỏ trên Channels panel 36 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  35. www.enterfocus.edu.vn A.Vùng chọn ban đầu và chế độ Quick Mask với màu lục tượng trưng cho vùng che B.Tô màu trắng trong chế độ Quick Mask để mở rộng vùng chọn C.Tô với màu đen trong chế độ Quick Mask để thu hẹp vùng chọn Lưu ý: • Để chuyển đổi qua lại giữa 2 chế độ Standard mode và Quick Mask mode , bạn có thể bấm phím tắt (Q). • Để đảo màu foreground color và backgound color, bạn bấm chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ hoặc bấm phím tắt (X). • Vùng chọn tạo bởi chế độ Quick Mask chỉ là vùng chọn tạm thời. Để lưu vùng chọn này thành kênh alpha, bạn hãy sử dụng những cách đã tìm hiểu trong phần Lưu và tải lại vùng chọn đã lưu. Thay đổi tùy chọn của Quick Mask Muốn thay đổi các tùy chọn của chế độ Quick Mask, bạn bấm đúp chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ để hiển thị hộp thoại sau: Mặc định 50% red tượng trưng cho vùng che (masked areas). Bạn có thể bấm chuột vào ô màu để thay đổi màu mặc định Masked Areas: chọn tùy chọn này để định vùng che là đen (đục) và vùng chọn là trắng (trong suốt). Tô với đen để mở rộng vùng che; tô với trắng để mở rộng vùng chọn. Khi chọn tùy chọn này, nút Quick Mask trên thanh công cụ có dạng hình tròn màu trắng trên nền xám Selected Areas: chọn tùy chọn này để định vùng che là trắng (trong suốt) và vùng chọn là đen (đục). Tô với trắng để mở rộng vùng che; tô với đen mở rộng vùng chọn. Khi chọn tùy chọn này, nút Quick Mask trên thanh công cụ có dạng hình tròn màu xám trên nền trắng Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 37
  36. www.enterfocus.edu.vn Mẹo: Để chuyển đổi qua lại giữa 2 tùy chọn Masked Areas và Selected Areas của chế độ Quick Mask, bạn có thể nhấn giữ phím Alt và bấm chuột vào nút Quick Mask trên thanh công cụ. Menu Select và các lệnh liên quan với vùng chọn • Lệnh Select All (Ctrl + A): Tạo vùng chọn trên toàn bộ hình ảnh hay trên toàn bộ layer. • Lệnh Deselect (Ctrl + D): Hủy bỏ vùng chọn hiện hành trên màn hình làm việc. • Lệnh Reselect (Ctrl + Shift + D): Tải lại vùng chọn mà bạn vừa hủy bỏ. • Lệnh Inverse (Ctrl + Shift + I): Nghịch đảo vùng chọn hiện hành. • Color Range: Tạo vùng chọn trên một màu của bức ảnh. Công dụng tương tự như Magic Wand nhưng có ưu điểm hơn nhờ có chức năng Fuzziness để tăng giảm lượng màu tương ứng. - Selection: Ô preview chỉ hiển thị hình ảnh dưới dạng màu trắng, đen. Vùng có màu trắng là vùng được chọn, vùng màu đen là vùng không được chọn. - Image: Ô Preview hiển thị dạng ảnh màu. • Feather (Ctrl + Alt + D): Gán giá trị vùng ảnh hưởng mở rộng cho một vùng chọn. • Modify: bao gồm 5 lệnh giúp hiệu chỉnh vùng chọn hiện hành - Border: Tạo khung viền cho biên vùng chọn (Width: gán độ rộng của khung viền) - Smooth: Làm mịn vùng chọn bằng cách cắt bỏ các đỉnh nhọn sắc của vùng chọn, - Expand: Mở rộng đều chu vi vùng chọn - Contract: Thu hẹp đều chu vi vùng chọn • Lệnh Grow: Nới rộng vùng chọn có vùng màu gần nhất (chọn màu cục bộ). • Lệnh Similar: Dò tìm trên toàn file tất cả các mẫu màu trùng với màu đã chọn ban đầu và chọn hết (Chọn theo tông màu đã chọn trước trên toàn file). • Lệnh Transform Selection: Phóng to thu nhỏ, xoay, vùng chọn. Giữ shift bấm vào bốn góc hộp vuông vùng chọn sẽ đều hơn. (Hoặc ta có thể kích phải mouse vào bên trong vùng chọn để chọn chế độ Transform Selection). • Lệnh Save Selection: Lưu vùng chọn, vùng chọn được lưu sẽ hiển thị trong kênh Alpha và đặt tên cho vùng chọn đó. 38 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  37. www.enterfocus.edu.vn • Lệnh Load Selection: tải vùng chọn đã lưu trữ. - New selection: vùng chọn mới - Add to selection: vùng chọn mới sẽ là sự kết hợp khi vùng chọn vừa vẽ với vùng chọn có sẵn trong kênh được chọn. - Subtract from selection: vùng chọn mới sẽ là phần còn lại sau khi vùng chọn vừa vẽ cắt vùng chọn có sẵn trong kênh được chọn. - Intersect with selection: vùng chọn mới sẽ là phần giao nhau của vùng chọn vừa vẽ với vùng chọn có sẵn trong kênh được chọn. Menu Edit và các lệnh biến đổi đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn Dùng để biến đổi đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn. Lệnh Transfrom Lệnh Transform giúp bạn biến đổi đối tượng hay vùng điểm ảnh trên layer. Lệnh Transform bao gồm các lệnh cụ thể sau: • Againt (Shift+Ctrl+T): thực hiện thêm một lần nữa lệnh Transform vừa được áp dụng. • Scale: thay đổi tỷ lệ cho đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn • Rotate: xoay đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn • Skew: kéo xiên đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn • Distort: làm biến dạng đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn • Perspective: làm biến dạng đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn theo phối cảnh • Warp: làm biến dạng đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn bằng hệ lưới biến dạng. • Rotate 180 0: xoay đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn 180 0 • Rotate 90 0 CW: xoay đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn 90 0 theo chiều kim đồng hồ • Rotate 90 0 CCW: xoay đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn 90 0 ngược chiều kim đồng hồ • Flip Horizontal: lật đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn theo chiều ngang • Flip Vertical: lật đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn theo chiều đứng Khi thao tác với lệnh Scale: Nhấn vào một trong các điểm điều khiển ở giữa của bounding box sẽ giúp thay đổi tỷ lệ chiều cao hay chiều rộng của đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn. Trong quá trình thao tác, nếu nhấn giữ thêm phím Alt sẽ tạo ra biến đổi ở chiều cạnh đối diện, cạnh được kéo thay đổi bao nhiêu, thì cạnh đối diện cũng se thay đổi bấy nhiêu, nhưng theo chiều ngược lại. Trường hợp nhấn vào một trong các điểm điều khiển ở góc của bounding box, nếu nhấn giữ thêm phím Shift sẽ giữ tỷ lệ giữa hai chiều của đối tượng hay vùng ảnh đang thao tác; nếu nhấn giữ Shift+Alt thì vừa giữ tỷ lệ, vừa biến đổi từ tâm. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 39
