Phát huy vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

pdf 6 trang Gia Huy 24/05/2022 2060
Bạn đang xem tài liệu "Phát huy vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_huy_vai_tro_cua_he_thong_ngan_hang_thuong_mai_trong_vie.pdf

Nội dung text: Phát huy vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

  1. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM TS. Trần Thị Việt Thạch Học viện Tài chính Tóm tắt Bài viết tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản về tài chính toàn diện, vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện. Bài viết cũng phân tích việc tiếp cận tài chính toàn diện tại Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống NHTM Việt Nam trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện, nhằm đạt mục tiêu Việt Nam thực hiện tài chính toàn diện vào năm 2030 như đã đề ra trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Từ khóa: Tài chính toàn diện, Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, Hệ thống NHTM Việt Nam, Vai trò của hệ thống NHTM 1. Vài nét về tài chính toàn diện Tài chính toàn diện (Financial Inclusion - FI) là vấn đề bắt đầu được các quốc gia, các tổ chức quốc tế chú ý từ đầu những năm 2000. Năm 2009, tại Hội nghị thượng đỉnh của 20 nền kinh tế lớn - G20 tổ chức tại Pittsburgh (Hoa Kỳ) đã khẳng định FI là một trong những trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo của một quốc gia, là nền tảng để phát triển kinh tế bền vững trên cả phạm vi quốc gia và toàn cầu. Theo World Bank (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân, các tổ chức tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Trung tâm tài chính toàn diện (Center for Financial Inclusion) định nghĩa FI là thuật ngữ dùng để chỉ việc tất cả mọi người có thể tiếp cận để sử dụng dịch vụ tài chính với chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu người sử dụng và làm cho họ sử dụng dịch vụ một cách thường xuyên. Một số tổ chức khác như OECD, Liên minh Tài chính toàn diện cũng đưa ra những khái niệm tương tự. Mặc dù chưa có định nghĩa thống nhất về FI, song khi đề cập đến FI có mấy đặc trưng cơ bản: (i) Sản phẩm dịch vụ: số lượng sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, ít nhất phải bao gồm các dịch vụ cơ bản thuộc 4 khu vực: tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm và thanh toán. (ii) Chất lượng dịch vụ: sản phẩm dịch vụ cung ứng đến người sử dụng phải đảm bảo các tính năng cơ bản: thuận tiện, phù hợp với khả năng chi trả, an toàn, có cam kết bảo vệ quyền lợi khách hàng. (iii) Đối tượng sử dụng dịch vụ: mọi cá nhân, tổ chức kinh tế trong đó phải bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, người thu nhập thấp, người ở các vùng nông thôn, vùng kém phát triển có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ và được cung ứng dịch vụ một cách công bằng, bình đẳng. (iv) Đối tượng cung ứng dịch vụ: mọi tổ chức không phân biệt tư nhân/Chính phủ được cung ứng đa dạng các dịch vụ tài chính phù hợp qui định pháp luật. Đo lường, đánh giá FI Để giúp cho các quốc gia thiết lập mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia cũng như giám sát quá trình thực hiện để đạt mục tiêu, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Los Cabos (Mexico, 2012) đã thông qua bộ chỉ số đánh giá FI, bao gồm 24 chỉ số chia thành 3 nhóm: 256
  2. (i) Nhóm chỉ số tiếp cận dịch vụ tài chính: bao gồm các chỉ số như tỷ lệ số máy ATM/ 1.000m2 (hoặc 1.000 người trưởng thành), số lượng chi nhánh/phòng giao dịch của định chế tài chính/1.000m2 (hoặc 1.000 người trưởng thành) (ii) Nhóm chỉ số sử dụng dịch vụ tài chính: bao gồm các chỉ số như tỷ lệ tài khoản/1.000 người trưởng thành; thành; Hợp đồng bảo hiểm/1.000 người trưởng thành; tỷ lệ DNN&V có tài khoản tại trung gian tài chính (iii) Nhóm chỉ số phản ánh chất lượng dịch vụ tài chính: bao gồm các chỉ số phản ánh về nhận thức tài chính của người trưởng thành, hành vi ứng xử đối với các vấn đề tài chính của người trưởng thành, yêu cầu về minh bạch thông tin, cơ chế giải quyết tranh chấp, rào cản khi tiếp cận dịch vụ tài chính Hiện nay, bộ chỉ số đánh giá FI do G20 đề xuất đang được WB, một số tổ chức quốc tế và các nước dùng để khảo sát và đánh giá mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính và thực hiện tài chính toàn diện. Vai trò của FI Có thể thấy, FI đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế mỗi quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển, vì các lý do cơ bản: Thứ nhất, FI là nền tảng để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của mọi chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Với nền tảng là dịch vụ đa dạng, chi phí hợp lý, cơ hội tiếp cận dịch vụ dễ dàng, mọi chủ thể trong nền kinh tế có cơ hội sử dụng các dịch vụ cơ bản như tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, bảo hiểm. Đây là các dịch vụ giúp cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp, ở các vùng kinh tế khó khăn cải thiện quản lý tài chính cá nhân: tăng thu nhập từ tiết kiệm và đầu tư, có nguồn tài chính để sử dụng các dịch vụ đào tạo, y tế chất lượng tốt, giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh đột xuất một cách hiệu quả, chi phí thấp từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững. Thứ hai, FI tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh. Với một cơ chế cho phép mọi chủ thể có quyền cung ứng dịch vụ một cách bình đẳng trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh sẽ từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm phí dịch vụ. Các chủ thể cung ứng dịch vụ có động lực thúc đấy hoạt động kinh doanh hiệu quả, minh bạch từ đó cải thiện vấn đề quản trị điều hành, tăng lợi nhuận, phát triển ổn định và bền vững. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa, mới thành lập chưa khẳng định được uy tín có cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ cơ bản như thanh toán, tín dụng từ đó có cơ hội đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh, giảm chi phí (đặc biệt là chi phí tài chính), tăng lợi nhuận và phát triển bền vững. Thứ ba, với việc cải thiện đời sống dân cư, tạo động lực phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là nền tảng vững chắc để các quốc gia xóa đói, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết một cách căn bản các vấn đề về mất bình đẳng giới, mất cân đối thu nhập, thất nghiệp, tệ nạn xã hội đặc biệt là hạn chế và tiến tới xóa bỏ các hoạt động tài chính phi pháp vốn là những vấn nạn tại các nước kém và đang phát triển. FI cũng là nền tảng quan trọng giúp cải thiện ngân sách nhà nước khi giảm áp lực và chi tiêu ngân sách cho an sinh xã hội và tăng nguồn thu thuế do thu nhập của người dân, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện. Nhận thức được tầm quan trọng của FI, tháng 11/2009, lãnh đạo các nước G20 đã ký cam kết thúc đẩy tiếp cận dịch vụ tài chính trong cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Pittsburgh (Hoa Kỳ). Năm 2010, hơn 55 quốc gia đã cam kết thực hiện tài chính toàn diện và hơn 60 quốc gia khác đã xây dựng và phát triển chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Năm 2015, Liên Hiệp Quốc đã 257
  3. xác định tài chính toàn diện là trụ cột quan trọng trong việc thực hiện 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Cũng trong năm 2015, WB và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã họp với các đối tác công, tư để thông qua chiến lược phổ cập tiếp cận dịch vụ tài chính đến năm 2020 (Universal Financial Access -UFA 2020) nhằm hỗ trợ cho việc thúc đấy FI toàn cầu. Trong đó, WB làm việc với hơn 100 quốc gia để thúc đẩy FI, tập trung ưu tiên thúc đấy FI cho 25 quốc gia có chỉ số FI thấp (hơn 70% người dân không tiếp cận với dịch vụ tài chính). Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020, bằng các biện pháp can thiệp có mục tiêu tạo cơ hội cho 1 tỷ người có tài khoản giao dịch. 2. 2. Vai trò của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện a. Mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính tại Việt Nam Theo đánh giá của WB, Việt Nam thuộc 1 trong 25 quốc gia có chỉ số FI thấp nhất và được ưu tiên hỗ trợ để thúc đẩy tiếp cận dịch vụ tài chính. Nhìn ở góc độ tiếp cận dịch vụ tài chính của người trưởng thành (trên 15 tuổi), Việt Nam nằm trong khối các nước có chỉ số tiếp cận dịch vụ tài chính thấp. Bảng 2.1: Mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của Việt Nam và một số nước (năm 2017) 250 200 150 100 50 0 % Chi nhánh ngân hàng/100.000 người trưởng thành %Số tài khoản/1000 người trưởng thành % Máy ATM/100.000 người trưởng thành Nguồn: [1]; [2] Theo kết quả khảo sát của WB, tính đến cuối năm 2017 Việt Nam có số tỷ lệ số chi nhánh ngân hàng/100.000 người trưởng thành, số máy ATM/100.000 người trưởng thành và số tài khoản thanh toán/1.000 người trưởng thành lần lượt là 3,4%; 24,34% và 30,8%. Bảng 2.1 cho thấy, mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của Việt Nam còn thấp hơn các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc và còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển như Nhật Bản, Australia, Canada. Theo số liệu báo cáo của WB [1], tỷ lệ số TK giao dịch của người trưởng thành ở Việt Nam còn thấp hơn cả mức bình quân các nước thuộc khối Đông Á và Thái Bình Dương (70,6%) và bình quân khối các nước có thu nhập trung bình và thấp (57,8%) 258
  4. Nhìn ở góc độ tiếp cận dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp, theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 561 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98,1% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V). Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2017 trên 60% doanh nghiệp nhỏ, 35% - 40% DNN&V không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng mà chủ yếu tiếp cận các nguồn vốn phi chính thức. Trong số những doanh nghiệp được vay vốn từ kênh chính thức, 1/3 số doanh nghiệp được duyệt từ 50% nhu cầu vốn trở lên; 1/5 số doanh nghiệp được duyệt 25% nhu cầu vốn, không có doanh nghiệp nào huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Nhìn ở góc độ chỉ số về chất lượng theo đề xuất G20 cho thấy Việt Nam còn một khoảng cách khá xa về mức độ tài chính toàn diện so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới do nhận thức, hiểu biết về dịch vụ tài chính còn thấp, các rào cản, trở ngại khi tiếp cận dịch vụ còn lớn, các vấn đề về minh bạch thông tin và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người sử dụng dịch vụ tài chính còn nhiều hạn chế. Đặc biệt khu vực dân cư thu nhập thấp, các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa gần như chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính cơ bản. b. Vai trò của hệ thống NHTM Việt Nam trong việc thúc đẩy FI Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện. Thể hiện: Thứ nhất, dịch vụ tài chính khu vực chính thức đang lệ thuộc chủ yếu vào hệ thống NHTM. Tại Việt Nam, các dịch vụ tài chính được cung ứng chủ yếu từ 3 nhóm định chế tài chính; NHTM, Công ty bảo hiểm, Công ty chứng khoán và Quỹ đầu tư chứng khoán. Trong đó thị phần, qui mô hoạt động và khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế đều do hệ thống NHTM chi phối. Bảng 2.2: Qui mô tài sản và khả năng cung ứng vốn của hệ thống NHTM 1 0,5 95,50% 63,60% 0 Tổng Tài sản Khả năng cung ứng vốn NguCôngồn: ty Báo lĩnh cáo vực của CKỦy ban và giáBHm sát tài chính quốc TCTDgia (31.12.2018) Xét về qui mô tài sản, hệ thống TCTD đang chiếm 95,5% trong tổng số tài sản của các định chế tài chính, về cung ứng vốn các TCTD cung ứng 63,6% tổng số vốn cung ứng cho nền kinh tế. Trong hệ thống TCTD, các NHTM đang đóng vai trò chủ chốt với tỷ trọng tài sản và vốn điều lệ lần lượt chiếm là 97,4% và 94,6% so với tổng tài sản và vốn điều lệ của toàn hệ thống các TCTD. 259
  5. 2,60% 101% 5,40% 91% 81% 71% 61% 51% 97,40% 94,60% 41% 31% 21% 11% 1% Nguồn[5]: Báo cáo thống kê của NHNN năm 2018 Thứ hai, nhận thức về quản lý tài chính của người dân, doanh nghiệp (đặc biệt là DNN&V) còn bất cập, thói quen sử dụng tiền mặt vẫn phổ biến. Vì vậy tâm lý e ngại khi tiếp cận dịch vụ tài chính hiện đại của đại bộ phận dân cư khu vực nông thôn, DNN&V vẫn còn phổ biến. Dịch vụ tài chính do NHTM cung cấp vẫn “gần gũi”, “dễ hiểu”, dễ tiếp cận hơn so với các dịch vụ tài chính do các tổ chức khác cung cấp. Thứ ba, hiện nay các dịch vụ tài chính khu vực phi chính thức khá sôi động ở các vùng nông thôn (tín dụng “chợ đen”, nhận tiền gửi của tư nhân), thậm chí có cả dịch vụ do các TCTD phi ngân hàng trá hình cung ứng gây tác động tiêu cực, tâm lý hoang mang, lo lắng, mất lòng tin của người dân. Vì vậy, việc các NHTM tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận dịch vụ tài chính sẽ củng cố lòng tin và khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ. 3. Một số đề xuất nhằm phát huy vai trò của hệ thống NHTM trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Với cam kết hỗ trợ và dành sự ưu tiên trong việc thúc đẩy FI từ WB và khối các quốc gia phát triển G20, Chính phủ Việt Nam từng bước thiết lập các điều kiện cần thiết để từng bước thúc đẩy tiếp cận dịch vụ tài chính. Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã trực tiếp làm việc với WB để xây dựng chiến lược FI quốc gia. Tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có đặt mục tiêu Việt Nam thực hiện FI vào năm 2030. Để phát huy vai trò của hệ thống NHTM trong việc thúc đẩy FI. Một số đề xuất bao gồm: a. Đề xuất với NHNN - Hoàn thiện Khung pháp lý về hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng và của các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng nói chung đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, khuyến khích các NHTM, các TCTD phi ngân hàng cung ứng các dịch vụ trên nền công nghệ hiện đại, từ đó tạo động lực để các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Tiếp tục tái cơ cấu các NHTM theo hướng giảm bớt số lượng ngân hàng, đảm bảo qui mô và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam tương xứng với các NHTM trong khu vực. Xử lý triệt để các ngân hàng yếu kém, các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là các vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích của người sử dụng dịch vụ ngân hàng để tạo lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng. 260
  6. - Tăng cường và nâng cao hiệu quả giám sát các NHTM nhằm phát hiện sớm rủi ro, đặc biệt là rủi ro hệ thống, bảo đảm hệ thống NHTM hoạt động lành mạnh và hiệu quả. - Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thanh toán quốc gia nhằm đảm bảo hệ thống thanh toán quốc gia nói chung, thanh toán liên ngân hàng nói riêng vận hành thông suốt, an toàn và hiệu quả - Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các NHTM cung ứng dịch vụ tài chính cho các đối tượng thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như hỗ trợ lãi suất cho vay, phí dịch vụ Trước mắt cần phát huy vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Ngân hàng chính sách trong việc cung ứng dịch vụ cho các khu vực nông thôn. - Thực hiện khảo sát, đánh giá nhu cầu dịch vụ tài chính và kỳ vọng về sản phẩm dịch vụ tại các khu vực có chỉ số tiếp cận dịch vụ thấp để cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các NHTM có định hướng kinh doanh. b. Đề xuất với các NHTM - Hoàn thiện quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, xử lý dứt điểm nợ xấu tồn đọng, chủ động tái cơ cấu để mở rộng qui mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách bền vững từ đó tạo dụng lòng tin đối với người sử dụng dịch vụ. - Cơ cấu lại bộ máy tổ chức nhằm nâng cao hiệu suất lao động, tiết giảm chi phí tạo tiền đề vững chắc để giảm giá thành dịch vụ. - Đầu tư, nâng cấp công nghệ ngân hàng để cải tiến qui trình giao dịch, nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro, cải tiến và phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường. - Chủ động nghiên cứu thị trường để đánh giá “cầu” về sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại các khu vực có chỉ số tiếp cận dịch vụ tài chính thấp, xác định nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ để xác định đúng thị trường mục tiêu, thiết kế sản phẩm theo nhu cầu khách hàng, lựa chọn kênh phân phối phù hợp để cung ứng dịch vụ một cách hiệu quả. 4. Kết luận NHTM đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy FI. Tuy nhiên để đạt mục tiêu tài chính toàn diện tại Việt Nam còn một rào cản khá lớn là nhận thức về quản lý tài chính còn hạn chế. Vì vậy bên cạnh việc giải quyết “cung” dịch vụ, giáo dục về tài chính là một trong những vấn đề then chốt. Các bộ ngành liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, các Hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại địa phương cần phối hợp để đưa giáo dục tài chính đến với người dân, với doanh nghiệp ở các mức độ phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về dịch vụ tài chính và sử dụng dịch vụ tài chính./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. from-banks-in-emerging-markets 4. 5. 261