An Giang – tiềm năng và hiện thực

pdf 23 trang Gia Huy 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "An Giang – tiềm năng và hiện thực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfan_giang_tiem_nang_va_hien_thuc.pdf

Nội dung text: An Giang – tiềm năng và hiện thực

  1. CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT CV16-45-108.0 29/03/2016 VŨ THÀNH TỰ ANH ĐỖ HOÀNG PHƯƠNG AN GIANG – TIỀM NĂNG VÀ HIỆN THỰC Giới thiệu chung An Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây của vùng Tây Nam Bộ (TNB), phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp Cần Thơ và phía Tây Bắc có biên giới dài 98 km với Cam-pu-chia. Tỉnh có diện tích vào khoảng 3.400 km2, đứng thứ tư trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sau Kiên Giang, Cà Mau và Long An. Dân số năm 2011 là gần 2.2 triệu người1, cao nhất trong các tỉnh ĐBSCL. Khách đi đường bộ từ TP Hồ Chí Minh về thành phố Long Xuyên (thủ phủ của An Giang) thường chọn một trong hai cách. Một cách là đi đường cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương, đến Tân An (thuộc tỉnh Long An) thì chạy tiếp theo quốc lộ 1A qua ngả đi Vĩnh Long và Sa Đéc (Đồng Tháp) rồi vượt sông Hậu bằng phà Vàm Cống. Tổng chiều dài cung đường này khoảng 190 km, và nếu không kẹt xe thì mất khoảng 4 tiếng rưỡi. Cách thứ hai là cũng đi theo đường cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương, song đến Tân An thì rẽ phải để đi qua ngả quốc lộ 62 và N2 đi Cao Lãnh (Đồng Tháp), vượt sông Tiền bằng phà Cao Lãnh, sau đó vượt tiếp sông Hậu bằng phà An Hòa là đến địa phận An Giang. So với cách đi trước, cung đường này tuy ngắn hơn (khoảng 182 km) song lại mất hơn khoảng 30 phút so với cách đi thứ nhất vì đường nhỏ hơn và phải qua hai phà. Từ tỉnh có thể đi đường sông theo sông Mê-kông hay đường bộ để đến các tỉnh ở Campuchia, với khoảng cách đến thủ đô Phnôm Pênh dao động từ 80 – 120 km tùy phương tiện và tuyến đường. Về mặt hành chính, tỉnh An Giang bao gồm thành phố Long Xuyên, hai thị xã Châu Đốc và Tân Châu, cùng 8 huyện (xem Phụ lục 1). Điều kiện tự nhiên Địa hình của An Giang chủ yếu là đồng bằng và một vùng núi thấp nhỏ ở phía Tây Nam, thuộc địa phận hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, gần biên giới với Campuchia. Vùng núi này bao gồm gần 40 ngọn núi lớn nhỏ, song dân gian thường gọi chung là Thất Sơn hay Bảy Núi2. Diện tích đồng bằng dùng cho canh tác nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, chiếm khoảng 82% tổng diện tích của tỉnh. Vùng núi thấp phía Tây Nam chiếm khoảng 8,6% diện tích của tỉnh. Tại An Giang, hai nhánh sông Tiền và sông Hậu của sông Mê-kông bắt đầu đi vào Việt Nam, với chiều dài lần lượt chảy qua tỉnh là 80 km và 100 km. Hệ 1 Niên giám thống kê An Giang 2011 2 Thất Sơn bao gồm Thiên Cấm Sơn (núi Cấm), Ngoạ Long Sơn (núi Dài), Ngũ Hồ Sơn (núi Dài năm giếng), Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô), Anh Vũ Sơn (núi Két), Liên Hoa Sơn (núi Tượng), Thủy Đài Sơn (núi Nước) Tình huống nghiên cứu này do Vũ Thành Tự Anh và Đỗ Hoàng Phương biên soạn dựa trên các tư liệu đã được công bố. Tình huống này chỉ nhằm phục cho việc thảo luận trên lớp học và không nhằm mục đích ủng hộ hay phản đối một chính sách cụ thể nào của các tổ chức liên quan. Copryright © 2016 thuộc về Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
  2. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 thống sông này cung cấp cho tỉnh một lượng nước và phù sa dồi dào, đồng thời tạo nên hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vào tháng 7, tháng 8 hằng năm, nước từ đầu nguồn sông Mê-kông chảy về phía hạ lưu đến An Giang báo hiệu cho mùa lũ. Trong khoảng 3.406 km2 diện tích tự nhiên của tỉnh, có khoảng có 9% diện tích không ngập, 21,3% diện tích ngập dưới 0,3m và 46% diện tích ngập hơn 1m. Thời gian ngập lụt dao động tùy vào khu vực, trong đó thời gian ngập dưới 3 tháng chiếm 22,2% và trên 4 tháng chiếm 46,3% tổng diện tích 34. Sông Tiền và sông Hậu chia tỉnh An Giang thành hai khu vực. Khu vực cù lao nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, chất lượng đất khá tốt do có phù sa bồi đắp hằng năm. Khu vực thứ hai ở phía tả ngạn sông Hậu, nằm trong một vùng rộng hơn thường được gọi là Tứ giác Long Xuyên5 (TGLX) với tổng diện tích khoảng 245.100 ha. Vùng đồng bằng thuộc TGLX của tỉnh có độ cao trung bình thấp hơn so với vùng ven sông và phía Tây lại bị chắn ngang bởi vùng Bảy Núi nên thường bị ngập nặng vào mùa lũ, bị nhiễm mặn và thiếu nước ngọt vào mùa khô. Thổ nhưỡng của tỉnh An Giang gồm hai loại đất chủ yếu là đất phù sa và đất phèn. Đất phù sa tập trung chủ yếu khu vực dọc sông Tiền và sông Hậu với tổng diện tích 165.547 ha chiếm 48,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và 14% tổng diện tích đất phù sa ở ĐBSCL. Đất phèn với tổng diện tích khoảng 85.168 ha, chiếm 25% diện tích tự nhiên của tỉnh. Vùng đất phèn tập trung chủ yếu ở phía tây tỉnh thuộc TGLX, với chất lượng thổ nhưỡng tự nhiên không tốt cho canh tác. Trước đây, cảnh quan của vùng đất phèn này chủ yếu là rừng tràm, khó cải tạo và ít người sinh sống. Cơ sở hạ tầng giao thông Đường giao thông chính của tỉnh bao gồm quốc lộ 91 nối từ TP Long Xuyên đến cửa khẩu Tịnh Biên. Còn lại là hệ thống các tỉnh lộ phục vụ giao thông nội tỉnh và đi đến khu vực khác ngoại tỉnh. Giao thông đường thủy của An Giang khá tốt, bao gồm hệ thống kênh rạch cấp 2, 3 nối với sông Hậu và sông Tiền cho phép khối lượng hàng hóa đáng kể có thể giao thương bằng đường này trong và ngoài nước. Trên sông Hậu, tỉnh có cảng quốc tế Mỹ Thới có khả năng đón tàu trọng tải 10.000 tấn. Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu nối liền huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đã được khởi công ngày 10/9/2013 (dự kiến khánh thành vào cuối năm 2017). Hơn một tháng sau, vào ngày 19/10/2013, cầu Cao Lãnh – một cây cầu rất quan trọng khác đối với An Giang cũng được khởi công. Tuy không nằm trên địa phận An Giang, song cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền, nối liền thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp sẽ giúp giảm đáng kể thời gian từ Hồ Chí Minh về An Giang. Hai cây cầu này khi hoàn thành sẽ giúp giao thông giữa miền Đông Nam Bộ và An Giang thông suốt và giải quyết tình trạng chờ phà trong giờ cao điểm. Vào năm 2011, Chính phủ cũng bổ sung quy hoạch cho phép tỉnh xây dựng một sân bay. Tuy nhiên, dự án này tạo ra câu hỏi về tính hiệu quả khi sân bay dự kiến chỉ cách hai sân bay hiện hữu ở Cần Thơ khoảng 50 km và Rạch Giá (Kiên Giang) khoảng 60 km. Hiện tại, do thiếu vốn đầu tư, An Giang đang kêu gọi đầu tư 3 dự án giao thông lớn: đường Cần Thơ – An Giang – Phnôm Pênh (tổng vốn đầu tư 35,000 tỷ đồng), sân bay An Giang (2,550 tỷ đồng) và cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu (2,780 tỷ đồng) để phát triển cơ sở hạ tầng. 3 Tổng cục thống kê 4 “Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh An Giang”, thuộc chương trình “Điều tra bổ sung, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất nông nghiệp phục vụ quy hoạch nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL”, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 5 Vùng Tứ Giác Long Xuyên với tổng diện tích gần 490.000 ha là vùng đất hình tứ giác ở phía Tây Bắc ĐBSCL, biên giới vùng này bao gồm sông Hậu, kênh Cái Sắn, biển Tây thuộc tỉnh Kiên Giang và biên giới Campuchia. Vùng này bao gồm diện tích của tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Phần diện tích thuộc An Giang chiếm 245.083 ha chiếm 52% diện tích Tứ giác. Trang 2/23
  3. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Nông nghiệp Với tiềm năng tự nhiên dồi dào, An Giang phát triển hai loại nông sản chính là cây lúa và thủy sản, trong đó mặt hàng thủy sản chủ yếu là cá tra và cá ba sa. Tổng diện tích trồng lúa 3 vụ6 của An Giang năm 2011 là 607.590 ha, chiếm 91.4% tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp toàn tỉnh. Trong đó, hai vụ Đông Xuân và Hè Thu có diện tích lớn nhất, cụ thể năm 2011 lần lượt 235.482 ha và 232.987 ha (khoảng 69% diện tích tự nhiên của tỉnh)7. Xét riêng trong ĐBSCL, An Giang là tỉnh có tỷ lệ đất nông nghiệp trồng lúa lớn nhất, vượt xa mức trung bình 56,6% toàn vùng. Năm 2011, sản lượng lúa 3 vụ của An Giang đạt 3,8 triệu tấn (bằng 9% tổng sản lượng lúa toàn quốc), với năng suất trung bình 6,4 tấn/ha, cao nhất nước. Vụ Đông Xuân có năng suất trung bình cao kỉ lục so các địa phương ở Việt Nam, có khi lên đến 7,5 tấn/ha.8 Việc gia tăng sản lượng được góp phần rất lớn từ các chương trình khai hoang mở rộng diện tích và công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu được xây dựng trong khoảng 20 năm gần đây. Như đã chỉ ra ở trên, một phần khá lớn đất tự nhiên của An Giang nằm ở vùng TGLX xa sông Hậu là vùng đất phèn, bị ngập nặng hằng năm trong mùa lụt nên trong quá khứ cây lúa chưa vươn đến được. Vào năm 1987, vùng TGLX thuộc tỉnh An Giang có 20.000 ha đất bỏ hoang và 83.847 lúa nổi (lúa cao trồng một vụ năm trong điều kiện ngập nước). Giai đoạn 1988 – 1993, tỉnh bắt đầu chương trình khai hoang, phục hồi đất phèn và tăng vụ lúa. Từ năm 1993 về sau, chính phủ trung ương hỗ trợ đầu tư mạnh hệ thống thủy lợi, xây dựng hệ thống kênh nội đồng cho vùng TGLX. Năm 1997, hệ thống thủy lợi và đập tràn dùng để dẫn nước lũ ra biển Tây (về phía Kiên Giang) được khởi công xây dựng và hoàn thành năm 2002. Nỗ lực này đã thay đổi diện mạo của vùng từng kém màu mỡ này. Tổng diện tích trồng lúa 3 vụ đã tăng mạnh từ 169.250 ha năm 1987 lên 313.450 ha năm 2000. Cùng với tăng diện tích, các biện pháp thay đổi và cải tiến kĩ thuật canh tác đã làm tăng sản lượng lúa từ 444 nghìn tấn năm 1987 lên 1.523 nghìn tấn vào năm 2000. Từ năm 2000 đến năm 2011, việc thay đổi cải tiến canh tác tiếp tục được phát triển, diện tích các vụ lúa 2, 3 được mở rộng, sản lượng lúa gạo của vùng TGLX tiếp tục tăng trưởng. Đến năm 2011, tổng diện tích gieo trồng 3 vụ đã đạt lên 433.301 ha và sản lượng 2.717.353 tấn. Khu vực TGLX giờ đây đã chiếm vị trí dẫn đầu của khu vực cù lao trước đó trong sản xuất lúa gạo của tỉnh, góp phần tăng sản lượng gạo toàn tỉnh từ khoảng 880 nghìn tấn năm 1987 lên 3.844 nghìn tấn năm 2011. Xuất khẩu gạo tăng từ 367 nghìn tấn năm 1995 lên 400 – 500 nghìn tấn trong thập niên 2000.9 Tuy nhiên, quá trình tăng vụ 3 của An Giang nói chung và ĐBSCL cũng gây ra nhiều tranh cãi. Vùng ĐBSCL của Việt Nam là một phần hạ lưu cuối cùng sông Mê-kông trước khi chảy ra biển. Về mặt tự nhiên, hằng năm khi nguồn nước của sông Mê-kông từ đầu nguồn tràn về sẽ gây ngập lụt sâu trung bình tới vài mét ở một số khu vực. Do đó, nông dân ở đó chỉ thường trồng tối đa 2 vụ lúa, mùa nước nước lụt sẽ để nước ngập đồng và phù sa bồi lắp sẽ bổ sung lại chất dinh dưỡng cho đất. Trong khoảng hơn 15 năm trở lại đây, nhiều nông dân đã tự tiến hành xây dựng bờ bao riêng chống ngập vào mùa lụt để canh tác lúa vụ 3. Việc tăng vụ này lại gặp được sự ủng hộ từ các cơ quan trung ương và địa phương 6 Lúa ở ĐBCSL, đặc biệt là các tỉnh đầu nguồn sông Mê-kông thường được trồng 2 vụ 1 năm: vụ Đông Xuân và Hè Thu, một số ít vùng không gặp lụt có thể canh tác vụ 3 hay còn gọi là vụ Thu Đông. Ở các tỉnh đầu nguồn, muốn canh tác 3 trong mùa lụt thì nông dân phải đắp đê bao chống lụt. 7 Niên giám Thống Kê An Giang 2011 8 Tổng cục thống kê 9 Niên giám thống kê An Giang và “Báo cáo chuyên đề Tổng kết quá trình khai thác, phát triển kinh tế xã hội vùng Tứ giác Long Xuyên từ năm 1988 đến nay, định hướng phát triển và một số vấn đề đặt ra”, Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật tỉnh An Giang – Kiên Giang – TP Cần Thơ, 11- 2012. Trang 3/23
