Actuarial sciences - Một hướng chuyên sâu ứng dụng toán trong bảo hiểm, tài chính và quản trị rủi ro

pdf 9 trang Gia Huy 24/05/2022 1100
Bạn đang xem tài liệu "Actuarial sciences - Một hướng chuyên sâu ứng dụng toán trong bảo hiểm, tài chính và quản trị rủi ro", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfactuarial_sciences_mot_huong_chuyen_sau_ung_dung_toan_trong.pdf

Nội dung text: Actuarial sciences - Một hướng chuyên sâu ứng dụng toán trong bảo hiểm, tài chính và quản trị rủi ro

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 07. ACTUARIAL SCIENCES - MỘT HƯỚNG CHUYÊN SÂU ỨNG DỤNG TOÁN TRONG BẢO HIỂM, TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TS. Phạm Thị Hồng Thắm, TS. Nguyễn Quang Huy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết giới thiệu về ngành học mới ở Việt Nam, Actuarial Sciences – Định phí Bảo hiểm và Quản trị rủi ro, một hướng chuyên sâu ứng dụng toán học trong Bảo hiểm, Tài chính và Quản trị rủi ro. Chương trình Cử nhân Actuary tại Khoa Toán Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, được Hiệp hội Actuary Bắc Mỹ (Society of Actuaries) công nhận là một cơ sở đào tạo chính thức (Universities & Colleges with Actuarial Programs). Từ khóa: Actuary, Định phí Bảo hiểm, Quản trị rủi ro, Toán Kinh tế 1. GIỚI THIỆU VỀ ACTUARY Thuật ngữ “Actuary” mới được sử dụng nhiều tại Việt Nam trong những năm gần đây. Ngành học Actuary đã được dịch là “Định phí bảo hiểm và tài chính” (Chương trình hợp tác giữa Đại học Lyon I và Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2002), “Tính toán bảo hiểm” (Nghị định số 73/2016/NĐ-CP), “Định phí Bảo hiểm và Quản trị rủi ro” (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2018). Hiện nay, chưa có một bản dịch nào phản ánh đầy đủ nội dung của thuật ngữ này theo thông lệ quốc tế. Do vậy, tác giả sử dụng nguyên bản tiếng Anh là Actuary trong bài viết. 62
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Actuary là những chuyên gia có trình độ cao chuyên phân tích những tác động về mặt tài chính của rủi ro đối với các tổ chức như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí. Họ áp dụng chuyên môn Toán học của mình với các chuẩn mực nghiêm ngặt để dự báo và giảm thiểu tác động về mặt tài chính của rủi ro (theo International Actuarial Association). Actuary là những chuyên gia trong lĩnh vực phát triển và cung cấp các giải pháp cho các vấn đề tài chính phức tạp. Với những hiểu biết sâu sắc về toán học, thống kê và quản lý kinh doanh, họ giúp cho các doanh nghiệp phát triển, giúp các nhà lãnh đạo ra quyết định chiến lược và giúp khách hàng chuẩn bị cho tương lai của họ. (theo Society of Actuaries). Actuary là những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Với các kỹ năng phân tích nhạy bén, Actuary giúp các tổ chức lập kế hoạch cho tương lai và bảo vệ khỏi tổn thất trong tương lai. Bằng cách hiểu bản chất của rủi ro, Actuary đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định về tâm lý, thể chất và tài chính của xã hội. Actuary là chuyên gia trong việc đánh giá khả năng xảy ra rủi ro trong tương lai; tìm phương pháp sáng tạo để giảm thiểu khả năng xả ra rủi ro; và giảm thiểu tác động xấu của rủi ro khi nó xảy ra. (theo Be an Actuary). Như vậy, ta có thể hiểu Actuary là chuyên gia về quản lý rủi ro. Với các kiến thức tốt về Toán học; Lý thuyết xác suất, thống kê; Lý thuyết kinh tế, tài chính; Lý thuyết rủi ro; pháp luật , và các công cụ phân tích định lượng hiện đại, họ có thể quản lý một cách tốt nhất quá trình phát triển có tính chất ngẫu nhiên của môi trường kinh tế thông qua thiết kế, quản lý, định giá các sản phẩm bảo hiểm và tài chính, thiết lập các kế hoạch chiến lược, phân tích và đầu tư tài chính (Phạm Thị Hồng Thắm, 2013). Ban đầu, nghề Actuary gắn liền với các công việc trong các công ty bảo hiểm với nhiệm vụ như định giá sản phẩm bảo hiểm, đánh giá lợi nhuận của sản phẩm, tính toán nguồn dự phòng, xác định khả năng thanh toán, lập chiến lược kinh doanh, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong công ty. Trong nhiều năm gần đây, hoạt động của Actuary mở rộng ra các lĩnh vực như quản trị rủi ro trong các ngân hàng, quản lý tài sản trong các quỹ đầu tư, tư vấn giám sát trong các công ty kiểm toán và tham gia xây dựng các quy chuẩn quản trị rủi ro quốc tế. Cụ thể, nơi làm việc và công việc của Actuary có thể kể đến: 63
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN • Các Công ty Bảo hiểm: xây dựng, định giá, đánh giá các sản phẩm bảo hiểm, quản lý rủi ro và lập các kế hoạch đầu tư; • Các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng: quản lý tài sản tài chính, xây dựng mô hình quản trị rủi ro; • Các Quỹ đầu tư tài chính: xây dựng và quản lý các danh mục đầu tư; thiết kế, định giá và đánh giá các tài sản tài chính; • Các Công ty tư vấn: thiết lập các kế hoạch tài chính, hưu trí cho các cá nhân và doanh nghiệp; xây dựng các mô hình đánh giá chính sách kinh tế - xã hội và dự báo; • Các cơ quan quản lý nhà nước: quản lý các chương trình và giám sát về tài chính của các công ty. • Các trường đại học, viện nghiên cứu: giảng viên, nghiên cứu viên. Từ rất sớm, Actuary đã hoạt động theo Chuẩn mực quốc tế. Hiệp hội Actuary quốc tế (International Actuarial Association – IAA) được thành lập từ năm 1895 ở Bruxel nhằm gắn kết các Actuary và các Hiệp hội Actuary trên thế giới. Cho đến nay, IAA đã có 73 Hiệp hội thành viên đầy đủ, 28 Hiệp hội liên kết ở 84 nước trên thế giới. Mục tiêu của tổ chức này bao gồm: • Phát huy vai trò và nâng cao uy tín của nghề và cá nhân các Actuary trên toàn thế giới; • Phát huy các chuẩn mực cao về tính chuyên nghiệp của các Actuary và các Hiệp hội Actuary để đảm bảo lợi ích công được phục vụ; • Thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học tính toán bảo hiểm và các ứng dụng của nó; • Đẩy mạnh sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân Actuary trên thế giới; • Phát huy lòng tự trọng và tôn trọng lẫn nhau giữa các Actuary; • Cung cấp một diễn đàn cho các cuộc thảo luận giữa các Actuary và các Hiệp hội Actuary trên thế giới; • Đại diện cho các Hiệp hội thành viên trong những cuộc thảo luận với các tổ chức quốc tế. 64
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Để trở thành một Actuary theo đúng Chuẩn mực quốc tế, cần phải trở thành thành viên của một Hiệp hội Actuary thành viên của IAA. Có nhiều mô hình khác nhau trong đào tạo và công nhận thành viên, tùy thuộc vào quy định của các Hiệp hội Actuary. Tuy nhiên, về mặt cơ bản có hai hình thức chính: Hình thức thứ nhất, học viên phải thi đỗ tất cả các kỳ thi do Hiệp hội Actuary tổ chức. Hình thức này ban đầu được thực hiện ở Anh, sau đó mở rộng ra các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Úc, Một số Hiệp hội Actuary nổi tiếng và có nhiều văn phòng đại diện trên thế giới có thể kể đến là SOA (Society of Actuaries), CAS (Casualty Actuarial Society), IFoA (Institut and Faculty of Actuaries), Hình thức thứ hai, học viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Khoa học tính toán bảo hiểm (Actuarial Sciences) ở các trường đại học sẽ được các Hiệp hội Actuary công nhận và tiếp nhận là thành viên. 2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ACTUARY TẠI KHOA TOÁN KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Với sự hỗ trợ của Hiệp hội truyền bá Actuary của Pháp (Diffusion Internationale de l’Actuariat Francophone - DIAF), lần đầu tiên Actuary được đào tạo ở Việt Nam dưới hình thức hợp tác giữa Học viện Khoa học Tính toán Bảo hiểm và Tài chính (ISFA), trực thuộc Đại học Tổng hợp Claude Bernard Lyon 1 (UCBL), Cộng