Áp dụng phương pháp học tích cực với các môn học ngành tài chính ngân hàng giúp nâng cao tính chủ động của sinh viên trong học tập tại trường đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng phương pháp học tích cực với các môn học ngành tài chính ngân hàng giúp nâng cao tính chủ động của sinh viên trong học tập tại trường đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ap_dung_phuong_phap_hoc_tich_cuc_voi_cac_mon_hoc_nganh_tai_c.pdf
Nội dung text: Áp dụng phương pháp học tích cực với các môn học ngành tài chính ngân hàng giúp nâng cao tính chủ động của sinh viên trong học tập tại trường đại học công nghệ TP. Hồ Chí Minh
- ÁP D NG PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VỚI CÁC MÔN HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG GIÚP NÂNG CAO TÍNH CHỦ ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Lê Vỉ Khan, Nguyễn Lý Thùy Trang, Phạm Khả Vy, Nguyễn Minh Thế, Lê Thiện Quát Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Yêu cầu đối với nguồn nhân lực của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi các trường Đại học khối ngành kinh tế nói chung và đối với trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) nói riêng, phải đổi mới phương pháp giảng dạy giúp nâng cao tính chủ động của sinh viên trong học tập và đạt được nhiều mục tiêu học tập cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Mục tiêu của nghiên cứu này là giới thiệu một số phương pháp giảng dạy hiện đại nhằm vận dụng các phương pháp này vào giảng dạy các môn học ngành Tài chính – Ngân hàng cho sinh viên ngành Tài chính ngân hàng của Đại học HUTECH. Từ khóa: phương pháp giảng dạy, ngành tài chính ngân hàng, sinh viên, phương pháp học, học tích cực 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy vậy, về cơ bản, nước ta vẫn là một nước nghèo nàn, lạc hậu, kém xa nhiều nước trên thế giới. Việt Nam đang dần chuyển mình vào nền kinh tế tri thức, vai trò của các trường đại học đặc biệt là các trường đại học khối ngành kinh tế càng trở nên quan trọng. Một trong những thách thức của các trường đại học nói chung và trường Đại học HUTECH nói riêng là làm thế nào để đào tạo ra những sinh viên giỏi, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của xã hội cả về thể lực, trí lực và kỹ năng nghề. Các giải pháp đã được đặt ra về mặt phương pháp giảng dạy trong đó nhiều nhà giáo dục đề xuất quan điểm cần mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy hiện đại, giúp sinh viên chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức, đáp ứng các chuẩn đào tạo mới. Tuy vậy, phương pháp giảng dạy cụ thể đối mới các môn học ngành tài chính ngân hàng giúp nâng cao tính chủ động của sinh viên trong học tập vẫn còn là vấn đề hấp dẫn nhưng khá mới mẻ, chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Mục tiêu của bài viết là giới thiệu một số phương pháp giảng dạy mới, hiệu quả, có thể áp dụng đối với các học phần thuộc ngành tài chính ngân hàng về mặt lý thuyết và một số ví dụ minh hoạ. 1314
- 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu đặc điểm, ưu điểm của hương pháp dạy và học tích cực Thuật ngữ phương pháp giảng dạy “mới” là muốn nói đến những phương pháp giảng dạy hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên trong học tập. Ở những phương pháp này, người học là trung tâm của quá trình dạy học còn người dạy chỉ là người giúp đỡ, chỉ đường giúp cho người học tự tìm ra kiến thức và lĩnh hội kiến thức đó. Đây là điểm khác biệt so với các phương pháp giảng dạy truyền thống. Theo Osborn, A. F. (1963), ở phương pháp giảng dạy tích cực, chủ động, người thầy làm nhiệm vụ tạo ra các cơ hội học tập, thông qua các hoạt động đa dạng, kích thích sinh viên khám phá, phân tích, đánh giá kiến thức, do đó người học mới là trung tâm của quá trình dạy học. Thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực không có nghĩa là giảng viên phó mặc hoàn toàn cho sinh viên mà ngược lại, giảng viên cần mất nhiều thời gian và công sức lựa chọn phương pháp và chuẩn bị các hoạt động dạy học cụ thể. Trong quá trình giảng dạy, ngoài giờ lên lớp, người thầy cần phải theo dõi các hoạt động tự học của sinh viên, giúp đỡ khi cần thiết, trao đổi thảo luận và đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Phương pháp giảng dạy tích cực đem lại nhiều ưu điểm: Thứ nhất, phương pháp giảng dạy tích cực giúp sinh viên nắm được kiến thức sâu hơn và vững chắc hơn. Thứ hai, phương pháp giảng dạy tích cực giúp sinh viên đạt được nhiều mục tiêu học tập cùng lúc cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực tại các trường đại học đang là xu thế mới và được nhiều giảng viên thực hiện thành công. 2.2 Giới thiệu cụ thể một số hương pháp học