Ảnh hưởng kết hợp giữa mật độ với chất đáy lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu lụa (paphia undulata born, 1780) giai đoạn sống đáy tại Khánh Hòa

pdf 7 trang Gia Huy 20/05/2022 1170
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng kết hợp giữa mật độ với chất đáy lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu lụa (paphia undulata born, 1780) giai đoạn sống đáy tại Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_ket_hop_giua_mat_do_voi_chat_day_len_sinh_truong_v.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng kết hợp giữa mật độ với chất đáy lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu lụa (paphia undulata born, 1780) giai đoạn sống đáy tại Khánh Hòa

  1. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2021 ẢNH HƯỞNG KẾT HỢP GIỮA MẬT ĐỘ VỚI CHẤT ĐÁY LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG NGHÊU LỤA (Paphia undulata Born, 1780) GIAI ĐOẠN SỐNG ĐÁY TẠI KHÁNH HÒA COMBINED EFFECTS OF DENSITY AND BOTTOM SUBSTANCE ON GROWTH AND SURVIVAL RATE OF SHORT-NECKED CLAM (Paphia undulata Born, 1780) AT THE SPAT LARVAE STAGE IN KHANH HOA Vũ Trọng Đại1, Ngô Anh Tuấn1, Ngô Thị Thu Thảo2 1Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang 2Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ Tác giả liên hệ: Vũ Trọng Đại (Email: daivt@ntu.edu.vn) Ngày nhận bài: 20/06/2021; Ngày phản biện thông qua: 25/06/2021; Ngày duyệt đăng: 29/06/2021 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng kết hợp giữa mật độ ương (2, 4, 6 và 8 con/cm2) với chất đáy (cát, cát bùn và không chất đáy) lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu lụa giai đoạn sống đáy tới nghêu giống tại Nha Trang, Khánh Hòa. Nghêu thí nghiệm (chiều dài trung bình 0,21 ± 0,012 mm) được ương trong các thùng xốp và cho ăn các loại tảo tươi Nannochloropsis oculata, Chlorella sp., Isochrysis galbana, thời gian thí nghiệm kéo dài 25 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố mật độ và chất đáy lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu lụa (p<0,05). Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của nghêu đạt cao nhất (0,0832 ± 0,013 mm/ngày) ở nghiệm thức kết hợp giữa mật độ ương 2 con/cm2 với không chất đáy và tỷ lệ sống cao nhất (86,63 ± 2,06 %) ở nghiệm thức kết hợp giữa mật độ ương 4 con/cm2 với đáy cát bùn. Ở nghiệm thức kết hợp giữa mật độ ương cao (6 và 8 con/cm2) với đáy cát thì sinh trưởng và tỷ sống của nghêu lụa là thấp nhất. Từ khóa: chất đáy, mật độ, nghêu lụa, tỷ lệ sống, sinh trưởng ABSTRACT This study was carried out to determine the combined eff ects of diff erent densities (2, 4, 6 and 8 individuals/cm2) and bottom substances (sand, sand-muddy, non-bottom substance) on the growth and survival rate of short-necked clam at the spat larval stage to seed in Nha Trang, Khanh Hoa. The experimented short- necked clam (average length of 0.21 ± 0.012 mm) were conducted in the Styrofoam buckets and fed with algae of Nannochloropsis oculata, Chlorella sp., Isochrysis galbana in the period of 25 days. The results showed that there were signifi cant combined eff ects of density with the bottom substance on the growth and survival rate of this clam (p<0.05). The absolute growth rate of clam was the highest (0.0832 ± 0.013 mm/day) at the density of 2 individuals/cm2 combined with non-bottom substance treatment. The clams were cultured at a density of 4 individuals/cm2 combined with the bottom substance of sand-muddy showed the highest survival rate (86.63 ± 2.06 %). In contrast, the treatments at the higher rearing density of 6 and 8 individuals/cm2 combined with the bottom substance of sand showed the lowest growth rate and survival rate (p<0.05). Key words: bottom substance, density, growth rate, short-necked clam, survival rate I. ĐẶT VẤN ĐỀ chuộng [2]. Diện tích nuôi thương phẩm động Động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) vật thân mềm hai mảnh vỏ ở nước ta năm 2019 là những đối tượng có giá trị kinh tế cao và đã là 41.200 ha với tổng sản lượng gần 370.000 trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu mũi nhọn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 93,642 triệu USD của nước ta, được nhiều nước trên thế giới ưa [5]. Đặc biệt, cuối năm 2019, nghêu lụa (P. 68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  2. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2021 undulata) đã trở thành một trong 3 đối tượng gần đây tại Khánh Hòa [4, 6]. Trong quá trình được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung ương nuôi ấu trùng giai đoạn sống đáy tới con Quốc cùng với ngao hoa (Tapes dorsatus) và giống thì sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu nghêu trắng (Meretrix lyrata) [1]. Từ đó nghề chịu tác động đồng thời của nhiều yếu tố, đặc sản xuất giống và nuôi nghêu nói chung và biệt là mật độ ương và loại chất đáy. Mục tiêu nghêu lụa nói riêng đã mở rộng quy mô sản của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại kết hợp của mật độ với loại chất đáy lên sinh nhiều vấn đề: Nguồn giống cung cấp còn thiếu, trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu lụa không ổn định, chưa chủ động trong sản xuất. giai đoạn sống đáy tới nghêu giống cấp 1. Từ Ở nước ta, nghêu lụa có phân bố chính ở đó, góp phần xây dựng thành công quy trình các tỉnh ven biển miền Trung và các tỉnh khu sản xuất giống đối tượng này. vực Tây Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau và II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG đã có các nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, PHÁP NGHIÊN CỨU phân bố, sinh trưởng phục vụ cho mục đích khai thác và bảo vệ nguồn lợi đối tượng này 1. Thời gian và đối tượng nghiên cứu [10, 11], nhưng các nghiên cứu chuyên sâu Các thí nghiệm được thực hiện từ tháng mang tính hệ thống nhằm tìm ra các thông số 3/2019 đến tháng 6/2019 tại Nha Trang, Khánh kỹ thuật thích hợp trong quá trình sản xuất Hòa. Đối tượng nghiên cứu là ấu trùng nghêu giống đối tượng này mới chỉ được thực hiện lụa giai đoạn sống đáy tới giai đoạn giống cấp 1. Hình 1: Ấu trùng nghêu lụa (P. undulata) giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ sử dụng cho thí nghiệm 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu cao: 60 × 40 × 30 cm, đặt trong nhà có mái che. 2.1 Nghêu giống Nguồn nước biển được lọc qua bể lọc cơ học Ấu trùng nghêu lụa giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ rồi bơm qua qua hệ thống lọc bông kích thước được thu trực tiếp từ bể ương tại Trại sản xuất 0,5 µm trước khi sử dụng cho thí nghiệm. giống động vật thân mềm tại xã Vĩnh Lương, Chuẩn bị chất đáy: thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa để sử Nghiệm thức đáy cát: Cát sử dụng trong thí dụng cho thí nghiệm. Ấu trùng nghêu lụa đưa nghiệm là cát trắng, mịn. Cát được sàng lọc vào thí nghiệm có kích thước chiều dài trung qua lưới mịn, sau đó rửa sạch bằng nước ngọt bình 0,21 ± 0,012 mm. rồi đun sôi để loại bỏ mầm bệnh, sau đó để ráo 2.2 Bố trí thí nghiệm nước, phơi nắng trước khi sử dụng. Trước khi Các nghiệm thức thí nghiệm được bố trí bố trí ấu trùng vào thí nghiệm, rải một lớp cát trong các thùng xốp có kích thước dài × rộng × mịn dày 2 – 5 mm lên đáy thùng xốp. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69
  3. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2021 Nghiệm thức đáy cát bùn: Bùn được lấy mẫu đáy: lấy mẫu ở 5 vị trí (4 góc và giữa ngoài biển, được rửa sạch bằng nước ngọt thùng thí nghiệm) để xác định mật độ ấu trùng rồi đun sôi để loại bỏ mầm bệnh, trộn với cát trong từng thời điểm thu mẫu, từ đó xác định mịn đã được chuẩn bị sẵn với tỷ lệ cát : bùn là được tỷ lệ sống của ấu trùng. 2:1. Rải một lớp cát bùn dày 2 – 5 mm lên đáy Yếu tố môi trường trong các nghiệm thùng xốp, tắt sục khí để yên trong 2 giờ cho thức được theo dõi hàng ngày vào lúc 6 giờ bùn lắng hoàn toàn trước khi bố trí thí nghiệm. và 14 giờ: Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế có độ Ở nghiệm thức không chất đáy, sử dụng đáy chính xác 0,1oC. Độ mặn đo bằng khúc xạ kế thùng xốp để cho nghêu trực tiếp xuống đáy. (Salinometer) có độ chính xác 1 ‰. pH và độ Thí nghiệm được bố trí để đánh giá tác động kiềm được đo bằng test Sera (Đức). đồng thời của 4 mức mật độ ương khác nhau Công thức tính tốc độ tăng trưởng tuyệt đối: là 2, 4, 6 và 8 con/cm2 ở 3 loại chất đáy khác nhau là cát, cát bùn và . Mỗi nghiệm thức thí nghiệm được lặp lại 4 lần, thời gian thí nghiệm (L1: kích thước chiều dài (mm) vỏ nghêu ở là 25 ngày. thời điểm t1, L2: kích thước chiều dài (mm) vỏ Bố trí sục khí, điều chỉnh chế độ sục khí vừa nghêu ở thời điểm t2). phải, sục khí 24/24. Hàng ngày cho ấu trùng ăn Công thức tính tỷ lệ sống của ấu trùng: hai lần vào sáng sớm và chiều mát, sử dụng thức ăn là các loài tảo đơn bào (Nannochloropsis oculata, Chlorella sp., Isochrysis galbana), tỷ lệ phối trộn 1:1:1, mật độ tảo cho ăn 15.000 3. Phương pháp xử lý số liệu – 30.000 tb/mL. Trước khi cho ăn, tảo được Các số liệu được thu thập, tính toán và trình lọc qua lưới lọc tảo để loại bỏ chất vẩn, xác bày dưới dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn tảo. Định kỳ 2 ngày/lần thay nước 50% kết hợp (MEAN ± SE) trên phần mềm MS Excel 2010 theo dõi các điều kiện môi trường và kiểm tra và SPSS 20.0. Sử dụng phép phân tích phương hoạt động bắt mồi của ấu trùng trong suốt quá sai hai yếu tố (two-way ANOVA) và đánh giá trình thí nghiệm. sự sai khác của các giá trị trung bình sau phân Định kỳ 5 ngày/lần, lấy mẫu ngẫu nhiên để tích phương sai (Post Hoc Test) bằng phương xác định các chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng tuyệt pháp kiểm định Duncan với mức ý nghĩa P < đối (DLG mm/ngày) và tỷ lệ sống (%) của ấu 0,05. trùng. 