Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến phát triển của ấu trùng cua biển, scylla paramamosain (estampador, 1949), nuôi ở trại Út Giàu, tỉnh Kiên Giang

pdf 7 trang Gia Huy 20/05/2022 2170
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến phát triển của ấu trùng cua biển, scylla paramamosain (estampador, 1949), nuôi ở trại Út Giàu, tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_nhiet_do_va_do_man_den_phat_trien_cua_au_trung.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến phát triển của ấu trùng cua biển, scylla paramamosain (estampador, 1949), nuôi ở trại Út Giàu, tỉnh Kiên Giang

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA ẤU TRÙNG CUA BIỂN, SCYLLA PARAMAMOSAIN (ESTAMPADOR, 1949), NUÔI Ở TRẠI ÚT GIÀU, TỈNH KIÊN GIANG Võ Mai Yến Phụng, Bùi Trí Cương, Trần Lâm Ngọc, Trần Thanh Thảo Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thành Luân TÓM TẮT Kiểm soát độ mặn và nhiệt độ nhằm tạo tối ưu cho sự tồn tại và phát triển của ấu trùng và con non trong môi trường tự nhiên đã được nghiên cứu xác định trên loài cua biển, Scylla serrata nhưng chưa có thông tin cho loài S. paramamosain. Trong nghiên cứu này, dựa vào kết quả khảo sát quá trình nuôi thực tế ở trại cua qua các năm từ 2015 đế 2019 ở tỉnh Kiên Giang, độ mặn và nhiệt độ được sử dụng để đánh giá sự tương tác với sự phát ấu trùng cua biển S. paramamosain thành cua con. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống sót và phát triển ấu trùng cua thành cua con non qua các đợt nuôi trong năm và các năm đều đạt mức cao, cụ thể là 64,6%, 58,37%, 74,58%, 74,68% và 69,71% cho các năm tương ứng 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019, khi nuôi ấu trùng cua ở nhiệt độ 27,4 đến 30,1 oC. Không giống như cua con non loài S. serrata có khả năng chịu được biên độ mặn rộng (5–45 ppt), tỷ lệ sống và phát triển của cua con non loài S. paramamosain sẽ bị ảnh hưởng khi độ mặn giảm xuống 23 ppt. Tỷ lệ ấu trùng cua S. paramamosain phát triển đến giai đoạn cua con non có mối tương quan dương với độ mặn nuôi ấu trùng lúc đầu (R2 = 0,491) và độ mặn nuôi giai đoạn cua con non (R2 = 0,827). Nghiên cứu cho thấy rằng kiểm soát độ mặn ở giai đoạn megalopae sang cua con đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của quá trình nuôi cua biển S. paramamosain. Các nghiên cứu về điều kiện môi trường nuôi cần được khảo sát nhiều hơn cho loài S. paramamosain trong các nghiên cứu tiếp theo để nâng cao hiệu quả quy trình nuôi loài cua biển có giá trị kinh tế cao này. Từ khóa: S. paramamosain, độ mặn, nhiệt độ, larval survival, larval development. 1 GIỚI THIỆU Cua biển Scylla paramamosain (thường được gọi là cua biển hoặc cua rừng ngập mặn, hoặc cua đen) là loài cua quan trọng về kinh tế – vùng cửa sông và rừng ngập mặn của châu Phi, châu Úc và châu Á và có nhu cầu thị trường cao về món ngon của chúng. Ở dạng phổ biến nhất của chúng, màu vỏ thay đổi từ màu xanh lục đậm, lốm đốm đến màu nâu sẫm. Bên cạnh giá trị kinh tế cao, cua biển được nuôi phổ biến vì dễ nuôi, ít dịch bệnh, tăng trưởng nhanh, và có kích thước lớn, đồng thời dễ bảo quản sau thu hoạch (Overton và cs., 1997), do đó chúng được xem là đối tượng có thể thay thế tôm ở vùng ven biển. Thực tế cho thấy rằng, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt và lợ mặn. Có ba loại hình nuôi cua thương phẩm: nuôi cua 586
  2. con thành cua thịt (cua y) và cua gạch; nuôi cua ốp thành cua thịt, cua gạch; và nuôi cua lột. Việc nghiên cứu sự phát triển của phôi rất quan trọng vì đây là giai đoạn nhạy cảm nhất với những thay đổi của môi trường (Guerrero và Hendricks, 2006). Trong đó, các nghiên cứu về độ mặn ảnh hưởng đến sự sinh sản chủ yếu được thực hiện ở giai đoạn cua con, và ít được thực hiện ở giai đoạn phôi (Romano và Zeng, 2006; Romano và Zeng, 2010). Trong những năm gần đây, người dân Kiên Giang (Đồng bằng sông Cửu Long) cũng bắt đầu thực hiện kỹ thuật nuôi trồng cua rừng ngập mặn (Scylla paramamosain). Tuy nhiên, việc nuôi cua ở Kiên Giang chỉ thuận lợi ở một số huyện như: An Minh, An Biên, Châu Thành và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp giống cua chất lượng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu đáng kể trong lĩnh vực này nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Theo khảo sát của Trần Ngọc Hải và cs. (2018) tại 136 trại sản xuất cua giống ở Kiên Giang, từ năm 2014 – 2016, sản lượng cua giống có sự biến động nhưng không đáng kể (năm 2014 đạt 167,2 triệu con, tăng lên 172,4 triệu con ở năm 2015 và giảm xuống 157,5 triệu con năm 2016). Kết quả sản xuất cua giống tại Kiên Giang năm 2016 thấp hơn so với các địa phương khác cùng thời điểm như Bạc Liêu (40 trại, sản lượng 500 triệu con), và Cà Mau (438 trại, sản lượng 935,8 triệu con). Các nghiên cứu về tác động của nhiệt độ và độ mặn lên sự sống và phát triển ấu trùng cua biển Scylla paramamosain (loài đang được nuôi phổ biến ở Kiên Giang) chưa được thực hiện. Hơn nữa, trong thực tế ương cua giống hiện nay chủ yếu mang tính tự phát với nhiều mật độ và sử dụng nhiều loại thức ăn cũng như điều kiện lý hóa khác nhau nên đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống cua. Vì vậy, chúng tôi đánh giá một số yếu tố môi trường trong quy trình nuôi nhân giống cua biển S. paramamosain nhằm xác định độ mặn và nhiệt độ thích hợp để nâng cao tỷ lệ sống, góp phần cải thiện qui trình ương giống cua biển cho Kiên Giang 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Trong nghiên cứu này, những con cua cái mang trứng đã thụ tinh được thu thập từ vùng trại cua biển sinh sản ven biển Thuận Hòa (9°47'26.8"N 104°52'17.9"E), An Minh, Kiên Giang và được vận chuyển đến trại nuôi sinh sản cua biển giống Út Giàu (QWJ3+7G, An Minh, Kiên Giang, Việt Nam). Đặc điểm nhận dạng loài S. paramamosain được xác định bằng cách sử dụng các tiêu chí do Keenan et al. (1998). Ấu trùng được sử dụng cho thí nghiệm này nở ra từ các đợt cua cái sinh sản từ năm 2015 đến 2019 (Bảng 1). Trước khi thực nghiệm, cua mẹ mang trứng đã thụ tinh mới thu nhận được khử trùng trong bể formalin 100 L (nồng độ formalin 50 mL L–1) trong 6 giờ. Cua mẹ sau đó được chuyển sang bể nước (đã được sục khí trước một ngày) trong nhà 300 L để ấp và nở trứng. Bể ấp được cung cấp nguồn nước tuần hoàn (tỷ lệ trao đổi khoảng 1,5 L min–1) qua quá trình lọc cơ học (kích thước lỗ lọc 1m) và xử lý bằng tia cực tím. Mẫu trứng thường xuyên được lấy từ cua cái để theo dõi sự phát triển của phôi và dự đoán thời gian nở. Hai ngày trước khi nở, cua mẹ được khử trùng lại bằng 50 mL L–1 formalin trong 6 giờ. Cua mẹ không được cho ăn trong thời gian ấp trứng. Ấu trùng sẽ được sinh ra sau khoảng 11–13 ngày nuôi cua mẹ. Ngay sau khi nở, ấu trùng được chuyển sang nước đã sục khí để tạo điều kiện cho ấu trùng tập trung vào mặt nước. Các ấu trùng bơi chủ động sau đó được lựa chọn bằng cách thu hút chúng đến nguồn sáng mạnh. 587
  3. Dựa trên kết quả của các thí nghiệm của Nurdiani & Zeng, 2007 về độ mặn và nhiệt độ đơn yếu tố trước đây trên ấu trùng cua biển S. serrata, các thử nghiệm trong nghiên cứu này được thiết kế với độ mặn lấy vào lúc đầu trong các bể được điều chỉnh trong khoảng 30- 32.5 g L–1, nhiệt độ trung bình đo được trong các thử nghiệm dao động trong khoảng 27.4 đến 30.1 oC. Các chỉ tiêu môi trường được theo dõi trong các lô thực nghiệm từ năm 2015 đến 2019 gồm: Nhiệt độ, độ mặn được đo và tính giá trị trung bình cho mỗi thử nghiệm. Nước biển và nước ngọt đã lọc được sử dụng để chuẩn bị các độ mặn khác nhau. Muối biển nhân tạo được sử dụng để chuẩn bị độ mặn cao hơn nồng độ muối trong nước biển thay đổi theo các thời điểm khác nhau trong năm. Độ mặn và nhiệt độ của nước được theo dõi bằng thiết bị đa thông số YSI 63. Các chỉ tiêu về tăng trưởng ấu trùng được xác định 7 ngày/lần bằng cách thu ngẫu nhiên 10 con/bể, sau đó xác định các giai đoạn zoea (Z1–Z5); megalopa; cua bằng cách kiểm tra hình dạng đặc trưng dưới kính hiển vi. Tỷ lệ sống được xác định khi kết thúc thực nghiệm và được tính theo công thức bên dưới và kết quả ghi nhận được thể hiện trong Bảng 1. Tỷ lệ sống và phát triển (%) = (số cua giống thu được/số ấu trùng thu từ cua mẹ) × 100. (Tỷ lệ trứng đã thụ tinh phát triển đến giai đoạn cua con). 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Chất lượng phôi và ấu trùng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng trứng và tinh trùng. Ngoài ra các tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển của các giai đoạn trong chu kỳ sống của cua cũng rất lớn và giai đoạn phôi thể hiện sự nhạy cảm nhất. Nhiệt độ và độ mặn là hai trong số các thông số môi trường chính ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ấu trùng thủy sản. Cả hai đều có thể được kiểm soát trong một trại nuôi giống. Một số nghiên cứu trước đây về ấu trùng cua biển chỉ mới tập trung vào ảnh hưởng của một yếu tố duy nhất, tức là nhiệt độ hoặc độ mặn (Zeng & Li 1992; Parado–Estepa & Quinito 1999; Baylon và cs., 2001; Hamasaki, 2003), trong khi tác động tổng hợp của nhiệt độ và độ mặn lên ấu trùng S. serrata đã được ghi nhận (e.g. Ruscoe và cs., 2004). Mặc dù Hill (1974) đã tiến hành một thử nghiệm về khả năng chịu đựng của ấu trùng Zoea I mới nở với sự kết hợp giữa các nhiệt độ và độ mặn khác nhau, thử nghiệm chỉ kéo dài trong 24 giờ và ấu trùng không được cho ăn. Các ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và độ mặn đối với sự tồn tại và phát triển của ấu trùng cua biển được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Nurdiani & Zeng, 2007) cho thấy ấu trùng S. serrata chịu được nhiều độ mặn và điều kiện nhiệt độ và kết quả sống sót hợp lý ở nhiệt độ nuôi 25-30 oC và độ mặn 20-35 ppt. Tuy nhiên, theo quan điểm nuôi trồng thủy sản, khuyến cáo nên sử dụng phạm vi nhiệt độ cao hơn 28-30 oC và phạm vi độ mặn 20-30 ppt vì nó rút ngắn chu kỳ nuôi (Nurdiani & Zeng, 2007). 588
  4. Bảng 1. Thống kê số lượng nuôi trồng cua ở trại Út Giàu, Kiên Giang từ năm 2015 đến 2019 Đợt Số trứng đã thụ Tỷ lệ trứng đã thụ tinh Số cua Số trứng đã Năm nuôi/số tinh phát triển phát triển đến giai mẹ thụ tinh tháng đến cua giống đoạn cua (%) 2015 3/3 6 1,150 x 10^6 7,40 x 10^5 57,14 ~ 70,00% 2016 5/7 12 1,500 x 10^6 1,320 x 10^6 40,00 ~ 80,00% 2017 4/5 8 1,340 x 10^6 1,040 x 10^6 55.50 ~ 90,00% 2018 5/5 11 1,340 x 10^6 1,030 x 10^6 25,00 ~ 92.86% 2019 6/6 17 2,500 x 10^6 1,660 x 10^6 33,33 ~ 80,00% Trong báo cáo của nghiên cứu trước đây về đặc điểm phân bố họ cua bơi (Tôn Thất Chất và Trần Thị Minh Thư, 2013) cho thấy mùa vụ xuất hiện của các loài chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8, và tháng 11, 12. Các loài có giá trị kinh tế như Portunus pelagicus, Portunus trituberculatus, Portunus sanguinolentus, S. serrata, S. paramamosain thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, cua ghẹ thương phẩm xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8. Các tháng 9, 10, 11 bắt đầu mùa mưa lũ nên ít xuất hiện cua, ghẹ ở địa bàn nghiên cứu và trên thị trường. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ ấu trùng phát triển hoàn toàn thành cua giống có sự thay đổi qua các đợt nuôi trong năm khảo sát và ghi nhận có tỷ lệ cao trong đợt nuôi ở năm 2017 và 2018 lần lượt là 90 và 92,86%. Nguyên nhân của tỷ lệ phát triển từ ấu trùng thành cua con cao được ghi nhận là do các yếu tố liên quan tới các điều kiện môi trường, ví dụ đợt tháng 10 và tháng 12 năm 2018 có tỷ lệ thành công 88,89% và 92,86% là do nhiệt độ các tháng này tương đối vừa phải (28,1 oC trong tháng 10 và 27,9 oC trong tháng 12) và trại đã tiến hành xử lý các yếu tố gây nhiễm trong các tháng trước đó (mùa hè) có nhiệt độ cao. Tháng 7/2018, tỷ lệ ấu trùng phát triển đạt đến giai đoạn cua giống chỉ là 25% do xảy ra tình trạng nhiễm nấm. Kết quả này cho thấy việc đảm bảo nhiệt độ nước và nhiệt độ môi trường xung quanh đóng vai trò đáng kể trong việc phát triển của ấu trùng cua. Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển ấu trùng cua giống nuôi ở trại Út Giàu, Kiên Giang qua các năm 2015 đến 2019 589
  5. Bên cạnh nhiệt độ, việc nuôi trong các thời điểm khác nhau trong năm cũng đóng vai trò quan trọng. Năm 2017 và 2018 số đợt nuôi tưng ứng là 4 và 5, cụ thể năm 2017 trại tiến hành nuôi vào các tháng 1, 5, 7 và 9, trong khi đó năm 2018 trại tiến hành nuôi vào các tháng 2, 5, 7, 10, và 12 đều đạt tỷ lệ trên 75%, ngoại trừ tháng 01/2017 (55,56%) và tháng 07/2018 (25%). Năm 2019 trại đã triển khai 6 đợt nuôi trong các tháng 1, 3, 5, 7, 9, và 11 với kết quả tương ứng là 70%, 68.57%, 70%, 60%, 80%, và 33%. Các kết quả ghi nhận trên cho thấy việc nuôi cua phụ thuộc vào thời điểm nuôi và số đợt nuôi trong năm. Theo đó, các thời điểm tốt nhật ghi nhận được là vào tháng 2, 9, 10, và 12 với tỷ lệ ấu trùng phát triển đầy đủ lên giai đoạn cua > 80%. Trong kết quả nghiên cứu của Tôn và Trần (2013) quan sát thấy các loài thuộc giống Scylla xuất hiện tự nhiên gần như quanh năm, tập trung từ tháng 4-8, và chúng xuất hiện với mật độ ít hơn vào tháng 9-12, đây là loài có khả năng thích nghi vào mùa mưa lũ, kết quả trong nghiên cứu này cho thấy nếu được đảm bảo điều kiện nuôi nhân tạo, ấu trùng cua biển vẫn phát triển tốt trong tháng 9-12 làm nguồn cung quan trọng cho các trại nuôi thương phẩm. Hình 3. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển ấu trùng cua biển tại trại Út Giàu, Kiên Giang năm 2019 Nhìn chụng, việc duy trì nhiệt độ nuôi ổn định trong trại cua từ 27,4 đến 30,1 oC giúp đạt được tỷ lệ phát triển thành cua con đạt mức 55% trở lên, cụ thể tỷ lệ này là 64,6%, 58,37%, 74,58%, 74,68% và 69,71% cho các năm tương ứng 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019. Cả tỷ lệ sống cao và thời gian phát triển ngắn đều là mục tiêu của các trại giống nuôi cua. Kết quả phân tích tỷ lệ sống và phát triển của ấu trùng cua đến giai đoạn cua con và hiệu quả sản xuất được thể hiện qua Hình 2. Kết quả ghi nhận tỷ lệ nuôi ấp thành công ấu trùng cua ở trại Út Giàu khi được duy trì điều kiện nhiệt độ trong khoảng 27,5 đến 30 oC không thể hiện sự tương quan với tỷ lệ phát triển của ấu trùng thành cua. Nhiệt độ và tỷ lệ phát triện của ấu trùng cua biển nuôi ở trại Út Giàu, Kiên Giang từ năm 2015 đến 2019 được ghi nhận có sự tương quan dương với nhau (R2 = 0.025). Kết quả trong khảo sát này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Nurdiani và Zeng (2007) khi khuyến cáo sử dụng nhiệt độ cao hơn 28-30 oC và độ mặn 20-30 ppt cho S. serrata, và 28 oC là nhiệt độ tối ưu giúp ấu trùng có thể chịu được các điều kiện độ mặn rộng hơn. 590
  6. Bảng 2. Sự tương quan giữa độ mặn và tỷ lệ phát triển của ấu trùng cua nuôi ở trại Út Giàu năm 2019 Độ mặn khi Độ mặn Tỷ lệ phát Độ mặn nuôi zoea giai đoạn triển đến nuôi lúc thành cua con giai đoạn đầu megalopae non cua con (%) Độ mặn nuôi lúc đầu 1 Độ mặn khi nuôi zoea thành megalopae 0.4018 1 Độ mặn giai đoạn cua con 0.4975 –0.5199 1 Tỷ lệ phát triển đến giai đoạn cua con non (%) 0.4911 –0.5417 0.8271 1 Độ mặn và nhiệt độ ảnh hưởng đến sự tồn tại của ấu trùng zoea và megalopa của loài S. serrata, tuy nhiên sự tương tác giữa độ mặn và nhiệt độ chỉ xảy ra ở ấu trùng giai đoạn zoea nhưng không xảy ra ở giai đoạn megalopa (Baylon và cs., 2010). Độ mặn sử dụng trong quá trình nuôi ở trại Út Giàu được điều chỉnh trong khoảng 30-32,5 ppt khi chuẩn bị thả ấu trùng cua mới nở, duy trì trong khoảng 26-27,5 ppt trong quá trình ấu trùng phát triển, và đạt mức 25-25,5 ppt ở giai đoạn cua giống trong các đợt nuôi năm 2019. Theo Baylon và cs., (2010) tỷ lệ sống sót và biến thái cao trên zoea loài S. serrata khi được nuôi ở 25-35 ppt ở 26 và 32 oC. Megalopae có thể phát triển thành con non ở 15-45 ppt ở 20, 26 và 32 oC. Cua con non có thể sống sót và phát triển ở 5-45 ppt ở 20, 26, và 32 oC. Trong kết quả ghi nhận được ở trại cua Út Giàu, độ mặn giảm xuống 23 ppt sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cua con (S. paramamosain), cụ thể tháng 11/2019 tỷ lệ phát triển từ ấu trùng thành cua con chỉ đạt 33,33% (100/300) mặc dù độ mặn lúc đầu nuôi giống như cát đợt khác (30,5 ppt lúc đầu thả ấu trùng và 27,5 ppt lúc đang nuôi). Không giống như các giai đoạn zoea 1, 2 và 3, giai đoạn zoea 4, 5 và megalopea phát triển tốt (hơn 80%) ở độ mặn 25 hoặc 35 ppt với nhiệt độ ở 26 oC và tối ưu ở 32 oC (Baylon và cs., 2010). Do đó kết quả ghi nhận độ mặn thay đổi ở đợt nuôi tháng 11/2019 cho thấy loài ấu trùng S. paramamosain có khả năng nhạy cảm với sự thay đổi độ mặn nhiều hơn loài S. serrata. Kết quả phân tích sự tương quan giữa độ mặn và sự phát triển của ấu trùng cua (Bảng 2) cho thấy tỷ lệ ấu trùng phát triển đến giai đoạn cua con non có mối tương quan dương với độ mặn nuôi ấu trùng lúc đầu và độ mặn nuôi giai đoạn cua con non. Sự phát triển thành cua con C1 từ giai đoạn megalopae loài S. serrata đạt tỷ lệ cao khi nuôi ở độ mặn 25 và 35 ppt, nhưng phát triển thấp hơn ở 15 và 45 ppt ở mọi nhiệt độ khảo sát (20, 26, 32 oC), trong khi đó cua con giai đoạn C1 thể hiện khả năng chống chịu cao với khoảng độ mặn rộng 5-45 ppt với tỷ lệ sống lên đến 95% (Baylon và cs., 2010). Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu này độ mặn ở giai đoạn cua con non có sự tương quan cao (r = 0,827) với tỷ lệ phát triển ấu trùng thành cua con non (Bảng 2) cho thấy rằng kiểm soát độ mặn ở giai đoạn megalopae sang cua con đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của quá trình nuôi cua biển. 591
  7. 4 KẾT LUẬN Kết quả này cho thấy rằng, sự tồn tại và phát triển của ấu trùng và cua con S. paramamosain ở độ mặn và của môi trường tự nhiên của chúng không giống như loài S. serrata. Mặc dù Anger (2001) cho thấy độ mặn và nhiệt độ thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của ấu trùng và cua con của giáp xác (decapod) trong điều kiện phòng thí nghiệm tương tự như độ mặn và nhiệt độ của môi trường tự nhiên của chúng, các nghiên cứu về điều kiện môi trường nuôi cần được khảo sát nhiều hơn cho loài S. paramamosain trong các nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Baylon J.C., et al., (2001) Effect of salinity on survival and metamorphosis from zoea to megalopa of the mud crab Scylla serrata Forskal (Crustacea: Portunidae). Asian Fisheries Science14,143–151. [2] Baylon, J.C., (2010). Effects of salinity and temperature on survival and development of larvae and juveniles of the mud crab, Scylla serrata (Crustacea: Decapoda: Portunidae). J. World Aquacult. Soc., 41: 858–873. [3] Guerrero, M.G. and Hendrickx, M.E., (2006). Embryology of decapods crustaceans III: embryonic development Eurypanopeus canalensis (Abele and Kim, 1989) and Panopeus chilensis (H. Milne Edwards and Lucas, 1844) (Decapoda, Brachyura, Panopeidae). Belgian Journal of Zoology, 136, 249–253. [4] Keenan C.P., et al., (1998) A revision of the genus Scylla de Haan,1833. The Raffles Bulletin of Zoology 46, 217–245. [5] Nurdiani, R., & Zeng, C. (2007). Effects of temperature and salinity on the survival and development of mud crab, Scylla serrata (Forsskål), larvae. Aquaculture Research, 38, 1529–1538. [6] Overton, J.L and Maccintosh, D.J and Thorpe, R.S., (1997). Multivariable analysis of the mud crab (Scylla paramanosain) from four locations in Southeast Asia. Marine Biology 128(1):55–62. [7] Romano, N., & Zeng, C. (2006). The effects of salinity on the survival, growth and haemolymph osmolality of early juvenile blue swimmer crabs, Portunus pelagicus. Aquaculture, 260, 151–162. [8] Romano, N., & Zeng, C. (2010). Survival, osmoregulation and ammonia–N excretion of blue swimmer crab, Portunus pelagicus, juveniles exposed to different ammonia–N and salinity combinations. Comparative Biochemistry and Physiology, Part C 151 (2), 222–228. [9] Tôn Thất Chất và Trần Thị Minh Thư (2013). Thành phần loài, đặc điểm phân bố họ cua bơi (portunidae) ở tỉnh Thừa Thiên Huế. [10] Tran Ngoc Hai, Pham Quang Vinh and Le Quoc Viet (2018). Technical and financical aspects of mud crab hatcheries in the Mekong Delta. Journal of Science, Can Tho University, 54, (1) 169–175. [11] Zeng C. & Li S. (1992). Effects of temperature on survival and development of mud crab larvae. Journal of Fisherie of China 16, 213–221 (in Chinese with English abstract). 592