mới giúp sinh viên học tập chủ động đối với các môn học ngành tài chính ngân hàng Phương pháp động não (Brainstorming): theo Osborn (1963), phương pháp động não là cách thức vận dụng kinh nghiệm và sáng kiến mỗi người trong thời gian tối thiểu tuỳ vấn đề đưa ra để có được những dữ kiện tốt nhất. Theo Lyman, F. (1987), động não là một kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề, của mọi thành viên tham gia thảo luận. - Động não công khai, là hình thức thông thường của động não, các thành viên công khai phát biểu (bằng miệng) suy nghĩ giải quyết của mình về vấn đề đã được đưa ra, cùng với sự tham khảo và phát triển những ý tưởng của thành viên phát biểu trước đó. - Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết chung vào giấy, bảng bằng các từ khóa thành một bản đồ tư duy, hay một bài viết hoàn chỉnh về một chủ đề. - Động não không công khai là một hình thức của động não viết. ỗi một thành viên viết riêng ra giấy, nhưng chưa công khai, những ý đồ giải uyết vấn đề theo cách riêng của mình, mà không có sự tham khảo ý kiến hay bị tác động của người khác. Sau đó nhóm 1315
- mới tập hợp các ý tưởng riêng đó và thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển các ý tưởng tốt. Phương pháp Suy nghĩ – Từng cặp – Chia sẻ (Think – Pair – Share) Phương pháp này bắt đầu từ việc giảng viên nêu câu hỏi về một chủ đề và cho các cá nhân “thời gian suy ngẫm”. Các sinh viên cùng đọc tài liệu và suy nghĩ về chủ đề đó sau đó các sinh viên ngồi cạnh nhau có thể trao đổi ý kiến và kinh nghiệm của mỗi người trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng vài phút) sau đó chia sẻ với cả lớp (Lyman, 1987). Các bước thực hiện phương pháp này như sau: Bước 1: giảng viên nêu câu hỏi. Bước 2: các sinh viên suy nghĩ tìm câu trả lời. Bước 3: các sinh viên hình thành cặp đ i. Bước 4: sinh viên chia sẻ với cả lớp. Giảng viên có thể sử dụng một số kỹ thuật để thúc đẩy sinh viên chia sẻ với cả lớp như: Gọi ngẫu nhiên: viết tên của các sinh viên lên những tấm thẻ, rút ngẫu nhiên các tấm thẻ và gọi tên sinh viên đó lên trình bày. Tình nguyện: gọi tên sinh viên theo sự tự nguyện trả lời của họ. Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là rất có thể một vài sinh viên xuất sắc của lớp sẽ thường xuyên trả lời trong khi các thành viên khác không chủ động hoạt động. Chia sẻ đồng thời: giảng viên yêu cầu các cặp viết thật to đáp án của mình lên một bảng giấy lớn. Sau đó, một sinh viên của từng cặp dán những tấm bảng này lên tường để cả lớp nhìn thấy. Ở lại 1, di chuyển 1: một đại diện của nhóm sẽ đi đến nhóm bên cạnh để làm công việc của một báo cáo viên chính thức. Phương pháp học dựa trên vấn đề (Problem based learning) Phương pháp này được hiểu là việc nghiên cứu có chiều sâu về một chủ đề học tập hay gọi là vấn đề. Vấn đề có thể là một hiện tượng kinh tế xã hội, một tình huống đã/đang hoặc có thể diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần được lí giải. Trình tự tổ chức giảng dạy theo phương pháp học dựa trên vấn đề có thể được khái quát qua các bước sau: 1. Giáo viên xây dựng vấn đề, các câu hỏi chính cần nghiên cứu, các nguồn tài liệu tham khảo. 2. Tổ chức lớp học để nghiên cứu vấn đề: chia nhóm, giao vấn đề, thống nhất các qui định về thời gian, phân công, trình bày, đánh giá 3. Các nhóm tổ chức nghiên cứu, thảo luận nhằm trả lời các câu hỏi của vấn đề. 4. Tổ chức báo cáo và đánh giá: các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, giảng viên tổ chức đánh giá. 1316
- Phương pháp hoạt động nhóm (Group based learning) Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 5-7 người để thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ khác nhau. Các nhóm này được chọn một cách ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của môn học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Phương pháp này giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, nhận thức của mình từ đó cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Nó cũng giúp các thành viên học hỏi lẫn nhau, tăng cường tinh thần đoàn kết, tự tin của các thành viên. Áp dụng phương pháp này trong lớp học cũng giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thuyết trình, phản biện, cho sinh viên. Phương pháp hoạt động nhóm được thực hiện lồng ghép trong các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học theo dự án, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tình huống Phương pháp đ ng vai (Role playing) Ở phương pháp này, giảng viên cần chuẩn bị “kịch bản” có nội dung liên quan đến môn học, một số sinh viên được phân vai để thực hiện kịch bản, các sinh viên còn lại đóng vai trò khán giả và người đánh giá. Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm: - Sinh viên được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. - Tạo sự hứng thú học đối với sinh viên. - Tạo điều kiện nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên. - Giúp thay đổi hành vi và thái độ của sinh viên theo chuẩn mực, hành vi đạo đức của xã hội. Phương pháp học dựa trên dự án (Project based Learning) Phương pháp học dựa vào dự án là tổ chức việc dạy và học thông qua các dự án hay công trình thực tế. Với phương pháp học này, người học sẽ phải làm việc theo nhóm, khám phá những vấn đề gắn với cuộc sống sau đó thuyết trình trước lớp để chia sẻ những gì họ đã làm được trong dự án của mình. Quy trình học dựa trên dự án được thực hiện như sau: Bước 1: công đoạn chuẩn bị: giảng viên thiết kế dự án, nhiệm vụ cho sinh viên, chuẩn bị tài liệu hỗ trợ sinh viên; thống nhất với sinh viên tiêu chí đánh giá. Bước 2: công đoạn thực hiện: sinh viên tiến hành thu thập xử lý thông tin, xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo. Giảng viên theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án. Bước 3: công đoạn tổng hợp: sinh viên hoàn tất sản phẩm, chuẩn bị trình bày sản phẩm. 1317
- Bước 4: công đoạn đánh giá: sinh viên giới thiệu sản phẩm, tự đánh giá sản phẩm dự án của mình, của nhóm khác và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình làm dự án và những bài học học được. Giảng viên đánh giá sản phẩm của các nhóm. Phương pháp nghiên cứu tình huống (Case Study) Ở phương pháp này, giảng viên xây dựng các tình huống có liên quan đến nội dung dạy học, sinh viên được giao nhiệm vụ giải đáp tình huống trên cơ sở cá nhân hoặc nhóm. Mục đích chính của các tình huống là để miêu tả, trao đổi kinh nghiệm về cách thức giải quyết vấn đề và những mâu thuẫn trong khi thực hiện công việc được giao. 3 KIẾN NGHỊ Một môn học có thể áp dụng linh hoạt và đa dạng các hình thức học tập. Mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều có ưu, nhược điểm của nó. Chính vì thế mà không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Bản thân mỗi giảng viên cần xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn có Trong điều kiện các lớp học ở Việt Nam thường rất đ ng, thời lượng buổi học ngắn cần lưu ý những vấn đề sau: - Lớp học cần được trang bị các máy móc và thiết bị đạt tiêu chuẩn để hỗ trợ việc tổ chức các phương pháp dạy học. - Dự kiến thời gian hợp lý: giảng viên cần tính toán tỷ trọng thời gian tổ chức cho mỗi hoạt động, mức độ khó dễ của vấn đề/dự án/câu hỏi đối với khả năng của sinh viên - Có thể kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau, kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học tích cực trong một buổi học, một môn học. - Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi sự chuẩn bị tốt từ cả phía giảng viên và sinh viên: - Giảng viên cần sử dụng một số biện pháp bổ trợ để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực: tính điểm chuyên cần để kiểm soát sự có mặt và tham gia của tất cả các sinh viên, cộng điểm thưởng để khuyến khích sự tích cực hoạt động của các thành viên - Giảng viên cần chuẩn bị thang điểm đánh giá phù hợp cho các hoạt động. Thang điểm phải đảm bảo rằng, tất cả các hoạt động của sinh viên đều phải được đánh giá, vừa đánh giá được sự hoạt động của nhóm vừa đánh giá được sự làm việc của từng cá nhân trong nhóm. 4 KẾT LUẬN Theo quan điểm của tác giả, các phương pháp dạy học tích cực có rất nhiều ưu điểm, phù hợp để áp dụng giảng dạy các môn học Ngành Tài chính ngân hàng. Trên thực tế nhiều trường, nhiều giảng viên khi vận dụng các phương pháp này đã có hiệu quả tích cực. Tuy vậy, để chúng thực sự phát huy hiệu quả, cần nhiều điều kiện: đội ngũ giảng viên phải không 1318
- ngừng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, đầu tư thời gian và công sức nghiên cứu các hoạt động tích cực thích hợp với các chủ đề bài giảng cũng như cách đánh giá; cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ giảng dạy phải đầy đủ và hiện đại; nguồn tài liệu tham khảo phong phú, tổ chức thực hiện hợp lý. Hy vọng rằng, các giảng viên sẽ dùng tất cả tài năng, tâm huyết và sự mạnh dạn của mình trong việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy tích cực giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm và hướng đến câu nói của một nhà nghiên cứu giáo dục “ iáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Văn Hảo (2006). S tay ươ pháp giảng dạy và đ giá. Trường Đại học Nhà Trang. Tài liệu lưu hành nội bộ. [2] Lyman, F. (1987). Think – Pair – Share: An expanding teaching technique. MAA – CIE News, 1 – 2. [3] Osborn, A. F. (1963). Applied Imagination: Principles and Procedures of Creative Problem – Solving. New York: Scribner. 1319