Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU và những cơ hội, thách thức đến từ EVFTA

pdf 17 trang Gia Huy 18/05/2022 3110
Bạn đang xem tài liệu "Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU và những cơ hội, thách thức đến từ EVFTA", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxuat_khau_nong_san_viet_nam_sang_thi_truong_eu_va_nhung_co_h.pdf

Nội dung text: Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU và những cơ hội, thách thức đến từ EVFTA

  1. XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU VÀNHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐẾN TỪ EVFTA TS. Vũ Thị Thu Hƣơng Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Trâm Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng và xu hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2010-2018, đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức đến từ EVFTA đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong giai đoạn nghiên cứu, các nông sản chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang EU thuộc các nhóm sản phẩm có mã số trong bảng hài hòa thuế quan gồm: HS 09 (Cà phê, chè và gia vị) chiếm cơ cấu trung bình lớn nhất à 45,02%, đứng vị trí thứ hai là các sản phẩm cá (HS 03) chiếm 24,93%, tiếp theo là các sản phẩm Trái cây và hạt ăn được (HS 08) chiếm 14,86%. Nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới chỉ tập trung vào một số bạn hàng quen thuộc và còn bỏ ngỏ nhiều thị trường trong EU. Các cơ hội đến từ EVFTA được xem xét từ các khía cạnh: tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu; tiếp cận vốn đầu tư; nâng cao năng ực cạnh tranh cấp sản phẩm, doanh nghiệp, ngành và quốc gia. Các thách thức đến từ EVFTA được tiếp cận phân tích từ góc độ: Đáp ứng các biện pháp phi thuế đối với nông sản nhập khẩu vào EU; nguy cơ từ các biện pháp phòng vệ thương mại; tăng sức ép cạnh tranh. Qua đó tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị với hàm ý chính sách nhằm tận d ng cơ hội và vượt qua thách thức từ EVFTA đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Từ khóa: Cơ hội, EVFTA, thách thức, thị trường EU, xuất khẩu nông sản 1. Giới thiệu khái quát về EVFTA Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (28/11/1990) đến nay, quan hệ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã trải qua một quá trình phát triển tích cực và năng động. EU hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, hợp tác phát triển, thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ đến ứng phó với các thách thức toàn cầu. Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU (PCA) đã được ký tắt tháng 10/2010 và ký chính thức vào 6/2012 là một bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai bên, đưa quan hệ chuyển sang một giai đoạn mới với phạm vi và mức độ hợp tác rộng lớn và sâu sắc hơn trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Mới đây là hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết ngày 30/6/2019 đã mở ra nhiều bước phát triển mới trong quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU (kể cả Anh). Nghị viện Châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 504
  2. (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. ột số nội dung chính của Hiệp định EVFTA EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp l -thể chế. Thương mại hàng hóa Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO. Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v, tạo khuôn khổ pháp l để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp. Thương mại dịch vụ và đầu tư Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU. 505
  3. Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước. ua sắm của Chính phủ Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước. Sở hữu trí tuệ Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa l , v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Về chỉ dẫn địa l , khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa l của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa l của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa l của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU. Các nội dung khác của Hiệp định EVFTA Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp l -thể chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp l để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên. EVFTA được k vọng mở ra nhiều cơ hội mới, nhưng cũng có nhiều thách thức đối với thương mại giữa Việt Nam và EU. 2. Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2010-2018 2.1 Thứ hạng về giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong thị trường EU Theo thống kê của Eurostat, năm 2018 Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 16 của EU, chiếm tỷ trọng 1,3% trong tổng thương mại của EU, và Việt Nam đứng thứ 10 trong số các thị trường nhập khẩu của EU với tỷ trọng 1,9% giá trị nhập khẩu của EU (Eurostat). Đối với xuất khẩu nông sản (trừ chương cá, mã HS 03), năm 2018, Việt Nam đứng thứ 13 trong số các thị trường nhập khẩu nông sản của EU, cung cấp 2,1% giá trị nhập khẩu nông sản của EU, tương ứng với 2494 triệu euro. Trong bảng 1, xếp hạng các đối tác xuất khẩu nông sản sang EU, năm 2018, Việt Nam xếp thứ hạng cao hơn một số quốc gia có nền nông nghiệp khá phát triển như New Zealand (thứ 14); Thái lan (thứ 15), Australia (thứ 19). 506
  4. Bảng 1. Xếp hạng đối tác thương mại hàng nông sản của EU-28, năm 2018 Nguồn: Eurostat Tính trong 12 tháng, từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019, Việt Nam xếp hạng 14 trong số các nước xuất khẩu nông sản đến EU, với giá trị xuất khẩu là 2401 triệu Euro, do giá trị xuất khẩu nông sản giảm 6,2% so với cùng k năm trước, tương ứng là 159 triệu Euro. Trong bảng xếp hạng này, Thái Lan (đứng thứ 12) đã vượt lên trên Việt Nam (Bảng 2). 2.2 Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2010-2018 Theo thống kê của Eurostat, giai đoạn 2014-2018, giá trị nông sản xuất khẩu (theo bảng hài hòa thuế quan code 2017, trừ sản phẩm cá có mã HS 03) của Việt Nam sang EU tăng nhanh từ 1887 triệu Euro năm 2014 lên 2674 triệu Euro vào năm 2017, tuy nhiên đến năm 2018 thì tổng giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm 6,7% so với năm 2017 (bảng 3). Trong giai đoạn này, các nông sản thuộc chương 09 (Cà phê, trà, maté và gia vị) trong bảng hài hòa thuế quan (HS 09) có giá trị xuất khẩu lớn nhất, và đều chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU. Năm 2018, tỷ trọng xuất khẩu Cà phê, trà, maté và gia vị chiếm 55,4% tổng giá trị nông sản xuất khẩu sang EU và giảm 9,8% so với năm 2017. Mặt hàng nông sản thuộc chương 08 (Trái cây và các loại hạt ăn được) có tỷ trọng xuất khẩu lớn thứ hai và giá trị xuất khẩu tăng lên nhanh chóng, gấp hơn 2,5 lần, từ 341 triệu 507
  5. Euro năm 2014 lên 867 triệu Euro năm 2017, và năm 2018 là 808 triệu Euro (chiếm 32,4% tổng giá trị nông sản xuất khẩu sang EU). Bảng 2. Top 20 nước có giá trị xuất khẩu nông sản lớn nhất sang EU (tính từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 8 năm 2919) Nguồn: Eurostat Theo số liệu thống kê từ COMTRADE về giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU, giai đoạn 2010-2018, theo các chương sản phẩm theo mã số HS 01đến HS 24 trong bảng hài hòa thuế quan năm 2017, nghiên cứu này đã tính cơ cấu xuất khẩu của từng nhóm hàng theo mỗi chương theo mã HS. Kết quả tính toán trong bảng 4 cho thấy: trung bình trong cả giai đoạn 2010-2018, nhóm nông sản mã HS 09 (Cà phê, trà, maté và gia vị) chiếm cơ cấu trung bình lớn nhất là 45,02%, đứng vị trí thứ hai là các sản phẩm cá (HS 03) chiếm 24,93%, tiếp theo là các sản phẩm Trái cây và hạt ăn được (HS 08) chiếm 14,86%. Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu nhóm sản phẩm nông sản thuộc chương HS09 và HS03 đang có xu hướng giảm dần còn với chương HS08 đang có dấu hiệu tăng dần theo thời gian. 508
  6. Bảng 3. Giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU theo mã HS giai đoạn 2014 – 2018 Nguồn: Eurostat Nếu trừ chương cá HS 03, thì kết quả tính toán và xếp hạng cũng tương đồng với báo cáo của Eurostat trong bảng 3. 2.3 Thương mại hàng nông sản giữa Việt Nam và EU năm 2018 So với năm 2017, giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm 6,7%. Mức giảm này chủ yếu do sự thụt giảm trong giá trị xuất khẩu của một số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU như: rau, củ, quả, hạt trong các chương HS 09 (Cà phê, trà, maté và gia vị); HS 08 (Trái cây và hạt ăn được); HS 04 (trứng, sữa); HS 07 (rau, củ); HS14 (sản 509
