Ảnh hưởng của làn sóng hanlyu đến văn hóa ăn mặc của sinh viên Hutech hiện nay

pdf 6 trang Gia Huy 22/05/2022 5040
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của làn sóng hanlyu đến văn hóa ăn mặc của sinh viên Hutech hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_lan_song_hanlyu_den_van_hoa_an_mac_cua_sinh_vi.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của làn sóng hanlyu đến văn hóa ăn mặc của sinh viên Hutech hiện nay

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA LÀN SÓNG HANLYU ĐẾN VĂN HÓA ĂN MẶC CỦA SINH VIÊN HUTECH HIỆN NAY Trương Huỳnh Anh Viện Công nghệ Việt - Hàn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Trúc Phương TÓM TẮT Làn sóng Hanlyu đã không còn là một thuật ngữ xa lạ. Trong bối cảnh giao lưu văn hóa diễn ra một cách mạnh mẽ hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi diễn ra hoạt động giao lưu văn hóa đa dạng nhất. Trong quá trình học tập, bản thân tôi đã tiếp xúc với những trào lưu mới mẻ và những phong cách ăn mặc khác nhau đến từ các nền văn hóa ngoại lai, đặc biệt là văn hóa Hàn Quốc. Và một ảnh hưởng mà tôi muốn đề cập là ảnh hưởng về văn hóa ăn mặc, cụm từ ăn mặc được hiểu như phong cách của bản thân khi mặc quần áo. Trong bài nghiên cứu dưới đây, sinh viên trường đại học HUTECH là phạm vi mà bài nghiên cứu hướng đến, với mở đầu là lịch sử nghiên cứu vấn đề nêu rõ cụ thể những bài nghiên cứu đã đề cập đến Hanlyu. Phần nội dung thể hiện rõ hơn về khái niệm Hanlyu, tổng quát về lịch sử du nhập vào Việt Nam của Hanlyu, sau đó là phần khảo sát thể hiện rõ sự ảnh hưởng của Hanlyu về văn hóa ăn mặc đối với sinh viên HUTECH – Viện Công nghệ Việt – Hàn. Từ khóa: ăn mặc, văn hóa, Hàn Quốc, Việt Nam, Hanlyu. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Điểm qua các bài viết, công trình nghiên cứu làn sóng văn hóa Hàn Quốc và tác động của nó trong văn hóa Việt Nam, cụ thể có: Phan Thị Thu Hiền (2014) đã nghiên cứu về “Sự tiếp nhận và ảnh hưởng của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc trong giới trẻ hiện nay (qua khảo sát ý kiến học sinh, sinh viên)”, Tạp chí Inmunhak, Đại học Chonbuk; tác giả Nguyễn Ngọc Thơ (2014) với bài “Hàn lưu và văn hóa Việt Nam đương đại”, Tạp chí Inmunhak, Đại học Chonbuk; Nguyễn Tiến Mạnh (2011). “Ảnh hưởng của văn hóa âm nhạc Hàn Quốc đến showbiz Việt”. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 328, tháng 2 Trần Văn Bình đã có bài biết “Hallyu và Design Hàn Quốc tại Việt Nam”, Bài viết tại Hội thảo Khoa học Quốc tế Tìm hiểu làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở châu Á tổ chức tại Đại học KHXH và NV TP.HCM ngày 26/06/2012; Hà Thanh Vân (2012), “Sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc của các bạn trẻ Việt Nam hiện nay - những điểm nhìn từ một cuộc khảo sát xã hội học văn hóa”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: quá khứ, hiện tại và tương lai” (International Conference on Vietnam - Korea Relationship in the past, the present and the future). Nhìn chung, các bài viết công trình nói trên cung cấp những giá trị như đặc trưng làn sóng văn hóa Hàn Quốc, quá trình tác động của nó đến văn hóa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Các kết quả của các bài nghiên cứu trên vẫn chưa đề cập rõ đến vấn đề ăn mặc bị ảnh 1199
  2. hưởng như thế nào. Vì thế, tôi đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của làn sóng Hanlyu đến văn hóa ăn mặc của sinh viên HUTECH hiện nay” để làm rõ vấn đề ăn mặc này bị ảnh hưởng ra sao. 1.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà bài khảo sát muốn hướng đến ở đây là trường Đại học Công nghệ TP.HCM mà đặc biệt Viện Công nghệ Việt – Hàn. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Sinh viên trường Đại học Công nghệ TP. HCM, Viện Công nghệ Việt – Hàn. 2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Khái niệm về làn sóng Hanlyu Hàn Lưu và lịch sử Hanlyu du nhập vào Việt Nam 2.1.1 Khái niệm Hallyu (한류/韓流) là thuật ngữ bắt nguồn từ các nhà báo ở Trung Quốc. Dịch theo nghĩa đen thì có nghĩa là sóng Hàn (Hàn lưu). Thuật ngữ này dùng để thể hiện sự phát triển phi thường của văn hóa Hàn Quốc. Ngoài ra, còn thể hiện về khía cạnh văn hóa đại chúng bao gồm: âm nhạc, truyện tranh, phim điện ảnh, phim truyền hình, trò chơi trực tuyến và ẩm thực 2.1.2 Lịch sử Hanlyu du nhập vào Việt Nam Làn sóng Hanlyu lan tỏa ra khắp châu Á từ đầu thế kỷ XXI, bắt đầu với những bộ phim truyền hình tâm lý tình cảm đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền giải trí Việt Nam. Nhiều ca sĩ V- pop lúc bấy giờ đã hát lại hoặc phối lại nhạc Hàn bằng tiếng Việt. Và sau khi các ca khúc đó nổi đình đám thì hàng loạt cách ăn mặc theo phong cách Hàn Quốc bắt đầu xuất hiện, nhất là ở các thành phố lớn và nhất là các trường đại học thì ví dụ như chúng ta có thể thấy những chiếc mũ lưỡi trai mũi thẳng và các loại áo khoác mới xuất hiện. Mà đa phần đều mang ý tưởng hay chính là phong cách giống như của các ca sĩ trong bài hát (trong Haru Haru của Bigbang). Những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên được truyền đến Việt Nam đã mang theo những yếu tố văn hóa mới mẻ, hiện đại. Sau đó một loạt phim Hàn Quốc được du nhập vào Việt Nam và cũng như các ca khúc Hàn Quốc lời Việt thì các phong cách thời trang của các nhân vật trong phim bắt đầu được chú ý đến. Lấy ví dụ điển hình là qua bộ phim “Giày thủy tinh” mà từ đó ở Việt Nam rộ lên style quần Jeans ống loe, và tất nhiên còn các bộ phim khác vào khoảng năm 2000 cũng “đóng góp” không ít vào sự thịnh hành của style này. 2.3 Đánh giá và số liệu về sự ảnh hưởng (Các đánh giá được khảo sát trực tiếp với sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn HUTECH) 2.3.1 Phong cách, cách ăn mặc tiêu biểu để đánh giá và biểu mẫu đánh giá ban đầu Để làm rõ vấn đề ăn mặc ảnh hưởng như thế nào đến với sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn, tôi đã tạo 2 form khảo sát (Hình 1 và Hình 2) bên dưới. Nói về vấn đề ăn mặc đối với sinh viên thì 2 phạm trù hàng đầu mà chúng ta sẽ nhắc tới ở đây là “Phong cách ăn mặc” và “Cách ăn mặc”. Nhắc đến phạm trù “Phong cách ăn mặc” thì phong cách ăn mặc được hiểu như là lối ăn mặc hợp thời, tạo nét riêng độc đáo cho mỗi cá nhân (style), bị ảnh hưởng bởi tính cách của 1200
  3. cá nhân đó. Đối với phong cách ăn mặc thì có rất nhiều, ví dụ: Vintage, ulzzang, năng động, Phong cách ăn mặc cũng bao gồm “Phong cách ăn mặc lỗi thời” và “Phong cách ăn mặc hợp thời”. Ở đây, bài khảo sát về “Phong cách ăn mặc” của sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn cộng với cách hiểu về “Phong cách ăn mặc” cũng thể hiện được sinh viên Việt – Hàn là một bộ phận sinh viên năng động. Để chi tiết hơn thì trong bài khảo sát thứ nhất với câu hỏi “Bạn yêu thích phong cách như thế nào?” đề cập tới 3 phong cách phổ biến nhất đối với sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn là “Vintage”, “Ulzzang” và “Năng động”. Dưới đây là biểu mẫu dùng để khảo sát (Hình 1): Hình 1. Biểu mẫu khảo sát phong cách yêu thích phổ biến của sinh viên Viện Công nghệ Việt - Hàn Link bài khảo sát: Với câu hỏi “Bạn yêu thích phong cách như thế nào?” sau 1 lượt khảo sát xung quanh phạm vi nhỏ trong trường Đại học Công nghệ TP. HCM điển hình là bộ phận sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn thì nhận được kết quả là phong cách “Năng động” chiếm tỷ lệ ưa thích cao nhất. Thực tế cũng cho thấy phong cách năng động cũng là phong cách phù hợp với đối tượng là sinh viên nhất. Nó không quá màu mè như phong cách Vintage mà người ta hay gọi, cũng không quá cổ điển như Ulzzang. Để chứng minh cho điều đã nói trên, qua lần khảo sát vào ngày 12/03/2021 đã thu được bảng số liệu về lượt chọn các phong cách, tổng cộng 120 lượt được liệt kê trong bảng sau: Bảng 1 STT Phong cách Số lượt Đối tượng thực hiện chọn 1 Vintage 17 Sinh viên Viện Công nghệ Việt - Hàn 2 Uzzang 39 Sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn 3 Năng động 64 Sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn 1201
  4. Phong cách năng động với tổng số lượt chọn là 64 lượt. Tiếp theo là biểu mẫu khảo sát về “Cách ăn mặc”, phạm trù “Cách ăn mặc” được khảo sát ở đây là cách mà bản thân sẽ chọn lựa cho mình những trang phục theo ý thích và mỗi người sẽ có mỗi cách ăn mặc khác nhau vì ý thích và quan điểm cá nhân khác nhau. Cách ăn mặc bao gồm “Biết cách ăn mặc” và “Không biết cách ăn mặc”. Bài khảo sát về “Cách ăn mặc” đối với sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn đựa trên góc nhìn thực tế của bản thân tôi về sự nổi bật, cách sử dụng trang phục quần áo như thế nào của đa số sinh viên để thể hiện được phong cách của bản thân mình. Dưới đây là khảo sát về cách ăn mặc đề cập tới 3 cách ăn mặc phổ biến mà tôi thường gặp “Áo thun + chân váy hoặc quần (tùy thích)”, “Sơ mi + chân váy + blazer” và “Sơ mi (hoặc áo thun) + quần legging + khoác (hoặc có thể là hoodie hay sweater)”. Cũng sau 1 lượt khảo sát nhỏ đối với sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn thì cách mặc “Áo thun + chân váy hoặc quần (tùy thích)” được chọn và ưa thích nhiều nhất. Dưới đây là biểu mẫu dùng để khảo sát: Hình 2. Biểu mẫu khảo sát cách ăn mặc yêu thích của sinh viên Viện Công nghệ Việt - Hàn Link bài khảo sát: Với câu hỏi “Cách ăn mặc bạn thích là gì?”, sau đợt khảo sát vào ngày 15/03/2021, khảo sát thu được bảng số liệu để làm rõ hơn kết quả như sau: Bảng 2 Số lượt STT Cách ăn mặc Đối tượng thực hiện chọn 1 Áo thun + chân váy hoặc quần 62 Sinh viên Viện Công nghệ Việt - Hàn (tùy thích) 2 Sơ mi + chân váy + blazer 37 Sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn 3 Sơ mi (hoặc áo thun) + quần 21 Sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn legging + khoác (hoặc có thể là hoodie hay sweater) 1202
  5. Cách ăn mặc “Áo thun + chân váy hoặc quần (tùy thích)” có số lượt chọn cao nhất là 62 lượt. 2.3.2 Các đánh giá được thể hiện bằng biểu đồ Để thể hiện rõ hơn đối với bảng số liệu thu được (Bảng 1), dưới đây là kết quả khảo sát đối với sinh viên viện Công nghệ Việt Hàn được thể hiện qua biểu đồ 1 (Hình 3) thể hiện cơ cấu yêu thích 03 phong cách ăn mặc phổ biến dựa vào bảng số liệu thu được khảo sát vào ngày 12/03/2021. Đối với tập thể sinh viên học tập trong một môi trường năng động như Viện Công nghệ Việt – Hàn (HUTECH) thì phong cách năng động được ưa thích và chọn nhiều nhất cũng không phải là quá xa lạ. Một phong cách có thể phù hợp với mọi sinh viên như “Năng động” chiếm tới 53,3% ngoài ra còn có thể phù hợp với các tầng lớp khác. Hình 3. Biểu đồ cơ cấu yêu thích phong cách thời trang của sinh viên Viện Công nghệ Việt - Hàn Tiếp theo dưới dây là biểu đồ thể hiện cơ cấu yêu thích 3 cách ăn mặc phổ biến và kết hợp với bảng số liệu thu được từ khảo sát (Hình 2) này 15/03/2021: Hình 4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu cách ăn mặc yêu thích của sinh viên Viện Công nghệ Viêt - Hàn 1203
  6. Cách ăn mặc “Áo thun + chân váy hoặc quần (tùy thích)” chiếm tỷ lệ cao nhất 51,7%. Sinh viên thì đa số không quá cầu kỳ về cách ăn mặc nên hiển nhiên cách ăn mặc “Áo thun + chân váy hoặc quần (tùy thích)” được yêu thích và chọn nhiều nhất. 3 PHẦN KẾT Đối với sự phát triển và sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc từ làn sóng Hanlyu đối với giới trẻ Việt Nam hiện nay và đặc biệt là sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn, việc tiếp thu và tiếp nhận một nền văn hóa mới là chuyện không quá khó và không còn xa lạ. Nhưng tiếp nhận và tiếp thu như thế nào mới là đúng? Cái gì cũng có mặt tiêu cực và tích cực nên trong quá trình tiếp thu và tiếp nhận thì chúng ta cần phải có sự chọn lọc một cách rõ ràng và đúng đắn. Tiếp thu tiếp nhận một cách thông minh, tinh tế sẽ giúp chúng ta tiến bộ hơn và không đánh mất những thứ vốn có. Thay vào đó thì tại sao chúng ta không tiếp thu và kết hợp với thứ vốn có để tạo ra một thứ mới hơn? Tại sao có một bộ phận trẻ vì cái được gọi là “văn hóa ngoại lai” mà bất chấp để rồi đánh mất nguồn cội của chính mình? Đó là vì họ có tiếp thu, họ có tiếp nhận những làm một các mù quáng. Vì vậy, để là một người thông minh thì trước tiên chúng ta cần hiểu về thế nào là giao lưu văn hóa? Giao lưu văn hóa chứ không phải là “bắt chước”, nên cần phân biệt rõ. Tóm lại, sự mạnh mẽ của văn hóa ăn mặc Hàn Quốc đã trở thành một phần đối với sinh viên Viện Công nghệ Việt – Hàn nói riêng và giới trẻ Việt Nam hiện nay nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Hanlyu là gì: [2] Lịch sử văn hóa Hàn du nhập vào Việt Nam: [3] Danh sách tên phim theo từng giai đoạn: truyen-hinh-han-quoc-dinh-dam-nhat 1204