Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến kinh tế Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- anh_huong_cua_chu_ky_kinh_te_den_kinh_te_viet_nam.pdf
Nội dung text: Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến kinh tế Việt Nam
- ẢNH HƯỞNG CỦA CHU KỲ KINH TẾ ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM ThS Phan Ngọc Yến Xuân* ThS Lê Trường Giang* TÓM TẮT Các biến động kinh tế khi xem xét cẩn thận đều có tính chu kỳ, có rất nhiều chu kỳ kinh tế trong đó có 4 đại chu kỳ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu bao gồm: chu kỳ sóng chi tiêu thế hệ 39 năm, chu kỳ địa chính trị 34 năm, chu kỳ đổi mới công nghệ 45 năm và chu kỳ bùng nổ/đổ vỡ 10 năm. Khi các chu kỳ này ở pha đi xuống sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt nếu cả bốn chu kỳ cùng hội tụ đi xuống thì tác động này vô cùng to lớn. Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh tế của Việt Nam đi cùng với các chu kỳ kinh tế toàn cầu, do đó việc hiểu được các chu kỳ này giúp cho các nhà quản lý dễ dàng dự đoán và có những biện pháp chuẩn bị chủ động thích ứng với những biến đổi kinh tế có thể xảy ra. Từ khóa: Chu kỳ kinh tế, suy thoái, kinh tế Việt Nam. 1. Giới thiệu về chu kỳ kinh tế Theo Paul A Samuelson, chu kỳ kinh tế là một sự dao động của tổng sản lượng quốc dân, của thu nhập và việc làm thường kéo dài trong một giai đoạn được đánh dấu bằng một sự mở rộng hay thu hẹp trên quy mô lớn trong hầu hết các khu vực của nền kinh tế. Các nhà kinh tế thường chia chu kỳ kinh tế thành hai giai đoạn chính: giai đoạn suy thoái và giai đoạn mở rộng, các đỉnh và đáy là giai đoạn chuyển hướng của chu kỳ, sự đi xuống của một chu kỳ gọi là suy thoái – là một giai đoạn mà trong đó GDP thực tế giảm xuống ít nhất trong hai quý liên tiếp – suy thoái bắt đầu tại một đỉnh và kết thúc tại một đáy. Trong giai đoạn suy thoái cầu về lao động giảm làm thất nghiệp gia tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, giá chứng khoán thường sẽ giảm xuống khi các nhà đầu tư cảm nhận được chu kỳ kinh tế đi xuống. Giai đoạn mở rộng là hình ảnh phản chiếu của suy thoái, mỗi nhân tố trên sẽ hoạt động theo chiều ngược lại. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau. * Khoa Kinh Tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. 72 -
- Hình 1.1: Sơ đồ chu kỳ kinh tế Sản lượng Một chu kỳ Yt Yp Suy thoái kinh tế Đáy Thu hẹp Mở rộng sản xuất sản xuất Năm Hình 1. Sơ đồ chu kỳ kinh tế Tất cả mọi sự kiện, hoạt động kinh tế đều có tính chu kỳ và diễn ra theo một lịch trình rất cụ thể. Thay vì chối bỏ hay chống lại các chu kỳ, mọi việc sẽ trở nên thành công hơn, ít áp lực hơn nếu như hành động phù hợp với chu kỳ, điều này đúng với mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh cũng như chính phủ các quốc gia. Trong điều hành, quản lý kinh tế quốc gia, nếu chính phủ hiểu và nắm được các chu kỳ kinh tế, chính phủ đó có thể chuẩn bị những kế hoạch ứng phó chủ động, thích nghi và khai thác các cơ hội do chu kỳ kinh tế mang lại. 2. Các chu kỳ kinh tế chính chi phối thế giới Thế giới đã trải qua rất nhiều chu kỳ, trong đó có bốn chu kỳ lớn mà chúng ta gọi nó là Tứ đại chu kỳ, đây là bốn chu kỳ luôn xuất hiện và giải thích cho mọi cú bùng nổ và đổ vỡ của nền kinh tế chúng ta đó là: Chu kỳ sóng chi tiêu thế hệ; Chu kỳ địa chính trị; Chu kỳ đổi mới công nghệ; Chu kỳ bùng nổ/đổ vỡ. 2.1. Chu kỳ sóng chi tiêu thế hệ Nền kinh tế bị chi phối bởi các số liệu nhân khẩu học, sóng chi tiêu thế hệ phản ánh hành động chi tiêu của mỗi thế hệ bởi vì chi tiêu của mỗi thế hệ tăng, đạt đỉnh, suy giảm một cách có thể đoán trước được. Một thế hệ gia nhập lực lượng lao động ở tuổi 20, kết hôn ở tuổi 26, sau đó tiền thuê nhà đạt đỉnh, thường họ sinh con đầu lòng ở tuổi 28 – 29. Người ta mua nhà đầu tiên vào khoảng năm 31 tuổi, sau đó, ba mẹ có thể hỗ trợ họ mua ngôi nhà lớn nhất ở độ tuổi 37 – 41, ở độ tuổi này họ mua sắm đồ dùng trong nhà, hoàn thành nghĩa vụ giúp con cái hoàn tất chương trình học cấp 3 và chi tiêu này tăng nhiều nhất quanh tuổi 46 – đây là độ tuổi đạt đỉnh chi tiêu tiêu dùng đối với một hộ gia đình bình thường. Sau đó, chi tiêu bắt đầu có dấu hiệu giảm lại thay vào đó là tiết kiệm bắt đầu tăng nhưng tăng nhiều nhất vào khoảng - 73
- 53 – 63 tuổi cho đến khi giá trị tài sản ròng đạt đỉnh ở tuổi 64 (sau vài năm khi một người trưởng thành bắt đầu nghỉ hưu). Sau khi nghỉ hưu người ta chi tiêu cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng trong khoảng 65 – 70 tuổi, chi tiêu cho việc khám chữa bệnh, mua thuốc, dưỡng lão quanh độ tuổi 77 – 84. Hình 2.1. Sóng chi tiêu của một thế hệ Nguồn: Harry S. Dent, Andrew Pancholi (2019) Sau khi điều chỉnh sóng chi tiêu của các nhóm thế hệ lớn chúng ta được chy kỳ sóng chi tiêu thế hệ trong đó mỗi chu kỳ kéo dài 39 năm. Sóng chi tiêu thế hệ có một mối liên hệ đến sự biến động của các chỉ số kinh tế. Tại Mỹ, sóng chi tiêu thế hệ đạt đỉnh cuối năm 2007 bắt đầu đi xuống và chúng ta chứng kiến cuộc đại suy thoái ập đến năm 2008. Tại Nhật, sóng chi tiêu thế hệ đạt đỉnh vào cuối năm 1996, kể từ thời điểm này nền kinh tế Nhật hứng chịu các cuộc khủng hoảng phải sử dụng phao cứu sinh là công cụ nới lỏng tiền tệ. 2.2. Chu kỳ địa chính trị Chu kỳ địa chính trị kéo dài khoảng 34 năm diễn biến theo những sự kiện chính trị lớn của thế giới, cứ 17 năm một lần chu kỳ này chuyển từ pha tích cực sang tiêu cực. Quãng thời gian tích cực của chu kỳ này là từ năm 1983 đến 2000, trong thời gian này không rắc rối lớn nào xảy ra trên thế giới, chiến tranh lạnh nhanh chóng phôi pha, cuộc chiến Iraq không xảy ra tình trạng chiếm đóng hay thay đổi thể chế. Tuy nhiên khi chu kỳ này chuyển sang pha tiêu cực thế giới bắt đầu chứng kiến một chuỗi bất tận những sự kiện địa chính trị gây tàn phá: khủng bố 9/11, hai cuộc chiến thất bại, những cuộc nội chiến liên miên gồm Syria, mùa xuân Ả Rập, Nga thôn tính Crimea và Ukraine, sự trổi dậy của ISIS, cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris, khủng bố ở Brussels, Nice, Anh, mâu thuẫn sắc tộc ở Mỹ 74 -
- Hình 2.2. Chu kỳ địa chính trị Nguồn: Harry S. Dent, Andrew Pancholi (2019) Chu kỳ này ảnh hưởng lớn đến cảm nhận rủi ro của nhà đầu tư, đến sự định giá cổ phiếu cũng như tỷ suất giá/thu nhập (P/E). Giá cổ phiếu trong thời kỳ tiêu cực của chu kỳ này có xu hướng chỉ bằng một nửa so với thời kỳ tích cực. Chu kỳ địa chính trị đang ở giai đoạn đi xuống cho đến cuối năm 2019 – đầu năm 2020 ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu giai đoạn này. 2.3. Chu kỳ đổi mới công nghệ Chu kỳ đổi mới công nghệ sẽ đạt đỉnh cứ sau mỗi 45 năm, năm 1875 tàu hơi nước đạt đỉnh và sau đó sụt giảm nhanh chóng, năm 1920 sự phát triển của ngành đường sắt sau đó giảm sút, 1965 xe hơi chiếm trọn trái tim của giới trung lưu, 2010 internet và máy tính di động thay đổi cách thức chúng ta làm việc và tương tác với nhau. Thời gian mỗi công nghệ được phổ biến kéo dài 22,5 năm tạo nên giai đoạn đi lên của chu kỳ, nửa thời gian còn lại là giai đoạn đi ngang (không phải dốc xuống như các chu kỳ khác) có nghĩa là vẫn có sự cải tiến công nghệ diễn ra nhưng nhiều công nghệ đột phá vẫn chưa được phổ biến và vận dụng rộng rãi để tạo nên sự bùng nổ mạnh mẽ. 2.4. Chu kỳ bùng nổ/đổ vỡ Chu kỳ này bị ảnh hưởng bởi chu kỳ vệt đen mặt trời biến đổi trong khoảng 8 – 13 năm, đây là chu kỳ có giá trị nhất để xác định các cuộc khủng hoảng và suy thoái. Chúng ta có thể thấy các cuộc suy thoái đáng kể xảy ra cứ khoảng 10 năm một lần: đầu thập niên 1960, đầu và giữa thập niên 1970, đầu thập niên 1980, đầu thập niên 1990, đầu thập niên - 75
- 2000, giai đoạn 2008 – 2009 và đầu 2020. 88% các cuộc suy thoái và khủng hoảng trên thị trường chứng khoán xảy ra trong giai đoạn đi xuống của chu kỳ bùng nổ/đổ vỡ. 2.5. Sự hội tụ của các chu kỳ Các quốc gia đều chịu ảnh hưởng của 4 chu kỳ cơ bản này đặc biệt đối với diễn biến của thị trường chứng khoán, sự ổn định của các nền kinh tế và đời sống của người dân. Bản thân mỗi chu kỳ khi ở giai đoạn đi xuống cũng mang đến tác động tiêu cực cho nền kinh tế, nhưng khi các chu kỳ này hội tụ với nhau sẽ gây ra một tác động cộng gộp vô cùng to lớn. Trong thế kỷ vừa rồi, bốn đại chu kỳ này có 3 lần hội tụ ở pha tiêu cực trong đó cả 4 chu kỳ đều đi xuống. Hình 2.3. Hội tụ của bốn đại chu kỳ Nguồn: Harry S. Dent, Andrew Pancholi (2019) Như quan sát trên hình, lần hội tụ đầu tiên là vào đầu những năm 1930 và thế giới đã trải qua một một đại suy thoái khủng khiếp nhất lịch sử tính tới thời điểm đó. Cuộc đại khủng hoảng bắt đầu ở Hoa Kỳ vào ngày 4/9/1929 khi thị trường chứng khoán sụp đổ (ngày này còn được gọi là Thứ Ba đen tối), giá cổ phiếu hạ xuống mức thấp chưa từng có ở thị trường chứng khoán New York trong “ngày Thứ Năm đen tối” (24/10/1929), các cổ đông đã mất 15 tỉ USD, giá trị các loại chứng khoán giảm 40 tỉ USD, hàng triệu người bị mất sạch số tiền mà họ tích góp cả đời. Tiếp đó, các nhà máy liên tiếp đóng cửa, hàng nghìn ngân hàng theo nhau phá sản, hàng triệu người thất nghiệp không còn phương kế sinh sống, 76 -
- hàng nghìn người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm cố, nhà nước không thu được thuế, công chức không được trả lương. Từ năm 1929 đến năm 1932, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn thế giới đã giảm ước tính khoảng 15%. Thu nhập cá nhân, doanh thu thuế, lợi nhuận và giá cả đều giảm mạnh, trong đó thương mại quốc tế giảm hơn 50%. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tàn phá khủng khiếp nền kinh tế thế giới: sản lượng công nghiệp giảm 45%, số nhà xây mới giảm 80%, khoảng 5.000 ngân hàng bị phá sản, khoảng 50 triệu người thất nghiệp, phải sống trong cảnh nghèo đói. Lần hội tụ thứ 2 là giữa thập niên 1970 và chúng ta cũng đã chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vô cùng tồi tệ. Năm 1971, hệ thống tỷ giá hối đoái cố định ở phần lớn các quốc gia đổ vỡ đi kèm với cú sốc tăng giá dầu mỏ dẫn đến tình trạng siêu lạm phát xảy ra phá hủy nghiêm trọng nền kinh tế. Những năm 1970 và thị trường chứng khoán là một mớ hỗn độn, thị trường mất 50% trong khoảng thời gian 20 tháng và trong gần một thập kỷ, chẳng có ai muốn làm gì với cổ phiếu, tăng trưởng kinh tế yếu, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đến hai con số. Và lần hội tụ tiếp theo là cuối năm 2019 và đầu những năm 2020. Thật vậy, chúng ta đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nghiêm trọng và đến bây giờ vẫn chưa biết chừng nào cuộc suy thoái này mới kết thúc và hậu quả của nó nghiêm trọng đến mức nào. Tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020 giảm khoảng từ 5-7% so với mức độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới trong các năm trước, lần đầu tiên hàng chục nền kinh tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Italy, Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia Trong đó, Mỹ và châu Âu là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ nhất trong năm 2020. Tại Mỹ trong quý II/2020 GDP giảm 31,4%; còn tại châu Âu GDP giảm 12,1%; tại châu Á, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm hai quý liên tiếp, trong quý II kinh tế nước này giảm 28,8%. 3. Tác động của chu kỳ kinh tế toàn cầu đến kinh tế Việt Nam Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ nên chịu tác động của những thay đổi trong kinh tế toàn cầu đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, Do đó, những biến đổi chu kỳ kinh tế của thế giới, đặc biệt là chu kỳ bùng nổ/đổ vỡ cũng góp phần ảnh hưởng và tạo ra chu kỳ kinh tế của Việt Nam. Tính từ năm 1986 sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới đến năm 2021, nước ta đã trải qua 4 lần sụt giảm kinh tế tần suất từ 9 – 10 năm, phù hợp với chu kỳ bùng nổ/đổ vỡ của kinh tế toàn cầu. - 77
- Hình 3.1. Chu kỳ kinh tế ở Việt Nam đến năm 2018 Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2019) Lần đầu là vào những năm 1988 – 1990, bối cảnh thế giới lúc đó trải qua cuộc khủng hoảng 1987 xuất phát từ sự sụp đổ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ngày 19/10/1987 (còn gọi là ngày thứ Hai đen tối), hôm đó, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đã tụt tới 508 điểm xuống còn 1739 (22,6%), tình trạng tương tự xảy ra đồng thời khắp thế giới. Vào cuối tháng 10, các thị trường chứng khoán của Hồng Kông đã tụt 45,8%, Úc 41,8%, Tây Ban Nha 31%, Anh Quốc 26,4%, Hoa Kỳ 22,68% và Canada 22,5%. Ngay sau đáy 1989 là cuộc khủng hoảng cho vay và tiết kiệm Mỹ vào năm 1990 – 1991, đồng thời thời gian đó chế độ xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô đến cuối giai đoạn suy yếu và tan rã. Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, năm 1988 chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng 339,4%, năm 1989 giảm còn tăng 36% thì năm 1990 lại tăng 67,1%, năm 1991 tăng 67,5%, tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn này chỉ đạt 4,9%. 78 -
- Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam từ 1980 – 2014 Nguồn: Lần thứ 2 là vào những năm 1998 – 1999, châu Á trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nghiêm trọng năm 1997 bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan sang các nước ASEAN khác rồi tới Hàn Quốc và Nhật Bản, đánh dấu một năm đầy biến động trên thị trường tài chính – tiền tệ thế giới. Nước ta lại nhanh chóng đi vào thời kỳ suy thoái 1998-1999, tốc độ tăng trưởng chỉ còn 5,8% năm 1998 và xuống đáy 4,8% năm 1999, cũng trong năm 1999, thất nghiệp tăng lên 6,7% và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn ở mức rất cao 28,9%. Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 1994 – 2016 Nguồn: Phạm Nam Kim (2016) - 79
- Lần thứ 3 là vào những năm 2008 – 2012, thế giới trải qua cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2008 bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ, hậu quả là 10.000 tỷ USD bị cuốn trôi, 30 triệu người mất việc, 50 triệu người quay lại chuẩn dưới nghèo. Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng, lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và 2011, sản xuất công nghiệp lao đao, tồn kho lớn. Hình 3.4. Chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam 2007 – 8/2013 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đơn vị: % Và hiện nay, thế giới cũng như Việt Nam đang phải trải qua cuộc khủng hoảng tiếp theo với mức độ vô cùng nghiêm trọng và vẫn đang diễn biến phức tạp nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 trên toàn cầu. Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện nay còn có thể giải thích thông qua sự hội tụ ở pha tiêu cực của bốn đại chu kỳ lớn như đã nêu ở phần 2. 80 -
- Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam và một số quốc gia Nguồn: Báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế 2020 Viêt Nam là một trong số ít các nước có tôc đô tăng trương dương trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng quy I là 3,68%, quy II tăng 0,39%, quy III tăng 2,62% va quy IV/2020 tăng 4,48%. Tuy mưc tăng trương kinh tê năm 2020 cua Viêt Nam vân thâp hơn 4,11% so vơi tôc đô tăng trương năm 2019 nhưng lai kha cao so vơi cac kêt qua bao cao cua nhiêu quôc gia trên thê giơi, trong khu vưc ASEAN va Đông A. Sô doanh nghiệp tam dưng kinh doanh co thơi han, ngưng hoat đông chơ lam thu tuc giai thê trong năm 2020 la 101,7 nghin doanh nghiệp, tăng 13,9% so vơi năm trươc, sô doanh nghiệp dưng kinh doanh đê lam thu tuc giai thê tăng cao, lên gân 17,5 nghin doanh nghiệp (tăng 3,7%). 4. Kết luận và khuyến nghị Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng các biến động kinh tế trong nước luôn gắng liền với các biến động kinh tế toàn cầu, mọi sự kiện thoạt nhìn có tính ngẫu nhiên nhưng khi xâu chuỗi chúng lại thì đó là những sự việc xảy ra mang tính chu kỳ giúp chúng ta có thể dự báo và có sự chuẩn bị cho những điều có thể xảy ra. Vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu chu kỳ kinh tế là một điều hết sức cần thiết đặc biệt đối với những nhà điều hành và quản lý đất nước. - 81
- Hiện nay, cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 đang mang đến rất nhiều khó khăn cho kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, để đối phó với cuộc khủng hoảng này, chính phủ nên có nhiều chính sách phối hợp giữa công cụ tài khóa mở rộng và công cụ tiền tệ mở rộng trong điều tiết nền kinh tế. Đối với chính sách tài khóa, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục được thực hiện theo hướng tập trung hơn, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Cần có chọn lọc, phân loại ngành nghề để hỗ trợ, trên cơ sở đánh giá, khảo sát nhanh tác động của dịch COVID-19 đến ngành, nghề cụ thể và có điều kiện, tiêu chí. Nên xem xét hỗ trợ giảm thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp bởi đây là loại thuế mà diện điều tiết rộng. Thuế này không cần phải có lợi nhuận mới phải nộp như thuế thu nhập doanh nghiệp. Cần xem lại chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp vì đa phần (chiếm 98% số lượng doanh nghiệp) các doanh nghiệp đang gặp khó khăn hoặc đứng trước nguy cơ phá sản là do gánh nặng chi phí mà hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là không phù hợp với họ. Đầu tư công vẫn là bệ đỡ chính cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Trong khi cầu chi tiêu từ khu vực doanh nghiệp và người dân giảm mạnh, Nhà nước cần đóng vai trò là đối tượng chi tiêu chính. Do vậy, đẩy mạnh chi tiêu đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng. Cần có sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội để tránh xảy ra những hệ lụy tiêu cực và rủi ro đạo đức. Các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất kế sinh nhai, cần phải được ưu tiên hàng đầu về nguồn lực và thực hiện nhanh chóng. Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong việc đào tạo kỹ năng cho người lao động trong thời gian giãn việc, nghỉ việc để một mặt nâng cao trình độ cho người lao động, mặt khác giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng khi nền kinh tế cũng như doanh nghiệp hoạt động bình thường trở lại. Đối với chính sách tiền tệ, công cụ lãi suất trong thời điểm hiện nay sẽ ít hiệu quả, dù lãi suất có giảm cũng không tạo được động lực để doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh khi tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát. Chính sách hỗ trợ tín dụng nên tập trung vào nhóm các doanh nghiệp ít hoặc không bị ảnh hưởng, hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả để tránh nguy cơ về nợ xấu của ngân hàng. 82 -
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Harry S. Dent, & Andrew Pancholi (2019). Khủng hoảng tài chính: Những điềm báo trước giờ G. Nhà xuất bản Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. 40-nam-qua-601300 truy cập ngày 15/5/2021. hoi-mong-manh.htm nao-20705.html nam-64019.html truy cập ngày 15/5/2021. truy cập ngày 16/5/2021. truy cập ngày 16/5/2021. thoai-704342.html truy cập ngày 16/5/2021. Nguyễn Xuân Thành (2019). Kinh tế Việt Nam 2019 – Những mảng màu sáng tối. Kinh tế Việt Nam 2019 – Những mảng màu sáng tối. mau-sang-toi-post121331.html truy cập 18/5/2021. Paul A Samuelson, & Wiliam D. Nordhalls (2010). Kinh tế học tập 2. Nhà xuất bản Tài chính. Phạm Nam Kim (2016). Hiện trạng kinh tế Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế. https:// tri-luat.com/tin-tuc/hien-trang-kinh-te-viet-nam-truoc-nguong-cua-hoi-nhap-quoc-te-890. html truy cập ngày 16/5/2021. - 83