  7. phẩm rau). Tuy nhiên, mức giảm này được kéo lại nhờ mức tăng trong giá trị nông sản xuất khẩu thuộc một số chương HS01 (động vật sống); HS05 (sản phẩm có nguồn gốc từ động vật); HS10 (ngũ cốc); HS11 (Sản phẩm từ xay sát); HS13 (lạc, nhựa cây) (xem bảng 3). Bảng 4. Cơ cấu và xếp hạng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU-28 theo mã HS1-HS24, giai đoạn 2010-2018 Trung Xếp HS 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 bình hạng 1 0,20 0,14 0,14 0,13 0,19 0,16 0,18 0,15 0,20 0,17 14 2 0,14 0,08 0,07 0,11 0,09 0,15 0,13 0,12 0,13 0,12 18 3 37,68 32,04 25,28 24,40 23,44 21,09 19,87 19,70 20,86 24,93 2 4 0,00 0,01 0,00 0,02 0,06 0,07 0,08 0,10 0,08 0,05 22 5 0,13 0,12 0,15 0,17 0,17 0,21 0,20 0,22 0,40 0,20 13 6 0,13 0,11 0,13 0,13 0,11 0,10 0,11 0,12 0,14 0,12 16 7 0,48 0,51 0,40 0,44 0,41 0,36 0,38 0,35 0,30 0,40 9 8 9,90 10,29 9,91 9,45 12,23 17,00 20,18 22,64 22,16 14,86 3 9 40,38 45,84 53,56 52,16 47,71 44,67 42,98 40,03 37,87 45,02 1 10 0,49 0,53 0,63 1,09 0,66 0,54 0,47 0,27 0,36 0,56 8 11 0,07 0,10 0,11 0,08 0,10 0,13 0,13 0,14 0,17 0,11 19 12 0,17 0,16 0,22 0,22 0,18 0,15 0,22 0,23 0,29 0,20 11 13 0,00 0,03 0,01 0,00 0,01 0,00 0,01 0,07 0,12 0,03 23 14 0,02 0,01 0,01 0,02 0,03 0,03 0,04 0,04 0,03 0,03 24 15 0,02 0,10 0,07 0,09 0,07 0,04 0,07 0,25 0,33 0,12 17 16 5,80 6,00 5,44 6,79 9,05 9,67 9,70 10,37 10,82 8,18 4 17 0,19 0,11 0,27 0,23 0,37 0,18 0,15 0,15 0,14 0,20 12 18 0,10 0,03 0,10 0,11 0,12 0,11 0,16 0,13 0,12 0,11 20 19 2,09 1,82 1,69 1,68 1,76 2,24 2,23 2,13 2,43 2,01 5 20 1,28 0,76 0,47 0,67 0,83 0,95 1,19 1,07 1,03 0,92 7 21 0,30 0,74 0,83 1,51 1,85 1,56 1,14 1,31 1,46 1,19 6 22 0,13 0,07 0,10 0,09 0,14 0,13 0,13 0,17 0,28 0,14 15 23 0,18 0,28 0,30 0,32 0,39 0,42 0,24 0,23 0,28 0,29 10 24 0,10 0,12 0,12 0,06 0,04 0,04 0,01 0,02 0,01 0,06 21 Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu COMTRADE Bảng 5 cho thấy các nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU có thế mạnh cả về giá và lượng thuộc các chương HS09; HS08; HS16; HS03. Các nông sản Việt Nam nhập khẩu từ EU và lợi thế về giá trị và khối lượng thuộc về EU gồm các nông sản thuộc nhóm thực phẩm như: đồ uống; rượu; thuốc lá; thức ăn gia súc tương ứng thuộc chương HS22; HS23; HS24. Như vậy có thể thấy thương mại nông sản giữa EU và Việt Nam mang tính chất bổ sung và đa dạng hóa nhu cầu thị trường, để phát huy lợi thế so sánh và tính đa dạng hóa, phù 510
  8. hợp với các lý thuyết thương mại cổ điển của Ricardo (1817) và lý thuyết thương mại mới của Paul Krugman (1980). Bảng 5. Giá trị và khối lượng xuất khẩu, nhập khẩu nông sản giữa EU và Việt Nam năm 2018 (theo mã HS) Giá bình Giá bình Giá trị EU Khối lƣợng quân EU Giá trị EU Khối lƣợng quân EU HS nhập khẩu EU nhập nhập xuất khẩu EU xuất xuất khẩu (Euro) khẩu (kg) khẩu (euro) khẩu (kg) (Euro/kg) (Euro/kg) 1 7.196.983 48.000 149,94 7.996.367 100.000 79,96 2 4.743.436 975.000 4,87 175.389.136 184.807.000 0,95 3 761.494.376 158.191.000 4,81 120.871.236 41.205.000 2,93 4 2.958.252 2.015.000 1,47 114.857.047 74.476.000 1,54 5 14.657.127 17.292.000 0,85 55.429.243 53.736.000 1,03 6 5.201.858 721.000 7,21 42.674.268 4.434.000 9,62 7 10.861.759 7.561.000 1,44 3.324.927 7.320.000 0,45 8 808.885.468 120.094.000 6,74 11.651.387 7.018.000 1,66 9 1.382.422.832 808.922.000 1,71 3.718.671 1.685.000 2,21 10 13.267.238 23.893.000 0,56 14.122.372 76.115.000 0,19 11 6.104.776 3.473.000 1,76 91.107.132 201.731.000 0,45 12 10.431.046 2.171.000 4,80 21.732.828 12.458.000 1,74 13 4.503.211 1.408.000 3,20 12.124.932 542.000 22,37 14 975.621 368.000 2,65 69.723 13.000 5,36 15 12.043.510 10.629.000 1,13 9.870.511 3.159.000 3,12 16 394.896.758 77.275.000 5,11 5.075.295 1.639.000 3,10 17 4.954.474 16.518.000 0,30 11.808.004 12.442.000 0,95 18 4.375.200 501.000 8,73 10.048.400 2.118.000 4,74 19 88.798.775 51.357.000 1,73 76.532.486 20.578.000 3,72 20 37.756.655 21.790.000 1,73 15.209.516 14.588.000 1,04 21 53.121.352 18.532.000 2,87 70.019.355 9.455.000 7,41 22 10.052.715 11.744.000 0,86 172.803.494 35.110.000 4,92 23 10.133.765 100.540.000 0,10 126.636.357 316.333.000 0,40 24 432.470 79.000 5,47 14.912.685 2.323.000 6,42 Nguồn: Eurostat 2.4 Một số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU Từ số liệu thống kê về giá trị, cơ cấu nông sản xuất khẩu và các phân tích ở trên giúp nhận ra các nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU (theo tiêu chí nông sản có tỷ trọng giá trị xuất khẩu lớn). 511