  4. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 trong vài năm gần đây. Theo xu hướng đó, diện tích lúa vụ 3 ở An Giang đã tăng mạnh, năm 2001 chỉ có 18.855 ha đã lên 133.723 ha năm 2011. Theo chủ trương của tỉnh, diện tích này sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai. Mặc dù chi phí sản xuất cao hơn, nông dân cho rằng lúa vụ 3 có thể bán ở mức giá cao nhiều hơn so với hai vụ trước, mang lại lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, đi cùng với lợi ích, tăng lúa vụ ba cũng tạo ra không ít rủi ro. Rủi ro đầu tiên là nước lụt cao gây vỡ bờ bao, làm thiệt hại toàn bộ đầu tư cho cây lúa trong vụ. Rủi ro tiếp theo là khả năng giảm chất lượng đất và năng suất lúa trong các vụ tiếp theo khi đất liên tục không được phù sa bồi đắp và mặt ruộng không được rửa sạch bằng nước lụt. Một số biện pháp được đề ra để cân bằng chất lượng đất như “ba năm tám vụ” hoặc “ba năm bảy vụ” hiện đang được thực hiện. Nhìn về toàn vùng, An Giang hay các tỉnh đầu nguồn sông Mê-kông mở rộng diện tích bờ bao cũng tạo ra rủi ro khác. Tỉnh An Giang gồm nhiều khu vực đất thấp, được xem như túi chứa để giảm và cân bằng lưu lượng nước chảy về các tỉnh cuối nguồn trong mùa nước nổi. Khi bị thu hẹp, lượng nước chảy về cuối nguồn tăng sẽ mở rộng ngập cho các tỉnh hạ lưu. Cùng với đó là tốc độ dòng chảy tăng làm tăng nguy cơ xói mòn và giảm lượng phù sa bồi đắp. Đó là chưa kể các rủi ro tiềm tàng khác khó đo đếm hơn như tăng ô nhiễm nguồn nước do tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và giảm sản lượng cá đồng. Trong khi đó, lợi ích thu được từ tăng vụ ở An Giang hay các tỉnh khác lại không được chia sẻ với các tỉnh cuối nguồn và chi phí xây dựng hệ thống ngăn lụt vẫn chưa được cộng hết vào giá thành lúa. Các vấn đề nêu trên đặt câu hỏi về giới hạn cho phát triển nông nghiệp trồng lúa ở An Giang. Dưới chủ trương và điều hành của chính phủ, An Giang cũng là một trong những tỉnh đầu tiên thử nghiệm chương trình cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam. Chương trình này, lần đầu tiên do Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang (đổi tên thành Tập đoàn Lộc Trời từ tháng 8/2015) thử nghiệm đã “gỡ bỏ” ranh giới từng mẫu ruộng nhỏ của người nông dân để trở thành những cánh đồng quy mô lớn, tạo điều kiện dễ dàng cho hoạt động cơ giới hóa và kiểm soát chất lượng. Cánh đồng mẫu lớn này được công ty Bảo vệ thực vật An Giang cung cấp giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng như hỗ trợ kĩ thuật cặn kẽ và sâu sát. Người nông dân sẽ kí hợp đồng với các công ty này, thực hiện tuân thủ kĩ thuật và được đảm bảo thu mua theo giá thị trường. Cách làm này kì vọng sẽ tăng năng suất cây lúa và hướng đến kĩ thuật canh tác theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của các thị trường khó tính. Tuy nhiên, khi mô hình được áp dụng, nhiều tranh luận đã xuất hiện từ phía người dân và công ty thực hiện. Người nông dân cho rằng họ không có lợi nhiều, khi công ty bán các đầu vào nông nghiệp giá không thấp hơn đáng kể so với giá thị trường họ mua trước đó và giá mua giống lại cao hơn nhiều so với họ tự sản xuất. Giá mua lúa lại chỉ tương đương với giá thị trường, nên dẫn đến khả năng có khi nông dân bán cho các nguồn thu mua khác. Theo một số nông dân, người được hưởng lợi chính chỉ là công ty bảo vệ thực vật. Phía công ty thì cho rằng, nhờ cánh đồng mẫu lớn mặc dù giá lúa bán ra không cao hơn so với thị trường nhưng người nông dân được lợi nhờ kĩ thuật tốt hơn, đầu vào rẻ hơn và năng suất cao hơn. Trong khi đó, một khâu quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo là các công ty xuất khẩu gạo chưa tham gia vào chương trình. Thử nghiệm này vẫn chưa tạo một kết luận có tính đồng thuận cao để có thể nhân rộng.10 So với lúa, diện tích cây trồng ngắn ngày của tỉnh An Giang khá ít, năm 2011 là 68.406 ha, chiếm 10.1% tổng diện tích cây ngắn ngày gieo trồng. Trong đó, nhiều nhất là rau với 36.261 ha. 11 Vào mùa lụt, 10 Theo chuỗi bài về cánh đồng mẫu lớn từ Thời báo kinh tế Sài Gòn, tất cả truy cập ngày 15/5/2013. 11 Niêm giám thống kê An Giang Trang 4/23
  5. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 hoa màu cũng được trồng trong khu bờ bao, với diện tích năm 2012 là khoảng 13.000ha. Nông dân muốn trồng thời điểm này vì khi nguồn cung bị hạn chế, bán ra trong và ngoài nước đều có lợi hơn so với bình thường. 12 Cá tra, cá ba sa An Giang là một trong những tỉnh đầu tiên phát triển mạnh hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra, cá ba sa. An Giang và Đồng Tháp là hai tỉnh đầu nguồn sông Mê-kông có lợi thế nguồn cá con ba sa dồi dào đi về từ Campuchia, nên hoạt động nuôi loài cá này có từ khá sớm hơn mấy chục năm. Tuy nhiên, quy mô của sản xuất bị hạn chế không tăng trưởng được vì nguồn cá con trong thiên nhiên có hạn và giảm dần khi hoạt động đánh bắt tăng mạnh ở khu vực sông Mê-kông. Đến những năm cuối thập niên 1990, việc trồng nuôi cá ba sa bắt đầu mở rộng nhanh chóng khi quy trình sinh sản cá con được phổ biến từ các viện nghiên cứu, trường đại học đến người dân. Cùng lúc đó, ngành công nghiệp chế biến và các hoạt động xuất khẩu phát triển nhanh chóng, tạo ra một đầu ra ổn định. Từ đây, việc nuôi cá ba sa xuất khẩu tăng trưởng mạnh, kéo theo sự phát triển nuôi loài cá có phẩm chất tương tự là cá tra. Mặc dù, bị ảnh hưởng do vụ kiện bán phá giá cá da trơn vào thị trường Hoa Kì, sản lượng sản xuất hai loài vẫn tăng trưởng vượt bật. Sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh tăng nhanh từ 83,3 nghìn tấn năm 2001 lên 313,7 nghìn tấn năm 2008. Cá tra, cá ba sa chiếm tỷ trọng chủ yếu, năm 2008 là 271,2 nghìn tấn.13 Giá trị xuất khẩu mặt hàng cá đông lạnh từ địa bàn tăng từ 19,04 triệu USD năm 2000 lên 402,8 triệu USD năm 2008.14 Hiệu quả loài cá này, đặc biệt là cá tra, xét về phương diện sử dụng đất là rất cao, vì để sản xuất sản lượng như vừa nói ở trên, chỉ cần khoảng 1.700 ha đất và 2.500 bè cá so với hàng trăm nghìn ha nuôi tôm ở các tỉnh khác. Mặc khác, ngành sản xuất cá này của Việt Nam gần như độc quyền trên toàn cầu. Tưởng như, con cá này sẽ tăng trưởng không giới hạn. Tuy nhiên, từ sau năm 2008, các biến động khác nhau của thị trường đã làm giá cá tra, cá ba sa biến động thất thường. Nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản không còn thu được lợi nhuận như trước nữa. Một số nông dân và doanh nghiệp thua lỗ nặng, phải treo ao và chuyển đổi nghề nghiệp. Do đó, sản lượng sản xuất đã còn không còn duy trì mức tăng trưởng như trước nữa mà và chỉ còn dao động ngấp nghé mức đỉnh sản lượng năm 2008. Ngành sản xuất cá tra, ba sa bắt đầu quá trình vật lộn để duy trì quy mô và chất lượng. Trong tình cảnh đó nguồn cung tăng giảm thất thường, một số nhà máy bắt đầu tự đầu tư vùng nguyên liệu cho mình, nhưng vẫn phải mua vào thêm từ nông dân. Vào một số thời điểm, khi nhu cầu thị trường tăng cao, họ đều than phiền thiếu nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu. Để đảm bảo ổn định thu nhập nhằm yên tâm duy trì sản xuất, một số nhà máy đứng ra nhận cung cấp nguyên liệu đầu vào, hỗ trợ kĩ thuật và bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Cách làm này tuy tạo ra lợi nhuận ổn định, song một số nông dân cũng không mặn mà lắm. Vì họ cho rằng khi làm gia công cho nhà máy, các công ty này đã chiếm hết chỉ để lại phần nhỏ lợi nhuận, bất kể giá nguyên liệu cao hay thấp. Hiện tại, với các vấn đề như trên, con đường phát triển tiếp theo của cụm ngành cá tra, cá ba sa ở An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung vẫn còn là dấu chấm hỏi. 12 Số trích ra từ bài truy cập ngày 15/5/2013. 13 Niên giám thống kê An Giang. Sản lượng cá tra, cá ba sa mới chỉ được bắt đầu xuất hiện trong Niên giám thống kê tỉnh từ năm 2006. 14 Niên giám thống kê An Giang. Trang 5/23
  6. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Khu công nghiệp Đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh An Giang, hai khu công nghiệp (KCN) Bình Long và Bình Hòa đã được xây dựng nhằm mục tiêu thu hút hoạt động sản xuất công nghiệp. KCN Bình Long được thành lập năm 2007 có tổng diện tích 25,86ha với tổng số vốn đầu tư ngân sách là 228,5 tỷ đồng. Hiện nay, KCN đã thu hút được 5 dự án trong nước và 1 dự án ngoài nước, tỷ lệ lấp đầy 82,8%. Trong 6 dự án trên, thì có 3 dự án chế biến thủy sản, 1 dự án xử lý nước đã hoạt động. Dự án chế biến thức ăn gia súc và dự án đầu tư nước ngoài chưa đi vào hoạt động. Tính từ lúc bắt đầu sản xuất, ba doanh nghiệp thủy sản tạo ra doanh thu 1.600 tỷ đồng, xuất khẩu 1.100 tỷ đồng, nộp ngân sách 5 tỷ đồng. KCN Bình Hòa được thành lập năm 2009 có tổng diện tích 131,78 ha, tổng vốn đầu tư từ ngân sách là 113 tỷ đồng. Hiện trạng cơ sở hạ tầng vẫn đang được hoàn thiện. Hiện tại KCN thu hút được 9 dự án trong nước, vốn đăng kí 1.048 tỷ đồng, vốn thực hiện 147 tỷ đồng và 1 dự án nước ngoài đã hoàn trả dự án. Tỷ lệ lấp đầy ở mức 37,8%. KCN tạo ra 467 việc làm, lũy kế đến tháng 6/2016 nộp ngân sách 2,1 tỷ đồng. Hiện tại, tỉnh An Giang đang có kế hoạch mở rộng hai KCN hiện hữu và tiếp tục bổ sung 2 KCN mới.15 Kinh tế cửa khẩu An Giang là tỉnh có đường biên giới khá dài với nước Campuchia (khoảng 98 km), tạo ra tiềm năng thương mại rất tốt với một thị trường khoảng 13 triệu dân, GDP đầu người gần 1.000 USD/năm16. Nằm dọc theo biên giới lại là các tỉnh trù phú, tập trung đông dân nhất ở Campuchia. Giữa hai bên, hiện có 5 cửa khẩu, bao gồm: 2 cửa khẩu quốc tế là Tịnh Biên và Vĩnh Xương, 2 cửa khẩu quốc gia là Khánh Bình và Vĩnh Thuận Đông, và cửa khẩu phụ Bắc Đai. Khoảnh cách đường bộ từ các cửa khẩu biên giới tỉnh đến thủ đô Phnôm Pênh dao động từ 76 – 120 km, ngắn hơn đáng kể so với khoảng cách đi từ Mộc Bài (Tây Ninh) là 170 km. Ngoài đường bộ, giao thông đường thủy trên tuyến sông Mê-kông cũng rất thuận lợi. Dọc cửa khẩu còn có nhiều chợ biên giới phục vụ thương mại mậu biên. Người dân hai bên còn trao đổi hàng hóa trực tiếp qua các tuyến kênh rạch dọc biên giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu An Giang tăng mạnh từ 123 triệu USD năm 2001 lên 1,1 tỷ USD năm 2010 (chiếm 57% trong tổng số 1,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia năm 2010). Trong năm 2010 thì trong số 5 cửa khẩu này, cửa khẩu Vĩnh Xương có kim ngạch cao nhất, đạt 605 triệu USD. Ngoài hoạt động kinh tế hợp pháp, đường biên giới dài với nhiều loại hình di chuyển cũng khiến buôn lậu diễn ra mạnh ở An Giang, đặc biệt là các mặt hàng Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh như thuốc lá, đường và vải Nhìn chung, tỉnh An Giang khá kì vọng vào lợi thế đường biên giới để phát triển kinh tế nên đã quy hoạch ba khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) để khai thác tiềm năng đến từ nước láng giềng. Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên KKTCK này nằm trên đường quốc lộ 91 cách thành phố Châu Đốc 17 km, cách thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia 120km trên trục đường tốt nhất nối từ miền Tây đi Phnôm Pênh. KKTCK được phê duyệt thành lập năm 2005, quy hoạch với tổng diện tích 9.255 ha với các chức năng thương mại phi thuế quan, công nghiệp, khu giải trí và đô thị. Tính đến năm 2012, nơi đây chỉ mới được hoàn thành cơ sở hạ tầng hai khu chức năng là khu thương mại Tịnh Biên (16 ha) và khu công nghiệp Xuân Tô (57,4 ha) với 15 Toàn bộ số liệu được lấy từ Phụ lục I, Đề cương báo cáo của UBND Tỉnh An Giang về rà soát, điều chỉnh quy hoạch KCN, Kèm theo công văn số 2479/BKHĐT – QLKKT ngày 11/4/2012 của UBND Tỉnh An Giang. Các số liệu tính đến tháng 6/2012. 16 Số liệu năm 2012 từ World Bank. Trang 6/23
  7. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 tổng số vốn đầu tư từ ngân sách là 89,5 tỷ đồng. Khu thương mại đã thu hút được 6 nhà đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại (kho bãi, cửa hàng, siêu thị ) với tổng số vốn đăng kí là 175 tỷ đồng, vốn thực hiện 180 tỷ đồng. Hiện đang có 40 doanh nghiệp buôn bán thường xuyên trên hạ tầng đó. Doanh số bán hàng miễn thuế trong khoảng 3,5 năm hoạt động (1/2009 – 6/2012) là 3.763 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2014, khi chính sách miễn thuế khi mua hàng không còn thì khu thương mại cửa khẩu này mất gần hết khách. Còn về công nghiệp thì KCN Xuân Tô thu hút chỉ được 2 dự án FDI với số vốn đăng kí 9,25 triệu USD và 2 dự án trong nước với số vốn đăng kí là 33,3 tỷ đồng, hiện chưa có dự án nào đi vào hoạt động. Khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình KKTCK Khánh Bình, nằm cách thị xã Châu Đốc 40 km về phía đông bắc và TP Long Xuyên 80 km về phía nam, được quy hoạch với diện tích 7.412 ha bao gồm một cửa khẩu đường sông với Campuchia và các khu thương mại, công nghiệp, dân cư. Cửa khẩu ở đây có đặc điểm là chia tách với Campuchia bằng một đoạn con sông biên giới (kênh Vĩnh Tế). Khoảng cách từ đây đến Phnôm Pênh chỉ 76 km đường bộ, ngắn nhất trong các cửa khẩu. Do ngay cạnh sông Mê-kông nên giao thông đường thủy cũng rất thuận lợi. Hiện tại, Khánh Bình đã được đầu tư 29 tỷ đồng vốn từ ngân sách, và có 4 dự án đăng kí với tổng số vốn với 250 tỷ đồng. Khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương KKTCK Vĩnh Xương được quy hoạch với tổng diện tích 9.916 ha cũng với các chức năng thương mại, công nghiệp và đô thị. Hai KKTCK Vĩnh Xương và Khánh Bình được quy hoạch khá gần nhau, tuy chưa có đường bộ nối kết nhưng chỉ cách nhau khoảng 6 km đường chim bay. Cửa khẩu tại đây cách thành phố Châu Đốc 40 km và Phnôm Pênh 100km đường bộ. Cũng như Khánh Bình, đường thủy từ cửa khẩu qua biên giới rất thuận lợi với tuyến chạy dọc sông Mê-kông đến thẳng Phnôm Pênh. Ngoài ra, ở đây còn có các tuyến vận chuyển khách bằng đường thủy đi đến thủ đô Campuchia. Đến năm 2012 vốn ngân sách đầu tư cho KKTCK này là 85 tỷ đồng, thu hút được 1 dự án với tổng vốn đăng kí đầu tư là 85,574 tỷ đồng và chưa đi vào hoạt động. Tính tổng lại, ngân sách nhà nước đã đầu tư vào 3 KKTCK 259 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương là 209 tỷ đồng. Theo UBND tỉnh, nhu cầu vốn xây dựng đến năm 2020 cho các KKTCK này là khoảng 1.515 tỷ đồng. 17 Du lịch Tỉnh An Giang có tiềm năng du lịch khá khác biệt so với các tỉnh khác vùng ĐBSCL. Điểm đặc biệt thu hút khách du lịch chính hằng năm là lễ hội Bà chúa Xứ ở núi Sam. Lễ hội có từ lâu đời và là một trong những lễ hội thu hút nhiều khách thập phương đến nhất ở miền Nam. Lễ hội này đã được Tổng cục Du lịch nâng lên thành lễ hội cấp quốc gia từ năm 2001. Lễ chính này kéo dài từ ngày 23 – 27 tháng Tư Âm lịch với nhiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, hằng năm khách hàng hành hương đã về núi Sam từ tháng 1 đến tháng 5 Âm Lịch. Theo thống kê của UBND Tỉnh An Giang, trong năm 2011 nơi đây thu hút 2.043 triệu lượt khách đến viếng. Con số này cao hơn đáng kể so với lễ hội đứng thứ hai ở miền Nam 17 Toàn bộ số liệu được lấy từ Phụ lục II, Đề cương báo cáo của UBND Tỉnh An Giang về rà soát, điều chỉnh quy hoạch KCN, Kèm theo công văn số 2479/BKHĐT – QLKKT ngày 11/4/2012 của UBND Tỉnh An Giang. Các số liệu tính đến tháng 6/2012. Trang 7/23
  8. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 là lễ hội núi Bà Đen với 1,5 triệu lượt khách.18 Lượng khách này sẽ tạo ra một doanh thu rất lớn và nhiều việc làm cho An Giang. Tuy nhiên, điều này lại một điểm bất lợi cho du lịch tỉnh khi khách viếng thường đến và về trong ngày, và chỉ đến vào dịp lễ. Ngoài lễ hội Bà chúa Xứ ở núi Sam, An Giang còn có một số điểm thu hút du lịch đáng chú ý như: di tích văn hóa Óc Eo, lễ hội đua bò Bảy Núi và các đền thờ danh nhân. Các cửa khẩu nối với Campuchia bằng đường bộ và đường thủy trên sông Mê-kông rất tiềm năng để đưa An Giang trở thành một trạm trung chuyển khách du lịch trong các tour du lịch xuyên biên giới. 18 truy cập ngày 15/5/2013, con số không rõ vì lý do gì (có thể do thống kê lặp) nhưng cao hơn đáng kể so với con số từ Cục thống kê tỉnh. Trang 8/23
  9. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 1 : Bản đồ tỉnh An Giang Nguồn: Google Maps Trang 9/23
  10. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 2 : Một số chỉ tiêu GDP tỉnh An Giang Trung 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 bình Tăng trưởng GDP 6,2% 4,5% 10,5% 9,0% 11,6% 9,1% 9,0% 13,5% 12,8% 6,8% 9,4% 11,1% 9,7% GDP theo theo khu vực kinh tế Khu Vực I 41,6% 39,9% 40,0% 38,9% 38,7% 38,5% 34,6% 35,3% 39,6% 35,5% 34,4% 33,7% Khu Vực II 11,2% 12,2% 12,3% 12,4% 12,1% 12,3% 12,8% 12,4% 12,0% 12,3% 12,1% 12,2% Khu Vực III 47,3% 47,9% 47,7% 48,6% 49,2% 49,3% 52,7% 52,3% 48,5% 52,2% 53,5% 54,1% GDP theo thành phần kinh tế KT nhà nước 14,2% 14,8% 14,2% 14,9% 16,0% 15,1% 14,5% 14,4% 13,1% 14,1% 14,2% 13,8% NN Trung Ương 3,5% 4,3% 4,4% 4,7% 5,1% 4,6% 4,8% 5,0% 4,6% 5,3% 5,4% 4,8% NN Địa phương 10,4% 10,2% 9,5% 9,8% 10,4% 10,1% 9,5% 9,2% 8,3% 8,6% 8,7% 8,9% Thuế XNK 0,3% 0,3% 0,3% 0,4% 0,5% 0,4% 0,2% 0,2% 0,1% 0,1% 0,1% 0,1% KT ngoài quốc doanh 85,7% 85,1% 85,7% 85,0% 83,9% 84,9% 85,4% 85,5% 86,7% 85,9% 85,8% 86,1% KT tập thể 2,8% 2,7% 1,6% 1,2% 1,0% 1,0% 1,2% 1,0% 0,9% 1,0% 1,1% 1,0% KT tư nhân 2,0% 3,0% 4,4% 5,7% 6,0% 6,6% 7,8% 8,8% 10,3% 11,7% 12,2% 12,1% KT cá thể 80,9% 79,4% 79,7% 78,2% 76,9% 77,3% 76,4% 75,7% 75,5% 73,2% 72,5% 73,0% Khu vực có vốn đầu tư 0,1% 0,1% 0,0% 0,1% 0,0% 0,1% 0,1% 0,1% 0,2% 0,0% 0,0% 0,0% nước ngoài Nguồn: Niên Giám thống kê An Giang Trang 10/23
  11. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 3: Một số chỉ tiêu về dân số, giáo dục và nghèo đói An Giang Tỷ lệ dân ở Dân số (nghìn Tỷ lệ hộ Tỷ lệ phụ thành thị người) nghèo (%) thuộc (%)* (%) 2000 2062 8,38 - 21,08% 2001 2074 7,86 - 21,15% 2002 2086 6,7 - 22,73% 2003 2096 4,96 - 24,65% 2004 2107 3,5 - 25,25% 2005 2118 3 - 28,06% 2006 2126 10,79 - 28,13% 2007 2134 8,93 44,13% 28,21% 2008 2143 7,2 43,30% 28,29% 2009 2148 5,81 28,41% 2010 2149 3,59/9,16* 44,93% 29,80% 2011 2151 - - 29,89% * Theo chuẩn nghèo cũ và mới của chính phủ Nguồn: Niên giám thống kê An Giang, Tổng cục Thống Kê, Kho dữ liệu Mức sống hộ gia đình. Trang 11/23
  12. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Tỷ lệ Học sinh trên 1.000 dân tỉnh An Giang 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tiểu học 104,2 100,8 94,2 88 85,3 82,9 80,8 82,7 85,1 THCS 59,5 60,9 60,7 58,3 55,5 52 51,1 48,8 47,8 THPT 21 22,4 22,9 23 21,6 20,4 19,8 19,4 19,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê Tỷ lệ hộ nghèo của An Giang Tỷ lệ hộ nghèo (%) 2004 2006 2008 2010 2010 (*) Đồng bằng sông Cửu Long 11,4 8,9 12,6 Cả nước 18,1 15,5 13,4 10,7 14,2 An Giang 9,7 8,5 9,2 Kiên Giang 10,8 9,3 9,3 Cần Thơ 7,5 7 7,2 Nguồn: Điều tra mức sống hộ Gia Đình 2010 Trang 12/23
  13. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 4: Một số chỉ tiêu về sản xuất lúa ở An Giang 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Diện tích lúa cả năm cả năm (Nghìn ha) Đồng bằng sông Cửu 3.946 3.792 3.835 3.787 3.816 3.826 3.774 3.683 3.859 3.870 3.946 4.089 Long An Giang 464 459 477 504 523 530 504 520 565 557 587 604 Kiên Giang 541 551 576 563 570 596 595 583 609 622 643 687 Cần Thơ 413 441 457 453 230 232 223 208 219 209 209 225 Sản lượng lúa cả năm (nghìn tấn) Cả Nước 32.530 32.108 34.447 34.569 36.149 35.833 35.850 35.943 38.730 38.950 40.006 42.325 Đồng bằng sông Cửu 16.703 15.998 17.710 17.528 18.567 19.299 18.229 18.679 20.670 20.523 21.596 23.186 Long An Giang 2.178 2.113 2.594 2.686 3.007 3.142 2.923 3.143 3.514 3.422 3.653 3.844 Kiên Giang 2.284 2.188 2.578 2.490 2.740 2.944 2.744 2.977 3.387 3.398 3.497 3.941 Cần Thơ 1.883 1.954 2.216 2.142 1.195 1.234 1.153 1.132 1.199 1.138 1.197 1.290 Năng suất lúa trung bình một vụ cả năm (tấn/ha) Đồng bằng sông Cửu 42,3 42,2 46,2 46,3 48,7 50,4 48,3 50,7 53,6 53 54,7 56,7 Long An Giang 46,9 46 54,4 53,3 57,5 59,3 58,1 60,4 62,2 61,4 62,3 63,6 Kiên Giang 42,2 39,7 44,8 44,2 48 49,4 46,1 51,1 55,6 54,6 54,4 57,4 Cần Thơ 45,5 44,3 48,5 47,3 52 53,2 51,8 54,4 54,8 54,5 57,1 57,4 Nguồn: Tổng cục Thống Kê Trang 13/23
  14. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 5 : Một số chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản tỉnh An Giang 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng diện tích nuôi thủy sản (ha) 1.252 1.788 1.561 1.896 1.836 1.909 3.038 2.777 2.506 2.415 2.370 Diện tích nuôi tôm 235 283 370 560 588 600 650 598 550 491 391 Diện tích nuôi cá 984 1.465 1.123 1.271 1.122 1.149 1.734 1.472 1.341 1.262 1.160 Trong đó diện tích: cá tra, cá basa - - - - - 807 1.394 1.199 1.118 999 960 Trong đó diện tích ao, hầm 1.545 1.407 1.314 1.112 1.145 Diện tích thủy sản khác - - - - - - 9 11 30 185 186 Diện tích sản xuất giống thủy sản - - - - - 161 645 697 585 477 634 Số lượng bè nuôi cá - - - - - 2.810 2.591 2.294 2.121 2.101 1.423 Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản (nghìn tấn) 83,6 111,6 136,8 156,9 180,8 182 263,9 315,4 288,2 279,8 295,2 Cá 83,3 111,2 136,8 154,7 180,8 181,1 262,5 313,7 285,4 276,9 292,5 Trong đó sản lượng cá tra, basa - - - - - 145,4 216,5 271,2 244,8 231,1 251,1 Trong đó sản lượng cá lồng bè - - - - - 43,1 31,2 33,1 11 10,5 11,3 Tôm 0,2 0,3 0,5 0,7 0,7 0,8 1,1 1,3 1 0,9 0,8 Thủy sản khác 0,1 0,1 0,1 1,5 0,7 - 0,3 0,4 1,8 1,9 2 Trang 14/23
  15. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Sản lượng chế biến thủy sản của các doanh nghiệp thủy sản ở An Giang STT Tên 2010 2011 2012 1 AGIFISH 53.835 68.690 61.145 2 NAVICO 87.780 53.140 51.510 3 AFIEX 9.031 11.292 8.675 4 NTACO 27.760 28.000 27.760 5 TAFISHCO 12.425 15.291 16.758 6 AFASCO 8.455 - - 7 CLFISH 43.276 28.430 32.272 8 ANVIFISH CO. 46.251 47.881 44.960 9 ANXUYEN Co.Ltd. 3.504 194 0 Tổng 292.317 252.918 243.080 Nguồn: Hiệp hội Thủy Sản An Giang Trang 15/23
  16. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 6: Một số chỉ tiêu xuất khẩu của An Giang 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (triệu 107,5 118,8 147,3 182,3 260,1 340,3 445,7 553,7 750 565,4 696,1 830,6 USD) Kim ngạch của 5 mặt hàng xuất khẩu lớn 72,9 111,4 136,5 175 247,3 318,2 429,1 532,2 718,3 525,4 628,7 - nhất (triệu USD) Thủy sản đông lạnh 19,4 34,3 65,6 55,3 125 122,3 251,4 334,3 402,8 297,4 334,9 400,3 Gạo 48,8 70,5 62,2 92,6 94,1 166,6 140,4 146,2 256,9 184,9 224,6 274 Quần áo các loại 3,2 3 3,1 15,5 14,8 11,3 14,3 17,4 21,9 25,4 34,7 - Rau quả đông lạnh 0,9 1,4 1,9 3,4 3,7 4,4 5,5 8,3 8,2 4,8 5,2 - Bột cá 0 0 0 0 0 0 0 3,5 2,2 0,9 13,2 - Xuất khẩu gạo (nghìn tấn) Gạo 413,7 462 321,2 524,4 445,5 661,1 548,1 497 478,9 454,4 533,2 567,8 Thủy sản 6,7 12,5 24 23,2 40,4 115,5 103,8 127 179,5 131,7 149,1 144,1 Nguồn: Tổng cục thống kê Trang 16/23
  17. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 7: Một số chỉ tiêu về thu hút vốn FDI của An Giang và các tỉnh ĐBSCL Lũy kế còn 2000 - hiệu lực 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2005 đến 31/12/2011 Số dự án được cấp phép 0 1 1 4 2 5 6 16 Vốn đăng ký (triệu USD) 0 0 5 80 31 65 39,3 121,8 Trong đó vốn điều lệ: 0 0 1 16 5 - - - Nguồn: UBND Tỉnh An Giang Vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực đến Vốn lũy kế Số dự án ngày 31/12/2011 (triệu USD) Cả nước 13.440 199.078,90 Đồng bằng sông Cửu Long 678 10.257,50 Long An 406 3.365,90 Tiền Giang 43 859,2 Bến Tre 23 177,9 Trà Vinh 30 146,5 Vĩnh Long 19 91,4 Đồng Tháp 16 46,8 An Giang 16 121,8 Kiên Giang 28 3.024,80 Cần Thơ 56 850,8 Hậu Giang 9 673,5 Sóc Trăng 9 29,6 Bạc Liêu 17 89,2 Cà Mau 6 780,1 Nguồn: Tổng cục Thống Kê Trang 17/23
  18. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 8 : Số lượng doanh nghiệp theo quy mô vốn và lao động tỉnh An Giang Số lượng doanh nghiệp theo quy mô vốn 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 1043 1058 1092 1004 1142 1255 1254 1402 1796 1768 500 tỷ 0 0 0 0 0 3 4 8 10 11 Số lượng doanh nghiệp theo quy mô lao động 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 1043 1058 1092 1004 1141 1225 1253 1403 1797 1769 Nhỏ hơn 5 lao động 412 430 401 288 382 404 448 471 586 526 Từ 5 - 9 lao động 369 352 393 416 416 450 470 542 708 687 Từ 10 - 49 lao động 209 211 217 218 274 295 252 305 414 465 Từ 50 - 199 lao động 30 43 59 54 48 50 53 54 51 53 Từ 200 - 299 lao động 7 6 2 6 1 2 6 5 8 9 Từ 300 - 499 lao động 11 8 9 9 7 9 7 8 8 8 Từ 500 - 999 lao động 3 4 4 8 6 8 9 7 13 10 Từ 1.000 - 4.999 lao động 2 4 7 5 7 6 7 11 9 11 Trên 5.000 lao động 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 Nguồn: Tổng cục Thống Kê Trang 18/23
  19. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 9: Một số chỉ tiêu về du lịch tỉnh An Giang 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lượng khách du lịch (nghìn người) đến được cơ sở lữ hành, lưu trú phục vụ 140.800 166.700 166.549 199.570 243.666 249.949 326.306 354.546 367.707 364.454 Trong nước 15.000 23.800 20.497 35.298 43.152 37.615 48.842 52.784 45.578 47.555 Nước ngoài 125.800 142.900 146.052 164.272 200.514 212.334 277.464 301.762 322.129 316.899 Số ngày lưu trú trung bình 1,2 1,3 1,3 1,26 1,13 1,13 1,05 1,05 1,07 1,06 Trong nước 1,2 1,3 1,46 1,33 1,3 1,34 1,4 1,36 1,32 1,31 Nước ngoài 1,2 1,3 1,27 1,24 1,09 1,09 0,99 0,99 1,04 1,02 Nguồn: Niên giám Thống Kê An Giang Trang 19/23
  20. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 10: Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn tỉnh An Giang theo khoản thu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN 929,6 774,6 855,2 1392,6 1649,5 1773,1 2070,7 2375,6 2915,8 3098,8 3934,2 Tổng thu các khoản cân đối NSNN 565,7 639,6 730,8 1164,9 1332,4 1467,2 1689,6 1694,1 2110 2251,7 2788,5 Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước 535,9 598,5 692,4 1097,7 1237,4 1389,1 1640,7 1650,5 2056,7 2177,3 2728,3 Thu từ DNNN trung ương 20,1 54,2 71,6 128,7 152,8 162 129,1 108,2 133,4 161,3 191,2 Thu từ DNNN địa phương 91,5 73 63,7 82,4 98,7 86,1 84 118,3 226,2 319,9 410,7 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1,2 9,3 13,9 11,6 9,5 6 6,9 7,1 5 53,6 78,8 Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 148,5 170,5 195,4 252,2 310,9 369,1 446,8 571 760,9 653,6 822,3 Thuế thu nhập cá nhân 13 15,9 16,2 19,2 24,6 36,8 44,4 69 77,5 144,1 206,3 Thu phí xăng dầu 16 0 0 20,2 46,8 88,8 87,5 88,2 95,7 128,7 134,6 Các khoản thu về nhà đất 75,7 75,2 75,5 84 204,2 222,1 270,9 403,4 410,1 475,7 563 Thu xổ số kiến thiết 101,7 125,3 159,2 204,7 243,7 280,2 340,6 - - - - Khác 68,2 75,2 97 294,7 146,2 137,9 230,5 285,3 347,9 240,3 321,5 Trong đó: 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 VAT 94,7 128,7 167,3 221,8 292,2 321 357,8 455,1 648,5 817,2 959,3 Thu nhập doanh nghiệp 128,1 126,6 119,7 138,3 179,9 204,2 220,2 286,1 410 241,8 389,8 Tiêu thụ đặc biệt 21,8 29,1 32,7 39 46,3 32,6 34 42,3 44,9 50 48 Thu hải quan 29,8 41 38,5 67,2 95 78,1 48,9 43,5 53,3 74,4 60,2 Viện trợ Không hoàn lại 1,8 7 0,7 2,4 9,4 8,8 6,8 6,5 16,6 0,4 3,2 Thu huy động đầu tư theo khoản 3 điều 8 luật NSNN 273 35 70 68,5 110,2 68,7 143,2 100 0 60 233 Các khoản thu huy động để lại chi quản lý qua NSNN 89,1 93,1 53,6 156,8 197,5 228,4 231,1 228,4 387,1 319,4 383,7 Thu xổ số kiến thiết 0 0 0 0 0 0 0 346,6 402,1 467,3 525,8 TỔNG THU NS ĐỊA PHƯƠNG 1535,5 1516,8 1717,5 1975,4 2298 2699,4 3123,5 3880,3 4835,4 5638,9 6730,2 Các khoản thu hưởng 100% 317,2 304,5 419,3 414,6 495,8 536,6 658 721,7 805,6 914,6 1088,6 Thu phân chia theo tỷ lệ % NSĐP được hưởng 278,1 305,6 337,4 438,7 589,7 683,4 743,8 940,7 1.276,5 1381,8 1737,9 Thu bổ sung từ ngân sách trung ương 438,1 498,4 611,1 596,5 481,8 516,9 563,6 966,1 1.230,7 1516,9 2003,2 Thu quản lý lại qua NS 89,1 93,1 53,6 156,8 197,5 228,4 231,1 575 789,2 786,7 909,5 Thu khác 413 315,2 296,1 368,7 533,3 734 927 676,7 733,4 1038,9 991,1 Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: UBND Tỉnh An Giang và Báo cáo quyết toán Bộ Tài chính Trang 20/23
  21. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 11: Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn tỉnh An Giang theo nguồn thu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 II/ Cơ cấu thu NSNN theo ngành 619,8 628,9 691,3 921,4 1.169,7 1.310,7 1.394,1 1.602,6 2.193,3 2.251,5 2.763,8 KTQD 1- Nông lâm, thủy sản 99 35,6 48 6,6 5,9 4,3 3,5 20,9 4,8 2,8 17,8 - Nông nghiệp 97 35,4 47,5 5,2 5,4 3,7 3,3 20,4 4,3 2,4 13,7 - Lâm nghiệp 1,8 0 0,2 0,5 0 0,2 0 0,1 0 0 0 - Thủy sản 0,2 0,2 0,3 0,9 0,5 0,3 0,2 0,4 0,5 0,3 4,2 2- Công nghiệp, xây dựng 90,3 118,1 120,2 149,1 190,1 205,4 249,3 323,9 378,8 337 378,2 - Công nghiệp khai khoáng 8,7 6,6 7 6,3 4,2 4,1 7,2 8,6 10,3 23,8 51,3 - Công nghiệp chế tạo, chế biến 60,3 75,4 80,3 103 124 124,8 141 178,7 220,7 261,2 283,1 - Điện, nước, khí đốt 13 24,1 17,1 20,7 20 28,2 15,8 19,7 19,4 31 33 - Xây dựng 8,3 12 15,8 19,1 42 48,3 85,3 116,9 128,3 21 10,8 3- Thương mại, dịch vụ 167,5 191,8 212,6 309,6 411,3 466,9 439,5 515,6 768,6 860,8 1.008,30 - Thương nghiệp 156,5 179,1 199,1 292,7 395,4 447,3 414,7 489,3 737,4 834 968,4 - Khách sạn, du lịch 11 12,7 13,5 16,9 15,9 19,6 24,8 26,4 31,3 26,8 40 4- Nhà đất và Xổ số kiến thiết 177,4 125,3 0 0 0,1 0,1 0,1 403,4 410,1 475,8 563,1 - Các khoản thu liên quan đến nhà đất 75,7 0 0 0 0 0,1 0,1 403,4 410,1 475,7 563 - Thu từ Xổ số kiến thiết 101,7 125,3 0 0 0 0 0 0 0 0,1 0,1 5- Giao thông, Tài chính tín dụng và 263,1 283,4 310,5 456,1 562,4 634 701,7 742,2 1.041 1.050,8 1.359,4 khác - Giao thông 46,5 26,4 28,2 48,8 68,5 52,4 34,5 35,9 38,6 69,6 82,1 - Tài chính, tín dụng 156,6 194,6 216,7 403,1 380,7 432,9 487,8 500,8 582,8 562,1 755,6 - Các khoản thu khác 60 62,3 65,6 4,2 113,2 148,7 179,4 205,5 419,6 419,1 521,8 Đơn vị: Tỷ đồng Ghi chú: Không bao gồm: Thu bổ sung NSTW, thu kết dư, thu chuyển nguồn năm trước, thu huy động KD98. Nguồn: UBND Tỉnh An Giang Trang 21/23
  22. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 12 : Cơ cấu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh An Giang 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng chi ngân sách trên địa bàn An Giang 1310 1334 1463 1705 2080 2582 2943 3696 4681 5521 6714 1. Chi thường xuyên (bảng 2.2) 682 880 868 1056 1447 1521 1630 2062 2628 3086 3904 2. Chi đầu tư phát triển (bảng 2.3) 439 449 582 633 616 668 884 1023 1053 1647 2318 3. Chi chuyển nguồn sang năm sau 0 0 0 0 0 370 409 585 870 601 291 4. Chi trả nợ huy động K3 Đ8 186 3 11 13 16 21 18 25 128 186 200 5. Chi bổ sung quỹ DTTC 2 2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 1/ Chi thường xuyên (bảng 2.2) 682 880 868 1056 1447 1521 1630 2062 2628 3086 3904 - Chi quản lý hành chính 137 159 169 199 222 294 332 389 431 522 684 - Chi sự nghiệp kinh tế 70 95 89 95 91 106 125 143 169 221 292 - Chi giáo dục, đào tạo 222 270 299 387 438 590 676 906 1059 1249 1471 - Chi y tế 81 95 96 134 174 189 221 335 567 581 748 - Chi khoa học công nghệ 6 6 6 4 5 8 9 9 16 18 21 - Chi đảm bảo xã hội 39 108 54 32 33 43 44 46 66 101 116 - Chi an ninh, quốc phòng 32 45 47 53 64 68 88 97 131 151 266 - Chi thường xuyên khác 96 101 106 152 421 223 134 138 190 243 306 - Nộp vào NSTW 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2/ Chi đầu tư phát triển 439 449 582 633 616 668 884 1023 1053 1647 2318 - Chi lĩnh vực giao thông 74 117 177 155 159 99 148 142 157 175 276 - Chi lĩnh vực công nghiệp 26 24 24 19 33 10 37 56 24 5 22 - Giáo dục đào tạo 87 56 93 120 130 172 150 244 344 434 506 - Dịch vụ công khác (ngoài giáo dục) 56 45 51 63 53 96 87 131 113 493 291 - Chi đầu tư phát triển khác 195 207 237 277 241 292 462 550 415 540 1223 3/ Chi khác 269 375 326 376 415 473 495 670 818 1060 1373 - Chi trợ cấp NS cấp dưới 269 375 326 376 415 473 495 670 818 1060 1373 Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: UBND Tỉnh An Giang Trang 22/23
  23. An Giang: Tiềm năng và hiện thực___CV16-45.108.0 Phụ lục 13 : Chỉ số thành phần Bảng xếp năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh An Giang Chính sách Chi phí gia Tính minh Chi phí Thực hiện Ưu đãi đối với Tính năng Tiếp cận đất Chi phí thời phát triển khu 2005 nhập thị bạch và tiếp không chính chính sách của doanh nghiệp động và tiên đai gian vực kinh tế tư trường cận thông tin thức Trung ương nhà nước phong nhân An Giang 6,4 7,1 4,1 4,6 3,4 8 4,7 5,6 4,2 Thấp nhất 3,6 3,7 2,8 4 3,4 2,8 4,2 1,2 1 Cao Nhất 8,8 8,3 7,1 8,4 8,8 8,3 8,5 9,3 8,1 Trung Bình 6,1 6,2 4,6 6,3 6,3 6,2 5,9 5,6 5,2 Chi phí Gia nhập thị Tiếp cận đất Tính minh Chi phí thời không chính Tính năng Hỗ trợ doanh Đào tạo lao Thiết chế pháp 2011 trường đai bạch gian thức động nghiệp động lý thời gian An Giang 9,1 6,3 5,6 7,9 6,8 6,7 5,1 4 4,8 Thấp nhất 7,3 4,3 4,5 3,8 4,5 1,4 1,8 3,9 3,1 Cao Nhất 9,4 8,4 7,3 8,3 8,6 9,4 7,3 5,8 7 Trung Bình 8,6 6,5 5,8 6,7 6,8 4,7 3,6 4,8 5,9 Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trang 23/23