Ảnh hưởng giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro: Trường hợp của các ngân hàng thương mại Đông Nam Á

pdf 12 trang Gia Huy 24/05/2022 2230
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro: Trường hợp của các ngân hàng thương mại Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_giua_nang_luc_canh_tranh_hieu_qua_va_rui_ro_truong.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro: Trường hợp của các ngân hàng thương mại Đông Nam Á

  1. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 46, 2020 ẢNH HƯỞNG GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á PHẠM VIỆT HÙNG, DƯƠNG THỊ ÁNH TIÊN Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh-Phân hiệu Quảng Ngãi; phamviethung@iuh.edu.vn, duongthianhtien@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng Đông Nam Á trong bối cảnh hội nhập. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 118 ngân hàng thương mại Đông Nam Á từ nguồn Bankscope, giai đoạn 2002-2017. Tác giả sử dụng ước lượng SGMM hai bước cho dữ liệu bảng động và không cân bằng. Năng lực cạnh tranh được đo lường bởi chỉ số Lerner và rủi ro được đo lường bởi chỉ số Zscore và LLPTA (tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng). Hiệu quả được đo lường bởi ba thang đo, gồm ROA, ROE và ROD (tỷ suất sinh lợi trên tổng tiền gửi). Kết quả nghiên cứu này là cơ sở gợi ý chính sách cho các nhà đầu tư, nhà quản lý nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động ngân hàng thông qua hạn chế rủi ro. Từ khóa: Chỉ số Lerner, ROA, Zscore, năng lực cạnh tranh, ASEAN. EFFECTS BETWEEN POWER MARKET, EFFICIENCY AND RISK: EVIDENCE FROM ASEAN COMMERCIAL BANKING SYSTEMS Abstract: This paper examines affecting the power market, the efficiency and the risk of ASEAN commercial banks in the context of integration. The study data included 118 ASEAN commercial banks from Bankscope sources, 2002-2017. The author uses two-step SGMM estimates for dynamicand unbalanced table data. The power market is measured by the Lerner index and risk is measured by Zscore and LLPTA (Loan Loss Provision ratio). Efficiency is measured by ROA, ROE and ROD (return on total deposit). The research results provided policy implications for investors, managers to improve the power market and financial efficiency of ASEAN commercial banks through mitigating bank risks. Keywords: Lerner index, ROA, Zscore, power market, ASEAN. 1. Giới thiệu Một hệ thống ngân hàng ổn định và hiệu quả đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của ngân hàng. Vì vậy, vấn đề hiệu quả rủi ro và năng lực cạnh tranh của ngân hàng không chỉ nhận được sự quan tâm từ phía các nhà nghiên cứu mà còn có các cổ đông, các nhà quản trị, các cơ quan chức năng và đại bộ phận dân chúng. Các nghiên cứu thực nghiệm thường tập trung về ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh và rủi ro đến hiệu quả ngân hàng [18, 42, 44, 47]. Một số nghiên cứu quan tâm về ảnh hưởng rủi ro đến hiệu quả ngân hàng [7, 15, 16], hay ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh đến sự ổn định của ngân hàng [3, 22, 40, 41]. Tuy nhiên, hiếm có nghiên cứu kết hợp phân tích ảnh hưởng giữa 03 yếu tố gồm năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng ở thị trường mới nổi Đông Nam Á, ngoại trừ các nghiên cứu ở Châu Âu [11, 12], Châu Phi [25], Châu Mỹ [32]. Vì vậy, bài báo này nghiên cứu về ảnh hưởng giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng tại các nước Đông Nam Á, giai đoạn 2002-2017 nhằm đóng góp thêm về bằng chứng thực nghiệm, đảm bảo tính khoa học cho các gợi ý chính sách. 2. Cơ sở lí thuyết 2.1. Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và hiệu quả ngân hàng Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì, mở rộng thị phần và đạt được lợi nhuận cao” [32]. Trong lĩnh vực ngân hàng, “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng sử dụng, phối hợp các nguồn lực, khả năng nhằm duy trì và tạo ra lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đề ra trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi” [45]. © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  2. ẢNH HƯỞNG GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CỦA 87 CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á Năng lực canh tranh được xem là vấn đề tất yếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong kho tàng học thuật thế giới, có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu quả và năng lực cạnh tranh, tuy nhiên các nghiên cứu này lại cho kết quả không đồng nhất. Nghiên cứu của [12] sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại Liên minh Châu Âu giai đoạn 1990- 1999. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng không có sự gia tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Liên minh Châu Âu giai đoạn 1990-1999, trong khi hiệu quả có tác động tích cực đáng kể đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này. Cùng mẫu nghiên cứu giai đoạn 1997-2003, [9] cung cấp bằng chứng về hiệu quả tác động tiêu cực đến cạnh tranh ngân hàng hay nói khác hơn hiệu quả ngân hàng tăng lên dường như không thúc đẩy các hệ thống ngân hàng khối Châu Âu cạnh tranh hơn. Sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại Tây Ban Nha, giai đoạn 1986-2002, kết quả của nghiên cứu [11] cho thấy, năng lực cạnh tranh ngân hàng gia tăng mạnh vào những năm 1990, bên cạnh đó các ngân hàng bán lẻ hoạt động hiệu quả hơn, từ đó nâng cao gia tăng năng lực cạnh tranh cao hơn. Tại các ngân hàng ở Trung Quốc giai đoạn 2003-2011, nghiên cứu [44] khẳng định rằng gia tăng hiệu quả ngân hàng sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh, điều này có nghĩa hiệu quả tác động đồng biến đến năng lực cạnh tranh ngân hàng. 2.2. Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và rủi ro ngân hàng Nghiên cứu của [38] cung cấp bằng chứng tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa năng lực cạnh tranh và sự ổn định tài chính của các ngân hàng khi sử dụng dữ liệu của 2.600 ngân hàng Châu Âu trong giai đoạn 1999- 2004. Hay nói khác hơn là cạnh tranh trong ngành ngân hàng trở nên gay gắt và quyết liệt, mức vốn hóa vẫn là yếu tố cơ bản của ngân hàng làm gia tăng năng lực cạnh tranh, góp phần đẩy lùi những hệ lụy gây bất ổn trên thị trường tiền tệ, mang lại sự ổn định tài chính cho ngân hàng. Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được [23] hay rủi ro là những sự kiện hoặc khả năng có thể dẫn đến tổn thất [2]. Nghiên cứu của [29] tìm thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa rủi ro và năng lực cạnh tranh ngân hàng và biểu diễn bằng đồ thị có hình chữ U. Hay nói cách khác, ngân hàng có xu hướng ít rủi ro khi lực cạnh tranh thấp theo hướng dần tăng lên nhưng nếu năng lực cạnh tranh tăng vượt một điểm nào đó và tiếp tục tăng năng lực cạnh tranh sẽ làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Nghiên cứu của [3] và [28] cũng tìm thấy kết quả tương tự. Bằng chứng của các nghiên cứu này thể hiện quan điểm dung hòa được hai luồng giả thuyết nghịch biến và đồng biến giữa rủi ro và năng lực cạnh tranh ngân hàng. Nghiên cứu của [28] sử dụng dữ liệu của các ngân hàng Nhật Bản từ năm 2000-2009 để xem xét mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và rủi ro của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy năng lực cạnh tranh có quan hệ nghịch biến với rủi ro ngân hàng. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh càng lớn thì rủi ro càng bị đẩy lùi, dẫn đến sự ổn định tại các ngân hàng càng tăng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của [1] khi sử dụng dữ liệu các ngân hàng thương mại của 63 quốc gia trên thế giới, giai đoạn 1997-2009, cho thấy tại thị trường có cạnh tranh cao, các ngân hàng buộc phải chấp nhận mọi rủi ro cao hơn, từ đó có thể làm cho hệ thống ngân hàng ít bất ổn hơn trước những cú sốc. Gần đây nhất, nghiên cứu [20] khi sử dụng dữ liệu của các ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng thông thường từ 16 quốc gia đang phát triển, giai đoạn 2000 - 2012. Nghiên cứu chỉ ra rằng, một thị trường cạnh tranh cao sẽ làm giảm Charter value. Việc giảm Charter value gây ra các ngân hàng có nhiều rủi ro hơn. Nghiên cứu của [32] khi sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại Mỹ cũng chỉ ra rằng, năng lực cạnh tranh ngân hàng nghịch biến với rủi ro (tỷ lệ cho vay trên tổng thu nhập là đại diện). Đồng thời nghiên cứu cho thấy hiệu quả cũng tác động nghịch biến với rủi ro ngân hàng. 2.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro ngân hàng Theo cách tiếp cận chi phí, hiệu quả ngân hàng là sự kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra [19, 39, 5] hay dưới góc độ lợi nhuận, các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng, lợi nhuận là khả năng sinh lời của ngân hàng, chủ yếu đó là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận nhuận [4]. Hiệu quả và rủi ro ngân hàng là một trong những mối quan hệ nổi cộm và ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nghiên cứu của [7] đã thu thập dữ liệu cho các ngân hàng thương mại Mỹ, giai đoạn từ năm 1985-1994 và sử dụng phương pháp Granger-causality để đánh giá rủi ro và hiệu quả ngân hàng. Kết quả nghiên cứu ủng hộ cho thuyết “bad luck”, nghĩa là các ngân hàng có khoản nợ xấu cao sẽ phải gia tăng chi phí trong việc xử lý các khoản nợ này và chi phí cho việc kiểm soát các khoản vay hiện tại. Xét trong phạm vi tổng thể © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  3. 88 ẢNH HƯỞNG GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á các ngân hàng, kết quả nghiên cứu nghiêng về thuyết “bad management” hơn là thuyết “skimping behavior”. Tuy nhiên, xét trong một số nhóm ngân hàng đang hoạt động hiệu qủa thì việc giảm chi phí sẽ làm tăng hiệu quả nhưng làm cho rủi ro ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà quản lý ngân hàng cần theo dõi tỷ lệ vốn một cách thận trọng và yêu cầu tăng nhanh chóng tỷ lệ vốn khi chúng trở nên thấp. Ngoài ra, các nhà quản lý ngân hàng và các nhà nghiên cứu tiếp tục tập trung vào sự tác động của vốn và cách thực thi các yêu cầu về vốn tốt hơn. Hay nói cách khác, kết quả nghiên cứu cũng ủng hộ giả thuyết “moral hazard” trong việc đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả ngân hàng. Nghiên cứu của [35] tiếp tục phát triển kết quả nghiên cứu của [7] về mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả ngân hàng (đo lường rủi ro bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng dư nợ) đối với 287 ngân hàng ở các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi giai đoạn từ năm 1995-2002. Kết quả nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết “bad luck”, nghĩa là rủi ro tăng lên sẽ làm cho hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm. Sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại Trung và Đông Âu, kết quả nghiên cứu của [26] cho rằng các nhà quản trị cấp cao thường có xu hướng tránh rủi ro nên tăng chi phí cho hoạt động giám sát, kiểm soát, bảo lãnh các khoản cho vay với mục đích là giảm nợ xấu. Vì vậy, lo ngại trước những tác động của khủng hoảng tài chính và thông tin bất đối xứng đã giải thích cho mối quan hệ này là cùng chiều, nghĩa là sự suy giảm của hiệu quả chi phí càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng bị đẩy lùi (rủi ro giảm). Gần đây nhất, mối quan hệ này cũng được [36] nghiên cứu và dự đoán rằng rủi ro có thể làm suy giảm hiệu quả của các ngân hàng hồi giáo và các ngân hàng thông thường ở các quốc gia vùng vịnh (Gulf Cooperation Countries-GCC) và ba quốc gia không thuộc GCC giai đoạn 2002–2010. Trong đó, giả thuyết “bad management” cũng được áp dụng cho các ngân hàng hồi giáo (Islamic banks-IBs) trong nghiên cứu của [36]. Các nhà quản lý ngân hàng bỏ qua các quy định của luật Shariah trong hoạt động tín dụng. Điều này có thể dẫn đến bất lợi trong việc sàng lọc cho vay và giám sát rủi ro. Do đó, chính sự không chặt chẽ, sự yếu kém trong công tác quản lý tại các ngân hàng hồi giáo có thể là cơ sở dẫn đến rủi ro của các ngân hàng này tăng cao. 3. Mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 3.1. Mô hình nghiên cứu Tác giả kế thừa cách tiếp cận nghiên cứu của [34], [21] và [25] mô hình được đề xuất trong bài báo này như sau: Lerner = αLerneri,t−1 +βα1Effi,t + βjEffi,lag +γ1Riski,t + γjRiski,lag + εi,t (3.1) Eff = δEffi,t−1 +φ1Lerneri,t + φjLerneri,lag+ρ1Riski,t + ρjRiski,lag + εi,t (3.2) Risk = σRiski,t−1 +θ1Lerneri,t + θjLerneri,lag +ϑ1Effi,t + ϑjEffi,lag + εi,t (3.3) Trong đó: - Lerner là chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh ngân hàng. Chỉ số Lerner được sử dụng trong nghiên cứu [6] cho các ngân hàng Hoa Kỳ; [31] cho các ngân hàng ở năm quốc gia Châu Âu hay [17] cho các ngân hàng ở 70 quốc gia trên thế giới. Chỉ số Lerner được định nghĩa là chênh lệch giữa giá đầu ra (output price) và chi phí biên của ngân hàng, chia cho giá đầu ra [8]. Chỉ số Lerner được ước lượng tương tự như các nghiên cứu trước [8, 18, 48]. - Eff là hiệu quả ngân hàng, được đo lường bởi 03 chỉ số, gồm: ROA, ROE [10, 44] và ROD [37]: Lợi nhuận ròngit Lợi nhuận ròngit Lợi nhuận ròngit ROAit = ;ROEit = RODit = Tổng tài sảnit Tổng vốn chủit Tổng tiền gửiit - Risk là rủi ro ngân hàng, được đo lường bởi chỉ số Zscore và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP, Loan Loss Provision) [18, 44]: ROAit+Eit⁄TAit Dự phòng rủi ro tín dụngit Zscoreit ; LLPTAit = δROAit Tổng tài sảnit Nghiên cứu [45] sử dụng chỉ số Zscore để đo lường rủi ro cho các ngân hàng thương mại Trung Quốc. Chỉ số Zscore càng cao, sự ổn định càng lớn và rủi ro càng thấp [18]. - α, β, γ, δ, 𝜌, 휃, 𝜎, 휑 và 휗 là các hệ số chặn, i là ngân hàng, t là năm, εi= ηi+ 휇푖푡 với ηi các biến không quan sát được, 휇 là sai số ngẫu nhiên, lag là số độ trễ, j=(1, , n) và phụ thuộc vào số độ trễ. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Tương tự nghiên cứu của [21] và thỏa mãn các giá trị nhỏ nhất của MBIC, MAIC, MQIC và CD là lớn nhất, tác giả sử dụng bậc trễ 2 là tối ưu cho năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng. © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  4. ẢNH HƯỞNG GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CỦA 89 CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á Phương trình (3.1), (3.2) và (3.3) có chứa biến trễ, đồng thời giữa rủi ro và hiệu quả được nhận diện là nội sinh, nghĩa là có sự tương quan với phần dư [16, 42]. Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp SGMM hai bước để ước lượng mô hình nhằm xử lí vấn đề về nội sinh, phương sai thay đổi, ảnh hưởng của yếu tố không quan sát được và hiện tượng tự tương quan [16, 21]. 3.3. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu sử dụng trong bài báo này từ nguồn Bankscope của 118 ngân hàng thương mại tại 08 quốc gia gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, trong giai đoạn 2002- 2017 và được thống nhất quy đổi về đơn vị tiền tệ USD theo tỷ giá tiền địa phương/USD từ nguồn IMF. Dữ liệu có cấu trúc dữ liệu bảng và không cân bằng. Tác giả loại bỏ những ngân hàng có ít hơn 5 năm báo cáo liên tục và năm báo cáo gần nhất nhỏ hơn 2016. 4. Kết quả và thảo luận kết quả Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Giá trị Giá trị Giá trị Tên biến Số quan sát Độ lệch chuẩn trung bình nhỏ nhất lớn nhất Lerner 1.694 0,108 1,594 -2,583 1,621 ROA 1.694 0,017 0,053 -0,052 1,568 ROE 1.694 0,561 0,280 -4,099 0,911 ROD 1.694 0,073 0,625 -1,956 19,320 Zscore 1.694 1,787 1,404 -0,293 30,396 LLPTA 1.694 0,036 0,498 0,000 20,397 Bảng 2 và bảng 3 trình bày kết quả ước lượng cho mô hình (3.1), (3.2) và (3.3) về mức độ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh (Lerner), hiệu quả (đại diện bởi 3 thang đo, gồm ROA, ROE và ROD) và rủi ro (Zscore) của các ngân hàng Đông Nam Á, cụ thể như sau: * Tại mô hình (1), (4) và (7) ở bảng 2 và bảng 3 là ước lượng yếu tố hiệu quả và rủi ro ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Kết quả cho thấy chỉ số ROA và ROD của năm hiện tại t tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê lên năng lực cạnh tranh ngân hàng. Điều này có thể giải thích bởi giả thuyết “Quiet Life”, khi năng lực cạnh tranh càng tập trung vào một số ít các ngân hàng thì ngân hàng càng có khả năng đưa ra mức giá vượt xa chi phí cận biên để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để có thể tạo ra và duy trì năng lực cạnh tranh trên thị trường, các nhà quản lý ngân hàng sẽ tiêu tốn khá nhiều nguồn lực, điều này làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Do đó, về lâu dài, năng lực cạnh tranh ngân hàng sẽ suy giảm. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của [9, 48]. Trong khi đó, chỉ số ROE của năm hiện tại t tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê lên năng lực cạnh tranh. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của [11, 30, 44]. Hiệu quả (ROA và ROE) ở bậc trễ 1 có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh, ngoại trừ hiệu quả đo lường bởi chỉ số ROD. Tuy nhiên, ở bậc trễ 2 của hiệu quả thì tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Bên cạnh đó, rủi ro của năm hiện tại t tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh, rủi ro càng thấp (Zscore càng cao), năng lực cạnh tranh càng lớn. Chỉ số Zscore ở bậc trễ 1 có tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh tại mô hình (1), tuy nhiên tại mô hình (4) và (7), chỉ số Zscore tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh. Ngược lại, ở bậc trễ 2 của Zscore lại tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh tại mô hình (1) nhưng tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh tại mô hình (4) và (7). * Tại mô hình (2), (5) và (8) của bảng 2 và bảng 3 ước lượng yếu tố năng lực cạnh tranh và rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả. Kết quả bảng 2 cho thấy, chỉ có mô hình (8) ước lượng là phù hợp và kết quả chỉ ra rằng, năng lực cạnh tranh của năm hiện tại t tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê lên hiệu quả ROD, phù hợp với nghiên cứu của [9] và [14]. Ở bậc trễ 1 của năng lực cạnh tranh tác động tiêu cực đến hiệu quả ROD, tuy nhiên ở bậc trễ 2 lại tác động tích cực đến hiệu quả ROD. Bên cạnh đó, tác giả tìm thấy tác động tiêu cực của rủi ro ở năm hiện tại t đến hiệu quả (cả ROA, ROE và ROD) của ngân hàng, rủi ro càng thấp (Zscore càng cao) và phù hợp với giả thuyết “back luck” trong nghiên cứu của [7]. Ở bậc trễ 1 và bậc trễ 2 của rủi ro cũng tác động tiêu cực đến hiệu quả ngân hàng. © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  5. 90 ẢNH HƯỞNG GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á Bảng 2. Kết quả ước lượng bằng SGMM hai bước cho năng lực cạnh tranh (Lerner), hiệu quả ROA, ROE và ROD) và rủi ro (Zscore) Lerner ROA Zscore Lerner Tên biến (1) (2) (3) (4) Lernert-1 -0,0109 ROAt-1 -0,422 Zscoret-1 -0,140 Lernert-1 -0,0112 [-59,00] [-292,67] [-53,47] [-65,39] ROA -1,230 Lerner -0,000407 Lerner 0,0414 ROE 0,337 [-29,33] [-3,36] [7,75] [125,86] ROAt-1 0,749 Lernert-1 -0,000179 Lernert-1 0,00886 ROEt-1 0,0280 [30,51] [-1,99] [6,42] [7,95] ROAt-2 -2,398 Lernert-2 -0,0000183 Lernert-2 -0,00354 ROEt-2 -0,0150 [-66,01] [-0,33] [-2,20] [-8,37] Zscore 0,0766 Zscore 0,0296 ROA 19,52 Zscore 0,0311 [47,42] [210,20] [287,74] [43,97] Zscoret-1 -0,0214 Zscoret-1 0,00291 ROAt-1 3,402 Zscoret-1 0,0331 [-18,63] [27,48] [51,16] [60,39] Zscoret-2 0,0722 Zscoret-2 -0,0155 ROAt-2 0,317 Zscoret-2 -0,0167 [52,97] [-192,81] [13,21] [-21,03] _cons -0,0423 _cons -0,00739 _cons 1,653 _cons -0,146 [-6,75] [-14,06] [130,91] [-16,47] N 1.337 N 1337 N 1337 N 1.337 Số biến Số biến Số biến Số biến 112 112 112 112 công cụ công cụ công cụ công cụ Groups 118 Groups 118 Groups 118 Groups 118 Mean Vif 3,68 Mean Vif 2,06 Mean Vif 1,7 Mean Vif 1,38 Prob > chi2 Prob > chi2 = Prob > chi2 Prob > chi2 Model test Model test Model test Model test = 0,0000 0,0000 = 0,0000 = 0,0000 Prob > chi2 = Prob > chi2 = Prob > chi2= Prob > chi2 Sargan test Sargan test Sargan test Sargan test 0,2652 0,3006 0,2403 = 0,2807 Arellano- Prob > z = Arellano- Arellano- Arellano- Prob > z = Prob > z = 0,0002 Prob > z = 0,0000 Bond test 0,4707 Bond test Bond test Bond test 0,4510 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dữ liệu từ Bankscope. * Mô hình (3), (6) và (9) ở bảng 2 và bảng 3 trình bày ước lượng yếu tố năng lực cạnh tranh và hiệu quả ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng. Kết quả bảng 2 cho thấy chỉ mô hình (6) và (9) là phù hợp. Năng lực cạnh tranh của năm hiện tại t cũng tác động tiêu cực lên rủi ro ngân hàng, hay nói cách khác năng lực cạnh tranh càng gia tăng càng làm tăng sự ổn định (Zscore cao), rủi ro ngân hàng giảm. Kết quả này ủng hộ giả thuyết cạnh tranh ổn định và phù hợp với nghiên cứu [40]. Năng lực cạnh tranh ở bậc trễ 1 cũng tác động ngược chiều đến rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên ở bậc trễ 2 thì năng lực cạnh tranh tác động cùng chiều với rủi ro ngân hàng, năng lực cạnh tranh càng cao càng làm suy giảm sự ổn định tài chính (Zscore càng thấp), rủi ro ngân hàng càng cao. Tương tự, hiệu quả (ROE) của năm hiện tại t tác động cùng chiều với rủi ro, hay gia tăng hiệu quả ROE sẽ làm giảm sự ổn định (Zscore thấp), rủi ro càng cao. Trong khi đó, hiệu quả ROD lại tác động ngược chiều © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  6. ẢNH HƯỞNG GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CỦA 91 CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á với rủi ro ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tiền gửi (ROD) cao ảnh hưởng tiêu cực, làm suy giảm rủi ro, gia tăng sự ổn định cho ngân hàng. Hiệu quả (ROE và ROD) ở bậc trễ 1 đều ảnh hưởng tiêu cực đến rủi ro ngân hàng (Zscore cao). Tuy nhiên ở bậc trễ 2 của hiệu quả lại ảnh hưởng tích cực đến rủi ro ngân hàng. Bảng 4 và bảng 5 trình bày kết quả ước lượng mô hình (3.1), (3.2) và (3.3) về mức độ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh (Lerner), hiệu quả (đại diện bởi 3 thang đo gồm: ROA, ROE và ROD) và rủi ro (LLPTA) của các ngân hàng Đông Nam Á, kết quả cho thấy: Tại mô hình (10), (13) và (16), cả 3 thang đo hiệu quả ở năm hiện tại t, ở bậc trễ 1 và 2 đều ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh, ngoại trừ ở bậc trễ 2 của ROA. Trong khi đó, rủi ro (LLPTA) ở năm hiện tại t, ở bậc trễ 1 và 2 đều ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh ngân hàng, đồng thời kết quả này có sự tương đồng với kết quả ở bảng 2 và bảng 3. Bảng 3. Kết quả ước lượng bằng SGMM hai bước cho năng lực cạnh tranh (Lerner), hiệu quả ROA, ROE và ROD) và rủi ro (Zscore) (tiếp theo) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dữ liệu từ Bankscope. ROE Zscore Lerner ROD Zscore Tên biến (5) (6) (7) (8) (9) ROEt-1 -0,303 Zscoret-1 -0,484 Lernert-1 -0,0131 RODt-1 -0,230 Zscoret-1 [-46,45] [-936,92] [-74,48] [-1523,62] [-689,60] - Lerner 0,00747 Lerner 0,0523 ROD -0,0813 Lerner Lerner 0,0503 0,00788 [13,27] [9,42] [-74,62] [-55,66] [8,97] - - Lernert-1 Lernert-1 0,00531 RODt-1 -0,00431 Lernert-1 Lernert-1 0,0113 0,00189 0,00311 [-6,23] [1,16] [-2,31] [-18,34] [3,48] - - Lernert-2 Lernert-2 -0,00667 RODt-2 Lernert-2 0,00410 Lernert-2 -0,00608 0,00561 0,00812 [-20,30] [-2,30] [-5,85] [30,65] [-2,57] Zscore -0,0100 ROE -0,0129 Zscore 0,0555 Zscore 0,254 ROD 1,269 [-12,01] [-0,73] [120,78] [1310,86] [545,72] Zscoret-1 -0,0189 ROEt-1 0,114 Zscoret-1 0,0434 Zscoret-1 0,153 RODt-1 0,544 [-17,11] [5,42] [60,86] [644.41] [132,27] - Zscoret-2 -0,0147 ROEt-2 -0,137 Zscoret-2 Zscoret-2 0.0926 RODt-2 -0,0639 0,00283 [-12,20] [-9,05] [-5,67] [646.64] [-10,68] _cons 0,782 _cons 2,656 _cons -0,0329 _cons -0.804 _cons 2,621 [53,41] [88,27] [-6,53] [-221.54] [156,25] N 1337 N 1337 N 1337 N 1337 N 1337 Số biến Số biến Số biến Số biến Số biến 112 112 112 112 112 công cụ công cụ công cụ công cụ công cụ Groups 118 Groups 118 Groups 118 Groups 118 Groups 118 Mean Mean Mean Mean Mean Vif 1,14 1,45 1,27 1,19 1,15 Vif Vif Vif Vif Prob > Model Prob > chi2 Model Prob > chi2 Model Model Prob > chi2 Model Prob > chi2 chi2= test = 0,0000 test = 0,0000 test test = 0,0000 test = 0,0000 0,0000 Prob > chi2 Sargan Prob > chi2 Sargan Prob > chi2 Sargan Sargan Prob > chi2 Sargan Prob > chi2 = test = 0,2921 test =0,2503 test test = 0,3497 test = 0,1953 0,2268 Arellan Arellan Arellan Arellan Arellano- Prob > z = Prob > z = Prob > z = Prob > z = Prob > z = o-Bond o-Bond o-Bond o-Bond Bond test 0,0000 0,1206 0,4741 0,2130 0,1205 test test test test Tại mô hình (11), (14) và (17), năng lực cạnh tranh năm ở hiện tại t ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả ROA, nhưng lại ảnh hưởng tích cực đến ROD. Bên cạnh đó, kết quả không có bằng chứng cho thấy năng lực cạnh tranh tác động đến hiệu quả ROE. Kết quả này khác với kết quả ở bảng 2 và bảng 3. © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  7. 92 ẢNH HƯỞNG GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á Trong khi đó, rủi ro LLPTA ở năm hiện tại t, ở bậc trễ 1 và 2 đều ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả ROD. Tuy nhiên, rủi ro LLPTA lại ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả ROE ngay ở năm quan sát, bậc trễ 1 và 2. Đối với hiệu quả ROA thì rủi ro chỉ ảnh hưởng tích cực ở năm hiện tại t, kết quả không tìm thấy bằng chứng ở bậc trễ 1 và 2 của rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả ROA. Kết quả này khác với kết quả ở bảng 2, ngoại trừ ảnh hưởng của rủi ro đến hiệu quả ROE. Cuối cùng, tại mô hình (12), (15) và (18), năng lực cạnh tranh ở năm hiện tại t ảnh hưởng tiêu cực đến rủi ro, trong khi đó, ở bậc trễ 1 và 2 của năng lực cạnh tranh thì ảnh hưởng tích cực đến rủi ro LLPTA của ngân hàng. Về lâu dài, kết quả