  38. www.enterfocus.edu.vn Khi thao tác với lệnh Skew: Nhấn vào một trong các điểm điều khiển ở giữa của Bounding box và kéo sẽ làm xiên đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn theo chiều kéo. Nếu kết hợp với nhấn giữ phím Alt khi kéo thì đồng thời sẽ kéo xiên cả hai chiều của cạnh được kéo lẫn cạnh đối diện; tỷ lệ kéo xiên của hai cạnh là bằng nhau, nhưng chiều kéo xiên thì ngược nhau. Khi thao tác với lệnh Distort: Nhấn vào một trong các điểm điều khiển ở góc của Bounding box và kéo theo chiều hướng bạn muốn, đổi tượng hay vùng điểm ảnh được chọn sẽ biến dạng không giữ tỷ lệ; có thể kéo cho hình biến dạng theo kiểu vặn xoắn. Trong khi thao tác, nếu nhấn giữ thêm phím Alt thì sẽ làm biến dạng cả góc đối diện với cường độ biến dạng tượng tự nhưng chiều hướng thì ngược lại với chiều biến dạng ở góc đang được thao tác. Khi thao tác với lệnh Warp: Khi áp dụng lệnh này, đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn sẽ được phủ lên một hệ thống lưới. Bạn có thể nhấn vào hệ lưới và kéo; khi hệ lưới bị biến dạng, nó làm cho đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn biến dạng theo. Mặt khác trên thanh Options có một list các khuôn lưới biến dạng cho sẵn, bạn có xổ danh sách ra và chọn lấy một kiểu trong danh sách để áp dụng cho đối tượng. Khi kiểu biến dạng được chọn, thì trong cửa sổ hình ảnh, đối tượng hay vùng điểm ảnh được chọn sẽ có biến đổi tương ứng để bạn hình dung trước sự biến dạng sẽ xảy ra. Nếu chưa vừa ý, bạn xổ danh sách ra và chọn lấy một kiểu khác. Khi ưng ý, bạn có thể nhấn OK, hay click vào biểu tượng để xác nhận áp dụng và kết thúc thao tác Warp. Khung lưới và danh sách kiểu biến dạng Biến dạng khi bóp méo khung lưới Lệnh Free Transform (Ctrl+T): Lệnh Free Transform (biến đổi tự do) thực chất là một lệnh tổ hợp bao gồm tất cả các phương pháp 40 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  39. www.enterfocus.edu.vn thay đổi và biến dạng trong lệnh Transform. Sự tiện dụng của nó là do muốn sử dụng thao tác nào thì có thể thực hiện luôn, không cần phải chọn lệnh cụ thể như trong lệnh Transform. Thao tác Skew, Distort, Pespective khi thực hiện cần nhấn giữ thêm phím Ctrl và bấm vào điểm điều khiển phù hợp với thao tác. Nếu nhấn kèm thêm phím Shift hay phím Alt thì hiệu quả cũng tương tự như khi nhấn giữ các phím đó trong thao tác với lệnh Transform. Riêng với thao Warp, bạn cần nhấn chọn icon trên thanh Options để gán lưới vào cho đối tượng hay vùng điểm ảnh mà bạn muốn làm biến dạng. Các thao tác khác cũng giống như khi thực hiện với lệnh Transform. Lệnh Content - Aware Scale: Trong khi thao tác cắt ghép và chỉnh sửa ảnh, bạn đôi khi cần Resize cho một layer; thao tác này có thể thực hiện rất dễ dàng với lệnh Transform hay Free Transform. Tuy nhiên nếu vùng điểm ảnh hay đối tượng được Resize là những hình ảnh khó xác định kích thước và tỷ lệ như mây trời, cây cỏ hay phong cảnh nói chung thì không sao, nhưng nếu trong khung cảnh có chứa đối tượng có thể xác định kích thước hay tỷ lệ như con người chẳng hạn thì đối tượng đó sẽ gây khó chịu cho người xem do biến dạng không hợp lý. Để khắc phục tình trạng này, từ phiên bản CS5, Adobe Photoshop đưa ra một cách Resize có bảo vệ tỷ lệ cho một vùng xác định bằng một lệnh biến đổi mới là Con- tent - Aware Scale (Alt+Shift+Ctrl+C). Thao tác khi sử dụng lệnh này là bạn phải xác định trước khu vực hình ảnh sẽ được bảo vệ tỷ lệ, tạo vùng chọn bao quanh khu vực đó và lưu vùng chọn vừa tạo trước khi thực hiện thao tác Resize. Chúng ta sử dụng bức ảnh có tên là Guy_wall.psd làm ví dụ minh họa • Mở tấm ảnh muốn thực hiện thao tác resize, ở đây là tấm ảnh Guy_wall.psd • Sử dụng bất cứ công cụ nào bạn muốn, tạo vùng chọn bao quanh người đàn ông trong ảnh, không cần chính xác tuyệt đối. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 41
  40. www.enterfocus.edu.vn • Vào menu Select> Save Selection, đặt tên cho vùng chọn được lưu là vung_bao_ve, OK • Hủy vùng chọn hiện hành (Ctrl+D), sau đó vào menu Edit> Content-Aware Scale • Khi Bounding box hiện ra bao lấy vùng ảnh, tại thanh Options, xổ danh sách Protect, chọn vung_bao_ve; tiếp đó nhấp chuột vào điểm điều khiển bên hông phải của tấm ảnh, kéo về bên trái để thu kích thước chiều ngang của tấm ảnh còn khoảng 1/2 so với nguyên bản. Nhấn Enter để xác nhận thao tác. 42 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  41. www.enterfocus.edu.vn • Kết quả chiều ngang của tấm ảnh giảm còn một nửa, mọi chi tiết trên tấm ảnh đều bị thu lại, nhưng người đàn ông trong ảnh thì vẫn giữ nguyên kích thước và tỷ lệ như trong ảnh gốc, hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi thao tác resize. Đó cũng là điểm đặc biệt mà lệnh Content-Aware Scale mang đến cho người sử dụng từ phiên bản Photoshop CS5. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 43
  42. www.enterfocus.edu.vn CHƯƠNG II: LÀM VIỆC VỚI LAYER - SMART OBJECT Trong số các panel được Adobe Photoshop cung cấp, thì Layer là panel được sử dụng nhiều nhất. Layer giúp bạn quản lý tài liệu đang mở, hiển thị các phần tử thiết kế hay ẩn giấu một phần chúng. Layer giúp chúng ta nắm bắt được tầng thứ của các thành phần trong bức ảnh hay trong bản thiết kế, có thể nói, không có layer panel thì gần như không thể làm việc được trong Adobe Photoshop. Layer Backgroud Khi ta mở một bức ảnh, thì trong Layer panel ít nhất sẽ xuất hiện một layer, trường hợp này nó sẽ có tên là Background, layer này sẽ nằm dưới cùng nếu có thêm các layer khác xuất hiện trong Layer panel. Khi có một vùng điểm ảnh được Paste vào cửa sổ ảnh đang mở, trong Layer panel sẽ xuất hiện một layer mới, được đặt tên tự động theo thứ tự xuất hiện của layer đó, ví dụ Layer 1, Layer 2 bạn có thể sử dụng cách đặt tên mặc định đó hoặc đổi tên layer cho sát với nội dung vùng điểm ảnh đang xuất hiện trên layer sao cho dễ hình dung. Để đổi tên cho một layer, bạn nhấp đúp chuột vào tên của layer, khi tên layer được bôi đen, bạn nhập tên mới vào cho layer, sau đó nhấp chuột vào một vùng bất kỳ bên ngoài để kết thúc việc đổi tên cho layer đó. Đổi hoặc đặt tên cho layer sẽ giúp thao tác với bức ảnh dễ dàng và nhanh hơn vì khi tìm kiếm hay lựa chọn một layer thì chúng ta không phải căng mắt ra quan sát trong thumbnail xem layer đó chứa đựng nội dung gì mà chỉ cần tìm đúng tên layer mong muốn. 44 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  43. www.enterfocus.edu.vn Chọn một layer để thao tác Cũng như với các điểm ảnh, do có thể có nhiều layer khác nhau trong một bức ảnh nên khi bạn muốn thao tác với các điểm ảnh thuộc layer nào, bạn cần chọn layer chứa các điểm ảnh đó đã. Có 3 cách để bạn chọn lựa một layer: • Trong Layer pannel, bạn click vào layer mà bạn muốn thao tác, layer được chọn sẽ có màu xanh để phân biệt với các layer khác không được chọn. • Trong cửa sổ hiển thị ảnh, bạn click chuột phải vào vùng hình ảnh mà bạn muốn xử lý, một menu ngữ cảnh sẽ hiện lên, thông báo tại điểm bạn click chuột có bao nhiêu layer cùng hiển thị; click chuột vào layer mà bạn muốn làm việc, layer đó sẽ được chọn, đồng thời trong layer pannel, biểu tượng tương ứng của layer đó cũng được đánh dấu bằng màu xanh để phân biệt với các layer khác không được chọn. • Trên thanh Option, có một checkbox tên là Auto Select, nếu bạn kích hoạt checkbox này, đồng thời ở hộp danh sách ngay bên cạnh, bạn chọn chế độ là Layer thì bạn chỉ cần click chuột vào vùng ảnh bất kỳ trông cửa sổ hiển thị ảnh thì Photoshop sẽ tự động xác định layer của vùng ảnh đó và tự động lựa chọn layer đó để làm việc. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 45