  9. Bảng 6. Cơ cấu và xếp hạng theo giá trị nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2018 (theo mã HS) Xếp Mã Giá trị nhập Sản phẩm theo bảng phân loại HS Tỷ lệ % hạng HS khẩu (Euro) 1 9 Cà phê, chè và gia vị 1.382.422.832 37,872 2 8 Trái cây và các loại hạt ăn được; vỏ trái cây hoặc dưa 808.885.468 22,160 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động 3 3 761.494.376 20,861 vật không xương sống dưới nước khác Các chế phẩm từ thịt, cá hoặc động vật giáp xác, động vật 4 16 394.896.758 10,818 thân mềm hoặc động vật không xương sống dưới nước 5 19 Các chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa 88.798.775 2,433 6 21 Các chế phẩm ăn được khác 53.121.352 1,455 Các chế phẩm từ rau, quả, hạt hoặc các bộ phận khác 7 20 37.756.655 1,034 của cây 8 5 Sản phẩm có nguồn gốc động vật 14.657.127 0,402 9 10 Ngũ cốc 13.267.238 0,363 M , dầu động thực vật và các sản phẩm phân tách của 10 15 12.043.510 0,330 chúng; chất b o ăn được, sáp động thực vật 11 7 Rau ăn được và một số rễ và củ 10.861.759 0,298 Hạt và quả có dầu; ngũ cốc; cây công nghiệp hoặc 12 12 10.431.046 0,286 dược liệu; rơm và thức ăn gia súc Dư lượng và chất thải từ các ngành công nghiệp thực 13 23 10.133.765 0,278 phẩm; thức ăn gia súc 14 22 Đồ uống, rượu mạnh và giấm 10.052.715 0,275 15 1 Động vật sống 7.196.983 0,197 16 11 Sản phẩm của ngành xay xát; mạch nha; tinh bột; lúa mì 6.104.776 0,167 Cây sống và các loại cây khác; củ, rễ và những thứ 17 6 5.201.858 0,143 tương tự; cắt hoa và tán lá trang trí 18 17 Đường và bánh kẹo 4.954.474 0,136 19 2 Thịt và thịt ăn được 4.743.436 0,130 20 13 Lạc; và các chất chiết xuất từ thực vật khác 4.503.211 0,123 21 18 Chế phẩm ca cao và ca cao 4.375.200 0,120 Sản phẩm sữa; trứng chim; mật ong tự nhiên; sản 22 4 2.958.252 0,081 phẩm ăn được có nguồn gốc động vật 23 14 Nguyên liệu tết rau; sản phẩm rau 975.621 0,027 24 24 Thuốc lá và các sản phẩm thay thế 432.470 0,012 Tổng 3.650.269.657 100 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu từ Eurostat 512
  10. Theo mã HS (trừ chương HS03), nhóm nông sản xuất khẩu chủ lực sang EU năm 2018 cũng như cả giai đoạn 2010-2018 đứng đầu thuộc về các nông sản chương HS09 ((Cà phê, chè và gia vị)); vị trí thứ hai thuộc về nông sản chương HS08 (Trái cây và hạt ăn được); vị trí thứ ba là nhóm nông sản chương HS16 (Các chế phẩm từ thịt, cá hoặc động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật không xương sống dưới nước khác). Bảng 7 cho thấy trong giai đoạn 2014-2018, nông sản Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang EU là cà phê không rang, trà với số ượng lớn với giá trị 1263 triệu Euro, tương ứng tỷ trọng 50,6% trong năm 2018; vị trí thứ hai là trái cây nhiệt đới, tươi hoặc khô, các loại hạt và gia vị có giá trị xuất khẩu là 882 triệu euro, chiếm tỷ trọng 35,4% năm 2018; vị trí thứ ba là bánh ngọt, bánh quy và bánh mỳ, chiếm tỷ trọng 3% ứng với 75 triệu Euro trong năm 2018. Tiếp đến là sản phẩm cà phê, triết xuất chè với tỷ trọng 1,4% năm 2018. Bảng 7. Top 20 nông sản Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang EU, Giai đoạn 2014 - 2018 Nguồn: Eurostat 513
  11. 2.5. Thị trường nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong EU năm 2018 Sử dụng số liệu thống kê giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang 28 quốc gia EU năm 2018 của Eurostat, tác giả đã tính tỷ trọng giá trị nhập khẩu của từng quốc gia thuộc EU theo nhóm nông sản trong bảng phân loại HS, từ HS1 đến HS24 của bảng hài hòa thuế quan 2017. Bảng 8 là kết quả thống kê giá trị và tỷ trọng theo thị trường của top 3 loại nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2018. Trong đó, 3 loại nông sản xuất khẩu nhiều nhất sang EU gồm các mã HS9, HS8, HS3. Kết quả thống kê cho thấy: trong năm 2018 (1) Nhóm sản phẩm cá (HS3): Ba Lan là thị trường lớn nhất của Việt Nam trong EU, chiếm 38,63%; tiếp đến là Đan Mạch (21,62%); đứng thứ ba là Anh với 11,71%, tiếp theo là Tây Ban Nha chiếm 10,56%, các nước còn lại nhập khẩu cá từ Việt Nam với giá trị nhỏ. (2) Nhóm sản phẩm trái cây và hạt (HS8): thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong EU là Pháp với 68,99%, tiếp đến là Hà Lan với 13,63%, đứng