này tương đồng với kết quả ở bảng 2 bảng 3. Ở năm hiện tại t, cả ở bậc trễ 1 và 2 của hiệu quả ROD đều ảnh hưởng tích cực đến rủi ro ngân hàng, tuy nhiên hiệu quả ROA lại ảnh hưởng tiêu cực đến rủi ro ngân hàng. Đối với hiệu quả ROE ở năm hiện tại t ảnh hưởng tích cực đến rủi ro, trong khi ở bậc trễ 1 và 2 của hiệu quả ROE lại ảnh hưởng tiêu cực đến rủi ro ngân hàng. Kết quả này khác với kết quả ở bảng 2 và bảng 3. Bảng 4. Kết quả ước lượng bằng SGMM hai bước cho năng lực cạnh tranh (Lerner), hiệu quả (ROA, ROE và ROD) và rủi ro (LLPTA) Lerner ROA LLPTA Lerner ROE Tên biến (10) (11) (12) (13) (14) Lerner 0,0337 ROAt-1 -0,596 LLPTAt-1 -0,216 Lernert-1 0,0358 ROEt-1 -0,308 [257,65] [-7131,14] [-4725,04] [197,43] [-54,61] ROA 0,670 Lerner 0,000962 Lerner -0,137 ROE 0,419 Lerner 0,000339 [47,11] [16,85] [-1592,27] [234,84] [0,45] ROAt-1 0,753 Lernert-1 -0,000558 Lernert-1 0,00569 ROEt-1 0,0256 Lernert-1 -0,00812 [45,29] [-8,50] [84,41] [8,47] [-15,23] ROAt-2 -0,235 Lernert-2 -0,000426 Lernert-2 0,0350 ROEt-2 0,0272 Lernert-2 -0,0122 [-28,48] [-7,25] [410,60] [12,30] [-29,05] LLPTA -0,942 LLPTA 0,00111 ROA -0,0307 LLPTA -0,944 LLPTA -0,0143 [-8665,75] [3,39] [-4,31] [-3117,70] [-3,95] LLPTAt-1 -0,802 LLPTAt-1 0,000475 ROAt-1 -0,108 LLPTAt-1 -0,801 LLPTAt-1 -0,0242 [-2678,94] [1,25] [-10,71] [-2092,50] [-6,22] LLPTAt-2 -1,177 LLPTAt-2 -0,0000463 ROAt-2 -0,249 LLPTAt-2 -1,176 LLPTAt-2 -0,0372 [-1344,32] [-0,12] [-28,73] [-1377,19] [-9,10] _cons 0,211 _cons 0,0269 _cons 0,0647 _cons -0,0297 _cons 0,694 [66,62] [122,63] [90,98] [-4,40] [39,44] N 1337 N 1337 N 1337 N 1337 N 1337 Số biến Số biến Số biến Số biến Số biến 112 112 112 112 112 công cụ công cụ công cụ công cụ công cụ Groups 118 Groups 118 Groups 118 Groups 118 Groups 118 Mean Mean Vif 1,11 Mean Vif 1,39 Mean Vif 1,17 Mean Vif 1,46 1,39 Vif Model Prob > chi2 Model Prob > chi2 Model Prob > chi2 Model Prob > chi2 Model Prob > chi2 test = 0,0000 test = 0,0000 test = 0,0000 test = 0,0000 test = 0,0000 Sargan Prob > chi2 Sargan Prob > chi2 = Sargan Prob > chi2 Sargan Prob > chi2 Sargan Prob > chi2 test = 0.2844 test 0.3042 test = 0.3190 test = 0.2111 test = 0.3624 Prob > chi2 Arellano- Arellano- Prob > chi2 = Arellano- Prob > chi2 Arellano- Prob > chi2 Arellano- Prob > chi2 = Bond test Bond test 0,3042 Bond test = 0,3190 Bond test = 0,2111 Bond test = 0,3624 0,2844 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dữ liệu từ Bankscope. Bảng 5. Kết quả ước lượng bằng SGMM hai bước cho năng lực cạnh tranh (Lerner), hiệu quả (ROA, ROE và ROD) và rủi ro (LLPTA) (tiếp theo) LLPTA Lerner ROD LLPTA Tên biến (15) (16) (17) (18) LLPTAt-1 -0,216 Lernert-1 0,0332 RODt-1 -0,189 LLPTAt-1 -0,217 [-3308,47] [262,77] [-6931,59] [-3497,37] Lerner -0,137 ROD 0,0537 Lerner 0,0160 Lerner -0,137 [-1334,40] [63,37] [900,80] [-2157,99] Lernert-1 0,00619 RODt-1 0,0935 Lernert-1 0,00528 Lernert-1 0,00528 [76,80] [76,86] [251,11] [137,89] © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  8. ẢNH HƯỞNG GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CỦA 93 CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á Lernert-2 0,0355 RODt-2 0,0340 Lernert-2 0,00150 Lernert-2 0,0350 [272,16] [43,90] [63,60] [314,72] ROE 0,0797 LLPTA -0,945 LLPTA 0,0497 ROD 0,0265 [62,71] [-5816,96] [176,29] [46,78] ROEt-1 -0,0387 LLPTAt-1 -0,804 LPTAt-1 0,0525 RODt-1 0,0104 [-39,41] [-2724,15] [174,56] [27,17] ROEt-2 -0,0319 LLPTAt-2 -1,179 LLPTAt-2 0,0587 RODt-2 0,00228 [-25,35] [-1773,79] [185,16] [10,45] _cons 0,0540 _cons 0,225 _cons 0,0713 _cons 0,0549 [29,73] [67,64] [49,49] [74,34] N 1337 N 1337 N 1337 N 1337 Số biến công Số biến Số biến công Số biến 112 112 112 112 cụ công cụ cụ công cụ Groups 118 Groups 118 Groups 118 Groups 118 Mean Vif 1,52 Mean Vif 1,12 Mean Vif 1,39 Mean Vif 1,17 Prob > chi2 = Prob > chi2 Prob > chi2 Prob > chi2 = Model test Model test Model test Model test 0,0000 = 0,0000 = 0,0000 0,0000 Prob > chi2 Prob > chi2 Prob > chi2 Prob > chi2 Sargan test Sargan test Sargan test Sargan test = 0.2245 = 0.2552 = 0.3005 = 0.4625 Arellano- Prob > chi2 Arellano- Prob > chi2 Arellano-Bond Prob > chi2 Arellano- Prob > chi2 Bond test = 0,2245 Bond test = 0,2552 test = 0,3005 Bond test = 0,4625 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dữ liệu từ Bankscope 5. Kết luận và hàm ý chính sách Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng thương mại Đông Nam Á, giai đoạn 2002-2017. Tác giả sử dụng nhiều tiêu chí để đo lường hiệu quả như tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ (ROE) và tỷ suất sinh lợi trên tổng tiền gửi (ROD). Năng lực cạnh tranh được ước lượng bởi chỉ số Lerner. Rủi ro ngân hàng cũng được xem xét trên hai khía cạnh là Zscore và LLPTA. Nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM hệ thống hai bước để ước lượng cho mô hình dữ liệu bảng động. Tác giả lấy bậc trễ 2 cho năng lực cạnh tranh, cho hiệu quả và cho rủi ro ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố năng lực cạnh tranh (Lerner) và hiệu quả (ROA, ROE và ROD) ở năm hiện tại t và các bậc trễ 1, 2 ảnh hưởng đến rủi ro (Zscore và LLPTA) với mức ý nghĩa 1%. Ngược lại, yếu tố rủi ro (Zscore, LLPTA) và hiệu quả (ROA, ROE và ROD) ở năm hiện tại t và bậc trễ 1, 2 cũng đều ảnh hưởng đến nlct (Lerner) của ngân hàng với mức ý nghĩa 1%. Bên cạnh đó, yếu tố năng lực cạnh tranh (Lerner) và rủi ro (Zscore, LLPTA) ảnh hưởng đến hiệu quả (ROA, ROE và ROD) với mức ý nghĩa thống kê 1%, ngoại trừ ở bậc trễ 1, 2 của rủi ro LLPTA không có ảnh hưởng đến hiệu quả ROA (tại mô hình ước lượng (11) ở bảng 3) và năng lực cạnh tranh năm hiện tại t cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả ROE (tại mô hình ước lượng (14) ở bảng 3). Ngoài việc cung cấp những chứng cứ thực nghiệm có giá trị về ảnh hưởng giữa rủi ro, năng lực cạnh tranh ngân hàng. Bài báo cũng có một số hàm ý cho nhà quản trị ngân hàng. Thứ nhất, các giải pháp cải thiện năng suất, kiểm soát tốt chi phí huy động để nâng cao năng lực cạnh tranh về lãi suất, bên cạnh kiểm soát tốt rủi ro là điều đặc biệt quan trọng mà nhà quản trị cần quan tâm để giúp gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Thứ hai, nhà quản trị nên cân nhắc chiến lược đa dạng hóa và chiến lược tập trung vào lĩnh vực cho vay truyền thống, sàng lọc khách hàng vay để vừa phòng ngừa được rủi ro vừa giúp gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Điều này trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay của các nước Đông Nam Á. Thứ ba, nhà quản trị tiếp tục đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu trong hệ thống NHTM, nhất là các NHTM quốc doanh để làm lành mạnh tài chính của các NHTM cũng như tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả hoạt động của NHTM quốc doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anginer, D., Demirguc-Kunt, A. & Zhu, M. 'How does competition affect bank systemic risk?', Journal of Financial Intermediation, 23(1), 1-26, 2014. © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  9. 94 ẢNH HƯỞNG GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á [2] Apătăchioae,A 'The Performance, Banking Risks and Their Regulation', Procedia Economics and Finance, 20, 35-43, 2015. [3] Ariss, R.T. 'On the implications of market power in banking: Evidence from developing countries', Journal of banking & Finance, 34(4), 765-775, 2010. [4] Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N. and Delis, M. D 'Bank-specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability', Journal of international financial Markets, Institutions and Money, 18(2), 121-136, 2008. [5] Banya, R. and Biekpe, N 'Banking Efficiency and its determinants in selected Frontier African Markets', Economic Change and Restructuring, 51(1), 69-95, 2018. [6] Beighley, H. P. and McCall, A. S 'Market power and structure and commercial bank installment lending', Journal of Money, Credit and Banking, 7(4), 449-467, 1975. [7] Berger, A.N. & DeYoung, R. 'Problem loans and cost efficiency in commercial banks', Journal of Banking & Finance, 21(6), 849-870, 1997. [8] Berger, A.N., Klapper, L.F. & Turk-Ariss, R. 'Bank competition and financial stability', Journal of Financial Services Research, 35(2), 99-118, 2009. [9] Casu, B. & Girardone, C. 'Bank competition, concentration and efficiency in the single European market', The Manchester School, 74(4), 441-468, 2006. [10] Chan, S.-G., Koh, E.H., Zainir, F. & Yong, C.-C. 'Market structure, institutional framework and bank efficiency in ASEAN 5', Journal of Economics and Business, 82, 84-112, 2015. [11] De Guevara, J.F. & Maudos, J. 'Explanatory factors of market power in the banking system', The Manchester School, 75(3), 275-296, 2007. [12] De Guevara, J.F., Maudos, J. & Pérez, F. 'Market power in European banking sectors', journal of Financial Services Research, 27(2), 109-137, 2005. [13] Delis, M.D. 'Bank competition, financial reform, and institutions: The importance of being developed', Journal of Development Economics, 97(2), 450-465, 2012. [14] Delis, M.D. & Tsionas, E.G. 'The joint estimation of bank-level market power and efficiency', Journal of Banking & Finance, 33(10), 1842-1850, 2009. [15] Dietrich, A. & Wanzenried, G. 'The determinants of commercial banking profitability in low- ,middle-,andhigh-income countries', The Quarterly Review of Economics and Finance, 54(3), 337-354, 2014. [16] Fiordelisi, F., Marques-Ibanez, D. & Molyneux, P. 'Efficiency and risk in European banking', Journal of Banking & Finance, 35(5), 1315-1326, 2011. [17] Fonseca, A. R. and González, F 'How bank capital buffers vary across countries: The influence of cost of deposits, market power and bank regulation', Journal of banking & finance, 34(4), 892-902, 2010. © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  10. ẢNH HƯỞNG GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CỦA 95 CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á [18] Fu, X.M., Lin, Y.R. & Molyneux, P. 'Bank competition and financial stability in Asia Pacific', Journal of Banking & Finance, 38, 64-77, 2014. [19] Kablan, S Banking efficiency and financial development in Sub-Saharan Africa, International Monetary Fund, 2010. [20] Kabir, M.N. & Worthington, A.C. 'The ‘competition–stability/fragility’nexus: A comparative analysis of Islamic and conventional banks', International Review of Financial Analysis, 50, 111-128, 2017. [21] Kasman, A. & Carvallo, O. 'Financial stability, competition and efficiency in Latin American and Caribbean banking', Journal of Applied Economics, 17(2), 301-324, 2014. [22] Keeley, M.C. 'Deposit insurance, risk, and market power in banking', The American Economic Review, 1183-1200, 1990. [23] Knight, F. H 'Risk, uncertainty and profit', New York: Hart, Schaffner and Marx, 1921. [24] Koetter, M., Kolari, J.W. & Spierdijk, L. 'Enjoying the quiet life under deregulation? Evidence from adjusted Lerner indices for US banks', Review of Economics and Statistics, 94(2), 462-480, 2012. [25] Kouki, I. & Al-Nasser, A. 'The implication of banking competition: Evidence from African countries', Research in International Business and Finance, 39, 878-895, 2017. [26] Koutsomanoli-Filippaki, A., Margaritis, D. & Staikouras, C. 'Efficiency and productivitygrowth in the banking industry of Central and Eastern Europe', Journal of Banking & Finance, 33(3), 557-567, 2009. [27] Liu, H., Molyneux, P. & Wilson, J.O. 'Competition and stability in European banking: a regional analysis', The Manchester School, 81(2), 176-201, 2013. [28] Liu, H. & Wilson, J.O. 'Competition and risk in Japanese banking', The European Journal of Finance, 19(1), 1-18, 2013. [29] Martinez-Miera, D. & Repullo, R. 'Does competition reduce the risk of bank failure?', The Review of Financial Studies, 23(10), 3638-3664, 2010. [30] Maudos, J. & Nagore, A. Explaining market power differences in banking: a cross-country study, WP-EC, 2005. [31] Maudos, J. n. and De Guevara, J. F 'Factors explaining the interest margin in the banking sectors of the European Union', Journal of Banking & Finance, 28(9), 2259-2281. [32] Müller, C. & Noth, F. 'Market power and risk: Evidence from the US mortgage market', Economics Letters, 169, 72-75, 2018. [33] Porter, M 'E, Competitive advantage: Creating and sustaining superior performance', New York: The Free Press, 1985, 1998. © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  11. 96 ẢNH HƯỞNG GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á [34] Radić, N., Fiordelisi, F. & Girardone, C. 'Efficiency and risk-taking in pre-crisis investment banks', Journal of Financial Services Research, 41(1-2), 81-101, 2012. [35] Rossia, S.P., Schwaigerb, M. & Winklerc, G. 'Managerial behavior and cost/profit efficiency in the banking sectors of Central and Eastern European countries', Working paper, No.96, 2005. [36] Saeed, M. & Izzeldin, M. 'Examining the relationship between default risk and efficiency in Islamic and conventional banks', Journal of Economic Behavior & Organization, 132, 127- 154, 2016. [37] Saiful, A.R. & Mohd, A.A.B. 'Performance of Islamic and mainstream banks in Malaysia', International Journal of Social Economics, 30(12), 1249-1265, 2003. [38] Schaeck, K. & Čihák, M. 'Banking competition and capital ratios', IMF Working Papers, 1-40, 2007. [39] Segun, K. R. S. and Anjugam, M 'Measuring the Efficiency of Sub‐Saharan Africa's Microfinance Institutions and its Drivers', Annals of Public and Cooperative Economics, 84(4), 399-422, 2013. [40] Soedarmono, W., Machrouh, F. & Tarazi, A. 'Bank market power, economic growth and financial stability: Evidence from Asian banks', Journal of Asian Economics, 22(6), 460-470, 2011. [41] Tabak, B.M., Gomes, G.M. & da Silva Medeiros Jr, M. 'The impact of market power at banklevel in risk-taking: The Brazilian case', International Review of Financial Analysis, 40, 154-165, 2015. [42] Tan, Y. 'The impacts of risk and competition on bank profitability in China', Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 40, 85-110, 2016. [43] Tan, Y. & Floros, C. 'Bank profitability and inflation: the case of China', Journal of Economic Studies, 39(6), 675-696, 2016. [44] Tan, Y. & Floros, C. 'Market power, stability and performance in the Chinese banking industry', Economic Issues, 18(2), 65-89, 2016. [45] Tan, Y. and Floros, C 'Risk, profitability, and competition: evidence from the Chinese banking industry'. The Journal of Developing Areas, 303-319, 2014. [46] Thụy, N. V 'Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh', Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2015. [47] Vinh, V.X. & Kiếm, Đ.B. 'Ảnh hưởng của rủi ro và năng lực cạnh tranh đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam', Kinh tế & Phát triển, 233, 96-105, 2016. © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  12. ẢNH HƯỞNG GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CỦA 97 CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á [48] Vinh, V.X. & Tiên, D.T.Á. 'Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam', Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 33(1), 12-22, 2017. [48] Weill, L,. On the relationship between competition and efficiency in the EU banking sectors', Kredit und Kapital, 329-352, 2004. Ngày nhận bài: 28/04/2020 Ngày chấp nhận đăng: 04/09/2020 © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh