Giáo trình Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối (Phần 1) - Hà Kim Thủy

pdf 66 trang cucquyet12 4880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối (Phần 1) - Hà Kim Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thanh_toan_quoc_te_va_kinh_doanh_ngoai_hoi_ha_kim.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối (Phần 1) - Hà Kim Thủy

  1. TRƯỜNG CĐ CNTT TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI GIẢNG MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ KINH DOANH NGOẠI HỐI BIÊN SOẠN: HÀ KIM THỦY
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thứ Năm Nhà xuất Địa chỉ Mục đích tự Tên tác giả Tên tài liệu xuất bản khai thác sử dụng bản tài liệu Học T.khảo 1 PGS.TS. Giao trình Thanh 2007 Thống kê Các nhà Học Nguyễn Văn Toán Quốc Tế sách kinh Tiến. tế 2 PGS.TS. Hỏi- Đáp Thanh 2010 Thống kê Các nhà Học Nguyễn Văn Toán Quốc Tế sách kinh Tiến tế 3 PGS.TS. Trần Giáo trình Thanh 2012 Thống kê Các nhà Học Hoàng Ngân. toán quốc tế sách kinh tế TS. Nguyễn Minh Kiều 4 Webside: Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại. Tham khả 5 Slide bài giảng của giáo viên Học
  3. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ. 1. Khái niệm về thanh toán quốc tế. Cơ sở hình thành TTQT Cơ sở hình thành hoạt động TTQT: hoạt động ngoại thương. Mục đích chính của hoạt động TTQT: hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước diễn ra một cách trôi chảy và hiệu quả. Nói đến hoạt động TTQT là nói đến hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại Khái niệm thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Thanh toán phi mậu dịch: việc thực hiện thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại, như chi trả chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài; các nguồn tiền, quà biếu, trợ cấp của cá nhân ở nước ngoài cho cá nhân ở trong nước; của tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đòan thể trong nước Thanh toán mậu dịch: việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và cung ứng các dịch vụ thương mại cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngọai thương. 2. Hợp đồng ngoại thương. 2.1. Khái niệm : Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Hàng hóa mua bán được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia (ngoại trừ hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp trong khu chế xuất và doanh nghiệp ngoài khu chế xuất) Đồng tiền thanh toán: đồng tiền nước người mua, người bán hay đồng tiền nước thứ ba => rủi ro tỷ giá Các bên mua bán có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau (trừ hợp đồng giữa các bên trong và ngoài khu chế xuất) 2.2. Đặc điểm. Trước hết nó mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán trong nước:
  4. Là sự thỏa thuận giữa ít nhất là hai bên. Chủ thể của hợp đồng là bên bán và bên mua. Nội dung của hợp đồng là nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua, nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền của người mua. Là hợp đồng song vụ. Ngoài ra, khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế. Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Đối tượng của hợp đồng mua bán quốc tế có thể được chuyển từ nước này sang nước khác. Tranh chấp phát sinh giữa các bên có thể do tòa án của một nước hoặc do một tổ chức quan trọng có thẩm quyền xét xử. Luật điều chỉnh của hợp đồng mang tính đa dạng, phức tạp. 2.3. Nguồn luật điều chỉnh. Điều ước quốc tế về thương mại. Có hai loại: Loại 1: Đề ra những nguyên tắc pháp lý chung. - Chúng làm cơ sở cho hoạt động ngoại thương nói chung và mua bán xuất nhập khẩu, mua bán quốc tế nói riêng. - Có thể là điều ước song phương hoặc đa phương, khu vực hoặc toàn cầu. Ví Dụ: Hiệp định thương mại song phương, hiệp định thương mại đa phương. Loại 2: Những điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh hợp đồng mua bán quốc tế. Ví Dụ: Công ước Viên 1980. Luật quốc gia – luật nước ngoài. Được áp dụng khi: Các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán quốc tế. Các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng sau khi hợp đồng mua bán quốc tế đã được ký kết. Khi luật đó được quy định trong các điều ước quốc tế hữ quan. Khi luật đó được trọng tài - cơ quan cơ quan xét xử tranh chấp – lựa chọn. Tập quán quốc tế về thuong mại.
  5. Tập quán thương mại là những thói quen thương mại được công nhận rộng rãi. Thói quen thương mại trở thành tập quán thương mại khi thỏa mãn các yêu cầu sau:  Là thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên.  Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen độc nhất.  Là thói quen có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ với nhau. 2.4. Nội dung. 2.4.1. Điều khoản tên hàng. 2.4.2. Điều khoản chất lượng 2.4.3. Điều khoản số lượng. 2.4.4. Điều khoản giá cả. 2.4.5. Điều khoản thanh toán. 2.4.6. Điều khoản giao hàng 2.4.7. Điều khoản khiếu nại. 2.4.8. Điều khoản bảo hiểm. 2.4.9. Điều khoản phạt. 2.4.10. Điều khoản trọng tài. 2.5. Các điều khoản liên quan đến thanh toán quốc tế. 2.5.1. Điều khoản thanh toán.  Điều kiện về tiền tệ: . đồng tiền tính giá . đồng tiền thanh toán . tỷ giá quy đổi  Điều kiện về địa điểm thanh toán: . Tại nước người bán . Tại nước người mua . Nước thứ ba (phát hành đồng tiền thanh toán)  Điều kiện về thời hạn thanh toán: . trả trước . trả ngay . trả sau  Điều kiện về phương thức thanh toán:
  6. . Ứng trước, Ghi sổ, Chuyển tiền . Nhờ thu . Tín dụng chứng từ  Điều kiện về bộ chứng từ thanh toán 2.5.2. Điều khoản giao hàng  Thời gian giao hàng . Một ngày cụ thể . Ko chậm quá một ngày nhất định . Trong một khoảng thời gian nhất định  Địa điểm giao hàng . Xác định theo từng điều kiện cơ sở giao hàng (Incoterms 2000) . Quy định rõ: cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng,  Thông báo giao hàng . Thông báo trước khi giao hàng, sau khi giao hàng . Thời hạn, phương tiện, nội dung thông báo  Các quy định khác . Giao hàng từng phần . Chuyển tải . Vận đơn của người thứ 3 2.5.3. Điều khoản bảo hiểm.  Công ty bảo hiểm  Điều kiện bảo hiểm . Điều kiện bảo hiểm chính: điều kiện A, B, C . Điều kiện bảo hiểm phụ: đổ vỡ, trộm cắp, ko giao hàng, . Điều kiện bảo hiểm bổ sung: chiến tranh, đình công, dân biến,  Số tiền bảo hiểm: thông thường là 110% giá CIF, CIP của hàng hóa hay giá trị hóa đơn  Phí bảo hiểm 3. Vai trò của thanh toán quốc tế và rủi ro đặc thù. 3.1. Vai trò của thanh toan quốc tế. Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng thể Thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp Thúc đẩy và mở rộng các hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế
  7. Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế Thanh toán quốc tê – hoạt động sinh lời của các ngân hàng thương mại.  Ngân hàng thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế o Doanh thu từ hoạt động TTQT o Lợi nhuận từ hoạt động TTQT  Hoạt động TTQT là nghiệp vụ căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác phát triển (kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, nguồn vốn ngoại tệ, )  Tăng cường và củng cố uy tín của các ngân hàng ở trong nước và quốc tế. 3.2. Rủi ro đặc thù trong hoạt động thanh toán quốc tế. Rủi ro quốc gia o Rủi ro chính trị o Rủi ro kinh tế Rủi ro về quản lý hối đoái Rủi ro đối tác Các rủi ro bất khả kháng 4. Hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế. . UCP: Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 500, UCP 600). . URC: Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC522). . ULB: Luật thống nhất về Hối Phiếu (1930). . ULC: Luật Sec thống nhất (1931). . URR: Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng (URR 525). 5. Điều kiện thương mại quốc tế - INCOTERMS 2010. • Incoterms do phòng thương mại quốc tế ICC ( International Chamber of Commerce) soạn thảo, ban hành lần đầu tiên vào năm 1936. • Cho đến nay, Incoterms đã được tu chỉnh 6 lần vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và 2010. • Các bên tham gia có quyền chọn bất kỳ Incoterms nào, và phải dẫn chiếu rõ ràng Incoterms mà các bên sử dụng. • Incoterms chỉ đề cập đến một số nghĩa vụ có liên quan đến giao nhận, vận tải, bảo hiểm, thủ tục thông quan, nên không thể thay thế hợp đồng ngoại thương.
  8. 5.1. Kết cấu Incoterms 2010. Nghĩa vụ người bán Nghĩa vụ người mua A1. Cung cấp hàng phù hợp với hợp đồng B1. Trả tiền hàng A2. Giấy phép và thủ tục B2. Giấy phép và thủ tục A3. Hợp đồng chuyên chở và BH B3. Hợp đồng chuyên chở và BH A4. Giao hàng B4. Nhận hàng A5. Chuyển rủi ro B5. Chuyển rủi ro A6. Phân chia phí tổn B6. Phân chia phí tổn A7. Thông báo cho người mua B7. Thông báo cho người bán A8. Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận tải/ B8. Bằng chứng giao hàng, chứng từ vận thông báo điện tử tương đương tải/chứng từ thương mại điện tử tương đương A9. Kiểm tra – Bao bì – Ký mã hiệu B9. Kiểm tra hàng A10. Những nghĩa vụ khác B10. Những nghĩa vụ khác 5.2. Incoterms 2010. 5.2.1. EXW – Ex Works – Giao tại xưởng: Người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua tai cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm quy định. Hàng hóa chưa được làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chưa bốc hàng lên phương tiện tiếp nhận. Điều kiện này thể hiện nghĩa vụ của người bán ở phạm vi tối thiểu, và người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán. 5.2.2. FCA – Free Carrier – Giao cho người chuyên chở. Người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở do người mua chỉ định. Nếu việc giao hàng diễn ra tại cơ sở của người bán thì người bán có nghĩa vụ bốc hàng. Nếu giao
  9. hàng diễn ra không tại cơ sở của người bán, thì người bán không có nghĩa vụ dỡ hàng. Trong điều kiện này người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu. 5.2.3. FAS – Free Alongside Ship – giao dọc mạn tàu ( cảng bốc hàng quy định). Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc theo mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định Người mua phải chịu tất cả mọi chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ thời điểm đó. Trong điều kiện này người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Đây là quy định ngược với các bản INCOTERMS trước đó. Theo các bản INCOTERMS cũ điều kiện này đòi hỏi người mua làm thủ tục thông quan xuất khẩu. 5.2.4. FOB- Free On Board – giao lên tau (cảng bốc hàng quy định). Người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người mua phải chịu tất cả mọi chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ sau điểm ranh giới đó. Trong điều kiện này người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu. 5.2.5. CFR – Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí (cảng đến quy định). Người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Người bán phải trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định, nhưng rủi ro về mất mát và hư hại đối với hàng hóa cũng như mọi chi phí phát sịnh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ ngườ bán sang người mua khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Trong điều kiện này người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu. 5.2.6. CIF – Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước (cảng đến quy định). Giống điều kiện CFR nhưng người bán phải ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm. 5.2.7. CPT – Carriage Paid To – cước phí trả tới (nơi đến quy định). Người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chỉ định, người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi quy định, người mua phải chịu mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh sau khi hàng đã được giao như trên. Nếu có những người chuyên chở kế tiếp nhau được sử dụng để vận chuyển hàng hóa tới nơi quy định, thì rủi ro chuyển giao khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên
  10. 5.2.8. CIP - Carriage and Insurance Paid To – cước phí và bảo hiểm trả tới (nơi đến quy định). Giống điều kiện CPT nhưng người bán phải ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm. 5.2.9. DAT – Delivered At Terminal – giao tại bãi (địa điểm quy định). Người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chở đến, chưa dỡ ra, đã hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu, chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu ở một ga cụ thể/ địa điểm đến cụ thể. 5.2.10. DAP – Delivered At Place – giao tại nơi đến. Người bán giao hàng khi hàng hóa đã làm thủ tục thông quan xuất khẩu, chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Trên phương tiện vận tải đến, giao vào quyền định đoạt của người mua, trong tình trạng sẵn sàng dỡ xuống, tại điểm đích cụ thể . 5.2.11. DDP - Delivered Duty Paid – giao đã nộp thuế ( nơi đến quy định). Người bán giao hàng cho người mua tại địa điểm đến quy định, hàng đã làm xong thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ khỏi phương tiện vận tải chở đến. Đây là điều kiện quy định nghĩa vụ tối đa của người bán. 6. Ngân hàng đại lý Thanh tóan quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản qua ngân hàng, bù trừ lẫn nhau trên các tài khỏan mở tại các ngân hàng. Thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý trên cơ sở một thỏa ước ngân hàng, gồm các nội dung chủ yếu: – Các mẫu chữ ký có liên quan, khóa mã Telex, Swift (nếu có) – Các điều kiện kinh doanh tổng quát: các nghiệp vụ mà các NHĐL có thể cung cấp cho nhau và cách thực hiện các giao dịch này. – Các điều khỏan và điều kiện khác – Danh mục ngân hàng đại lý – Báo cáo thường niên và các văn bản thông tin khác – Hợp đồng tín dụng (gồm thỏa thuận về hạn mức tín dụng trong thời gian luân chuyển chứng từ qua bưu điện, hạn mức tín dụng cho việc xác nhận chứng từ, đảm bảo cho các hối phiếu được xác nhận, tỷ lệ ký quỹ, phí thanh toán, ) Đặc điểm của nghiệp vụ Ngân hàng đại lý.
  11. Khách hàng của NHĐL là các NH thương mại hoặc các định chế tài chính trung gian Nghiệp vụ NHĐL được xem là một trong các giao dịch bán buôn của các NHTM Nghiệp vụ NHĐL hỗ trợ cho các nghiệp vụ kinh doanh khác như thanh toán, tín dụng, đầu tư, bảo lãnh, Nghiệp vụ NHĐL là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng Nghiệp vụ ngân hàng đại lý cơ bản Thanh toán bù trừ (Clearing services) Tài trợ ngoại thương (Trade Finance) Cho vay hợp vốn (Syndicated Loans) Các dịch vụ về vốn và nguồn vốn (Treasury Services) Dịch vụ tư vấn (Advisory Services) Quan hệ tài khoản Tài khoản NOSTRO: tài khoản “của chúng tôi” mở tại ngân hàng đại lý (có số dư bằng ngoại tệ) Tài khoản VOSTRO (LORO): tài khoản “của quý vị” mở tại ngân hàng chúng tôi (có số dư bằng nội tệ) Ví dụ: nếu tiền được chuyển từ Việt Nam sang nước ngoài thì: o Nếu bằng ngọai tệ, tài khoản NOSTRO được sử dụng (ghi nợ tài khoản NOSTRO) o Nếu bằng nội tệ, tài khoản VOSTRO được sử dụng (ghi có tài khoản VOSTRO) Hệ thống thông tin của các NHĐL SWIFT (The Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications): hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu CHIPS (The Clearing House Interbank Payment System): hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng tại Mỹ-USD CHAPS (Clearing House Automated Payments System): hệ thống thanh toán bù trừ tự động tại Anh-GBP ECHO (Exchange Clearing House Organization): trung tâm thanh toán bù trừ toàn cầu BOJNET: trung tâm thanh toán bù trừ JPY tại Tokyo (của NHTW Nhật) TBF: thanh toán các giao dịch bằng EUR (của NHTW Pháp)
  12. CHƯƠNG II: HỐI ĐOÁI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI. 1.1. Khái niệm thị trường ngoại hối (FOREX).  Khái niệm: Thị trường ngoại hối (Forex) là thị trường tại đó đồng tiền của các quốc gia được mua bán với nhau. Đối tượng được mua bán trên Forex chủ yếu là các khoản tiền gửi ngân hàng.  Đặc điểm của FOREX  Thị trường lớn nhất trong các loại thị trường tài chính.  Thị trường hoàn hảo nhất.  Thị trường hoạt động hiệu quả.  Là thị trường phi tập trung.  Là thị trường toàn cầu hoạt động không ngủ.  USD là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất.  Trung tâm của forex là interbank.  Các thành viên trên thị trường giao dịch với nhau thông qua mạng điện thoại, telex, hệ thống giao dịch điện tử. 1.2. Chức năng và vai trò của FOREX. a) Chức năng của Forex:  Giúp chuyển đổi sức mua của các đồng tiền, phục vụ cho các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế.  Xác định sức mua đối ngoại (tỷ giá) của các đồng tiền.  Cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. b) Vai trò của Forex:  Thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế.  Tạo điều kiện để NHTW tác động lên tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
  13. 1.3. Các chủ thể tham gia thị trường.  Theo mục đích  Arbitragers: Tìm kiếm lợi nhuận bằng cách mua vào và bán ra 1 đồng tiền tại cùng thời điểm ở 2 thị trường khác nhau.  Speculators: Chấp nhận rủi ro để kiếm lợi nhuận bằng cách mua vào và bán ra một đồng tiền ở những thời điểm khác nhau.  Hedgers: Tham gia thị trường nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các công cụ ngoại hối phái sinh.  Theo hình thức tổ chức (tt)  Khách hàng mua bán lẻ (Retail clients) - Bao gồm các công ty thương mại, dịch vụ, các nhà đầu tư quốc tế, các cá nhân. - Mua bán ngoại hối nhằm phục vụ cho hoạt động của mình.  Ngân hàng thương mại (Commercial banks): - Cung cấp dịch vụ cho khách hàng. - Mua bán ngoại tệ cho chính mình.  Các định chế tài chính khác (Financial institutes) - Bao gồm các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, công ty tài chính, - Tham gia thị trường với nhiều mục đích - kinh doanh kiếm lời, phục vụ cho hoạt động đầu tư  Nhà môi giới (Brokers) Chỉ thực hiện giao dịch cho khách hàng chứ không giao dịch cho chính mình. Ưu đ iểm: - Cung cấp giá tay trong (inside rate). - Giúp các bên giao dịch giữ bí mật cho hoạt động của mình.
  14.  Ngân hàng Trung ương  Theo chức năng trên FOREX  Các nhà tạo giá sơ cấp (Primary Market Makers) - Sẵn sàng tạo giá 2 chiều lẫn cho nhau; - Mua bán trên cơ sở yết giá 2 chiều; - Là các thành viên của interbank; - Thường là những ngân hàng thương mại lớn (major bank);  Các nhà tạo giá thứ cấp (Secondary Market Makers) - Không tạo giá lẫn nhau; - Mua bán trên cơ sở yết giá 2 chiều; - Đối tượng giao dịch là các khách hàng mua bán lẻ;  Những người chấp nhận giá (Price-takers): - Chấp nhận giá của các nhà tạo giá thứ cấp để mua bán ngoại tệ phục vụ cho hoạt động của mình.  Những nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và thông tin  Nhà môi giới: Tạo ra sự gặp gỡ giữa người mua và người bán với giá mua và giá bán tốt nhất.  Nhà đầu cơ: Làm tăng tính thanh khoản cho thị trường 1.4. Các đồng tiền giao dịch. Ký hiệu các đồng tiền của mỗi nước gồm 3 chữ cái (2 chữ cái đầu là ký hiệu tên nước, chữ cái thứ 3 là ký hiệu tên đồng tiền) Các đồng tiền được mua bán nhiều nhất trên FOREX là USD, EUR, JPY, GPB, CHF, CAD, AUD, USD là đồng tiền được mua bán nhiều nhất trên FOREX. 1.5. Tỷ giá và các vấn đề về tỷ giá.  Quy ước yết tỷ giá
  15. - Tỷ giá (exchange rate) là giá của một đồng tiền được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác. USD 1 = VND 20800 - Tỷ giá hối đoái là tỷ giá hoán đổi giữa hai đồng tiền S(x/y) S: tỷ giá giao ngay x: Đồng tiền định giá (term/quote currency) y: Đồng tiền yết giá (commodity/base currency) => Một đơn vị đồng tiền yết giá bằng bao nhiêu đơn vị đồng tiền định giá. Vd: S (VND/USD)  Tỷ giá nghịch đảo/ tỷ giá đối ứng 1 S(y / x) S(x / y) => Một đơn vị đồng tiền định giá bằng bao nhiêu đơn vị đồng tiền yết giá  Mức tăng giảm của các dòng tiền t S 0 0 S(x / y) t1 S1 => Một đơn vị đồng tiền định giá bằng bao nhiêu đơn vị đồng tiền yết giá. S S S S S S 1 0 S ' 0 1 S S 1 S 0 1  Yết tỷ giá hối đoái  Yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp - Yết giá trực tiếp: cho biết một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị nội tệ. - Yết giá gián tiếp: cho biết một đơn vị nội tệ bằng bao nhiêu đơn vị ngoại tệ. - Phân biệt yết giá trực tiếp gián tiếp chỉ mang tính tương đối.  Yết tỷ giá theo kiểu châu Âu và kiểu Mỹ - Yết giá theo kiểu Mỹ: USD đóng vai trò là đồng tiền định giá. VD: S (USD/GBP) = 1,9505
  16. - Yết giá theo kiểu châu Âu: USD đóng vai trò là đồng tiền yết giá. VD: S (EUR/USD) = 1,310  Tỷ giá mua vào- tỷ giá bán ra Khi yết giá ngân hàng luôn yết 2 tỷ giá: 1. Tỷ giá bán ra (Ask exchange rate): tỷ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá. 2. Tỷ giá mua vào (Bid exchange rate): tỷ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá.  Spread (Chênh lệch tỷ giá mua vào - bán ra)  Chênh lệch tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. Spread theo điểm tỷ giá Spread = Ask Rate – Bid Rate Spread theo tỷ lệ phần trăm Askrate Bidrate Spread(%) *100% Bidrate  Spread phụ thuộc:  Giá trị của giao dịch;  Tính ổn định của đồng tiền giao dịch;  Tỷ trọng giao dịch của đồng tiền trên thị trường  Thời gian giao dịch, trạng thái của ngân hàng yết giá  Điểm tỷ giá  Điểm tỷ giá là mức thay đổi tối thiểu của tỷ giá.  Điểm tỷ giá được tính theo đồng tiền định giá  Điểm tỷ giá là số cuối cùng của tỷ giá được yết theo thông lệ trong các giao dịch ngoại hối.  Cách đọc và viết tỷ giá S (VND/USD) = 2 08 80 2: big figure 08: figure
  17. 80: point  Viết đầy đủ: S (VND/USD) 20880 – 20890  Viết rút gọn: S (VND/USD) 20880/90  Viết chuyên nghiệp: S (VND/USD) 80/90  Tỷ giá chéo  Tỷ giá chéo là tỷ giá của 2 đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ 3. S (VND/USD) => S (VND/SGD) S (SGD/USD)  Tại sao phải tính tỷ giá chéo?  USD là đồng tiền trung gian khi tính tỷ giá chéo.  Cách tính tỷ giá chéo  Tỷ giá chéo giản đơn – tỷ giá trong trường hợp không tồn tại chênh lệch tỷ giá (spread = 0)  Tỷ giá chéo trong trường hợp tồn tại chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán (spread >< 0) TH1: Đồng tiền trung gian (USD) đóng vai trò là đồng tiền yết giá trong cả 2 tỷ giá. TH2: Đồng tiền trung gian (USD) vừa là đồng tiền yết giá vừa là đồng tiền định giá.  Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá  Yếu tố kinh tế nền tảng  Môi trường  Chính trị  Con người 1.6. Trạng thái luồng tiền và trạng thái ngoại hối. a) Trạng thái luồng tiền và rủi ro lãi suất
  18. Các giao dịch trên thị trường tiền tệ (đi vay và cho vay) làm phát sinh các luồng tiền dương và âm của một đồng tiền tại thời điểm khác nhau. Các giao dịch trên thị tường ngoại hối làm phát sinh các luồng tiền dương và âm của các đồng tiền khác nhau tại cùng một thời điểm. Trạng thái luồng tiền ròng (Net cash flow position – NCFP) Là chênh lệch giữa tổng luồng tiền vào (Positive cash flow – PCF) và tổng luồng tiền ra (Negative cash flow – NCFP) trong một kỳ nhất định NCFPT = PCFT - NCFT Trạng thái luồng tiền ròng dương - Positive Net cash flow position. NCFP > 0 khi PCF > NCF Lượng tiền dôi dư có thể sử dụng để đầu tư; Nếu lãi suất thị trường tăng, lợi nhuận tiềm năng sẽ tăng và ngược lại Trạng thái luồng tiền ròng âm – Negative Net cash flow position. NCFP < 0 khi PCF < NCF Lượng tiền bị thiếu hụt cần phải bù đắp; Nếu lãi suất thị trường tăng, chi phí huy động vốn sẽ tăng và ngược lại Trạng thái luồng tiền ròng cân bằng – Square Net cash flow position. NCFP = 0 khi PCF = NCF Biến động của lãi suất không có tác dộng đến kết quả kinh doanh tiền tệ. Trạng thái luồng tiền ròng không cân bằng ( dương hoặc âm) sẽ đối mặt với rủi ro lãi suất. Trong thực tế, trạng thái luồng liền ròng thường được tính vào cuối mỗi ngày giao dịch. NCFPT = NCFP(T_1) + PCFT - NCFT
  19. b) Trạng thái ngoại hối và rủi ro tỷ giá Các giao dịch mua bán ngoại hối làm phát sinh trạng thái ngoại và phát sinh ngay khi ký kết hợp đồng. Giao dịch mua ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại hối trường đối với ngoại tệ ( Long Foreign Exchange Position – LFEP) Giao dịch bán ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại hối đoản đối với ngoại tệ ( Short Foreign Exchange Position – SFEP) Phát sinh củ yếu mua bán ngoại tệ. Trạng thái ngoại hối ròng (Net Foreign Exchange Position – NFEP) là chênh lệch giữa daonh số mua ngoại tệ và doanh số bán ngoại tệ trong một kỳ nhất định. Trong thực tế, trạng thái ngoại hối ròng thường đượct tính tại thời điểm cuối mỗi ngày giao dịch: NFEPT = NFEP(T-1) + LFEPT - SFEPT NFEPT > 0 -> Tỷ giá tăng sẽ tạo ra lãi tiềm năng và tỷ giá giảm sẽ tạo ra lỗ tiềm năng. NFEPT Tỷ giá tăng sẽ tạo ra lỗ tiềm năng và tỷ giá giảm sẽ tạo ra lãi tiềm năng. NFEPT = 0 -> Tỷ giá tăng thay đổi không 1.7. Các giao dịch ngoại hối cơ bản.  Giao ngay – Spot. Giao dịch ngoại hối giao ngay là giao dịch trong đó hai bên thỏa thuận mua bán ngoại hối theo mức tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay và việc giao hàng/thanh toán sẽ được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo.  Kỳ hạn – Forward. Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là giao dịch mua bán ngoại hối trong đó tỷ giá được hai bên thỏa thuận ngày hôm nay và việc giao hàng /thanh toán được thực
  20. hiện tại mức tỷ giá đó vào một ngày xác định trong tương lai. Ngày xác định tương lai ở đây phải cách ngày ký hợp đồng từ 3 ngày làm việc trở lên.  Hoán đổi – Swap. Giao dịch hoán đổi ngoại hối là giao dịch trong đó một bên đồng ý thực hiện bán một đồng tiền nhất định cho bên kia tại một thời điểm nhất định và đồng thời cam kết thực hiện mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm khác trong tương lai với các mức tỷ giá được thỏa thuận từ trước.  Quyền chọn – Option. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ ngoại hối phái sinh, cho phép người mua quyền chọn có quyền (chứ không phải nghĩa vụ ) mua hoặc bán một đồng tiền nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai tại một mức tỷ giá cố định được thỏa thuận ngay khi ký kết hợp đồng.  Tương lai – Future. Giao dịch tiền tệ tương lai là một giao dịch trong đó hai bên mua bán thỏa thuận với nhau về việc mua bán một lượng tiền của một loại tiền xác định theo mức tỷ giá được thỏa thuận ngay tại thời điểm giao dịch và việc giao hàng/thanh toán được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai. Đay là loại hợp đồng được chuẩn hóa cả vwf quy mô hợp đồng lẫn thời gian đáo hạn. 2. GIAO DỊCH NGOẠI HỐI GIAO NGAY (Forex Spot Transaction) 2.1 Khái niệm giao dịch ngoại hối giao ngay.  Giao dịch ngoại hối giao ngay (forex spot) là giao dịch trong đó 2 bên thỏa thuận mua bán ngoại hối theo tỷ giá ngày hôm nay (spot rate) và việc giao hàng (thanh toán) sẽ được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. 2.2 Kỹ thuật giao dịch ngoại hối giao ngay. a) Ngày giao dịch và ngày giá trị.  Ngày giao dịch (Transaction Date): ngày thực hiện việc thỏa thuận hợp đồng giữa 2 bên mua bán.  Ngày giá trị (Value Date): ngày 2 bên thực hiện việc thanh toán cho nhau.
  21. - Theo thông lệ quốc tế: ngày giá trị trong giao dịch forex spot là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch. - Trong trường hợp ngày giá trị rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ ngày giá trị là ngày làm việc kế tiếp gần nhất.  Một số giao dịch có ngày giá trị đặc biệt TOD => ngày GT = ngày GD TOM => ngày GT = ngày GD + 1 ngày làm việc SPOT/NEXT = >ngày GT = ngày GD + 3 ngày làm việc b) Tỷ giá giao dịch trong giao dịch Forex Spot  Tỷ giá giao ngay đươc hình thành trên cơ sở cung cầu của thị trường ở thời điểm hiện tại đối với một đồng tiền.  Tỷ giá giao ngay biến động liên tục.  Khi yết giá, các nhà tạo thị trường luôn yết tỷ giá giao ngay mua vào (Spot Bid Rate) và tỷ giá giao ngay bán ra (Spot Ask/Offer Rate).  Tỷ giá có thể yết trực tiếp hoặc gián tiếp. (Giao dịch có USD – yết theo kiểu châu Âu hoặc theo kiểu Mỹ) a) Giao dịch Forex Spot bán lẽ và liên ngân hàng c) Giao dịch Forex Spot bán lẽ và liên ngân hàng  Giao dịch Forex Spot bán lẻ  Đối tượng giao dịch: ngân hàng thương mại và khách hàng mua bán lẻ. - Ngân hàng thương mại là nhà tạo giá. - Khách hàng mua bán lẻ là người chấp nhận giá.  Mua bán được thực hiện trên cơ sở yết giá 2 chiều.  Tỷ giá áp dụng: - Tỷ giá bán lẻ (tỷ giá công bố của ngân hàng). - Tỷ giá được hình thành dựa vào tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng.  Ví dụ:
  22. Công ty ABC cần mua USD 1000000 để thanh toán cho nhà xuất khẩu XYZ của Mỹ. XYZ yêu cầu ABC thanh toán số tiền này vào tài khoản của mình ở Citibank New York trước ngày 30/06/2007. Ngày 26/06/2007, ABC liên hệ với VCB để mua USD 1000000 với tỷ giá là 16100. ? Quy trình giao dịch và thanh toán diễn ra như thế nào  Ngày 26/06/2007 B1: ABC cung cấp thông tin (tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản, ngân hàng phục vụ) của mình vào “Đơn xin mua ngoại tệ”và XYZ cho VCB. B2: VCB kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của giao dịch. B3: VCB xác nhận hợp đồng bán USD cho ABC bằng văn bản và thực hiện các qui trình giao dịch kiểm soát nội bộ (cập nhật giao dịch vào sổ nhật ký giao dịch, chuyển bộ phận back office kiểm soát).  Ngày 28/06/2007 B4: VCB ghi nợ tài khoản ABC số tiền 16,100,000,000 VND. B5: VCB gửi một bức điện (qua hệ thống Swift) tới Citibank New York yêu cầu ngân hàng này trích tài khoản Nostro của mình mở ở Citibank số tiền 1,000,000 USD để ghi có cho tài khoản của XYZ.  Giao dịch Forex Spot liên ngân hàng. Các ngân hàng là nhà tạo thị trường, tạo giá lẫn cho nhau; Mua bán trên cơ sở yết giá 2 chiều; Mục đích giao dịch: hedging, speculating, arbitraging  Giao liên ngân hàng trực tiếp.  Các nhà kinh doanh hỏi giá nhau nhưng không nói ý định là mua hay bán.  Các nhà kinh doanh liên lạc với nhau bằng điện thoại, telex và hệ thống vi tính nối mạng  Khi báo giá, các nhà kinh doanh đồng thời đưa ra cả tỷ giá mua và tỷ giá bán.
  23.  Khi giao dịch, các nhà kinh doanh phải đối mặt với các vấn đề về việc xác định tỷ giá và trạng thái ngoại hối.  Giao liên ngân hàng gián tiếp  Giao dịch có sự tham gia của nhà môi giới.  Các nhà kinh doanh gửi lệnh mua và lệnh bán cho nhà môi giới.  Nhà môi giới đối chiếu và làm khớp các lệnh.  Khi được hỏi giá, nhà môi giới sẽ chào giá tay trong (inside rate).  Nhà môi giới chỉ giao dịch cho khách hàng, không giao dịch cho chính mình.  Nhà kinh doanh được chào với giá mua và giá bán tốt nhất trên thị trường.  Cho phép các nhà kinh doanh giấu tên cho đến khi giao dịch được thực hiện.  Nhà kinh doanh chủ động hơn: quyết định chiều hướng giao dịch (mua/bán), chỉ đưa ra giá 1 chiều, thời điểm giao dịch (limit order ), số lượng giao dịch tối đa.  Không bị ràng buộc khi yết giá, cho phép nhà kinh doanh hủy lệnh khi lệnh chưa được thực hiện.  So sánh GD LNH trực tiếp và gián tiếp  Trực tiếp o Các dealer luôn biết đối tác của mình là ai khi bắt đầu giao dịch o Các dealer phải báo giá 2 chiều và phải chịu sự ràng buộc đối với các mức giá đưa ra. o Tỷ lệ giao dịch thành công không nhiều.  Gián tiếp o Các dealer chỉ biết chi tiết của đối tác giao dịch được thực hiện o Các dealer không cần phải báo giá 2 chiều, sử dụng các loại lệnh để thực hiện GD theo mục đích của mình một cách chủ động; có thể hủy bỏ lệnh trước khi nó được thực hiện.
  24. o Tạo nên thị trường bán tập trung-> GD thành công dễ hơn ->tăng tính thanh khoản cho thị trường. d) Kỹ thuật yết tỷ giá  Using spread o Áp dụng khi Dealer ở trạng thái cân bằng hoặc ở trạng thái mong muốn đối với một đồng tiền o Yết tỷ giá với spread rộng hơn mức giá hiện có trên thị trường.  Shading the rate o Áp dụng khi Dealer ở trạng thái muốn mua hoặc muốn bán đối với một đồng tiền. o Yết tỷ giá mua cao hơn giá thị trường và giá bán thấp hơn giá thị trường. 2.3. Rủi ro trong giao dịch ngoại hối giao ngay.  Rủi ro thanh khoản: Là rủi ro không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng từ phía đối tác mặc dù bạn đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán ở phần mình.  Rủi ro thị trường: Là rủi ro lỗ phát sinh từ sự biến động bất lợi của thị trường khi bạn đang ở trạng thái ngoại hối mở (trường/đoản)/ Lợi nhuận dự tình có thể nhanh chóng biến thanh lỗ hoặc một khoản lỗ dự tính có thể trở nên nặng nề hơn. 2.4. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá.  Quá trình loại bỏ sự không thống nhất về tỷ giá giữa ba đồng tiền.  2 bước thực hiện nghiệp vụ triangular arbitrage:  Kiểm tra xem tỷ giá giữa các đồng tiền có thống nhất hay không.  Xác định quá trình thực hiện nghiệp vụ  Sử dụng mô hình tam giác (triangle) để xác định quy trình kinh doanh.
  25. X Z Y X Z Y  Ví dụ: Vào một thời điểm, có các thông tin về tỷ giá các cặp đồng tiền ở 3 trung tâm ngoại hối khác nhau như sau: A: 1,5478 – 1,5483 USD/EUR B : 1,9243 – 1,9247 USD/GBP C : 1,2464 – 1,2469 EUR/GBP Có tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá hay không? Nếu có, dealer sẽ kinh doanh như thế nào (Giả sử dealer có 1.000.000 USD). Lợi nhuận thu về là bao nhiêu? 3. GIAO DỊCH NGOẠI HỐI KỲ HẠN (Outright Forward Transaction)
  26. 3.1. Khái niệm giao dịch ngoại hối kỳ hạn.  Giao dịch ngoại hối kỳ hạn (outright forward) là giao dịch trong đó 2 bên thỏa thuận tỷ giá mua bán ngoại hối vào ngày hôm nay và cam kết thực hiện vào một ngày trong tương lai.  Giao dịch outright forward là giao dịch một chiều  Ngày giao dịch là ngày hôm nay. Ngày giá trị là ngày xác định trong tương lai (sau ngày làm việc thứ 2)  Đặc điểm giao dịch ngoại hối kỳ hạn:  GD ngoại hối kỳ hạn được thực hiện trên thị trường ngoại hối không chính thức.  Bắt buộc mua (bán) đồng tiền đúng số lượng đã ghi trong hợp đồng.  Bắt buộc mua (bán) với tỷ giá đã được ký kết.  Bắt buộc thực hiện hợp đồng vào thời điểm đã được ký kết. 3.2. Kỹ thuật giao dịch ngoại hối kỳ hạn. a) Ngày giá trị.  Là ngày 2 bên mua bán thực hiện hợp đồng kỳ hạn.  Ngày giá trị của giao dịch kỳ hạn được tính dựa trên ngày giá trị của giao dịch giao ngay.  Nếu ngày giá trị rơi vào ngày nghỉ cuối tuần hay ngày lễ thì ngày giá trị sẽ được dịch chyển đến ngày làm việc kế tiếp gần nhất. FVD = SVD + n  FVD (Forward Value Date): ngày giá trị của giao dịch kỳ hạn  SVD (Spot Value Date): ngày giá trị của giao dịch giao ngay  n: số ngày của giao dịch kỳ hạn (n>=1) b) Tỷ giá kỳ hạn  Công thức tính tỷ giá kỳ hạn tổng quát F: tỷ giá kỳ hạn 1 i F S 1 i* S: tỷ giá giao ngay
  27. i: lãi suất đồng tiền định giá i*: lãi suất đồng tiền yết giá  Công thức tổng quát áp dụng cho kỳ hạn 1 năm  Các đồng tiền có cơ sở tính lãi khác nhau: - JPY, USD, CHF, EUR, VND, : 360 ngày/năm; - GBP, HKD, SGD, CAD, : 365 ngày/năm.  Điều kiện cân bằng CIP: S (VND/USD) Sb – Sa i VND ib – ia i USD i*b – i*a F (VND/USD) Fb – Fa Sb – Bid spot exchange rate Sa – Ask/offer spot exchange rate ib – Bid domestic interest rate ia – Ask/Offer domestic interest rate i*b – Bid foreign interest rate i*a – Ask/Offer foreign interest rate Fb – Bid Forward exchange rate Fa – Ask/Offer Forward exchange rate  Công thức tính tỷ giá bán kỳ hạn  Tình huống 1: Một nhà nhập khẩu Việt Nam có khoản phải trả 1 USD sau 1 năm. - Rủi ro: - Phòng ngừa rủi ro: 1 i F S a a a * 1 ib
  28.  Tình huống 2: Một nhà xuất khẩu Việt Nam có khoản phải thu 1 USD sau 1 năm. - Rủi ro: - Phòng ngừa rủi ro: 1 i F S b b b * 1 ia c) Điểm kỳ hạn  Điểm kỳ hạn tuyệt đối x x Điemkyhan ( FP ) F S y y  Điểm kỳ hạn tỷ lệ theo phần trăm x x F S y y 12 Điemkyhan (FP ) 100 x N S y  Dùng để so sánh với chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền  Nếu FP > 0 – Điểm kỳ hạn gia tăng (forward premium) – đồng tiền yết giá tăng giá kỳ hạn.  Nếu FP FPa đồng tiền yết giá có điểm kỳ hạn khấu trừ (at forward discount). Fa = Sa – FPa Fb = Sb – FPb
  29.  FPb< FPa đồng tiền yết giá có điểm kỳ hạn gia tăng (at forward discount). Fa = Sa + FPa Fb = Sb + FPb d) Spead tỷ giá của kỳ hạn Spread của tỷ giá kỳ hạn luôn rộng hơn tỷ giá giao ngay 3.3. Các ứng dụng của giao dịch ngoại hối kỳ hạn. Bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho: a) Các khoản phải trả nhập khẩu  Ứng dụng của hợp đồng kỳ hạn bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản phải trả nhập khẩu  Tình huống: Một nhà nhập khẩu Việt Nam có một khoản phải trả là 1,000,000 USD sau 3 tháng. Rủi ro: Xử lý: - Không phòng ngừa rủi ro tỷ giá, sau 3 tháng mua USD theo giá giao ngay trên thị trường. - Mua kỳ hạn 3 tháng 1,000,000 USD b) Các khoản phải thu xuất khẩu  Ứng dụng của hợp đồng kỳ hạn bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản phải thu xuất khẩu  Tình huống: Một nhà xuất khẩu Nhật có một khoản phải thu xuất khẩu 1,000,000 AUD sau 6 tháng Rủi ro: Xử lý: - Không phòng ngừa rủi ro tỷ giá, 6 tháng sau bán AUD theo tỷ giá giao ngay trên thị trường. - Phòng ngừa rủi ro tỷ giá: bán kỳ hạn 6 tháng 1,000,000 AUD. c) Các khoản đầu tư bằng ngoại tệ
  30.  Ứng dụng của hợp đồng kỳ hạn bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản đầu tư ngoại tệ:  Tình huống: một nhà đầu tư Mỹ quyết định sử dụng 1000000USD chuyển sang GBP để đầu tư tín phiếu kho bạc Anh. Sau một năm nhà đầu tư thu hồi vốn và lãi đầu tư. Rủi ro: Xử lý: - Không phòng ngừa rủi ro tỷ giá, 1 năm sau nếu GBP giảm giá thu nhập của nhà đầu tư sẽ giảm tương đương với mức giảm giá của GBP - Phòng ngừa rủi ro tỷ giá: bán kỳ hạn 1 năm GBP. d) Các khoản đi vay bằng ngoại tệ Trong nhiều trường hợp công ty cần sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, nếu nguồn vốn vay bằng ngoại tệ lại được chuyển đổi sang nội tệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn thì người đi vay đã tạo ra trạng thái ngoại tệ đoản ròng. Trong tương lai người đi vay sẽ phải sử dụng nội tệ mua ngoại tệ để hoàn trả vốn gốc và lãi vay. Nếu ngoại tệ lên giá thì người đi vay sẽ phải bỏ ra nhiều hơn và ngược lại. Như vậy rủi ro trong trường hợp này là ngoại tệ tăng giá. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá người đi vay có thể mua ngoại tệ kỳ hạn. 3.4. Rủi ro trong giao dịch ngoại hối kỳ hạn.  Tỷ giá được fix từ ngày hôm nay, do vậy, nó cũng loại bỏ những lợi ích tài chính hoặc những chi phí tài chính trong tương lai phát sinh từ sự biến động của tỷ giá.  Nếu như những lý do cho việc ký kết một hợp đồng kỳ hạn không còn nữa, hợp đồng kỳ hạn cần phải được hủy trước ngày đáo hạn. Việc làm này có thể phát sinh lời hoặc lỗ.  Không có gì bảo đảm bên đối tác sẽ thực hiện hợp đồng 4. GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI NGOẠI HỐI (FX SWAPS TRANSACTION)  Tình huống: Công ty A là một DN XNK. Trong 2 ngày tới (6/9/2012) công ty A cần 1 triệu USD để thanh toán tiền nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời
  31. theo kế hoạch sẽ nhận 1 triệu USD từ hàng xuất khẩu trong 3 tháng tới (6/12/2012)  CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ  Phương án 1: 04/09: Mua Spot 1 tr USD 06/12: Bán Spot 1 tr USD  Phương án 2: 04/09: Mua Spot 1 tr USD 04/09: ký HĐ bán kỳ hạn 3 tháng 1 tr USD  Phương án 3: 04/09: Ký hợp đồng FX Swap  Mua Spot 1 tr USD  Bán kỳ hạn 3 tháng 1 tr USD 4.1. Khái niệm và đặc điểm.  Khái niệm: Giao dịch hoán đổi FX swaps là giao dịch trong đó diễn ra đồng thời việc mua và bán ra một đồng tiền nhất định, tuy nhiên, ngày giá trị mua vào và bán ra là khác nhau.  Đặc điểm: Trong một giao dịch FX Swaps:  Chỉ có một hợp đồng được ký  Mỗi bên giao dịch thực hiện 2 hành vi ngược chiều nhau đối với đồng tiền giao dịch (đồng yết giá)  Số lượng giao dịch là xác định và bằng nhau trong cả 2 chiều (mua vào và bán ra).  Có 2 tỷ giá được xác định để thực hiện giao dịch  Có 2 ngày giá trị: Ngày giá trị đến trước Ngày giá trị đến sau.
  32. 4.2. Tỷ giá hoán đổi ĐIỂM HOÁN ĐỔI (SWAP POINT)  Điểm hoán đổi ( tỷ giá hoán đổi) được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. =>Điểm hoán đổi thực chất chính là điểm kỳ hạn  Điểm hoán đổi= TG kỳ hạn-TG giao ngay  Nếu điểm hoán đổi mua vào nhỏ hơn điểm hoán đổi bán ra, thì đồng tiền yết giá có điểm kỳ hạn gia tăng. Tỷ giá kỳ hạn sẽ được tính bằng cách lấy tỷ giá giao ngay công điểm hoán đổi.  Nếu điểm hoán đổi mua vào lớn hơn điểm hoán đổi bán ra, thì đồng tiền yết giá có điểm kỳ hạn khấu trừ. Tỷ giá kỳ hạn sẽ được tính bằng cách lấy tỷ giá giao ngay trừ điểm hoán đổi 4.3. Tỷ giá giao ngay trong FX swaps Trong giao dịch hoán đổi sprot – forward có hai giao dịch, một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn. Thông thường, trong một giao dịch giao ngay hay kỳ hạn tách biệt, bạn luôn mua đồng tiền yết giá theo mức tỷ giá bán ra của nhà tạo thị trường và luôn bán đồng yết giá theo mức tỷ giá mua vào của nhà tạo thị trường. Cũng sẽ dễ hiểu nếu nguyên tắc thông thường này áp dụng đối với giao dịch hoán đổi. Tuy nhiên, trong thực tế, đối với giao dịch hoán đổi, các nàh tạo thị trường xác định tỷ giá kỳ hạn cho vế kỳ hạn bằng cách lấy chính tỷ giá giao ngay đã áp dụng cho vế giao ngay cộng hoặc trừ điểm hoán đổi tương ứng (Nguyễn Văn Tiến và một số tác giả, 2001)  Tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi có thể áp dụng một trong 3 trường hợp sau: tỷ giá giao ngay mua vào, tỷ giá giao ngay bán ra, tỷ giá bình quân của giao ngay mua vào và bán ra.  Tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch FX swaps được tính bằng cách lấy chính tỷ giá thanh toán áp dụng trong giao dịch giao ngay cộng tỷ giá hoán đổi tương ứng.
  33.  Trong thực tế, tỷ giá thanh toán áp dụng trong giao dịch giao ngay là bình quân tỷ giá giao ngay mua vào và bán ra. Ví dụ: Tính số tiền khách hàng thu được nếu sử dụng: - Tỷ giá giao ngay và kỳ hạn theo cách thông thường - Tỷ giá giao ngay và kỳ hạn trong giao dịch FX Swaps. Thông tin tai ngân hàng VCB như sau: Tỷ giá spot: 20100 – 20200VND/USD Swap rate 3t: 20 -30 Số lương USD giao dịch là 1000000 Khách hàng mua giao ngay và bán kỳ hạn 3 t 4.4. Trạng thái luồng tiền và trạng thái ngoại hối. Trong thực tế nhu cầu sử dụng giao dịch hoán đổi phát sinh từ nhiều lý do khác nhau. Tương tự như trong giao dịch ngoại hối kỳ hạn, khi cung cấp các hợp đồng hoán đổi ngoại hối, các nhà tạo thị trường cần phải quan tâm đến các trạng thái ngoại hối và trạng thái luồng tiền phát sinh từ giao dịch và phải quản trị được các rủi ro liên quan.  Ví dụ: ngày 10/10/N. công ty ABC ký hợp đồng FX swaps với VCB: Mua spot và bán Forward 3 tháng Số lượng: 1000000 USD. S(VND/USD) = 20100 – 20200 SWAPS rate 3 tháng: 20-30 Đối với công ty ABC trạng thái ngoại hối và trạng thái luồng tiền phát sinh: Thời điểm Giao dịch Trạng thái luồng tiền Trạng thái ngoại hối USD VND USD 10/10/N Fx SWAP: -Mua USD GN +1
  34. -Bán USD kỳ hạn 3 t -1 Trạng thái cuối ngày 0 0 0 12/10/N Thực hiện giao dịch +1 -20150 GN Thanh toán tiền hàng -1 NK Trạng thái cuối ngày 0 -20150 0 12/1/N+1 Thu tiền hàng XK +1 Thực hiện giao dịch kỳ -1 +20170 hạn Chênh lệch cuối kỳ 0 +20 0  Nhận xét: - FX swaps không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng tránh được rủi ro tỷ giá - FX swaps tạo ra độ lệch về thời gian đối với các luồng tiền đối diện với rủi ro lãi suất. - Luồng tiền ròng phụ thuộc vào tỷ giá hoán đổi. Các luồng tiền xảy ra trong GDHĐ tương tự như các luồng tiền xảy ra trong trường hợp đi vay và cho vay. 4.5. Ứng dụng của FX swaps. `Giao dịch hoán đổi là một công cụ hữu hiệu để xử lý các luồng tiền dư thừa hay thiếu hụt mà không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng, tức không làm thay đổi trạng thái ngoại hối. Giao dịch hoán đổi có thể ứng dụng vào các mục đích như kiểm soát nguồn vốn khả dụng, kéo dài thời hạn trạng thái luồng tiền và rút ngắn thời hạn trạng thái luồng tiền. Ngoài ra các nhà kinh doanh còn sử dụng giao dịch
  35. hoán đổi để đầu tư kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền hoặc đầu cơ dựa trên dự báo của mình về sự thay đổi lãi suất của các đồng tiền. 5. GIAO DỊCH TiỀN TỆ TƯƠNG LAI (CURRENCY FUTURE CONTRACT) 5.1. Khái niệm giao dịch tiền tệ tương lai. Giao dịch tiền tệ tương lai ( currency future) là giao dịch trong đó người bán có nghĩa vụ giao cho người mua một số tiền của một loại tiền tệ nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với một mức tỷ giá được xác định và thỏa thuận ngay từ trước.  Hợp đồng currency future ra đời để khắc phục 3 vấn đề của hợp đồng kỳ hạn. - Khó khăn trong việc tìm đối tác. - Rủi ro đối tác không thực hiện hợp đồng - Khó tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng. 5.2. Tổ chức giao dịch tại sở giao dịch.  Sở giao dịch.  Là nơi hợp đồng tương lai được mua bán.  Vai trò: o Đảm bảo cho các giao dịch tương lai được diễn ra có trật tự, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của thị trường và tính công bằng cho các bên giao dịch o Thiết lập nguyên tắc hoạt động và quy chế giao dịch. o Giám sát quá trình diễn ra giao dịch . o Thu thập, tổng hợp và cung cấp những thông tin diễn biễn trên sàn. o Thiết lập quy trình ký quỹ, thanh toán và tất toán giao dịch.  Hình thức tổ chức: tổ chức theo mô hình sở hữu thành viên.  Các tiêu chuẩn hóa của hợp đồng tiền tệ tương lai.  Qui mô hơp đồng. Đồng tiền giao dịch Quy mô hợp đồng
  36. Pound Sterling (GBP) 62500 GBP Japanese Yen (JPY) 12500000 JPY Swiss France (CHF) 125000 CHF Canadian Dollar (CAD) 100000 CAD Australian Dollar (AUD) 100000 AUD Mexican Peso (MXN) 500000 MNX Euro (EUR) 125000 EUR (nguồn www.cme.com)  Yết giá Yết theo kiểu Mỹ hoặc Châu Âu. Thông thường tỷ giá được yết theo kiểu Mỹ: USD là đồng định giá.  Mức biến động giá tối thiểu o Là mức thay đổi nhỏ nhất của giá trị hợp đồng. o Mức thay đổi giá tối thiểu thông thường là một điểm tỷ giá. o Biên độ giao động giá là mức cao nhất / thấp nhất mà một hợp đồng tương lai có thể thay đổi giá trị. o Biên độ dao động giá là nhằm giới hạn mức lỗ phát sinh trong ngày cho các nhà kinh doanh o Hiện nay các hợp đồng currency future đều không giới hạn biên độ dao động giá.  Tháng giáo hàng Có 4 tháng giao hàng trong năm: 3,6,9,12  Ngày giao hàng - Chỉ có một ngày giao hàng trong tháng giao hàng. - Ngày giao hàng là thứ tư tuần thứ 3
  37.  Ngày giao dịch cuối cùng - Ngày giao dịch cuối cùng: là ngày làm việc trước ngày giao hàng 2 ngày làm việc (trước ngày thứ tư thứ 3). - Giá trị hợp đồng tương lai vào ngày giao hàng cuối cùng sẽ bằng với giá của hợp đồng giao ngay.  Các nhà kinh doanh  Theo cơ cấu tổ chức: Nhà kinh doanh tại sàn Nhà kinh doanh ngoài sàn  Theo mục đích kinh doanh Nhà đầu cơ Nhà phòng ngừa rủi ro tỷ giá Nhà kinh doanh chênh lệch rủi ro tỷ giá  Công ty thanh toán bù trừ - Thuộc sở hữu của sở giao dịch - Đóng vai trò là đối tác của tất cả các hợp đồng tương lai. - Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên trong mỗi hợp đồng - Giúp các bên dễ dàng tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng 5.3. Cơ chế giao dịch.  Cơ chế thanh toán Ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì: - Ký quỹ ban đầu (Initial margin): số tiền ký quỹ cần thiết để mở một hợp đồng tương lai. - Ký quỹ duy trì (Maintenance margin): là số dư tối thiểu phải duy trì tại tài khoản trong các ngày giao dịch sau đó: - Mức ký quỹ duy trì là mức thấp nhất được phép trước khi nhà kinh doanh nhận được yêu cầu ký quỹ bổ sung (margin call).
  38. CURRENCY INITIAL MARGIN MAINTENANCE MARGIN AUD 1485 1100 GBP 1755 1300 CAD 1485 1100 CHF 1755 1300 JPY 2700 2000 EUR 2835 2100  Chế độ thanh toán hằng ngày o Cuối mỗi ngày , công ty thanh toán bù trừ sẽ xác định giá thanh toán của các hợp đồng tương lai. o Giá thanh toán thường là giá bình quân của một vài giao dịch cuối ngày. o Tài khoản của nhà kinh doanh sẽ được điều chỉnh theo thị giá: . Nếu giá thanh toán tăng so với ngày hôm trước số tiền chênh lệch sẽ được ghi có cho tài khoản người mua hợp đồng và ghi nợ cho tài khoản người bán hợp đồng. . Nếu giá thanh toán giảm so với ngày hôm trước số tiền chênh lệch sẽ được ghi có cho tài khoản người bán hợp đồng và ghi nợ cho tài khoản người mua hợp đồng.  Tất toán hợp đồng Currency Future o Các nhà kinh doanh thường không duy trì hợp đồng cho đến khi đáo hạn: . Nếu một người đang ở vị thế trường một hợp đồng tương lai, anh ta có thể đóng bằng cách bán lại hợp đồng trên thị trường.
  39. . Nếu một người đang ở vị thế đoản một hợp đồng tương lai, anh ta có thể đóng lại vị thế này bằng cách mua lại hợp đồng trên thị trường. o Nếu một hợp đồng tương lai được duy trì cho đến khi đáo hạn, việc giao hàng – thanh toán theo hợp đồng sẽ được sở giao dịch tổ chức. . Bên mua sẽ bán lại hợp đồng tương lai cho công ty thanh toán bù trừ, số tiền cần mua sẽ mua trên thị trường giao ngay. . Bên bán sẽ mua lại hợp đồng tương lai cho công ty thanh toán bù trừ, số tiền cần bán sẽ bán trên thị trường giao ngay. 5.4. Tỷ giá áp dụng trong hợp đồng tương lai. Tỷ giá áp dụng trong hợp đồng tương lai bằng tỷ giá kỳ hạn có cùng kỳ hạn. Chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá tương lai phản ánh mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền áp dụng cho kỳ hạn của giao dịch tương lai. Khi tiến đến gần ngày giao dịch, chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá tương lai sẽ gần lại. Tỷ giá tương lai bằng tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch cuối cùng. 5.5. Ứng dụng hợp đồng tương lai.  Phòng ngừa rủi ro tỷ giá (Hedge) Như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tiền tệ tương lai có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Các nhà xuất khẩu hay các nhà đầu tư có khoản phải thu bằng ngoại tệ trong tương lai. Rủi ro có thể xảy ra cho họ khi tỷ giá giảm, tức ngoại tệ giảm giá. Các chủ thể này có thể bán số hợp đồng tiền tệ tương lai ứng với số tiền khoản phải thu. Nếu thời điểm nhận tiền hàng trùng với thời điểm đáo hạn của hợp đồng tiền tệ tương lai thì nhà xuất khẩu sẽ duy trì hợp đồng tương lai đến đáo hạn và thực hiện giao hàng. Nếu thời điểm nhận tiền hàng không trùng với thời điểm đáo hạn của hợp đồng tiền tệ tương lai thì nhà xuất khẩu sẽ mua lại số hợp đồng tương lai đã bán. Nếu tỷ giá trên thị trường giảm thì nhà nhập khẩu sẽ lời trên thị trường tương lai (vì mua thấp và bán cao). Khoản lợi nhuận này sẽ bù đắp lỗ phát sinh khi thực hiện bán giao ngay khoản phải thu.
  40. Tương tự cho nhà nhập khẩu có khoản phải trả bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, khi sử dụng hợp đồng tiền tệ tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cần chú ý rằng hiệu quả bảo hiểm không đạt 100%. Có 3 lý do chính:  Sự khác nhau về thời điểm thanh toán khoản phải thu (phải trả) và thời điểm đáo hạn của hợp đồng tương lai.  Không thể mua bán phần lẻ của hợp đồng tương lai.  Tồn tại rủi ro cơ bản.  Đầu cơ (Speculation) Hoạt động đầu cơ trên thị trường tương lai có rất nhiều nhà đầu cơ tham gia vì nó có 2 đặc điểm thu hút nhà đầu cơ:  Tính đòn bẩy, chỉ cần một khoản tiền nhỏ ban đầu ứng với mức ký quỹ bán đầu là nhà kinh doanh có thể mở được hợp đồng tương lai.  Tính thanh khoản cao, nhà kinh doanh có thể tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng dễ dàng. 6. QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ (CURRENCY OPTION) 6.1. Quyền chọn tiền tệ và các khái niệm cơ bản.  Khái niệm quyền chọn tiền tệ. Quyền chọn tiền tệ (Currency options) là một thỏa thuận trong đó người mua quyền chọn (holder) trả cho người bán quyền chọn (writer/granter) một khoản phí (premium) để có quyền (rights) chứ không phải nghĩa vụ (obligations):  Mua hoặc bán;  Một (loại) tiền tệ;  Với số lượng nhất định;  Vào một ngày xác định trong tương lai;  Tại một mức tỷ giá xác định từ trước.  Hợp đồng quyền chọn tiền tệ;  Quyền chọn mua (call option)  Bên mua: - Nghĩa vụ: Trả phí quyền chọn
  41. - Quyền: Mua một đồng tiền nhất định tại mức giá xác định.  Bên bán: - Quyền : Nhận phí quyền chọn - Nghĩa vụ : Bán một đồng tiền nhất định tại mức giá xác định, nếu bên mua thực hiện quyền của mình.  Quyền chọn bán (put option)  Bên mua: - Nghĩa vụ: Trả phí quyền chọn - Quyền: Bán một đồng tiền nhất định tại mức giá xác định.  Bên bán: - Quyền : Nhận phí quyền chọn - Nghĩa vụ : Mua một đồng tiền nhất định tại mức giá xác định, nếu bên mua thực hiện quyền của mình  Tỷ giá quyền chọn.  Strike exchange rate/ Exercise exchange rate.  Trong hợp đồng quyền chọn mua: o Tỷ giá quyền chọn mua là tỷ giá tại đó người mua quyền chọn có quyền mua đồng tiền liên quan. o Nếu tỷ giá quyền chọn mua thấp hơn tỷ giá giao ngay thực hiện quyền chọn mua. o Nếu tỷ giá quyền chọn mua cao hơn tỷ giá giao ngay không thực hiện quyền chọn mua.  Trong hợp đồng quyền chọn bán: o Tỷ giá quyền chọn bán là tỷ giá tại đó người mua quyền chọn bán được quyền bán đồng tiền có liên quan. o Nếu tỷ giá quyền chọn bán thấp hơn tỷ giá giao ngay không thực hiện quyền chọn bán. o Nếu tỷ giá quyền chọn bán cao hơn tỷ giá giao ngay thực hiện quyền chọn bán.
  42.  Mối tương quan giữa tỷ giá quyền chọn và tỷ giá thị trường  Quyền chọn mua:  Được giá quyền chọn (In The Money - ITM) Tỷ giá thị trường cao hơn tỷ giá quyền chọn  Ngang giá quyền chọn (At The Money - ATM) Tỷ giá thị trường bằng tỷ giá quyền chọn  Không được giá quyền chọn (Out of The Money - OTM) Tỷ giá thị trường thấp hơn tỷ giá quyền chọn  Quyền chọn bán:  Được giá quyền chọn (In The Money - ITM) Tỷ giá thị trường thấp hơn tỷ giá quyền chọn  Ngang giá quyền chọn (At The Money - ATM) Tỷ giá thị trường bằng tỷ giá quyền chọn  Không được giá quyền chọn (Out of The Money - OTM) Tỷ giá thị trường cao hơn tỷ giá quyền chọn  Trường thế và đoản thế quyền chọn. Quyền chọn mua Quyền chọn bán Bên Trường thế quyền chọn Trường thế quyền chọn mua mua (Long call) bán (Long put) Bên Đoản thế quyền chọn Đoản thế quyền chọn bán bán mua (Short call (Short put)  Ngày đáo hạn. Một quyền chọn cho phép người mua quyền chọn mua hoặc bán một đồng tiền vào hoặc trước một ngày nhất định, ngày đó gọi là ngày đáo hạn quyền chọn.  Các kiểu quyền chọn.
  43.  Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép người mua quyền chọn thực hiện quyền chọn vào bất cứ lúc nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng (kể cả vào ngày đáo hạn).  Quyền chọn kiểu Châu Âu: chỉ cho phép người mua quyền chọn thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn.  Quyền chọn OTC và quyền chọn mua bán trên sở giao dịch;  Một quyền chọn được mua bán trên sàn giao dịch là loại được tiêu chuẩn hóa về qui mô, giá thực hiện và ngày đáo hạn.  Một quyền chọn OTC là quyền chọn do một người bán đưa ra để đáp ứng nhu cầu cụ thể của một người mua. 6.2. Thu nhập của các vị thế quyền chọn.  Long Call: 0 S π S1 E S2 S3 - Nếu tỷ giá 0< S < E: quyền chọn mua không được giá và sẽ không được thực hiện, vì thế người mua quyền chọn sẽ bị lỗ phí quyền chọn là π. Đây là mức lỗ tối đa của người mua quyền chọn. - Nếu E<S<S2: quyền chọn được giá và được thực hiện. Tuy nhiên, lợi nhuận không đủ bù đắp khoản phí nên vẫn còn lỗ nhưng mức lỗ nhỏ hơn π. - Nếu S2< S< S3: quyền chọn được giá và được thực hiện. Lúc này lợi nhuận lớn hơn phí quyền chọn nên thu nhập ròng của người mua quyền chọn mua là dương. Lời của người mua quyền chọn là không giới hạn. - Tỷ giá S2 là điểm hòa vốn của quyền chọn mua. Hay S2 = E+π  Short call π
  44. 0 S1 E S2 S3 S - Nếu tỷ giá 0< S < E: quyền chọn mua không được giá và sẽ không được thực hiện, vì thế người bán quyền chọn sẽ lời phí quyền chọn là π. Đây là mức lời tối đa của người bán quyền chọn. - Nếu E<S<S2: quyền chọn được giá và được thực hiện. Tuy nhiên, lỗ ít hơn phí quyền chọn nên người bán quyền chọn vẫn có thu nhập ròng dương nhưng nhỏ hơn π. - Nếu S2< S< S3: quyền chọn được giá và được thực hiện. Lúc này mức lỗ cao hơn phí quyền chọn nên người bán quyền chọn có thu nhập ròng âm. Lỗ của người bán quyền chọn là không giới hạn. - Tỷ giá S2 là điểm hòa vốn của quyền chọn mua. Hay S2 = E+π  Long Put 0 S1 S2 E π S3 S - Nếu tỷ giá 0< S < S2: quyền chọn bán được giá và sẽ được thực hiện. Lúc này lợi nhuận lớn hơn phí quyền chọn nên thu nhập ròng của người mua quyền chọn mua là dương. Lời của người mua quyền chọn là không giới hạn. - Nếu S2<S<E: quyền chọn bán được giá và được thực hiện. Tuy nhiên, lời ít hơn phí quyền chọn nên người mua quyền chọn có thu nhập ròng âm nhưng nhỏ hơn π. - Nếu tỷ giá E< S : quyền chọn bán không được giá và sẽ không được thực hiện, vì thế người mua quyền chọn bán sẽ bị lỗ phí quyền chọn là π. Đây là mức lỗ tối đa của người mua quyền chọn bán. - Tỷ giá S2 là điểm hòa vốn của quyền chọn mua. Hay S2 = E-π  Short Put
  45. 0 S1 S2 E π S3 S - Nếu tỷ giá 0< S < S2: quyền chọn bán được giá và sẽ được thực hiện. Lúc này mức lỗ cao hơn phí quyền chọn nên người bán quyền chọn có thu nhập ròng âm. Lỗ của người bán quyền chọn là không giới hạn. - Nếu S2<S<E: quyền chọn bán được giá và được thực hiện. Tuy nhiên, lỗ ít hơn phí quyền chọn nên người bán quyền chọn vẫn có thu nhập ròng dương nhưng nhỏ hơn π. - Nếu tỷ giá E< S : quyền chọn bán không được giá và sẽ không được thực hiện, vì thế người bán quyền chọn sẽ lời phí quyền chọn là π. Đây là mức lời tối đa của người bán quyền chọn - Tỷ giá S2 là điểm hòa vốn của quyền chọn mua. Hay S2 = E-π 6.3. Ứng dụng của hợp đồng quyền chọn.  Bảo hiểm các khoản phải thu và phải trả bằng ngoại tệ.  Bảo hiểm rủi ro ngoại hối trong các hoạt động đấu thầu quốc tế.  Đầu cơ Các hợp đồng quyền chọn là công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá đặc biệt hữu dụng đối với các công ty tham gia hoạt động đấu thầu quốc tế. Trong các hoạt đồng đấu thầu quốc tế, các đơn vị đặt thầu thường có các khoản thu bằng ngoại tệ nếu như việc đấu thầu cung cấp dịch vụ và hàng hóa thành công. Trong khoản thời gian từ khi tham gia đấu thầu cho đến khi nhận được kết quả đấu thầu, sự biến động của tỷ giá hoái đối có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh. Một quyền chọn tiền tệ có thể được sử dụng để bảo hiểm cho các hoạt động đấu thầu. 6.4. Phí quyền chọn và các yếu tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn  Là số tiền người mua quyền chọn phải trả cho người bán quyền chọn để được quyền mua/hoặc bán một đồng tiền, tại mức giá xác định, vào một ngày nhất định trong tương lai.
  46.  Phí quyền chọn (π) xác định trên một đồng tiền cơ sở.  Tổng phí quyền chọn bằng tích của phí quyền chọn (π) và số lượng mua/ bán (Q).  Phí quyền chọn thường được tính bằng đồng tiền thanh toán (đồng tiền định giá). Các yếu tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn Các yếu tố Giá quyền chọn Call Put Tỷ giá quyền chọn Giảm Tăng (tăng) Thời gian đáo hạn Tăng Tăng (tăng) Giá trị nội tại (tăng) Tăng Tăng Mức biến động của tỷ Tăng tăng giá (tăng) Kiểu quyền chọn American > European American > European Lãi suất của đồng tiền Tăng Giảm thanh toán. (tăng) 6.5. Các chiến lược quyền chọn tiền tệ Chiến lược Nội dung chiến lược Bối cảnh áp dụng (kỳ
  47. vọng) Short straddle Kết hợp một Short call và Short put tại cùng Đồng tiền cơ sở ổn định một mức tỷ giá Long straddle Kết hợp một Long call và Long put tại cùng Đồng tiền cơ sở tăng hoặc một mức tỷ giá giảm giá mạnh Long strangle - Kết hợp một Long call tại mức tỷ giá QC Đồng tiền cơ sở tăng hoặc thấp và một Long put tại mức tỷ giá QC cao giảm giá mạnh - Kết hợp một Long call tại mức tỷ giá QC cao và một Long put tại mức tỷ giá QC thấp Short strangle - Kết hợp một Short put tại mức tỷ giá QC Đồng tiền cơ sở không thấp và một Short call tại mức tỷ giá QC biến động mạnh cao - Kết hợp một Short call tại mức tỷ giá QC thấp và một Short put tại mức tỷ giá QC cao Bull spread - Kết hợp một Long call tại mức tỷ giá QC Đồng tiền cơ sở tăng giá thấp và một Short call tại mức tỷ giá QC cao - Kết hợp một Long put tại mức tỷ giá QC thấp và một Short put tại mức tỷ giá QC cao. Bear spread - Kết hợp một Long put tại mức tỷ giá QC Đồng tiền cơ sở giảm giá cao và một Short put tại mức tỷ giá QC thấp. - Kết hợp một Long call tại mức tỷ giá QC
  48. cao và một Short call tại mức tỷ giá QC thấp.
  49. CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ.  Phương tiện thanh toán (payment instrument) là công cụ được sử dụng trong việc chi trả tiền lẫn cho nhau  Các phương tiện thanh toán đang được sử dụng:  Tiền mặt (sử dụng chủ yếu trong thanh toán nội địa)  Hối phiếu (sử dụng phổ biến trong thanh toán ngoại thương)  Kỳ phiếu  Sec  Thẻ ngân hàng 1. Hối phiếu (HP). 1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Cơ sở kinh tế đầu tiên của hối phiếu là hình thức tín dụng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán chịu hàng hóa giữa các bên tham gia. HP dần hòan thiện về hình thức và nội dung, thoát ly khỏi cơ sở kinh tế ban đầu: sau khi được ký phát, hối phiếu trở thành một loại giấy tờ có giá độc lập hòan toàn với giao dịch kinh tế sản sinh ra nó. HP được sử dụng trong quan hệ tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, chiết khấu, cầm cố, thế chấp, là phương tiện thanh toán trong các giao dịch khác, là hàng hóa để mua bán trên thị trường tiền tệ. 1930: Công ước Geneve 1930 về Luật hối phiếu thống nhất được phê chuẩn (Uniform Law for Bills of Exchange – Geneve Convention 1930), có hiệu lực tại các nước Châu Âu (ngoại trừ Anh). Hệ thống Luật các nước thuộc khối Anglo – saxon dựa trên cơ sở luật Hối phiếu của Anh quốc (Bill of Exchange Act 1882) Luật thương mại thống nhất 1962 của Mỹ (Uniform Commercial Codes of 1962) Năm 1982, Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc đã ban hành văn kiện về “Hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế - International Bills of Exchange and Promissory Notes”. Việt Nam: pháp lệnh về thương phiếu (dựa trên nền tảng công ước Geneve 1930) có hiệu lực từ ngày 01/07/2000 - Luật các công cụ chuyển nhượng, có hiệu lực từ 01/07/2006. Nội dung ULB.  Gồm 9 chương, 78 điều  Các nội dung chủ yếu:
  50. .1. Phát hành và hình thức hối phiếu .2. Ký hậu hối phiếu .3. Chấp nhận hối phiếu .4. Bảo lãnh hối phiếu .5. Thời hạn thanh toán hối phiếu .6. Thanh toán hối phiếu .7. Truy đòi không chấp nhận hoặc không thanh toán hối phiếu .8. Các bản của một bộ, các bản copy của hối phiếu 1.2. Khái niệm. Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này: Hoặc khi nhìn thấy phiếu; Hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai; Hoặc tại một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm phiếu. Theo điều 4, “Luật các công cụ chuyển nhượng” của Việt Nam: “Hối phiếu là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”. 1.3. Các bên tham gia.  Người ký phát/người phát hành (drawer): người lập và ký phát hành hối phiếu. . Người bán  Người bị ký phát/người trả tiền (drawee): người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. . Người mua . Bên thứ 3 được chỉ định (NH xác nhận, NH phát hành L/C, )  Người hưởng lợi (beneficiary): người có quyền được nhận thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. . Người ký phát . Bên thứ 3 được chỉ định  Người cầm phiếu (holder/bearer): người thụ hưởng . HP đích danh: là người hưởng lợi ghi trên mặt trước của hối phiếu . HP vô danh: người nào cầm phiếu sẽ đều trở thành người hưởng lợi . HP theo lệnh: người cầm phiếu là người hưởng lợi cuối cùng của HP . Mọi trường hợp: người ký phát là người thụ hưởng
  51.  Người chấp nhận (acceptor): là người bị ký phát sau khi ký chấp nhận hối phiếu. Người chấp nhận có trách nhiệm thanh toán hối phiếu khi đến hạn.  Người chuyển nhượng (endorser/assignor): là người chuyển quyền hưởng lợi hới phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu (nên còn gọi là người ký hậu).  Người bảo lãnh (avaliseur): bất cứ người nào ký tên vào hối phiếu, ngoại trừ người ký phát và người bị ký phát. . Trách nhiệm: thanh toán hối phiếu cho người hưởng lợi, nếu hối phiếu đến hạn mà không được người chấp nhận thanh toán . Quyền: truy đòi bất kỳ người nào đã ký tên vào hối phiếu, kể cả người ký phát. 1.4. Nội dung 1. Phải có chữ HỐI PHIẾU ghi trên chứng từ (theo ULB) Phải ghi cùng bằng thứ tiếng lập hối phiếu Quy định nhằm phân biệt về mặt hình thức một chứng từ có là hối phiếu hay không Chú ý: Theo BEA và UCC, ko nhất thiết phải ghi tiêu đề HỐI PHIẾU 2. Lệnh thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định Mệnh lệnh đòi tiền Vô điều kiện:  Đối với người ký phát: khi đưa ra lệnh thanh toán, không kèm theo bất kỳ điều kiện, lý do gì.  Đối với người bị ký phát: chỉ có 2 lựa chọn thanh toán/chấp nhận hoặc từ chối thanh toán/chấp nhận mà không đưa ra bất cứ lý do gì . Số tiền nhất định: số tiền được quy định cụ thể trên HP Số tiền ghi trên HP: . Nếu số tiền bằng chữ và số tiền bằng số không khớp nhau, số tiền thanh toán căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ. . Nếu số tiền cùng ghi bằng chữ hoặc cùng bằng số nhưng không khớp nhau thì số tiền nhỏ hơn là cơ sở để thanh toán. 3. Tên và địa chỉ của người bị ký phát.
  52. Giúp người thụ hưởng xác định cần phải xuất trình hối phiếu cho ai để được thanh toán/chấp nhận Người bị ký phát là người nhập khẩu (phương thức nhờ thu); là ngân hàng mở L/C (phương thức tín dụng chứng từ) Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị ký phát hối phiếu 4. Thời hạn thanh toán hối phiếu. • sight / payable on demand / payable on presentment): AT SIGHT • Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau khi nhìn thấy AT X DAYS AFTER SIGHT • Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau ngày ký phát AT X DAYS AFTER DATE • Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau ngày vận đơn AT X DAYS AFTER BILL OF LADING DATE • Thanh toán tại một ngày nhất định trong tương lai ON • Chú ý: thời hạn xuất trình để thanh toán  trong vòng 1 năm (ULB 1930)  90 ngày (Luật các công cụ chuyển nhượng của VN) 5. Địa điểm thanh toán Nếu ko có quy định khác, địa chỉ của người bị ký phát được xem là địa điểm thanh toán của hối phiếu. Hiện nay, thường chọn ngân hàng nơi người bị ký phát mở tài khoản giao dịch làm địa điểm thanh toán (trên hối phiếu sẽ ghi cả số tài khoản của người bị ký phát) 6. Tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Người thụ hưởng chính là người ký phát: o “thanh toán cho tôi (công ty) số tiền ” Người thụ hưởng đích danh khác: o “thanh toán cho ông/bà số tiền ” o Chuyển nhượng: bằng hình thức ký hậu (ULB) Người thụ hưởng theo lệnh: o “ thanh toán theo lệnh của ông/bà số tiền ” o Chuyển nhượng: bằng hình thức ký hậu
  53. Người thụ hưởng là người cầm phiếu (BEA và UCC cho phép): o “thanh toán cho người cầm phiếu” hoặc để trống o Chuyển nhượng: bằng hình thức trao tay Trong hoạt động ngoại thương, người thụ hưởng hối phiếu thường được quy định là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu theo luật quản lý ngoại hối. 7. Ngày tháng và nơi phát hành hối phiếu. Luật pháp của nơi phát hành sẽ điều chỉnh hối phiếu. o Nếu trên hối phiếu không ghi rõ địa điểm phát hành, thì địa chỉ ghi bên cạnh người phát hành được xem là nơi phát hành hối phiếu. o Nếu ko ghi cả địa chỉ người phát hành thì hối phiếu vô giá trị. Hối phiếu không ghi ngày tháng cũng vô giá trị vì không xác định được chính xác thời hạn thanh toán, thời hạn xuất trình HP 8. Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát hối phiếu Chỉ những người có thẩm quyền mới được phép ký tên với tư cách người ký phát HP Chữ ký phải được ký bằng tay Không được đóng dấu đè lên chữ ký Người ký phát chịu trách nhiệm thanh toán cuối cùng cho những người hưởng lợi HP Một số nội dung khác  Số bản của HP: o HP có thể được ký phát thành nhiều bản, có giá trị pháp lý như nhau. o Mỗi bản HP có đánh số thứ tự 1,2,3 và ghi chú “ ”. Cách đánh số như vậy chỉ có ý nghĩa ghi nhớ, ko phân biệt bản chính, bản phụ. Value received as per our invoice(s) No .dated . Drawn under Confirmed / irrevocable / without recourse L/C No Dated/Wired • Nội dung này ko bắt buộc phải thể hiện • Chỉ là thông tin có tính chất tham chiếu và hướng dẫn • Ko phải là căn cứ để trả tiền hoặc từ chối HP
  54. 1.5. Đặc điểm.  Tính trừu tượng của hối phiếu (tính độc lập của khoản nợ ghi trên hối phiếu): Trên hối phiếu không nêu nguyên nhân phát sinh việc lập hối phiếu, mà chỉ ghi số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Nói cách khác, nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng.  Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu : Hối phiếu là "tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện". Người trả tiền hối phiếu phải trả theo đúng nội dung ghi trên tờ phiếu và không thể viện bất cứ lý do riêng nào của mình để từ chối trả tiền đối với người ký phát hối phiếu hay người thụ hưởng, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với các đạo luật chi phối nó.  Tính lưu thông của hối phiếu : Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Hối phiếu có tính chất này vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác, trên hối phiếu có một giá trị tiền nhất định và hối phiếu có tính bắt buộc & tính trừu tượng. 1.6. Phân loại.  Căn cứ vào thời hạn thanh toán. HP trả tiền ngay (at sight bill) HP có kỳ hạn (usance/time bill)  Căn cứ vào chứng từ kèm theo. HP trơn (clean bill) HP kèm chứng từ (documentary bill)  Căn cứ vào tính chuyển nhượng. HP đích danh (nominal bill) HP vô danh (bearer bill) HP theo lệnh  Căn cứ vào người ký phát. HP thương mại (trade bill) HP ngân hàng (bank bill)  Căn cứ vào trạng thái chấp nhận. HP chưa được ký chấp nhận HP đã được ký chấp nhận  Căn cứ vào loại tiền ghi trên hối phiếu. HP nội tệ HP ngoại tệ
  55. Hối phiếu ngân hàng (Bank Draft).  Hối phiếu ngân hàng thực chất là một tấm sec do một ngân hàng ký phát hành, ra lệnh cho một ngân hàng đại lý thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định.  Nếu chuyển tiền bằng VND, ngân hàng nước ngoài phải mở tài khỏan bằng VND tại ngân hàng Việt Nam; Hối phiếu được ký phát để ghi Có tài khoản VOSTRO.  Nếu chuyển tiền bằng ngoại tệ, ngân hàng Việt Nam phải mở tài khỏan và duy trì số dư bằng ngoại tệ để phát hành sec; hối phiếu được ký phát để ghi Nợ tài khoản NOSTRO. Nếu khách hàng chuyển tiền bằng VND:  Ngân hàng trong nước (vd VCB) ghi Nợ tài khỏan khách hàng bằng VND  VCB phát hành cho khách hàng tờ sec bằng VND tương ứng.  Khách hàng VN dùng tờ séc này để thanh toán cho người thụ hưởng nước ngoài  Người thụ hưởng xuất trình tờ séc cho ngân hàng phục vụ mình (ở nước ngoài)  Ngân hàng nước ngoài chuyển tờ sec đến VCB để được ghi Có vào tài khoản VOSTRO  Khi được báo Có, ngân hàng nước ngoài tiến hành ghi Có cho người thụ hưởng số tiền tương ứng. Nếu khách hàng chuyển tiền bằng ngoại tệ:  Ngân hàng trong nước (vd VCB) ghi Nợ tài khỏan khách hàng bằng ngoại tệ hoặc VND tương đương  VCB phát hành cho khách hàng tờ sec bằng ngoại tệ tương ứng.  Khách hàng VN dùng tờ séc này để thanh toán cho người thụ hưởng nước ngoài  Người thụ hưởng xuất trình tờ séc cho ngân hàng phục vụ mình (ở nước ngoài)  Ngân hàng nước ngoài ghi Nợ tài khoản NOSTRO và ghi Có cho người thụ hưởng  Ngân hàng nước ngoài gửi giấy báo Nợ đến VCB
  56. Bất lợi khi thanh toán bằng HP ngân hàng.  Người chuyển tiền phải ghi Nợ ngay thời điểm tờ sec được phát hành, trong khi việc ghi Có cho người thụ hưởng phải chờ mất một thời gian nhất định.  Nếu người thụ hưởng không có tài khoản tại ngân hàng trả tiền, việc xử lý tờ sec sẽ phức tạp hơn.  Tờ sec có thể bị thất lạc hoặc bị đánh cắp và có thể bị lợi dụng  Một số quốc gia áp dụng luật quản lý ngoại hối cấm sử dụng sec để chuyển tiền ra nước ngoài  Các ngân hàng áp dụng mức phí cao trong xử lý sec. 1.7. Các nghiệp vụ liên quan đến Hối Phiếu. Phân biệt một số thuật ngữ Ngày chấp nhận (Date of acceptance):  Ngày mà người bị ký phát nhận được HP và làm thủ tục chấp nhận trên HP đó. Ngày trả tiền HP (Date of payment):  Ngày mà người bị ký phát phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng. Ngày xuất trình HP (date of presentment):  Ngày mà người thụ hưởng cuối cùng của HP phải chuyển HP đến người bị ký phát (trong phạm vi 1 năm kể từ ngày ký phát HP - ULB). Nếu quá ngày đó mà HP không được xuất trình, HP sẽ không còn giá trị. 1. Phát hành hối phiếu. Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán, bao gồm cả hối phiếu. o Người ký phát: nhà xuất khẩu o Người trả tiền: nhà nhập khẩu (phương thức nhờ thu) hoặc ngân hàng của nhà nhập khẩu (ngân hàng phát hành L/C) Người ký phát phải đảm bảo cho hối phiếu tuân thủ chặt chẽ về mặt hình thức và nội dung. Người ký phát không được miễn trừ nghĩa vụ thanh toán hối phiếu khi người trả tiền từ chối thanh toán. 2. Chấp nhận hối phiếu (acceptance) Cần thiết đối với hối phiếu có kỳ hạn
  57. Xuất trình HP để chấp nhận: trực tiếp hoặc gửi thư bảo đảm Chấp nhận HP là hành vi của người bị ký phát cam kết thanh toán HP khi đến hạn. Chấp nhận thương mại – trade acceptance Chấp nhận ngân hàng – bank acceptance Hình thức chấp nhận: Chấp nhận phải được viết trên mặt trước tờ hối phiếu, được thể hiện bằng từ “chấp nhận” và được ký bởi người bị ký phát Chấp nhận bằng văn thư, điện thông báo Chấp nhận là vô điều kiện (ULB) Chấp nhận một phần tiền ghi trên hối phiếu (ULB) Đối với hối phiếu có kỳ hạn sau X ngày kể từ ngày nhìn thấy (ngày chấp nhận hối phiếu), phải ghi rõ ngày tháng ký chấp nhận 3. Ký hậu hối phiếu (endorsement). Ý nghĩa của hành vi ký hậu  Thừa nhận quyền hưởng lợi HP đ/v một người khác  Việc ký hậu mang tính trừu tượng và vô điều kiện (ko cần nêu lý do ký hậu, ko cần báo cho người trả tiền biết)  Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền HP đ/v những người hưởng lợi kế tiếp. Các loại ký hậu:  Ký hậu để trống (Blank Endorsement)  Ký hậu theo lệnh (To order Endorsement)  Ký hậu hạn chế (Restrictive Endorsement)  Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse Endorsement) HP đích danh, theo lệnh hay để trống đều có thể chuyển nhượng được theo thủ tục ký hậu, trừ trường hợp HP có điều khoản quy định cấm chuyển nhượng (not to order) - ULB. Khi muốn chuyển nhượng, người cầm phiếu phải ký vào mặt sau (ký hậu) của tờ hối phiếu, rồi chuyển hối phiếu cho người được chuyển nhượng Chuyển nhượng HP cho 2 người trở lên? Chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên HP? 4. Bảo lãnh hối phiếu (Aval).
  58. Là sự cam kết của người thứ ba, thường là ngân hàng lớn có uy tín, về việc thanh toán hối phiếu khi đến hạn cho người thụ hưởng. Bảo lãnh phải ghi rõ là cho người nào hưởng, nếu ko, người ký phát sẽ là người hưởng bảo lãnh Cách thực hiện: ghi “bảo lãnh/aval” ngay trên tờ hối phiếu và ký tên hoặc bảo lãnh bằng một văn thư riêng (bảo lãnh mật) 5. Cầm cố và nhờ thu HP. Người thụ hưởng có quyền cầm cố HP tại các tổ chức tín dụng để vay vốn.  Trường hợp người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ được đảm bảo bằng cầm cố HP  Trường hợp người cầm cố không hoàn thành nghĩa vụ được đảm bảo bằng cầm cố HP Người thụ hưởng có thể chuyển giao HP cho người thu hộ để nhờ thu số tiền ghi trên HP kèm theo chỉ thị nhờ thu 6. Kháng nghị không trả tiền. Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, người hưởng lợi có quyền kháng nghị người trả tiền trước pháp luật. Người hưởng lợi lập đơn kháng nghị trong thời hạn pháp luật cho phép (thường là trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đến hạn thanh toán) Đơn kháng nghị phải sao nguyên văn tờ HP, cùng các yếu tố như chấp nhận, ký hậu, bảo lãnh, lý do từ chối trả tiền Sau khi lập xong đơn kháng nghị, người bị từ chối thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho một trong những người chuyển nhượng trước đó để đòi tiền. Nếu không có bản kháng nghị, ngoại trừ người ký phát, những người được chuyển nhượng sẽ được miễn trách nhiệm trả tiền. 7. Giải trái HP được người bị ký phát thanh toán đầy đủ và đúng hạn xem như là đã giải trái (trả xong nợ theo quy định) Các trường hợp sau cũng được coi là đã giải trái:  Người chấp nhận là người cầm phiếu khi đến hạn  Hối phiếu hết hiệu lực pháp lý do quá thời hạn theo luật định
  59.  Người cầm phiếu tuyên bố bằng văn bản từ bỏ quyền lợi về hối phiếu và tuyên bố hủy bỏ hối phiếu.  Người bị ký phát thanh toán HP trước khi đến hạn Sơ đồ quá trình lưu thông hối phiếu . (3) Người ký phát HP (Drawer) Người hưởng lợi (Beneficiary) (4) (1) (2) Ngýời đýợc chuyển nhýợng thứ 1 (5) (6) Người trả tiền HP (Drawee) Người được chuyển nhượng thứ 2, 3,. 2. Kỳ phiếu. 2.1. Khái niệm.  Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu ký phát hứa trả một số tiền nhất định cho một người khác, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm phiếu.  Kỳ phiếu (hối phiếu nhận nợ): con nợ tự lập và ký phát hành hối phiếu để nhận nợ với chủ nợ.  Về quy tắc lưu thông, hối phiếu và kỳ phiếu giống nhau. Các điều luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng tương tự cho một kỳ phiếu.  So với hối phiếu, kỳ phiếu ít được sử dụng trong thương mại quốc tế hơn. Vì:  Hối phiếu do chủ nợ ký phát để đòi nợ, còn lỳ phiếu do con nợ ký phát để nhận nợ.  Nếu con nợ không trả tiền hối phiếu, thì người ký phát (chủ nợ) phải có trách nhiệm thanh toán (người thanh toán cuối cùng), lại càng làm cho hối phiếu được đảm bảo hơn  Từ đó, hối phiếu được lưu thông dễ dàng hơn, đặc biệt là trong các nghiệp vụ chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp vay vốn, chiết khấu tại ngân hàng thương mại.
  60. Một số đặc điểm của kỳ phiếu. Kỳ hạn được quy định rõ trên kỳ phiếu Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi Thông thường, kỳ phiếu có sự bảo lãnh của ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Kỳ phiếu chỉ có 1 bản chính do con nợ phát ra để chuyển cho người hưởng lợi 2.2. Nội dung. Những nội dung chủ yếu: Tiêu đề “KỲ PHIẾU” Cam kết trả tiền vô điều kiện, một số tiền nhất định Thời hạn trả tiền Địa điểm trả tiền Người thụ hưởng Địa điểm và ngày ký phát Chữ ký của người ký phát Nhìn chung, về quy tắc lưu thông, thì hối phiếu và kỳ phiếu là giống nhau. Ta có thể coi kỳ ohieeus như là một hối phiếu đã được chấp nhận bởi người trả tiền. Các điều mà luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng tương tự cho một kỳ phiếu. 3. Séc Nội dung của ULB. Gồm 10 chương, 57 điều Các nội dung chủ yếu:  Phát hành và hình thức của một tờ sec  Chuyển nhượng sec  Bảo lãnh phát hành sec  Xuất trình và thanh toán sec  Sec gạch chéo  Truy đòi không thanh toán  Các phần của một bộ 3.1. Khái niệm.
  61. Sec là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản) ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên tờ sec, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho người cầm séc. Theo Luật các công cụ chuyển nhượng: “Sec là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng” Sec thường được ngân hàng in sẵn theo mẫu Gồm 2 mặt:  mặt trước in sẵn tiêu đề để điền các yếu tố bắt buộc của tờ séc  mặt sau để ghi các nội dung về chuyển nhượng 3.2. Nội dung. Những nội dung bắt buộc của tờ sec Tiêu đề “Séc”: phải có tiêu đề Sec gi trên chứng từ đó và phải cùng ngôn ngữ với nội dung tờ Sec. Lệnh trả tiền vô điều kiện một số tiền nhất định: những người liên quan khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình không dược dặt ra bất kỳ điều kiện nào. Nếu số tiề thanh toán được ghi bằng chữ và bằng số, nhưng lại không khớp nhau, thì số tiền ghi bằng chữ sẽ là số tiền thanh toán. Nếu số tiền thanh toán chỉ được ghi bằng chữ hoặc bằng số nhiều lần nhưng lại không khớp nhau, thì số tiền nhỏ hơn sẽ là số tiền thanh toán. Trong thực tế, người ta có thể phát hành Sec khống, tức để trống không ghi số tiền mà để người hưởng lợi tự điền vào. Người trả tiền: là ngân hàng giữ tài khoản phát hành sec của khách hàng Nơi trả tiền: là nơi người phát hành mở tài khoản ngân hàng. Ngày tháng và nơi phát hành sec: nhằm làm căn cứ để xác định thời hạn hiệu lực của tờ Sec  Đối với Sec được phát hành và thanh toán trong cùng một quốc gia , phải được xuất trình trong vòng 08 ngày kể từ ngày phát hành.  Đối với Sec được phát hành và thanh toán trong cùng một châu lục thì phải được xuất trình trong vòng 20 ngày kể từ ngày phát hành.  Đối với Sec được phát hành và thanh toán khác châu lục thì phải được xuất trình trong vòng 70 ngày kể từ ngày phát hành. Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản và chữ ký của người phát hành sec:
  62. Chữ ký phải được thực hiện bằng tay của chính người phát hành Sec đùng với mẫu chữ ký đã đăng ký tại ngân hàng và chữ ký phải hội đủ yếu tố năng lực hành vi pháp lý của người ký phát hành. Điều kiện thành lập và thanh toán sec  Séc phải có tiền bảo chứng  Tại thời điểm phát hành  Tại thời điểm thanh toán  Điền vào chỗ trống của tờ sec những nội dung thích hợp  Đảm bảo thời hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực của séc:  Thời hạn xuất trình: khoảng thời gian tờ séc phải được nộp vào NH. Trong thời hạn xuất trình này, người ký phát phải đảm bảo tài khoản đủ số dư thanh toán.  Thời hạn hiệu lực: thời hạn tờ séc có giá trị  Trường hợp: tờ séc được nộp vào NH quá thời hạn xuất trình nhưng còn trong thời hạn hiệu lực? Thời hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực Thời hạn xuất trình Thời hạn hiệu lực ULC 8 ngày (sec lưu thông 1 năm kể từ ngày ký phát trong phạm vi quốc gia) 20 ngày (sec lưu thông giữa các nước cùng lục địa) 70 ngày (sec lưu thông giữa các nước khác lục địa) Luật các công 30 ngày từ ngày ký phát 6 tháng kể từ ngày ký phát cụ chuyển nhượng Việt Nam 3.3. Các bên liên quan đến Sec. Người ký phát (Drawer): là người phải trả tiền cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc.
  63. Người thụ hưởng (Beneficiary): người được nhận số tiền trên tờ séc. Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Có trách nhiệm chuyển séc cho NH thanh toán để thu hộ tiền cho người thụ hưởng. Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): ngân hàng nắm giữ tài khoản tiền gửi thanh toán séc của người ký phát séc. 3.4. Các loại Sec thông dụng.
  64. Các loại sec thông dụng Sec đích danh (Nominal Check) Sec vô danh (Bearer Check) Sec theo lệnh (To order Check) Sec gạch chéo (Crossed Check) Sec du lịch (Traveller’s Check) Sec bảo chi (Certified Check) Sec chuyển khoản (Transfer Check) Sec tiền mặt (Cash Check) Sơ đồ thanh toán Sec (5) Ngân hàng thanh toán Ngân hàng thu hộ (3) (4) (2) (6) Người mua (1) Người bán - người ký phát - người thụ hưởng 4. Thẻ ngân hàng. 4.1. Khái niệm.  Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt  Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để  thanh toán hàng hóa, dịch vụ  rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp  thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động 4.2. Phân loại. Các loại thẻ chính được sử dụng phổ biến gồm:  Thẻ tín dụng (Credit Card)
  65.  Cho phép người sử dụng chi tiêu trước, trả tiền sau  Mỗi khách hàng có hạn mức tín dụng khác nhau  Mỗi tổ chức cung cấp thẻ cho phép một khỏang thời gian khác nhau từ khi thẻ được sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ đến lúc chủ thẻ phải tiền cho ngân hàng  Thẻ thanh toán (Charge Card)  Khách hàng được hưởng một hạn mức tín dụng rất cao  Chủ thẻ phải thanh toán toàn bộ số tiền phát sinh cho ngân hàng vào ngày đến hạn  Thẻ ATM  Hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ  Chủ thẻ có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau tại máy rút tiền tự động ATM  Chủ thẻ có thể tiếp cận tài khoản cá nhân của mình mọi nơi, mọi lúc  Hai hệ thống ATM lớn nhất thế giới là CIRRUS (MasterCard) và PLUS (Visa)  Thẻ ghi nợ (Debit Card  Thẻ ghi nợ cho phép khách hàng tiếp cận với số dư trong tài khoản của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc thực hiện các giao dịch liên quan tới tài khoản tại máy rút tiền tự động ATM  Mức chi tiêu của chủ thẻ chỉ phụ thuộc vào số dư trong tài khoản CÔNG NGHỆ THẺ NGÂN HÀNG  Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card)  Thẻ băng từ (Magnetic Strip Card)  Thẻ thông minh (Smart Card)  Thẻ tổng hợp 4.3. Các bên tham gia hoạt động thẻ.  Tổ chức thẻ quốc tế  Ngân hàng phát hành  Chủ thẻ  Ngân hàng thanh toán
  66.  Đơn vị chấp nhận thẻ Quy trình thanh toán thẻ Trung tâm thẻ 7 6 8 9 NH phát hành thẻ NH thanh toán thẻ 1 2 10 4 5 3 Chủ thẻ Đơn vị chấp nhận thẻ