thứ ba là Bỉ với 5,75%, rất nhiều nước còn lại không nhập khẩu trái cây và hạt của Việt Nam. (3) Nhóm sản phẩm Cà phê, chè và gia vị (HS9): thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong EU là Ý, chiếm 46,56%, tiếp đến là Đức với 21,44%, đứng thứ ba là Hà Lan với 14,52%. Các nước còn lại trong EU hầu như không nhập khẩu nhóm sản phẩm này. (4) Nhóm hàng nông sản gồm 24 mã từ HS1 đến HS24: năm 2018, Hà Lan là nước nhập khẩu nông sản lớn nhất từ Việt Nam, với tỷ trọng 20,61% tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản của EU, tiếp đến là Pháp (14,64%); đứng thứ ba là Đức với 12,76%, liền sau đó là Ba Lan với 12,71%. Kết quả phân tích theo thị trường cho thấy, nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn đang tập trung ở một số thị trường truyền thống như: Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Anh, Bỉ mà chưa tiếp cận được rộng rãi vào các thị trường khác trong EU. 3. Cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng EU từ EVFTA Cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu - Quá trình đàm phán và k kết EVFTA giúp các quốc gia, các doanh nghiệp và người tiêu dùng thuộc EU có thông tin về Việt Nam và nông sản Việt Nam, qua đó sản phẩm made in Vietnam sẽ quen thuộc hơn, giúp cho hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiếp cận với người tiêu dùng EU. - Nhờ cắt giảm thuế quan từ các thỏa thuận của EVFTA mà nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sẽ giảm chi phí xuất khẩu, dẫn đến giảm giá thành, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, dẫn đến nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường EU. - Nông sản Việt Nam nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của EU để có thể đặt chân vào thị trường này thì có thể tự tin bước vào bất k thị trường nào khác. - EVFTA cùng với các ưu đãi về đầu tư được k vọng sẽ khơi thông nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp châu Âu vào các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, thực phẩm sạch, và các lĩnh vực mà Việt Nam hiện đang thiếu và yếu. 514
  12. Bảng 8. Giá trị và tỷ trọng nông sản xuất khẩu Việt Nam trong thị trường EU năm 2018 Nhóm sản HS3 HS8 HS9 HS1-HS24 phẩm Quốc gia Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ (EUR) trọng (EUR) trọng (EUR) trọng (EUR) trọng (%) (%) (%) (%) Áo 0 0,00 0 0,00 11.534 0,31 6.869.524 0,58 Bỉ 410.937 0,34 670.315 5,75 19.357 0,52 78.939.328 6,65 Bulgaria 199.031 0,16 0 0,00 97.906 2,63 4.901.604 0,41 Cyprus 0 0,00 0 0,00 0 0,00 545.789 0,05 Czech 55.134 0,05 51 0,00 0 0,00 7.178.580 0,60 Đức 2.509.444 2,08 296.009 2,54 797.330 21,44 151.583.200 12,76 Đan Mạch 26.127.173 21,62 85.683 0,74 209 0,01 50.102.568 4,22 Estonia 174.785 0,14 0 0,00 0 0,00 288.293 0,02 Tây Ban 12.762.913 10,56 2.597 0,02 44.014 1,18 66.325.603 5,58 Nha Phần Lan 31.700 0,03 0 0,00 0 0,00 4.170.985 0,35 Pháp 7.123.470 5,89 8.038.225 68,99 141.012 3,79 173.887.756 14,64 UK 14.149.094 11,71 164.088 1,41 43.027 1,16 77.425.846 6,52 Greece 14.871 0,01 114.168 0,98 64.729 1,74 5.699.596 0,48 Hungary 0 0,00 0 0,00 0 0,00 10.446.247 0,88 Ireland 1.929.938 1,60 0 0,00 0 0,00 23.182.886 1,95 Ý 123.584 0,10 105.029 0,90 1.731.461 46,56 78.338.201 6,59 Lithuania 406.574 0,34 0 0,00 0 0,00 18.623.977 1,57 Luxembour 0 0,00 0 0,00 0 0,00 350.163 0,03 Latvia 44.062 0,04 0 0,00 0 0,00 2.957.450 0,25 Malta 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Hà Lan 5.089.880 4,21 1.587.750 13,63 539.926 14,52 244.852.741 20,61 Ba Lan 46.688.767 38,63 587.464 5,04 101.897 2,74 150.990.579 12,71 Portugal 2.671.302 2,21 0 0,00 0 0,00 4.410.061 0,37 Romania 0 0,00 0 0,00 124.863 3,36 15.115.211 1,27 Thụy sĩ 324.759 0,27 8 0,00 1.406 0,04 1.029.546 0,09 Slovenia 0 0,00 0 0,00 0 0,00 4.350.074 0,37 Slovakia 0 0,00 0 0,00 0 0,00 1.086.237 0,09 Croatia 33.818 0,03 0 0,00 0 0,00 4.289.186 0,36 Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu Eurostat 515
  13. Cơ hội tiếp cận nguồn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông sản và nông nghiệp - EVFTA tạo điều kiện cho các dòng vốn đầu tư có chất lượng cao từ EU vào Việt Nam với khả năng tạo những chuỗi cung ứng mới cho khu vực, lan tỏa công nghệ tiên tiến cho Việt Nam, tạo cơ hội cho người lao động và các doanh nghiệp Việt Nam được học hỏi, được chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất và chế biến nông sản đáp ứng yêu cầu chất lượng EU và quốc tế. Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nông sản - Cơ hội nâng cao chất lượng nông sản: EVFTA có hiệu lực, sẽ giúp nông sản VN có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu với các mặt hàng chiến lược và có lợi thế nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan sẽ giúp đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. - Cơ hội cắt giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm nhờ ưu đãi về thuế quan so với sản phẩm của các quốc gia không có FTA với EU. Cụ thể hơn, các ngành mũi nhọn của Việt Nam như: gạo, cà phê, mật ong, chăn nuôi, hoa quả, thủy sản đều hưởng ưu đãi thuế quan ngay từ những năm đầu tiên. Ngành thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ chưa có FTA với EU như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia. EU cũng cam kết mở cửa rất mạnh cho rau quả Việt Nam bằng việc xóa bỏ ngay 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả khi Hiệp định có hiệu lực. Phần lớn các dòng thuế EU cam kết xóa bỏ ngay hiện đều đang có mức thuế trung bình là trên 10%, cá biệt có những sản phẩm rau quả đang chịu thuế trên 20%. Như vậy, mức cam kết này của EU sẽ tạo ra lợi thế lớn về giá cho rau quả Việt Nam, đặc biệt trong cạnh tranh nhập khẩu vào EU với các nước có cùng ngành hàng về rau quả chưa có FTA. Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp, cấp ngành, cấp quốc gia trong xuất khẩu nông sản - Nông sản Việt Nam muốn có chỗ đứng trên thị trường EU thì phải đáp ứng được các quy định khắt khe về rào cản kỹ thuật, quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ hàng hóa, Đây vừa là rào cản nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu, người sản xuất, nhà cung ứng nông sản, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tự đổi mới. EVFTA cũng là cơ hội, sức ép hợp l để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. - EVFTA đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, giúp ngành nông nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư, tiếp cận với nguồn nguyên liệu ổn định, có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến, cải thiện năng lực quản lý. EVFTA đòi hỏi các bộ, ban, ngành và Nhà nước cùng phối hợp, nỗ lực xây dựng và thực thi các chính sách phù hợp để đáp ứng yêu cầu xuất nhập khẩu với EU, qua đó cải thiện năng lực quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh của các chủ thể tham gia vào quá trình này. 516
  14. - EVFTA có điều khoản về Thương mại và phát triển bền vững gồm 17 Điều với các nội dung chính như: Đa dạng sinh học, Biến đổi khí hậu, Quản lí tài nguyên rừng và thương mại lâm sản, Quản lý bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển và sản phẩm nuôi trồng thủy sản, Lao động và Minh bạch hóa. Thực thi tốt các điều khoản này sẽ giúp Việt Nam phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 4. Những thách thức từ EVFTA đối với xuất hẩu nông sản Việt Nam sang thị trƣờng EU Thách thức để vƣợt qua các biện pháp phi thuế quan của EU đối với nông sản Việt Nam - Các yêu cầu về quy tắc xuất xứ khó đáp ứng: Thông thường hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/ hoặc Việt Nam). Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN. Trong khi, EU yêu cầu nông sản phải có chứng nhận Global Gap (Tiêu chuẩn về Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), ngoài ra, khâu sơ chế, chế biến cũng phải được chứng nhận HACCP (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn). Đây đều là những tiêu chuẩn thuộc vào loại cao nhất của thế giới. - Các rào cản kỹ thuật phi thuế (TBT), và các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) và yêu cầu của khách hàng: EU luôn được nhìn nhận là thị trường xuất khẩu lớn với những yêu cầu, tiêu chuẩn cao, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch động thực vật với nông sản, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, như phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn được quy định trong Luật Thực phẩm, Luật Thú y, quy định bảo vệ sức kho người tiêu dùng, quy định về chất độc hại, dư lượng kháng sinh, dư lượng thuốc trừ sâu Ngoài ra, thị trường này cũng quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố liên quan như mức độ thân thiện môi trường của sản phẩm, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong khi đó, quá trình sản xuất, đặc biệt là bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nông sản nói chung, mặt hàng rau quả nói riêng của Việt Nam còn nhiều bất cập. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đối diện với những thách thức nội tại như: năng lực chế biến chuyên sâu yếu; chưa phát triển mạnh về thương hiệu; hệ thống sản xuất vẫn tương đối manh mún, khó kiểm soát và chưa đủ điều kiện để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra. Vì vậy, dù có được hưởng lợi về thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này. Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại Thông thường khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ nữa, doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. EU cũng là một trong những thị trường có tiền lệ sử dụng các công cụ này. 517
  15. Tăng sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ của EU Mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa, dịch vụ từ EU đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khó khăn hơn ngay tại thị trường nội địa. Trên thực tế, đây là một thách thức rất lớn, bởi các doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường cũng như khả năng tận dụng các FTA. 5. Một số khuyến nghị và hàm ý chính sách Khuyến nghị đối với Nhà nước - Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức do EVFTA mang đến, các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, tư vấn và lập pháp Việt Nam cần sớm hoàn thiện thể chế, luật pháp, đảm bảo sự tương thích về luật pháp, nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp, bảo hộ của Việt Nam với luật pháp châu Âu và quốc tế. - Các cơ quan chức năng phải nhanh chóng rà soát điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật, yêu cầu về nhãn mác, bao bì sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp kiểm dịch động thực vật phù hợp với các yêu cầu của WTO, EU và thông lệ quốc tế, đồng thời tăng cường khả năng đàm phán, thương thảo với các thị trường xuất khẩu để có những tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. - Nhà nước cần xác định các nông sản xuất khẩu mũi nhọn và quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, cần phải tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thủy hải sản và những nông sản còn dư địa và giá trị xuất khẩu cao như: quả và hạt có dầu, ngũ cốc, cacao, dầu m động thực vật. - Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vào thị trường EU, cần tiếp tục hình thành vùng nguyên liệu tập trung sản xuất đủ lớn, đủ sức cung ứng ổn định cho doanh nghiệp cũng như có chính sách bảo hiểm đầu tư trong nông nghiệp, bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ dài hạn đặc biệt đối với các loại cây xuất khẩu vốn có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Đồng thời Chính phủ giúp hình thành chuỗi giá trị, tạo được thương hiệu hàng Việt nam chất lượng cao, có tiêu chuẩn tiêu chí nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đáp ứng nhu cầu của các nước thuộc liên minh Châu Âu. hu ến nghị đối với các hiệp hội ngành hàng tại Việt Nam - Các hiệp hội ngành hàng cần tiếp tục triển khai các hoạt động cung cấp và tư vấn cho doanh nghiệp về pháp luật kinh doanh, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, về EVFTA cũng như kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện quốc tế, những rào cản phi thuế quan đối với nông sản của thị trường EU; Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại – đầu tư tại các quốc gia thuộc EU; giới thiệu sản phẩm nông sản tới thị trường trong và ngoài nước. - Các hiệp hội ngành hàng tiếp tục đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản l , hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên có cơ hội tiếp cận thông tin, tiếp cận và mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu. 518
  16. - Các hiệp hội ngành hàng nên tăng cường giáo dục cho các thành viên về pháp luật của các nước, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, quản l chất lượng, các quy tắc xuất xứ; tăng cường đào tạo cho lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã về ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển như hiện nay. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp - Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu với EU cần nhận thức rõ những cơ hội và thách thức do EVFTA mang lại, cần thường xuyên đào tạo, hướng dẫn nhân viên nội dung của EVFTA, các kênh cung cấp thông tin về EVFTA, cập nhập thông tin về các quy định và yêu cầu đối với nông sản của thị trường EU. - Các doanh nghiệp cần xây dựng các chiến ược và giải pháp để có thể vượt qua các rào cản phi thuế quan, đối phó với hàng rào kỹ thuật của các nước, nhất là trong lĩnh vực nông sản rất phức tạp. Để làm được điều đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu chuẩn mực yêu cầu đối với từng khu vực thị trường, pháp luật chi phối, các rào cản sẽ gặp phải. Các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhất trên thế giới, đồng thời xây dựng thành công hệ thống quản l chất lượng theo ISO 9001:2000, ISO 14000, HACCP Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải đầu tư vào nguyên liệu, đầu tư vào chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản của mình. Các doanh nghiệp phải chú đến thông tin thị trường, bên cạnh những quy tắc chung thì mỗi một nước trong liên minh EU lại có những thị hiếu, đặc điểm riêng liên quan đến tiêu dùng, do vậy, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ để xác định thị trường mục tiêu, từ đó xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường. - Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức p về cạnh tranh làm động lực để đổi mới và phát triển. Cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác của Hiệp định để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào VN, nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải điểu chỉnh hành vi của mình để phù hợp với yêu cầu trong EVFTA, nâng trách nhiệm tuân thủ môi trường, trách nhiệm xã hội - Các doanh nghiệp cần nâng cao năng ực cạnh tranh trên cơ sở năng suất, chất lượng và hiệu quả gắn với chuỗi giá trị châu Âu và toàn cầu, đòi hỏi phải chủ động trong việc tận dụng tác động lan tỏa của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự kết nối với các doanh nghiệp logistics chuyên nhập khẩu và phân phối hàng hóa của EU thông qua các đơn vị đầu mối nhằm giảm chi phí thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt phải xây dựng được thương hiệu riêng và chú trọng sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thay vì xuất khẩu thô nông sản, đặc biệt phải hình thành chuỗi sản phẩm chủ lực. Khuyến nghị đối với nhà sản xuất nông sản xuất khẩu - Người nông dân cần được phổ cập kiến thức cơ bản về quy trình trồng trọt, hướng dẫn đạt tiêu chí cơ bản về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, dư lượng thuốc kháng sinh, bảo vệ 519
  17. thực vật, Các hộ nuôi trồng thủy sản cần đăng k cấp mã số xuất khẩu trước khi xuất khẩu sản phẩm của mình sang EU và thế giới. - Nhà sản xuất cần được hướng dẫn, cập nhật các quy trình, thủ tục, các ứng dụng hỗ trợ giúp cho nông sản sản xuất ra đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu sang EU, ví dụ các tiêu chuẩn Global Gap, HACCP, các phương tiện truy xuất nguồn gốc điện tử như QRCode, Blockchain sẽ hỗ trợ tránh bị làm giả, làm nhái. - Muốn mở rộng thị trường xuất khẩu và vượt qua các rào cản kỹ thuật, nông dân và doanh nghiệp cần đẩy mạnh hợp tác liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, tuân thủ nghiêm các quy định về chất lượng theo chuỗi để kiểm soát chất lượng nông sản hiệu quả và có khối lượng nông sản ổn định xuất vào thị trường châu Âu. Thay vì chỉ hướng đến sản phẩm cuối cùng, các doanh nghiệp, hợp tác xã nên lưu trên toàn bộ chuỗi giá trị, các khâu sản xuất phải được phòng vệ rủi ro; truy xuất nguồn gốc, tem nhãn của sản phẩm phải công khai, minh bạch, tạo đà cho xuất khẩu nông sản sang EU tăng trưởng bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO David Ricardo (1817). On the Principles in Political Economy and taxation, Batoche Books, Canada, 2001. Krugman, P. R. (1980). Scale economies, product differentiation, and the pattern of trade. The American Economic Review, 70(5), 950-959. VCCI (2019). Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) eu-537810.html fisheries/farming/documents/agrifood-vietnam_en.pdf EU_trade_in_agricultural_goods tieu-chuan-de-chiem-linh-thi-truong 5125.vlr 520