Ảnh hưởng của FDI đến hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 2870
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của FDI đến hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_fdi_den_hieu_qua_thuc_hien_trach_nhiem_xa_hoi.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của FDI đến hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam

  1. ẢNH HƢỞNG CỦA FDI ĐẾN HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Trần Thùy Nhung Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Tham luận kiểm tra mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và hiệu quả thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội thông qua những mô hình hồi quy giản đơn với các biến lần lượt là chỉ số môi trường EPI, chỉ số bất bình đẳng thu nhập GINI, bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế Gender Gap và tỷ lệ nghèo có mức thu nhập dưới 1.90 USD/ngày trong giai đoạn 2007 – 2017 ở Việt Nam. Bài viết cung cấp các khái niệm cơ bản về phát triển bền vững, quan niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như đưa ra đánh giá tổng quan tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng của dòng vốn FDI trên GDP bình quân có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, làm giảm bất bình đẳng giới trong kinh tế cũng như khoảng cách về thu nhập nhưng lại đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến chỉ số sức khỏe môi trường. Mặc dù dựa trên số liệu thống kê, không thể kết luận FDI có vai trò tích cực hay tiêu cực đến phát triển bền vững ở Việt Nam nhưng bài viết cũng đưa ra những nhận định trên bình diện khách quan về tác động của FDI đến yếu tố trách nhiệm xã hội, một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để khai thác tối ưu dòng vốn FDI, làm gia tăng hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: FDI, trách nhiệm xã hội, GINI, GenderGap, RCI I. GIỚI THIỆU Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006, độ mở của nền kinh tế đã tăng từ mức 100% lên 150% chỉ trong vòng hai năm, luồng vốn gián tiếp và trực tiếp trên thị trường dồi dào, kích thích kinh tế phát triển mạnh mẽ. Nhiều tín hiệu tích cực từ tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập bình quân đầu người đã mang lại một cơ sở thúc đẩy Việt Nam tăng cường các điều kiện thuận lợi để cạnh tranh, thu hút dòng vốn FDI. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với lưu lượng vốn đầu tư lớn khi hệ thống điều tiết của Nhà nước và khả năng quản lý môi trường ở địa phương chưa xứng tầm cũng như chưa đủ kinh nghiệm để xử lý, lực lượng lao động chưa có đủ cơ sở để phát triển đã dẫn đến rủi ro cho trách nhiệm xã hội, ảnh hưởng đến hiệu quả tăng trưởng của quốc gia. Chi phí cơ hội trong việc đánh đổi giữa tối ưu hóa lợi nhuận và ô nhiễm môi trường, giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội vẫn luôn là vấn đề nan giải trong công cuộc hoạch định chính sách. Mặt khác, ngay cả trên tầm lý thuyết thế giới, khái niệm trách nhiệm xã hội cũng chưa được thống nhất và có thang đo lường chuẩn. Điều này cũng dẫn đến khó khăn trong công tác đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa trách nhiệm xã hội và tăng trưởng dòng vốn FDI. Vì vậy, có thể thấy việc tìm hiểu về trách nhiệm xã 153
  2. hội và những tương tác giữa trách nhiệm xã hội và FDI là nhiệm vụ trọng tâm trong thời điểm hiện nay. Nó đặt ra những câu hỏi cơ bản để hình thành nên ý tưởng cho tham luận: “Ảnh hưởng của FDI đến hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam”. Xét theo phạm vi ảnh hưởng của các yếu tố, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được nghiên cứu dưới hai góc độ chính dựa trên quan niệm hình thành bao gồm xuất phát từ nội tại doanh nghiệp nhằm cải thiện hình ảnh và xây dựng thương hiệu, hai là do chính quyền hoặc cơ cấu quyền lực dân sự yêu cầu, cưỡng chế và thúc đẩy thực hiện. Theo đó, ở mỗi góc độ khác nhau, mối quan hệ nhân quả giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với dòng vốn FDI sẽ có sự khác biệt nhất định. Với sự hữu hạn về nguồn lực trong khả năng khai thác tính chi tiết và đặc thù của khái niệm trách nhiệm xã hội, đồng thời nội dung của nó không thể gói gọn trong phạm vi bài tham luận này nên phần dưới đây, bài viết chỉ tập trung đề cập đến trách nhiệm xã hội ở cấp độ chính trị xã hội, phụ thuộc vào chế tài của pháp luật và sức ép của công chúng. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội Để phân tích và đưa ra nhận định cơ bản về khái niệm trách nhiệm xã hội cũng như mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và dòng vốn FDI trong hoạt động kinh tế, tham luận sử dụng tính chất bắc cầu khi nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội. Từ đó diễn giải ảnh hưởng của dòng vốn FDI đến các yếu tố trụ cột của phát triển bền vững bao gồm kinh tế - xã hội và môi trường. Vì vậy, cơ sở luận đầu tiên của tham luận dựa trên quan niệm về ba thành tố cơ bản của phát triển bền vững được xây dựng và công bố hoàn chỉnh trong Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất về Môi trường và Phát triển năm 2002 tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) với khái niệm “phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”. Cụ thể: Phát triển kinh tế trong phát triển bền vững là khái niệm tăng trưởng nhanh, an toàn, ổn định, chất lượng và lâu dài thể hiện qua việc phân bổ hiệu quả nguồn lực và xây dựng cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, bình đẳng, phù hợp với quy luật thị trường, đảm bảo mang lại sự thịnh vượng cho tất cả các đối tượng tham gia, không gây tổn hại đến hệ sinh thái, góp phần thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. Nền kinh tế bền vững phải đảm bảo thỏa mãn 3 yếu tố: tốc độ tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người cao, ổn định; cơ cấu GDP phù hợp và tăng trưởng có hiệu quả. Phát triển xã hội là yếu tố đảm bảo công bằng xã hội, xóa bỏ bất bình đẳng về thu nhập, giới tính, địa lý, đạt được hiệu quả về phân bổ nguồn lực cho hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa Một số chỉ tiêu về phát triển xã hội gồm hệ số bất bình đẳng thu nhập Gini, tỷ lệ đói nghèo dưới chuẩn, chỉ số chênh lệch thu nhập theo giới tính Gender Gap Phát triển bền vững về môi trường là giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường và điều kiện tự nhiên, đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên không vượt ngưỡng của hệ sinh thái, bảo vệ tính đa dạng sinh học và cải thiện môi trường sống. 154
  3. Với ba thành tố cơ bản của phát triển bền vững, có thể thấy trách nhiệm xã hội cũng chính là nội dung của phát triển bền vững dựa trên nền tảng của lý thuyết trách nhiệm xã hội do E. Freeman khởi xướng năm 1984. Theo đó, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đánh giá thông qua mối quan hệ tương tác giữa các đối tượng có liên quan với hoạt động của doanh nghiệp. Điều này cũng phù hợp với thực tế khi các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn FDI, đối xử với các bên liên quan một cách công bằng và cân đối sẽ mang lại hiệu quả không chỉ cho doanh nghiệp trên thị trường mà còn đảm bảo mang lại hiệu quả hoạt động đa phương, bao gồm cả người lao động, chính quyền và công chúng. Cơ sở luận về trách nhiệm xã hội trên cũng được Bredgaard (2003) khẳng định: Trách nhiệm xã hội (Corporate Scocial Responsibility – CSR) là một yếu tố trọng yếu của quyết định chính trị, đảm bảo sự hỗ trợ hợp pháp cho các bên liên quan dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể tối ưu hóa lợi ích. Chính vì mang trong mình hình ảnh của quan hệ công chúng và lý thuyết chính trị (Edwards, 2004), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) cũng được sử dụng như thước đo hiệu quả của cơ cấu phát triển bền vững khi nhận định CSR là hệ quả tất yếu của chênh lệch xã hội do toàn cầu hóa (Blowfield, 2005; Gonzalez-Perez & McDonough, 2007). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào thực sự đưa ra kết luận cụ thể về mối quan hệ nhân quả giữa CSR và hoạt động kinh tế. 2.2. Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và CSR Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) mặc dù chưa được khẳng định rõ ràng bằng cơ sở lý thuyết nhưng thông qua khảo sát của World Bank năm 200310, phần nào cũng thấy được vai trò quan trọng của CSR trong việc xác lập vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp đa quốc gia. Theo giải thích của World Bank, các doanh nghiệp này thực hiện trách nhiệm xã hội như cải thiện môi trường, đảm bảo phúc lợi lao động một phần là do áp lực cộng đồng, còn lại là để tạo dựng niềm tin thương hiệu ở những quốc gia, khu vực khác nhau. Một số khía cạnh tiền lương, điều kiện làm việc ở các quốc gia đang phát triển cũng được đánh giá là có liên quan trực tiếp đến hiệu quả trách nhiệm xã hội dưới tác động của dòng vốn FDI (Brown, 2004). Bên cạnh đó, dựa trên một số nghiên cứu của Frost và Ho (2005), Gidel (2006), Levy (2007) và Nikol (2010), tính tương quan đồng biến giữa tăng trưởng FDI với tăng trưởng CSR cũng xuất hiện trong suốt những năm 1990 hay việc xuất hiện hiệu quả xóa đói giảm nghèo gián tiếp của FDI ở các quốc gia châu Phi theo mô hình của Nyankweli (2012). Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều cho ra nhận định tích cực về ảnh hưởng của FDI đến trách nhiệm xã hội. Thực tế cho thấy các bài viết đánh giá về tình trạng ô nhiễm môi trường, gia tăng lượng khí thải CO2 đều có mối liên hệ trực tiếp với sự tăng trưởng dòng vốn FDI (Maria-Alejandra Gonzalez-Perez, 2011). Rõ ràng, cả CSR và FDI đều là các biến nội sinh khi tăng trưởng FDI có thể mang lại nhiều hoạt động kinh doanh có trách nhiệm hơn, đồng thời, hiệu quả trách nhiệm xã hội cao của doanh nghiệp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xâm nhập thị trường quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề khác biệt trong nhận định về quan 10 fDi Magazine, fdiintelligence.com, 2003 155
  4. hệ nhân quả giữa FDI và trách nhiệm xã hội không chỉ do góc độ nghiên cứu khác nhau mà còn phụ thuộc vào quan niệm văn hóa của mỗi quốc gia quy ước. Theo đó, những quốc gia đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vượt trội, chấp nhận đánh đổi giữa tự nhiên và nhân tạo, có xu hướng ưu tiên xem xét trách nhiệm xã hội dưới phạm trù kinh tế như gia tăng thu nhập bình quân, khai thác tối ưu tài nguyên và đóng góp công ích hơn là bảo vệ môi trường, thực hiện bình đẳng xã hội (Fang-Mei Tai, Shu-Hao Chuang, 2014). Vì vậy, để có cơ sở phân tích mối tương quan giữa các chỉ tiêu cụ thể trong trách nhiệm xã hội với FDI, tham luận đề cập đến ba khía cạnh hầu như chưa được đo lường của CSR gồm: môi trường (chỉ số hiệu quả môi trường EPI), bình đẳng xã hội (Gini, Gender Gap) và quyền con người (tỷ lệ đói nghèo dưới 1.90$/ngày) (Hopkins, 2005) và khung mô hình của Maria-Alejandra Gonzalez-Perez (2011): Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Trách nhiệm xã hội của Khung pháp lý doanh nghiệp (CSR) Điều kiện Kinh tế công Chính sách công Nguồn: Maria-Alejandra Gonzalez-Perez (2011) III. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI vào nước ta liên tục được củng cố và phát triển mạnh mẽ không chỉ về mặt số liệu (Năm 2014: 254.3 tỷ, năm 2015 tăng 12.5%, năm 2016 tăng 17.4%)11 mà còn đạt được hiệu quả về mặt chất lượng trong việc đa dạng cơ cấu ngành khi hầu hết các dịch vụ như bất động sản, y tế, giáo dục đều có sự mở rộng. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến tăng thêm đến 47.6% trong năm 201712, thu hút sự tham gia đầu tư của hơn 101 quốc gia và khu vực trên thế giới. Khu vực doanh nghiệp FDI đang chiếm khoảng 25% trong tổng đầu tư xã hội (tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2017 theo giá hiện hành ước tính 11 Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí (2018), Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI về bảo vệ môi trường và người lao động, Tạp chí Cộng sản 12 Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí (2018), Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI về bảo vệ môi trường và người lao động, Tạp chí Cộng sản 156
  5. bằng 33.3% GDP), đóng góp 18.7% GDP, khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước, tạo ra là 3.2 triệu việc làm (năm 2013) và chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm13. Về trách nhiệm xã hội, hầu hết lao động trong doanh nghiệp FDI đều có hợp đồng lao động cụ thể, điều khoản rõ ràng, được rà soát và đánh giá bởi các Liên đoàn Lao động. Một số doanh nghiệp còn bổ sung phụ lục hỗ trợ người lao động ngoài các quy định cơ bản của pháp luật như nghỉ giữa giờ (Nichirin Việt Nam), chế độ khen thưởng tích cực (Việt Pan Pacific) hay chế độ ưu tiên thai sản (Haem Vina) Tuy nhiên, việc nới lỏng quy chế lao động ở doanh nghiệp FDI không mang tính chất đại trà, vẫn chỉ mới dừng lại ở cấp độ cá biệt doanh nghiệp, chưa mô hình hóa và phổ biến, chưa được tự nguyện áp dụng. Thậm chí ở một số khu vực còn xảy ra tình trạng tranh chấp, đình công, nợ bào hiểm xã hội, thất nghiệp sau tuổi 35 làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh CSR cũng như gây áp lực lớn cho an sinh xã hội từ khu vực doanh nghiệp FDI. Thực tế còn cho thấy, nhiều doanh nghiệp xem trách nhiệm xã hội như một công cụ PR, một chiến lược marketing để tạo dựng hình ảnh nên không đặc biệt chú trọng đến phúc lợi nội bộ, gián tiếp làm suy giảm năng lực lao động và chỉ thực hiện các hoạt động công ích mang tính chất hình thức, ngắn hạn. Đồng thời, từ năm 2006, Việt Nam tiến hành phân cấp toàn diện, thúc đẩy địa phương tích cực thu hút FDI để phát triển kinh tế, dẫn đến tình trạng nới lỏng các quy định về môi trường, những ưu đãi vượt khung cho doanh nghiệp Chính sự thiếu kiểm soát trong cơ chế, sự yếu kém trong quản lý đã làm cho doanh nghiệp FDI phát triển về lượng nhiều hơn là về chất với công nghệ kỹ thuật lạc hậu (chỉ 6% doanh nghiệp có công nghệ cao14), dây chuyền lắp ráp chiếm đa số, không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường hoặc khai thác và sử dụng tài nguyên bừa bãi, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học ở Việt Nam. Đặc biệt, tình trạng gây ô nhiễm môi trường của khu vực FDI đã trở nên đáng báo động khi FDI có xu hướng dịch chuyển vào các ngành có nguy cơ ô nhiễm cao (theo khảo sát năm 2015 của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), có đến 15 dự án quy mô lớn ở Nam Định tập trung vào lĩnh vực dệt nhuộm), hay việc phát hiện hành vi xả thải vi phạm pháp luật của hàng loạt doanh nghiệp FDI như Công ty Vedan tại Đồng Nai, Công ty Miwon ở Phú Thọ, Tung Kuang tại Hải Dương, Fomosa Đài Loan tại Hà Tĩnh Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu sót trong các quy định về môi trường của nước ta và sự hạn chế về quy chuẩn kỹ thuật trong công nghệ. Mặc dù khung pháp luật về hình thức vẫn đang áp dụng chuẩn mực quốc tế nhưng quy trình thẩm định, hậu kiểm vẫn còn sơ sài, quan liêu, bao che, để cho doanh nghiệp lợi dụng, sử dụng dây chuyền sản xuất lạc hậu, khai thác tàn phá tài nguyên, hủy hoại hệ sinh thái để tối đa hóa lợi nhuận và sẵn sàng vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng. 13 Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí (2018), Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI về bảo vệ môi trường và người lao động, Tạp chí Cộng sản 14 Vũ Văn Hiền (2014), Phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản 157
  6. Mặt khác, khả năng liên kết và thúc đầy cùng phát triển của doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn chưa có tín hiệu khả quan, thậm chí còn sử dụng công cụ M&A để thâu tóm, loại bỏ các doanh nghiệp nội địa chiếm thị phần lớn trên thị trường. Chủ yếu các doanh nghiệp FDI có xu hướng nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào với chi phí cao từ công ty mẹ để chuyển giá và báo lỗ liên tục nhiều năm, gây ra hiện tượng thất thu về thuế cho ngân sách. IV. MÔ TẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 4.1. Dữ liệu và mô tả nghiên cứu Để phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và FDI, một số phân tích hồi quy đơn giản được sử dụng. Các số liệu cần thiết cho nghiên cứu gồm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dữ liệu tăng trưởng GDP, chỉ số bất bình đẳng thu nhập Gini, chênh lệch thu nhập theo giới tính trong lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ đói nghèo dưới 1.90$/ngày từ năm 2007 – 2017 được lấy từ World Bank. Cơ sở dữ liệu đều được biểu thị bằng USD hiện tại. Dữ liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài được chia cho GDP của mỗi quốc gia. Riêng chỉ số hiệu quả môi trường EPI được tổng hợp và trích từ báo cáo Sức khỏe Môi trường định kỳ thường niên của Đại học Yale. Ngoài ra để đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa trách nhiệm xã hội và FDI, tham luận cũng sử dụng hồi quy cho dữ liệu chỉ số năng lực cạnh tranh có trách nhiệm với tỷ lệ tăng trưởng FDI trên GDP trong giai đoạn 2007 - 2017. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách lọc dữ liệu cơ sở từ World Bank, các thông số cần thiết gồm: Hệ số Gini dùng để mô tả mức độ bất bình đẳng trong thu nhập trong khu vực dựa trên hệ số góc của đường cong Lorenz, có giá trị dao động từ 0 đến 1 (tiệm cận giá trị 0, có sự bình đẳng trong phân phối thu nhập và ngược lại). Hệ số Gini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo với điều kiện thu nhập luôn dương được biểu thị qua công thức: gọi dân số là , với i =1 đến n và thỏa thứ tự không giảm ( ) Với hàm xác suất rời rạc f(y), i = 1 đến n, là các điểm có xác suất khác 0 và được sắp theo thứ tự tăng dần , khi đó: Chỉ số Gender Gap trong lĩnh vực kinh tế là một yếu tố nhỏ trong chỉ số bình đẳng giới được trình bày trong Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc. Chỉ số này đề cập đến sự khác biệt trong thu nhập của nam và nữ, mức độ chênh lệch trong khả năng tham gia công việc thuộc các lĩnh vực kinh tế, rào cản tài chính cho nữ giới 158
  7. Tỷ lệ đói nghèo dưới 1.90$/ngày: là một phần trong chỉ số nghèo tổng hợp (Human Poverty Index - HPI) của Liên Hợp Quốc, đánh giá tỷ lệ người dân sống dưới chuẩn 1,90 USD mỗi ngày (tính theo ngang giá sức mua – PPP) EPI: chỉ số năng lực quản lý môi trường (Environmental Performance Index), đo lường hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường của các quốc gia, được trường Đại học Yale, Đại học Columbia phối hợp với Diễn đàn Kinh tế thế giới, Trung tâm Nghiên cứu của Ủy ban Châu Âu và các tổ chức, chuyên gia quốc tế thử nghiệm xây dựng trong 5 năm 2006, 2008, 2010, 2014 và 2018. EPI được tính toán dựa trên 10 nhóm chỉ thị với 22 chỉ thị cụ thể được chia thành 2 phần chính: Sức khỏe môi trường (gồm 3 nhóm chỉ thị) và Tính bền vững của hệ sinh thái (gồm 7 nhóm chỉ thị). Chỉ số năng lực cạnh tranh có trách nhiệm RCI (Responsible Competitiveness Index): do AccountAbility khởi xướng, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh có trách nhiệm trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh cho quốc gia, đo lường mức độ tiến bộ của các quốc gia trong ba lĩnh vực chính: chiến lược kinh doanh, chính sách công và trách nhiệm xã hội. Ba yếu tố này cũng có mối quan hệ với nhau như đã trình bày ở khung cơ sở luận. Vì vậy để phân tích sự tương tác nhân quả của trách nhiệm xã hội CSR và FDI cần tiến hành hồi quy giá trị của RCI với tỷ lệ tăng trưởng vốn FDI trên GDP. 4.2. Kết quả nghiên cứu Thông qua số liệu của Việt Nam trích xuất từ cơ sở dữ liệu của World Bank và Đại học Yale, kết quả hồi quy của từng biến với giá trị tỷ lệ tăng trưởng FDI trên GDP theo USD trong giai đoạn 2007 – 2017 được thể hiện bằng bảng bên dưới: Chỉ số cạnh Chỉ số bất Chỉ số bất Chỉ số hiệu Tỷ lệ nghèo tranh dựa bình đẳng thu bình đẳng giới quả môi dƣới chuẩn trên TNXH nhập GINI trong kinh tế trƣờng (EPI) (1.90$/ngày) (RCI) β -0.037 -0.41 0.486 -1.987 -1.017 R2 43.68 12.99 23.92 84.2 82.14 R2 hiệu 35.20 8.76 15.47 80.25 80.15 chỉnh β* 0.09 0.201 -0.0846 -0.876 R2* 85.87 R2* hiệu 76.46 chỉnh Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu của WorldBank 159
  8. Các giá trị β, R2 và R2 hiệu chỉnh trong bảng thể hiện mức độ tương quan độc lập của từng biến với tỷ lệ FDI/GDP, giá trị β*, R2* và R2* hiệu chỉnh là kết quả hồi quy mô hình chung với cả bốn biến GINI, Gender Gap, EPI và tỷ lệ nghèo dưới chuẩn. Theo đó, dễ dàng nhận thấy sự thay đổi của chỉ số năng lực quản lý môi trường EPI và tỷ lệ nghèo dưới chuẩn 1.90$/ngày có thể được giải thích bằng sự tăng trưởng của dòng vốn FDI đóng góp cho GDP quốc gia với mức ý nghĩa đạt hơn 80%. Đây là một dấu hiệu vừa mang ý nghĩa tích cực vừa tiêu cực khi dòng vốn FDI/GDP tăng 1 đơn vị, tỷ lệ nghèo dưới chuẩn sẽ giảm đi 1.017 nhưng chỉ số năng lực quản lý môi trường cũng giảm 1.987, đồng nghĩa với thiệt hại về hệ sinh thái gần gấp đôi hiệu quả có thể mang lại cho kinh tế và xã hội. Và kết quả còn thể hiện mức độ phụ thuộc ý nghĩa giữa các chỉ số xã hội như bất bình đẳng giới, bất bình đẳng thu nhập với dòng vốn FDI không cao, khó có thể dùng sự tăng trưởng của FDI giải thích cho sự tăng hoặc giảm của các chỉ số này. Ở một khía cạnh khác, mức độ giải thích cho sự biến thiên của chỉ số cạnh tranh dựa trên trách nhiệm xã hội dựa trên FDI/GDP đạt 43.87% nhưng hệ số điều chỉnh giảm đến gần 10%, đòi hỏi cần có sự bổ sung các biến khác để tăng mức độ tin cậy của mô hình. Dựa trên kết quả hồi quy, có thể thấy khi dòng vốn FDI/GDP tăng 1 đơn vị, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam giảm 0.037. Điều này cũng khá phù hợp với thực tế trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh, dòng vốn FDI đổ vào nước ta liên tục tăng từ sau khi gia nhập WTO nhưng doanh nghiệp nội địa lại mất dần thị phần, thậm chí bị thôn tính như Tribeco, Nhựa Bình Minh Việc nới lỏng quy chế để gia tăng độ hấp dẫn FDI đã đẩy môi trường và tài nguyên đến nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nghiêm trọng. Tổng hợp những yếu tố gây suy giảm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI trên đã gián tiếp suy giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia khác như có thể thấy bằng hệ quy chiếu trong khu vực ở hình 1. Khi tiến hành hồi quy cho mô hình FDI/GDP bằng nhóm 4 biến chỉ số GINI, GenderGap, EPI và tỷ lệ nghèo dưới chuẩn, mức ý nghĩa tăng lên 85.87%, cho thấy có mối liên hệ giữa các giá trị này với nhau, hay có mối quan hệ nhân quả giữa FDI và một số yếu tố trách nhiệm xã hội. Đồng thời mức độ ảnh hưởng của FDI đến từng yếu tố này cũng có sự khác biệt với khi hồi quy độc lập từng biến. Ví dụ như khi có sự liên quan đến bất bình đẳng giới, tỷ lệ nghèo dưới chuẩn, nếu tăng 1 đơn vị của FDI/GDP có thể làm tăng 0.09 đơn vị chỉ số bất bình đẳng thu nhập, kéo giãn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực nhưng lại chỉ ảnh hưởng giảm chỉ số hiệu quả môi trường 0.0846 đơn vị. EPI cho thấy sự căng thẳng giữa hai khía cạnh cơ bản của phát triển bền vững: (1) sức khỏe môi trường, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng, và (2) sức sống hệ sinh thái, chịu áp lực từ quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Kết quả này cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với FDI không thể chỉ được xem xét trên khía cạnh từng yếu tố mà cần có sự cân đối giữa nhiều mặt, tối ưu hiệu quả trách nhiệm xã hội khi lựa chọn mục tiêu theo từng thời điểm nhưng cũng cần thực hiện quản trị tốt các hoạt động khác ở mức độ hợp lý. 160
  9. 30 7 25 6 5 20 4 15 3 10 2 5 1 0 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Cam FDI/GDP Malaysia FDI/GDP Singapore FDI/GDP Vietnam FDI/GDP Thailand FDI/GDP Philipines FDI/GDP Indonesia FDI/GDP Cam RCI Malaysia RCI Singapore RCI Vietnam RCI Thailand RCI Philipines RCI Indonesia RCI Hình 1: FDI/GDP và RCI của ASEA 12 4.4 10 4.3 8 4.2 6 4.1 FDI/GDP RCI 4 4 2 3.9 0 3.8 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Hình 2. Chỉ số RCI và FDI/GDP của Việt Nam 2007 - 2017 Nguồn: Tác giả tính toán trên số liệu của WorldBank Như có thể quan sát trong Hình 2, rõ ràng có mối tương quan đồng biến giữa năng lực cạnh tranh với mức độ tăng trưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng sản phẩm 161
  10. nội địa GDP. Hồi quy R2 của mô hình này ở Việt Nam chỉ đạt 43.87% nhưng ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển, hệ số R2 luôn đạt trên 80%, cho thấy ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ của việc đầu tư FDI với khả năng cải thiện chỉ số cạnh tranh của quốc gia là phù hợp với dữ liệu thực tế. Tuy nhiên chiều còn lại của hoạt động tiếp nhận nguồn vốn FDI và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa đạt được tiêu chuẩn cụ thể để khái quát thành kết luận về tính tiêu cực hay tích cực để đưa ra giải pháp hạn chế hay thu hút FDI ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. 12 40 12 0.76 FDI/GDP GINI FDI/GDP Gender Gap 39 0.75 10 10 38 0.74 8 8 0.73 37 0.72 6 36 6 0.71 35 4 4 0.7 34 0.69 2 2 33 0.68 0 32 0 0.67 2014 2013 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2015 2016 2017 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2014 2015 2016 2017 2007 Hình 3. FDI/GDP và chỉ số GINI Hình 4. FDI/GDP và chỉ số GenderGap 12 FDI/GDP EPI 50 12 FDI/GDP Poverty 4.5 45 4 10 10 40 3.5 35 8 8 3 30 2.5 6 25 6 2 20 4 4 1.5 15 10 1 2 2 5 0.5 0 0 0 0 2011 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2007 2008 2009 2010 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2007 Hình 5. FDI/GDP và chỉ số GINI Hình 6. FDI/GDP và tỷ lệ nghèo dưới 1.90$/ngày Nguồn: Số liệu của WorldBank và tác giả tự tính toán 162
  11. Hơn nữa, các biến số trong mô hình chung đều có khuyết điểm nhất định trong việc đại diện và hệ thống hóa giá trị. Đầu tiên, tuy hệ số Gini đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng về sự phân phối thu nhập, nhưng nó thực sự chỉ mới phản ánh được tính tổng quát của phân phối thu nhập, không phải dựa trên đường ngân sách và độ thỏa dụng cụ thể nên không đảm bảo đại diện cho xã hội dân sự trong khái niệm phát triển bền vững. Trong khi EPI là một phương pháp tiếp cận mới mà Việt Nam chưa có cơ sở kỹ thuật để đo lường chính xác như các quốc gia phát triển nên chỉ số này còn mang tính ước lệ, chưa bám sát thực trạng môi trường. Và kết quả mô hình hồi quy chỉ phù hợp để giải thích cho mối quan hệ giữa FDI và từng thành phần cụ thể của trách nhiệm xã hội chứ chưa thể kết luận về tính chất phụ thuộc. Vì vậy, cần có các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá toàn diện hơn mối quan hệ này, nhất là khi cơ cấu ngành của FDI khác nhau cũng sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 1.93% Hình 7. Phân bố FDI theo ngành (2016) 1.72% 3.86% 1.61% Công nghiệp chế biến, sản xuất 4.18% Kinh doanh bất động sản 4.61% Sản xuất và phân phối năng lượng Nhà hàng, khách sạn 18.99% Xây dựng 63.09% Bán lẻ, dịch vụ sửa chữa, phụ tùng Công nghệ thông tin và truyền thông Vận tải và kho bãi Nguồn: WorldBank Hình 7 mô tả cơ cấu ngành của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2016 ở Việt Nam. Có thể thấy rằng gần 70% các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được chuyển đến các lĩnh vực có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường như công nghiệp chế biến, sản xuất, khai thác và phân phối năng lượng gas, khí đốt Tuy nhiên cần có những nghiên cứu sâu hơn để đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của dòng vốn FDI đến chỉ số sức khỏe môi trường nói riêng và trách nhiệm xã hội nói chung, cũng như phân tích tương quan vi mô giữa FDI và phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột: kinh tế - xã hội và môi trường. V. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Trong hầu hết các nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế, ô nhiễm môi trường luôn là nan đề lớn nhất không chỉ của toàn cầu hóa nói chung mà còn là rủi ro của việc thu hút dòng vốn FDI nói riêng. Dựa trên kết quả hồi quy của tham luận, cũng có thể dễ dàng nhận thấy mức độ ảnh hưởng của tăng trưởng FDI đến chỉ số môi trường là cao nhất, thậm chí nếu tiến hành đánh 163
  12. giá độc lập, tăng trưởng của FDI sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường, gây hậu quả gấp đôi hiệu quả mang lại. Do đó, cần xây dựng một cơ chế thẩm định, kiểm soát chặt chẽ các dự án FDI không chỉ từ khâu xét duyệt mà còn cần phải rà soát liên tục trong suốt quá trình triển khai dự án, hạn chế tối đa những rủi ro về môi trường. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, Việt Nam cũng cần thực hiện những giải pháp trong nghiên cứu lẫn thực hiện chính sách như: Có sự thống nhất về cơ sở đo lường các chỉ số môi trường nhằm tạo dựng nền tảng đánh giá hành vi vi phạm và mục tiêu để cải thiện. Khắc phục những vấn đề ô nhiễm môi trường hiện tại, đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, giám sát để kịp thời ngăn chặn rủi ro. Tăng cường đào tạo đội ngũ quản lý công minh, trong sạch, có năng lực và am hiểu về pháp luật và môi trường từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội, Chính phủ cần có sự quy hoạch rõ ràng về mức độ tăng trưởng FDI cần thiết cũng như cân đối các chỉ số an sinh như bất bình đẳng giới, bất bình đẳng thu nhập để tối ưu hóa các nguồn lực. Đồng thời, cũng cần có những nghiên cứu, xây dựng và áp dụng phương pháp đánh giá tổng hợp tương tự như EPI để đánh giá hiệu quả của các chính sách về môi trường của Việt Nam, đồng thời có thể sử dụng để so sánh với các quốc gia khác trên thế giới. VI. KẾT LUẬN Theo kết quả hồi quy từ cơ sở dữ liệu của World Bank, có thể thấy mặc dù không thể khái quát mối quan hệ nhân quả giữa dòng vốn FDI và hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam nhưng luôn có sự ảnh hưởng nhất định của việc tăng trưởng FDI trên GDP đến một số yếu tố cơ bản trong trách nhiệm xã hội như tỷ lệ nghèo dưới chuẩn, chỉ số hiệu quả môi trường Đồng thời, cách tiếp cận này cũng đưa ra kết luận về mối tương quan giữa chỉ số CSR và FDI thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh có trách nhiệm RCI (R2 = 43.87%), trong khi các chỉ số bất bình đẳng xã hội chưa thực sự được giải thích bằng sự biến thiên của dòng vốn FDI. Tuy nhiên, những mặt rõ ràng trong nghiên cứu cũng cần được xem xét như tình trạng suy giảm nghiêm trọng trong chỉ số hiệu quả môi trường khi có sự tăng trưởng trong dòng vốn FDI (giảm gấp đôi hiệu quả mang lại cho kinh tế). Vì vậy, cần có sự cân nhắc khi thực hiện các chính sách thu hút vốn FDI để hạn chế rủi ro xâm hại môi trường, tự làm suy giảm năng lực cạnh tranh của quốc gia. Về mặt nghiên cứu, phương pháp hồi quy đơn giản tương đối tổng quát nhưng không đảm bảo khẳng định tính tích cực hay tiêu cực trong tương quan giữa FDI và CSR. Các yếu tố biến phụ thuộc cũng chưa đảm bảo tính đại diện cho khái niệm trách nhiệm xã hội. Điều này đòi hỏi cần có những nghiên cứu toàn diện, đầy đủ hơn để xác định mối quan hệ nhân quả giữa FDI và CSR để từ đó có được cơ sở xây dựng, hoạch định các chính sách thu hút đầu tư thích hợp cũng như nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, cải thiện an sinh xã hội. 164
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thị Thanh Bình (2016), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển, Tạp chí Cộng sản 2. Vũ Văn Hiền (2014), Phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản 3. Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí (2018), Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI về bảo vệ môi trường và người lao động, Tạp chí Cộng sản 4. Nguyen Thi Thu Ha, Nguyen Thu Ha and Pham Thi Mai Huong (2016), Closing the Gender Gap in the Field of Economics in Vietnam, Business and Economics Journal 7:220 5. Edward R. Freeman (1984), Strategic Management: a stakeholder approach. Boston Pitman, ISBN 0-273-01913-9 6. Bùi Cách Tuyến (2012), Chỉ số năng lực quản lý môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường không khí Việt Nam, Cổng Thông tin Quan trắc Môi trường, Tổng cục Môi trường 7. Simon Zadek (2008), Responsible Competitiveness, Harvard International 8. Alexander Settles (2009), Corporate Social Responsibility Impact on Foreign Direct Investment Practices of Russian Multinational Corporations, JEL classification: F21, F23 9. Neda Vitezić (2010), A Measurement System Of Corporate Social Responsibility In The Pharmaceutical Industry Of The Region, International Journal of Management & Information Systems – Fourth Quarter 2010 Volume 14, Number 5 10. Vidya Sawhny (2008), Analyzing Corporate Social Responsibility Measurement Parameters, Institute for Public Relations 11. Michael Hopkins (2015), Measurement of corporate social responsibility, International Journal of Management and Decision Making 12. Emmanuel M. Nyankweli (2012), Foreign direct investment and poverty alleviation: The case of Bulyanhulu and Geita gold mines, Tanzania, African Studies Collection, vol. 44 13. Fang-Mei Tai, Shu-Hao Chuang (2014), Corporate Social Responsibility, iBusiness, 2014, 6, 117-130 14. Maria-Alejandra Gonzalez-Perez (2011), Foreign Direct Investment (FDI) and Social Responsibility Networks (SRN) in Colombia, Journal Globalization 15. Ashley Wagner (1995), The failure of corporate social responsibility provisions within international trade agreements and export credit agencies as a solution, Boston University International Law Journal Vol 35 165