Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến kinh tế thế giới và Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến kinh tế thế giới và Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- anh_huong_cua_chien_tranh_thuong_mai_my_trung_den_kinh_te_th.pdf
Nội dung text: Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến kinh tế thế giới và Việt Nam
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Ở Ủ Ế Ơ Ỹ - Ế Ế Ế Ớ Ệ The impacts of US - China trade war on international and Vietnam economies Nguyễn Bình Giang1, Nguyễn Duy Đạt2, Phạm Anh Tuấn3 1,3)Viện Kinh tế và chính trị thế giới, 2) Đại học Thương Mại TÓM TẮT Chiến tranh thƣơng mại Mỹ-Trung (CTTMMT) có thể coi là cuộc so tài giữa hai nền kinh tế lớn nhất của kinh tế thế giới hiện nay. Mặc dù cho đến nay những căng thẳng kinh tế giữa hai bên vẫn còn đƣợc kiềm chế tốt, thể hiện bằng nhiều vòng đàm phán liên tục, những tác hại của chiến tranh thƣơng mại đã ngày càng rõ rệt. Nghiên cứu này sẽ tổng quan những đánh giá mới nhất về tác động của chiến tranh thƣơng mại Mỹ-Trung đến kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Từ khóa: Chiến tranh thƣơng mại Mỹ Trung, Kinh tế thế giới, Việt Nam, Thƣơng mại Quốc tế, đầu tƣ Quốc tế ABSTRACT US-China trade war is considered as the battle between two biggest economic powers of the world. Although economic tenses between two sides so far have been contained actively by continues negotiation rounds, the negative impacts of the trade war are becoming obvious. 622
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 This study will review the latest evaluation regarding the impacts of US-China trade war on international economy in general and Vietnam's economy in particular. Keywords: US-China trade war; International economy; Vietnam; In- ternational Trade; International investment 1. ẢNH HƢỞNG CỦA CHIẾN TRANH THƢƠNG MẠI MỸ- TRUNG ĐẾN KINH TẾ THẾ GIỚI Do đây là sự đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, CTT- MMT dự kiến sẽ có những tác động nhiều mặt đến kinh tế thế giới nói chung và mỗi nền kinh tế nói riêng. Trong ngắn hạn, các tác động trực tiếp có thể khiến thƣơng mại toàn cầu suy giảm, các dòng đầu tƣ suy yếu, các thị trƣờng tài chính mất ổn định khiến cho tăng trƣởng kinh tế bị ảnh hƣởng trên quy mô rộng. Các tác động gián tiếp trong dài hạn bao gồm tác động làm thay đổi luật lệ thƣơng mại quốc tế, gây ra nguy cơ chiến tranh tiền tệ giữa các quốc gia và làm tăng tính cần thiết phải cải tổ các thể chế quản trị toàn cầu. 1.1. Tác động trực tiếp Các tác động trực tiếp từ CTTMMT sẽ diễn ra trên nhiều khía cạnh của hệ thống kinh tế toàn cầu bao gồm thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính tiền tệ và do đó gây ảnh hƣởng đến triển vọng tăng trƣởng kinh tế toàn cầu và của mỗi quốc gia. Đối với thƣơng mại toàn cầu Thƣơng mại toàn cầu chính là lĩnh vực bị ảnh hƣởng lớn nhất do CTTMMT. Theo mức độ ảnh hƣởng, thƣơng mại của Mỹ và Trung Quốc, những nhân vật chính trong CTTMMT sẽ chịu tác động nhiều nhất. Nhóm chịu ảnh hƣởng lớn thứ hai là các quốc gia hƣởng lợi do có sự cạnh tranh thƣơng mại trực tiếp. Cuối cùng, do tính chất dây chuyền 623
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 của chuỗi sản xuất, rất nhiều quốc gia khác sẽ bị ảnh hƣởng do sự chuyển hƣớng thƣơng mại gây ra. Với những xung đột thƣơng mại tính đến thời điểm tháng 7/2019, Mỹ đang đánh thuế vào hàng xuất khẩu Trung Quốc thuộc các lĩnh vực động cơ, motor, xây dựng, máy nông nghiệp, thiết bị điện, viễn thông và giao thông. Ngƣợc lại, thuế trả đũa của Trung Quốc tập trung vào nông phẩm, ôtô và thủy sản, trong đó đậu nành là sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ Mỹ tính về giá trị. Vì vậy, đánh giá sơ bộ thì ngƣời tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả nhiều hơn cho các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất bị Mỹ áp thuế, nói cách khác hàng hóa Trung Quốc bán vào Mỹ sẽ phải yết giá cao hơn. Ngƣợc lại, các nhà cung cấp đậu tƣơng, thịt heo, rƣợu của Mỹ có thể mất đi lợi thế cạnh tranh ở Trung Quốc. Mặt khác, một số quốc gia có sản phẩm thay thế lại hƣởng lợi từ xung đột thƣơng mại giữa hai quốc gia này. Ví dụ, sau khi danh sách áp thuế 16 tỷ USD đƣợc thực hiện vào tháng 8/2018, Mỹ đã giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 850 triệu USD, tuy nhiên phần này lại gần nhƣ đƣợc bù đắp bằng mức tăng khoảng 850 triệu USD nhập khẩu từ Mexico, khiến tổng nhập khẩu của Mỹ không thay đổi. Một số quốc gia khác đƣợc lợi nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và Canada, những quốc gia có thể thay thế phần nào hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ. Ở hƣớng ngƣợc lại, do Mỹ là nhà cung cấp đậu nành lớn nhất của Trung Quốc, cùng với Brazil vào năm 2017. Với mức thuế mới từ phía Trung Quốc, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc giảm xuống gần 0 và xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc có xu hƣớng cao hơn. Đặc biệt sự biến động chuyển hƣớng thƣơng mại đột ngột này còn khiến giá đậu 624
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 nành Mỹ trên thị trƣờng thế giới giảm mạnh còn giá đậu nành Brazil lại tăng lên (xem 0). Hình 1: Giá đậu nành của Mỹ giảm và của Brazil tăng sau khi Trung Quốc áp thuế Nguồn: Bloomberg và IMF Đối với nhóm các quốc gia chịu ảnh hƣởng do vấn đề dây chuyền của chuỗi sản xuất, tác động đến các quốc gia khác nhau là khá khác nhau phụ thuộc vào độ mở thƣơng mại và mức độ tham gia vào chuỗi sản xuất (xem 0). Bảng 1. Những quốc gia chịu ảnh hƣởng lớn nhất từ giảm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ Ả Lĩnh Trung Đài Hàn Thái Việt rập Malaysia Singapore Chile Philippines vực Quốc Loan Quốc Lan Nam Xê út Năng 4.71 1.35 1.03 0.57 0.57 0.5 0.43 0.29 0.65 0.9 lƣợng Khai khoáng 4.99 1.14 1.08 1.25 n/a 0.51 2.58 1.33 0.53 0.41 khác Các 5.28 2.19 1.32 1.01 1.07 0.91 0.38 0.42 0.61 0.68 sản 625
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 phẩm hóa học và phi kim loại Kim loại và các sản 5.44 2.42 1.36 1.29 1.18 1.14 0.37 0.54 0.66 0.92 phẩm kim loại Máy tính và linh 11.97 5.81 4.36 3.87 3.14 3.21 0.21 4.21 1.69 0.01 kiện điện tử Thực phẩm, gỗ, giấy, 4.15 0.67 0.48 0.25 0.3 0.26 0.31 0.06 0.47 0.02 sản phẩm dệt Thiết bị vận 4.37 0.11 0.24 0.15 0.23 0.09 0.03 0.12 0.09 0 tải Máy móc và 4.7 0.5 0.56 0.62 0.65 0.34 0.3 0.35 0.36 0.01 dụng cụ Sản phẩm công 6.34 0.97 0.56 0.54 0.63 0.33 0.67 0.2 0.32 0.04 nghiệp khác Dịch vụ vận 5.19 1.75 0.91 0.93 0.69 0.58 0.34 0.56 0.45 0.18 tải Dịch 2.36 0.46 0.32 0.28 0.58 0.2 0.17 0.18 0.17 0.03 vụ 626
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 kinh doanh khác Các loại dịch 0.68 0.14 0.07 0.04 0.12 0.03 0.04 0.03 0.04 0 vụ khác Nguồn: Ben Holland và Cedric Sam (2019), A $600 Billion Bill: Counting the Glob- al Cost of the U.S.-China Trade War, Nghiên cứu của Bloomberg, ngày 28/5/2019 Theo đánh giá của Bloomberg, dựa trên số liệu của OECD năm 2015, những nƣớc chịu ảnh hƣởng lớn nhất do giảm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia. Ƣớc tính khoảng 1,6% giá trị sản xuất của Đài Loan là nằm trong hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, trong đó phần lớn là máy tính và linh kiện điện tử. Đối với Hàn Quốc và Malaysia, giá trị tƣơng ứng là 0,8% và 0,7%.7 Ngƣợc lại, những quốc gia chịu ảnh hƣởng lớn nhất do giảm xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc bao gồm Canada và Mexico, tuy nhiên mức độ ảnh hƣởng nhỏ hơn đáng kể so với trƣờng hợp các nƣớc dựa vào xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ (xem 0). Bảng 2. Những quốc gia chịu ảnh hƣởng lớn nhất từ giảm xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc Ả Lĩnh Ai rập Đài Mỹ Canada Mexico Singapore Colombia Malaysia Chile vực len Xê Loan út Năng 2.53 1.11 0.51 0.15 0.26 0.1 0.05 0.54 0.04 0.07 lƣợng Khai 2.52 0.86 0.45 0.12 0.03 0.14 n/a 0.3 0.07 0.24 khoáng 627
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 khác Các sản phẩm hóa 2.39 0.42 0.23 0.17 0.04 0.14 0.15 0.05 0.11 0.12 học và phi kim loại Kim loại và các sản 3.63 0.95 0.87 0.15 0.04 0.32 0.1 0.39 0.15 0.08 phẩm kim loại Máy tính và linh 5.06 0.25 0.66 0.09 0.01 0.16 0.16 0.06 0.26 0.04 kiện điện tử Thực phẩm, gỗ, giấy, 3.11 0.25 0.12 0.07 0 0.04 0.03 0.05 0.03 0.11 sản phẩm dệt Thiết bị vận 4.53 0.27 0.28 0.02 0 0.09 0.13 0.02 0.03 0.03 tải Máy móc và 4.4 0.49 0.85 0.27 0.01 0.19 0.17 0.07 0.24 0.07 dụng cụ Sản phẩm công 0.85 0.2 0.08 0.06 0.01 0.07 0.06 0.1 0.05 0.08 nghiệp khác Dịch 2.06 0.21 0.21 0.07 0.01 0.09 0.08 0.05 0.08 0.06 vụ vận 628
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 tải Dịch vụ kinh 0.83 0.09 0.05 0.08 0 0.04 0.07 0.03 0.03 0.03 doanh khác Các loại dịch 0.32 0.02 0 0.01 0 0.01 0.01 0.01 0 0.01 vụ khác Nguồn: Ben Holland và Cedric Sam (2019), A $600 Billion Bill: Counting the Glob- al Cost of the U.S.-China Trade War, Nghiên cứu của Bloomberg, ngày 28/5/2019 Trên quy mô toàn cầu, ngân hàng Morgan Stanley ƣớc tính thƣơng mại thế giới có thể bị gián đoạn nghiêm trọng vì 2/3 hàng hóa đƣợc giao dịch có liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu. Theo ƣớc tính sơ bộ của OECD, thƣơng mại toàn cầu chỉ tăng trƣởng khoảng 2,1% trong năm 2019, so với 3,9% năm 2018 và 5,5% năm 2017, và đây sẽ là tốc độ tăng thấp nhất trong vòng một thập kỷ qua.8 629
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Hình 2: Tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại toàn cầu giai đoạn 2017-2019 Nguồn: OECD Một tác động nữa liên quan đến thƣơng mại là việc các tranh chấp thƣơng mại có xu hƣớng tăng lên. Chỉ riêng trong năm 2018, chính quyền Tổng thống Trump đã áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa từ Mexi- co, Canada và Liên minh châu Âu (EU) nhằm khuyến khích ngƣời tiêu dùng Mỹ mua hàng hóa sản xuất trong nƣớc. Tất cả các quốc gia này đều đã có động thái đáp trả bằng việc áp hoặc tăng thuế lên hàng nhập từ Mỹ. Hình 3. Tranh chấp thƣơng mại song phƣơng bùng nổ sau CTTM Nguồn: BBC Đến ngày 4/7/2019, Nhật Bản và Hàn Quốc tiến gần chiến tranh thƣơng mại sau khi Tokyo hính thức hạn chế xuất khẩu sang Seoul một số vật liệu công nghệ cao đƣợc sử dụng để sản xuất màn hình điện thoại 630
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 và chip. Động thái của Nhật Bản có thể khiến quá trình xuất khẩu chậm lại vài tháng, từ đó tác động tiêu cực đến một số tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc nhƣ Samsung Electronics Co., SK Hynix Inc., LG Display Tokyo xem Seoul là bên khơi mào cuộc tranh cãi lần này khi Tòa án Tối cao Hàn Quốc vào tháng 10-2018 phán quyết một công ty Nhật Bản phải bồi thƣờng cho 4 ngƣời Hàn Quốc bị ép buộc làm việc cho họ trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên hồi Thế chiến II. Đối với các vấn đề tài chính tiền tệ Thị trƣờng tài chính tiền tệ toàn cầu luôn luôn phản ứng tức thời với mọi biến cố của kinh tế thế giới. CTTMMT là nguyên nhân chính khiến thị trƣờng tài chính toàn cầu chao đảo trong năm 2018. Những biến động mạnh làm ảnh hƣởng tới tâm lý của các đầu tƣ trên khắp thế giới và cũng khiến thị trƣờng bốc hơi nhiều tỷ USD.Đối với các thị trƣờng chứng khoán, năm 2018, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm hơn 13%, còn Shanghai Composite của chứng khoán Trung Quốc sụt gần 25%. Cả hai chỉ số này đều đã phục hồi phần nào trong năm 2019 với mức tăng lần lƣợt 12% và 16% từ đầu năm. Trong khi đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ giảm gần 6% trong năm 2018 và đã tăng khoảng 11% từ đầu năm. 631
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Hình 4: Diễn biến thị trƣờng chứng khoán toàn cầu sau CTTM Nguồn: Bloomberg Vì vậy, có thể dự báo CTTMMT có thể khiến các luồng vốn trên thị trƣờng tài chính toàn cầu suy giảm cả về số lƣợng và giá trị, làm gia tăng sự bất ổn thị trƣờng tài chính. Các ngân hàng lo ngại về dòng vốn của mình trong các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hƣởng, từ đó ảnh hƣởng đến giá cả và cung tín dụng. Nó cũng có thể khiến các công ty ngần ngại đầu tƣ. Còn nếu thuế bị đẩy xuống ngƣời tiêu dùng, niềm tin tiêu dùng và nhu cầu nội địa sẽ giảm sút. Ở cấp cao nhất, biến động trên thị trƣờng tài chính sẽ ảnh hƣởng đến tất cả yếu tố trên. Hình 5: Diễn biến chỉ số USD Index từ lúc CTTM bùng phát đến nay 632
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Nguồn: Bloomberg Tỷ giá của các đồng tiền trên thế giới cũng có nhiều biến động. Mỹ là nƣớc chiếm ƣu thế và chủ động hơn trong cuộc chiến thƣơng mại nên đồng USD không bị tác động tiêu cực từ diễn biến của cuộc chiến tranh thƣơng mại. Chỉ số USD index có xu hƣớng tăng mạnh trong khoảng thời gian 03/2018, thời điểm bắt đầu chiến tranh thƣơng mại cho tới thời điểm hiện tại tháng 11/2018 với biên độ dao động lớn. Thời điểm giữa tháng 8/2018 khi quan hệ Mỹ - Trung đạt căng thẳng cao nhất (Mỹ áp thuế bổ sung thêm 200 tỷ USD đƣa tổng hàng hóa chịu thuế lên 250 tỷ USD), chỉ số USD index tiếp tục tăng và đạt mốc 96,6 điểm (mức cao nhất cho tới thời điểm tháng 11/2018). Ngay cả ở thời điểm Trung Quốc đƣa ra những mức áp thuế nhằm trả đũa, chỉ số USD cũng không giảm xuống cho thấy sự kỳ vọng lớn vào đồng USD từ thị trƣờng tài chính. Với vị thế là quốc gia lớn với sự chuẩn bị kỹ càng hơn trong cuộc chiến, nên Đồng USD của Mỹ đã liên tục tăng trong trong quãng thời gian 05 tháng kể từ thời điểm Mỹ áp mức thuế đầu tiền lên hàng hóa Trung Quốc bắt đầu cuộc chiến về thƣơng mại. Đối với đồng EUR, tuy ECB tỏ ra dứt khoát khi thông báo rằng, ECB sẽ tiếp tục các chính sách tiền tệ của mình mà không bị ảnh hƣởng từ các diễn biến của cuộc chiến tranh thƣơng mại. Nhƣng các nhà điều hành ECB muốn các quốc gia thành viên chuẩn bị để có thể chấm dứt chính sách tiền tệ siêu lỏng trong thời gian tới trong bối cảnh tổng thống Donald Trump đã đồng ý ngừng việc áp thuê lên mặc hàng ô tô đƣợc nhập khẩu từ khu vực EU. Theo Investing, lạm phát kỳ vọng có đạt đƣợc mức 2% đề ra hay không thì ECB vẫn sẽ chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng của mình cho các nỗ lực xoa dịu tình trạng quan hệ cằng thẳng với Mỹ khi liên tục bị chính tổng thống Mỹ cáo buộc việc thao túng tiền tệ làm ảnh hƣơng tới hoạt động thƣơng mại toàn cầu trực tiếp dẫn tới thâm hụt thƣơng mại với Mỹ. 633
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Tại Nhật Bản, tỷ giá USD/JPY đã tăng mạnh trong giai đoạn leo thang của CTTMMT do sức mạnh đồng USD tăng lên trong khi đồng JPY yếu đi bởi các nhà đầu tƣ tìm kiếm sự an toàn của đồng USD khi cuộc chiến tranh thƣơng mại leo thang. Đối với các nƣớc mới nổi, thị trƣờng tài chính là nơi hứng nhanh chóng khi rủi ro thƣơng mại gia tăng. Trƣớc diễn biến đó, nhiều nền kinh tế bao gồm cả các nƣớc phát triển và nhóm thị trƣờng mới nổi cũng đang có xu hƣớng thắt chặt tiền tệ. Các nền kinh tế mới nổi nhƣ Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Mexico, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina cũng liên tục nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát và bảo vệ đồng nội tệ. Đồng tiền của hầu hết các nƣớc này đều đã mất giá mạnh trong năm 2018.Trong đó đồng Peso của Argentina đã mất 50% giá trị buộc NHTW nâng lãi suất cơ bản lên 60%. Khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến đồng lira của nƣớc này giảm 42% từ đầu năm. Bên cạnh đó, đồng tiền của các thị trƣờng mới nổi đáng chú ý nhƣ Brazil, Ấn Độ, Nga đều mất giá 25%, 13%, và 20%.9 Đặc biệt, chênh lệch gia tăng về lãi suất trái phiếu có thể tăng lên gây rủi ro cho các thị trƣờng mới nổi Ngoài ra, chiến tranh thƣơng mại leo thang sẽ tác động đến thị trƣờng ngoại hối thông qua nhiều kênh: thay đổi các luồng thƣơng mại, thay đổi kỳ vọng tăng trƣởng và điều chỉnh chính sách tiền tệ. Dựa trên số liệu của OECD, nhà kinh tế học David Powell của Bloomberg đã tính toán mức độ chịu ảnh hƣởng của đồng tiền các quốc gia để xác định những đồng tiền nào chịu ảnh hƣởng lớn nhất từ chiến tranh thƣơng mại Mỹ-Trung. Việc định giá tiền tệ dựa trên mô hình chỉ số tỷ giá hối đoái thực tế hiệu quả của Quỹ tiền tệ quốc tế, điều chỉnh theo 634
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 lạm phát. Kết quả cho thấy đồng Bath của Thái Lan và đồng đôla Can- ada sẽ chịu ảnh hƣởng lớn nhất.10 Đối với đầu tƣ toàn cầu Đầu tƣ toàn cầu chịu tác động lớn nhất từ CTTMMT do vấn đề suy giảm lòng tin của các nhà đầu tƣ về triển vọng kinh tế toàn cầu nói chung và các nền kinh tế nói riêng. Ảnh hƣởng đầu tiên phải kể đến là dòng đầu tƣ song phƣơng giữa Mỹ và Trung Quốc bị giảm mạnh. Trong những năm gần đây, dòng đầu tƣ từ Trung Quốc vào Mỹ ngày càng tăng cao. Theo tính toán của Rho- dium Group, đầu tƣ của Trung Quốc vào Mỹ lên đến 46 tỷ USD năm 2016, giảm xuống 29 tỷ USD năm 2017 và chỉ còn 4,8 tỷ USD năm 2018.11 Ngoài mức suy giảm kỷ lục (giảm tới 90% so sánh giữa năm 2018 và 2016), đây cũng là mức đầu tƣ thấp nhất từ Trung Quốc vào Mỹ kể từ năm 2011. Ngƣợc lại, xung đột thƣơng mại giữa hai nƣớc cũng khiến dòng đầu tƣ từ Mỹ vào Trung Quốc chịu ảnh hƣởng. Số liệu công bố tháng 5/2019, bộ Thƣơng mại Trung Quốc cho biết đầu tƣ của Mỹ vào Trung Quốc chỉ tăng 7,5% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5/2019, thấp hơn nhiều so với giai đoạn của 4 tháng trƣớc đó (tháng 1 đến tháng 4/2019). Con số này cũng thấp hơn đáng kể so với mức tăng 16,3% trong đầu tƣ của Mỹ vào Trung Quốc vào 5 tháng đầu năm 2018. Vì vậy, Mỹ cũng tụt xuống hàng thứ 6 trong số các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất vào Trung Quốc trong tháng 4, từ vị trí thứ 3 trong tháng 635
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 3/2019. Tuy nhiên, đây chƣa phải là ảnh hƣởng cuối cùng của dòng đầu tƣ vào Trung Quốc, số lƣợng doanh nghiệp Mỹ đã và đang cân nhắc việc di chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi quốc gia này chắc chắn còn tăng lên trong thời gian tới. Trên quy mô toàn cầu, báo cáo Đầu tƣ toàn cầu 2019 của UNCTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển) cho thấy dòng vốn FDI toàn cầu giảm 13% trong năm ngoái, xuống còn 1,3 nghìn tỷ USD từ 1,5 nghìn tỷ USD của năm trƣớc và đây là mức giảm liên tục trong năm thứ ba liên tiếp. Đối với tăng trƣởng kinh tế thế giới Tác động tổng thể từ thƣơng mại, đầu tƣ, các thị trƣờng tài chính tiền tệ chắc chắn sẽ khiến triển vọng tăng trƣởng của kinh tế thế giới chịu ảnh hƣởng lớn. Sự leo thang của CTTMT đang đe dọa đảo ngƣợc sự hồi phục đƣợc kỳ vọng của nền kinh tế toàn cầu, thậm chí có thể chấm dứt chuỗi thời gian tăng trƣởng đã kéo dài 1 thập kỷ qua nếu xung đột vƣợt khỏi tầm kiểm soát. Các đánh giá của các tổ chức trong và ngoài nƣớc đều cho rằng tăng trƣởng kinh tế thế giới nói chung, của mỗi quốc gia nói riêng, đặc biệt là hai quốc gia liên quan trực tiếp Mỹ, Trung Quốc sẽ chịu ảnh hƣởng đáng kể. Theo đánh giá của OECD, với những biện pháp tăng thuế hiện có lên hàng hóa xuất khẩu của nhau, tăng trƣởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc đã sụt giảm khoảng 0,2%-0,3% so với dự kiến.12 Trong trƣờng hợp mức thuế 25% đƣợc Mỹ và Trung Quốc áp lên giá trị hàng hóa còn lại, OECD đánh giá tăng trƣởng kinh tế thế giới sẽ bị mất 0,7% giá trị 636
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 trong giai đoạn 2019-2021. Đối với riêng Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế này sẽ bị sụt giảm GDP tƣơng ứng 0,9% và 1,1%.13 Bộ phận dự báo và phân tích kinh tế (EIU) của The Economist cũng đƣa nhận định từ đầu năm 2018, chính sách thƣơng mại đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với tăng trƣởng kinh tế toàn cầu. Tăng trƣởng kinh tế toàn cầu có thể giảm từ 1 đến 3% trong vài năm tới. Theo IMF, tác động của CTTM sẽ khiến GDP thế giới giảm 0,3%, trong đó yếu tố tâm lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng.14 Cụ thể, kinh tế thế giới sẽ chịu ảnh hƣởng mạnh nhất vào năm 2021, với giá trị GDP toàn cầu giảm khoảng 600 tỷ USD.15 637
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Hình 6: Ƣớc lƣợng tác động của CTTM đến tăng trƣởng GDP của kinh tế thế giới Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia (cập nhật đến tháng 12/2018) Sử dụng mô hình kinh tế lƣợng toà cầu (NiGEM), Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia (NCIF) quốc gia dự báo đỉnh điểm của tác động tiêu cực là vào năm 2021 đến 2023, sau đó thị trƣờng sẽ tự điều chỉnh, giảm dần tác động tiêu cực vào các năm tiếp theo. Tác động tiêu cực sẽ khiến tăng trƣởng kinh tế thế giới giảm 0,53% và 0,52% vào các năm 2021 và 2022 trong kịch bản 250 tỉ USD so với tình huống không có chiến tranh thƣơng mại. Kinh tế Trung Quốc giảm 0,87% và 0,82% tƣơng ứng với 182,1 tỉ USD và 188 tỉ USD vào các năm 2022 và 2023. Trong khi đó kinh tế Mỹ giảm 0,87% và 0,82% tƣơng ứng với 177 tỉ USD và 163 tỉ USD vào các năm 2021 và 2022. Bên cạnh Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia bị ảnh hƣởng nhiều nhất, Hàn quốc, Singapore cũng chịu tác động tiêu cực khá lớn . Lý do là mức độ phụ thuộc lớn giữa các quốc gia này với cả Mỹ và Trung Quốc (xem 0). Các quốc gia này nằm trong số các nhà xuất khẩu lớn nhất "hàng hóa trung gian" nhƣ chip bán dẫn và màn hình sang Trung Quốc, sau đó lắp ráp chúng thành các sản phẩm hoàn chỉnh để chuyển sang Mỹ. Trong số các nƣớc ASEAN, Singapore là nƣớc chịu ảnh hƣởng tiêu cực nhất. Tăng trƣởng của Singapore có thể bị giảm đi 1,73% và 1,67% vào năm 2020 và 2021, lớn hơn tác động tới Mỹ và Trung Quốc do Singapore là điểm trung chuyển thƣơng mại và đầu tƣ của cả hai quốc gia này. Tăng trƣởng GDP của Hàn Quốc cũng có thể bị giảm 0,62% vào năm 2022.16 638
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 1.2. Tác động gián tiếp khác Bên cạnh những tác động trực tiếp đến kinh tế thế giới trong ngắn hạn, CTTMMT dự kiến sẽ gây ra những tác động gián tiếp khác trong dài hạn, tạo ra nguy cơ bùng phát chiến tranh tiền tệ, khiến thay đổi luật lệ thƣơng mại toàn cầu, từ đó đặt ra yêu cầu cải tổ các thể chế quản trị toàn cầu hoạt động hiệu quả hơn. Nguy cơ bùng phát chiến tranh tiền tệ Ngoài việc gây tác động tiêu cực toàn diện đến triển vọng kinh tế toàn cầu, sự leo thang kéo dài của CTTMMT còn tạo ra tiền đề không tốt cho những cuộc xung đột kinh tế khác. Đặc biệt, nó có thể trở thành nguy cơ gây bùng phát chiến tranh tiền tệ, nếu các nƣớc tìm cách phá giá nội tệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá. Điều này xảy ra sẽ rất nguy hiểm, các quốc gia sẽ phải trả giá bằng nhiều hệ luỵ sau đó. Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, Trung Quốc không chỉ áp hàng rào thuế quan tƣơng tự lên hàng hóa Mỹ, mà có thể đang sử dụng giải pháp phá giá đồng NDT nhƣ là một vũ khí chống lại Mỹ trong cuộc chiến thƣơng mại. Điều này có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh tiền tệ mới vì các nền kinh tế khác cũng có thể theo đuổi chính sách phá giá đồng nội tệ tƣơng tự để hỗ trợ xuất khẩu. Tiền đề cho sự thay đổi luật lệ thƣơng mại toàn cầu Căng thẳng thƣơng mại giữa Mỹ và Trung Quốc cho thấy hệ thống luật lệ về thƣơng mại toàn cầu không còn hữu hiệu khi các nƣớc lớn đơn phƣơng đƣa ra các rào cản về thƣơng mại. Sự trỗi dậy của các nƣớc mới nổi, dẫn đầu là Trung Quốc, đang làm biến đổi trật tự kinh tế thế giới. JP Morgan cho rằng các căng thẳng thƣơng mại sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn trong khoảng thời gian 10-20 năm nữa khi trật tự kinh tế toàn cầu mới đƣợc hình thành. Còn trong vòng 5 năm tiếp theo, khi CTTMMT leo thang, các rào cản thƣơng mại cao hơn sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này làm chậm sự lan rộng của các công nghệ mới, cuối cùng làm giảm năng 639
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 suất và phúc lợi toàn cầu. Nhiều hạn chế nhập khẩu cũng sẽ làm cho hàng tiêu dùng có thể giao dịch trở nên rẻ hơn, gây hại cho các hộ gia đình có thu nhập thấp một cách không tƣơng xứng. Đặc biệt, làn sóng mới về chủ nghĩa bảo hộ sẽ khiến thế giới khó ứng phó trƣớc những nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong tƣơng lai, xét từ khía cạnh thuế nhập khẩu tăng làm giảm sức chi tiêu của ngƣời tiêu dùng. Thúc đẩy quá trình cải tổ các thể chế quản trị toàn cầu Sau khi IMF bất lực trong việc dự báo cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu 2008, World Bank ngày càng kém hiệu quả trong việc trợ giúp phát triển, sự bùng nổ của cuộc CTTMMT tiếp tục cho thấy sự bất lực của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Ngày 8/5/2018, 41 thành viên Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về những căng thẳng thƣơng mại đang ngày càng gia tăng và những nguy cơ xuất phát từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Tuyên bố nhấn mạnh quan ngại của các nƣớc thành viên trƣớc sự gia tăng những căng thẳng thƣơng mại cũng nhƣ những nguy cơ đối với hệ thống thƣơng mại đa phƣơng và thƣơng mại thế giới. Văn kiện này đồng thời kêu gọi các nƣớc thành viên WTO tránh thực thi các biện pháp bảo hộ cũng nhƣ những hành động làm leo thang căng thẳng.17 Tính đến cuối tháng 10/2018, đã có chín nƣớc thành viên WTO gồm Canada, Trung Quốc (TQ), Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ, Mexico, Na Uy, Nga, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đệ đơn khiếu nại lệnh đánh thuế nhôm, thép của Mỹ lên WTO. Mới đây, Trung Quốc và EU đã yêu cầu WTO điều tra quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong việc đánh thuế nhôm, thép với các nƣớc dựa trên lý do an ninh quốc gia. 640
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Cuộc xung đột giữa Mỹ và nhóm các nƣớc bao gồm EU , TQ đặt WTO vào thế khó. Nếu WTO tuyên bố ủng hộ các quyết định của Mỹ, đây sẽ là tiền lệ trái ngƣợc với tôn chỉ của tổ chức này - thúc đẩy tự do thƣơng mại. Bởi lẽ các quốc gia khác sẽ dựa vào đây để tiến hành các biện pháp chủ nghĩa bảo hộ, bao gồm các rào cản thuế quan để ngăn cản thƣơng mại tự do dựa vào lớp ―vỏ bọc‖ gọi là bảo vệ an ninh quốc gia. Tổng thống Donald Trump cho rằng Mỹ gặp nhiều bất lợi với việc bị WTO đối xử ―rất tồi tệ‖ trong nhiều năm, đồng thời cho rằng tổ chức này nên ―thay đổi phƣơng pháp‖. Washington nhiều lần cho rằng việc WTO đƣa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận tuyệt đối, đồng thời WTO không có khả năng giải quyết các vụ kiện liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đều khiến Mỹ chịu thiệt thòi Nhƣng nếu WTO làm ngƣợc lại, việc chống đối quyết định của Washington có thể khiến cƣờng quốc kinh tế lớn nhất thế giới nổi giận và rút khỏi WTO. Nguy cơ này hoàn toàn khả dĩ khi gần đây Mỹ đã tuyên bố rút khỏi hàng loạt cơ chế đa phƣơng đƣợc Liên Hiệp Quốc ủng hộ, bao gồm Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Hiệp định Par- is về chống biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân với Iran. Hai thập kỷ trƣớc, khi phƣơng Tây chấp nhận để Trung Quốc gia nhập WTO và bƣớc vào hệ thống kinh tế toàn cầu, họ tin rằng hội nhập kinh tế sẽ thúc đẩy Bắc Kinh mở cửa nền kinh tế (và cả thể chế) và tuân thủ các nguyên tắc thị trƣờng. Hai thập kỷ sau, khi Trung Quốc đã trở nên giàu có vƣợt sức tƣởng tƣợng của nhiều ngƣời, Economist, tờ tạp chí nổi tiếng ủng hộ thị trƣờng mở và từng chia sẻ giấc mơ của phƣơng Tây, chua chát thừa nhận rằng họ đã sai về Bắc Kinh.18 641
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Trung Quốc giờ đây cũng không muốn chỉ là ―công xƣởng của thế giới‖, không muốn tiếp tục để các ngành công nghiệp nặng nhuộm đen bầu trời và dòng sông của họ trong khi vẫn phải dựa vào lực lƣợng nhân công giá rẻ. Trong khi đó, các luật lệ và cơ chế đã cũ của WTO đã đƣợc thiết lập mà không lƣờng đƣợc sự lớn mạnh cũng nhƣ cơ cấu phức tạp của nền kinh tế Trung Quốc ngày hôm nay. Chƣơng trình Doha, khởi động năm 2001, và là vòng đàm phán gần nhất của các thành viên WTO để cải tổ luật lệ thƣơng mại, đã thất bại và chƣa từng đƣợc hoàn tất. Dù vậy, sự thất bại của WTO là biểu tƣợng của mất mát lớn hơn. WTO, với tiền thân là GATT đƣợc thiết lập nên sau Thế chiến thứ 2, nằm trong giấc mơ về trật tự thế giới mới dựa trên luật lệ và các giá trị tự do. Mỹ đã đóng vai trò ngƣời lãnh đạo và thành viên ―gƣơng mẫu‖ của ―câu lạc bộ‖ WTO trong ba thập kỷ tồn tại tổ chức này. Tuy nhiên, những diễn biến xung đột thƣơng mại hiện tại cho thấy dƣờng nhƣ Mỹ đã sẵn sàng phá bỏ những quy tắc hiện tại để tạo ra những quy tắc quản trị toàn cầu hoàn toàn mới. 2. ẢNH HƢỞNG CỦA CHIẾN TRANH THƢƠNG MẠI MỸ- TRUNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM Do kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Mỹ và Trung Quốc đồng thời là hai đối tác kinh tế lớn của Việt Nam, CTTMMT chắc chắn sẽ có những tác động lớn đến nƣớc ta. Theo đánh giá chung, cho đến nay Việt Nam đƣợc xem là nƣớc đƣợc hƣởng lợi tƣơng đối tích cực từ CTTMT trong khu vực. Bằng chứng là tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam tăng 5,1% trong quý 1/2019, trái ngƣợc hoàn toàn với sự sụt giảm đang diễn ra ở tất cả các nƣớc còn lại của châu Á, bao gồm Singapore giảm 8,9%, Thái Lan giảm 1,6%, Hàn Quốc giảm 8,5% và Đài Loan giảm 4,5% trong quý 1/2019. Tác động của CTTMMT tới Việt Nam bao gồm những tác động trực tiếp trên các lĩnh vực thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính tiền tệ, qua đó tác động đến tăng trƣởng kinh tế trong ngắn hạn. Ngoài ra, Việt Nam còn 642
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 chịu một số ảnh hƣởng gián tiếp dài hạn khác nhƣ vấn đề nguy cơ trừng phạt thƣơng mại từ phía Mỹ, thêm khó khăn trong đàm phán các hiệp định thƣơng mại hay vấn đề chuyển giao công nghệ. 2.1. Tác động trực tiếp Đánh giá một cách tổng thể, bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lƣợng toàn cầu (NiGEM), Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (NCIF) ƣớc tính đỉnh điểm của tác động từ CTTMMT tới Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 2021 đến 2023, sau đó thị trƣờng sẽ tự điều chỉnh, nền kinh tế giảm dần tác động vào các năm tiếp theo. Đối với xuất nhập khẩu Nhìn chung, việc Mỹ áp thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thay thế hàng hóa Trung Quốc vào thị trƣờng Mỹ. Đơn cử, Mỹ là thị trƣờng xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam và mặt hàng này chịu từ 8- 10% thuế (theo số liệu năm 2017).19 Vì vậy, có thể dự báo rằng ngành da giày sẽ là ngành đƣợc hƣởng lợi nhiều từ CTTMMT. Một yếu tố nữa phải kể đến là việc đồng CNY đang bị mất giá so với USD và cũng bị mất giá so với VND, giúp các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện sẽ nhập nguyên liệu vải, da giày rẻ hơn. Ngoài ra, mặt hàng da giày của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh so với mặt hàng da dày của Trung Quốc do có giá cả sản xuất ở mức thấp hơn. Khi đã tiếp cận đƣợc thị trƣờng Mỹ thì sẽ có nhiều cơ hội phát triển mở ra cho các doanh nghiệp, trong đó có việc có thể thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ của Mỹ để nhận vốn đầu tƣ qua đó giúp việc xuất khẩu hàng hóa thuận lợi hơn. Việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sẽ làm cho hàng hóa của nƣớc này kém khả năng cạnh tranh hơn, thậm chí còn tạo ra xu hƣớng dịch chuyển nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung 643
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Quốc sang các thị trƣờng thay thế khác, trong đó có Việt Nam. Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hiện nay chất lƣợng khá tƣơng đồng với hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Theo đánh giá của các chuyên gia từ Deutsche Bank Hong Kong, xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ thời gian tới có thể sẽ tăng khoảng 1,7%.20 Một lĩnh vựa nữa hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội cho Việt Nam là ngành điện tử. Cơ hội xâm nhập chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mở ra cho ngành điện tử của Việt Nam sau khi hàng loạt các doanh nghiệp điện tử lớn của Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt vì vấn đề vi phạm quyển sở hữu trí tuệ. Lệnh trừng phạt từ Mỹ có thể còn khiến các doanh nghiệp điện tử của Trung Quốc không thể nhập khẩu linh kiện từ Mỹ phục vụ cho việc sản xuất, vì vậy khó khăn còn tăng lên nữa. Theo số liệu của tổng cục Thống kê đƣa ra thì xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng đáng kể đạt gần 35 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2018, trong đó riêng lĩnh vực điện tử và linh kiện đã tăng 46%.21 Ngoài ra, các tập đoàn lớn về điện tử của Mỹ cũng có dấu hiệu tìm đến Việt Nam đ ể đầu tƣ. Tập đoàn In- tel đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam và trong thời gian tới có thể sẽ tăng đầu tƣ cho Việt Nam để đáp ứng chuỗi cung ứng của họ. Ngƣợc lại, việc hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế cao xuất khẩu sang Mỹ sẽ tạo ra áp lực đối với nhập khẩu của Việt Nam. Thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam với Trung Quốc vốn đã cao, nay có thể sẽ tăng lên. Do vị trí địa lý nên lƣợng hàng dƣ thừa Trung Quốc sẽ dễ dàng chuyển hƣớng sang các khu vực lân cận khác, trong đó có Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh về giá cùng với các ƣu đãi về thuế trong khuôn khổ các hiệp 644
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 định thƣơng mại khiến các sản phẩm từ Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sức ép cực lớn đến thị trƣờng hàng hoá trong nƣớc. Mặt khác, cuộc chiến thƣơng mại do Mỹ phát động đƣợc đánh giá là nhăm mục tiêu trƣớc tiên vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Trung Quốc. Trong khi đó, thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam với Trung Quốc lại chủ yếu đến từ các sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, CTTMMT càng leo thang, Việt Nam sẽ càng phải chịu sức ép lớn hơn từ việc chuyển hƣớng nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp từ Trung Quốc.22 Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là một cơ hội vì chúng ta có thể nhập khẩu đƣợc sản phẩm với giá thành thấp hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất xuất khẩu khác. Một cơ hội nữa mở ra đối với thị trƣờng Trung Quốc là việc nếu nƣớc này đáp trả bằng việc áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có các mặt hàng nông sản, cũng có thể tạo cơ hội gia tăng xuất khẩu các nhóm mặt hàng này của Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc đang rất ƣa chuộng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và có thể sẽ xem xét nhập khẩu nhiều hơn các mặt hàng này từ Việt Nam. Nếu CTTMMT tiếp tục leo thang, chúng ta có cơ hội tăng mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trƣờng Trung Quốc. Ƣớc lƣợng về mặt thống kê, đối với tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam, NCIF cho rằng xuất khẩu sẽ giảm 1,36% vào năm 2021. Nhập khẩu sẽ giảm 1,59%/năm trong giai đoạn 2022-2023. Điều này cho thấy, sản xuất của các doanh nghiệp đặc biệt khu vực FDI (nhập khẩu nhiều nguyên liệu) sẽ bị ảnh hƣởng. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm -0.29% vào năm 2021 và mạnh hơn trong các năm 2021-2023. Tốc độ tăng nhập khẩu sẽ giảm khoảng -0.4%. Điều 645
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 này cho thấy, sản xuất của các doanh nghiệp đặc biệt khu vực FDI (NK nhiều nguyên liệu) sẽ bị ảnh hƣởng.23 Đối với thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Chiến tranh thƣơng mại Mỹ- Trung đã và đang khiến các công ty đa quốc gia hoạt động tại Trung Quốc tìm cách dịch chuyển sản xuất của mình sang các nƣớc châu Á khác. Theo đó, các quốc gia ASEAN, bao gồm cả Việt Nam, đƣợc đánh giá sẽ hƣởng lợi khi các công ty đa quốc gia áp dụng chiến lƣợc "Trung Quốc + 1"24 và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Nói cách khác, Việt Nam có lợi từ sự phá vỡ chuỗi cung ứng tập trung quá nhiều vào Trung Quốc nhƣ hiện nay. Nói cách khác, nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, FDI vào Việt Nam dự báo sẽ cơ hội tăng đáng kể trong thời gian tới. Số liệu mới nhất từ Tổng cục thống kê cho thấy trong tháng 4/2019, tổng giá trị vốn FDI đăng ký đã tăng 65% (tăng 86% trong quý 1/2019), trong khi tổng vốn FDI thực hiện cũng tăng 11,3% (tăng 6% trong quý 1/2019) so với cùng kỳ năm 2018 (xem Error! Reference source not found.). 646
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Hình 7: Thống kê đầu tƣ nƣớc ngoài quý 1/2019 Nguồn: Cục đầu tƣ nƣớc ngoài Bên cạnh đó, một xu hƣớng cũng có thể diễn ra có lợi cho Việt Nam là việc để giảm thiệt hại của chiến tranh kinh tế với Mỹ thì chính Trung Quốc có khả năng cũng sẽ tăng đầu tƣ vào Việt Nam. Ví dụ, công ty Goer Tek của Trung Quốc nhận lắp ráp sản phẩm tai nghe AirPod cho hãng Apple đang chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Công ty này đồng thời yêu cầu toàn bộ các nhà cung cấp liên quan tới khâu sản xuất AirPod phải chuyển thẳng các linh kiện sang Việt Nam. Lý do cho việc này là ngoài việc tránh CTTMMT, việc Việt Nam ký kết thành công các hiệp định thƣơng mại tự do lớn nhƣ EVFTA hay CPTTP khiến cho các công ty nƣớc ngoài nhìn thấy nhiều cơ hội ở Việt Nam. Điều này đem lại lợi ích tổng thể cho Việt Nam bao gồm việc tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân, giảm bớt tình trạng thất nghiệp, tăng thêm nguồn thu nhập từ thuế xuất, nhập khẩu cho chính phủ, tăng thêm nguồn thu ngân sách cho đất nƣớc Bên cạnh đó, tính toán của NCIF đối với vấn đề gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam có kết quả rất đáng chú ý. Theo đó, tác động tích cực cũng có thể từ dòng vốn FDI tăng thêm, trong điều kiện các nƣớc sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, NCIF cho rằng tác động này có thể không đáng kể, thậm chí FDI vào Việt Nam còn có xu hƣớng giảm xuống. Điều này có thể do tác động của thƣơng 647
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 mại bị ảnh hƣởng làm cho tình hình sản xuất của khu vực FDI bị ảnh hƣởng vì vậy sẽ hạn chế dòng đầu tƣ.25 Đánh giá một cách khách quan, so với Trung Quốc, các nền kinh tế nhỏ hơn nhƣ Việt Nam vẫn chứa đựng những rủi ro đáng kể mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ phải suy xét rất kỹ lƣỡng. Chi phí tăng, ―nghẽn cổ chai phát triển‖, lực lƣợng lao động kém hiệu quả hơn, chuỗi cung ứng yếu hơn, và các phong trào công đoàn mạnh mẽ hơn sẽ dần trở nên rõ ràng trong những năm tới – đặt những nền kinh tế nhƣ Việt Nam vào chính tình thế bất lợi của Trung Quốc bây giờ.26 Đối với các vấn đề tài chính tiền tệ Sự leo thang của CTTMMT dự báo sẽ gây ra sự biến động không nhỏ của các đồng tiền USD và CNY, vốn là 2 loại ngoại tệ có vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam. Đối với đồng USD, theo đánh giá của NCIF, đối với nền kinh tế Mỹ, tác động tiêu cực từ chiến tranh thƣơng mại diễn ra đồng thời với tác động tích cực của việc cải cách thuế của Mỹ. Vì vậy, dự báo đồng USD vẫn giữ đƣợc giá trị vì thế có thể không ảnh hƣởng nhiều đến tỷ giá với VND mặc dù trong thời gian gần đây có xu hƣớng tăng một chút. Còn đối với đồng CNY, sự biến động giá trị của đồng tiền này có thể lớn hơn nhiều và gây những tác động đáng kể. Đồng tiền này đã giảm giá liên tục và dự báo sẽ giảm giá sâu hơn, đƣợc coi nhƣ là phản ứng của Trung Quốc với sức ép của Mỹ. Trung Quốc cũng đã hạn chế lƣợng đầu tƣ vào Mỹ cũng nhƣ mua trái phiếu chính phủ Mỹ đển hạn chế tác động tiêu cực của việc đồng CNY giảm giá. Và vì vậy động thái tiếp tục cho giảm giá sâu có thể xảy ra để bù đắp thiệt hại về thuế. Đối với Việt Nam, nếu CNY 648
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 tiếp tục mất giá, các ngành thủy sản, phân bón, sắt thép, nhựa, cao su sẽ gặp bất lợi vì giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ giảm trong khi giá trị nhập khẩu tăng và phải cạnh tranh với hàng giá rẻ Trung Quốc tại thị trƣờng nội địa. Mặt khác, sự biến động trên thị trƣờng ngoại hối dự báo cũng sẽ rất đáng kể. Từ đầu năm 2018 đến nay, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng 12 tỷ USD nhƣng vẫn ở mức cơ bản của tuần nhập khẩu. Những căng thẳng thƣơng mại leo thang sẽ làm giảm giá đồng VND và Ngân hàng nhà nƣớc có thể sẽ phải hy sinh một phần dự trữ ngoại tệ để ổn định tỷ giá, ổn định tâm lý của doanh nghiệp và ngƣời dân. Mặc dù cán cân vốn đang thặng dƣ và hỗ trợ tốt cho dự trữ ngoại tệ nhƣng trong thời gian tới cán cân này có tiếp tục duy trì đƣợc thặng dƣ hay không vẫn là một vấn đề chƣa thể định trƣớc. Vì vậy trong ngắn hạn, ổn định tỷ giá sẽ là thách thức mới cho điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ. Đối với triển vọng tăng trƣởng nền kinh tế Nhờ vào sự thay thế nhập khẩu và các tác động lan tỏa khác, Việt Nam đang hƣởng lợi lớn từ chiến tranh thƣơng mại, với mức tăng trƣởng kinh tế bổ sung có thể ở mức 7.9%, theo một báo cáo của Nomura Securities.27 Tuy nhiên, trong dài hạn, theo dự báo của NCIF, tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam về tổng thể sẽ bị ảnh hƣởng tiêu cực với mức ảnh hƣởng tăng dần.28 Lý do là vì CTTMMT chắc chắn sẽ làm giảm tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế thế giới. Điều này sẽ kéo theo sự sụt giảm 649
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 đƣợc dự báo sẽ giảm 0,3% và mạnh hơn trong các năm 2021 - 2023. Tƣơng tự, tốc độ tăng nhập khẩu sẽ giảm khoảng 0,6%. Hình 8: Ƣớc lƣợng tác động của CTTM đến Việt Nam Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia (cập nhật đến tháng 12/2018) Ngoài ra, một vấn đề có thể gây ảnh hƣởng tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế là tình trạng tăng trƣởng nóng trên thị trƣờng tài chính tiền tệ. Việt Nam đang thu hút một lƣợng rất lớn FDI – 10,8 tỉ đô la chỉ trong quý 1/2019 – làm gia tăng mức độ nhạy cảm của nền kinh tế trƣớc những chuyển dịch của tƣ bản nƣớc ngoài 650
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Hình 10: Ƣớc tính ảnh hƣởng tới GDP của Việt Nam do xung đột thƣơng mại Mỹ Trung Nguồn: Phƣơng Anh (2018), Cuộc chiến thƣơng mại Mỹ - Trung: Việt Nam cần có những đối sách kịp thời và phù hợp, Nghiên cứu của Tạp chí Tài chính, ngày 9/8/2018 2.2. Tác động gián tiếp khác Rủi ro bị trừng phạt tiền tệ Tháng 5/2019, Bộ Tài chính Mỹ lần đầu tiên nên lên vấn đề Việt Nam có thể bị đƣa vào danh sách các nƣớc cần theo dõi về thao túng tiền tệ - danh sách đƣợc Bộ Tài chính Mỹ cập nhật cứ sau mỗi 6 tháng một lần. Mỹ có ba tiêu chí để xác định xem liệu một quốc gia có thao túng tiền tệ hay không: Thứ nhất là thặng dƣ tài khoản vãng lai hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Thứ hai là thặng dƣ thƣơng mại hàng hóa song phƣơng với Mỹ ít nhất là 20 tỷ USD. Và cuối cùng là sự can thiệp liên tục vào thị trƣờng tiền tệ vƣợt quá ít nhất 2% GDP. Trong ba tiêu chí này, Việt Nam chỉ "thỏa mãn" tiêu chí thặng dƣ thƣơng mại khi đạt giá trị xuất siêu vào thị trƣờng Mỹ ở mức kỷ lục tới 651
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 35 tỷ USD vào năm 2018. Đối với tiêu chí thặng dƣ tài khoản vãng lai, Việt Nam chƣa đạt tới mức 3% GDP vì bản thân nhập khẩu của ta cũng gần tƣơng đƣơng xuất khẩu. Sự can thiệp vào thị trƣờng tiền tệ khẳng định là có, tuy nhiên mức độ can thiệp của Ngân hàng Nhà nƣớc là không đáng kể và chắc chắn không thể vƣợt quá mức 2% GDP. Lý do là vì đối với một nƣớc có nhập khẩu cao nhƣ Việt Nam thì việc thao túng tiền tệ để cố tình giữ giá VND thấp có thể giúp cho việc xuất khẩu nhƣng không có lợi cho việc nhập khẩu. Mặc dù vậy, những động thái mới nhất từ phía chính quyền của tổng thống Donald Trump cho thấy họ vẫn đang theo dõi sát động thái chính sách của Việt Nam, vì vậy nhằm tránh những xung đột nhiều bất lợi với Mỹ, chúng ta nên hƣớng tới điều hành chính sách tỷ giá và tiền tệ một cách phù hợp. Rủi ro bị trừng phạt thƣơng mại Tháng 5/2018, Mỹ áp thuế chống bán phá giá 199,76% và trợ giá 256,44% đối với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam nhƣng sử dụng vật liệu từ Trung Quốc. Tỷ lệ với thép chống gỉ là 199,43% và 39,05%. Bộ Công thƣơng dẫn nguồn từ Tổng cục Hải quan cho biết hiện có 11 mặt hàng thép xuất khẩu sang Mỹ có mã HS trùng với mặt hàng thép nhập khẩu từ Trung Quốc, chiếm 34% lƣợng thép xuất khẩu sang Mỹ. Thuế tăng chắc chắn tác động đến ngành thép Việt Nam, mặc dù vậy các công ty thép trong nƣớc đánh giá mức thuế mới sẽ không ảnh hƣởng quá lớn đến tình hình hoạt động nói chung. Tuy nhiên, đây là hồi chuông cảnh báo cho thấy nguy cơ Việt Nam trở thành sân sau của Trung Quốc, tiếp tay cho doanh nghiệp Trung Quốc tránh thuế NK vào Mỹ [nhờ dán nhãn ―Made in Việtnam‖]. Nói một cách khác, chúng ta đối mặt với rủi ro tranh chấp có thể dấy lên với Mỹ và Trung Quốc về vấn đề truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Trên thực tế, các mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Mỹ nhƣ các sản phẩm may mặc, da và giày dép, thiết bị điện tử và điện quang, sản phẩm hóa chất và khoáng sản phi kim loại, máy móc và thiết bị; gỗ, 652
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 giấy, sản phẩm từ giấy, in ấn và xuất bản có thành phần xuất xứ từ Trung Quốc đƣợc mƣợn danh sản xuất tại Việt Nam. Hay Việt Nam nhập khẩu nho, đậu nành, yến mạch Mỹ rồi xuất khẩu sang Trung Quốc nhƣng vì "chiến tranh thƣơng mại" giữa 2 cƣờng quốc thì những hoạt động này sẽ bị cả Trung Quốc và Mỹ giám sát chặt chẽ và sử dụng hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu "quá cảnh" Việt Nam. Cơ hội cải cách nền kinh tế CTTMMT có thể coi là một thời cơ giúp Việt Nam gia tăng quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trƣờng, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc khi mà chi phí nhân công và các ƣu đãi về thuế đang mất dần.29 Trên thực tế, hiện kinh tế Việt Nam có mức độ lệ thuộc thị trƣờng Mỹ-Trung Quốc khá cao, trong khi thực lực doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia còn yếu. Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam lại khá lớn do doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và gia công hàng xuất khẩu. Chính vì vậy, CTTMMT sẽ tác động, làm cho giá nguyên liệu rẻ hơn và đây là lợi thế để Việt Nam có thể giảm giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, đây là cơ hội để chúng ta nâng cấp năng lực tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm thay thế cho các doanh nghiệp Trung Quốc, thậm chí là cả doanh nghiệp Mỹ, dƣới ảnh hƣởng của xung đột kinh tế giữa hai quốc gia này. Nguy cơ tái đám phán các hiệp định thƣơng mại Sự chệch hƣớng thƣơng mại của Mỹ với Trung Quốc có thể làm thay đổi cán cân thƣơng mại của nƣớc thứ ba nếu các bên muốn tìm một đƣờng vòng để đi vào sân nhà của đối thủ. Việt Nam có thể sẽ bị xếp 653
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 chung vào một nhóm với Trung Quốc và gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc cải thiện quy mô và chất lƣợng xuất khẩu của mình. Khi bị Mỹ áp thuế, Trung Quốc có thể có những chính sách phá giá, đẩy hàng hóa sang các nƣớc xung quanh, trong đó có Việt Nam, để giảm phụ thuộc vào Mỹ và duy trì năng suất. Điều này có thể sẽ khiến cho cán cân thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc quay lại xu hƣớng gia tăng, sau khi chúng ta đã đạt đƣợc mục tiêu dần tiến tới cân bằng cán cân thƣơng mại với nƣớc này. Hệ quả của những thay đổi này có thể dẫn tới việc Mỹ và Trung Quốc xem xét lại những điều khoản thỏa thuận thƣơng mại với Việt Nam, đƣa ra những điều chỉnh nhằm duy trì lợi ích của họ trong hoàn cảnh mới. KẾT LUẬN Đối với Việt Nam, tác động của CTTM là tác động hai chiều. Tác động tích cực là cơ hội mở rộng thị trƣờng ở Mỹ nếu hàng xuất khẩu Trung Quốc bị hạn chế. Tác động với kịch bản 50 tỷ USD là không lớn, nhƣng với kịch bản 250 tỷ USD là khá lớn do đã bao gồm rất nhiều nhóm hàng chủ lực của Việt Nam. Khối doanh nghiệp FDI có thể hƣởng lợi nhiều hơn, đặc biệt nhóm ngành điện tử, điện máy gia dụng. Tác dụng mở rộng thị trƣờng ở Trung Quốc, mặc dù vậy, không nhiều do hàng hóa của Mỹ xuất sang Trung Quốc đều không phải thế mạnh của Việt Nam. Ngoài ra cả Trung Quốc hay Mỹ đều có thể lựa chọn chuyển hƣớng đầu tƣ, sau đó xuất khẩu hàng hóa từ các nƣớc trung gian nhƣ Việt Nam sang nƣớc kia để không phải chịu mức áp thuế cao. Ngƣợc lại Việt Nam có thể chịu tác động tiêu cực do tốc độ tăng trƣởng chung toàn cầu bị giảm đi kéo theo cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm. Ngoại trừ EU, các đối tác thƣơng mại lớn của Việt Nam đều bị ảnh hƣởng tiêu cực. Ở một góc độ khác, khi hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ bị áp thuế, để giảm phụ thuộc vào Mỹ, duy trì năng suất, Trung Quốc có thể có những chính sách phá giá, đẩy hàng 654
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 hóa sang các nƣớc xung quanh, trong đó có Việt Nam. Điều này tạo ra sức ép cho doanh nghiệp nội địa. Đánh giá chung, có thể có một số cơ hội với các doanh nghiệp xuất hàng sang Mỹ cũng nhƣ có cơ hội để các nhà sản xuất Việt Nam nhập khẩu đầu vào rẻ hơn từ Trung quốc, tuy nhiên, với tốc độ giảm về tăng trƣởng và thƣơng mại toàn cầu cũng nhƣ tác động về mặt tỷ giá và thị trƣờng tài chính, tác động của cuộc chiến thƣơng mại là tiêu cực với Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sidney Leng (2019), Vietnam biggest winner from first year of the US-China trade war as supply chains shift, report shows, Nghiên cứu của South China Morning Post, xuất bản ngày 5/6/2019 2. Phạm Tiến Dũng (2018), ―Báo cáo chuyên đề: Toàn cảnh cuộc chiến tranh thƣơng mại Mỹ-Trung‖, tr.12 3. Hồ Quốc Tuấn (2018), Việt Nam đối phó với chiến tranh thƣơng mại, Tƣ liệu Nghiên cứu Quốc tế, link: tranh-thuong-mai, ngày truy cập 9/4/2019 4. Eugenio Cerutti, Gita Gopinath và Adil Mohommad (2019), The Impact of US-China Trade Tensions, IMF Blogs, xuất bản ngày 23/5/2019 5. Ben Holland và Cedric Sam (2019), A $600 Billion Bill: Counting the Global Cost of the U.S.-China Trade War, Nghiên cứu của Bloomberg, ngày 28/5/2019 6. Chen Gong (2019), Moving factories from China to Southeast Asia? Watch out for rising costs and strikes, South China Morning Post, 01/07/2019. 7. Phƣơng Anh (2018), Cuộc chiến thƣơng mại Mỹ - Trung: Việt Nam cần có những đối sách kịp thời và phù hợp, Nghiên cứu của Tạp chí Tài chính, ngày 9/8/2018 655
- International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 8. Lê Huy Khôi (2018), Những tác động từ Chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung, Tạp chí Tài chính, ngày 20/12/2018 9. Nguyễn Đoan Trang (2018), Tác động của chiến tranh thƣơng mại tới kinh tế thế giới và Việt Nam, Nghiên cứu của NCIF (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia), ngày 4/12/2018. Link: 10. Eshe Nelson (2019), The US-China trade war is the biggest threat to the “fragile” global economy, the OECD says, Nghiên cứu của Quartz, xuất bản ngày 22/5/2019. Link: economy-oecd/ 11. Uptin Saiidi (2019), China‘s foreign direct investment into the US dropped precipitously in 2018, data show, Tin CNBC, ngày 15/1/2019. Link: direct-investment-to-the-us-falls-in-2018-data.html 12. Tạ Hoàng Anh (2018), Biến động tỷ giá và chính sách tiền tệ của các nền kinh tế chủ chốt khu vực châu Âu và châu Á trong bối canh chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung, Nghiên cứu của NCIF (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia), ngày 18/12/2018. Link: 13. Gary Clyde Hufbauer (2018), The Future Direction of the Trade War & Role of the WTO, Japan SPOTLIGHT, ngày 10/7/2018 656