Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến hệ thống thông tin kế toán tại các ngân hàng thương mại

pdf 8 trang Gia Huy 24/05/2022 1980
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến hệ thống thông tin kế toán tại các ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_lan_thu_4_den_he_th.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến hệ thống thông tin kế toán tại các ngân hàng thương mại

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CáCH mạng công NGHIệP lần thứ 4 ĐẾN Hệ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOáN TẠI CáC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ThS. Nguyễn ịTh Hoài Thu1 Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên PGS. TS. Trần Mạnh Dũng2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tới hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng các tài liệu kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan của một số chi nhánh của NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh trong hoạt động của hệ thống thông tin nói chung và HTTTKT nói riêng của NHTM: tác động tới chính sách phát triển công nghệ của các NHTM; mở ra thêm các hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới của NHTM; ảnh hưởng tới sự an toàn, bảo mật trong thông tin của ngân hàng; ảnh hưởng tới người sử dụng hệ thống thông tin của ngân hàng Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đưa ra đối với NHTM và Ngân hàng Nhà nước để giúp các NHTM có những biện pháp chủ động ứng phó với sự thay đổi mạnh mẽ về khoa học công nghệ trong thời đại CMCN 4.0. Từ khóa: Hệ thống thông tin kế toán, Ngân hàng thương mại 1. Giới thiệu Những năm gần đây, với thành công trong sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp, trở thành nhóm các nước có thu nhập trung bình. Tác động của việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ký kết các Hiệp định Thương ạm i Tự do (FTAs), tham gia các tổ chức quốc tế có ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, các lĩnh vực, ngành nghề (Thanh Liêm, 2016). Để tăng năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần 1 Email của tác giả: nguyenhoaithu2010@gmail.com 2 Email của tác giả: manhdung@ktpt.edu.vn 253
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" quan tâm tới quản trị nội bộ và hệ thống thông tin quản lý (MIS) trong đó có hệ thống thông tin kế toán (AIS) (Hà Phạm, 2014). Đặc biệt, trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) khi tốc độ phát triển của công nghệ có bước đột phá mới, công nghệ thực tế ảo, vạn vật kết nối Internet, Trí tuệ nhân tạo, Big Data được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội thì hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp nói chung và tại các NHTM nói riêng đóng vai trò quan trọng nhằm cung cấp những thông tin quản trị hữu ích và đưa ra các ý kiến tham mưu, cố vấn cho nhà quản lý ra quyết định kinh tế đúng đắn (Thu Phong, 2017). Trên thực tế, mỗi NHTM đều áp dụng riêng hệ thống thông tin kế toán và được thực hiện trên hệ thống công nghệ thông tin. Tuy nhiên, qua thực tế thì vẫn còn nhiều điểm vẫn còn đang tranh luận gay gắt như tính bảo mật, an toàn, phân cấp quản lý thông tin kế toán, quản lý khách hàng Câu hỏi đặt ra là CMCN 4.0 có ảnh hưởng thế nào tới hệ thống thông tin kế toán tại NHTM ở Việt Nam? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp cho các NHTM ở Việt Nam thiết kế, xây dựng hệ thống thông tin kế toán sao cho phù hợp với nội bộ ngân hàng và bắt kịp xu thế phát triển công nghệ hiện nay. 2. CuộC CáCh mạng công nghiệp 4.0 và lĩnh vực ngân hàng tài chính Theo chiều dài lịch sử, thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra tại Vương quốc Anh vào cuối thế kỷ XVIII, khi phát minh ra động cơ hơi nước và ứng dụng vào việc cơ giới hóa ngành sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX ở khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ khi năng lượng điện nước được sử dụng để sản xuất hàng loạt với quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào khoảng thập kỷ 70 của thế kỷ XX, ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu cùng với sự phát triển của máy tính, các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin được sử dụng để tự động hóa sản xuất (Nghiêm Xuân Thành, 2017). Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và cộng nghệ, thế giới không ngừng chuyển động và kéo theo sự ra đời của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). CMCN 4.0 được nhen nhóm từ những năm 2000 và đến nay đã thực sự bùng nổ, là cuộc cách mạng phát triển trên ba trụ cột chính là kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý: thiên về Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of things (IOT), robot, 3D, Big Data với mục đích biến thế giới thực thành thế giới số. Với tốc độ, phạm vi và tác động lan tỏa đến mọi lĩnh vực, mọi chủ thể, CMCN 4.0 đã tạo ra những thay đổi cho một cuộc cách mạng hoàn toàn mới mà không phải là sự kéo dài của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Các nước trên thế giới đã mường tượng được sự tác động vô cùng to lớn của CMCN 4.0 trong mọi lĩnh vực, đến mọi chủ thể mà đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 254
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Dần dần máy móc, công nghệ trong lĩnh vực này sẽ thay thế dần con người mà sự giảm đáng kể nhân sự trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là một ví dụ cụ thể. Theo đó, nhiều ngân hàng quốc tế đã có những bước đi cụ thể thông qua việc hiện đại hóa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; tái cấu trúc ngân hàng; tăng hiệu lực và hiệu quả của quản trị ngân hàng; cắt giảm nhân sự trong ngân hàng mà nó có thể lên tới 40% nguồn lực hiện tại. Ở Việt Nam, những tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ của hệ thống NHTM, hình thành nên những sản phẩm, dịch vụ mới như Internet Banking, Mobile Banking, ví điện tử và đòi hỏi các nhà quản lý NHTM phải thay đổi các sản phẩm, dịch vụ của mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với những ngân hàng truyền thống chủ yếu kinh doanh dựa trên các hoạt động huy động vốn và cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức. Bên cạnh việc dựa trên uy tín, thương hiệu và niềm tin của công chúng thì các NHTM cũng cần cập nhật, đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của mình bằng cách phối hợp với các doanh nghiệp về công nghệ thông tin bởi sự phát triển của Fintech - các doanh nghiệp sử dụng công nghệ trong hoạt động tài chính ngày càng tăng. 3. Ảnh hưởng Của CáCh mạng công nghiệp 4.0 Tới hệ thống thông tin Kế toán tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam Hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) tại NHTM là công cụ được thiết kế để hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin về hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, kết quả tài chính phục vụ cho chỉ đạo, điều hành quản trị và các bên có quan tâm đến hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, HTTTKT tại ngân hàng còn có vai trò bảo vệ tài sản của ngân hàng, quản lý hoạt động tài chính ngân hàng, đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng. Sự thay đổi trong công nghệ là một trong các yếu tố tác động đến hoạt động của hệ thống thông tin NHTM nói chung và hệ thống thông tin kế toán tại NHTM nói riêng. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng CMCN 4.0 có ảnh hưởng ra sao tới hệ thống thông tin kế toán tại NHTM ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua việc nghiên cứu tài liệu kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các giao dịch viên, kiểm soát viên, chuyên viên quản lý cơ sở dữ liệu và cán bộ trung tâm công nghệ thông tin của 08 NHTM (gồm 01 NHTM nhà nước và 07 NHTM cổ phần) có chi nhánh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Dựa trên kết quả nghiên cứu tài liệu và kết quả phỏng vấn trực tiếp, một số ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến hệ thống thông tin kế toán tại ngân hàng nói chung có thể kể đến như sau: Thứ nhất, sự phát triển của CMCN 4.0 đã tạo ra các công nghệ mới như: công nghệ 255
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" đ ám mây lưu trữ thông tin dữ liệu liên tục, với khối lượng lớn, không giới hạn dung lượng; công nghệ tự động hóa có thể thay thế cho công việc ghi chép chuẩn hóa của kế toán; trí thông minh nhân tạo có thể thay thế con người trong các nghiệp vụ kế toán kể cả những nghiêp vụ khó như lập dự phòng, định giá ; công nghệ blockchain tạo sự liên kết dữ liệu ở các bộ phận tài chính - kế toán hay Big Data tập hợp và lưu trữ dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp Các công nghệ số, công nghệ nhân tạo này ảnh hưởng tới công nghệ được sử dụng trong hệ thống thông tin kế toán tại các NHTM. Qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan, các ngân hàng đã có đổi mới về công nghệ. Minh chứng là sự ra đời của các ứng dụng hữu ích như ứng dụng ngân hàng thông minh BIDV Smartbanking, Internet Banking của Agribank và Techcombank, EMB của MB Bank , DongA Internet Banking, VietinBank iPay, VietinBank eFAST Các ứng dụng dịch vụ đã bắt kịp xu thế mới của công nghệ, tuy nhiên các giao dịch viên, chuyên viên quản lý cơ sở dữ liệu của các NHTM được phỏng vấn nhận thấy trong quá trình thực hiện ứng dụng gặp một số lỗi như khó khăn trong việc đăng nhập vào dịch vụ của hệ thống, hệ thống quá tải khi có nhiều giao dịch thực hiện cùng một lúc làm cho giao dịch viên và khách hàng phải chờ đợi, hay hệ thống thông tin thường xuyên báo gặp phải sự cố, phải bảo trì Thực tế cho thấy, các NHTM ở Việt Nam đã chú trọng đầu tư lớn cho phát triển công nghệ nhưng vẫn còn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện do công nghệ thay đổi từng ngày và nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng. Thứ hai, CMCN 4.0 với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số, công nghệ điện toán đám mây đã tạo ra những lỗ hổng bảo mật trong hệ thống ngân hàng. Vì thế, đối với tính an toàn và bảo mật của thông tin các hoạt động giao dịch, hoạt động tín dụng nói chung và thông tin kế toán nói riêng tại ngân hàng cũng là yếu tố cần được quan tâm. Thực tế cho thấy nhiều sai phạm đã xảy ra trong an ninh, an toàn trong các giao dịch ngân hàng ở Eximbank, DongA Bank , điều này làm giảm niềm tin từ phía người gửi tiền và các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng (Việt Hưng, 2018). Vì thế mà khắc phục (lấp đầy) khoảng trống (gap) trong an ninh, an toàn mạng trong lĩnh vực ngân hàng đã, đang và sẽ là chủ đề được bàn luận sâu rộng trong ngữ cảnh trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Thứ ba, CMCN 4.0 ra đời với sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo, robot đã tạo ra sự cần thiết phải thay đổi của nhân sự sử dụng hệ thống thông tin kế toán. Nếu như trước đây, người sử dụng hệ thống thông tin kế toán chỉ cần có kiến thức chuyên nghiệp về tài chính, kế toán thì với sự phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, họ còn cần phải có kỹ năng về công nghệ, kỹ năng xử lý thông tin, trình bày báo cáo tài chính Tại các 256
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" chi nhánh NHTM, giao dịch viên phải kiêm cả phần công việc của kế toán, kiểm soát viên, khối lượng công việc họ phải thực hiện trong một giao dịch là rất lớn. Các giao dịch viên, kiểm soát viên, cán bộ công nghệ thông tin được phỏng vấn đều được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ, được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức trình độ nghiệp vụ chuyên nghiệp, bồi dưỡng kiến thức pháp luật như ở BIDV, đào tạo kết hợp với làm việc thực tế tại nước ngoài như ở VietinBank Khoa học công nghệ phát triển đã có ảnh hưởng tích cực tới người sử dụng hệ thống thông tin kế toán tại NHTM, đòi hỏi họ phải nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trình độ công nghệ thông tin. 4. KếT luận và khuyến nghị Nghiên cứu xem xét sự ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 tới hệ thống thông tin kế toán tại các NHTM ở Việt Nam. Tại các NHTM ở Việt Nam hiện nay, hệ thống Core banking được coi là hạt nhân của hệ thống thông tin gồm thông tin về tiền, tài sản thế chấp, các giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính Vì vậy, sự thay đổi công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh trong hoạt động của hệ thống thông tin nói chung và HTTTKT nói riêng của NHTM. Công nghệ thay đổi tác động tới chính sách phát triển công nghệ của các NHTM; mở ra thêm các hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới của NHTM; ảnh hưởng tới sự an toàn, bảo mật trong thông tin của ngân hàng; ảnh hưởng tới chính những người sử dụng hệ thống thông tin của ngân hàng và còn nhiều tác động tích cực, tiêu cực mà trong nghiên cứu chưa đề cập tới. Dựa trên những lợi thế hiện có và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của CMCN 4.0 tới HTTTKT tại các NHTM ở Việt Nam, thông qua kết quả phỏng vấn trực tiếp một số chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó có các khuyến nghị như sau: Đối với các Ngân hàng thương mại Với sự ra đời của công nghệ thông tin, việc sử dụng giải pháp liên quan đến công nghệ thông tin để thu thập và công bố thông tin kế toán phải được ưu tiên như là một trong số các giải pháp cho chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp (Ismail & Ali, 2013). Theo nghiên ức u của Lutfi & ộc ng sự (2016), yếu tố công nghệ có tác động mạnh nhất đến việc sử dụng hệ thống thông tin kế toán. Son và Benbasat cũng cho rằng với áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp có khuynh hướng chấp nhận sử dụng công nghệ để tránh bị loại khỏi ngành và để duy trì hình ảnh của doanh nghiệp (Lutfi & ộc ng sự , 2016). Những năm gần đây, đầu tư công nghệ trong ngành Ngân hàng ở Việt Nam đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực. Ngày 26/01/2016, NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chính thức nghiệm thu hệ thống Quản lý kế toán nội bộ ERP. Hệ thống giúp 257
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" BIDV hiện đại hóa quy trình quản lý kế toán nội bộ, hạch toán tự động, tăng độ chính xác, giảm thiểu rủi ro và tích hợp với hệ thống thông tin, nghiệp vụ của ngân hàng. Ngày 11/7/2017, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam phối hợp với nhà thầu FPT-IS đã tổ chức lễ công bố vận hành hệ thống ngân hàng lõi, kế toán, lập ngân sách và tích hợp hệ thống của NHNN, thuộc phạm vi hợp đồng SG3.1. Hệ thống SG3.1 đã tạo ra sự thay đổi lớn đối với công tác kế toán tài chính của NHNN (Phan Thị Minh Nghĩa, 2018). Ngày 12/01/2018, tạp chí uy tín về lĩnh vực tài chính - ngân hàng “The Asian Banker” vừa trao giải “Dự án ngân hàng lõi tốt nhất - Core banking” cho NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank). Những sự kiện này cho thấy, NHTM ở Việt Nam đã nhận thức được và thực hiện việc đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cấp hệ thống phần cứng (máy tính, máy chủ ), hệ thống phần mềm (phần mềm quản lý; phần mềm kế toán, quản trị mạng, hệ thống bảo mật; các quy định quản lý điều hành ). Tuy nhiên, công nghệ thay đổi từng ngày, các NHTM cần bắt kịp sự thay đổi đó và không ngừng đổi mới các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng đầu tư công nghệ thông tin hiện đại. Sự xuất hiện của các công ty tài chính công nghệ Fintech đặt ra câu hỏi liệu rằng các NHTM ở Việt Nam có nên hợp tác kinh doanh cùng phát triển với các công ty tài chính công nghệ Fintech hay phát triển Fintech như là một sản phẩm, dịch vụ của chính ngân hàng hay không? Thông tin ếk toán tại NHTM có vai trò quan trọng với nhà quản lý đặc biệt là Giám đốc tài chính trong quá trình ra quyết định. Vì thế, NHTM cần đưa ra các quy định, các định chế đối với việc xử lý thông tin, tăng mức độ tiếp cận truy cập thông tin nâng cấp hệ thống bảo mật thông tin, lập trung tâm dự phòng dữ liệu để khôi phục dữ liệu sau sự cố Về việc đào tạo nhân lực, hiện nay các NHTM vẫn tiếp tục đầu tư cho những lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên của mình. Song thiết nghĩ, các NHTM nên phối hợp với các đơn vị đào tạo là các trường đại học để đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực tài chính kế toán vừa có kiến thức hàn lâm, học thuật nhưng lại vừa có kiến thức về thực tế để giảm chi phí tuyển dụng hay đào tạo lại nhân viên mới. Đối với Ngân hàng Nhà nước Các NHTM ở Việt Nam đã nhận thức được khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức mà CMCN 4.0 tác động đến. Sẽ có quá nhiều việc phải làm khi CMCN 4.0 đem lại. Với các NHTM có quy mô lớn thì cũng đã dần đối mặt và phản ứng với sự tác động đó. Tuy vậy, với các NHTM có quy mô nhỏ thì vẫn chưa thực sự phản ứng quyết liệt với sự tác động lan tỏa của CMCN 4.0 này. Vì vậy, theo ý kiến của nhóm tác giả thì vai trò của 258
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Ngân hàng Nhà nước là rất quan trọng trong việc đưa ra các chính sách, hướng dẫn hệ thống NHTM trong việc đối phó với sự tác động sâu sắc của cuộc CMCN 4.0. Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước cũng như các NHTM vẫn tự mình cho rằng việc gì là cần thiết và đưa ra các chính sách, quy định và ứng phó với cuộc CMCN này. Lộ trình này được cho là mang tính truyền thống và khi có những rủi ro sai phạm trọng yếu nảy sinh thì lại tiếp tục đưa ra các giải pháp để khắc phục và câu chuyện vừa làm vừa mò mẫm vẫn tiếp tục xảy ra và chưa có hồi kết. Theo nhóm tác giả, Ngân hàng Nhà nước và các NHTM ở Việt Nam nên thay đổi theo hướng là có thể thuê các công ty tư vấn quốc tế hoặc thuê bộ phận tự vấn của chính các ngân hàng quốc tế lớn như Standard Chartered Bank, ANZ trong việc cung cấp các dịch vụ quản lý hệ thống ngân hàng, hệ thống thông tin, an ninh an toàn mạng Nếu chỉ làm được như các ngân hàng quốc tế thì đó đã là thành công đáng kể của các NHTM ở Việt Nam rồi chứ chưa kể đến thay đổi, sáng tạo. Tài liệu tham khảo 1. Hà Phạm (2014), Xây dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt, truy cập lần cuối ngày 28/05/2018, từ quoc-te-130/xay-dung-nang-luc-canh-tranh-cho-doanh-nghiep-viet-72-2.html. 2. Ismail, W. N. S. W. & Ali, A. (2013), ‘Conceptual model for examining the factors that influence the likelihood of computerized accounting information system (CAIS) Adoption among Malaysian SME’, International Journal of Information Technology and Business Management, 15(1), 122-151. 3. Nguyễn Thế Hưng (2006), Hệ thống thông tin kế toán (Lý thuyết, bài tập và bài giải), Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Nghiêm Xuân Thành (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuẩn bị của ngành Ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, truy cập lần cuối ngày 18/05/2018, từ . 5. Lutfi, A. A., Kamil, M.I. & Rosli M. (2016), ‘The influence of Technological, Organizational and Enviroment Factors on Accounting Information System among Jordanian Small and Medium-sized Enterprises’, International Journal of Economics and Financial Issues, 6, 240-248. 6. Phạm Quang & Trần Mạnh Dũng (2014), “Thị trường tài chính Việt Nam - Kinh nghiệm từ quốc tế và những thách thức đặt ra”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số đặc biệt tháng 12/2014, 7-13. 259
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 7.h P ạm Thị Minh Nghĩa (2018), Những thay đổi trong công tác kế toán, tài chính của NHNN khi ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi, truy cập ngày 20/05/2018, từ . 8. Trần Thị Kim Chi (2017), “Cơ hội và thách thức của ngành Ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam gia nhập CPTPP”, Tạp chí Tài chính, truy cập lần cuối ngày 20/05/2018, từ . 9. Trần Mạnh Dũng & Nguyễn Thúy ồH ng (2015), “Kiểm toán gian lận: Dễ hay khó thực hiện”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 141, 26-30. 10. Thanh Liêm (2016), Năm giải pháp thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia, truy cập ngày 28/05/2018, từ thuc-day-nang-luc-canh-tranh-quoc-gia. 11. Thu Phong (2017), Công nghệ đang làm thay đổi những gì đến lĩnh vực tài chính - kế toán của Ngân hàng thương mại, truy cập lần cuối ngày ngày 29/05/2018, từ . 12. Việt Hưng (2018), Những khoảng trống trong phòng ngừa tội phạm ngân hàng, truy cập lần cuối ngày 29/05/2018, từ . Ngày gửi bài: 17/5/2018 Ngày gửi lại bài: 29/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 260