  44. www.enterfocus.edu.vn 46 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  45. www.enterfocus.edu.vn Thay đổi tầng thứ cho layer Để thay đổi tầng thứ của các layer, chúng ta có thể thực hiện theo 3 cách là: • Trực tiếp kéo thả các layer trong Layer panel để đưa chúng tới vị trí mà bạn muốn • Sử dụng lệnh trong menu Layer > Arrange • Sử dụng phím tắt trên bàn phím Để trực tiếp kéo thả một layer, ta nhấp chuột vào layer muốn thay đổi tầng thứ, nhấn giữ phím trái chuột vào kéo layer đó tới vị trí mới mà bạn muốn trong Layer panel. Trong lúc kéo, ta thấy layer được chọn sẽ có hình xanh mờ, và di chuyển tới vị trí mới, khi nhả phím chuột ra, layer mờ biến mất, đồng thời layer được chọn cũng sẽ đổi tới vị trí mới. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 47
  46. www.enterfocus.edu.vn Muốn thay đổi tầng thứ cho một layer bằng lệnh, đầu tiên bạn cần chọn layer đó trong Layer panel, sau đó vào menu Layer> Arrange. Khi menu con xổ ra chọn lấy một lệnh trong số các lệnh để thực hiện việc chuyển tầng thứ của layer đang được lựa chọn. • Bring To Front: đưa layer được chọn lên trên vị trí đầu trong Layer panel • Bring Forward: đưa layer được chọn lên trên một bậc so với hiện tại • Send Backward: đưa layer được chọn xuống dưới một bậc so với hiện tại • Send to Back: đưa layer được chọn xuống dưới cùng trong Layer panel • Reverse: chọn ít nhất 2 layer, thực hiện lệnh đảo ngược tầng thứ với các layer được chọn. Còn nếu bạn muốn sử dụng lệnh tắt thì thao tác như sau: • Bring To Front: chọn layer> nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift + ] • Bring Forward: chọn layer> nhấn tổ hợp phím Ctrl+ ] • Send Backward: chọn layer> nhấn tổ hợp phím Ctrl+[ • Send to Back: chọn layer> nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift + [ • Reverse: không có phím tắt. Bất cứ layer nào cũng có thể di chuyển và thay đổi tầng thứ, trừ layer Background. Muốn cho layer Background có thể thay đổi tầng thứ, trước hết bạn cần đổi tên cho layer bằng cách nhấp đúp chuột vào tên của layer, khi có hộp thoại hiện ra, đổi tên cho layer Background thành layer 0, nhấn OK để xác nhận; lúc này bạn đã có thể thực hiện thao tác đổi tầng thứ cho layer này. 48 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  47. www.enterfocus.edu.vn Ẩn - Hiện layer Bạn có thể làm ẩn một (hoặc nhiều) layer, và làm hiện trở lại chúng. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 49
  48. www.enterfocus.edu.vn Để làm ẩn một layer, bạn chỉ cần nhấp chuột vào biểu tượng con mắt bên trái của layer đó trong layer panel. Khi biểu tượng con mắt bị tắt đi, thì layer đó với toàn bộ các điểm ảnh sẽ tạm thời bị ẩn đi, bạn và mọi người không thể thấy các hình ảnh thuộc layer đó. Nếu bạn bật trở lại biểu tượng con mắt của layer thì layer đó lại hiển thị lại trên cửa sổ hiển thị ảnh. Bạn có thể tắt biểu tượng con mắt của nhiều layer, thậm chí là toàn bộ layer của bức ảnh. Đôi khi bạn cần quan sát chi tiết một layer và bạn muốn tạm thời ẩn toàn bộ các layer còn lại; để thực hiện việc này, bạn chỉ cần nhấn giữ phím Alt trên bàn phím, đồng thời nhấn chuột vào biểu tượng con mắt của layer bạn muốn xem. Lúc này chỉ layer mà bạn vừa thao tác còn hiển thị, tất cả các layer còn lại sẽ đồng loạt bị ẩn đi và bạn sẽ dễ dàng quan sát các hình ảnh trên layer đó mà không bị ảnh hưởng bởi hình ảnh trên các layer còn lại. Nếu muốn khôi phục các layer vừa bị ẩn đi, bạn chỉ cần lặp lại thao tác như khi làm ẩn các layer đó, thì toàn bộ các layer vừa bị ẩn sẽ được hiển thị trở lại. Lưu ý, thao tác ẩn hiện nhiều layer này chỉ khôi phục những layer nào bị thao tác ẩn layer đó giấu đi mà thôi, các layer đã bị ẩn giấu trước đó không thuộc phạm vi khôi phục của thao tác này. Nhân bản layer Nếu bạn muốn nhân bản một layer nào đó, đầu tiên bạn cần chọn layer muốn nhân bản, sau đó thực hiện theo một trong các cách sau: • Kéo layer được chọn vào biểu trượng tràn giấy trắng dưới đáy Layer pannel 50 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  49. www.enterfocus.edu.vn • Vào menu Layer > New > Layer via Copy • Nhấn tổ hợp phím Ctrl+J trên bàn phím • Click chuột phải vào layer trong Layer pannel, chọn lệnh Duplicate layer trong menu ngữ cảnh, khi hộp thoại Duplicate Layer hiện ra, nhấn OK. • Bấm vào mũi tên đen nhỏ góc trên bên phải của Layer pannel, chọn lệnh Duplicate layer trong menu ngữ cảnh, khi hộp thoại Duplicate Layer hiện ra, nhấn OK. Layer được chọn sẽ được nhân bản, thường thì nó sẽ được tự động đặt tên theo tên của layer gốc, ví dụ layer chọn nhân bản có tên là Layer 1 thì layer mới nhân bản sẽ có tên là Layer 1 Copy. Lưu ý: trước phiên bản Adobe Photoshop 8 (hay còn gọi là Adobe Photoshop CS) thì mỗi lần chỉ có thể nhân bản được một layer duy nhất. Từ phiên bản CS, bạn có thể chọn nhiều layer và tiến hành thao tác nhân bản chúng trong một lần. Nhân bản layer từ tài liệu này sang tài liệu khác Thông thường, khi bạn thực hiện thao tác nhân bản một layer thì nó sẽ được nhân bản ngay trong tài liệu mà bạn đang mở; tuy nhiên trong các cách nhân bản vừa nêu trên, thì 2 cách cuối cùng cho phép bạn chọn nhân bản layer sang một tài liệu khác. Thao tác nhân bản giống như hướng dẫn ở phần trên, tuy nhiên khi hộp thoại Duplicate Layer hiện ra, thay vì nhấn OK thì bạn hãy để ý tới khu vực Destination bên dưới, xổ danh sách Document ra, chọn một Document name trong đó - tức là tên một tài liệu hiện đang cùng mở với tài liệu mà bạn đang thao tác trong Photoshop hoặc chon New ở dưới cùng của danh sách. Nếu bạn chọn tên một tài liệu đang mở, thì thao tác nhân bản sẽ tạo bản sao của layer được chọn vào cửa sổ tài liệu được chọn đó, còn nếu bạn chọn New, thì layer nhân bản sẽ được mở trong một tài liệu mới hoàn toàn. Tìm hiểu về chế độ hòa trộn - Blending Mode - của layer Một tính năng cũng rất độc đáo khác bên cạnh các Filter của Photoshop là các chế độ hoà trộn. Sử Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 51
  50. www.enterfocus.edu.vn dụng sáng tạo những chế độ hoà trộn cũng sẽ tạo được những hình ảnh rất đẹp và quyến rũ. Trong hầu hết các thao tác ở Photoshop bạn không thể không dùng đến các chế độ hoà trộn, do vậy nó trở thành đặc biệt quan trọng và hữu dụng. Biết và hiểu các tính năng của nó sẽ giúp bạn nhiều hơn nữa trong công việc của mình. Layer: Bạn sử dụng các chế độ hoà trộn để xác định những giá trị pixel của một file ảnh trên một layer sẽ hoà trộn như thế nào với những pixel trên một layer khác. Bằng cách áp dụng những chế độ hoà trộn cụ thể trên từng layer riêng lẻ bạn có thể tạo ra những hiệu ứng đa dạng và đặc biệt. Những công cụ và chế độ hoà trộn Bạn cũng có thể tìm thấy chế độ hoà trộn trên thanh Option của mỗi một công cụ riêng lẻ, nó kiểm soát những pixel của một file ảnh sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các công cụ. Bạn nên hiểu những khái niệm sau đây về màu sắc khi thấy những hiệu ứng của chế độ hoà trộn. + Màu cơ bản - là màu ban đầu của file ảnh + Màu hoà trộn - là màu được thiết lập bởi các công cụ vẽ hoặc những công cụ chỉnh sửa + Màu kết quả - là kết quả từ những chế độ hoà trộn được sử dụng Tìm hiểu về các chế độ hoà trộn: Chế độ hòa trộn là một trong những tính năng thú vị nhất của Photoshop, và cũng là khó nắm bắt nhất. Chế độ Normal Đây là chế độ mặc định của Photoshop. Không có một hiệu ứng hoà trộn nào được thiết lập khi ở chế độ Normal. Chế độ Dissolve Chỉnh sửa hoặc vẽ trên từng pixel để tạo ra màu kết quả. Tuy nhiên, màu kết quả là sự thay đổi ngẫu nhiên của các giá trị pixel với màu cơ bản hoặc với màu hoà trộn, phụ thuộc vào mức Opac- ity tại bất cứ vị trí nào của pixel. Chế độ hoà trộn này kết hợp tốt với các công cụ Paintbrush hoặc Airbrush và với kích cỡ lớn. 52 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  51. www.enterfocus.edu.vn Chế độ Behind Chỉnh sửa hoặc vẽ chỉ trên những phần trong suốt của layer. Chế độ này chỉ làm việc duy nhất với chức năng Preserve Transparency được tắt và tương tự để vẽ vào phần sau của những vùng trong suốt. Chế độ Clear Chỉnh sửa hoặc vẽ trên từng pixel để tạo ra trong suốt. Chế độ này chỉ làm việc với Line tool, Paint bucket tool, các lệnh Fill và lệnh stroke. Bạn phải tắt chế độ Preserve Transparency để làm việc với chế độ này. Chế độ Multiply Nó sẽ tìm những thông tin về màu trên từng kênh và nhân đôi màu cơ bản và màu hoà trộn. Màu kết quả luôn luôn là một màu tối hơn. Nhân đôi bất cứ màu nào với màu đen sẽ cho kết quả là đen, với màu trắng thì kết quả không đổi. Khi bạn vẽ với một màu nào đó mà không phải là hai màu trắng và đen, với những nét vẽ liên tục với công cụ Painting sẽ tạo ra một màu tối hơn. Hiệu ứng tương tự như khi vẽ trên một file ảnh với chiếc bút thần kỳ đa chức năng. Chế độ Screen Với Screen nó sẽ tìm từng kênh thông tin màu và nhân với màu ngược lại của màu hoà trộn và màu cơ bản. Màu kết quả sẽ luôn luôn là một màu sáng hơn. Nếu bạn thiết lập chế độ Screen với màu đen thì màu sẽ không thay đổi, ngược lại, hoà trộn với màu trắng sẽ cho ra màu trắng. Hiệu ứng này giống như kiểu chiếu sáng những tấm phim ảnh chồng lên nhau. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 53
  52. www.enterfocus.edu.vn Chế độ Overlay Nhân đôi hoặc che chắn màu phụ thuộc vào màu gốc. Khi được thiết lập nó sẽ lấy làm mẫu hoặc che phủ những giá trị pixel của ảnh nhưng lại bảo tồn những vùng bóng sáng và bóng đen của màu gốc. Màu gốc sẽ không bị thay đổi nhưng được trộn lẫn với màu hoà trộn để phản xạ những vùng sáng hoặc vùng tối của màu ban đầu. Chế độ Soft Light Làm sáng hoặc làm tối màu phụ thuộc vào màu hoà trộn. Hiệu ứng này tương tự như khi ta chiếu sáng bằng một cái đèn rọi tán sắc lên một bức ảnh. Nếu màu trộn (ánh sáng nguồn) nhạt hơn 50% xám, file ảnh sẽ được làm sáng, như khi nó được Dodge. Nếu màu trộn tối hơn 50% xám, file ảnh sẽ bì làm tối đi như khi nó được Burn. Vẽ với màu trắng hoặc đen tuyệt đối sẽ tạo ra một vùng tối hoặc sáng khác biệt nhưng kết quả lại không phải là màu đen hoặc trắng tuyệt đối. Chế độ Hard Light Hiệu ứng này sẽ nhân đôi hoặc che chắn màu, phụ thuộc vào màu hoà trộn. Hiệu ứng này tương tự như khi ta dùng một đèn rọi cực sáng chiếu vào hình ảnh. Nếu màu hoà trộn (ánh sáng nguồn) nhạt hơn 50% xám, hình ảnh sẽ được làm sáng như khi nó được áp dụng hiệu ứng Screen.Điều này rất có ích khi ta muốn tạo những vùng phản chiếu cho một file ảnh. Nếu màu hoà trộn đậm hơn 50% xám, nó sẽ có hiệu ứng như Multiplied. Điều này có ích khi ta muốn thêm những vùng phủ bóng cho một file ảnh. Tô vẽ với màu đen và trắng tuyệt đối sẽ cho kết quả là đen và trắng tuyệt đối. Chế độ Color Dodge Hiệu ứng này sẽ tìm những thông tin màu trên mỗi kênh và làm sáng màu gốc để phản xạ màu hoà trộn. Nếu hoà trộn với màu đen sẽ không tạo ra thay đổi gì. 54 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  53. www.enterfocus.edu.vn Chế độ Color Burn Hiệu ứng này sẽ tìm những thông tin màu trên mỗi kênh và làm tối màu gốc để phản xạ màu hoà trộn. Nếu hoà trộn với màu trắng sẽ không tạo ra thay đổi gì. Chế độ Darken Hiệu ứng này tìm những thông tin màu trên mỗi kênh và chọn màu gốc và màu hoà trộn (nó sẽ so sánh màu nào nào đậm hơn) để làm ra màu kết quả. Những pixel nào nhạt hơn màu hoà trộn sẽ bị thay thế và những pixel nào đậm hơn màu hoà trộn sẽ không bị thay đổi. Chế độ Lighten Hiệu ứng này tìm những thông tin màu trên mỗi kênh và chọn màu gốc và màu hoà trộn (nó sẽ so sánh màu nào nhạt hơn) để làm ra màu kết quả. Những pixel nào đậm hơn màu hoà trộn sẽ bị thay thế và những pixel nào nhạt hơn màu hoà trộn sẽ không bị thay đổi. Chế độ Difference Nó tìm những thông tin màu trên từng kênh và nó sẽ hoặc là bớt đi ở màu hoà trộn từ màu gốc hoặc là bớt đi ở màu gốc từ màu hoà trộn, phụ thuộc vào màu nào có giá trị sáng hơn. Trộn với màu trắng sẽ đảo ngược giá trị màu gốc; trộn với màu đen sẽ không tao ra thay đổi gì. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 55
  54. www.enterfocus.edu.vn Chế độ Exclusion Tạo ra hiệu ứng tương tự như Difference nhưng có độ tương phản thấp hơn chế độ Difference. Trộn với màu trắng sẽ đảo ngược giá trị của màu gốc. Trộn với màu đen sẽ không tạo ra thay đổi gì. Chế độ Hue Tạo ra màu kết quả với độ chói và độ đậm của màu gốc và màu sắc của màu hoà trộn. Chế độ Saturation Tạo ra màu kết quả với độ chói và màu sắc của Màu Gốc và độ đậm của màu Hoà Trộn. Tô vẽ với chế độ này trong vùng với độ đậm bằng 0 sẽ không tạo ra thay đổi gì. Chế độ Color Tạo ra màu kết quả với độ chói của Màu Gốc, màu và độ đậm của màu Hoà Trộn. Hiệu ứng này bảo tồn mức độ xám của hình ảnh và hữu ích để tô màu cho những hình ảnh có tính kim loại (Chrome) và dùng để tô màu cho hình ảnh. 56 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  55. www.enterfocus.edu.vn Chế độ Luminosity Cắt toàn bộ giá trị màu của layer, chỉ để lại các giá trị về sáng tối; khi đặt layer này lên trên một layer khác, nó sẽ lấy màu của layer bên dưới lên để làm màu của mình. Điều khiển độ trong đục - Opacity - của layer Layer panel ngoài việc hiển thị các layer cùng các điểm ảnh hiển thị trên layer, còn có một chức năng điều khiển độ trong đục của layer. Trường Opacity hiển thị tại góc trên bên phải của Layer panel, có thể thay đổi giá trị từ 0 - 100. Ở giá trị 0, mọi điểm ảnh trên layer đều trong suốt và không thể nhìn thấy; còn ở trị số 100, thì các điểm ảnh ở trạng thái “đục” và không thể nhìn xuyên qua để thấy các điểm ảnh nằm ở layer có tầng thứ thấp hơn. Bạn có thể điều khiển trạng thái trong đục của một layer bằng cách chọn layer đó, rồi điều chỉnh giá trị opacity của nó. Canh hàng giữa các Layers Chọn Layer muốn canh hàng (Layer được chọn sẽ là Layer chuẩn, cố định vị trí, những Layer được liên kết với Layer này sẽ phải gióng hàng theo Layer này). Liên kết các Layer muốn canh hàng với Layer hiện hành. Menu Layer \ Align Linked (Hoặc chọn Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 57
  56. www.enterfocus.edu.vn công cụ Move, sau đó chọn kiểu gióng hàng trên thanh Options): Các kiểu gióng hàng: • Align Top Edges: Canh bằng nhau trên đỉnh • Align Vertical Centers: Canh giữa theo phương dọc • Align Bottom Edges: Canh bằng nhau dưới đáy • Align Left Edges: Canh trái • Align Horizontal Centers: Canh giữa theo phương ngang • Align Right Edges: Canh phải Phân phối đều khoảng cách giữa các Layers (Distribute): Liên kết các Layer muốn phân phối đều (đối với lệnh này bắt buộc phải có từ ba Layer trở lên) Menu Layer\ Distribute Linked (Hoặc chọn công cụ Move, sau đó chọn kiểu gióng hàng trên thanh Options) Lưu ý: Hai layer ngoài cùng sẽ cố định nếu là phân phối đều theo chiều ngang, Layer trên cùng và Layer dưới cùng sẽ cố định nếu phân phối đều theo chiều dọc (Lấy tổng khoảng cách của hai Layer ngoài cùng chia đều cho các Layer bên trong được Link với nó). Các kiểu phân phối đều: • Distribute Top Edges: Phân phối đều theo đỉnh Distribute Vertical Centers: Phân phối đều theo tâm (tính theo phương dọc) • Distribute Bottom Edges: Phân phối đều theo đáy • Distribute Left Edges: Phân phối đều theo cạnh trái • Distribute Horizontal Centers: Phân phối đều theo tâm (tính theo phương ngang) • Distribute Right Edges: Phân phối đều theo cạnh phải. Lồng ghép các layer với nhau Điều kiện là cần có 2 layer nằm sát nhau trong Layer Panel, thường thì layer phía trên có kích thước lớn hơn so với layer bên dưới và khi tiến hành lồng ghép (hay còn gọi là bọc vào nhau) thì layer phía trên sẽ bọc lấy layer phía dưới, phần diện tích lớn hơn của layer trên sẽ tạm thời bị ẩn đi, và chỉ còn thấy layer trên qua hình dạng và diện tích của layer dưới. Thao tác thực hiện: • Chọn 2 layer muốn lồng ghép với nhau tương tự như diến giải ở phần trên. • Click chuột chọn layer nằm trên, vào menu Layer> Create Cliping Mask (Ctrl+Alt+G) • Thao tác bằng chuột, bạn nhấn giữ phím Alt, trỏ chuột vào ranh giới giữa 2 layer và click. 58 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  57. www.enterfocus.edu.vn 2 layer sẽ được lồng ghép với nhau, với họa tiết và màu sắc là của layer bên trên, còn vị trí, hình dáng, diện tích của layer dưới. Trong Layer Panel, bãn sẽ thấy layer phía trên trong trường hợp Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 59
  58. www.enterfocus.edu.vn này nằm thụt vào phía phải một chút so với các layer khác, đồng thời có dấu hiệu một mũi tên trỏ xuống laye ngay bên dưới nó để giải thích nó được lồng ghép - hay bọc vào layer bên dưới. Gỡ bỏ thao tác lồng ghép layer: • Muốn gỡ bỏ lồng ghép layer, bạn cần chọn layer đã lồng ghép trong Layer Panel, tiếp đó vao menu Layer> Release Cliping Mask (Ctrl+Alt+G) • Hoặc thao tác bằng chuột thì bạn chỉ việc giữ Alt, trỏ vào ranh giới giữa 2 layer đã lồng ghép và click là 2 layer sẽ gỡ rời ra như ban đầu. Ví dụ ta cho một layer chứa quả dưa bên trên, bọc vào layer chứa cái mũ bên dưới, sau khi thực hiện xong, thì layer chứa quả dưa gần như biến mất, chỉ còn thấy một phần giống như hình layer chứa cái mũ bên dưới mà thôi. Các trường hợp phát sinh Layers • Khi ta copy một vùng chọn bằng lệnh Edit \ Copy (Ctrl+C) rồi dùng lệnh Edit \ Paste (Ctrl+V) thì sẽ xuất hiện một Layer mới. • Khi ta chọn một vùng chọn (trên background hoặc Layer hình ảnh bất kỳ), bấm Ctrl + J à Nhân đôi hình ảnh bên trong vùng chọn lên một Layer mới với vị trí tương đối không thay đổi. • Khi dùng công cụ Type (T) để nhập văn bản lên một hình ảnh thì trên cửa sổ này sẽ xuất hiện một Layer Text mới. • Khi ta dùng lệnh File\Place để đặt một hình ảnh đã được vẽ dưới dạng AI hay EPS lên một cửa sổ hình ảnh thì trên cửa sổ này dùng công cụ Move (V) di chuyển vùng chọn hoặc toàn bộ hình ảnh từ tập tin A sang tập tin B thì trên tập tin B sẽ xuất hiện một Layer mới. • Khi ta sao chép nội dung sẽ xuất hiện một Layer mới. • Khi sử dụng công cụ shape layer để vẽ đối tượng. • Nhấp vào biểu tượng new Layer trên Palette Layer hoặc vào menu Layer \ New \ Layer (Ctrl+ Shift+N) • Nhấn tổ hợp phím nóng (Ctrl+Alt+Shift+N) • Chọn công cụ Move, bấm Alt và Kéo trỏ chuột trực tiếp lên đối tượng Các chức năng của menu Palete Layer • New Layer: tạo lớp mới • Duplicate Layer: nhân đôi lớp mới • Delete Layer: xóa lớp • Delete Linked Layers: xóa các lớp được liên kết • Delete Hidden Layers: xóa các lớp đã ẩn • Merge Linked: gộp các lớp đang được liên kết thành một lớp • Merge Down: gộp lớp đang chọn với lớp bên dưới • Merge Visible: gộp tất cả các lớp đang hiển thị • Flatten Image: làm phẳng lớp (Gộp tất cả các lớp lại thành 1 lớp background) 60 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  59. www.enterfocus.edu.vn Quản lý layer theo nhóm Group Photoshop cung cấp môi trường làm việc theo layer thực sự là một cách làm việc tiện lợi, tuy nhiên nếu bức ảnh hay bản thiết kế của bạn chứa quá nhiều layer thì quá trình làm việc cũng có chỗ bất tiện do phải kéo lên kéo xuống thanh Scroll của Layer pannel để tìm tới layer bạn cần; do đó Pho- toshop cung cấp cho bạn một cách thức quản lý và làm việc theo nhóm layer. Để đưa một số layer được lựa chọn vào một Group, trước hết bạn cần chọn các layer có liên quan tới nhau bằng cách nhấn giữ phím Ctrl, sau đó click lần lượt vào các layer cần chọn trong Layer pannel. Sau khi chọn được toàn bộ các layer mà bạn muốn, vào menu Layer > Group layer (Ctrl+G) để đưa tất cả các layer đó vào trong một Group. Sau khi thực hiện lệnhp Grou, các layer được chọn sẽ tự động chui vào trong một Group mới tạo ra trong Layer pannel. Rất dễ nhận ra các layer trong Group vì chúng sẽ nằm dưới Group, và tụt vào một khoảng so với các layer thông thường khác. Với dạng Group này, việc quản lý, phân nhóm chức năng các layer trở nên dễ dàng hơn; muốn tạm Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 61
  60. www.enterfocus.edu.vn ẩn, di chuyển, đổi tầng thứ hay gán các Layer Style cho các layer con trong nhóm Group thì bạn chỉ cần thao tác trên Folder Group mà thôi. Để tiện quản lý và thao tác, bạn có thể đổi tên cho các Folder Group này bằng cách nhấp đúp vào tên của Folder Group và đặt tên mới, sao cho biểu hiện được chức năng của Group. Muốn loại bỏ một layer bất kỳ ra khỏi Group, bạn chỉ cần click chọn layer đó, rồi nhấp chuột, kéo layer đó ra khỏi Group là layer đó lại trở về là một layer thông thường. Tự động gióng hàng cho các layer - Auto align Layer Chế độ gióng hàng tự động được sử dụng để gióng hàng cho các layer khác nhau nhưng có một phần hình ảnh giống nhau nhằm kết hợp chúng thành một chỉnh thể hình ảnh hoàn chỉnh. Đây là công cụ Adobe Photoshop cung cấp để bạn ghép các bức ảnh chụp theo kiểu Panorama. Trong ví dụ sau, tôi sử dụng một số bức ảnh tự chụp từ điện thoại di động, và chụp theo kiểu panorama. Trong thư mục có chứa 6 tấm ảnh, bạn hãy chọn và mở cả 6 tấm ảnh trong Photoshop. Sử dụng phương pháp nhân bản layer từ tài liệu này sang tài liệu khác để đưa nội dung 5 tấm ảnh vào trong tấm ảnh đầu tiên làm thành 5 layer mới trong đó. Trong Layer Panel, lúc này có 6 layer lần lượt có tên là Background, Background copy, Background copy 2, Background copy 3, Background copy 4 và Background copy 5. Chọn toàn bộ các layer này bằng cách giữ phím Shift, lần lượt click chọn các layer trong Layer Panel. Sau khi toàn bộ các layer đã được chọn, click chọn công cụ Move. Trên thanh Options, bạn click chọn biểu tượng Auto Align Layers một hộp thoại sẽ hiện ra, bạn hãy chọn lấy một kiểu gióng hàng được cung cấp trong đó. Nhấn OK để Photoshop tự động gióng hàng các layer 62 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  61. www.enterfocus.edu.vn Chế độ Auto: Photoshop sẽ tự động phân tích ảnh gốc và tự áp dụng một trong hai kiểu kết hợp là Perspective hoặc Cylindrical, tùy theo mỗi hình ảnh được chọn. Chế độ Perspective: Photoshop sẽ lựa chọn một hình ảnh trong nhóm các layer được chọn làm một hình ảnh chuẩn, những hình ảnh trên các layer khác sẽ được biến dạng sao cho khớp với bức ảnh chuẩn được nó lựa chọn. Chế độ Cylindrical: Giúp giảm bớt sự biến dạng trên hình ảnh khi kết hợp với nhau bằng cách thể hiện mỗi bức ảnh Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 63
  62. www.enterfocus.edu.vn riêng lẻ như một dạng hình trụ hơi loe ra, phần chồng lấn lên nhau sẽ khớp với nhau. Bức ảnh được cọn làm chuẩn sẽ đặt giữa khung hình. Đây là sự lựa chọn tốt nhất cho việc ghép thành một bức ảnh Panorama. Chế độ Reposition Only: Cho phép kết nối các phần hình ảnh trên các layer thành một bức hình hoàn chỉnh bằng cách di chuyển vị trí thích hợp cho các layer mà không áp dụng bất cứ phép biến đổi nào. Sau khi được gióng hàng tạo thành một khung hình Panorama, việc cuối cùng của bạn là cắt cúp và ép các layer thành một layer duy nhất bằng cách tạo vùng chọn cho khung hình, vào menu Image> Crop để xén bức ảnh thành khung hình vuông vắn rồi nhấn tổ hợp Ctrl+Shift+E để ép các layer thành một layer duy nhất. Tất nhiên nếu muốn cho hình ảnh trở nên hoàn hảo, bạn còn cần sử dụng thêm các công cụ và lệnh chỉnh màu sắc, độ sáng thêm nữa. Tự động gióng hàng cho các layer bằng lệnh Photomerge Với cách vừa trao đổi, người sử dụng đã có thể ghép ảnh panorama, tuy nhiên, đây chưa phải là cách tốt nhất mà Photoshop cung cấp. Bạn có thể sử dụng một phương pháp có tính tự động cao hơn và kết quả cũng tốt hơn bằng cách sử dụng lệnh như sau: File> Automate> Photomerge Sau khi chọn lệnh, hộp thoại Photomerge mở ra, trong trường Use, chọn File; tiếp theo nhấn vào nút Browse để mở danh sách và chọn ảnh muốn ghép, nhấn OK sau khi chọn xong. Chọn một trong các chế độ Auto, Perspective, Cylindrical tương tự như trong hướng dẫn trước nếu muốn. 64 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  63. www.enterfocus.edu.vn Lưu ý trong hộp thoại này có một checkbox được đánh dấu sẵn là Blend Image Together, chế độ này sẽ giúp hòa trộn và xử lý sự khác biệt về ánh sáng, màu sắc ở các tấm ảnh khác nhau khi ghép cùng nhau (vùng đánh dấu đỏ trong ảnh). Photoshop đã sử dụng kỹ thuật che chắn ảnh bằng Mặt nạ để ghép các biên ảnh với nhau, kỹ thuật này chúng ta sẽ đề cập cụ thể trong phần Mặt nạ. Cuối cùng nhấn OK và để Photoshop tự động xử lý và trả kết quả, việc của bạn chỉ là Crop ảnh cho vuông vắn. Gán hiệu ứng Layer style cho layer Photoshop cung cấp cho bạn một dạng hiệu ứng gọi là Layer Style để gán cho layer nhằm làm tăng hiệu quả thể hiện của layer. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 65
  64. www.enterfocus.edu.vn Layer Style rất dễ sử dụng, dễ chỉnh sửa, có thể gán nhiều Layer Style khác nhau cho một layer, có thể ẩn hay hiện Layer Style của một layer, có thể copy Layer Style của layer này rồi paste cho layer khác, có thể tách Layer Style của một layer ra thành dạng các layer độc lập. Đặc biệt, nếu bạn làm việc với dạng Group trên Layer Panel thì toàn bộ các layer con thuộc Group sẽ cùng được gán chung một Layer Style nếu Layer Style đó được gán cho Group. Ngoài ra Layer Style còn khả dụng khi được gán cho một số dạng thức layer đặc biệt như Smart Object hay Shape Layer, hoặc Text Layer. Thao tác thực hiện: Có nhiều cách mở bảng Layer Style • Nhấp hai lần vào Layer muốn tạo hiệu ứng • Kích phải mouse lên Layer muốn tạo hiệu ứng\ Blending Options • Kích biểu tượng ở góc dưới trái của palette Layer\ Chọn kiểu hiệu ứng • Menu Layer\ Layer Style\ Blending Options Hiệu ứng tạo bóng đổ - Drop shadow • Mode: các chế độ hòa trộn của hiệu ứng • Opacity: độ trong suốt của hiệu ứng • Use Global Angle: ta chỉ cần thay đổi góc xoay của một hiệu ứng thì tất cả góc quay của hiệu ứng khác cũng thay đổi theo, khi tùy chọn này được chọn • Distance: khoảng cách của hiệu ứng đối với vật thể • Spread: độ thắt (căng) của bóng • Size: độ lớn của bóng, bóng càng lớn thì càng nhòe và có độ chuyển mềm • Contour: kiểu viền của bóng • Noise: tạo nhiễu hạt 66 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  65. www.enterfocus.edu.vn Chưa có hiệu ứng Sử dụng hiệu ứng Drop Shadows Chưa có hiệu ứng Sử dụng hiệu ứng Inner Shadows Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 67
  66. www.enterfocus.edu.vn Outer Glow Hiệu ứng bóng quầng màu bên ngoài Chưa có hiệu ứng Sử dụng hiệu ứng Outer Glow Blend Mode: • Nếu chọn màu tối thì Blend Mode nên chọn Multiply mới thấy rõ • Ngược lại nếu chọn màu sáng thì Blend Mode nên chọn Screen hoặc Highlight thì sẽ thấy rõ hơn. • Opacity: độ đậm nhạt của ánh sáng • Noise: nhiễu hạt, khuyếch tán Màu của quầng sáng (Màu đồng nhất) Quầng sáng màu chuyển sắc. 68 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  67. www.enterfocus.edu.vn Technique: • Softer: dịu, lan tỏa • Precise: chính xác • Spread: độ căng của quầng sáng • Size: độ lan tỏa của quầng sáng • Contour: kiểu viền của quầng sáng • Range: phạm vi lan tỏa • Jitter: có hiệu quả với kiểu phát sáng màu Gradient Inner Glow Hiệu ứng bóng quầng màu bên trong Chưa có hiệu ứng Sử dụng hiệu ứng Inner Glow Bevel and Emboss Hiệu ứng chạm nổi và vát cạnh. Style: • Outer Bevel: hiệu ứng cạnh xiên bên ngoài • Inner Bevel: hiệu ứng cạnh xiên bên trong • Emboss: hiệu ứng chạm nổi • Pillow Emboss: hiệu ứng chạm nổi khắc xuống • Stroke Emboss: chạm nổi cho đường viền (phải đánh dấu vào checkbox Stroke mới thấy được kiểu này) Technique: • Smooth: khối không sắc cạnh, trơn, nhẵn. • Chisel Hard: khối gắt cạnh 1 chiều • Chisel Soft: khối gắt cạnh hai chiều • Depth: độ sâu của khối • Direction: hướng của khối - Up: lên - Down: xuống Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 69
  68. www.enterfocus.edu.vn • Size: độ lớn của khối • Soften: độ mềm mại của khối, khối bo tròn. • Angle: hướng của khối • Gloss Contour: kiểu bóng của khối • Higlight: - Mode: các chế độ hòa trộn của highlight (phần sáng) - Opacity: độ trong suốt của highlight • Shadow: - Mode: các chế độ hòa trộn của bóng - Opacity: độ trong suốt của bóng Contour: viền cho khối Texture: Chất liệu lồng bên trong hiệu ứng 70 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  69. www.enterfocus.edu.vn Chưa có hiệu ứng Bevel and Emboss Style: Inner Bevel Depth =100 Size = 11 Soften = 4 Angle = 90 Altitude = 67 Bevel and Emboss Color Overlay (đỏ) Bevel and Emboss Color Overlay (đỏ) Drop shadows Bevel and Emboss Color Overlay (đỏ) Drop shadows Inner Shadows Bevel and Emboss Color Overlay (đỏ) Drop shadows Inner Shadows Outer Glow Bevel and Emboss Color Overlay (đỏ) Drop shadows Inner Shadows Outer Glow Inner Glow Satin: Hiệu ứng tạo độ trơn láng, bóng nước • Opacity: độ đậm màu sáng Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 71
  70. www.enterfocus.edu.vn • Angle: góc xoay hướng • Distance: khoảng cách màu Satin đến đối tượng • Size: độ lớn của bóng • Contour: chọn kiểu bóng Ví dụ 1: Chưa có hiệu ứng Drop Shadows - Drop Shadows - Bevel and Emboss (Inner Bevel + Gloss contour = Ring – Double) - Drop Shadows - Bevel and Emboss (Inner Bevel + Gloss contour = Ring – Double) - Satin: 72 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  71. www.enterfocus.edu.vn Ví dụ 2: Chưa có hiệu ứng Bevel and Emboss Bevel and Emboss Satin: Color Overlay: Hiệu ứng phủ một lớp màu lên đối tượng • Chọn màu để hòa trộn • Opacity: độ trong suốt của màu phủ. Gradient Overlay: Hiệu ứng phủ một lớp Gradient lên đối tượng Style: kiểu hòa trộn • Linear: hòa trộn trực tiếp (thẳng) • Radial: tỏa tròn Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 73
  72. www.enterfocus.edu.vn • Angle: tỏa tròn kiểu hình nón • Reflected: phản chiếu • Diamond: tỏa vuông như ánh kim cương - Angle: góc xoay hướng tô - Scale: co giãn vùng màu chuyển Ví dụ 1: Chưa có hiệu ứng Gradient Overlay Gradient Overlay Drop Shadow Gradient Overlay Drop Shadow Stroke Gradient Overlay Drop Shadow Stroke Inner shadow Ví dụ 2: Chưa có hiệu ứng Gradient Overlay Gradient Overlay Bevel and Emboss (Inner Bevel, gloss contour = ring – double) Gradient Overlay Bevel and Emboss (Inner Bevel, gloss contour = ring – double) Stroke: 74 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  73. www.enterfocus.edu.vn Pattern Overlay: Hiệu ứng phủ một lớp Pattern lên đối tượng • Chọn mẫu Pattern • Snap To Origin: đúng vật liệu gốc • Scale: co giãn vật liệu Chưa có hiệu ứng Pattern Overlay Pattern Overlay Drop Shadows Pattern Overlay Drop Shadows Bevel and Emboss Stroke Hiệu ứng tạo viền cho đối tượng trên layer • Size: Kích thước đường viền • Position: - Outsize: đường viền hướng bên ngoài đối tượng - Insize: đường viền hướng bên trong đối tượng - Center: đường viền phát triển từ giữa biên đối tượng • Opacity: độ trong suốt của đường viền • Fill Type: các kiểu tô đường viền - Color: Màu thuần - Gradient: Màu chuyển sắc - Pattern: Mẫu tô chất liệu Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 75
  74. www.enterfocus.edu.vn Chưa có hiệu ứng 76 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  75. www.enterfocus.edu.vn Làm việc với Style Panel Adobe Photoshop cung cấp cho người dùng một cách tiếp cận nhanh với Layer Style bằng Style Panel. Style Panel là một dạng khuôn mẫu tạo sẵn, giúp người dùng có thể áp dụng nhanh các Layer Style cho các layer hay các dạng đối tượng đặc biệt như Text, Shape Layer, hoặc Smart Object. Khi sử dụng, bạn chỉ việc gọi Style Panel bằng cách vào menu Window > Style, khi Style Panel mở ra, bạn chọn một layer hoặc một đối tượng muốn gán Style rồi nhấn vào một trong các biểu tượng trong Style Panel là xong. Style thực chất là Layer Style đã được áp dụng cho một thiết kế, có thể là một Layer Style đơn giản, cũng có khi là một tổ hợp phức tạp nhiều Layer Style được ghi lại vào Style Panel giúp cho ngwwoif sử dụng dễ dàng tái sử dụng các hiệu ứng đã sử dụng của các phiên làm việc trước đó; hoặc giúp cho người chưa có nhiều kiến thức cũng có thể thực hiện được những hiệu ứng phức tạp bằng cách áp dụng các Style do người khác tạo sẵn. Để tạo mới một Style trong Style Panel, bạn cần chọn một layer hay đối tượng đã được gán Layer Style, vào menu Window mở cửa sổ Style, nhấp vào biểu tượng Create new style và đặt tên cho style mới , sau đó nhấn OK. Một Style mới đã được tạo. Style vừa được tạo sẽ nằm trong Style Panel hiện hành và nằm ở vị trí cuối cùng. Style được chia ra nhiều mục khác nhau tương ứng với nhiều mục đích như áp dụng cho Text, cho Image, cho Photo chứa trong các thư viện Style. Để gọi một thư viện Style, bạn nhấn vào mũi tên nhỏ trên góc phải của Style Panel, khi danh sách xổ ra, chọn lấy một thư viện và click vào để gọi nó. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 77
  76. www.enterfocus.edu.vn 78 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  77. www.enterfocus.edu.vn Minh họa về gán Style Đối tượng text trước khi được gán Style Đối tượng text sau khi được gán Style Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 79
  78. www.enterfocus.edu.vn TÌM HIỂU VÀ LÀM VIỆC VỚI SMART OBJECT Smart Object là một dạng thức layer đặc biệt, xuất hiện từ các phiên bản Adobe Photoshop CS, dạng thức này không có ở các phiên bản Adobe Photoshop 7 về trước. Trường hợp một file ảnh PSD có chứa dạng thức layer Smart Object được mở bằng các phiên bản Adobe Photoshop 7 trở về trước thì layer dạng Smart Object này sẽ tự động được Rasterize thành layer dạng điểm ảnh. Smart Objects là một dạng Layer đặc biệt, chứa dữ liệu hình ảnh dạng Raster hay dạng Vector, chẳng hạn như các tập tin Photoshop hay Illustrator. Smart Objects bảo tồn nguồn nội dung của hình ảnh với tất cả các đặc điểm ban đầu của nó, cho phép bạn thực hiện những chỉnh sửa không phá hủy lớp. Bạn có thể tạo các Smart Objects bằng cách sử dụng một số phương pháp như cách sử dụng lệnh Open As Smart Object, lệnh Place, Paste dữ liệu từ Illustrator, hoặc chuyển đổi một hoặc nhiều layer Photoshop thành Smart Objects. Chọn layer muốn Convert thành Click chuột phải vào layer, khi Layer được chọn sẽ chuyển thành dạng Smart Object menu ngữ cảnh hiện ra, dạng Smart Object (chú ý dấu chọn Convert to Smart Object hiệu phía dưới bên phải của thumbnail) Với các Smart Objects, bạn có thể: Thực hiện các biến đổi không phá hủy. Bạn có thể thay đổi kích thước - resize, xoay - rotation, kéo xiên - skew, bóp méo - distort, biến đổi theo phối cảnh - perspective transform, hoặc làm biến dạng cong một lớp - warp a layer mà không làm mất dữ liệu hình ảnh bản gốc hoặc chất lượng bởi vì các biến đổi không ảnh hưởng đến dữ liệu gốc. Điểm dễ thấy nhất của Smart Object chính là bạn có thể phóng to thu nhỏ, thay đổi kích thước của một layer dạng Smart Object một cách thoải mái mà không sợ bị suy giảm chất lượng hình ảnh. Chúng ta cùng là một ví dụ để chứng minh tính ưu việt của Smart Object so với layer điểm ảnh thông thường trong thao tác resize layer. 80 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  79. www.enterfocus.edu.vn Mở bức ảnh FreeTransform.psd. Bức ảnh này có 2 layer, một là Background, một là Jump! Chọn layer Jump. Nhấn Ctrl+J để nhân bản nó thành layer Jump! copy Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 81
  80. www.enterfocus.edu.vn Trong Layer Panel (nếu chưa mở thì bạn nhấn F7 để gọi), nhấp chuột phải chọn layer Jump Copy, khi menu ngữ cảnh mở ra, bạn chọn lệnh Convert to Smart Object để biển layer Jump Copy thành dạng Smart Object. Giữ Ctrl và nhấn chọn cả 2 layer Jump! và Jump! copy, sau đó nhấn Ctrl+T để gọi lệnh Free Transform 82 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  81. www.enterfocus.edu.vn Giữ phím Shift, đặt trỏ chuột vào 1 trong 4 góc của Handle điều khiển rồi rồi kéo vào tâm để thu nhỏ cả hai layer lại, càng nhỏ càng tốt. Nhả phím chuột để hoàn thành thao tác này. Tiếp theo lại nhấn Ctrl+T lần nữa và thao tác ngược lại so với bước trước, có nghĩa là kéo và phóng to trở lại cả 2 layer Jump! và Jump! copy Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 83
  82. www.enterfocus.edu.vn Sau khi đã phóng to trở lại cả 2 layer, bạn nhấn chuột vào vùng trống màu xám bất kỳ trong Layer Panel để bỏ chọn cả 2 layer. Chọn layer Jum!copy rồi từ từ kéo nó chuyển dịch để có thể nhìn thấy layer Jump! bên dưới. Lúc này chúng ta đã thấy rõ ràng layer điểm ảnh sau khi bị thu nhỏ lại rồi lại bị phóng to lên thì suy giảm chất lượng một cách rõ rệt, còn layer dạng Smart Object thì vẫn rõ ràng như cũ. 84 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  83. www.enterfocus.edu.vn Bạn đưa bất cứ công cụ gì lên trên một layer dạng Smart Object thì công cụ đó đều hiện lên biển cấm không cho thao tác giống như trên một layer dạng điểm điểm ảnh. Các công cụ không thể thao tác bình thường trên Smart Object Nếu bạn vẫn muốn chỉnh sửa một Smart Object, bạn cần thực hiện theo các bước sau: • Click chuột phải vào Layer Smart Object trên Layer Panel, khi menu ngữ cảnh hiện ra, chọn Edit content Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 85
  84. www.enterfocus.edu.vn • Sẽ có một hộp thoại hiện ra, nhắc nhở sau khi thực hiện việc chỉnh sửa, chọn File > Save để cập nhật các chỉnh sửa vào Smart Object. Nếu bạn không muốn hộp thoại này hiện lên nữa, click chọn vào checkbox Don’t show again ở phía dưới, bên trái của hộp thoại. Nhấn OK để đóng hộp thoại này lại. • Một cửa sổ ảnh mới được mở ra, chứa nội dung của layer Smart Object. Lưu ý tên của tài liệu này là dạng.psb - một dạng trích xuất từ Smart Object. • Tại cửa sổ mới mở này, bạn có thể thực hiện mọi thao tác cũng như sử dụng mọi công cụ để chỉnh sửa như trong một layer điểm ảnh thông thường. • Sau khi bạn tiến hành chỉnh sửa, đóng cửa sổ mới lại, sẽ có một hộp thoại mở ra hỏi bạn có muốn lưu các thay đổi không, chọn Yes. Tại cửa số gốc, layer Smart Object sẽ cập nhật đầy đủ các thao tác chỉnh sửa bạn vừa thực hiện. Để xuất đối tượng Smart Object thành một tài liệu mới, bạn click chuột phải vào đối tượng Smart Object, khi menu ngữ cảnh mở ra, chọn Export Contents. Đối tượng dạng Smart Object sẽ được xuất thành một tài liệu có dạng đuôi là .psb tài liệu này có thể mở dễ dàng trong Photoshop từ phiên bản CS2 tới phiên bản hiện tại là CC. Dạng tài liệu xuất ra từ Smart Object sẽ có đuôi là dạng .psb thay vì .psd thông thường 86 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  85. www.enterfocus.edu.vn Bạn còn có thể thay thể nội dung của Smart Object bằng cách chọn lệnh Replace Content trong menu ngữ cảnh. Khi hộp thoại mở ra, hãy chọn 1 ảnh muốn dùng để thay thế, nhấn OK. Nội dung của bức ảnh mới sẽ chui vào thay thế cho nội dung của Smart Object mà bạn đang chọn. Để đưa một Smart Object về thành dạng layer điểm ảnh thông thường, bạn click chuột phải vào nó, chọn lệnh Rasterize Layer để biến Smart Object thành layer điểm ảnh thông thường. Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 87
  86. www.enterfocus.edu.vn CHƯƠNG III: CÁC CÔNG CỤ - LỆNH CHỈNH SỬA ẢNH Nhóm công cụ thứ 2 trong hộp công cụ gồm các công cụ chuyên sử dụng để tô vẽ và chỉnh sửa ảnh. Nhóm này bao gồm các công cụ sau: Hộp thoại Brush Hộp thoại Brush (trên thanh Option) là nơi thể hiện kích thước và các dạng đầu Brush khác nhau cho các công cụ vẽ và chỉnh sửa như Brush, Eraser, CloneStamp, Healing Brush, Smudge Các dạng Brush mặc định Mặc định cho hộp Brush Brush là một số các dạng Brush vẽ có kích cỡ và nét Brush cứng, mềm khác nhau. Thư viện lưu trữ các Brush vẽ Ngoài các dạng Brush vẽ mặc định, Photoshop còn có một số thư viện Brush khác. Để tải các Brush vẽ này, ta chọn Menu Brush palette chọn lệnh Load Brush và theo đường dẫn sau: 88 Giáo trình Adobe Photoshop CC Created by GiangPM
  87. www.enterfocus.edu.vn • C > Program file > Adobe > Photoshop CS5 > Preset. Brush > *.ABR. • Hoặc chỉ cần vào Menu Brush palette và chọn thư viện Brush muốn load ở phần cuối của bảng (Assorted Brushes Wet Media Brushes). Khi chọn một trong các thư viện Brush này các bạn sẽ thấy xuất hiện một câu thông báo: • OK: Thư viện Brush mới sẽ thay thế thư viện Brush mặc định. • Append: Vẫn giữ lại hộp Brush hiện hành, thư viện Brush mới sẽ được ghi nối vào phía sau thư viện hiện hành. Tự tạo Brush mới: Dùng công cụ chọn vùng hình chữ nhật (Feather=0) và rê chọn một vùng hình ảnh muốn tạo Brush Chọn Menu Edit\ Define Brush. Đặt tên Brush và nhấp Ok, Brush mới sẽ được cập nhật vào cuối thư viện Brush hiện hành. Các lệnh trong Menu Brush Palette • New Brush Preset: tạo một Brush vẽ mới • Rename Brush: đổi tên cũ của Brush đang chọn sang tên mới Created by GiangPM Giáo trình Adobe Photoshop CC 89