2.3. Phương pháp thu mẫu và công thức tính III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Kích thước chiều dài vỏ ấu trùng: là 1. Các yếu tố môi trường thí nghiệm khoảng cách lớn nhất kéo dài từ hai bên mép Các nghiệm thức thí nghiệm được bố trí vỏ, được đo bằng kính hiển vi có gắn thước trong nhà có mái che và lượng nước trước khi đo trên trắc vi thị kính, số lượng mẫu đo 30 bổ sung vào các thí nghiệm đều được kiểm soát ấu trùng/lần. Số lượng ấu trùng trong nghiệm nên điều kiện môi trường của các nghiệm thức thức được xác định bằng phương pháp thu ít biến động. Bảng 1: Biến động các yếu tố môi trường nước của các nghiệm thức o Thông số Nhiệt độ ( C) Độ mặn (‰) pH DO (mgO2/L) NO2 (mg/L) Dao động 27,5 – 32,0 30,5 – 33,0 7,6 – 8,4 4,5 – 7,0 0,2 – 1,0 Trung bình 29,5 ± 2,5 31,5 ± 1,2 7,6 – 8,4 5,2 ± 1,1 0,5 ± 0,2 70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  4. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2021 Nhiệt độ nước chênh lệch nhiều giữa ngày Như vậy các thông số môi trường trong và đêm, dao động từ 27,5 – 32,0oC (trung thời gian thí nghiệm như trên đều nằm trong bình 29,5 ± 2,5oC). Nhiệ t độ là yếu tố sinh khoảng thích hợp cho ấu trùng nghêu lụa sinh thái quan trọng ả nh hưở ng tới sinh trưởng và trưởng và phát triển, tương tự như điều kiện phát triển của nghêu lụa ngoài tự nhiên, nhiệt môi trường ở các bãi phân bố của chúng ngoài độ nước biển thích hợp cho nghêu lụa dao tự nhiên. o động trong khoảng từ 22,0 – 34,0 C, trong khi 2. Ảnh hưởng kết hợp của mật độ với chất đó nhiệt độ thích hợp cho quá trình sản xuất đáy đến sinh trưởng của nghêu lụa o giống nghêu lụa là 28 - 30 C [7]. Độ mặn của Sinh trưởng của ấu trùng nghêu lụa có sự các nghiệm thức cao và ổn định, trung bình sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức mật 31,5 ± 1,2 ‰ và tương đồng với khoảng độ độ ương và loại chất đáy (p 0,05). ý nghĩa về TĐTT tuyệt đối của nghêu lụa giữa Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có ảnh hai mật độ ương ấu trùng cao là 6 con và 8 con/ hưởng đồng thời của mật độ ương với loại chất cm2 (p>0,05) (Hình 1). TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71
  5. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2021 Hình 1: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (mm/ngày) của nghêu lụa Chữ cái in thường khác nhau trong cùng mật độ thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05); Chữ cái in hoa khác nhau trong cùng loại chất đáy thể hiện sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05) So sánh giữa các loại chất đáy khác nhau 3. Ảnh hưởng của mật độ và chất đáy đến tỷ thì ở bất cứ mật độ ương nào, TĐTT tuyệt đối lệ sống của nghêu lụa của nghêu luôn đạt cao nhất ở nghiệm thức Tỷ lệ sống của nghêu lụa tỷ lệ nghịch với không chất đáy (trung bình 0,066 mm/ngày) nghiệm thức mật độ ương và cho thấy sự sai và cao hơn có ý nghĩa so với hai nghiệm thức khác có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm chất đáy còn lại (p<0,05); Tuy nhiên, ở mật độ thức (p<0,05). Kết thúc thí nghệm, tỷ lệ sống 2 ương 6 con/m2 thì TĐTT tuyệt đối của nghêu của nghêu đạt cao nhất ở mật độ 2 con/cm lụa ở nghiệm thức không chất đáy và đáy cát (trung bình 81,75 ± 2,94 %) và giảm dần tới 2 bùn là tương tự nhau và cao hơn có ý nghĩa giá trị thấp nhất ở mật độ 8 con/cm (trung so với nghêu lụa ương trong nghiệm thức đáy bình 62,33 ± 7,16 %). Trong khi đó, tỷ lệ sống cát (p<0,05). Kết quả so sánh thống kê cũng trung bình của ấu trùng ở nghiệm thức đáy cát cho thấy TĐTT tuyệt đối của nghêu lụa chịu bùn và không chất đáy khá đều nhau và không ảnh hưởng đồng thời của cả hai yếu tố là mật có sự khác biệt có ý nghĩa (lần lượt là 76,38 độ ương kết hợp với loại chất đáy (p<0,05), ở ± 10,08% và 77,92 ± 6,07%), nhưng đều cao nghiệm thức không chất đáy kết hợp với mật hơn có ý nghĩa so với tỷ lệ sống của nghêu ở độ ương 2 con/m2 luôn cho TĐTT tuyệt đối của nghiệm thức đáy cát (64,74 ± 9,03%) (p<0,05) nghêu lụa là cao nhất. (Bảng 2). Như vậy, sinh trưởng chiều dài của ấu trùng So sánh giữa các mật độ ương thì tỷ lệ sống nghêu lụa tỷ lệ nghịch với sự gia tăng của mật của ấu trùng luôn đạt cao nhất ở nghiệm thức 2 độ ương. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn kết hợp giữa mật độ 2 con/cm với không chất phù hợp với quy luật phát triển của ấu trùng đáy (83,90 ± 2,19 %) và chất đáy là đáy cát các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ [8]. (78,64 ± 1,78 %). Tuy nhiên, ở nghiệm thức Mật độ ương nuôi càng cao thì sự cạnh tranh về chất đáy là cát bùn thì tỷ lệ sống của ấu trùng 2 thức ăn và không gian sống càng lớn và ngược lại đạt cao nhất ở mật độ 4 con/cm (86,63 ± lại; từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng và tỷ lệ 2,06 %) so với các mật độ ương còn lại. Đối sống của ấu trùng. với các loại chất đáy thì tỷ lệ sống của nghêu 72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
  6. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2021 Bảng 2: Tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu lụa sau 25 ngày thí nghiệm Mật độ Chất đáy Trung bình (con/cm2) Cát Cát bùn Không chất đáy 2 78,64 ± 1,78aC 82,71 ± 1,86bC 83,90 ± 2,19bC 81,75 ± 2,94D 4 61,83 ± 1,94aB 86,63 ± 2,06cD 77,59 ± 1,94bB 75,35 ± 10,85C 6 63,21 ± 2,26aB 74,62 ± 2,33bB 80,08 ± 3,25cBC 72,64 ± 7,72B 8 55,29 ± 2,20aA 61,58 ± 2,30bA 70,12 ± 5,49cA 62,33 ± 7,16A Trung bình 64,74 ± 9,03a 76,38 ± 10,08b 77,92 ± 6,07b Số liệu có chữ cái in thường khác nhau trong cùng một hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05); Số liệu có chữ cái in hoa khác nhau trong cùng một thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) lụa luôn đạt cao nhất ở nghiệm thức không chất được tốt hơn dẫn tới tăng trưởng chiều dài cao đáy và thấp nhất ở nghiệm thức đáy cát tương hơn so với các nghiệm thức đáy cát. ứng với các mật độ ương 2, 6 và 8 con/cm2. Từ kết quả trên cho thấy, trong sản xuất Ở mật độ ương 4 con/cm2, thì tỷ lệ sống của giống nhân tạo nghêu lụa từ giai đoạn ấu trùng nghêu lụa lại đạt cao nhất ở nghiệm thức đáy sống đáy tới nghêu giống thì mật độ ương mang cát bùn (p<0,05). lại hiệu quả nhất là 2 – 4 con/cm2. Hiện nay, Tương tự tốc độ tăng trưởng, thì tỷ lệ sống các trại sản xuất giống động vật thân mềm hai của nghêu lụa cũng chịu tác động đồng thời của mảnh vỏ như nghêu lụa, nghêu trắng, tu hài cả hai yếu tố là mật độ và chất đáy (p<0,05). Tỷ thường phải tạo chất đáy cho ấu trùng vùi mình lệ sống của nghêu lụa luôn đạt giá trị lớn nhất ở khi kết thúc giai đoạn sống trôi nổi, do đó kéo nghiệm thức kết hợp giữa mật độ ương thấp (2 theo các khâu chăm sóc quản lý bể ương như con/cm2) với không chất đáy và tỷ lệ sống thấp cho ăn, thay nước khá phức tạp, đặc biệt là khi nhất ở mật độ ương cao nhất (8 con/cm2) với thu hoạch con giống. Vì vậy kết quả nghiên chất đáy là cát. cứu này cho thấy sinh trưởng và tỷ lệ sống cao Theo dõi tỷ lệ sống của ấu trùng trong quá của nghêu lụa ở điều kiện không chất đáy là trình thí nghiệm cho thấy, trong 10 ngày đầu, một lợi thế lớn, mang lại nhiều ưu điểm vượt tỷ lệ sống của ấu trùng giảm mạnh sau đó tỷ lệ trội trong sản xuất giống nghêu lụa nói riêng sống của ấu trùng được duy trì cao và ổn định và động vật thân mềm hai mảnh vỏ nói chung. đến khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả này phù IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ hợp với đặc điểm sinh học của nghêu lụa do chúng hoàn tất quá trình biến thái chuyển từ 1. Kết luận giai đoạn cuối ấu trùng hậu kỳ đỉnh vỏ sang Ương nghêu lụa từ giai đoạn ấu trùng sống giai đoạn ấu trùng sống đáy [9]. đáy tới nghêu giống cho tốc độ sinh trưởng Như vậy, tỷ lệ sống của nghêu lụa đạt cao cao nhất (0,0832 ± 0,013 mm/ngày) ở mật độ nhất ở nghiệm thức chất đáy là cát bùn. Kết 2 con/cm2 kết hợp với không chất đáy và tỷ lệ quả này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phân sống cao nhất (86,63 ± 2,06 %) ở mật độ 4 con/ bố của nghêu ngoài tự nhiên là ở các bãi triều cm2 kết hợp với chất đáy cát bùn. Mật độ ương có chất đáy là cát bùn [10,11]. Bên cạnh đó, tỷ cao (6 và 8 con/cm2) kết hợp với chất đáy cát lệ sống của ấu trùng nghêu cũng là khá cao ở cho sinh trưởng và tỷ sống của nghêu lụa là nghiệm thức không chất đáy. Kết quả này phù thấp nhất. hợp với thực tế khi quan sát ấu trùng trong thời 2. Kiến nghị gian thí nghiệm cho thấy ở nghiệm thức không Tiếp tục nghiên cứu tác động đồng thời của chất đáy, nghêu giống thường sử dụng chân để mật độ với chất đáy lên nghêu lụa ở giai đoạn di chuyển trên nền đáy và bám lên thành thùng con giống lớn và ở các thể tích lớn hơn để nâng xốp, vì vậy khả năng lọc thức ăn của nghêu cao hiệu quả sản xuất giống đối tượng này. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73
  7. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công thương, 2019. Mở cửa thị trường thêm cho 03 loài thủy sản của Việt Nam. Báo cáo tổng kết năm 2019. 2. Chanrachkij, I., 2009. Monitoring the Undulated Surf Clam Resources of Thailand for Sustainable Fisheries Management, 33–44. 3. Nguyễn Chính, 1996. Một số loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế tại Việt Nam. NXB Nông Nghiệp tp Hồ Chí Minh, 1996. tr 26-29. 4. Vũ Trọng Đại, Ngô Anh Tuấn, Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu lụa (Paphia undulata Born, 1780) giai đoạn trôi nổi tại Khánh Hòa. Tạp chí khoa học – Công nghệ thủy sản. Số 4/2019. 5. Kết quả sản xuất ngành thủy sản năm 2019. Tổng cục thủy sản, 2020. 6. Lisa Chen and Vu Trong Dai, 2020. Hatchery techniques for the seed production of short-necked clams (Paphia undulata) in Nha Trang, Vietnam. Aquaculture Asia, Volume 24, No. 3, July – September, 2020. 7. Nuanmanee Pongthana, 1988. Experiment on breeding and rearing of short-necked clam (Paphia undulata) [1987]. Thai National AGRIS Centre, 9321668. 8. Quayle D. B and Newkirk G. F., 1989. Farming Bivalve Molluscs Methods Study and Development. Advances in World Aquaculture, volume I (1989), pp. 1-120.6. 9. Ngô Anh Tuấn, 2012. Kỹ thuật nuôi Động vật thân mềm. NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí minh, 2012, 238tr. 10. Hứa Thái Tuyến, Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Thị Kim Bích, 2006. Đặc điểm sinh trưởng của nghêu lụa Paphia undulata (Born, 1778) ở vùng biển Bình Thuận. Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, XV, 194 – 200. 11. Đỗ Chí Sỹ, 2014. Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu lụa ven biển Tây tỉnh Cà Mau. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nha Trang. 74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG