Ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của tu hài (lutraria rynchaena, jonas 1844) nuôi ở vùng biển huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

pdf 8 trang Gia Huy 20/05/2022 2870
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của tu hài (lutraria rynchaena, jonas 1844) nuôi ở vùng biển huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_do_man_den_ti_le_song_va_sinh_truong_cua_tu_ha.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của tu hài (lutraria rynchaena, jonas 1844) nuôi ở vùng biển huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00071 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN TỈ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA TU HÀI (Lutraria rynchaena, Jonas 1844) NUÔI Ở VÙNG BIỂN HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH Triệu Anh Tuấn1,2,*, Nguyễn Xuân Viết2, Thái Thanh Bình3, Chu Thị Bích Ngọc1, Nguyễn Thị Thanh Hương1 Tóm tắt: Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng của Tu hài thương phẩm nuôi treo trên lồng tại vùng biển Vân Đồn, Quảng Ninh. Tu hài giống có kích cỡ trung bình 8,34 g/con được thả trong các bể composit với các độ mặn 15‰ (NT1), 20‰ (NT2), 25‰ (NT3) và 30‰ (NT4). Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mặn của môi trường nước thả giống đã ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của Tu hài. Mật độ thả Tu hài ngẫu nhiên trong các nghiệm thức là 45 con/rổ, không làm ảnh hưởng tới DO, pH, độ mặn của môi trường nuôi. Tỉ lệ sống của Tu hài ở nghiên cứu này tỉ lệ thuận với độ mặn của môi trường nước, cao nhất là 85% ở NT4 và thấp nhất là 13,4% ở NT1. Tốc độ sinh trưởng của Tu hài ở nghiệm thức NT4 cao hơn ở các nghiệm thức khác trong nghiên cứu này. Từ kết quả nghiên cứu có thể khuyến nghị độ mặn khi thả giống Tu hài thích hợp là từ 25-30‰. Từ khóa: Độ mặn, sinh trưởng, tỉ lệ sống, Tu hài. 1. MỞ ĐẦU Tu hài (Lutraria rynchaena) là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phân bố ở các vùng bãi triều ở Vân Đồn - Quảng Ninh, Cát Bà - Hải Phòng và về sau chúng được di giống vào Vịnh Nha Trang - Khánh Hòa, ở các vùng bãi triều có nền đáy bùn mềm (Phạm Thược, 2006). Ở Vân Đồn - Quảng Ninh, Tu hài thường được nuôi trên lồng treo trên các bè, hoặc được đưa xuống đáy biển nơi có nền bùn, cát dày. Tu hài có tốc độ sinh trưởng nhanh, giá thành thương phẩm cao khả năng thu lợi nhuận lớn, do đó việc nuôi Tu hài thương phẩm được người dân quan tâm đầu tư. Các chi phí đầu tư cho nuôi Tu hài thương phẩm chủ yếu tập trung vào con giống, lồng treo, bè và công lao động thu hoạch. Mặc dù nghề nuôi Tu hài được phát triển từ lâu ở Việt Nam nhưng các nghiên cứu cơ bản về Tu hài còn hạn chế. Một số nghiên cứu được công bố chủ yếu về kết quả sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tu hài như nghiên cứu của Trần Thế Mưu (2010), Hà Đức Thắng (2010). Các nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ sống của Tu hài chưa cao và thường không ổn định. Nghiên cứu của Phan Thị Vân và nnk., (2013) mới đề cập tới giới hạn độ mặn, độ mặn trên 35‰ không phù hợp để nuôi Tu hài. 1Trường Đại học Hùng Vương 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật và Thủy sản *Email: tuantrieuanh85@gmail.com
  2. 578 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ sự tác động của độ mặn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của Tu hài. Từ đó có thể ứng dụng trong thực tế góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất giống cũng như nuôi thương phẩm Tu hài. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại vùng biển thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh từ tháng 3/2019-5/2019. 2.2. Đối tượng nghiêm cứu - Đối tượng: Tu hài, trọng lượng trung bình 120 con/kg (8,34 g/con) 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí trong 4 bể composit thể tích 120 L, được điều chỉnh độ mặn tương ứng là 15‰ (NT1), 20‰ (NT2), 25‰ (NT3) và 30‰ (NT4). Mỗi bể treo 3 rổ nhựa, chiều cao mỗi rổ 25 cm và đường kính 35 cm, được bố trí thả Tu hài với mật độ 45 con/rổ. Nhằm so sánh, đánh giá về sinh trưởng, tỉ lệ sống, năng suất của Tu hài. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nghiên và được lặp lại 3 lần. Trong quá trình thí nghiệm các rổ được vệ sinh hàng tháng khi đo mẫu, đảm bảo sự lưu thông của nước. 2.3.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường của các nghiệm thức thí nghiệm được xác định hàng ngày (1 lần/ngày) buổi sáng vào lúc 7h30 - 8h00 bằng các phương pháp sau: nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bách phân (oC), độ chính xác 0,5 oC; độ mặn đo bằng khúc xạ kế (đơn vị: ppt), độ chính xác 0,5‰; hàm lượng oxy hoà tan (DO mg/l); pH, độ kiềm (mg/l), TAN được xác định bằng bột test Sera theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 2.3.3. Phương pháp xác định tăng trưởng và tỉ lệ sống Tu hài được thu mẫu định kỳ 1 tháng/lần, số lượng 30 con/nghiệm thức để kiểm tra số cá thể còn sống, sự tăng trưởng về kích thước và khối lượng. Kích thước chiều dài của Tu hài được đo bằng thước kẹp panmer điện tử hiệu Mitutoyo của Nhật độ chính xác 0,01 mm. Trọng lượng được xác định bằng cân phân tích điện tử có độ nhảy 0,01 g. Tính toán và xử lý số liệu tăng trưởng dựa theo JaraJara et al., 1997, Caofujun et al., 2009 và Lijimin et al., 2010. + Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của Tu hài (mm/ngày) ADGL = (L2 - L1)/(t2 - t1) + Tốc độ tăng trưởng tương đối (đặc trưng) về chiều dài của Tu hài (%/ngày)
  3. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 579 SGRL (%) = (lnL2 - ln L1).100/(t2 - t1). + Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của Tu hài (g/ngày) ADGW (g/ngày) = (W2 - W1)/(t2 - t1). + Tốc độ tăng trưởng tương đối (đặc trưng) về khối lượng của Tu hài (%/ngày) SGRW (%/ngày) = (lnW2 - lnW1).100/(t2 - t1). Trong đó: L2, L1 , W2, W1 là chiều dài và khối lượng tương ứng của Tu hài tại các thời gian t2, t1 (t1: thời gian ban đầu; t2: thời gian sau thí nghiệm). + Tỉ lệ sống của Tu hài (%) SR (%) = (Số Tu hài thu hoạch/Số Tu hài giống thả ban đầu).100 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phép phân tích ANOVA một nhân tố và phép thử Duncan sử dụng phần mềm SPSS và Excel 2010. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện yếu tố môi trường Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường trong các bể nuôi cho thấy các chỉ tiêu theo dõi đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của Tu hài. Hàm lượng DO, TAN không có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức thí nghiệm và đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép đối với các loài hai mảnh vỏ theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2008). Các kết quả theo dõi điều kiện yếu tố môi trường trong thí nghiệm được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Giá trị trung bình một số yếu tố môi trường Nghiệm thức Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 NT4 Nhiệt độ oC 27,25 ± 0,85 27,25 ± 0,85 27,25 ± 0,85 27,25 ± 0,85 DO (mg/l) 6,10 ± 0,30 5,90 ± 0,25 5,95 ± 0,24 5,86 ± 0,41 pH 7,80 ± 0,28 7,90 ± 0,30 7,90 ± 0,28 7,80 ± 0,32 Kiềm (mg/l) 82,34 ± 4,40 96,40 ± 5,60 98,60 ± 8,40 108,40 ± 5,60 TAN 0,32 ± 0,20 0,32 ± 0,20 0,34 ± 0,20 0,35 ± 0,20 Ghi chú: Số liệu biểu diễn ở dạng trung bình ± sai số chuẩn. Trong quá trình thí nghiệm pH khá ổn định (từ 7,8 - 8,5) và không khác biệt giữa các nghiệm thức (p > 0,05). Giá trị này phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của Tu hài (Phạm Thược, 2006). Nhiệt độ nước trung bình dao động từ 26 - 28 oC, không khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm và hoàn toàn nằm trong ngưỡng nhiệt sinh trưởng của Tu hài (Trần Thế Mưu, 2010).
  4. 580 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Độ kiềm ở các nghiệm thức tỉ lệ thuận với độ mặn. Độ kiềm dao động từ 82,24 mg đến 108,4 mg CaCO3/L và không khác biệt giữa các nghiệm thức, độ kiềm cao nhất ở độ mặn 30‰ (108,40 ± 5,40) và thấp ở độ mặn 15‰ (82,34 ± 4,40). 3.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ sống của Tu hài Theo O’Connor et al., (2008), độ mặn có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Các nghiên cứu của Trần Thế Mưu (2010), Cao Trường Giang và Trần Thế Mưu (2010), đã chỉ ra tỉ lệ sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của quá trình nuôi Tu hài. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy độ mặn có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của Tu hài (Bảng 2). Trong cùng điều kiện môi trường và chế độ chăm sóc, tỉ lệ sống của Tu hài trong các thí nghiệm đạt cao nhất là 85,0% ở NT4 và thấp nhất là 13,4% ở NT1 có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Bảng 2. Bảng theo dõi tỉ lệ sống của Tu hài trong nghiệm thức Nghiệm thức Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 NT4 KL thu hoạch (g/con) 14,06 ± 0,28a 16,68 ± 0,35a 19,25 ± 0,25b 22,14 ± 0,25b Tỉ lệ sống (%) 13,40 ± 0,15a 24,50 ± 0,25a 75,50 ± 0,20b 85,00 ± 0,20b Ghi chú: Số liệu biểu diễn ở dạng trung bình ± sai số chuẩn. Các chữ cái giống nhau trong cùng một hàng chứng tỏ không khác biệt thống kê (p>0,05). KL: Khối lượng. Kết quả nghiên cứu này phù với với một số đối tượng nhuyễn thể đã được nghiên cứu. Khi nuôi ở độ mặn được duy trì trong khoảng 25 - 30‰ thì sự sinh trưởng và phát triển của Tu hài đạt giá trị cao nhất. Bên cạnh đó theo một nghiên cứu của Solomon et al., (2007) cho rằng tương tác của các yếu tố nhiệt độ và độ mặn cao ảnh hưởng đến phân bố của sinh vật trong môi trường nước nhằm cung cấp nguồn thức ăn cho động vật nhuyễn thể. Trong nghiên cứu của Ngô Thị Thu Thảo và Trương Trọng Nghĩa (2003) thực hiện trên đối tượng sò huyết Anadara granosa ở các độ mặn là 5, 10, 15 và 20‰. Các tác giả thu được kết quả tỉ lệ sống của Sò huyết giảm khi nuôi ở độ mặn thấp (5‰). Độ mặn nhỏ hơn 20‰ và lớn hơn 35‰ sẽ không phù hợp cho việc nuôi Tu hài (Phan Thị Vân và nnk., 2014). Như vậy, độ mặn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống của Tu hài, nên nuôi Tu hài ở độ mặn 30‰ sẽ thu được tỉ lệ sống cao. 3.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của Tu hài 3.3.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến khối lượng của Tu hài Kết quả theo dõi tăng trưởng khối lượng, kích thước chiều dài của Tu hài trong các nghiệm thức được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3. Tăng trưởng khối lượng chiều dài của Tu hài thí nghiệm 1-90 ngày Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 NT4 Tăng trưởng về khối lượng (g) KL thả (g/con) 8,24 ± 0,22a 8,32 ± 0,30a 8,35 ± 0,25b 8,46 ± 0,25b KL thu (g/con) 14,06 ± 0,28a 16,68 ± 0,35a 19,25 ± 0,25b 22,14 ± 0,25b
  5. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 581 KL tăng thêm 5,82 ± 0,32a 8,36 ± 0,40a 10,90 ± 0,35b 13,24 ± 0,35b a a b b ADGW (g/ngày) 0,064 ± 0,03 0,092 ± 0,09 0,121 ± 0,09 0,152 ± 0,09 a a b b SGRW (%/ngày) 0,59 ± 0,025 0,77 ± 0,032 0,94 ± 0,030 1,06 ± 0,042 Ghi chú: Số liệu biểu diễn ở dạng trung bình ± sai số chuẩn. Các chữ cái giống nhau trong cùng một hàng chứng tỏ không khác biệt thống kê (p>0,05), KL: Khối lượng. Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (g/ngày) Trong thời gian 90 ngày thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng của tu hài lớn nhất ở NT4 với độ mặn 30‰ (0,152 g/ngày) và thấp nhất ở NT1 với độ mặn 15‰ (0,064 g/ngày) sự khác biệt có nghĩa thống kê (p 0,05), L: chiều dài.
  6. 582 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Trong giai đoạn 1 - 90 ngày thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về kích thước chiều dài của Tu hài lớn nhất ở NT4 với kích thước 0,16 mm/ngày và thấp nhất ở NT1 với kích thước 0,05 mm/ngày sự khác biệt có nghĩa thống kê (p 0,05). Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do độ mặn đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của Tu hài trong các nghiệm thức. Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối (%/ngày) Từ ngày 1 - 90 tốc độ tăng trưởng tương đối về kích thước chiều dài của Tu hài lớn nhất ở NT4 (0,5%/ngày) và thấp nhất ở NT1 (0,18%/ngày). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Tốc độ tăng trưởng của Tu hài có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ, môi trường sống, thức ăn , yếu tố thức ăn được kiểm soát trong các bể là như nhau do đó yếu tố độ mặn là một trong những yếu tố đã làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của Tu hài. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng của Tu hài không đáng kể dẫn tới không có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Nguyên nhân có thể do kích cỡ Tu hài sử dụng trong nghiên cứu này tương đối nhỏ. 4. KẾT LUẬN Trong quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức như nhiệt độ ổn định ở 27,5 oC. Hàm lượng DO hòa tan dao động trong khoảng 5,86 - 6,10 mg/L. Các yếu tố pH và TAN trong các nghiệm thức chênh lệch không đáng kể, có giá trị dao động lần lượt trong khoảng từ 7,8 - 7,9 và từ 0,32 - 0,35. Độ kiềm trong các nghiệm thức dao động từ 82,34 - 108,40 mg/L. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm này hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép nuôi Tu hài. Độ mặn của môi trường thả giống đã ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của Tu hài. Tỉ lệ sống của Tu hài cao nhất 85% khi bố trí nuôi ở môi trường nước có độ mặn 30‰. Mức độ tăng trưởng về khối lượng và kích thước của Tu hài trong nghiên cứu này đạt giá trị cao nhất tương ứng là 0,152 g/ngày và 0,16 mm/ngày ở độ mặn 30‰. Lời cảm ơn: Cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật và Thủy sản, đề tài 01/2017/HĐ-TS-CNSH đã hỗ trợ kinh phí thực hiện nội dung nghiên cứu được trình bày trong bài báo này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nguồn nước nuôi nhuyễn thể.
  7. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 583 Cao fujun, Liu zhigang, Luo zheng jie, 2009. Effects of sea water temperature and salinity on the growth and survival of juvenile Meretrix meretrix Linnaeus. Journal of Applied Ecology, 20(10): 2545-2550. Nakamura Y., Hashizume K., Koyama K. and Tamaki, 2005. Effects of salinity on sand burrowing activity, feeding and growth of the clams. Mactra veneriformis, Ruditapes philippinarum and Meretrix lusoria. Journal of Shellfish Research 24(4): 1053-1059. Cao Trường Giang và Trần Thế Mưu, 2010. Tài liệu tập huấn kỹ thuật “Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo Tu hài (Lutraria philippinarum)”. Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản miền Bắc, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 30. Li Z., Liu Z-G., Yao R., Luo C., Yan J-F, 2010. Effect of temperature and salinity on the survival and growth of Meretrix lyrata juveniles. Acta Ecologica Sinica, 30(13):3406-3413. Trần Thế Mưu., 2010. Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tu hài (Lutraria philippinarum). Báo cáo tổng kết dự án cấp Nhà nước, Bộ Khoa học và Công Nghệ, 80 trang. O’Connor W., M. Dove, and Finn B, 2008. Manual for hatchery production of Sydney rock oyster (Saccostrea glomerata). Final Report to Fisheries Research and Development Corporation, Deakin, ACT, Australia. NSW Department of Primary Industries-Fisheries Research Report Series No 20, 55 pp. Hà Đức Thắng, 2010. Báo cáo tổng kết dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi thưong phẩm tu hài tại huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh”. Thuộc chương trình phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 2010. Bộ Khoa học và Công nghệ, 98 trang. Ngô Thị Thu Thảo, Trương Trọng Nghĩa, 2003. Ảnh hưởng của các nồng độ muối khác nhau đến tốc độ lộc thức ăn, sự sinh trưởng, tỉ lệ sống và khả năng chịu đựng stress của sò huyết giống Anadara granosa (Linaeus, 1758). Tuyển tập bao cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ hai. Nxb. Nông nghiệp, Nha Trang: 137-142. Phạm Thược, 2006. Điều tra hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tu hài ở vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng, 28 trang. Solomon S., Qin D. Manning M., Marquis M., Averyt K., Tignor M. M. B. and H. L. Miller, Jr, 2007. Global climate projections, in Solomon S., Qin D., Manning M., Chen Z., Marquis M., Averyt K., Tignor M. M. B, Miller H. L. (eds.), Climate Change 2007: The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge University Press (2007), 996 pp. Phan Thị Vân, Trương Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thị Lụa, Đào Xuân Trường, Phạm Thế Việt, Lê Thị Mây, Phạm Thị Yến, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Là và Nguyễn Đức Bình, 2014. Nghiên cứu dịch bệnh gây chết hàng loạt ở Tu hài (Lutralia philippinarum Reeve, 1854) nuôi tại Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 92 trang. JaraJara R., Pazos A. J., Abad M., Garcia-Martin L. O., Sanchez J. L, 1997. Growth of clam seed (Ruditapes decussatus) reared in the wastewater effluent from a fish farm in Galicia (N. W. Spain). Aquaculture 158, p: 247-262 Willows R. I., 1992. Optimal digestive investment: A model for filter feeders experiencing variable diets. Limnol Occanogr 37(4): 829-847. Zhuang, S., 2006. The influence of salinity, diurnal rhythm and daylength on feeding behavior in Meretrix meretrix Linnaeus. Aquaculture 252: 584-590.
  8. 584 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM EFFECTS OF SALINITY TO SURVIVAL AND GROWTH OF CLAM BEDS (Lutraria rhynchaena, Jonas 1844) IN VAN DON DISTRICT, QUANG NINH PROVINCE Trieu Anh Tuan1*,2, Nguyen Xuan Viet2, Thai Thanh Binh3, Chu Thi Bich Ngoc1, Nguyen Thi Thanh Huong1 Abstract: This study was conducted to assess the effect of salinity on the survival and growth ability of the commercial clam beds which were cultured on csuspendedly ages in Van Don, Quang Ninh. Medium-sized clam beds (8.34 g /individual) were cultured in composite tanks with salinities of 15‰ (NT1), 20‰ (NT2), 25‰ (NT3) and 30‰ (NT4). The results showed that water salinity of the stocking environment affected the survival and growth, of the these bivalve animals. The environmental conditions (DO, pH, salinity) have not been influenced by random stocking density of 45 individuals/basket. In this study, the survival of clam beds was directly proportional to the salinity level of the culture water. Howerver, the highest survival rate was observed in the NT4 treatment (85%) but was lowest in the NT1 treatment (13.4%). The clam beds also grew better in NT4 treatment than in the three other treatments. Based on the results of this study, it is possible to recommend that the suitable salinity of stocking water is from 20 to 30‰. Keywords: Clam bed, growth, salinity, survival. 1Hung Vuong University 2Hanoi National University of Education 3Fisheries and Technical Economic College *Email: tuantrieuanh85@gmail.com