hòa Pháp với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2002. Học viện ISFA là học viện uy tín và lâu đời nhất về đào tạo Actuary ở Pháp. Học viên sau hai năm học ở Việt Nam sẽ chuyển tiếp học năm cuối ở ISFA. Kết thúc khóa học, học viên được nhận được bằng Cử nhân Toán học định hướng Actuary và bằng Thạc sỹ Actuary do UCBL cấp. Để trở thành thành viên Hiệp hội Actuary của Pháp, học viên phải bảo vệ thành công Luận văn chuyên ngành trước Hội đồng chuyên môn của Hiệp hội. Mô hình liên kết được mở rộng ra Hà Nội vào năm 2007 với đối tác là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD). Với tần suất tuyển sinh 2 năm một lần, cho đến nay đã có 6 khóa với tổng số gần 70 học viên ra trường. Tất cả học viên ra trường đều làm đúng lĩnh vực công việc của một Actuary, trong đó hơn 50% đang làm việc tại Pháp và các nước châu Âu (theo Khoa Toán Kinh tế). Trên cơ sở hợp tác lâu năm với UCBL, Khoa Toán Kinh tế đã xây dựng cho mình một đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trong đào tạo Actuary bằng cách cử giảng viên tham gia chương trình đào tạo và tuyển giảng viên từ những học viên xuất sắc của chương trình. Bắt đầu từ năm học 2018 - 2019, Khoa Toán Kinh tế chính thức tuyển sinh chương trình Actuary bậc Cử nhân học bằng tiếng Anh. Chương trình đào 65
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN tạo được thiết kế bám sát theo các môn thi lấy Chứng chỉ Actuary của các Hiệp hội Actuary nổi tiếng trên thế giới như SOA, CAS, Đến nay, đã có hai khóa tuyển sinh với sĩ số mỗi khóa khoảng hơn 40 sinh viên, trong đó có rất nhiều em đến từ các lớp chuyên Toán của các trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên của các tỉnh/ thành phố trên cả nước. Như vậy, ở Khoa Toán Kinh tế có cả hai hình thức đào tạo Actuary. Chương trình Cử nhân Actuary bằng tiếng Anh hướng sinh viên đến các kỳ thi lấy Chứng chỉ của các Hiệp hội SOA, CAS, IFoA, Trong trường hợp học viên muốn trở thành thành viên Hiệp hội Actuary của Pháp thì có thể tham gia Chương trình Cử nhân – Thạc sỹ hợp tác với UCBL. Bên cạnh các chương trình đào tạo chính quy, Khoa cũng thường xuyên mở các lớp ngắn hạn ôn thi chứng chỉ SOA cho nhân viên Phòng/Ban Actuary tại các Doanh nghiệp Bảo hiểm (ABIC, Bảo Việt, OPES, PJICO, PVI, ). 3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC CỬ NHÂN ACTUARY 3.1. Chuẩn đầu ra của chương trình 3.1.1. Chuẩn kiến thức Sinh viên Chương trình Actuary bằng tiếng Anh được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính, bảo hiểm, quản lý và quản trị kinh doanh; kiến thức cơ bản về toán học, thống kê, phân tích và dự báo kinh tế - xã hội, mô hình hóa, tối ưu hóa. Cùng với đó, Cử nhân chuyên ngành Actuary nắm vững các kiến thức chuyên sâu về các mảng: • Lý thuyết xác suất, thống kê, kinh tế, tài chính, kế toán, bảo hiểm, luật pháp; • Các mô hình Định phí trong Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, và các phương pháp tính dự phòng; • Phương pháp xác định, phân loại, định lượng, phân tích và giảm thiểu các ảnh hưởng về mặt tài chính của rủi ro; • Phương pháp giải các bài toán lựa chọn tối ưu trong việc: quản lý các tài sản Nợ/Có, lựa chọn danh mục đầu tư, định giá và đánh giá sản phẩm bảo hiểm/tài chính. 66
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 3.1.2. Chuẩn kỹ năng Cử nhân chuyên ngành Actuary được trang bị đầy đủ các kỹ năng: • Kỹ năng phân tích: có khả năng xem xét các dữ liệu phức tạp nhằm mục đích nhận dạng, xác định xu thế và đánh giá rủi ro; đưa ra các bước cần thực hiện để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro; • Kỹ năng toán học: có khả năng làm việc với các con số nhanh và chính xác; • Khả năng làm việc dưới áp lực lớn: có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn nghiêm ngặt, với công việc mang tính trách nhiệm cao do các quyết định đưa ra có tầm ảnh hưởng sâu rộng; • Kỹ năng giao tiếp: có khả năng thu nhận thông tin từ khách hàng và các phòng ban liên quan, như : Kế toán, Tài chính, Công nghệ thông tin và Quản lý cấp cao, nhằm giải quyết các bài toán đặt ra; có khả năng trình bày công việc một cách rõ ràng, logic; • Kỹ năng làm việc nhóm: có khả năng tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu công việc; • Kỹ năng làm việc độc lập: có khả năng tự giải quyết vấn đề và có khả năng lãnh đạo một nhóm để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. 3.1.3. Chuẩn Tin học và Ngoại ngữ Cử nhân chuyên ngành Actuary bằng tiếng Anh sẽ đạt chứng chỉ Tiếng Anh IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương, sử dụng thành thạo tiếng Anh để làm việc trong môi trường quốc tế một cách hiệu quả, tiếp tục học tập nâng cao trình độ trong bối cảnh toàn cầu hóa, bao gồm tiếng Anh trong giao tiếp và soạn thảo, dịch thuật các tài liệu chuyên ngành Actuary. Về Tin học, ngoài việc đạt chuẩn của ĐHKTQD về kỹ năng tin học cơ bản, Cử nhân chuyên ngành Actuary còn có khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm trong lập trình để khai phá dữ liệu, mô hình hóa, mô phỏng và tối ưu hóa các bài toán thực tế. 3.2. Khung môn học trong chương trình Chương trình môn học được thiết kế theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường ĐHKTQD bao gồm khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong mỗi khối kiến thức đều có các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn đa dạng. Các học phần chính trong chương trình bao gồm: 67
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN • Lý thuyết Xác suất, Thống kê toán; • Đầu tư và thị trường tài chính; • Quản trị rủi ro định lượng; • Khoa học tính toán trong Bảo hiểm và Tài chính; • Các phương pháp lập trình trong Định phí bảo hiểm và Quản trị rủi ro; • Các phần mềm phân tích, dự báo trong Tài chính và Bảo hiểm (VBA, R, Python, C++). 3.3. Đối tượng tuyển sinh Đầu vào tuyển sinh của chương trình là học sinh tốt nghiệp THPT với các khối tuyển sinh A00, A01, D01 và D07, theo phương thức tuyển sinh chung của Trường ĐHKTQD. Hàng năm luôn tồn tại ba hình thức xét tuyển cơ bản: • Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; • Xét tuyển kết hợp: thay đổi theo từng năm, tập trung vào nhóm các học sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL iBT, ), có Chứng chỉ SAT quốc tế, đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, là học sinh giỏi các năm THPT; • Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia: xét tổng điểm thi THPT Quốc gia theo khối tuyển sinh. 4. HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 4.1. Hiện trạng thực hiện Sau hai năm thực hiện tuyển sinh, chương trình Cử nhân Actuary học bằng tiếng Anh tại Trường ĐHKTQD bước đầu đã có một số kết quả đáng khích lệ. Với đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản theo đúng chuẩn Actuary trên thế giới và có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, chất lượng đào tạo của chương trình Actuary của Trường ĐHKTQD bước đầu cho thấy sinh viên nắm khá vững kiến thức môn học. Một kết quả ban đầu khá ấn tượng là trong số 18 sinh viên tham gia thi môn chứng chỉ đầu tiên, môn P của Hiệp hội SOA ngay sau khi kết thúc môn học, đã có 14 bạn thi đỗ. Đây là tỷ lệ đỗ cao so với mặt bằng chung trên thế giới (khoảng 40% đến 50%). 68
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Tháng 1 năm 2020, Khoa Toán Kinh tế - Trường ĐHKTQD đã chính thức được Hiệp hội Actuary của Mỹ (SOA) công nhận là một cơ sở đào tạo Actuary chính thức (University & College with Actuarial Program - UCAP). Với kết quả này, chất lượng đào tạo ngành Actuary tại Khoa Toán Kinh tế đã bước đầu có thể bắt kịp với các trường đại học hàng đầu trong khu vực (Đại học Công nghệ Nanyang – Singapore, Đại học Malaya – Malaysia, ) và trên thế giới (Đại học Melbourne – Australia, Đại học Toronto – Canada, Đại học Sorbonne – Pháp, ). Do chương trình môn học được thiết kế bám sát nội dung các môn thi nên sinh viên có nhiều thuận lợi trong việc thi lấy Chứng chỉ nghề nghiệp của các Hiệp hội Actuary quốc tế ngay từ năm thứ hai. Sau khi kết thúc khóa học 4 năm, sinh viên chương trình có thể sở hữu đến 5 chứng chỉ của Hiệp hội SOA hoặc Hiệp hội CAS. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các em trong tìm kiếm việc làm phù hợp trong nước cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới. Với đầu vào chương trình phần đông là các em học sinh chuyên các môn tự nhiên từ các trường phổ thông nên việc lĩnh hội các kiến thức không quá khó khăn, đặc biệt các môn liên quan đến Toán. Có nhiều sinh viên đã tự mình đọc trước giáo trình và tự làm các bài tập và đề thi mẫu trước khi môn học kết thúc. Chương trình được đào tạo bằng tiếng Anh nên việc tiếp cận kho học liệu phong phú và theo chuẩn quốc tế khá thuận lợi cho sinh viên. Ngoài ra, sinh viên có thể tham dự các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện trực tiếp từ các khách mời đến từ các Hiệp hội Actuary trên thế giới. Khoa Toán Kinh tế đã có sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo và trao đổi kiến thức. Giảng viên của khoa có thêm cơ hội cập nhật các yêu cầu thực tế vào bài giảng, sinh viên cũng có điều kiện sớm được làm quen với môi trường công việc ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Một số đối tác uy tín có thể kể đến là các doanh nghiệp bảo hiểm như: Bảo Việt, Aviva Việt Nam, Fubon Life, BIDV – Metlife, hay các ngân hàng lớn như : Vietcombank, Techcombank, LienVietPostBank, Công ty tư vấn Actuary DAC, 4.2. Định hướng phát triển Tăng cường sự hợp tác với các cơ sở đào tạo Actuary trong khu vực và trên thế giới nhằm trao đổi sinh viên, giảng viên, hướng tới chuẩn hóa và công nhận các môn học. 69
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ với các doanh nghiệp và các hiệp hội nghề nghiệp để sinh viên và giảng viên được cập nhật kiến thức và nhu cầu thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập, làm việc sau khi ra trường. 5. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ quốc tế là vô cùng cần thiết. Việc thiếu hụt nhân lực ngành Actuary tại các tập đoàn Bảo hiểm – Tài chính, đặc biệt là lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ, đang là thách thức lớn đối với các công ty Việt Nam trong việc cạnh tranh, mở rộng kinh doanh, hội nhập với khu vực và quốc tế. Hy vọng rằng, với sự ủng hộ của tập thể lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sự nỗ lực của tập thể giảng viên Khoa Toán Kinh tế, cùng với sự cộng tác từ các doanh nghiệp, nhân lực ngành Actuary tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng cũng như số lượng trong thời gian tới, như một động lực thúc đẩy sự lớn mạnh của ngành Bảo hiểm nói riêng và lĩnh vực Tài chính – Bảo hiểm nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình Actuary’ (2020), Khoa Toán kinh tế, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020, từ 2. ‘International Actuarial Association’ (2020), International Actuarial Association, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020, từ 3. Phạm Thị Hồng Thắm (2013), ‘Định phí Bảo hiểm một hướng chuyên sâu ứng dụng toán học’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Đào tạo và ứng dụng toán học trong Kinh tế - Xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 87-98. 4. ‘What is an Actuary?’ (2020), Society of Actuaries, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020, từ 5. ‘What is an Actuary?’ (2020), Be an Actuary, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020, từ 70